DOBUTAMIN

25 Tháng Ba, 2024

Dobutamin là một catecholamine tổng hợp, có tác dụng co cơ tim, được sử dụng điều trị suy tim và sốc tim. Hoạt tính của Dobutamin tăng co cơ tim mạnh, tăng thể tích tâm thu, từ đó làm tăng cung lượng tim nhưng ít ảnh hưởng đến tần số tim, đồng thời ít gây nhanh nhịp tim nhanh và loạn nhịp hơn catecholamine nội sinh.

1. Chỉ định:

Dobutamin được chỉ định để làm tăng co cơ tim trong suy tim cấp ( gặp trong sốc do tim, nhồi máu cơ tim, sốc nhiễm khuẩn).

Có thể dùng trong điều trị suy im sung huyết mạn tính nhưng phải thận trọng và không dùng dài hạn thuốc.

Ngoài ra thuốc còn được sử dụng trong nghiệm pháp gắng sức đê chẩn đoan bằng siêu âm hoặc xạ hình tim bệnh động mạch vành.

Hình: nguồn internet

2. Chống chỉ định:

Mẫn cảm với dobutamin hoặc thành phần trong chế phẩm.

Người bệnh tim phì đại tự phát do hẹp dưới van động mạch chủ.

3. Liều lượng và cách dùng:

Người lớn: 2,5 – 10 microgram/kg/phút, tối đa 40 microgam/kg/phút, chỉnh liều cho tới khi đạt tác dụng mong muốn.

Trẻ em:

Trẻ sơ sinh: Khởi đầu với liều 5 microgram/kg/phút, chỉnh liều theo đáp ứng, liều thường dùng 2 -15 microgram/kg/phút; tối đa 20 microgram/kg/phút.

Trẻ 1 tháng tuổi đến 18 tuổi: Khởi đầu với liều 5 microgram/kg/phút, chỉnh liều theo đáp ứng, liều thường dùng 2 -20 microgram/kg/phút.

Nồng độ dobutamin tiêm truyền phụ thuộc vào liều lượng và nhu cầu dịch truyền cho từng người bệnh, nhưng không được vượt quá 5000 microgram/ml.

4. Thận trọng:

Phải bù đủ thể tích tuần hoàn trước khi dùng dobutamin.

Ngấm thuốc ra ngoài có thể gây viêm tại chỗ, sự thoát ra ngoài mạch do tiêm chệch có thể gây hoại tử da.

Cần giám sát điện tâm đồ, huyết áp và cung lượng tim, áp lực phổi trong quá trình dùng thuốc.

Hết sức thận trọng sau nhồi máu cơ tim.

Phải pha loãng dung dịch đậm đặc dobutamin trước khi dùng.

5. Thời kỳ mang thai:

Không có nghiêm cứu đầy đủ trên người mang thai, nên không sử dụng dobutamin trong thời kỳ mang thai trừ khi lợi ích vượt trội so với tiềm năng nguy cơ cho thai.

6. Thời kỳ cho con bú:

Chưa có nghiên cứu dobutamin có phân bố vào sữa mẹ hay không nên ngừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc.

7. Tác dụng không mong muốn (ADR):

Tất cả những ADDR đều phụ thuộc vào liều và có thể kiểm soát bằng việc giảm tốc độ tiêm truyền.

Người bệnh rung nhĩ có nguy cơ tăng rõ rệt nhịp thất. Một số người bệnh có thể phát sinh ngoại tâm thu thất.

Dobutamin có khả năng làm tăng mức độ nghiêm trọng của nhồi máu cơ tim do làm tăng nhu cầu oxy của tim.

Việc sử dụng lặp lại dài hạn những thuốc tăng co cơ tim có ảnh hưởng tiêu cực đối với tình trạng của bệnh suy tim sung huyết mạn tính.

Có ghi nhận về sự quen thuốc nếu liên tục tiêm truyền dobutamin kéo dài 72 giờ hoặc hơn. Vì vậy, có thể phải dùng liều cao hơn để duy trì tác dụng như trước.

Hình: nguồn internet

Thường gặp:

Tăng huyết áp tâm thu, tăng tần số tim, ngoại tâm thu thất, đau thắt ngực, đau ngực lan tỏa, đánh trống ngực.

Buồn nôn.

Thở nhanh nông.

Ít gặp:

Viêm tắc tĩnh mạch

Viêm tại chỗ trong trường hợp tiêm thuốc ra ngoài mạch máu.

Lưu ý:

Đa số người bệnh có đáp ứng tăng huyết áp tam thu lên 10 – 20mmHg, và tần số tim thường tăng lên 5 – 15 nhịp mỗi phút.

Ở những người bệnh có ngoại tâm thu thất, có thể có một số ít trường hợp có nhịp nhanh thất. Dobutamin làm giảm nồng độ kali trong huyết tương, và có thể dẫn đến hiện tượng hạ kali.

8. Tương tác thuốc:

Giảm tác dụng: Những thuốc phong bế beta – adrenergic dùng đồng thời làm giảm tác dụng của dobutamin, dẫn đến làm tăng sức cản ngoại biên.

Tăng độc tính: Thuốc gây mê ( halothan hoặc cyclopropan) dùng đồng thời với những liều thông thường của dobutamin có thể gây loạn nhịp thất nặng.

9. Tương kỵ:

Dobutamin tương kỵ với các dung dịch kiềm như natri bicarbonate.

Tương kỵ với các thuốc có tính kiềm như aminophylin, furosemide, natri thiopental.

Tương kỵ vật lý bumetanid, calci gluconat, insulin, diazepam, phenytoin.

Đã có báo cáo về tương kỵ với alteplase, heparin, natri warfarin.

10. Quá liều và xử trí:

Những triệu chứng quá liều là tăng huyết áp hoặc nhịp tim nhanh. Phải giảm tốc độ tiêm truyền dobutamin hoặc ngừng tiêm truyền cho tới khi tình trạng ổn định trở lại.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ Lương Ngọc Khánh Ngân

(Tài liệu tham khảo: Theo tờ hướng dẫn từ nhà sản xuất)

Bản Quyền © 2021 Bệnh Viện Lê Văn Thịnh - Thiết Kế và Phát Triển bởi Hân Gia Group