Những điều bạn cần biết về thuốc Naftidrofuryl trước khi sử dụng
1. Dược lực học:
Naftidrofuryl có tác động ức chế thụ thể 5HT2, chống lại tác dụng gây co mạch và tác dụng gây kết tập tiểu cầu của serotonin.
2. Dược động học:
Hấp thu: Thuốc được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa 2 đến 3 giờ sau khi uống.
Phân bố: Tỉ lệ gắn với protein huyết tương chiếm 80%. Naftidrofuryl qua được hàng rào máu não và có thể qua được nhau thai.
Chuyển hóa: Thuốc chủ yếu được chuyển hóa chủ yếu do sự thủy phân cho ra các chất chuyển hóa không có hoạt tính khác nhau.
Thải trừ: khoảng 80% thuốc được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa đã được lien hợp. Thời gian bán thải của thuốc vào khoảng 3 đến 4 giờ.
3. Naftidrofuryl được chỉ định điều trị trong những trường hợp sau:
- Sa sút trí tuệ người già, mất khả năng nhận thức (ngoại trừ bệnh Alzheimer).
- Đau cách hồi của viêm động mạch tắc nghẽn mãn tính chi dưới giai đoạn II.
- Hỗ trợ hội chứng Raynaud.
- Các di chứng sau đột quỵ như rối loạn vận đông và cảm giác.
- Sau tai biến hay bệnh lý thiếu máu cục bộ não.
4. Liều dùng và cách dùng của thuốc Naftidrofuryl như thế nào?
Liều dùng:
Đối với bệnh viêm động mạch chi dưới và tai biến mạch máu não
- 3 viên mỗi ngày, chia làm 3 lần.
Đối với những trường hợp sa sút trí tuệ người già, mất khả năng nhận thức, sau tai biến thiếu máu cục bộ não, hội chứng Raynaud:
- 2 viên mỗi ngày, chia làm 2 lần.
Cách dùng:
Uống thuốc với ít nhất 1 ly nước đầy để tránh viên thuốc đọng ở thực quản gây kích ứng và loét thực quản.
5. Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc naftidrofuryl ?
Những tác dụng phụ bao gồm:
- Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau thượng vị, tiêu chảy.
- Chống mặt, nhức đầu, kích thích, rối loạn giấc ngủ, phản ứng da.
- Viêm gan.
- Đặc biệt nếu bạn không dùng nước để uống sau đó đi ngủ, thuốc không xuống được dạ dày gây hiện tượng viêm thực quản tại chổ.
6. Trước khi dùng thuốc naftidrofury bạn nên lưu ý những gì ?
Trước khi dùng thuốc bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
- Bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
- Bạn bị suy tim nặng, rối loạn dẫn truyền.
- Bạn bị suy gan hoặc suy thận.
Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.
Dược sĩ
Huỳnh Thị Thanh Thủy
(Tài liệu tham khảo: theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất)