SINH HOẠT LẦN I ” CÂU LẠC BỘ HEN PHẾ QUẢN TRẺ EM”

28 Tháng Năm, 2024

 HEN PHẾ QUẢN TRẺ EM

Thứ 7, ngày 25/05/2024, 8:00PM, tại BV Lê Văn Thịnh.

(BV.LVT – K.Nhi) Hen phế quản là căn bệnh phổ biến không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em bị bệnh cao gấp đôi so với người lớn. Hen phế quản ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân gây ra với các triệu chứng khác nhau. Việc tìm hiểu về bệnh sẽ giúp ba mẹ sớm nhận biết và có biện pháp xử lý an toàn cho con.

Vừa qua “Câu lạc bộ (CLB) Hen phế quản trẻ em” thuộc Khoa Nhi Bệnh viện Lê Văn Thịnh (BV.LVT) đã tổ chức buổi sinh hoạt đầu tiên về bệnh lý hen phế quản ở trẻ Em. Tại chương trình có nhiều bậc phụ huynh cùng con em đã đến tham dự chương trình đã tạo nên không khí sôi nổi giao lưu hòa hợp trao đổi kiến thức về bệnh lý hen để cùng nhau nâng cao kiến thức chăm sóc cho trẻ không may mắc bệnh lý này để kịp thời chữa trị, xử trí đúng kịp thời trong các trường hợp khẩn cấp khi xảy ra cơn hen ở trẻ.

Thông qua buổi sinh hoạt nhiều bậc phụ huynh đã đặt nhiều câu hỏi, những thắc mắc lo lắng về bệnh lý hen không may trẻ bị mắc phải. Những thắc mắc lo lắng của phụ huynh đã được đội ngũ y bác sĩ chuyên gia trong lĩnh vực điều trị đã tư vấn giải đáp một cách cụ thể, hướng dẫn từng trường hợp xử trí khi trẻ bị lên cơn hen đã giảm đi rất nhiều sự lo lắng cho phụ huynh.

Theo Bs CKII Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Phó Trưởng Khoa Nhi (BV.LVT) cho biết thêm CLB Hen phế quản trẻ em vừa mới được thành lập chưa lâu, trước đây chỉ tham vấn chung tại khoa thông qua thăm khám và điều trị. Nhiều phụ huynh và các cháu chưa có dịp giao lưu cùng nhau để nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ bị hen. Đây cũng là buổi sinh hoạt đầu tiên của CLB đã tạo điều thuận lợi gặp gỡ giao lưu trao đổi trực tiếp giữa bác sĩ làm chuyên môn, người bệnh, thân nhân người bệnh với nhau.

Phụ huynh bé Nguyễn Văn A, 8 tuổi nhà ở Long Bình, TP Thủ Đức chia sẻ con Tôi có dấu hiệu bệnh lý hen từ lúc 5 tuổi khi đi khám, lúc đầu khi nhận tin con bị bệnh hen tôi rất hoang mang lo lắng vì nghe người ta nói bệnh này khó trị và nguy hiểm Tôi càng lo lắng nhưng sau thời gian điều trị Tôi cảm thấy an tâm hơn, cháu đã kiểm soát được cơn hen. Tôi cũng thường tìm hiểu trên nhiều tạp chí, các bài viết về bệnh lý hen trong y học hôm nay Tôi tham gia CLB này càng cảm thấy an tâm hơn vì cũng có nhiều trường hợp giống con Tôi.

Qua quá trình tham gia buổi sinh hoạt lần đầu, tiếp xúc trực tiếp với nhiều phụ huynh, nhiều trẻ không may mắc bệnh hen, lắng nghe những lời tư vấn nhiệt tình từ đội ngũ y bác sĩ Khoa Nhi, BV.LVT. Để cung cấp nhiều thông tin bổ ích hơn, CLB Hen phế quản trẻ em cũng đã trao đổi thông tin thêm về bệnh lý này để chúng ta càng hiểu rõ hơn và phân biệt với các bệnh lý khác gần giống bệnh lý hen ở trẻ Em.


Ảnh 1: Buổi sinh hoạt đầu tiên của CLB Hen phế quản trẻ em. – Nguồn ảnh: Khoa Nhi – BVLVT

Hen phế quản hay hen suyễn ở trẻ em là bệnh đường hô hấp gây co thắt phế quản và tăng tiết dịch nhầy làm cho trẻ khó thở. Căn nguyên bệnh do nhiều yếu tố gây nên, đặc biệt là sự kết hợp giữa yếu tố cơ địa và môi trường sẽ làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

(Nguồn trích dẫn từ tài liệu, bài đăng)

  1. Hen phế quản là gì?

Hen phế quản hay hen suyễn là một bệnh lý mạn tính xảy ra khi niêm mạc đường hô hấp có biểu hiện viêm, sưng kết hợp với phản ứng kích thích dẫn đến hiện tượng co thắt. Khi đó, đường dẫn khí sẽ bị thu hẹp, không khí qua phế quản bị hạn chế khiến lưu lượng khí trao đổi ở phổi giảm đáng kể dẫn đến các cơn khó thở, thở khò khè, nặng ngực và ho. Các cơn hen suyễn ở trẻ có thể tái phát nhiều lần nếu gặp những tác nhân kích ứng từ bên ngoài như lông thú cưng, phấn hóa, khói thuốc lá,…

  1. Nguyên nhân gây hen phế quản ở trẻ rất đa dạng, trong đó có thể kể đến là: 
  • Các tác nhân gây dị ứng đường hô hấp trong môi trường như bụi bẩn, các loại bọ nhà, lông thú cưng, phấn hoa,…
  • Trẻ bị dị ứng với thành phần có trong thuốc hoặc các loại thực phẩm, chất phụ gia.
  • Sự xâm nhập, sinh sôi, phát triển và gây bệnh của các loại vi khuẩn, virus, nấm.
  • Di truyền từ các thế hệ trước.
  • Làm việc hoặc vận động gắng sức và ngưng đột ngột.
  • Thời tiết thay đổi, chuyển giao mùa.
  • Thay đổi nội tiết tố, nhất là ở giai đoạn dậy thì, mang thai hoặc mãn kinh.
  • Trẻ bị sốc tâm lý, sợ hãi, lo âu, căng thẳng hoặc xúc động quá mức.
  • Trẻ bị hen suyễn có thể dễ dàng nhận biết thông qua các dấu hiệu như:

– Ho nhiều và tái phát liên tục

– Trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp gây ho. Những nếu trẻ ho nhiều và tái đi tái lại nhiều lần trong thời gian ngắn, đặc biệt cơn ho nhiều hơn khi về đêm thì đôi khi đó là dấu hiệu của bệnh hen suyễn.

– Thở khò khè

– Hầu hết những trẻ bị hen suyễn đều có triệu chứng thở khò khè. Tình trạng này xảy ra là do niêm mạc phế quản sưng to làm hẹp ống thở, không khí khi đi qua sẽ có tiếng khò khè. Đi kèm với hiện tượng này là tình trạng trẻ thở nhanh và gấp, nhất là sau khi vận động mạnh hoặc trải qua cơn ho.

– Da tái nhợt, ra nhiều mồ hôi

– Trẻ có biểu hiện lờ đờ, da tái nhợt và tiết nhiều mồ hôi xảy ra khi cơn hen suyễn tái phát. Khi đó, đường thở bị thu hẹp, lượng oxy trong máu giảm khiến các cơ quan không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết.

3. Hen phế quản ở trẻ có nguy hiểm không?

Hen suyễn ở trẻ nếu không được phát hiện và can thiệp điều trị sớm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng bao gồm:

  • Xẹp phổi: Có khoảng 1/3 trường hợp trẻ bị hen suyễn xảy ra biến chứng xẹp phổi nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu các cơn hen suyễn được kiểm soát thì tình trạng xẹp phổi cũng được cải thiện.
  • Giãn phế nang: Tình trạng hen suyễn có thể làm giảm độ đàn hồi của phế nang, điều này dẫn đến giảm thể tích khí thở ta và tăng khí cặn.
  • Tổn thương não: Hen suyễn kéo dài và liên tục có thể gây ra tình trạng oxy cung cấp cho não không đủ gây tổn thương.
  • Tràn khí màng phổi: Phế nang bị giãn rộng, lưu lượng máu đến phế nang giảm gây ra áp lực lớn. Khi đó, nếu người bệnh làm việc quá sức hoặc ho kéo dài có thể làm vỡ phế nang dẫn đến tràn khí màng phổi.
  • Suy hô hấp: Các cơn hen suyễn nặng hay ác tính, người bệnh bị khó thở, tím tái, thậm chí phải sử dụng máy thở để cải thiện. Người bị suy hô hấp có nguy cơ tử vong cao.
  1. Lời khuyên dành cho phụ huynh

Hen phế quản ở trẻ rất khó để có thể chữa dứt điểm vì tùy thuộc vào khả năng đáp ứng thuốc và sức đề kháng của từng bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu hen suyễn được phát hiện và can thiệp điều trị sớm sẽ tăng khả năng kiểm soát tốt bệnh.

Nếu trong gia đình có trẻ bị hen suyễn, ba mẹ cần chú ý loại bỏ tất cả các dị nguyên đường hô hấp như không nuôi thú cưng, không hút thuốc lá gần trẻ, không sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng khi trẻ ở trong nhà, vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi, che chắn cẩn thận và đeo khẩu trang mỗi khi cho trẻ ra ngoài, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và khuyến khích trẻ uống nhiều nước cũng như vận động cơ thể.

St. Trần Châu – P.CTXH

Bản Quyền © 2021 Bệnh Viện Lê Văn Thịnh - Thiết Kế và Phát Triển bởi Hân Gia Group