Thuốc Sugammadex: chỉ định – cách dùng, liều dùng; những thận trọng

29 Tháng Sáu, 2023
Ảnh minh họa: nguồn Internet
1. Chỉ định:

Hóa giải phong bế thần kinh cơ gây ra bởi rocuronium hoặc vecuronium.

Đối với nhóm bệnh nhi: chỉ khuyên dùng sugammadex để hóa giải phong bế thần kinh cơ thông thường gây ra bởi rocuronium ở trẻ em và thanh thiếu niên (2 đến 17 tuổi).

2. Liều dùng – Cách dùng:
  • Cách dùng :

Chỉ nên sử dụng sugammadex qua đường tĩnh mạch với một liều duy nhất tiêm trực tiếp. Liều trực tiếp nên được tiêm nhanh, trong vòng 10 giây vào một đường truyền tĩnh mạch. Sugammadex chỉ được sử dụng dưới dạng tiêm trực tiếp một liều duy nhất trong các thử nghiệm lâm sàng.

Sugammadex chỉ nên được dùng bởi hoặc dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa gây mê. Nên sử dụng kỹ thuật theo dõi thần kinh cơ thích hợp để theo dõi sự hồi phục của phong bế thần kinh cơ.

  • Liều dùng:

Liều đề nghị của sugammadex phụ thuộc vào mức độ hóa giải phong bế thần kinh cơ.

Liều đề nghị này không phụ thuộc vào phương pháp gây mê.

Có thể dùng sugammadex để hóa giải các mức độ khác nhau của phong bế thần kinh cơ gây ra bởi rocuronium hoặc vecuronium

  • Người lớn

Hóa giải thông thường: Dùng sugammadex với liều lượng là 4 mg/kg nếu sự hóa giải đạt được ít nhất 1-2 phản ứng sau khi đã sử dụng rocuronium hoặc vecuronium gây phong bế. Thời gian trung bình để hồi phục đặt tỷ lệ là T4/T1 đến 0,9 trong thời gian khoảng 3 phút.

Hóa giải tức thì sự phong bế do rocuronium: Nên sử dụng liều sugammadex 16 mg/kg sau khi bệnh nhân đã khi dùng liều rocuronium bromide 1,2 mg/kg thuốc trong 3 phút, thời gian trung bình để đạt được hỏi phục tỷ lệ T4/T1 đến 0,9 khoảng 1,5 phút.

  • Với người bệnh bị suy thận:

Điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp. Cụ thể với bệnh nhân suy thận nhẹ và trung bình có độ thanh thải creatinin > 30 và < 80 mL/phút, liều sử dụng tương tự như liều dùng cho người lớn thông thường. Không nên dùng sugammadex cho những bệnh nhân suy thận nặng kể cả những bệnh nhân cần thẩm phân máu với độ thanh thải creatinin < 30mL/phút.

Đối với bệnh nhân suy thận nặng bác sĩ khuyến cáo không sử dụng thuốc.

  • Bệnh nhân cao tuổi:

Sau khi dùng sugammadex trong thời gian tái xuất hiện T2 sau phong bế thần kinh cơ bằng rocuronium, thời gian trung bình để hồi phục tỷ lệ T4/T1 đến 0,9 ở người lớn từ 18-64 tuổi là 2,2 phút, ở người cao tuổi từ 65-74 tuổi là 2,6 phút và ở người rất cao tuổi trên 75 tuổi là 3,6 phút. Thời gian hồi phục ở người cao tuổi có xu hướng chậm hơn.

  • Bệnh nhân béo phì:

Ở những bệnh nhân béo phì sử dụng liều lượng sugammadex nên dựa vào thể trọng thực tế của bệnh nhân. Có thể áp dụng sử dụng liều tương tự như người lớn.

  • Suy gan:

Đối với suy gan nhẹ đến trung bình thì không cần điều chỉnh liều do sugammadex được đào thải chủ yếu qua thận. Cần thận trọng khi xem xét sử dụng sugammadex ở bệnh nhân suy gan nặng hoặc khi suy gan đi kèm với bệnh rối loạn đông máu.

  • Trẻ em và thanh thiếu niên:

Nên dùng sugammadex 2 mg/kg để hóa giải thông thường phong bế do rocuronium khi tái xuất hiện T2 ở trẻ em và thanh thiếu niên từ 2-17 tuổi.

3. Tác dụng phụ của thuốc

– Một số phản ứng bất lợi thường gặp như tổn thương, ngộ độc và biến chứng do thủ thuật.

– Phản ứng ít gặp như rối loạn hệ miễn dịch

– Biến chứng phẫu thuật: Bao gồm các triệu chứng như ho, nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm, cử động và gia tăng nhịp tim.

– Phản ứng quá mẫn do thuốc: Các triệu chứng liên quan với những phản ứng này có thể bao gồm: đỏ bừng mặt, nổi mề đay, ban đỏ, hạ huyết áp, loạn nhịp tim, co thắt phế quản và biến cố tắc nghẽn phổi. Phản ứng quá mẫn nặng co thể gây tử vong.

– Biến chứng đường thở khi gây mê: Các biểu hiện bao gồm phản ứng chống lại ống nội khí quản, phản ứng kích thích trong phẫu thuật, ho, giật mình nhẹ, ho trong quá trình gây mê hoặc khi phẫu thuật.

– Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim chậm là một trong các phản ứng của người bệnh sau khi dùng sugammadex.

– Với người bị bệnh phổi hoặc là có tiền sử biến chứng ở phổi có thể gặp hội chứng co thắt phế quản.

 

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc của thuốc

– Người bệnh cần theo dõi chức năng hô hấp trong thời gian hồi phục: Bệnh nhân sẽ được hỗ trợ thông khí cho đến khi chức năng hô hấp tự nhiên được phục hồi hoàn toàn sau khi hóa giải phong bế thần kinh cơ. Thậm chí khi hồi phục hoàn toàn khỏi phong bế thần kinh cơ, các thuốc khác được sử dụng sau phẫu thuật có thể gây ức chế chức năng hô hấp, do đó người bệnh trong một vài trường hợp vẫn cần hỗ trợ thông khí.

– Ảnh hưởng đến sự cầm máu: Đã ghi nhận các trường hợp người bệnh gặp phản ứng bị kéo dài thời gian hromboplastin và thời gian prothrombin (PT).

– Suy thận: Không khuyến cáo sử dụng sugammadex ở bệnh nhân suy thận nặng, bao gồm cả những người cần thẩm phân máu.

– Không nên sử dụng thuốc có thành phần sugammadex để hóa giải phong bế gây ra bởi các thuốc phong bế thần kinh cơ không steroid như các hợp chất succinylcholine hoặc benzylisoquinolinium.

– Không nên dùng sugammadex để hóa giải phong bế thần kinh cơ mà nguyên nhân gây ra bởi các thuốc phong bế thần kinh cơ steroid khác (ngoài rocuronium hoặc vecuronium) do không đủ nghiên cứu chứng minh về tính hiệu quả và an toàn đối với những thuốc đó.

– Thời kỳ mang thai: Đối với sugammadex, không dữ liệu lâm sàng về phụ nữ mang thai.; Cần thận trọng khi dùng sugammadex cho phụ nữ mang thai.

– Thời kỳ cho con bú: Chưa biết liệu sugammadex có bài tiết trong sữa mẹ hay không. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy sự bài tiết của sugammadex trong sữa mẹ. Sugammadex có thể được sử dụng trong thời gian cho con bú nhưng nên cho ngừng bú.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Huỳnh Thị Thanh Thủy

(Nguồn: Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất)

Bản Quyền © 2021 Bệnh Viện Lê Văn Thịnh - Thiết Kế và Phát Triển bởi Hân Gia Group