Adenovirus là gì? triệu chứng, lây truyền, phòng bệnh và cách điều trị
Adenovirus là loại virus phổ biến thường gây ra bệnh cảm lạnh hoặc cúm nhẹ. Adenovirus có thể gây bệnh cho mọi người ở mọi lứa tuổi bất cứ lúc nào trong năm.
1. Triệu chứng
Adenovirus có thể gây ra một loạt các bệnh bao gồm:
- Các triệu chứng giống như cảm lạnh hoặc cúm thông thường.
- Sốt.
- Đau họng.
- Đau mắt đỏ (viêm kết mạc).
- Viêm phế quản cấp tính (viêm đường hô hấp phổi, đôi khi được gọi là”lạnh ngực”).
- Viêm phổi (nhiễm trùng phổi, đôi khi nghiêm trọng).
- Tiêu chảy.
- Viêm dạ dày ruột cấp tính (viêm dạ dày hoặc ruột gây ra tiêu chảy, nôn mửa, buồn nôn và đau dạ dày).
Các bệnh ít phổ biến hơn do adenovirus gây ra bao gồm nhiễm trùng bàng quang hoặc viêm và bệnh thần kinh (tình trạng ảnh hưởng đến não và tủy sống)
2. Adenovirus lây truyền như thế nào?
Adenovirus thường lây lan từ người bị nhiễm sang những người khác thông qua:
- Tiếp xúc cá nhân gần gũi, chẳng hạn như chạm hoặc bắt tay.
- Không khí bằng cách ho và hắt hơi.
- Chạm vào một vật thể hoặc bề mặt có adenovirus trên đó, sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt trước khi rửa tay
- Tiếp xúc vật dụng của người đang bị nhiễm.
3. Ai có nguy cơ bị nhiễm Adenovirus?
Mọi đối tượng ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh lây nhiễm Adenovirus. Sau khi người bệnh gặp phải Adenovirus sẽ có miễn dịch đặc hiệu với Type bị nhiễm. Trường hợp bị tái nhiễm có thể đến từ type khác của Adenovius. Đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức về vai trò cũng như thời gian miễn dịch sau khi Adenovirus xâm nhập vào cơ thể.
Tuy nhiên, bệnh do Adenovius gây ra thường thấy ở những người có sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ, người cao tuổi, người bị bệnh mạn tính,… Trong đó đặc biệt là đối tượng trẻ em trong giai đoạn từ 6 tháng – 5 tuổi cha mẹ cần lưu ý về sức khỏe của con trong giai đoạn giao mùa dịch đang bùng phát mạnh.
4. Cách phòng ngừa Adenovirus
- Luôn đảm bảo có nguồn nước sạch đủ dùng cho sinh hoạt. Nhất là trong mùa mưa lũ, cần sử dụng nguồn nước sạch đã được khử trùng.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không dùng chung khăn mặt và thường xuyên giặt khăn bằng xà phòng, phơi dưới ánh nắng.
- Khi chăm sóc bệnh nhân nhiễm bệnh thì không được sử dụng chung đồ với người bệnh, nhất là khăn mặt và các đồ dùng có thể bị nhiễm các chất xuất tiết của bệnh nhân như bát, thìa, cốc, chén, giường… Thực hiện sát trùng các đồ dùng bệnh nhân trong giai đoạn mắc bệnh.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây
- Tránh chạm tay chưa rửa vào mắt, mũi hoặc miệng.
- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi
Bệnh do Adenovirus rất dễ lây lan bằng cách trực tiếp và gián tiếp, nên cũng dễ bùng phát thành dịch chính vì vậy khi phát hiện bản thân hay những người xung quanh mình nhiễm Adenovirus cần có các biện pháp phòng ngừa hợp lý, tránh bệnh bùng phát thành dịch.
5. Cách điều trị bệnh do Adenovirus
- Không có phương pháp điều trị cụ thể hoặc thuốc kháng vi-rút được phê duyệt cho mọi người bị nhiễm adenovirus. Những người bị bệnh nặng có thể cần được chăm sóc trong bệnh viện để giúp họ phục hồi. Hầu hết các trường hợp nhiễm adenovirus đều nhẹ và có thể chỉ cần chăm sóc để giúp giảm các triệu chứng.
- Một số phương pháp điều trị bệnh đang được áp dụng phổ biến là nâng cao sức đề kháng của bệnh nhân, điều trị các triệu chứng bệnh và dùng thuốc kháng sinh theo sự chỉ định của Bác sĩ đối với những trường hợp bị bội nhiễm. Người bệnh cần được bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.
Nếu có vấn đề về sức khỏe Người bệnh nên đến ngay cơ sở Y tế để được thăm khám và tư vấn.
Theo dõi website: benhvienlevanthinh.vn để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.
Dược sĩ
Trần thị diễm trang
(Theo CDC)