4 Tháng Mười, 2024 Chưa phân loại

Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 là thuốc gì?

 

Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 là một loại  thuốc điều trị tăng huyết áp, được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với thành phần chính trong mỗi viên nén là:

– Bisoprolol fumarat 2,5 mg;

– Hydrochlorothiazid 6,25mg.

Thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 là một chế phẩm phối hợp trong điều trị bệnh tăng huyết áp, bao gồm một thuốc chẹn beta 1 chọn lọc và lợi tiểu Thiazid.

Bisoprolol là loại thuốc phong bế chọn lọc trên thụ thể beta 1 – adrenergic (thuốc chọn lọc trên tim). Ở liều điều trị, Bisoprolol không có hoạt tính kích thích thần kinh giao cảm nội tại hay làm giảm ổn định màng tế bào. Hoạt chất Bisoprolol có ái lực thấp với thụ thể bêta 2 – adrenergic trên cơ trơn phế quản và mạch máu cũng như thụ thể bêta 2 – adrenergic liên quan đến điều hòa chuyển hóa.

Cho đến nay, cơ chế chống tăng huyết áp  của Bisoprolol vẫn chưa được xác định đầy đủ, nó có thể là do một số cơ chế sau:

– Làm giảm công suất của tim;

– Ức chế việc giải phóng renin bởi thận.;

– Tác động tới trung tâm vận mạch ở não.

Hydroclorothiazid trong Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 là một loại  thuốc lợi tiểu làm tăng thải nước tiểu, loại bỏ lượng dịch dư thừa trong cơ thể và giúp hạ huyết áp.

Thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 được chỉ định trong các trường hợp sau:

Tăng huyết áp từ nhẹ đến vừa ở các bệnh nhân thích hợp với liệu pháp điều trị phối hợp.

Thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 chống chỉ định trong các trường hợp sau:

– Người quá mẫn cảm với Bisoprolol fumarat, Hydroclorothiazid hoặc các loại thuốc Thiazid khác, Sulfonamid hay bất cứ thành phần nào của Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25;

– Người bị suy tim mất bù, sốc tim, block nhĩ – thất độ 2 hoặc 3, block xoang nhĩ, rối loạn nút xoang, nhịp tim chậm rõ rệt, hạ huyết áp quá mức.

– Hen phế quản nặng hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng;

– Bệnh tắc nghẽn động mạch ngoại biên;

– Hội chứng Raynaud

– Toan chuyển hóa;

– U tế bào ưa crôm;

– Sử dụng chung với thuốc ức chế monoamin oxydase;

– Bệnh nhân bị vô niệu, tăng acid uric huyết và bệnh gút;

– Bệnh addison.

– Chứng tăng calci huyết;

– Suy gan hay suy thận nặng;

– Sử dụng phối hợp với các chế phẩm chứa lithi;

– Phụ nữ có thai và cho con bú.

 Liều lượng và cách dùng:

Liều lượng thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Liều thuốc được khuyến cáo cho người lớn như sau:

– Liều khởi đầu là 1 viên/lần/ngày;

– Không cần thiết phải điều chỉnh liều thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 ở những bệnh nhânsuy chức năng gan  hay thận từ nhẹ đến vừa.

Cách dùng thuốc :

– Thuốc được sử dụng bằng đường uống, bạn nên uống vào buổi sáng có hoặc không kèm với thức ăn. Nuốt toàn bộ viên thuốc với nước và không được nhai.

Thời gian điều trị bằng thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25:

– Thông thường, điều trị tăng huyết áp là lâu dài. Nếu ngưng dùng thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 cần phải giảm liều từ từ vì việc dừng đột ngột có thể dẫn tới tình trạng bệnh nhân xấu đi một cách nhanh chóng, đặc biệt ở những người bị thiếu máu cục bộ.

Quá liều thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 và cách xử trí:

– Triệu chứng quá liều liên quan đến Bisoprolol fumarat: Các dấu hiệu quá liều Bisoprolol thường bao gồm nhịp tim chậm,,,co thắt phế quản, tụt huyết áp, block nhĩ – thất độ 2 hoặc 3, suy tim cấp và tụt đường huyết.

Xử trí quá liều Bisoprolol:

– Thông thường cần ngừng thuốc, điều trị triệu chứng và hỗ trợ;

– Nhịp tim chậm: Điều trị bằng tiêm tĩnh mạch Atropin. Nếu bệnh nhân không đáp ứng, Isoprenalin hoặc các thuốc khác có tác dụng điều nhịp có thể được sử dụng một cách thận trọng. Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể đặt máy điều hòa nhịp tim;

– Tụt huyết áp: Điều trị bằng truyền dịch tĩnh mạch và các thuốc làm tăng huyết áp. Glucagon truyền tĩnh mạch cũng có thể được sử dụng trong trường hợp này;

– Block nhĩ –  thất  độ II hoặc III: Bệnh nhân cần được kiểm soát chặt chẽ và điều trị tình trạng này bằng cách truyền tĩnh mạch Isoprenalin hay đặt máy điều hòa nhịp tim;

– Suy tim cấp: Điều trị bằng tiêm tĩnh mạch thuốc lợi tiểu, thuốc làm co cơ và giãn mạch;

– Co thắt phế quản: Điều trị bằng liệu pháp làm giãn phế quản với Isoprenalin, thuốc cường giao cảm và/ hoặc Aminophylin.

– Tụt đường huyết: Điều trị bằng cách truyền tĩnh mạch glucose.

Tác dụng phụ của thuốc:

Thông thường, điều trị bằng thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 được dung nạp tốt. Tác dụng ngoài ý muốn của thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 đa phần thường nhẹ và thoáng qua, không cần ngưng thuốc.

Tác dụng phụ của thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 liên quan đến Bisoprolol bao gồm:

Các tác dụng phụ thường gặp:

+ Mệt mỏi;

+ Chóng mặt;

+ Nhức đầu;

+ Buồn nôn, nôn;

+Tiêu chảy;

+ Táo bón;

+ Cảm giác lạnh hay tê cứng đầu chi.

Các tác dụng phụ ít gặp:

+ Rối loạn giấc ngủ kể cả ác mộng;

+ Trầm cảm;

+ Hạ huyết áp

+ Nhịp tim chậm;

+ Co thắt phế quản;

+ Khó thở

;+ Nhược cơ và chuột rút.

Các tác dụng phụ hiếm gặp:

+ Ảo giác;

+ Ngứa, đỏ bừng, nổi mẩn;

+ Tăng enzym gan, viêm gan;

+ Làm nặng thêm bệnh vảy nến;

+ Tình trạng hói  có hồi phục.

Tác dụng phụ của thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 liên quan đến Hydroclorothiazid :

– Các tác dụng phụ thường gặp:

+ Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu;

+ Giảm kali huyết;

+ Tăng acid uric huyết

+ Tăng glucose huyết;

+ Tăng lipid huyết (ở liều cao).

– Các tác dụng phụ ít gặp:

+ Hạ huyết áp tư thế;

+ Loạn nhịp tim

+ Buồn nôn, nôn;

+ Chán ăn;

+ Táo bón;

+ Tiêu chảy;

+ Mày đay;

+ Phát ban;

+ Hạ magnesi huyết;

+ Tăng calci huyết;

+ Giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu;

+ Thiếu máu;

+ Dị cảm;

+ Rối loạn giấc ngủ

+ Trầm cảm;

+ Viêm mạch;

+ Viêm gan;

+ Vàng da ứ mật;

+ Viêm tụy;

+ Khó thở;

+ Suy thận;

+ Viêm thân kế

+ Mờ mắt.

Nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25, hãy báo ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Tương tác với các loại thuốc khác

Tương tác thuốc liên quan đến Bisoprolol Fumarat:

–  Thuốc ức chế men chuyển và Clonidin khi sử dụng cùng Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 sẽ làm tăng tác dụng chống tăng huyết áp của Bisoprolol;

– Dùng đồng thời Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 với thuốc chẹn calci  thuộc nhóm Dihydropyridin (như Nifedipin) có thể làm tăng nguy cơ tụt huyết áp. Ở bệnh nhân có tình trạng suy yếu chức năng tim tiềm ẩn, sự phối hợp thuốc này có thể dẫn đến suy tim;

– Dùng chung Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 với thuốc chống loạn nhịp và một số thuốc chẹn calci có thể góp phần làm nhịp tim chậm, block tim;

– Các thuốc gây tụt huyết áp như Aldesleukin và thuốc gây mê sẽ làm tăng tác dụng chống tăng huyết áp của Bisoprolol, trong khi các thuốc kháng viêm không steroid lại có tác dụng đối kháng với tác dụng này;

– Thuốc ức chế monoamin oxydase khi dùng cùng Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp;

– Bisoprolol trong thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 có thể làm tăng tình trạng nhịp tim chậm do Digoxin;

– Tình trạng giảm đáp ứng vớ iAdrenalin  trong điều trị sốc phản vệ có thể xảy ra ở bệnh nhân được điều trị lâu dài bằng thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25;

– Thời gian dẫn truyền nhĩ – thất tăng khi dùng đồng thời Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 với thuốc kích thích thần kinh đối giao cảm (kể cả tacrine);

– Dùng phối hợp thuốc kích thích thần kinh giao cảm và Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 làm giảm tác dụng của cả 2 thuốc này;

– Rifampicin làm giảm nhẹ thời gian bán hủy của Bisoprolol trong thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 do cảm ứng men chuyển hóa thuốc ở gan;

– Thuốc ức chế tổng hợp Prostaglandin sẽ làm giảm tác dụng hạ huyết áp của Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25.

Tương tác thuốc liên quan đến Hydroclorothiazid:

– Rượu, Barbiturat hoặc thuốc ngủ gây nghiện khi sử dụng cùng Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 sẽ tăng tiềm lực hạ huyết áp thế đứng;

– Thuốc chống đái tháo đường (thuốc uống và insulin) sẽ cần điều chỉnh liều do thiazid trong thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 làm giảm dung nạp glucose;

– Các thuốc chống tăng huyết áp khác khi sử dụng cùng Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 làm tăng tác dụng hạ huyết áp;

– Nhựa cholestyramin hoặc colestipol khi sử dụng cùng Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25, có khả năng gắn thuốc lợi tiểu Thiazid, từ đó làm giảm hấp thu những thuốc này qua đường tiêu hóa;

– Các corticosteroid, ACTH sử dụng cùng Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 sẽ làm tăng mất điện giải, đặc biệt là giảm kali huyết;

– Amin tăng huyết áp (như adrenalin): Thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 có thể làm giảm đáp ứng với amin tăng huyết áp, nhưng không đủ để ngăn cản sử dụng;

– Thuốc giãn cơ (như tubocurarin): Thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 có thể làm tăng đáp ứng với thuốc giãn cơ;

– Lithi: Không nên dùng cùng Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 vì thành phần thuốc lợi tiểu sẽ làm giảm thanh thải Lithi ở thận và tăng độc tính của chất này;

– Thuốc kháng viêm không steroid, kể cả nhóm thuốc ức chế COX-2 có thể làm giảm tác dụng lợi tiểu và tác dụng hạ huyết áp của Thiazid trong thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 ở một số bệnh nhân.

lưu ý khi sử dụng thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Theo hướng dẫn sử dụng thuốc của Nhà sản Xuất)



Can thiệp nội mạch cứu 2 bệnh nhân có túi máu phình khổng lồ ở não

Thiên Chương  27/09/2024 17:45

 

Bác sĩ Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) và Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức) vừa phối hợp để kịp thời cứu sống hai người phụ nữ mang túi phình mạch máu não to như quả trứng.

BS.CK1 Huỳnh Tấn Khảo, phụ trách Đơn vị Đột quỵ, Khoa Tim mạch, Bệnh viện Lê Văn Thịnh cho biết, bệnh nhân đầu tiên là một cụ bà 78 tuổi, chẩn đoán suy tim, bệnh mạch vành, đau đầu tái phát nhiều lần kéo dài.

annotation-2024-09-27-163920.png
                                                             Ảnh 1: Hình ảnh túi máu não phình to của hai bệnh nhân.

Nghi người bệnh bị bất thường mạch máu não nên các bác sĩ đã chụp ảnh mạch máu não và phát hiện 2 túi phình, một trọng nội sọ, một bên ngoài nội sọ. Trong đó túi phình bên phải, trong nội sọ có đường kính ngang hơn 10mm, có khả năng vỡ. Bệnh nhân được chuyển ngay đến Bệnh viện Thống Nhất và được xử trí.

Bệnh nhân thứ hai cũng là bệnh nhân nữ, 68 tuổi, bị xuất huyết não thể nhẹ, đau đầu thường xuyên. Qua kiểm tra, bác sĩ Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã phát hiện thêm một túi phình khổng lồ 14x11mm.

ThS.BS Trang Mộng Hải Yên, Trưởng Đơn vị Can thiệp Thần kinh, thuộc khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Thống Nhất cho biết, cả 2 trường hợp trên được xác định là túi mạch máu não khổng lồ. Nếu không được tầm soát phát hiện kịp thời, túi máu có thể vỡ khiến cả hai gặp nguy hiểm.

Sau khi tiếp nhận 2 ca bệnh, các bác sĩ Bệnh viện Thống Nhất đã khảo sát hình ảnh, hội chẩn và quyết định áp dụng kỹ thuật stent chuyển dòng máu cho cả hai bệnh nhân. Ở phương pháp này, stent sẽ ngăn không cho chảy vào túi phình, khiến túi phình teo nhỏ dần.

“Đây là kỹ thuật cao, đòi hỏi trình độ của bác sĩ và không phải bệnh viện nào cũng thực hiện được. Kỹ thuật này có ưu điểm là không cần phải gây mê, chỉ mất 30 phút để can thiệp trên bệnh nhân tỉnh. Trong khi đó phương pháp cũ không thể thực hiện với những túi phình khổng lồ. Với phương pháp mới, tỷ lệ thành công có thể từ 80% trở lên”, bác sĩ Yên nói.

z5872900605822_108fd6be4b32d92f788c6623d98c4290.jpg
                                                   Ảnh 2: Bác sĩ Khảo và bác sĩ Yên đến thăm bệnh nhân chiều 27/9.

Theo bác sĩ Yên, việc Bệnh viện Lê Văn Thịnh tầm soát tốt đối với các bệnh nhân có vấn đề mạch máu não, đã giúp rất nhiều cho việc điều trị. Khoảng 90% chuyển đến Bệnh viện Thống Nhất được cứu sống. Trong đó, những ca tầm soát chủ động chuyển đến có tỷ lệ thành công là 100%.

Nói về sự liên kết giữa 2 bệnh viện, bác sĩ Phạm Gia Thế, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Lê Văn Thịnh cho biết, Đơn vị Đột quỵ của bệnh viện đã có từ 4 năm trước, trong đó can thiệp nội mạch là kỹ thuật mà bệnh viện mong muốn được hoàn thiện. Tuy nhiên do nhiều lý do, bệnh viện vẫn chưa thực hiện được ở những trường hợp túi phình mạch máu não lớn, hoặc những ca bệnh lý phức tạp.

“Trước tình huống này, được sự đồng ý hỗ trợ từ Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã phối hợp để chuyển các trường hợp khó, cần can thiệp sang. Đến nay, sau 6 tháng liên kết, chúng tôi đã chuyển sang tổng cộng 60 bệnh nhân”, bác sĩ Thế nói.

Về phía Bệnh viện Thống Nhất, đại diện Đơn vị Can thiệp Thần kinh, thuộc khoa Can thiệp tim mạch cho biết đã thành lập một đơn vị gồm các bác sĩ trực chiến tiếp cận sớm với bệnh nhân, hội chẩn khẩn cùng các bác sĩ Bệnh viện Lê Văn Thịnh ngay khi có tình huống khẩn để kịp thời xử trí.

Nguồn tin: Báo Khoa học phổ thông
Tác giả: Nhà báo Ngô Thiên Chương
Đăng tin: T3G – TTGDSK BV LÊ VĂN THỊNH
Phê duyệt nội dung: Bộ phận truyền thông Phòng Công tác xã hội
Link: Can thiệp nội mạch cứu 2 bệnh nhân có túi máu phình khổng lồ ở não (khoahocphothong.vn)

 


Bản Quyền © 2021 Bệnh Viện Lê Văn Thịnh - Thiết Kế và Phát Triển bởi Hân Gia Group