(T3G-BVLVT) NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

8 Tháng Bảy, 2024

https://hcdc.vn/nuoi-con-bang-sua-me–tai-sao-phong-vat-tru-sua-me-tai-noi-lam-viec-la-can-thiet-NiL2Cc.html

Cập nhật: 19:03 – 05/07/2024 | Lần xem: 263

Nuôi con bằng sữa mẹ – Tại sao phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc là cần thiết?

Nuôi con bằng sữa mẹ là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ phải quay trở lại làm việc sau khi sinh con, dẫn đến việc khó khăn trong việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nhằm hỗ trợ lao động nữ nuôi con bằng sữa mẹ, đồng thời tạo môi trường làm việc thân thiện, nhiều doanh nghiệp đã và đang tích cực xây dựng phòng vắt sữa mẹ tại nơi làm việc.

Nghị định số 145/2020/NĐ-CP đề cao việc tạo điều kiện cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ. Theo nghị định, doanh nghiệp có từ 1.000 lao động nữ trở lên có trách nhiệm trang bị phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp. Đây là hành động thiết thực thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến sức khỏe của lao động nữ và góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Lợi ích thiết thực

• Đối với sức khỏe của mẹ: Giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng, loãng xương,… Lao động nữ cảm thấy tự tin có thể duy trì nuôi con bằng sữa mẹ khi đi làm.

• Đối với sức khỏe của bé: Tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, dị ứng, tiêu chảy, béo phì,…

• Đối với doanh nghiệp: Tăng cường hiệu quả công việc, giảm thiểu chi phí nghỉ thai sản, nghỉ ốm của lao động nữ, thu hút và giữ chân nhân viên nữ, tạo ra lực lượng lao động ổn định cho doanh nghiệp.

Số lượng phòng vắt, trữ sữa theo số lượng lao động nữ

Theo Quyết định số 5175/QĐ-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2021 của Bộ Y Tế, số lượng phòng vắt, trữ sữa tối thiểu tại nơi làm việc phải đáp ứng theo quy định sau:

Hướng dẫn thiết lập và vận hành phòng vắt, trữ sữa mẹ

+ Người sử dụng lao động phối hợp với Công đoàn, các đơn vị y tế và các tổ chức có liên quan thực hiện truyền thông nâng cao nhận thức về nuôi con bằng sữa mẹ tại nơi làm việc cho Lao động nữ đang mang thai và nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi.

+ Cơ sở thiết lập và vận hành phòng vắt, trữ sữa mẹ giao cho cán bộ đầu mối và phân công trách nhiệm quản lý, giám sát, đánh giá việc vận hành, sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ.

+ Căn cứ vào điều kiện cụ thể, đơn vị bố trí thời gian sao cho không ảnh hưởng đến việc sản xuất; phù hợp với công suất sử dụng của phòng vắt, trữ sữa mẹ, tránh quá tải; phù hợp với nhu cầu sinh học của lao động nữ trong việc vắt sữa

Hình ảnh Phòng vắt và trữ sữa mẹ (sưu tầm)

Khoa Sức khoẻ cộng đồng – Môi trường và Bệnh nghề nghiệp, HCDC

 

Bản Quyền © 2021 Bệnh Viện Lê Văn Thịnh - Thiết Kế và Phát Triển bởi Hân Gia Group