Các loại thuốc, rượu tương kỵ với thuốc Methylprednisolone
Methylprednisolone là một glucocorticoid có nguồn gốc từ progesterone, một hormon tự nhiên được sản xuất bởi tuyến thượng thận. Methylprednisolone được sử dụng để điều trị hen, phản ứng dị ứng, viêm da, viêm loét đại tràng, viêm khớp, lupus, bệnh vẩy nến, rối loạn hô hấp và cũng có thể được sử dụng để làm giảm một số triệu chứng của bệnh ung thư.Khi dùng thuốc này bạn cần chú ý một số điểm sau:
Các loại thuốc, rượu tương kỵ với methylprednisolone
Có nhiều loại thuốc có thể tương tác với methylprednisolone và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là danh sách một số thuốc cần tránh dùng chung với methylprednisolone: Aspirin, nếu dùng liều cao hoặc hàng ngày; Thuốc chống đông như coumadin, hoặc warfarin; Thuốc lợi tiểu, chẳng hạn như (furosemide, indapamide, hoặc chlortalidone); Thuốc điều trị đái tháo đường hoặc liệu pháp insulin; Thuốc cyclosporine, ketoconazole; Thuốc chống co giật (phenytoin); Rifadin điều trị bệnh lao và bệnh phong; phenobarbital.
Không có tuyên bố chính thức nào cấm việc tiêu thụ đồ uống có cồn trong khi đang sử dụng methylprednisolone. Tuy nhiên, vấn đề dùng chung methylprednisolone và rượu phụ thuộc rất nhiều vào lý do bạn đang dùng methylprednisolone để điều trị bệnh gì. Ví dụ, nếu bạn đang dùng thuốc methylprednisolone để giảm nhẹ bệnh viêm gan do rượu gây ra, hoặc xơ gan, có lẽ bạn không nên uống rượu dù lượng ít.
Thật ra, uống rượu lượng nhỏ và không thường xuyên không phải là một vấn đề cấm hoàn toàn, nhưng vì methylprednisolone có thể gây chảy máu dạ dày, và uống rượu hàng ngày với lượng nhiều có thể làm tăng nguy cơ này. Nếu tình trạng của bạn trầm trọng hơn sau khi dùng methylprednisolone và rượu, bạn nên ngưng uống rượu ngay.
Làm thế nào để dùng methylprednisolone an toàn?
Methylprednisolone có thể dùng đường uống. Dùng thuốc methylprednisolone đúng theo chỉ dẫn, không uống nhiều hoặc ít hơn, hoặc uống dài ngày hơn so với thuốc đã kê đơn, và đừng ngưng dùng thuốc methylprednisolone đột ngột mà chưa được phép. Bởi ngưng sử dụng thuốc đột ngột có thể gây ra sự thèm ăn, giảm cân, khó chịu dạ dày, nôn mửa, lú lẫn, buồn ngủ, đau khớp và cơ, sốt và nhức đầu…
Sau khi dùng methylprednisolone trong một thời gian dài, bác sĩ sẽ giảm liều dần dần trước khi ngừng dùng hẳn. Tuy nhiên, bạn cần phải cảnh giác với các dấu hiệu của các phản ứng phụ trong quá trình ngừng thuốc, và báo cáo với bác sĩ của bạn.
Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?
Bạn cũng nên chú ý đến các phản ứng phụ có thể xảy ra. Nói với bác sĩ của bạn nếu bất kỳ các triệu chứng dưới đây tồn tại kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng: Lo âu, mất ngủ, bồn chồn hoặc trầm cảm; Chóng mặt; Kích ứng dạ dày; Mụn trứng cá, dễ bầm tím hoặc tăng trưởng tóc; Không có kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt không đều…
Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy gọi cho bác sĩ của bạn ngay: Sưng mặt, chi dưới, hoặc mắt cá chân; Rối loạn tầm nhìn; Phát ban da; Nhiễm trùng hoặc cảm lạnh kéo dài không thuyên giảm; Yếu cơ.
Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.
Dược sĩ
Trần Thị Diễm Trang
Nguồn: Báo Sức khỏe Đời sống