https://www.sggp.org.vn/benh-nhan-ngo-doc-xyanua-tai-dong-nai-duoc-cuu-song-nhu-the-nao-post747939.html

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê, rối loạn nhịp nên bác sĩ nghi ngờ mắc bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên, các dấu hiệu bất thường đã hướng đến khả năng nhiễm độc Xyanua.

Chiều 5-7, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức) cho biết đang điều trị cho bệnh nhân N.H.B.T. (18 tuổi, ngụ tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) bị ngộ độc Xyanua.

Theo đó, nam thanh niên nhập viện cấp cứu vào tối 22-6 trong tình trạng hôn mê, mất tri giác đột ngột, rối loạn nhịp tim. Bác sĩ khoa cấp cứu tiến hành đặt nội khí quản cho bệnh nhân, sử dụng thuốc vận mạch và hội chẩn liên khoa. Trước tình huống bệnh nhân bị rối loạn nhịp, hôn mê, các bác sĩ nghĩ nhiều đến khả năng bị bệnh lý viêm cơ tim cấp hoặc rối loạn nhịp, liên quan yếu tố gia đình. Tuy nhiên, khai thác thông tin bệnh sử lại không phù hợp với chẩn đoán.

bv-le-van-thinh-497.jpg
Thanh niên 18 tuổi được cấp cứu tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh vào ngày 22-6

Theo BS Nguyễn Phạm Cao Khoa, Khoa Nội Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, điểm nổi bật của người bệnh là tình trạng toan chuyển hoá nặng, lactate tăng cao, phù phổi, giãn đồng tử, do đó nghi ngờ khả năng nhiễm độc chất Xyanua. Đây là độc chất nguy hiểm, làm ức chế hô hấp tế bào do không sử dụng được oxy, hấp thu vào máu rất nhanh và gây tử vong.

Thời điểm này, nếu chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, nguy cơ tử vong trên đường rất cao. Vì thế, ê kíp quyết định tiến hành lọc máu hấp phụ để loại bỏ độc chất. Sau 12 giờ lọc máu với hai quả lọc hấp phụ, tình trạng người bệnh cải thiện dần, giảm liều vận mạch, toan chuyển hóa và lactate cải thiện. Dịch dạ dày được lấy xét nghiệm, kết quả ghi nhận có độc chất Xyanua. Ngày 30-6, bệnh nhân cai máy thở. Tuy nhiên, người bệnh bị tiêu cơ vân, tổn thương rải rác vỏ não do độc chất Xyanua.

Sau 2 tuần điều trị, hiện nam thanh niên đã tỉnh táo, nhận biết được người nhà, thực hiện được y lệnh của bác sĩ, đang tập vật lý trị liệu do sức cơ yếu, đi lại cần người hỗ trợ. Về di chứng não, BS Nguyễn Phạm Cao Khoa kỳ vọng bệnh nhân có thể hồi phục được do trẻ tuổi, thể trạng tốt. Thực tế, nhiều trường hợp ngộ độc Xyanua bị tổn thương não rất nặng, thậm chí phải sống thực vật.

z5604714354598_0cf652d26f77029efeddd702af9d641e_censored.jpg
Phòng hồi sức tim mạch, Bệnh viện Lê Văn Thịnh – nơi điều trị cho bệnh nhân nhiễm độc Xyanua

Theo BS Kiều Ngọc Minh, Phó Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh, đây là ca ngộ độc Xyanua đầu tiên được ghi nhận tại cơ sở y tế này. “Các bác sĩ trẻ đã nhận định đúng, kịp thời xử trí và cứu được người bệnh, đồng thời tìm ra nguyên nhân dưới sự hỗ trợ chuyên môn của các chuyên gia chống độc Bệnh viện Chợ Rẫy”, BS Kiều Ngọc Minh chia sẻ.

Trước đó, như Báo SGGP đưa tin, 5 người thân của anh N.H.B.T. cùng chung sống trong một gia đình đã chết một cách bất thường trong vòng 8 tháng. Từ tháng 10-2023 đến tháng 5- 2024, tại gia đình ông N.V.H. (ngụ xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) có 5 người tử vong gồm ông H., 2 cháu ngoại, 1 cháu nội và 1 người con rể. Triệu chứng chung đều liên quan đến ngưng tim, rối loạn nhịp tim. Trước khi chết, các nạn nhân bị nôn ói, nhức đầu, chóng mặt.

Đến cuối tháng 6-2024, anh N.H.B.T. (là cháu nội của ông N.V.H.) đột ngột bị hôn mê, bất tỉnh. Sau cấp cứu, bệnh viện thông báo kết quả xét nghiệm dịch dạ dày có chất Xyanua. Nghi ngờ có khuất tất, người thân của anh N.H.B.T. đã làm đơn trình báo công an và đề nghị điều tra. Công an huyện Nhơn Trạch phối hợp các phòng nghiệp vụ thuộc Công an tỉnh Đồng Nai vào cuộc điều tra vụ việc, bước đầu xác định được một nghi phạm nên đã bắt giữ và đang đấu tranh làm rõ.



https://hcdc.vn/nuoi-con-bang-sua-me–tai-sao-phong-vat-tru-sua-me-tai-noi-lam-viec-la-can-thiet-NiL2Cc.html

Cập nhật: 19:03 – 05/07/2024 | Lần xem: 263

Nuôi con bằng sữa mẹ – Tại sao phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc là cần thiết?

Nuôi con bằng sữa mẹ là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ phải quay trở lại làm việc sau khi sinh con, dẫn đến việc khó khăn trong việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nhằm hỗ trợ lao động nữ nuôi con bằng sữa mẹ, đồng thời tạo môi trường làm việc thân thiện, nhiều doanh nghiệp đã và đang tích cực xây dựng phòng vắt sữa mẹ tại nơi làm việc.

Nghị định số 145/2020/NĐ-CP đề cao việc tạo điều kiện cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ. Theo nghị định, doanh nghiệp có từ 1.000 lao động nữ trở lên có trách nhiệm trang bị phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp. Đây là hành động thiết thực thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến sức khỏe của lao động nữ và góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Lợi ích thiết thực

• Đối với sức khỏe của mẹ: Giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng, loãng xương,… Lao động nữ cảm thấy tự tin có thể duy trì nuôi con bằng sữa mẹ khi đi làm.

• Đối với sức khỏe của bé: Tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, dị ứng, tiêu chảy, béo phì,…

• Đối với doanh nghiệp: Tăng cường hiệu quả công việc, giảm thiểu chi phí nghỉ thai sản, nghỉ ốm của lao động nữ, thu hút và giữ chân nhân viên nữ, tạo ra lực lượng lao động ổn định cho doanh nghiệp.

Số lượng phòng vắt, trữ sữa theo số lượng lao động nữ

Theo Quyết định số 5175/QĐ-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2021 của Bộ Y Tế, số lượng phòng vắt, trữ sữa tối thiểu tại nơi làm việc phải đáp ứng theo quy định sau:

Hướng dẫn thiết lập và vận hành phòng vắt, trữ sữa mẹ

+ Người sử dụng lao động phối hợp với Công đoàn, các đơn vị y tế và các tổ chức có liên quan thực hiện truyền thông nâng cao nhận thức về nuôi con bằng sữa mẹ tại nơi làm việc cho Lao động nữ đang mang thai và nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi.

+ Cơ sở thiết lập và vận hành phòng vắt, trữ sữa mẹ giao cho cán bộ đầu mối và phân công trách nhiệm quản lý, giám sát, đánh giá việc vận hành, sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ.

+ Căn cứ vào điều kiện cụ thể, đơn vị bố trí thời gian sao cho không ảnh hưởng đến việc sản xuất; phù hợp với công suất sử dụng của phòng vắt, trữ sữa mẹ, tránh quá tải; phù hợp với nhu cầu sinh học của lao động nữ trong việc vắt sữa

Hình ảnh Phòng vắt và trữ sữa mẹ (sưu tầm)

Khoa Sức khoẻ cộng đồng – Môi trường và Bệnh nghề nghiệp, HCDC

 



CẤP CỨU KỊP THỜI CỨU NGƯỜI THOÁT CHẾT TRONG GANG TẤC

Thứ 6, ngày 28/06/2024, 8:00PM, tại BV Lê Văn Thịnh.

(BV.LVT) Hàng ngày trong cuộc sống tai nạn lao động (TNLĐ), tai nạn trong sinh hoạt (TNSH), tai nạn giao thông (TNGT) và nhiều nguyên nhân tai nạn do vô tình, do cố ý hặc do bất cẩn luôn hiện diện quanh cuộc sống hàng ngày đặc biệt là các tai nạn có vết thương tại các vùng trọng yếu như vết thương tim, vết thương vùng cổ – gáy, vết thương động mạch máu liên quan các vùng cơ xương khớp … thường gặp trong cấp cứu hàng ngày tại các bệnh viện.

Đây là các vùng trọng yếu trong cơ thể duy trì nuôi sống các cơ quan, ví dụ như vết thương tim, vết thương vùng cổ vùng này có các mạch máu nuôi não mà thường được gọi là mạch máu vùng cổ – nền cổ (bao gồm: hệ thống động mạch cảnh, tĩnh mạch cảnh trong, động – tĩnh mạch dưới đòn, động tĩnh mạch vô danh, động mạch cột sống). Vết thương động mạch thường gây mất máu nhiều và cấp tính nên là loại tổn thương cần được xử trí ngay. Mặc khác, các vết thương mạch máu vùng cổ-nền cổ, vết thương tim cần xác định nhanh chẩn đoán và xử trí kịp thời thì cơ hội sống càng cao, vì đây là vùng phức tạp hơn so với vết thương mạch máu ở tứ chi và có tỉ lệ tử vong cao 30- 40%, nguyên nhân chủ yếu là do mất máu nặng, sốc không hồi phục.

Vừa qua, tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (BV LVT), Đơn vị phẫu thuật Lồng ngực mạch máu (ĐV PT LN-MM) đã cứu sống bệnh nhân có vết thương tim nguy kịch. Đó là anh L.C.T (sinh năm: 1987) ngụ tại phường An Phú, thành phố Thủ Đức được người nhà đưa đến phòng cấp cứu (BV LVT) nhập viện trong tình trạng nguy kịch, tiếng tim mờ mạch nhanh 115 lần/phút. Vùng trước ngực bên trái có một vết thương kishc thước khoảng 2x2cm đang chảy máu. Bác sĩ Nguyễn Nhật Minh trực ngày hôm đó sau khi thăm khám tại phòng cấp cứu nhận định đây là trường hợp bệnh nặng, khả năng tử vong cao, ê-kíp trực đã làm việc khẩn trương, phối hợp nhịp nhàng, hội chẩn liên chuyên khoa thực hiện các thao tác để cấp cứu bệnh nhân đồng thời báo nhanh cho Bác sĩ Nguyễn Thái Dũng phụ trách Đơn vị phẫu thuật Lồng ngực mạch máu phẫu thuật cấp cứu ngay trong đêm.

Sau hội chẩn nhanh bệnh nhân được vận chuyển ngay đến phòng mổ tiến hành hành phẫu thuật cấp cứu, khi đến phòng mổ bệnh nhân rơi vào tình trạng sốc do chèn ép tim, ê-kíp phẫu thuật nhanh chóng vừa hồi sức, vừa tiến hành đặt CVC, CAP cho bệnh nhân, đồng thời các bác sĩ phẫu thuật tiến hành kê tư thế tiến hành mở ngực nhanh phát hiện một vết thương tim xuyên màng ngoài tim, ê-kíp tiếp tục mở rộng khoang màng ngoài tim tìm thấy một vết thương tim đang chảy máu theo nhịp tim và khoảng 200ml máu đỏ thoát ra đồng thời tình trạng sốc của bệnh nhân cải thiện rõ rệt, ổn định sinh hiệu, các bác sĩ phẫu thuật tiếp tục tìm tổn thương tim, mở rộng khoang màng ngoài tim tìm thấy 01 vết thương đường kính vết thương 0.5×0.5cm gây tổn thương thành tim (thất trái). Nhận định được nguyên nhân các bác sĩ phẫu thuật nhanh chóng cầm máu, khâu lại vết thương sau hơn 1h30 được phẫu thuật tình trạng sinh hiệu bệnh nhân bắt đầu được cãi thiện rõ rệt bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch sau đó được chuyển về phòng hồi sức tiếp tục theo dõi điều trị.

Khoản 15h00 cùng ngày bệnh nhân được chuyển về Đơn vị phẫu thuật lồng ngực mạch máu để tiếp tục điều trị. Sau hơn 06 ngày điều trị tại ĐV PT LN-MM được các y bác sĩ điều dưỡng tận tình chăm sóc, thăm khám hàng ngày, kiểm tra các chỉ số liên quan sau hậu phẫu, tình trạng vết thương hiện tại, sinh hiệu, đến nay bệnh nhân nhanh chóng được hồi phục sức khỏe ra viện chờ ngày tái khám.

Ảnh 1: Phòng Công tác xã hội BV Lê Văn Thịnh thăm động viên Anh L.C.T SN 1987, ngụ TP Thủ Đức tại Đơn vị phẫu thuật Lồng ngực – Mạch máu sau khi được cấp cứu thành công. – Nguồn ảnh: P.CTXH

Tiếp theo đó không lâu ĐV PT LN-MM bệnh viện tiếp nhận thêm một bệnh nhân nam N.T.N (sinh năm 1996) ngụ tại xã Phú Đông, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai vào cấp cứu bệnh viện với vết thương vùng cánh tay, khuỷu tay, cẳng tay phải chảy nhiều máu khó cầm, bác sĩ trực cấp cứu thông báo hội chẩn liên chuyên khoa, các bác sĩ trực các khoa và bác sĩ trực ĐV PT LN-MM sau khi hội chẩn đây là vết thương phức tạp, có tổn thương mạch máu, thần kinh – cơ nên đã đề xuất mổ cấp cứu.

Tại phòng mổ sau khi bệnh nhân được kiểm tra sinh hiệu, các xét nghiệm, khám tiền phẫu, ê-kíp phẫu thuật tiến hành gây mê rửa sạch vết thương tiến hành thăm dò mổ thám sát vết thương phát hiện bệnh nhân bị đứt tổn thương mạch mạch máu, thần kinh – cơ, ê-kíp đã tiến hành khâu nối mạch máu, thần kinh, cơ, tiến hành vệ sinh vết thương, cầm máu thám sát lại sau phẫu thuật. Sau hơn 3h00 được phẫu thuật bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch được chuyển qua hồi sức sau đó chuyển lên ĐV PT LN-MM để tiếp tục theo dõi điều trị, chăm sóc hậu phẫu.

Qua tìm hiểu khai thác bệnh sử người nhà bệnh nhân cho biết trong lúc phụ làm lao động tại nhà người thân không may bị kính vỡ rơi cắt đứt vùng cánh tay, khuỷu tay, cẳng tay được người nhà nhanh chóng đưa đi cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng máu chảy nhiều, huyết áp tụt. Bệnh nhân cũng là lao động chính trong gia đình, hoàn cảnh rất khó khăn, ba mẹ đi làm mướn, chi phí điều trị cao, BHYT hết hạn khong có tiền gia hạn Phòng Công tác xã hội bệnh viện đã tiến hành thủ tục hỗ trợ kinh phí cho bệnh nhân tiếp tục mua BHYT và vận động kinh phí điều trị. Sau hơn 10 ngày điều trị tại ĐV PT LN-MM đến nay tình trạng đã ổn, theo bác sĩ điều trị bệnh nhân còn phải tái khám theo dõi điều trị và lên phương án phẫu thuật tiếp theo.

Ảnh 2: Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Lê Văn Thịnh thăm trao tặng kinh phí điều trị cho Em N.T.N SN 1997 ngụ Nhơn Trạch, Đồng Nai đang điều trị sau phẫu thuật tại ĐV PT LN-MM. – Nguồn ảnh: P.CTXH.

Theo Bác sĩ Nguyễn Thái Dũng phụ trách ĐV PT LN-MM nhận xét:

Thứ nhất: “Tỷ lệ tử vong ngoại viện do vết thương tim có thể lên đến 90%, chủ yếu do nguyên nhân mất máu cấp hoặc chèn ép tim cấp. Do vậy, việc chẩn đoán, tiên lượng chính xác và có chỉ định xử trí đúng đắn, kịp thời cho bệnh nhân có vết thương trong tim là những yếu tố quyết định tới khả năng cứu sống người bệnh”.

Thứ hai: Việc sơ cứu đúng cách kịp thời tại chỗ vết thương mạch máu là việc làm vô cùng quan trọng giúp cứu sống người bệnh khi có chấn thương dẫn đến tình trạng mất máu không may xảy ra. Vì thế, nếu biết cách cầm máu sao cho đúng và hiệu quả là việc làm hết sức cần thiết, nhằm giảm biến chứng và nguy cơ tử vong.

Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ chuyên khoa II Trần Văn Khanh, giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh thông tin thêm Bệnh viện Lê Văn Thịnh là bệnh viện đa khoa hạng I tuyến quận huyện, với đội ngũ y, bác sĩ với năng lực chuyên môn được đào tạo bài bản vững vàng, đáp ứng nhu cầu điều trị cho Nhân dân trong thành phố Thủ Đức, vùng lân cận và ngoài tỉnh. Đơn vị phẫu thật Lồng ngực mạch máu mới thành lập tuy chưa lâu những đã phối hợp cấp cứu thành công nhiều bệnh nhân bị thương có tổn thương liên quan đến mạch máu, vùng ngực, nhất là ngực trái, được đưa vào bệnh viện can thiệp, xử trí kịp thời cứu sống bệnh nhân trong gang tấc giống như những trường hợp cấp cứu nêu trên.

Trần Châu. – TP.CTXH

 

 



31 Tháng Năm, 2024 Tin TứcTruyền Thông

Vừa qua Đoàn Y, Bác sĩ Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã đến với Bà con vùng ven biển xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định khám bệnh, phát thuốc, tặng quà miễn phí cho bà con nơi đây nhân Chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Đồn Biên Phòng Cát Khánh và Hòa chung vào không khí thi đua lập thành tích kỷ niệm 134 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2024) mỗi chúng ta bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc tới Bác Hồ kính yêu; toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Việt Nam báo công với Bác về những thành tích cả nước đạt được.



30 Tháng Năm, 2024 Tin TứcTruyền Thông

Kính gửi các cơ sở y tế danh sách phát các sản phẩm video do HCDC thực hiện về Phòng chống tác hại của thuốc lá. Anh/chị sử dụng để tăng cường truyền thông hưởng ứng Ngày thế giới không khói thuốc 31/5 nhé. Link: https://www.youtube.com/playlist?list=PLGPErPxsJvsxeO5n5X3g2os5eLhteY Châu ơi Châu đăng giúp file này lên Facebook bv dùm vơi để Chuyên báo cáo


Bản Quyền © 2021 Bệnh Viện Lê Văn Thịnh - Thiết Kế và Phát Triển bởi Hân Gia Group