THUỐC NHỎ MẮT OLEVID

12 Tháng Bảy, 2024

Thành phần:

Thành phần dược chất:Mỗi lọ chứa Olopatadine.

Olopatadine hydrochloride………………………………0,2kl/tt

Thành phần tá dược: Hydroxypropyl methyl cellulose E4M,disodium hydrogen phosphate dodecahydrate,sodium chloride,benzalkonium chloride,disodium edetate,nước cất.

Ảnh minh họa: nguồn Internet

Dạng bào chế:

Dung dịch nhỏ mắt.

Dung dịch trong, không màu.

Chỉ định:

Dung dịch nhỏ mắt Olopatadine hydrochloride được chỉ định để điều trị triệu chứng nhứa mắt của bệnh nhân viêm kết mạc dị ứng.

Liều dùng và cách dùng:

– Liều dùng:

Liều khuyến cáo: Nhỏ mỗi lần 1 giọt/ngày 1 lần,vào mỗi bên mắt cần điều trị.

Cách dùng:

– Ngửa đầu ra sau.Đặt một ngón tay dưới mắt,kéo nhẹ mí mắt xuống dưới đến khi mí mắt dưới và nhãn cầu tạo thành túi hình chữ V.Nhỏ vào đó một giọt và nhẹ nhàng nhắm mắt.Không nháy mắt.Gữi mắt nhắm lại trong 1 hoặc 2 phút để thuốc thấm ướt giác mạc.

– Để tránh tạm nhiễm vào đầu nhỏ thuốc và dịch thuốc,cần thận trọng không để đầu nhỏ thuốc chạm vào mí mắt,vùng xung quanh hoặc các bề mặt khác.Đậy chặt nắp sau khi sử dụng.

– Đối với bệnh nhân có sử dụng kính áp tròng thì nên bỏ kính trước khi sử dụng.

Chống chỉ định:

Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Cảnh báo và thận trọng khi sử dụng thuốc:

– Chỉ được nhỏ mắt,không được tiêm hoặc uống.

– Cũng giống như tất cả các thuốc nhỏ mắt khác để ngăn ngừa tạp nhiễm vào dung dịch và đầu nhỏ thuốc,không để đầu nhỏ của lọ thuốc chạm vào mí mắt hoặc vùng xung quanh.Khi không sử dụng,phải đậy chặt nắp lọ thuốc.

– Bệnh nhân không nên đeo kính áp tròng nếu mắt bị đỏ.

– Thuốc olevid không được dùng để điều trị kích ứng liên quan đến kính áp tròng.

– Thuốc chứa Benzalkonium chioride có thể gây kích ứng mắt.

– Benzalkonium chioride có thể bị hấp phụ bởi kính áp tròng mềm và đổi màu kính áp tròng mềm.Cần bỏ kính áp tròng trước khi sử dụng thuốc và chờ ít nhất 15 phút sau mới đeo kính trở lại.

– Sử dụng thuốc ở trẻ em:An toàn và hiệu quả khi sử dụng thuốc ở trẻ em dưới 2 tuổi chưa đươc thiết lập.

– Sử dụng thuốc ở người cao tuổi:Không thấy sự khác biệt về mức độ an toàn và hiệu quả điều trị khi sử dụng thuốc ở bệnh nhân cao tuổi và bệnh nhân trẻ hơn.

Sử dụng cho phụ nữa mang thai và cho con bú:

Phụ nữ mang thai:

Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ mang thai,chỉ nên dùng thuốc nếu lợi ích vượt trội so với nguy cơ.

Phụ nữ cho con bú:

Olopatadine đã được tìm thấy trong sữa của chuột mẹ khi dùng Olopatadine đường uống .Không biết liệu thuốc nhỏ mắt có hấp thu toàn thân nhiều tới mức tạo ra một lượng thuốc đáng kể trong sữa mẹ hay không,do đó cần thận trọng sử dụng olevid ở phụ nữa đang cho con bú.

Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc:

– Olevid không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.Sau khi dùng thuốc tầm nhìn có thể tạm thời không ổn định.Không lái xe,sử dụng máy móc hoặc làm bất cứ hoạt động yêu cầu phải có tầm nhìn rõ ràng,cho đến khi chắc chắn có thể thức hiện các hoạt động một cách bình thường.

Tương tác,tương kỵ của thuốc:

– Chưa có nghiên cứu tương tác nào đươc thức hiện.

– Các nghiên cứu in vitro cho thấy, olopatadine ức chế các phản ứng của isozyme cytochrome P-450 1A2,2C8,2C9,2C19,2D6,2D6,2E1 và 3A4.  Do đó olopatadine không ảnh hưởng đến chuyển hóa của các thuốc được chuyển hóa bởi các enzym trên.

– Trường hợp dùng đồng thời với các thuốc nhỏ mắt khác,hai thuốc cần nhỏ cách nhau ít nhất là 15 phút.Thuốc mỡ tra mắt nên sử dụng cuối cùng.

Tác dụng không mong muốn:

Các tác dụng không mong muốn sau đây được báo cáo trong lâm sàng và dữ liệu lưu hành thuốc nhỏ mắt olopatadine.Tần suất được xác định là Rất thường gặp:(≥1/10),thường gặp(≥1/100 đến <1/10),ít gặp(≥1/1.000 đến <1/100),hiếm gặp(≥1/10.000 đến <1/1.000),rất hiếm gặp(<1/10.000),không được biết đến(không thể được ước tính từ dữ liệu có sẵn).

Nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng:Ít gặp:viêm mũi.

Rối loạn hệ thống miễn dịch:Không được biết đến:Quá mẫn,sưng mặt.

Rối loạn hệ thần kinh:Đau đầu,rối loạn vị giác,chóng mặt,giảm xúc giác.

Rối loạn mắt:

Thường gặp :Đau mắt,ngứa mắt,khô mắt,cảm giác bất thường ở mắt.

Ít gặp:Xói mòn giác mạc,tổn thương biểu mô giác mạc,viêm giác mạc đốm,viêm giác mạc,nhuộm màu giác mạc,ghèn rỉ mắt,sợ ánh sáng,nhìn mờ,giảm thị lực,co thắt mí mắt,khó chịu mắt,ngứa mắt,viêm kết mạc nang,rối loạn kết mạc,cảm giác dị vật ở mắt,tăng chảy nước mắt,ban đỏ mí mắt,phù mí mắt,rối loạn mí mắt,sung huyết mắt.

Rối loạn hô hấp:Khô mũi.

Rối loạn tiêu hóa:Buồn nôn,nôn.

Rối loạn da:Viêm da tiếp xúc,cảm giác nóng rát da,khô da.

Thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ những phản ứng có hại gặp phải khi sử dụng thuốc.

Quá liều:Không có dữ liệu về sử dụng thuốc quá liều,không dùng quá liều chỉ định của thuốc.

Trong trường hợp quá liều,bệnh nhân cần được theo dõi và giám sát thích hợp.

Bảo quản:Để nơi thoáng mát tránh ánh sáng trực tiếp.Để xa tầm tay trẻ em.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Tham khảo tài liệu của nhà sản xuất)

Bản Quyền © 2021 Bệnh Viện Lê Văn Thịnh - Thiết Kế và Phát Triển bởi Hân Gia Group