Thuốc Cefepime gerda 1g
Thành phần:Cefepime………………………………..1g
là thuốc dạng bột pha tiêm với thành phần chính là Cefepime hàm lượng 1g (Cefepime dưới dạng hỗn hợp Cefepime hydrochloride và Arginin)
Công dụng:
Với thành phần chính là Cefepime hàm lượng 1g- một kháng sinh diệt khuẩn với cơ chế làm ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn, thuốc dùng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra như sau:
– Bệnh viêm phổi cộng đồng: Do Staphylococcus aureus và các chủng khác gây ra.
– Viêm phế quản mạn và Viêm phế quản cấp: Gây ra bởi Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae.…
– Bệnh nhiễm trùng tiểu: Do Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa.. và các chủng khác.
– Bệnh nhiễm khuẩn ở da và cấu trúc da: Các chủng Staphylococcus aureus…
– Bệnh nhiễm trùng đường mật và viêm phúc mạc: Do Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa gây ra.
Cách sử dụng:
Thuốc chỉ dùng theo sự kê đơn của bác sĩ – dược sỹ hoặc người có chuyên môn. Thuốc dùng để tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
– Tiêm bắp: Pha 1g Cefepim với 2,4 ml dung môi (nước cất pha tiêm hoặc các dung môi thích hợp khác) để được dung dịch nồng độ 240 mg/ml.
– Truyền tĩnh mạch: Pha 1g hoặc 2g Cefepim đê thu được nồng độ thuốc tương ứng là 20 hoặc 40 mg/ml hoặc tùy theo nồng độ liều lượng thích hợp từ chỉ định của bác sĩ.
Liều lượng:
Nhiễm khuẩn nhẹ đến vừa: 0,5 – 1 g/12 giờ;
Nhiễm khuẩn nặng:
+ Nhiễm khuẩn đường niệu, nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: Dùng cho người bệnh lớn hơn 12 tuổi, tiêm tĩnh mạch 2g/lần, mỗi 12 giờ;
+Viêm phổi và nhiễm khuẩn máu: Dùng 2g/lần , cách nhau mỗi 12 giờ;
Nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng: Dùng 2g/8 giờ, tiêm IV.
+Trẻ em bé hơn hoặc bằng 40kg: Dùng 50 mg/kg, mỗi 8 đến 12 giờ;
+ Trẻ dưới 2 tháng tuổi: 30mg/kg mỗi 8 – 12 giờ. Không vượt quá liều khuyến cáo cho người lớn;
+ Đối với suy thận có ClCr < 50 ml/phút, điều chỉnh liều phù hợp.
4. Tác dụng phụ:
Một số tác dụng phụ khi sử dụng Cefepime gerda 1g có thể gặp phải bạn đọc có thể tham khảo như sau:
– Thường gặp: Đi ngoài, phát ban, đau vết tiêm…
– Ít gặp: sốt, nhức đầu, tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu hạt, buồn nôn, nôn, bệnh nấm,tăng các enzym gan….;
– Hiếm gặp: sốc phản vệ, phù nề, hạ huyết áp, viêm đại tràng, viêm âm đạo, đau khớp, lú lẫn…;
Khi gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, bạn nên ngưng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn để đảm bảo có phương án xử lý phù hợp, an toàn khi sử dụng thuốc.
5. Thận trọng:
– Trước khi sử dụng Cefepime gerda 1g cần kiểm tra xem người bệnh có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc hay không;
– Nếu dùng cho bệnh nhân nhạy cảm với Penicillin, nên thận trọng vì dị ứng chéo giữa các kháng sinh Beta-lactam.
– Những bệnh nhân suy chức năng thận cần thận trọng và điều chỉnh liều lượng phù hợp;
– Viêm kết tràng giả mạc hầu như đều đã được báo cáo với hầu hết kháng sinh, không ngoại trừ Cefepime, vì vậy cần cẩn trọng khi kê toa cho các bệnh nhân này;
– Nếu điều trị Cefepim lâu dài có thể tăng trưởng nhanh các vi khuẩn không nhạy cảm.
Phụ nữ mang thai và cho con bú:
Phụ nữ mang thai và cho con bú tốt nhất không nên sử dụng nếu không thực sự quá cần thiết. Nếu bắt buộc, cần theo chỉ dẫn từ bác sỹ để có liều lượng và cách sử dụng an toàn.
Tương tác thuốc:
Cefepime gerda 1g khi sử dụng cùng các thuốc khác có thể xảy ra tương tác, bạn cần chú ý và thận trọng trong kết hợp các thuốc với nhau:
– Cefepime kết hợp với Aminoglycosid liều cao có thể làm tăng khả năng gây độc tính trên thận và tai của các kháng sinh Aminoglycosid;
– Nếu dùng đồng thời các Cephalosporin khác với các thuốc lợi tiểu mạnh như furosemid có thể gây độc hại trên thận;
– Cũng cần lưu ý về tương tác thuốc/ xét nghiệm: Cefepime có thể sẽ ảnh hưởng đến việc báo kết quả xét nghiệm Glucose trong nước tiểu khi dùng Clinitest vì sẽ báo dương tính giả.
Thuốc Cefepime gerda 1g được chỉ định sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh: Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm trùng niệu, nhiễm trùng da – cấu trúc da, nhiễm trùng khoang bụng, nhiễm khuẩn huyết và phụ khoa.
Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.
Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.
Dược sĩ
Lưu Văn Song
(Tài liệu tham khảo Dược Thư Quốc Gia Việt Nam)