Thuốc Oremute 5 là thuốc gì?

29 Tháng Sáu, 2023
Bổ sung kẽm để giúp nhanh chóng phục hồi, tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc đợt tiêu chảy.Hỗ trợ điều trị trong trường hợp mất điện giải và nước ở người bị tiêu chảy cấp từ nhẹ đến trung bình.
Thành phần:
Natri clorid…………………………………..520mg.
Natri citrat dihydrat…………………………580mg.
Kali clorid…………………………………….300mg.
Glucose khan………………………………2700mg.
Kẽm gluconat…………………………………35mg.
(Tương đương kẽm…..………………………5mg).
Bột hương dừa……………………………….13mg.
Khối lượng thuốc/gói………………………..4,148g.

 

Ảnh minh họa: nguồn Internet.
Chỉ định:

Bổ sung kẽm và các chất điện giải trong điều trị tiêu chảy cấp từ nhẹ đến trung bình,giúp chóng phục hồi sức khỏe,giảm nguy cơ mắc đợt tiêu chảy mới trong những tháng tiếp theo.

Liều dùng và cách dùng:

Cách sử dụng: Thuốc Oremute 5 dùng bằng đường uống. Người bệnh nên hòa tan cả gói thuốc với khoảng 200ml nước sôi để nguội.

Liều dùng

Trường hợp bổ sung kẽm:

– Đối với trẻ em < 6 tháng tuổi: Liều 10mg kẽm/ ngày (tương đương với 1 gói thuốc) x 2 lần.

– Đối với trẻ em > 6 tháng tuổi và người lớn: Liều 20 mg kẽm/ ngày (tương đương với 1 gói) x 4 lần.

Cách xử trí khi quên liều, quá liều thuốc Oremute 5:

– Trong trường hợp quên liều thuốc Oremute 5 thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều Oremute 5 đã quên và sử dụng liều mới.

– Khi sử dụng thuốc Oremute 5 quá liều thì có thể xảy ra các tình trạng như hoa mắt, tim đập nhanh, cáu gắt, chóng mặt, tăng huyết áp, sốt cao, phù toàn thân, mi mắt húp nặng, suy tim, suy hô hấp, nôn mửa.. người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời

Chống chỉ định:

– Người bị giảm niệu hoặc vô niệu

– Người bị mất nước nặng kèm theo triệu chứng sốc..

– Người bị tiêu chảy nặng(khi tiêu chảy vượt quá 30ml/kg thể trọng mỗi giờ)

– Người bị nôn nhiều và kéo dài.

– Người bị liệt ruột,tắc ruột và thủng ruột.

Thận trọng:

– Người bệnh bị suy tim xung huyết,phù hoặc tình trạng giữ natri.

– Người bệnh suy thận năng hoặc xơ gan.

– Trong quá trình điều trị,cần theo dõi cẩn thận nồng độ các chất điện giải và cân bằng acid base.

– Cần cho trẻ bú mẹ hoặc cho uống nước giữa các lần uống dung dịch bù nước và điện giải để tránh tăng natri huyết.

– Thận trọng nếu sử dụng cùng oresol(không có kẽm)do làm tăng chất điện giải và gây rối loạn áp suất thẩm thấu.

– Không dùng trong các trường hợp thiếu kẽm khác không do tiêu chảy.

Tác dụng không mong muốn:

– Chưa có nhiều thông báo về các phản ứng có hại xảy ra khi dùng thuốc uống bù nước và điện giải.

– Thường chỉ gặp nôn nhẹ,rất ít gặp tăng natri huyết,bù nước quá mức (mi mắt nặng)

– Tránh dùng thức ăn hoăc dịch khác chứa các chất điện giải như nước trái cây hoặc thức ăn có muối cho đến khi ngừng điều trị,để tránh dùng quá nhiều chất điện giải hoặc tránh tiêu chảy do thẩm thấu.

Sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú:

Không ảnh hưởng.

Quá liều và cách xử trí:

– Tăng natri huyết: Hoa mắt chóng mặt,tim đậm nhanh tăng huyết áp,cáu gắt,sốt cao… khi uống Oremute 5 pha đậm đặc.

+ Điều trị tăng natri huyết: Truyền tĩnh mạch chậm dịch nhược trương và cho uống nước.

– Triệu chứng thừa nước:Mi mắt húp nặng,phù toàn thân,suy tim…..

+ Điều trị triệu chứng thừa nước:Ngừng uống dung dịch bù nước và diện giải và dùng thuốc lợi tiểu nếu cần.

– Độc tính cấp của kẽm xảy ra sau khi uống quá 1 liều >40mg kẽm/ngày:buồn nôn,nôn,sốt ,suy hô hấp.Dùng liều lớn trong thời gian dài làm suy giảm chức năng miễn dịch và thiếu máu.Các triệu chứng hạ áp(chóng mặt,ngất xỉu),bệnh vàng da(vàng mắt hay da),phù phổi(đau ngực hay khó thở),ăn mòn và viêm màng nhầy miệng và dạ dày,loét da dày cũng đã được báo cáo.

+ Điều trị quá liều kẽm:Tránh dùng các chất gây nôn hoặc rửa dạ dày.Nên sử dụng các chất làm dịu triệu chứng viêm như sữa,các chất carbonat kiềm,than hoạt và các chất tạo phức chelat.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Tham khảo tài liệu của nhà sản xuất)

Bản Quyền © 2021 Bệnh Viện Lê Văn Thịnh - Thiết Kế và Phát Triển bởi Hân Gia Group