ceftriaxone.png

17 Tháng Năm, 2023 Tin TứcTruyền Thông
Tên chung quốc tế: Ceftriaxone.
Nhóm thuốc: Kháng sinh cephalosporin thế hệ 3.
Dạng thuốc và hàm lượng: Lọ 250 mg, 500 mg, 1 g dạng bột để tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, có ống dung môi kèm theo. Dung môi để tiêm bắp chứa 1% lidocain, dung môi tiêm tĩnh mạch chứa nước cất vô khuẩn, lọ 1 g dạng bột để tiêm truyền.
Ảnh minh họa: nguồn Internet
Dược lý và cơ chế tác dụng

Ceftriaxon là một cephalosporin thế hệ 3 có hoạt phổ rộng, được sử dụng dưới dạng tiêm. Tác dụng diệt khuẩn của nó là do ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Ceftriaxon bền vững với đa số các beta lactamase (penicilinase và cephalosporinase) của các vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Ceftriaxon thường có tác dụng in vitro và trong nhiễm khuẩn lâm sàng đối với các vi khuẩn dưới đây.

Gram âm ưa khí: Acinetobacter calcoaceticus, Enterobacter aerogenes, Enterobacter cloacae, Escherichia coli, Haemophilus influenzae (bao gồm các chủng kháng ampicilin) Haemophilus parainfluenzae, Klebsiella oxytoca, Klebsiella pneumoniae, Morganella morganii, Neisseria gonorrhoeae, Neisseria meningitidis, Proteus mirabilisProteus vulgaris, Serratia marcescens.

Ceftriaxon cũng có tác dụng đối với nhiều chủng Pseudomonas aeruginosa.

Ghi chú: nhiều chủng của các vi khuẩn nêu trên có tính đa kháng với nhiều kháng sinh khác như penicilin, cephalosporin và aminoglycosid nhưng nhạy cảm với ceftriaxon.

Gram dương ưa khí: Staphylococcus aureus (bao gồm cả chủng sinh penicilinase), Staphylococcus epidermidis, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Streptococcus nhóm viridans.

Ghi chú: Staphylococcus kháng methicilin cũng kháng với các cephalosporin bao gồm cả ceftriaxon. Ða số các chủng thuộc Streptococcus nhóm D và Enterococcus, thí dụ Enterococcus faccalis đều kháng với ceftriaxon.

Kỵ khí: Bacteroides fragilisClostridium các loài, các loài Peptostreptococcus

Ghi chú: Ða số các chủng C. difficile đều kháng với ceftriaxon. Ceftriaxon được chứng minh in vitro có tác dụng chống đa số các chủng của các vi khuẩn sau đây, nhưng ý nghĩa về mặt lâm sàng chưa biết rõ.

Gram âm hiếu khí: Citrobacter diversus, Citrobacter freundii, các loài Providencia (bao gồm Providencia rettgeri) các loài Salmonella (bao gồm S. typhi), các loàiShigella.

Gram dương ưa khí: Streptococcus agalactiae.

Kỵ khí: Bacteroides biviusBacteroides melaninogenicus.

Dược động học

Ceftriaxon không hấp thu qua đường tiêu hóa, do vậy được sử dụng qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Sinh khả dụng sau khi tiêm bắp là 100%. Nồng độ huyết tương tối đa đạt được do tiêm bắp liều 1,0 g ceftriaxon là khoảng 81 mg/lít sau 2 – 3 giờ. Ceftriaxon phân bố rộng khắp trong các mô và dịch cơ thể. Khoảng 85 – 90% ceftriaxon gắn với protein huyết tương và tùy thuộc vào nồng độ thuốc trong huyết tương. Thể tích phân bố của ceftriaxon là 3 – 13 lít và độ thanh thải huyết tương là 10 – 22 ml/phút, trong khi thanh thải thận bình thường là 5 – 12 ml/phút. Nửa đời trong huyết tương xấp xỉ 8 giờ. ở người bệnh trên 75 tuổi, nửa đời dài hơn, trung bình là 14 giờ.

Thuốc đi qua nhau thai và bài tiết ra sữa với nồng độ thấp. Tốc độ đào thải có thể giảm ở người bệnh thẩm phân. Khoảng 40 – 65% liều thuốc tiêm vào được bài tiết dưới dạng không đổi qua thận, phần còn lại qua mật rồi cuối cùng qua phân dưới dạng không biến đổi hoặc bị chuyển hóa bởi hệ vi sinh đường ruột thành những hợp chất không còn hoạt tính kháng sinh.

Trong trường hợp suy giảm chức năng gan, sự bài tiết qua thận được tăng lên và ngược lại nếu chức năng thận bị giảm thì sự bài tiết qua mật tăng lên.

Chỉ định

Ceftriaxon chỉ nên dùng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng. Cần hết sức hạn chế sử dụng các cephalosporin thế hệ 3.

Các nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn nhạy cảm với ceftriaxon kể cả viêm màng não, trừ thể do Listeria monocytogenes, bệnh Lyme, nhiễm khuẩn đường tiết niệu (gồm cả viêm bể thận), viêm phổi, lậu, thương hàn, giang mai, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn xương và khớp, nhiễm khuẩn da.

Dự phòng nhiễm khuẩn trong các phẫu thuật, nội soi can thiệp (như phẫu thuật âm đạo hoặc ổ bụng).

Chống chỉ định

Mẫn cảm với cephalosporin, tiền sử có phản ứng phản vệ với penicilin.

Với dạng thuốc tiêm bắp thịt: Mẫn cảm với lidocain, không dùng cho trẻ dưới 30 tháng.

Thận trọng

Trước khi bắt đầu điều trị bằng ceftriaxon, phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với cephalosporin, penicilin hoặc thuốc khác.

Có nguy cơ dị ứng chéo ở những người bệnh dị ứng với penicilin. Trong những trường hợp suy thận, phải thận trọng xem xét liều dùng.

Với người bệnh bị suy giảm cả chức năng thận và gan đáng kể, liều ceftriaxon không nên vượt quá 2 g/ngày nếu không theo dõi được chặt chẽ nồng độ thuốc trong huyết tương.

Thời kỳ mang thai

Kinh nghiệm lâm sàng trong điều trị cho người mang thai còn hạn chế. Số liệu nghiên cứu trên súc vật chưa thấy độc với bào thai. Tuy vậy chỉ nên dùng thuốc cho người mang thai khi thật cần thiết.

Thời kỳ cho con bú

Thuốc bài tiết qua sữa ở nồng độ thấp, cần thận trọng khi dùng thuốc cho người đang cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Nói chung, ceftriaxon dung nạp tốt. Khoảng 8% số người bệnh được điều trị có tác dụng phụ, tần xuất phụ thuộc vào liều và thời gian điều trị.

Thường gặp, ADR >1/100

Tiêu hóa: Ỉa chảy.

Da: Phản ứng da, ngứa, nổi ban.

ít gặp, 1/100 > ADR >1/1000

Toàn thân: Sốt, viêm tĩnh mạch, phù.

Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.

Da: Nổi mày đay.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Toàn thân: Ðau đầu, chóng mặt, phản vệ.

Máu: Thiếu máu, mất bạch cầu hạt, rối loạn đông máu.

Tiêu hóa: Viêm đại tràng có màng giả.

Da: Ban đỏ đa dạng.

Tiết niệu – sinh dục: Tiểu tiện ra máu, tăng creatinin huyết thanh.

Tăng nhất thời các enzym gan trong khi điều trị bằng ceftriaxon. Sau khi điều trị với các thuốc kháng sinh thường ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột và gây tăng phát triển các nấm, men hoặc những vi khuẩn khác. Trường hợp viêm đại tràng có liên quan đến kháng sinh thường do C. difficile và cần được xem xét trong trường hợp ỉa chảy.

Siêu âm túi mật ở người bệnh điều trị bằng ceftriaxon, có thể có hình mờ do tạo tủa của muối ceftriaxon calci. Khi ngừng điều trị ceftriaxon, tủa này lại hết.

Phản ứng khác: Khi dùng liều cao kéo dài có thể thấy trên siêu âm hình ảnh bùn hoặc giả sỏi đường mật do đọng muối calci của ceftriaxon, hình ảnh này sẽ mất đi khi ngừng thuốc.

Ceftriaxon có thể tách bilirubin ra khỏi albumin huyết thanh, làm tăng nồng độ bilirubin tự do, đe dọa nhiễm độc thần kinh trung ương. Vì vậy nên tránh dùng thuốc này cho trẻ sơ sinh bị vàng da, nhất là trẻ sơ sinh thiếu tháng.

Có thể xảy ra phản ứng Coombs dương tính không có tan máu, thử nghiệm galactose – huyết và glucose – niệu có thể dương tính giả do ceftriaxon.

Liều dùng và cách dùng

Ceftriaxon có thể tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

Người lớn: Liều thường dùng mỗi ngày từ 1 đến 2 g, tiêm một lần (hoặc chia đều làm hai lần). Trường hợp nặng, có thể lên tới 4 g. Ðể dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật, tiêm tĩnh mạch một liều duy nhất 1 g từ 0,5 – 2 giờ trước khi mổ.

Trẻ em: Liều dùng mỗi ngày 50 – 75 mg/kg, tiêm một lần hoặc chia đều làm 2 lần. Tổng liều không vượt quá 2 g mỗi ngày.

Trong điều trị viêm màng não, liều khởi đầu là 100 mg/kg (không quá 4 g). Sau đó tổng liều mỗi ngày là 100 mg/kg/ngày, ngày tiêm 1 lần. Thời gian điều trị thường từ 7 đến 14 ngày. Ðối với nhiễm khuẩn do Streptococcus pyogenes, phải điều trị ít nhất 10 ngày.

Trẻ sơ sinh: 50 mg/kg/ngày.

Suy thận và suy gan phối hợp: Ðiều chỉnh liều dựa theo kết quả kiểm tra các thông số trong máu. Khi hệ số thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút, liều ceftriaxon không vượt quá 2 g/24 giờ.

Với người bệnh thẩm phân máu, liều 2 g tiêm cuối đợt thẩm phân đủ để duy trì nồng độ thuốc có hiệu lực cho tới kỳ thẩm phân sau, thông thường trong 72 giờ.

Pha dung dịch tiêm:

Dung dịch tiêm bắp: Hòa tan 0,25 g hoặc 0,5 g thuốc trong 2 ml và 1 g trong 3,5 ml dung dịch lidocain 1%. Không tiêm quá 1 g tại cùng một vị trí. Không dùng dung dịch có chứa lidocain để tiêm tĩnh mạch.

Dung dịch tiêm tĩnh mạch: Hòa tan 0,25 g hoặc 0,5 g thuốc trong 5 ml và 1 g trong 10 ml nước cất vô khuẩn. Thời gian tiêm từ 2 – 4 phút. Tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc qua dây truyền dung dịch.

Dung dịch tiêm truyền: Hòa tan 2 g bột thuốc trong 40 ml dung dịch tiêm truyền không có calci như: natri clorid 0,9%, glucose 5%, glucose 10% hoặc natri clorid và glucose (0,45% natri clorid và 2,5% glucose). Không dùng dung dịch Ringer lactat hòa tan thuốc để tiêm truyền. Thời gian truyền ít nhất trong 30 phút.

Tương tác thuốc

Khả năng độc với thận của các cephalosporin có thể bị tăng bởi gentamicin, colistin, furosemid.

Probenecid làm tăng nồng độ của thuốc trong huyết tương do giảm độ thanh thải của thận.

Ðộ ổn định và bảo quản

Ceftriaxon bột vô khuẩn được bảo quản ở nhiệt độ phòng (250C) hoặc thấp hơn và tránh ánh sáng. Nên dùng dung dịch mới pha. Ðộ bền của dung dịch thuốc phụ thuộc vào nồng độ thuốc, dung môi pha, và nhiệt độ bảo quản. Dung dịch pha để tiêm bắp bền vững trong 1 ngày ở nhiệt độ phòng (250C) và 3 ngày nếu để trong tủ lạnh 4oC. Dung dịch tiêm tĩnh mạch bền trong 3 ngày ở nhiệt độ phòng (250C) và 10 ngày trong tủ lạnh 40C. (Hoạt lực thuốc giảm dưới 10%).

Tương kỵ

Dây truyền hoặc bơm tiêm phải được tráng rửa cẩn thận bằng nước muối (natri clorid 0,9%) giữa các lần tiêm ceftriaxon và các thuốc khác như vancomycin để tránh tạo tủa.

Không nên pha lẫn ceftriaxon với các dung dịch thuốc kháng khuẩn khác.

Ceftriaxon không được pha với các dung dịch có chứa calci và không được pha lẫn với các aminoglycosid, amsacrin, vancomycin hoặc fluconazol.

Quá liều và xử trí

Trong những trường hợp quá liều, không thể làm giảm nồng độ thuốc bằng thẩm phân máu hoặc thẩm phân màng bụng. Không có thuốc giải độc đặc trị, chủ yếu là điều trị triệu chứng.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Trương Thị Hiền

(Theo hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất)


CELECOXID-1200x960.png

17 Tháng Năm, 2023 Tin TứcTruyền Thông
Hoạt chất: Celecoxib 200mg
Ảnh minh họa: nguồn Internet
1. Chỉ định

– Điều trị triệu chứng của thoái hóa khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA).

– Giảm nhẹ các dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp tự phát thiếu niên (JIA) ở bệnh nhân 2 tuổi trở lên cân nặng tối thiểu 10 kg.

– Giảm nhẹ các dấu hiệu và triệu chứng của viêm cột sống dính khớp.

– Kiểm soát đau cấp tính.

– Điều trị thống kinh nguyên phát.

2. Liều dùng

Người lớn

– Điều trị triệu chứng trong thoái hóa khớp (OA): Liều khuyến nghị của celecoxib là 200 mg dùng liều đơn hoặc 100 mg, 2 lần mỗi ngày.

– Điều trị triệu chứng trong viêm khớp dạng thấp (R4): Liều khuyến nghị của celecoxib là 100 mg hoặc 200 mg 2 lần mỗi ngày.

– Viêm cột sống dính khớp (AS): Liều khuyến nghị của celecoxib là 200 mg dùng liều đơn hoặc 100 mg 2 lần mỗi ngày. Một số bệnh nhân có thể tốt hơn nếu dùng tổng liều mỗi ngày 400 mg.

– Kiểm soát đau cấp tính: Liều khởi đầu theo khuyến cáo của celecoxib là 400 mg, dùng thêm một liều 200 mg trong ngày đầu tiên nếu cần thiết. Trong các ngày tiếp theo, liều khuyến nghị là 200 mg 2 lần mỗi ngày khi cần.

– Điều trị đau bụng kinh nguyên phát: Liều khởi đầu theo khuyến cáo của celecoxib là 400 mg, dùng thêm một liều 200 mg trong ngày đầu tiên nếu cần thiết. Trong các ngày tiếp theo, liều khuyến nghị là 200 mg 2 lần mỗi ngày khi cần.

– Những người có chuyển hóa kém CYP2C9: Những bệnh nhân đã biết hoặc nghi ngờ chuyển hóa kém qua CYP2C9 dựa trên tiền sử kinh nghiệm với các cơ chất khác của CYP2C9 cần thận trọng khi dùng celecoxib. Bắt đầu điều trị với liều bằng ½ liều khuyến nghị thấp nhất.

Người cao tuổi: Nhìn chung không phải điều chỉnh liều. Tuy nhiên, với các bệnh nhân cao tuổi có cân nặng dưới 50 kg, nên bắt đầu điều trị với liều khuyến nghị thấp nhất.

Trẻ em

– Viêm khớp tự phát thiếu niên (JIA): Bệnh nhân nhi (2 tuổi trở lên):

+ Liều lượng >10 kg đến <25 kg viên nang 50 mg, hai lần mỗi ngày.

+ Liều lượng >25 kg viên nang 100 mg, hai lần mỗi ngày.

Dùng kết hợp với fluconazol: Nên dùng celecoxib với nửa liều khuyến nghị trên những bệnh nhân đang điều trị với fluconazol, một chất ức chế CYP2C9.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi quên 1 liều?

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

3. Chống chỉ định

– Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với celecoxib hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

– Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với sulfonamid.

– Bệnh nhân có tiền sử hen, mề đay hoặc có các phản ứng kiểu dị ứng sau khi dùng acid acetylsalieylic hoặc các thuốc kháng viêm không steroid khác (các NSAID), bao gồm các thuốc ức chế đặc hiệu cyclooxygenase – 2 (COX – 2) khác.

-Điều trị đau trong phẫu thuật ghép mạch động mạch vành nhân tạo (CABG).

4. Tác dụng phụ

– Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

+ Rối loạn mắt: Viêm kết mạc.

+ Rối loạn toàn thân và tại chỗ dùng thuốc: Đau ngực.

– Hiếm gặp 1/1000 < ADR < 1/10000

+ Rối loạn tâm thần: Ảo giác.

+ Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: Nghẽn mạch phổi, viêm phổi.

+ Rối loạn tiêu hóa: Xuất huyết tiêu hóa.

+ Rối loạn gan mật: Viêm gan.

+ Rối loạn da và mô dưới da: Phản ứng nhạy cảm với ánh sáng.

+ Rối loạn thận và tiết niệu: Suy thận cấp, hạ natri máu.

+ Rối loạn sinh sản: Rối loạn kinh nguyệt.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

5. Thận trọng khi sử dụng

Tác dụng trên tim mạch

Huyết khối tim mạch: Celecoxib có thế gây tăng nguy cơ huyết khối tim mạch nghiêm trọng, nhồi máu cơ tim, và đột quỵ, là những biến cố có thể gây tử vong. Để giảm thiểu nguy cơ nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất có thể.

Celecoxib không phải là chất thay thế cho acid acetylsalicylic trong dự phòng các bệnh tắc nghẽn huyết khối tim mạch do thiếu tác động trên chức năng tiểu cầu. Bởi vì celecoxib không ức chế sự kết tập tiểu cầu, do đó không nên ngừng các trị liệu kháng tiểu cầu (ví dụ acid acetylsalicylic) khi đang dùng celecoxib.

Tăng huyết áp: Cần theo dõi huyết áp chặt chẽ khi bắt đầu điều trị với celecoxib cũng như trong suốt thời gian điều trị. Nên thận trọng khi dùng celecoxib trên bệnh nhân đã bị tổn thương chức năng tim, phù hoặc các tình trạng khác có thể bị trầm trọng hơn do ứ dịch và phù nề, bao gồm những bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu hoặc có nguy cơ giảm thể tích máu.

Tác dụng trên đường tiêu hóa: Những bệnh nhân có nguy cơ gặp phải những biến chứng đường tiêu hóa này khi dùng các thuốc NSAID hầu hết là người cao tuổi, bệnh nhân bị các bệnh tim mạch, bệnh nhân đang dùng aspirin, các glucocorticoid, hoặc các NSAID khác, bệnh nhân sử dụng rượu, hoặc bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị các bệnh đường tiêu hóa tiến triển như loét, các tình trạng chảy máu hoặc viêm đường tiêu hóa.

Tác dụng trên thận: Bệnh nhân có nguy cơ nhiễm độc thận cao nhất là người suy chức năng thận, suy tim, suy chức năng gan va người cao tuổi. Cần theo dõi cẩn thận cho những bệnh nhân này khi điều trị bằng celecoxib. Cần thận trọng khi bắt đầu điều trị cho bệnh nhân mất nước. Trước tiên cần bù nước cho bệnh nhân rồi mới bắt đầu điều trị bằng celecoxib. Cần theo dõi chặt chẽ chức năng thận ở bệnh nhân bị bệnh thận tiến triển điều trị bằng celecoxib.

Phản ứng dạng phản vệ: Cũng như các thuốc NSAID nói chung, các phản ứng dạng phản vệ có xảy ra ở các bệnh nhân dùng celecoxib.

Các phản ứng nghiêm trọng trên da: Bệnh nhân thường có nguy cơ cao với các biến cố này trong giai đoạn sớm của quá trình điều trị, hầu hết các trường hợp này xảy ra chủ yếu trong tháng điều trị đầu tiên. Cần ngưng dùng celecoxib ngay khi xuất hiện mẩn đỏ da, tổn thương niêm mạc hoặc bất kỳ dấu hiệu quá mẫn nào.

Tác dụng trên gan: Chưa có nghiên cứu trên các bệnh nhân suy gan nặng (Child – Pugh nhóm C). Không sử dụng celecoxib trên bệnh nhân suy gan nặng. Cần thận trọng khi sử dụng celecoxib trên bệnh nhân suy gan vừa (Child – Pugh nhóm B) và nên bắt đầu với liều bằng nửa liều khuyến cáo.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của celecoxib trên khả năng lái xe và vận hành máy móc, nhưng dựa trên các đặc tính dược lực học và mô tả tổng quát về tính an toàn của thuốc, có thể coi là thuốc không có ảnh hưởng.

Thời kỳ mang thai

Celecoxib có thể gây vô lực cơ tử cung và đóng sớm ống động mạch chủ, nên tránh sử dụng celecoxib trong quý 3 của thai kỳ. Chỉ nên dùng celecoxib khi mang thai nếu lợi ích tiềm tàng đổi với người mẹ vượt trội nguy cơ tiềm tàng đối với thai nhi. Ức chế tổng hợp prostaglandin có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho phụ nữ mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Ở phụ nữ cho con bú dùng celecoxib, rất ít celecoxib được chuyển vào trong sữa. Vì những tác dụng không mong muốn tiềm tàng của celecoxib trên trẻ đang bú mẹ, tùy theo lợi ích mong muốn của thuốc đối với người mẹ, nên cân nhắc ngừng thuốc hay ngừng cho con bú.

6. Tương tác thuốc

Celecoxib chủ yếu chuyển hóa qua cytocrom P450 (CYP) 2C9 tại gan. Việc dùng đồng thời celecoxib với các chất ức chế CYP2C9 làm tăng nồng độ của celecoxib trong huyết tương. Việc dùng đồng thời celecoxib với các chất cảm ứng CYP2C9 như rifampicin, carbamazepin và barbiturat làm giảm nồng độ của celecoxib trong huyết tương. Ngoài ra, có thể có tương tác thuốc in vivo với các thuốc được chuyển hóa bởi CYP2D6.

Lithium: Ở các đối tượng khỏe mạnh, nồng độ lithium trong huyết tương tăng khoảng 17% khi dùng đồng thời lithium và celecoxib. Cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân đang điều trị bằng lithium khi bắt đầu hoặc ngừng sử dụng đồng thời với celecoxib.

Aspirin: Celecoxib không ảnh hưởng đến tác dụng kháng tiểu cầu của aspirin liều thấp.

Việc ức chế prostaglandin có thể làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp của thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACEI) và/hoặc thuốc đối kháng angiotensin II, các thuốc lợi tiểu và các thuốc chẹn thụ thể beta.

Cyclosporin: Vì các NSAID có tác dụng lên các prostaglandin ở thận, các thuốc này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc thận do cyclosporin.

Fluconazol và ketoconazol: Dùng đồng thời fluconazol liều 200mg, 1 lần/ngày làm tăng gấp đôi nồng độ celecoxib trong huyết tương do fluconazol có tác động ức chế men chuyển hóa celecoxib CYP P450 2C9. Ketoconazol, một chất ức chế CYP3A4, không có tác dụng ức chế chuyển hóa celecoxib đáng kể trên lâm sàng.

Dextromethorphan và metoprolol: Việc sử dụng đồng thời celecoxib 200mg ngày 2 lần làm tăng lần lượt 2,6 lần và 1,5 lần nồng độ của dextromethorphan và metoprolol trong huyết tương (các cơ chất của CYP2D6). Điều này là do celecoxib ức chế chuyển hóa của các cơ chất của CYP2D6.

Thuốc lợi tiểu: Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy rằng trên một số bệnh nhân, NSAID có thể làm giảm tác dụng tăng thải natri qua nước tiểu của furosemid và thiazid bằng cách ức chế tổng hợp prostaglandin ở thận.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Hoàng Thị Thùy Dung

(Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất)


thuoc_azenmarol-4_9-21422.jpg

17 Tháng Năm, 2023 Tin TứcTruyền Thông
Azenmarol là thuốc điều trị và dự phòng huyết khối, được chỉ định trong các trường hợp nhồi máu cơ tim, bệnh tim gây tắc mạch, huyết khối tĩnh mạch sâu,… Thuốc Azenmarol có nhiều lưu ý và tác dụng phụ, do đó người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong thời gian sử dụng thuốc.
Thuốc Azenmarol được chỉ định trong các trường hợp nhồi máu cơ tim, bệnh tim gây tắc mạch, huyết khối tĩnh mạch sâu. Ảnh minh họa: nguồn Internet
1. Thuốc Azenmarol 
  • Thuộc nhóm:thuốc tim mạch.
  • Thành phần chính : Acenocoumarol
  • Hàm lượng: Thuốc Azenmarolđược bào chế ở 2 hàm lượng là Acenocoumarol 1mg và 4mg.
2. Dược lực học của Azenmarol

Acenocoumarol là một dẫn chất coumarin có tác dụng kháng vitamin K. Những dược chất này ức chế enzym vitamin K epoxide reductase, do đó làm ngăn cản quá trình chuyển hóa acid glutamic thành acid gamma-carboxyglutamic của các protein tiền thân của những yếu tố đông máu (II, VII, IX, X).

Bởi vậy, các dẫn chất coumarin kháng vitamin K có tác dụng chống đông máu gián tiếp thông qua cơ chế ngăn cản sự tổng hợp các dạng hoạt động của các yếu tố đông máu II, VII, IX, X trên.

Sau khi acenocoumarol được đưa vào cơ thể theo đường uống, tác dụng của thuốc thường đạt tối đa trong vòng từ 24 đến 48 giờ đối với thời gian prothrombin kéo dài, tùy vào liều dùng. 48 giờ sau khi ngừng thuốc, prothrombin trở về mức trước khi dùng thuốc.

Sau khi được uống vào cơ thể, các dẫn chất coumarin kháng vitamin K sẽ gây hạ prothrombin máu trong khoảng thời gian từ 36 đến 72 giờ. Để cân bằng điều trị bằng thuốc kháng vitamin K cần thời gian nhiều ngày. Sau khi ngừng sử dụng thuốc, tác dụng chống đông máu có thể kéo dài thêm 2 đến 3 ngày. Tuy không có tác dụng tiêu huyết khối trực tiếp bởi vì không đảo ngược được thương tổn của mô bị thiếu máu cục bộ, nhưng các dẫn chất coumarin kháng vitamin K có thể hạn chế được sự phát triển của các cục huyết khối đã có trước và có thể ngăn ngừa các triệu chứng huyết khối tắc mạch thứ phát.

Acenocoumarol có lợi thế so với wafarin và phenprocoumon là thời gian tác dụng ngắn hơn.

3. Dược động học Azenmarol

Acenocoumarol được hấp thu khá nhanh qua đường tiêu hoá. Sinh khả dụng của đường uống đạt 60%. Phần lớn đồng phân S(-)-acenocoumarol qua chuyển hóa bước đầu tại gan, trong khi sinh khả dụng của đồng phân R(+)-acenocoumarol là 100%. Acenocoumarol có tỷ lệ gắn với protein huyết tương rất cao (99%). Nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết tương thường đạt trong vòng 1-3 giờ. Thể tích phân bố thuốc 0,16 – 0,34 lít/kg.

Acenocoumarol có thể đi qua nhau thai và một phần nhỏ thuốc được phát hiện trong sữa mẹ.

Acenocoumarol bị chuyển hóa ở gan thành các chất chuyển hóa amin và acetamid không có hoạt tính bởi hệ enzym cytochrom P450. Một số chất chuyển hóa khác như diastereoisometric alcohol và chất chuyển hóa hydroxyl cũng có thể có hoạt tính. Các nhà lâm sàng cần biết khả năng một số người bệnh nhạy cảm cao với acenocoumarol do tính đa hình của ty lạp thể ở gan, ở những người bệnh này có thể phải giảm liều.

Thời gian bán thải của acenocoumarol là khoảng 8-11 giờ.

Acenocoumarol đào thải chủ yếu qua nước tiểu ở dưới dạng chuyển hoá và một phần qua phân.

4. Công dụng của thuốc Azenmarol là gì?

Thuốc Azenmarol có tác dụng ngăn ngừa cục máu đông. Vậy nên, thuốc thường được chỉ định trong điều trị các trường hợp sau:

  • Bệnh tim gây tắc mạch: Dự phòng các biến chứng huyết khối gây tắc mạch do rung nhĩ, van nhân tạo, bệnh van hai lá.
  • Bệnh nhồi ,máu cơ tim: Dự phòng các biến chứng huyết khối gây tắc mạch trong nhồi máu cơ tim, biến chứng như huyết khối trên thành tim, loạn động thất trái gây tắc mạch khi điều trị tiếp thay cho heparin, rối loạn chức năng thất trái nặng. Dự phòng trong điều trị tái phát nhồi máu cơ tim khi không thể sử dụng aspirin.
  • Điều trị người bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu và nghẽn mạch phổi. Dự phòng tái phát khi thay thế tiếp cho liệu pháp heparin.
  • Dự phòng ở bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch, nghẽn mạch phổi trong phẫu thuật khớp háng.
  • Dự phòng khi bệnh nhân có huyết khối trong ống thông.
5. Liều lượng và cách dùng thuốc Azenmarol như thế nào?

Liều lượng thuốc phải được điều chỉnh nhằm đạt mục đích ngăn cản cơ chế đông máu tới mức không xảy ra huyết khối nhưng tránh gây ra tình trạng chảy máu tự phát. Tùy theo đáp ứng điều trị mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp.

5.1 Liều uống thông thường

Ngày đầu tiên uống liều 4mg/ngày, ngày thứ 2 uống liều 4 – 8 mg/ ngày.

Liều dùng duy trì của thuốc là từ 1 – 8 mg/ ngày, tùy theo đáp ứng sinh học.

Việc điều chỉnh liều thường tiến hành từng nấc 1 mg.

5.2 Theo dõi sinh học và hiệu chỉnh liều

Xét nghiệm sinh học thích hợp là đo thời gian prothrombin (PT) biểu thị theo tỷ số chuẩn hóa quốc tế INR (International Normalized Ratio). Qua thời gian prothrombin để thăm dò các yếu tố II, VII, X là những yếu tố bị giảm bởi thuốc kháng vitamin K. Yếu tố IX cũng bị giảm bởi thuốc kháng vitamin K, tuy nhiên không sử dụng thời gian prothrombin để thăm dò.

Nếu không dùng thuốc kháng vitamin K thì INR ở người bình thường là 1. Khi sử dụng thuốc đa số trường hợp đích INR cần đạt là 2,5, dao động trong khoảng 2 và 3. Trường hợp INR dưới 2 phản ánh việc dùng thuốc chống đông máu chưa đủ. INR trên 3 là dùng thừa thuốc. INR trên 5 là có nguy cơ gây chảy máu.

5.3 Cách dùng thuốc Azenmarol

Thuốc Azenmarol nên được uống một lần vào cùng một thời điểm mỗi ngày.

5.4 Khi sử dụng quá liều thuốc Azenmarol chúng ta phải làm gì?

Biểu hiện phổ biến nhất của quá liều thuốc Azenmarol là xuất huyết, có thể xảy ra trong vòng 1-5 ngày sau khi uống thuốc. Các triệu chứng xuất huyết có thể nhận thấy: chảy máu mũi, nôn ra máu, ho ra máu, xuất huyết dạ dày-ruột, đái ra máu (với cơn đau quặn thận), xuất huyết dưới da, xuất huyết âm đạo chảy máu nướu, tụ máu, và chảy máu trong khớp hay rong kinh.

Có thể xuất hiện triệu chứng nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, rối loạn tuần hoàn ngoại vi do mất máu, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng.

Đối với những trường hợp quá liều Azenmarol, thông thường bác sĩ sẽ căn cứ vào INR và các dấu hiệu chảy máu để tiến hành các biện pháp điều chỉnh tuần tự để tránh không gây nguy cơ huyết khối. Nếu đã dùng thuốc chống đông máu nhưng không dùng vitamin K, cần xét nghiệm lại INR sau 2 – 3 ngày để đảm bảo rằng INR đã giảm xuống.

Trường hợp ngộ độc do tai nạn, cũng phải đánh giá mức độ nguy hiểm theo INR và biểu hiện biến chứng chảy máu. Phải đo INR 2 – 5 ngày sau đó. Sử dụng vitamin K để hiệu chỉnh tác dụng của thuốc chống đông máu azenmarol.

6. Chống chỉ định

Một vài chống chỉ định trong điều trị bằng thuốc Azenmarol có thể kể đến như:

  • Những người có tiền sử mẫn cảm với các dẫn chất coumarin hay với bất cứ thành phần nào của thuốc Azenmarol.
  • Những người thiếu hụt vitamin C, viêm màng trong tim do vi khuẩn, loạn sản máu hoặc có bất kỳ rối loạn về máu nào có tăng nguy cơ xuất huyết.
  • Bệnh nhân tăng huyết áp nặng.
  • Bệnh nhân suy gan nặng, đặc biệt khi thời gian prothrombin đã bị kéo dài.
  • Người có nguy cơ chảy máu, mới can thiệp ngoại khoa về thần kinh và mắt hay có khả năng phải phẫu thuật lại.
  • Bệnh nhân tai biến mạch máu não, trừ những trường hợp bị nghẽn mạch ở nơi khác.
  • Người bị suy thận nặng (Clcr < 20 mL/phút).
  • Giãn tĩnh mạch thực quản.
  • Người đang bị loét dạ dày – tá tràng.
  • Không được kết hợp với aspirin liều cao, phenylbutazol, cloramphenicol, diflunisal, thuốc chống viêm không steroid nhân pyrazol, miconazol dùng đường toàn thân, âm đạo.
  • Không dùng thuốc azenmaroltrong vòng 48 giờ sau khi sinh.
7. Những thuốc có tương tác với thuốc azenmarol

Rất nhiều loại thuốc có thể tương tác với thuốc kháng vitamin K, vậy nên cần theo dõi người bệnh 3-4 ngày sau khi thay đổi thuốc phối hợp. Không được dùng phối hợp thuốc Azenmarol với các thuốc sau:

  • Aspirin đặc biệt ở liều cao 3g/ngày vì làm tăng tác dụng chống đông máu và nguy cơ chảy máu do ức chế ngưng tập tiểu cầu và gây tách thuốc chống đông máu ra khỏi liên kết với protein huyết tương.
  • Miconazol: Có thể xảy ra tình trạng xuất huyết nặng do tăng dạng tự do trong máu và ức chế chuyển hoá của thuốc kháng vitamin K.
  • Phenylbutazon, vì làm tăng tác dụng chống đông máu nếu kết hợp.
  • Thuốc chống viêm không steroid nhóm pyrazol: Tăng nguy cơ chảy máu do tác dụng ức chế tiểu cầu.

Không nên phối hợp thuốc azenmarol với các thuốc sau:

  • Aspirin với liều dưới 3g/ngày.
  • Các thuốc kháng viêm không steroid.
  • Cloramphenicol: Làm tăng tác dụng của thuốc uống chống đông máu nếu kết hợp do làm giảm chuyển hóa thuốc này tại gan.
  • Diflunisal: Tăng tác dụng của thuốc chống đông máu, do cạnh tranh liên kết với protein huyết tương. Nên dùng thuốc giảm đau khác như paracetamol.
8. Tác dụng không mong muốn (ADR)
  • Các biểu hiện chảy máu là biến chứng thường gặp nhất, có thể xảy ra ở khắp các bộ phận của cơ thể: hệ thần kinh trung ương, các chi, trong ổ bụng, các phủ tạng, trong nhãn cầu,….
  • Một số trường hợp có thể xuất hiện tiêu chảy có thể kèm theo phân nhiễm mỡ, đau khớp riêng lẻ.
  • Hiếm gặp: Rụng tóc, hoại tử da khu trú, mẩn da dị ứng.

Rất hiếm gặp: bị viêm mạch máu hay tổn thương gan.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Trần Thị Diễm Trang

(Theo Hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất)


Picture1.png

17 Tháng Năm, 2023 Tin TứcTruyền Thông
Hoạt chất: Bisoprolol fumarate 2.5mg, 5mg

1. Chỉ định:
– Điều trị tăng huyết áp.
– Điều trị bệnh mạch vành (đau thắt ngực).
– Điều trị bệnh suy tim mạn tính ổn định kèm suy giảm chức năng tâm thu thất trái kết hợp với thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu và các glycoside tim.

Ảnh minh họa: nguồn Internet
  1. Liều dùng và cách dùng:

    Điều trị tăng huyết áp và bệnh mạch vành: Trong mọi trường hợp, liều dùng sẽ được điều chỉnh cho từng bệnh nhân, đặc biệt là dựa trên nhịp tim và kết quả điều trị. Liều khởi đầu thông thường là 5mg bisoprolol  một lần/ngày. Trong trường hợp tăng huyết áp nhẹ (huyết áp tâm trương đến 105mmHg) có thể điều trị với 2.5mg một lần/ngày là đủ. Nếu cần thiết, liều có thể đuợc tăng lên 10mg bisoprolol một lần/ngày. Liều khuyến cáo tối đa là 20mg bisoprolol một lần/ngày.

Điều trị suy tim mãn ổn định: Phác đồ điều trị chuẩn suy tim mãn tính gồm có các thuốc ức chế men chuyển (ACE) (hoặc chẹn thụ thể angiotensin trong trường hợp không dung nạp các thuốc ức chế men chuyển), chẹn beta, thuốc lợi tiểu và với các glycoside trợ tim khi thích hợp. Trước khi điều trị suy tim mãn ổn định với Bisoprolol 5mg, cần thiết phải có một giai đoạn kiểm tra đặc biệt và cần được bác sĩ theo dõi thường xuyên.
– Các điều kiện trước khi điều trị với bisoprolol suy tim mãn ổn định mà không bị suy tim cấp.
Bác sĩ điều trị cần phải có kinh nghiệm trong điều trị suy tim mãn. Điều trị suy tim mãn ổn định với bisoprolol được khởi đầu theo phác đồ chuẩn dưới đây, đáp ứng của mỗi bệnh nhân có thể tùy thuộc vào cách dung nạp của bênh nhân đối với mỗi liều, có nghĩa là chỉ tăng liều khi đã dung nạp tốt liều trước đó.
Tuần 1: 1.25mg bisoprolol một lần/ngày *, nếu dung nạp tốt tăng lên
Tuần 2: 2.5mg bisoprolol (1/2 viên Bisoprolol 5mg) một lần/ngày, nếu dung nạp tốt tăng lên
Tuần 3: 3.75 mg bisoprolol một lần/ngày*, nếu dung nạp tốt tăng lên
Tuần 4 – 7: 5mg bisoprolol một lần/ngày, nếu dung nạp tốt tăng lên
Tuần 8 – 11: 7.5mg bisoprolol  một lần/ngày, dung nạp tốt tăng lên
Tuần 12 và sau đó: 10mg bisoprolol  một lần/ngày như liều duy trì
Liều khuyến cáo tối đa là 10mg bisoprolol một lần mỗi ngày. Bệnh nhân nên được theo dõi và duy trì ở mức liều này trừ khi không thể được, do tác dụng phụ. Cần theo dõi chặt chẽ dấu hiệu sống còn (huyết áp, nhịp tim) và các dấu hiệu suy tim nặng lên trong giai đoạn chỉnh liều.
Thay đổi điều trị: trong giai đoạn chỉnh liều hoặc sau đó, nếu xảy ra suy tim nặng hơn thoáng qua, hạ huyết áp hay chậm nhịp tim, khuyến cáo nên xem xét lại liều của các thuốc đang sử dụng đồng thời. Giảm liều bisoprolol tạm thời hoặc xem xét ngừng điều trị bisoprolol khi cần thiết. Luôn nên cân nhắc bắt đầu sử dụng lại bisoprolol và/hoặc tăng liều khi bệnh nhân ổn định trở lại.

Thời gian điều trị cho tất cả các chỉ định: Điều trị với bisoprolol thường là điều trị lâu dài. Việc điều trị có thể ngưng khi cần thiết và sử dụng lại khi thích hợp.

Không được ngưng điều trị đột ngột hay thay đổi liều mà không hỏi ý kiến bác sĩ: Vì điều này có thể làm suy tim nặng hơn tạm thời. Không nên ngừng điều trị đột ngột. Nếu cần thiết phải ngưng điều trị, nên giảm liều từ từ.

Các trường hợp đặc biệt:
Suy thận hay suy gan
– Điều trị tăng huyết áp hay bệnh mạch vành: Không cần điều chỉnh liếu đối với bệnh nhân suy chức năng gan hay thận mức độ nhẹ đến trung bình. Đối với bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinine <20ml/phút) và suy gan nặng không được vượt quá liều 10mg bisoprolol mỗi ngày.
– Điều trị suy tim mãn ổn định: Không có thông tin về dược động học của bisoprolol ở bệnh nhân suy tim mãn kèm suy gan hay suy thận. Việc xác định liều cho các truờng hợp này cần hết sức thận trọng.

Người già: Không cần điều chỉnh liều.

Trẻ em: Chưa có kinh nghiệm đầy đủ về việc sử dụng bisoprolol cho trẻ em, vì thế không khuyến cáo sử dụng cho trẻ em.

Cách dùng: Nên sử dụng vào buổi sáng, kèm hay không kèm thức ăn. Nuốt nguyên viên thuốc với nước, không đuợc nhai.

3. Chống chỉ định

Không dùng cho các bệnh nhân sau:
– Suy tim cấp hoặc các giai đoạn suy tim mất bù cần tiêm truyền tĩnh mạch các thuốc gây co cơ tim
– Shock do rối loạn chức năng tim (shock do tim)
– Rối loạn dẫn truyên nhĩ thất nghiêm trọng (blốc nhĩ thất độ II hay độ III) không có máy tạo nhịp
– Hội chứng suy nút xoang
– Bloc xoang nhĩ
– Nhịp tim chậm, gây ra triệu chứng thực thể
– Huyết áp thấp, gây ra triệu chứng thực thể

– Hen phế quản nặng

– Thể nặng của bệnh tắc động mạch ngoại biên hay hội chứng Raynaud
– U tuyến thượng thận chưa điều trị (u tế bào ưa crôm)
– Toan chuyển hóa
– Mẫn cảm với bisoprolol hay bất cứ thành phần nào của thuốc (xem thành phần).

4. Tác dụng phụ: 

Các tác dụng phụ dưới đây được sắp xếp theo hệ thống phân loại cơ quan. Tần suất được phân loại như sau:
Rất thường gặp (≥10%), thường gặp (≥1% và <10%), ít gặp (≥0.1% và <1%), hiếm (≥0.01% và <0.1%), rất hiếm (<0.01%).
– Các xét nghiệm
Hiếm: Tăng triglycerides, tăng men gan (ALAT, ASAT)
– Các rối loạn tim
Rất thường gặp: Chậm nhịp tim (đối với bệnh nhân suy tim mãn)
Thường gặp: Tăng suy tim (đối với bệnh nhân suy tim mãn)
Ít gặp: Rối loạn dẫn truyền nhĩ thất; chậm nhịp tim (ở bệnh nhân tăng huyết áp hay đau thắt ngực); tăng suy tim (ở bệnh nhân tăng huyết áp hay đau thắt ngực)
– Các rối loạn ở hệ thần kinh
Thường gặp: Chóng mặt, nhức đầu
Hiếm gặp: Ngất.
– Các rối loạn về mắt
Hiếm: Giảm nước mắt (cần lưu ý nếu bệnh nhân dùng kính sát tròng)
Rất hiếm: Viêm kết mạc
– Các rối loạn về tai và tai trong
Hiếm: Rối loạn thính giác
– Các rối loạn về hô hấp, ngực và trung thất
Ít gặp: Co thắt phế quản ở bệnh nhân hen phế quản hay có tiển sử tắc nghẽn khí quản
Hiếm: Viêm mũi dị ứng
– Các rối loạn về tiêu hóa
Thường gặp: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón
– Các rối loạn về da và mô dưới da
Hiếm: Các phản ứng mẫn cảm như ngứa, đỏ da, phát ban
Rất hiếm: Rụng tóc. Các thuốc chẹn β có thể gây ra hay làm nặng thêm bệnh vảy nến hoặc ban đỏ như vảy nến
– Các rối loạn về cơ xương và mô liên kết
Ít gặp: Yếu cơ, vọp bẻ
– Các rối loạn về mạch
Thường gặp: Cảm thấy lạnh hay tê cóng tay chân, hạ huyết áp đặc biệt ở bệnh nhân suy tim.
– Các rối loạn khác
Thường gặp: Hen suyễn (đối với bệnh nhân suy tim mãn), mệt mỏi
Ít gặp: Hen suyễn (ở bệnh nhân tăng huyết áp hay đau thắt ngực)
– Các rối loạn gan mật
Hiếm: Viêm gan
– Các rối loạn về hệ sinh sản và ngực
Hiếm: Rối loạn cương dương
– Các rối loạn tâm thần
Ít gặp: Trầm cảm, rối loạn giấc ngủ
Hiếm: Ác mộng, ảo giác
Đối với bệnh cao huyết áp hay bệnh mạch vành
Những triệu chứng này thường xảy ra khi bắt đầu điều trị. Chúng thường nhẹ và mất đi sau 1 – 2 tuần điều trị.
Thông báo ngay cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn xảy ra khi sử dụng thuốc. Đề phòng ngừa những tác dụng nghiêm trọng, phải thông báo ngay cho bác sĩ khi tác dụng là nghiêm trọng, bất ngờ xảy ra hay trở nên nặng hơn.

5. Thận trọng:

– Đái tháo đường có mức đường huyết thay đổi bất thường: các triệu chứng rõ rệt của chứng hạ đường huyết như mạch nhanh, hồi hộp hay tiết mồ hôi có thể bị che giấu.
– Nhịn ăn nghiêm ngặt
– Đang điều trị dị ứng
– Rối loạn dẫn truyền nhĩ thất nhẹ (blốc nhĩ thất độ I)
– Rối loạn lưu lượng máu trong bệnh mạch vành do co thắt mạch (chứng đau thắt ngực Prinzmetal)
– Bệnh tắc nghẽn động mạch ngoại biên (bệnh có thể tăng lên đặc biệt là khi bắt đầu điều trị),
– Bệnh nhân bị bệnh vẩy nến hay có tiền sử bệnh vảy nến.

Hệ hô hấp: Mặc dù các thuốc chẹn beta chọn lọc trên tim (beta 1) có thể có ít tác động lên chức năng phổi hơn các thuốc chẹn beta không chọn lọc, cũng như với tất cả các chất chẹn beta, nên tránh sử dụng những thuốc này ở các bệnh nhân bị bệnh tắc nghẽn đường thở trừ khi có các lý do lâm sàng bắt buộc cần sử dụng. Nếu những lý do này tồn tại, Bisoprolol có thể được sử dụng một cách thận trọng. Các trường hợp hen phế quản hay các bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính, mà có thể gây ra triệu chứng, cần đồng thời điều trị giãn phế quản. Thỉnh thoảng có thể xảy ra sự gia tăng đề kháng đường thở ở những bệnh nhân hen suyễn, vì thế liều kích thích beta 2 có thể phải tăng lên.

Các phản ứng dị ứng: Các thuốc chẹn β1 bao gồm Bisoprolol, có thể làm tăng tính nhạy cảm đối với các chất gây dị ứng và mức độ nghiêm trọng của những phản ứng quá mẫn do sự điều hòa giao cảm ngược dưới tác dụng phong tỏa β có thể giảm đi. Điều trị với adrenalin không luôn mang đến hiệu quả điều trị mong muốn.

Gây mê toàn thân: Trường hợp bệnh nhân gây mê toàn thân, sử dụng thuốc chẹn β giúp giảm nguy cơ loạn nhịp tim và thiếu máu cục bộ cơ tim trong giai đoạn dẫn mê, đặt nội khí quản và trong giai đoạn hậu phẫu. Hiện nay đang khuyến cáo nên duy trì thuốc chẹn β trong giai đoạn chu phẫu. Bác sĩ gây mê phải được thông báo trong trường hợp bệnh nhân cần gây mê có sử dụng thuốc chẹn β do nguy cơ tương tác với các thuốc khác, làm chậm nhịp tim, làm giảm phản xạ tăng nhịp tim và giảm khả năng phản xạ để bù lại sự mất máu. Nếu cần thiết phải ngưng sử dụng thuốc chẹn β trước khi phẫu thuật, nên giảm liều dần dần và kết thúc 48h trước khi gây mê.

U tế bào ưa crôm: Ở bệnh nhân u tuyến thượng thận (u tế bào ưa crôm), chỉ nên sử dụng Bisoprolol 5mg sau khi phong tỏa thụ thể α.

Nhiễm độc tuyến giáp: Khi điều trị với Bisoprolol các triệu chứng của cường chức năng tuyến giáp (nhiễm độc tuyến giáp) có thể bị che giấu.

Các trường hơp đặc biệt:
Cho đến nay, chưa có kinh nghiệm đầy đủ trong việc sử dụng Bisoprolol cho bệnh nhân suy tim kèm đái tháo đường type I lệ thuộc insulin, suy chức năng thận nặng, suy chức năng gan nặng, bệnh cơ tim hạn chế, bệnh tim bẩm sinh hay bệnh van tim thực thể có liên quan đến huyết động lực. Chưa có đầy đủ kinh nghiệm điều trị cho bệnh nhân suy tim nhẹ (NYHA II) cũng như suy tim và nhồi máu cơ tim trong vòng 3 tháng trước đó.

Sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú
– Trong thời gian mang thai, chỉ nên sử dụng Bisoprolol sau khi bác sĩ đã cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra. Nói chung, các chất chẹn β làm giảm lượng máu nhau thai và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Cần theo dõi kỹ lượng máu nhau thai, tử cung và sự phát triển của bào thai, trường hợp xảy ra tác hại cho mẹ hoặc thai nhi, cần xem xét thay đổi phương pháp điều trị.
– Trẻ sơ sinh cần được theo dõi kỹ ngay sau khi sinh. Các triệu chứng của giảm gluco huyết và chậm nhịp tim thường xảy ra trong vòng 3 ngày đầu tiên. Chưa có số liệu về khả năng bài tiết của bisoprolol trong sữa người hay tính an toàn của bisoprolol đối với nhũ nhi. Vì thế, không chỉ định dùng Bisoprolol cho phụ nữ cho con bú.

Tác động lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
– Các nghiên cứu trên bệnh nhân mạch vành cho thấy bisoprolol không ảnh hưởng đến khả năng lái xe của bệnh nhân. Tuy nhiên, do phản ứng có thể xảy ra khác nhau ở mỗi cá thể nên khả năng lái xe và vận hành máy móc có thể bị ảnh hưởng. Cần lưu ý đến khả năng này khi bắt đầu điều trị, khi thay đổi liều cũng như khi có uống rượu.

6. Tương tác thuốc:

Tác dụng và khả năng dung nạp của thuốc có thể bị ảnh hưởng khi sử dụng đồng thời nhiều thuốc. Các tương tác có thể xảy ra khi thuốc này được sử dụng ngay sau thuốc khác. Thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang sử dụng một thuốc khác nào đó, ngay cả thuốc không kê đơn.

– Kết hợp không nên dùng
Điều tri suy tim mãn ổn định: các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm I (như quinidin, disopyramid, lidocain, phenytoin; flecainid, propafenon) có thể làm tăng tác dụng ức chế của Bisoprolol lên dẫn truyên xung lực nhĩ thất và tính co thắt tim.
Cho tất cả các chỉ định: các chất đối kháng Calci kiểu verapamil và diltiazem có thể làm giảm tính co thắt cơ tim và làm chậm dẫn truyền xung lực nhĩ thất khi dùng chung với Bisoprolol. Đặc biệt khi tiêm tĩnh mạch verapamil cho bệnh nhân đang điều trị với thuốc chẹn β có thể gây ra hạ huyết áp mạnh và bloc nhĩ thất.
Các thuốc hạ huyết áp có tác dụng trung tâm (như clonidin, methyldopa, moxonodin, rilmenidin) có thể làm giảm nhịp tim và cung lượng tim cũng như giãn mạch do giảm trương lực giao cảm trung ương. Ngưng dùng thuốc đột ngột, đặc biệt là trước khi ngưng sử dụng thuốc chẹn β có thể làm tăng nguy cơ ‘tăng huyét áp hồi ứng.
– Kết hợp phải thận trọng
Điều tri tăng huyết áp và bệnh mạch vành: các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm I (như quinidin, disopyramid, lidocain, phenitoin; flecainid, propafenon) có thể làm tăng tác dụng ức chế của Bisoprolol lên dẫn truyền xung lực nhĩ thất và tính co thắt tim.
– Cho tất cả các chỉ định:
Các chất đối kháng Calci kiểu dihydropyridin (như nifedipin) có thể làm tăng nguy cơ hạ huyết áp khi dùng chung với Bisoprolol. Không loại trừ gia tăng nguy cơ biến thoái chức năng bơm tâm thất ở bệnh nhân suy tim.
Các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm III (như amiodaron) có thể làm tăng tác dụng ức chế của Bisoprolol trên dẫn truyền xung lực nhĩ thất.
Các thuốc chẹn β tại chỗ (như thuốc nhỏ mắt điều trị glaucoma) có thể có tác dụng hiệp lực vào tác dụng toàn thân của Bisoprolol.
Các thuốc cường phó giao cảm có thể làm tăng tác dụng ức chế lên dẫn truyền xung lực nhĩ thất và nguy cơ chậm nhịp tim khi dùng chung với Bisoprolol 5mg.
Tác dụng giảm glucose huyết của insulin và các thuóc đái tháo đường dùng đường uống có thể tăng lên. Các dấu hiệu cảnh báo của tình trạng giảm glucose huyết – đặc biệt là tăng nhịp tim – có thể bị che giấu hay tiêu trừ. Các tương tác này thưởng xảy ra với các chẹn β không chọn lọc.
Các thuốc gây mê có thể làm tăng nguy cơ ức chế tim của Bisoprolol, dẫn đến hạ huyết áp (nếu cần thêm thông tin về gây mê tổng quát, xin xem phần cảnh báo và thận trọng).
Các glycoside tim (digitalis) có thể làm tăng thời gian dẫn truyền xung động và vì thế làm giảm nhịp tim khi dùng chung với Bisoprolol.
Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của Bisoprolol.
Các chất cường giao cảm β (như isoprenalin, dobutamin) sử dụng chung với Bisoprolol có thể làm giảm tác dụng của cả hai.
Sự kết hợp giữa Bisoprolol và chất cường giao cảm hoạt hóa cả thụ thể β và α (như noradrenalin, adrenalin) có thể làm tăng tác dụng co mạch gián tiếp qua thụ thể α của các thuốc này làm tăng huyết áp và trầm trọng hơn chứng khập khiễng cách hồi. Các tương tác này thường xảy ra với các chẹn β không chọn lọc.
Các thuốc trị tăng huyết áp cũng như các thuốc khác có khả năng làm hạ huyết áp (như thuốc chống trầm cảm ba vòng, barbiturat, phenothiazin) có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của Bisoprolol.
– Kết hợp cần cân nhắc
Mefloquine có thể làm tăng nguy cơ chậm nhịp tim nếu dùng kết hợp với Bisoprolol.

Thuốc ức chế Monoamine oxidase (ngoại trừ IMAO-B) có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của các thuốc chẹn β. Tuy nhiên sử dụng đồng thời cũng có thể có nguy cơ tăng huyết áp đột ngột.
Rifampicin: có thể làm giảm nhẹ thời gian bán hủy của bisoprolol do kích thích enzym chuyển hóa thuốc qua gan. Thông thường không cần thiết để điều chỉnh liều.
Dẫn chất Ergotamin: tăng rối loạn tuần hoàn ngoại vi.

Quá liều
– Các dấu hiệu thường gặp nhất khi quá liều Bisoprolol bao gồm chậm nhịp tim, tụt huyết áp, suy tim cấp, hạ đường huyết và co thắt phế quản. Trường hợp nghi ngờ quá liều, phải thông báo ngay cho bác sĩ. Tùy thuộc vào mức độ quá liều, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị. Tác hại của quá liều có thể khác nhau ở mỗi người và rất nhạy cảm với những bệnh nhân bị suy tim.
– Nói chung, khi quá liều cần ngưng điều trị bisoprolol và tiến hành điều trị hỗ trợ và triệu chứng. Các số liệu hạn chế cho thấy bisoprolol khó bị thẩm phân.
Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Hoàng Thị Thùy Dung

(Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất)


Picture2.png

Ảnh minh họa: nguồn Internet
Hoạt chất: Bismuth Subcitrat dạng keo tương đương với 120mg bismuth trioxide
1. Chỉ định:

– Loét tá tràng.
– Đợt cấp của viêm dạ dày mạn tính
– Loét dạ dày lành tính.
– Chứng khó tiêu không loét.
– Có thể dùng Bismuth subcitrate dạng keo trong tam liệu pháp (với metronidazole và tetracyclin hay amoxicillin) để loại trừ Helicobacter pylori.

2. Liều dùng và cách dùng:

– Mỗi lần 2 viên, mỗi ngày 2 lần, uống lúc bụng trống, nửa giờ trước bữa ăn, nuốt nguyên viên không nhai viên thuốc.
– Lần đầu dùng nên trong 4 tuần và nếu cần thì đến tối đa 8 tuần.
– Không nên dùng như là một liệu pháp duy trì sau khi đã qua thời gian tối đa 8 tuần điều trị.
– Nếu dự định một đợt điều trị tiếp nên để cách ít nhất 8 tuần trước đợt điều trị mới trong 2 tuần.
– Nếu dùng trong tam liệu pháp, uống mỗi lần 1 viên, mỗi ngày 4 lần trong 2 tuần.

3.  Chống chỉ định:

– Suy thận nặng
– Không khuyên sử dụng cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
– Không chỉ định dùng cho trẻ em.

4. Tác dụng phụ:

– Buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy thỉnh thoảng được báo cáo khi dùng.
– Nhức đầu và chóng mặt được một số nhà nghiên cứu ghi nhận.
– Phân đen do bài tiết bismuth sulphide.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải sau khi dùng thuốc.
Quá liều và cách xử trí:
– Bismuth Subcitrate dạng keo ở liều khuyến nghị hiếm khi gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên đã có thông báo về suy thận, bệnh não và độc tính thần kinh sau khi dùng quá liều cấp tính hay mạn tính.
– Hiện chưa biết rõ cách điều trị tối ưu đối với trường hợp quá liều bismuth.
– Nên rửa dạ dày, tẩy xổ và điều chỉnh nước điện giải, ngay cả khi bệnh nhân đến trễ. Các chất tạo nổi chelat có thể có hiệu quả ở giai đoạn sớm sau khi uống và acid 2,3-dimercapto-1-propan sulfonic liều 100mg, mỗi ngày 3 lần có thể làm tăng thành thái bismuth ở thận và làm giảm nồng độ bismuth trong máu. Việc thẩm tách máu chưa được chứng minh và có thể làm thành thái bismuth ở mô hay không.

5. Thận trọng:

– Dù không có báo cáo nào về bệnh lý não do bismuth sau khi dùng bismuth subcitrate dạng keo ở liều điều trị, vẫn phải luôn luôn nhớ đến nguy cơ này và tránh dùng quá liều.
– Cùng với lý do tương tự, không khuyên dùng dài ngày (liệu pháp duy trì).
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
– Phụ nữ có thai: Không sử dụng
– Phụ nữ cho con bú: Không sử dụng
Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc
– Không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
– Không dùng thuốc quá hạn ghi trên nhãn thuốc

6. Tương tác thuốc:

– Sự hấp thụ sắt, calcium hay tetracycline có thể bị giảm nếu dùng cùng lúc với Bismuth Subcitrat dạng keo.
– Các thuốc kháng acid hay sữa dùng chung với Bismuth Subcitrat dạng keo có thể tạo nối chelate với thuốc và làm ảnh hưởng đến tác dụng của bismuth subcitrate dạng keo. Vì vậy, tránh dùng thức ăn hay các thuốc kháng acid trong vòng 30 phút trước hay sau khi dùng Bismuth Subcitrat dạng keo.
Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Hoàng Thị Thùy Dung

(Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất)


Arcarbose-1200x960.png

17 Tháng Năm, 2023 Tin TứcTruyền Thông
Ảnh minh họa: nguồn Internet
Hoạt chất: Acarbose 25mg.
1. Chỉ định

– Đơn trị liệu: Như một thuốc phụ trợ chế độ ăn và tập luyện để điều trị đái tháo đường type 2 (không phụ thuộc Insulin) ở người tăng Glucose máu (đặc biệt tăng Glucose máu sau khi ăn) không kiểm soát được chỉ bằng chế độ ăn và tập luyện.
– Phối hợp với Sulfonylurê như 1 thuốc phụ trợ chế độ ăn và tập luyện để điều trị đái tháo đường type 2. Ở người bệnh tăng Glucose máu không kiểm soát được bằng Acarbose hoặc Sulfonylurê dùng đơn độc.

2. Chống chỉ định

– Quá mẫn với Acarbose;
– Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú;
– Viêm nhiễm đường ruột, đặc biệt kết hợp với loét;
– Do thuốc có khả năng tạo hơi trong ruột, không nên dùng Sulfonylurea. Tuy nhiên, vì Acarbose chủ yếu làm chậm hơn cho những người dễ bị bệnh lý do tăng áp lực ổ bụng (thoát là ngăn cản hấp thu Glucose, thuốc không làm mất nhiều vi);
– Những trường hợp suy gan, tăng men gan;
– Hạ đường máu;
– Đái tháo đường nhiễm toan thể ceton;

3. Liều dùng

Cách dùng:
– Uống acarbose vào đầu bữa ăn để giảm nồng độ glucose máu sau ăn. Liều phải do thầy thuốc điều chỉnh cho phù hợp từng trường hợp, vì hiệu quả và dung nạp thay đổi tùy từng người bệnh. Viên thuốc phải nhai cùng với miếng ăn đầu tiên hoặc nuốt cả viên cùng với ít nước ngay trước khi ăn.
– Mục tiêu điều trị là giảm glucose máu sau khi ăn và hemoglobin glycosylat về mức bình thường hoặc gần bình thường với liều acarbose thấp nhất, hoặc dùng một mình hoặc phối hợp với thuốc chống đái tháo đường sulfonylurê.
– Trong quá trình điều trị ban đầu và điều chỉnh liều phải định lượng glucose một giờ sau khi ăn để xác định sự đáp ứng điều trị và liều tối thiểu có tác dụng của acarbose. Sau đó, theo dõi hemoglobin glycosylat, khoảng 3 tháng một lần (thời gian sống của hồng cầu) để đánh giá kiểm soát glucose máu dài hạn.
Liều dùng:
– Thuốc này dùng cho người lớn kể cả người cao tuổi, luôn luôn dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, liều dùng được bác sỹ điều chỉnh tùy theo độ dung nạp và đáp ứng ở từng bệnh nhân, liều thường dùng như sau:
– Liều khởi đầu: uống 1 viên/ lần, một hoặc hai lần/ ngày, sau đó sẽ tăng liều đến ba lần/ ngày. Nếu gặp biến chứng khó chịu do phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn kiêng thì không nên tăng liều hơn nữa, mà khi cần có thể phải giảm liều.
– Liều tối đa là 200 mg/ lần x 3 lần/ ngày.
– Thuốc này không dùng cho trẻ em và thanh thiếu niên, người suy thận có creatinin huyết thanh > 2 mg/dl.

4. Tác dụng phụ

Đa số các tác dụng không mong muốn là về tiêu hóa.
+ Rất Thường gặp (ADR ≥ 1/10)
– Tiêu hóa: Đầy bụng
+ Thường gặp (1/100 ≤ ADR < 1/10):
– Tiêu hóa: phân nát, tiêu chảy, buồn nôn, bụng trướng và đau.
+ Ít gặp (1/1.000≤ ADR < 1/100):
– Gan: Chức năng gan bất thường.
– Da: Ngứa, ngoại ban.
– Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, khó tiêu.
+ Hiếm gặp (ADR < 1/1000)
– Gan: Vàng da.
– Rối loạn mạch máu: phù nề.
+Khác:
– Máu và hệ bạch huyết: giảm tiểu cầu.
– Hệ miễn dịch: Mẫn cảm với thuốc, phát ban, ban đỏ, mày đay.
– Tiêu Hóa: Tắc ruột, vỡ nang khí thành ruột.
– Gan: Viêm gan.
– Da: Hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP – Acute

Generalized Exanthematous Pustulosis).
Xử trí tác dụng không mong muốn:
– Về tiêu hóa có thể giảm khi vẫn tiếp tục điều trị và chỉ cần giảm lượng đường ăn (đường mía).
– Để giảm thiểu các tác dụng phụ về tiêu hóa, nên bắt đầu điều trị bằng liều thấp nhất và tăng dần cho tới khi đạt được kết quả mong muốn.
– Không dùng thuốc chống acid để điều trị các tác dụng phụ về tiêu hóa này.
Quá liều và cách xử trí:
– Các triệu chứng quá liều thường biểu hiện trên hệ tiêu hóa. Điều trị triệu chứng các rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy). Tránh dùng thức uống hay thức ăn có chứa Carbohydrate trong 4 đến 6 ngày sau khi quá liều.

5. Thận trọng

– Vì có những trường hợp tăng men gan nên cần theo dõi Transaminase gan trong quá trình điều trị bằng Acarbose. Có thể xảy ra hạ Glucose máu khi dùng Acarbose đồng thời với một thuốc chống đái tháo đường Sulfonylurea và/hoặc Insulin. Khi điều trị hạ Glucose máu, phải dùng Glucose uống (Dextrose) mà không dùng Sucrose vi hấp thu Glucose không bị ức chế bởi Acarbose.
– Acarbose không có tác dụng khi dùng đơn độc ở những người bệnh đái tháo đường có biến chứng nhiễm toan tăng celon hoặc hôn mê; ở những trường hợp này phải dùng Insulin.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:
– Phụ nữ có thai: Chưa có nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát trên phụ nữ có thai, không được dùng.
– Phụ nữ cho con bú: Chưa có nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát trên phụ nữ cho con bú, không được dùng.
Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc: Chưa có dữ liệu về sự ảnh hưởng của thuốc trên khả năng lái xe và vận hành máy móc.

6. Tương tác thuốc

– Điều trị phối hợp với Sulfonylurea như 1 thuốc phụ trợ chế – Trong khi điều trị bằng Acarbose, thức ăn chứa đường ăn (đường mía) thường gây khó chịu ở bụng hoặc tiêu chảy do tăng sự lên men carbohydrat ở đại tràng.
– Acarbose có thể cản trở hấp thu hoặc chuyển hóa sắt.
– Vì cơ chế tác dụng của Acarbose và của các thuốc chống đái tháo đường Sulfonylurea hoặc Biguanid khác nhau, nên tác dụng của chúng đối với kiểm soát Glucose máu có tính chất cộng hưởng khi dùng phối hợp. Cần tránh dùng đồng thời với các thuốc chống acid, Cholestyramin, các chất hấp phụ ở ruột và các men tiêu hóa vì có thể làm giảm tác dụng của Acarbose.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Hoàng Thị Thùy Dung

(Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất)


Picture4.png

Thuốc Actrapid là loại insulin tác dụng nhanh và có thể được sử dụng kết hợp với các sản phẩm insulin kéo dài. Liều lượng thuốc Actrapid tùy thuộc vào từng người và được xác định theo nhu cầu của bệnh nhân. Nhu cầu insulin của từng bệnh nhân thường từ 0,3 – 1,0IU/Kg/ngày.
Tên gốc: insulin người
Tên biệt dược: Actrapid®
Phân nhóm: insulin
Thuốc Actrapid được sử dụng trong điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường. Sử dụng thuốc Actrapid theo đúng chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và hiệu quả điều trị bệnh.
Ảnh minh họa: nguồn Internet
1. Actrapid là thuốc gì?

– Thuốc Actrapid được sản xuất dưới dạng dung dịch tiêm chứa trong lọ, dung dịch thuốc trong suốt, không màu, 1ml dung dịch có chứa 100IU insulin người. Thuốc được đóng gói theo quy cách 1 lọ chứa 10ml tương đương với 1.000 IU insulin human.

– Thuốc có tác dụng làm giảm glucose dễ dàng sau khi insulin gắn kết vào thụ thể trên tế bào cơ và mỡ, đồng thời nó cũng ức chế sản xuất glucose từ gan.

– Actrapid là loại insulin tác dụng nhanh, thuốc phát huy tác dụng trong 1/2 giờ, đạt hiệu quả tối đa trong vòng 1,5 – 3,5 giờ và có tác dụng khoảng 7 – 8 giờ sau khi tiêm.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Actrapid

Thuốc Actrapid được chỉ định trong trường hợp sau:

  • Bệnh đái tháo đường

Thuốc Actrapid chống chỉ định trong trường hợp sau:

  • Người quá mẫn với hoạt chất hay bất kì tá dược nào của thuốc.
3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Actrapid

– Thuốc Actrapid được sử dụng bằng đường tiêm dưới da. Bạn cần thay đổi vị trí tiêm trong vùng để giảm nguy cơ sưng hoặc vết lõm da. Những vị trí tốt nhất để bạn tiêm thuốc Actrapid là: Vùng bụng, mông, mặt trước của đùi hoặc phần trên cánh tay. Thuốc sẽ có tác dụng nhanh hơn nếu bạn tiêm ở vùng bụng.

– Cũng có thể sử dụng thuốc Actrapid qua đường tiêm tĩnh mạch trong những trường hợp đặc biệt và phải do nhân viên y tế thực hiện.

– Cách tiêm thuốc Actrapid riêng hoặc pha trộn với insulin tác dụng kéo dài.

+ Phải chắc chắn bạn đang sử dụng đúng loại ống tiêm với thang chia đơn vị tương ứng cho các mũi tiêm insulin.

+ Lấy vào ống tiêm một lượng thuốc theo chỉ định của bác sĩ;

+ Thực hiện tiêm insuli  dưới da theo kỹ thuật như bác sĩ hoặc y tá đã hướng dẫn bạn.

+ Nên có một bữa ăn chính hoặc nhẹ chứa carbonhydrate trong vòng 30 phút sau mỗi lần tiêm thuốc Actrapid.

– Thuốc Actrapid là loại insulin tác dụng nhanh và có thể được sử dụng kết hợp với các sản phẩm insulin kéo dài.

– Liều lượng thuốc Actrapid tùy thuộc vào từng người và được xác định theo nhu cầu của bệnh nhân. Nhu cầu insulin của từng bệnh nhân thường từ 0,3 – 1,0IU/Kg/ngày. Nhu cầu insulin hằng ngày có thể cao hơn ở bệnh nhân kháng insulin và thấp hơn ở bệnh nhân sản xuất được một lượng insulin nội sinh thặng dư.

– Điều chỉnh liều trong các trường hợp sau:

+ Bệnh kèm theo, đặc biệt là tình trạng nhiễm trùng và sốt, thường sẽ làm tăng nhu cầu insulin của bạn.

+ Các bệnh đi kèm ở thận, gan hoặc ảnh hưởng đến tuyến thượng thận,tuyến yên hoặc tuyến giáp có thể khiến cho bạn phải thay đổi liều insulin;

+ Cũng có thể cần phải điều chỉnh liều thuốc Actrapid nếu bạn thay đổi hoạt động thể lực hoặc chế độ ăn thông thường;

+ Điều chỉnh liều cũng có thể cần thiết khi bạn chuyển từ một chế phẩm insulin sang một loại khác.

– Không thể xác định rõ về sự quá liều khi sử dụng Actrapid, tuy nhiên hạ đường huyết có thể phát triển qua các giai đoạn liên tiếp nếu bạn dùng liều quá cao so với nhu cầu của cơ thể.

+ Giai đoạn hạ đường huyết nhẹ, có thể điều trị bằng cách sử dụng glucose uống hay các sản phẩm có đường. Vì vậy, khi bị đái tháo đường, bạn thường được khuyên luôn mang theo người những sản phẩm có đường.

+ Giai đoạn hạ đường huyết nặng, khi bạn bị bất tỉnh, có thể điều trị bằng cách tiêm bắp hay tiêm dưới da glucagon (0,5 đến 1mg) được thực hiện bởi một người đã được hướng dẫn cách tiêm hoặc sử dụng glucose tiêm truyền tĩnh mạch thực hiện bởi một nhân viên y tế. Sẽ phải sử dụng glucose đường tĩnh mạch, nếu như bạn không đáp ứng với glucagon trong vòng 10 – 15 phút.

+ Khi bạn tỉnh lại sẽ được cho sử dụng thức ăn có chứa carbohydrate để phòng ngừa tái phát.

– Nếu bạn quên một liều thuốc Actrapid, hãy dùng càng sớm càng tốt ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu đã gần đến thời điểm sử dụng liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều Actrapid kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch.

4. Tác dụng phụ của thuốc Actrapid

– Khi sử dụng thuốc Actrapid, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn bao gồm:

+ Ít gặp rối loạn hệ miễn dịch như nổi mề đay, phát ban.

+ Rất hiếm gặp phản ứng phản vệ.

+ Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Hạ đường huyết rất thường gặp.

+ Rối loạn hệ thần kinh như bệnh thần kinh ngoại bi ít gặp.

+ Rối loạn mắt như rối loạn khúc xạ ít gặp, rất hiếm gặp bệnh võng mạc do đái tháo đường.

+ Rối loạn da và mô dưới da như loạn dưỡng mô ít gặp.

+ Phản ứng tại chỗ tiêm ít gặp.

+ Phù ít gặp.

5. Tương tác của Actrapid với các thuốc khác

– Những thuốc sau đây có thể làm giảm nhu cầu sử dụng insulin của bạn:

+ Thuốc điều trị đái tháo đường dạng uống.

+ Chất ức chế monoamine oxidase (MAOI).

+ Thuốc chẹn beta không chọn lọc.

+ Chất ức chế enzym.

+ Salicylate.

+ Các steroid đồng hóa.

+ Sulfonamide.

– Những thuốc sau đây có thể làm tăng nhu cầu sử dụng insulin của bạn:

+ Thuốc tránh thai dạng uống.

+ Thiazide.

+ Glucocorticoid.

+ Hormone tuyến giáp.

+ Các chất có tác dụng giống thần kinh giao cảm.

+ Hormone tăng trưởng.

+ Danazol.

Thuốc chẹn beta có thể che lấp các triệu chứng của tình trạng hạ đường huyết và làm chậm trễ sự hồi phục.

Octreotide/lanreotide có thể làm tăng hoặc giảm nhu cầu sử dụng insulin.

Rượu có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng hạ đường huyết của Actrapid.

6. Cách bảo quản thuốc Actrapid lọ

– Khi đang sử dụng, bạn không nên để Actrapid lọ trong tủ lạnh. Lọ thuốc Actrapid có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng (không quá 300C) trong 6 tuần sau khi mở ra lần đầu;

– Khi chưa sử dụng, bạn nên bảo quản lọ thuốc Actrapid trong ngăn mát tủ lạnh ở 20C đến 80C (không để quá gần ngăn đá), không làm đông lạnh lọ thuốc;

– Giữ lọ thuốc Actrapid trong hộp carton để tránh ánh sáng;

– Lọ thuốc Actrapid phải tránh nguồn nhiệt hay ánh sáng quá mức;

– Để thuốc Actrapid xa tầm tay và tầm nhìn của trẻ em;

– Không sử dụng lọ thuốc Actrapid quá hạn sử dụng đã ghi trên nhãn/hộp carton.

Trên đây là những công dụng và lưu ý dùng khi sử dụng thuốc Atorcal 20mg. Đây là thuốc được dùng dưới chỉ định của bác sĩ, bạn không tự ý sử dụng. Bất kỳ thuốc nào cũng có thể gây ra tác động không tốt với cơ thể, cho nên chỉ dùng khi cần thiết.

7.Phụ nữ có thai và cho con bú

– Không có sự hạn chế về việc điều trị đái tháo đường bằng insulin trong thời kỳ mang thai,vì insulin không qua hàng rào nhau thai.

– Cả hạ đường huyết và tăng đường huyết .Có thể xảy ra trong trường hợp điều trị kiểm soát bệnh đái tháo đường không đầy đủ,đều có thể làm tăng nguy cơ thai dị tật và thai chêt lưu trong tử cung.Khuyến cáo tăng cường kiểm soát glucose huyết và theo dõi các phụ nữ mang thai và đái tháo đường trong suốt thai kỳ và dự định mang thai.

– Nhu cầu insulin thường giảm trong 3 tháng đầu thai kỳ và sau đó tăng lên trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.Sau khi sinh,nhu cầu insulin thường nhanh chóng trở lại các trị số như trước khi mang tha.

– Không có sự hạn chế về việc điều trị bằng Actrapid trong thời kỳ cho con bú.

– Việc điều trị băng insulin cho các bà mẹ cho con bú không có nguy cơ gì cho bé.Tuy nhiên, có thể cần phải điều chỉnh liều Actrapid,chế độ ăn hoặc cả hai.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Theo Hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất)


Picture6.png

Tên Thuốc :Dalekine 500mg
Thành phần hoạt chất: Natri valproat
Hàm lượng: 500mg
Dạng bào chế: viên nén bao phim tan trong ruột.
Công dụng của thuốc Natri Valproat

Thuốc Natri Valproat là thuốc hướng thần, với thành phần chính là Valproat Natri. Thuốc này thường được chỉ định trong điều trị động kinh, tuy nhiên trong quá trình sử dụng thuốc Valproat Natri, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, thay đổi vị giác, giảm chức năng gan, …

Ảnh minh họa: nguồn Internet
1.Natri Valproat là thuốc gì?

Thuốc Natri Valproat  được xếp vào nhóm thuốc hướng thần, có tên quốc tế là Sodium valproate, thành phần hoạt chất chính là Natri Valproat. Các dạng biệt dược của Natri Valproat gồm có: Sodium Valproate Aguettant, Dalekine Siro, Braiporin syrup, Dalekine 500, Dalekine, Milepsy 200.

Dạng bào chế và quy cách đóng gói:

– Viên nang tan trong ruột với các hàm lượng 150mg, 20mg, 300mg, 500mg

– Dạng siro 250mg/5ml (lọ 50ml)

– Dung dịch tiêm tĩnh mạch: 100mg/ml, ống 5ml.

2. Natri Valproat có tác dụng gì?

Dược lực học: sau khi uống, Natri Valproat Natri bị phân ly thành ion valproate ở đường tiêu hóa. Natri Valproat  có tác dụng chống động kinh thông qua chất acid gamma-aminobutyric (GABA – một chất ức chế dẫn truyền thần kinh). Nó có thể làm tăng nồng độ của GABA bằng hai cơ chế là ức chế chuyển hóa GABA hoặc làm tăng hoạt tính của Gaba. Vì vậy, Natri Valproat được chỉ định trong điều trị nhiều loại động kinh khác nhau.

Dược động học:

– Hấp thu: Natri Valproat  được hấp thu nhanh sau khi uống. Nồng độ trong huyết tương đạt đỉnh khoảng 1 – 4 giờ sau khi uống hoặc 1 giờ sau khi truyền tĩnh mạch. Hiệu quả điều trị thể hiện rõ từ sau vài ngày đến một tuần dùng thuốc. Sinh khả dụng của thuốc Natri Valproat  tương đương nhau ở dạng viên giải phóng kéo dài và viên nang bình thường.

– Phân bố: khoảng 90% Natri Valproat  liên kết với protein huyết tương.

– Chuyển hóa: gan là nơi chuyển hóa chủ yếu của  Natri Valproat i, tại đây nó được chuyển hóa thành các chất chính là chất liên hợp glucuronide, acid 2-propyl-3-ceto-pentanoic, acid 2-propyl- hydroxypentanoic.

– Thải trừ: Valproat Natri được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.

3. Chỉ định của thuốc Valproat Natri

– Động kinh toàn thể: cơn co giật, cơn co cứng, cơn giật cơ, cơn vắng ý thức, cơn co cứng co giật, cơn mất trương lực.

– Động kinh cục bộ.

– Hội chứng Lennox- Gastaut, hội chứng West.

– Dự phòng và điều trị cơn hưng cảm.

– Sốt cao co giật ở trẻ.


  1. Chống chỉ định:Natri Valproat trong các trường hợp sau:

– Phụ nữ có thai

– Dị ứng với valproat và các thành phần cũa thuốc

– Tiền sử bản thân hoặc gia đình có rối loạn chức năng gan nặng,đặc biệt là liên quan đến thuốc

– Suy gan nặng

– Rối loạn chu trình ure

– Rối loạn chuyển hóa porphyrin.

– Hội chứng Alpers-Huttenlocher (đột biến gen mã hóa enzym γ-polymerase làm rối loạn ty thể)

– Dùng kết hợp với mefloquin,st.john’s wort.

5. Liều lượng và cách dùng Natri Valproat

Bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều thuốc và cách dùng. Không được tự ý thay đổi liều lượng, các dùng thuốc cũng như đưa thuốc Natri Valproat cho người khác uống ngay cả khi họ có những triệu chứng giống bạn.

Liều lượng:

Người lớn

Dạng uống:

– Động kinh (co giật): 250mg/ngày chia làm nhiều lần.

– Động kinh cục bộ: 10 – 15 mg/kg/ngày. Tăng thêm 5 – 10 mg/kg/ngày sau mỗi tuần để đạt tới liều điều trị thích hợp, tối đa là 60 mg/kg/ngày.

– Cơn vắng ý thức: 15 mg/kg/ngày. Tăng thêm 5 – 10 mg/kg/ngày sau mỗi tuần cho đến khi kiểm soát được cơn co giật, tối đa là 60 mg/kg/ngày. Khi liều lượng vượt quá 200mg/ngày cần chia làm 2 hoặc nhiều lần uống.

– Cơn hưng cảm: uống 750mg/ngày chia 2 – 3 lần, tăng dần liều đến mức thấp nhất có hiệu quả, tối đa 60mg/kg/ngày.

– Dự phòngđau nữa đầu: uống 250mg/ngày chia 2 lần, tối đa 1000mg/ngày.

Dạng tiêm tĩnh mạch: truyền tĩnh mạch chậm 20mg/phút trong 60 phút. Nên chuyển sang dạng uống khi có thể.

Trẻ em:

Dạng uống:

– Động kinh (co giật) ở trẻ > 10 tuổi: 10 – 15mg/kg/ngày. Tăng thêm 5 – 10 mg/kg/ngày sau mỗi tuần để đạt tới liều điều trị thích hợp, tối đa 60mg/kg/ngày.

– Dự phòng đau nửa đầu: trẻ từ 12 tuổi uống natri divalproex 250mg/ngày chia 2 lần, tối đa 1g/ngày. Trẻ trên 16 tuổi uống 250mg/ngày chia 2 lần, tối đa 1000mg/ngày.

Dạng tiêm tĩnh mạch: chống co giật (1 – 12 tuổi): 15 – 45mg/kg/ngày. Tăng thêm 5 – 10 mg/kg/ngày sau mỗi tuần để đạt tới liều điều trị thích hợp.

Cách dùng:

– Dạng uống: Người bệnh cần uống cả viên với nước, không nhai hoặc nghiền nát để tránh kích ứng tại miệng, họng. Người bệnh có thể uống thuốc trong bữa ăn.

– Dạng tiêm tĩnh mạch: pha với dung dịch tiêm tương hợp, ví dụ Ringer lactat, natri clorid 0,9%, dextrose 5%.

Cần làm gì khi quên một liều Natri Valproat ?

Hãy dùng liều khác càng sớm càng tốt khi bạn nhớ ra. Nếu thời điểm đó gần với thời điểm dùng liều tiếp theo thì hãy bỏ qua và dùng liều tiếp theo như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều quy định vào lần tiếp theo để bù liều đã quên.

Cần làm gì khi quá liều Natri Valproat ?

Các triệu chứng quá liều có thể xuất hiện là ngủ gà, block tim mạch, hôn mê sâu, thậm chí là tử vong. Khi quá liều, bạn cần đến ngay cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được xử trí. Việc súc rửa dạ dày hoặc gây nôn phụ thuộc vào thời gian uống thuốc. Biện pháp điều trị chủ yếu là điều trị hỗ trợ và duy trì lượng nước tiểu.

6. Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Natri Valproat

Trong quá trình sử dụng thuốc Natri Valproat, bạn có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn như:

– Rất hay gặp: chóng mặt,mất ngủ,đau đầu, căng thẳng thần kinh, rụng tóc, rối loạn tiêu hóa, giảm tiểu cầu, giảm thị lực, run cơ, nhiễm khuẩn, hội chứng giả cúm.

– Thường gặp: đau ngực, đánh trống ngực, loạn nhịp tim, phù ngoại vi, thay đổi huyết áp, mất điều phối vận động, dáng đi không bình thường, đau cơ, tăng phản xạ, trầm cảm, tư duy bất thường,rối loạn nhân cách , thay đổi kinh nguyệt, khô da, phát ban, viêm tụy, viêm miệng, thay đổi vị giác, tăng men gan, giảm protein máu, …

– Ít gặp: giảm bạch cầu, dị ứng,rối loạn hành vi, đái dầm, mất trí, huyết khối, xuất huyết, thiếu máu, độc tính trên gan, tăng bilirubin, …

Những triệu chứng được liệt kê trên là chưa đầy đủ. Bạn có thể gặp phải các triệu chứng bất thường khác trong quá trình dùng NatrValproat. Hãy thông báo ngay với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn.

7. Tương tác thuốc

Hiện tượng tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hấp thu cũng như tác dụng, tác dụng phụ của thuốc. Vì vậy, bạn hãy liệt kê tất cả các thuốc đang sử dụng, kể cả thuốc kê đơn và không kê đơn, thực phẩm chức năng, vitamin, … và thông báo với bác sĩ. Các thuốc có thể tương tác với thuốc  Natri Valproat  như:

– Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, barbiturate, risperidone, ethosuximid, rufinamid, vorinostat, zidovudine, primidon.

– Chlorpromazin, topiramat, felbamat, salicylate.

– Aminocamptothecin, oxcarbazepine, phenytoin, carbamazepine.

8. Sử dụng thuốc  Natri Valproat Phụ nữ có thai:

 thuốc Natri Valproat  gây độc tính lên hệ sinh sản (dị tật, quái thai, bất thường về đông máu, suy gan dẫn đến tử vong). Vì vậy, tránh dùng thuốc này trong thai kỳ.

– Phụ nữ cho con bú: thuốc Natri Valproat  có đi qua sữa mẹ, vì vậy nên ngừng cho bú nếu mẹ đang dùng thuốc này.

Một số lưu ý khác:

Thuốc Natri Valproat gây ức chế hệ thần kinh, vì vậy không nên lái xe, điều khiển máy móc hay làm việc trên cao khi dùng thuốc này.

– Cần chú ý thận trọng khi dùng Natri Valproat  ở bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh gan, dùng nhiều thuốc chống co giật, trẻ em có rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, động kinh nặng kèm theo chậm phát triển trí tuệ.

– Ngưng thuốc nếu có viêm tụy.

– Khi phát hiện tình trạng tăng ure máu và rối loạn chu trình chuyển hóa ure, cần ngưng thuốc.

Để thuốc Natri Valproat  trong bao bì kín, nơi khô ráo, nhiệt độ tốt nhất là từ 15 – 25 độ C, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp. Để thuốc xa tầm tay trẻ em cũng như thú nuôi trong nhà.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Theo hướng dẫn sử dụng thuốc của Nhà sản Xuất)


Picture7.png

17 Tháng Năm, 2023 Tin TứcTruyền Thông
1. Dược lý và cơ chế tác dụng

Capsaicin là hoạt chất chiết từ quả chín khô của một số loài ớt (Capsicum spp.) thuộc họ Cà (Solanaceae).

– Tác dụng giảm đau của capsaicin khi bôi tại chỗ được cho là do capsaicin có khả năng làm giảm chất P là một là chất trung gian hóa học chính của xung động đau từ nơron cảm giác ngoại biên đến hệ thần kinh trung ương. Sau khi bôi lặp lại nhiều lần, capsaicin làm cạn kiệt chất P của nơron và ngăn ngừa tái tích lũy chất này.
– Capsaicin làm cho da và khớp mất cảm giác đau bằng cách làm giảm và ngăn ngừa sự tái tích luỹ chất P tại các tế bào thần kinh cảm giác ngoại vi. Tác dụng giảm đau của capsaicin không xuất hiện ngay mà tuỳ thuộc vào loại đau, sẽ có sau khi bắt đầu dùng thuốc khoảng 1 đến 2 tuần với viêm khớp, 2 đến 4 tuần với đau dây thần kinh, 4 đến 6 tuần với đau dây thần kinh ở đầu và cổ. Tác dụng giảm đau được duy trì khi nào capsaicin còn được dùng đều đặn. Nếu ngừng capsaicin mà đau lại, có thể tiếp tục bôi lại.

– Capsaicin cũng không phải là thuốc giảm kích ứng truyền thống vì thuốc không gây giãn mạch.

2. Chỉ định
Capsaicin được dùng giảm triệu chứng đau dây thần kinh sau khi nhiễm vius Herpes zoster (bệnh Zona) sau khi tổn thương hở trên da đã lành. Ảnh minh họa – Nguồn Internet

– Capsaicin được dùng giảm triệu chứng đau dây thần kinh sau khi nhiễm vius Herpes zoster (bệnh Zona) sau khi tổn thương hở trên da đã lành.

– Điều trị triệu chứng đau đa dây thần kinh ngoại biên do đái tháo đường, do thoái hóa xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mãn tính.

3. Chống chỉ định

– Có tiền sử mẫn cảm với capsaicin hoặc ớt.

– Sử dụng trên vùng da bị kích ứng hoặc bị tổn thương.

4. Liều lượng và cách dùng

Người lớn và người già:

Bôi tại chổ trên vùng da nguyên vẹn. Bôi một lượng nhỏ kem (kích thước bằng hạt đậu) lên vùng da bị tổn thương 3 – 4 lần/ngày. Các lần bôi này được chia đều và cách ít nhất 4 giờ. Kem nên được thoa đều, không để sót kem trên bề mặt. Nên rửa sạch tay ngay sau khi bôi trừ khi cần sử dụng capsaicin trên tay hoặc ngón tay. Không được bôi gần mắt.

Bệnh nhân chỉ nên sử dụng capsaicin để điều trị triệu chứng đau đa dây thần kinh ngoại biên do đái tháo đường dưới sự tư vấn trực tiếp của bác sỹ có tham khảo các nguồn tài liệu chuyên ngành. Liệu trình điều trị khuyến cáo khi điều trị lần đầu là 8 tuần, do không có bằng chứng lâm sàng về hiệu quả của việc sử dụng nhiều hơn 8 tuần. Sau 8 tuần, khuyến cáo đánh giá toàn bộ tình trạng của bệnh nhân trước khi tiếp tục điều trị, và đánh giá định kỳ sau đó bởi bác sỹ điều trị.

Trẻ em: không thích hợp để sử dụng thuốc này (Để xa tầm tay trẻ em).

5. Cảnh báo và thận trọngkhi dùng thuốc

Không băng kín sau khi bôi capsaicin

Tránh để thuốc tiếp xúc với mắt và các vùng da nhạy cảm khác. Nếu thuốc bị dính vào mắt cần rửa sạch bằng nước. Nếu thuốc tiếp xúc với các vùng da nhạy cảm của cơ thể, rửa sạch bằng nước ấm và xà phòng (không dùng nước nóng) vì có thể gây ra cảm giác bỏng da. Không bôi thuốc lên chỗ da bị trợt loét hay bị viêm tấy. Khi dùng điều trị đau dây thần kinh do Herpes zoster, chỉ bôi thuốc sau khi các tổn thương da đã lành.

Kích ứng niêm mạc mắt và các biểu hiện kích ứng đường hô hấp có thể xảy ra nếu người bệnh hít phải cặn khô của chế phẩm capsaicin dùng ngoài.

Hiệu quả và độ an toàn của thuốc khi dùng cho trẻ em chưa được xác lập.

6. Thời kỳ mang thai

Hiện chưa ghi nhận tác dụng có hại nào của thuốc khi dùng cho phụ nữ có thai.

7. Thời kỳ cho con bú

Không rõ capsaicin bôi ngoài da có được bài tiết vào sữa mẹ hay không. Hiện chưa ghi nhận tác dụng có hại cho phụ nữ cho con bú và cả cho trẻ bú mẹ.

8. Tác dụng không mong muốn (ADR)

Thuốc không gây tác dụng không mong muốn toàn thân.

Thường gặp, ADR >1/100

Cảm giác nóng, rát, nhức nhối tại chỗ bôi thuốc.

9. Hướng dẫn cách xử trí ADR

Cảm giác nóng rát thường thấy ở chỗ bôi thuốc, nhưng thường hết sau một vài ngày. Tuy vậy giảm số lần dùng thuốc xuống ít hơn 3 – 4 lần/ngày không làm giảm bớt mà sẽ lại kéo dài thời gian bị các cảm giác nóng rát, đồng thời còn hạn chế tác dụng giảm đau của thuốc. Dùng thuốc càng kéo dài, tần suất và mức độ xuất hiện các cảm giác này càng ít hơn.
Trong 1 – 2 tuần đầu dùng thuốc, có thể bôi kem/mỡ lidocain trước khi bôi capsaicin để làm giảm các cảm giác khó chịu do thuốc gây ra.

10. Bảo quản

Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30oC

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Huỳnh Thị Thanh Thủy

(Theo hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất)


Picture10.png

17 Tháng Năm, 2023 Tin TứcTruyền Thông
Biệt dược : Ceclor 375
Hoạt chất chính : Cefaclor monohydrat
Hàm lượng : 375mg
Ảnh minh họa: nguồn Internet
1. Dược lực

Cefaclor là kháng sinh bán tổng hợp nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 2 dạng uống, ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.

Cefaclor trên in vitro có tác dụng với phần lớn các chủng vi khuẩn phân lập người bệnh như Staphylococcus (kể cả chủng sinh men penicilinase, coagulase dương tính, coagulase âm tính), Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Moraxella catarrhalis, Haemophilus influenzae, Escherichia coli, Proteus mirabilis, Klebsiella spp., Citrobacter diversus và Neisseria gonorrhoeae…

2. Chỉ định

Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do các chủng vi khuẩn nhạy cảm cefaclor như :  Viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp, viêm họng, viêm amidan tái phát nhiều lần, viêm phổi, đợt cấp viêm phế quản mạn, nhiễm trùng đường tiểu dưới không biến chứng (viêm bàng quang) hoặc nhiễm trùng da và mô mềm.

3. Chống chỉ định

Mẫn cảm với Cefaclor hay bất kỳ thành phần tá dược nào có trong thuốc và người có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin khác.

4. Liều dùng

Liều dùng cho người trưởng thành

  • Liều thông thường là 1 viên Cefaclor 375mguống mỗi 8 giờ
  • Các trường hợp viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới có thể dùng liều 1 – 2viên Cefaclor 375mg mỗi lần x 2 lần mỗi ngày hoặc 1 viên Cefaclor 375mg x 3 lần mỗi ngày
  • Bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng có thể dùng liều 2 viên Cefaclor 375mgx 3 lần mỗi ngày
  • Liều tối đa là 4g/ngày.

Bệnh nhân suy thận

  • Độ thanh thải creatinin 0-50ml/phút: Khuyến cáo dùng 50% so với liều thông thường
  • Độ thanh thải creatinin dưới 10ml/phút: Khuyến cáo dùng 25% liều ở người chức năng thận bình thường
  • Bệnh nhân thẩm tách máu: Liều khởi đầu khuyến cáo là 250-1000g trước thời điểm thẩm tách máu, sau đó duy trì 250-500mg mỗi 6 – 8 giờ một lần

Người cao tuổi sử dụng với liều như người trưởng thành

Liều dùng cho trẻ em

  • Liều thông thường: 20-40mg/kg/ngày, chia làm 2-3 lần uống
  • Viêm tai giữa : Khuyến cáo dùng liều 40mg/kg/ngày, chia thành 2-3 lần uống nhưng tối đa không quá 1g/ngày.

Quá liều  và cách xử trí

  • Triệu chứng quá liều: buồn nôn, nôn ói, đau thượng vị, tiêu chảy
  • Xử trí: Không cần rửa dạ dày, trừ trường hợp sử dụng gấp 5 lần liều bình thường. Đồng thời chú ý bảo vệ đường thở, hỗ trợ thông thoáng khí và truyền dịch hoặc có thể giảm hấp thu bằng cách cho bệnh nhân uống than hoạt nhiều lần.
5. Tác dụng phụ
  • Tăng số lượng bạch cầu ưa eosin
  • Thường dễ gây tiêu chảy
  • Phát ban ngoài da dạng sởi

Tác dụng phụ ít gặp :

  • Test Coombs trực tiếp dương tính giả
  • Tăng tế bào lympho, giảm số lượng bạch cầu tổng thể hoặc giảm bạch cầu trung tính
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Ngứa da, nổi mày đay
  • Ngứa bộ phận sinh dục, viêm âm đạo, nhiễm nấm Candida

Tác dụng ngoại ý rất hiếm khi xảy ra:

  • Phản ứng phản vệ, sốt, triệu chứng giống bệnh huyết thanh (như ban đa dạng, viêm hoặc đau khớp, kèm sốt hoặc không, có thể kèm theo hạch to, protein niệu)
  • Hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell
  • Ban da mụn mủ toàn thân
  • Giảm tiểu cầu
  • Thiếu máu tán huyết
  • Viêm đại tràng giả mạc
  • Tăng men gan, vàng da ứ mật
  • Viêm thận kẽ hồi phục
  • Tăng nhẹ ure huyết
  • Tăng creatinin huyết thanh
  • Xét nghiệm nước tiểu không bình thường
  • Cơn động kinh (khi dùng liều cao kèm suy giảm chức năng thận), tăng kích động, đau đầu, bồn chồn, mất ngủ, tăng trương lực, chóng mặt, ảo giác, ngủ gà
  • Đau khớp.
6. Tương tác
  • Sử dụng đồng thờithuốc Cefaclor với thuốc kháng đông Warfarin hiếm khi gây tăng thời gian prothrombin, có thể gây chảy máu hoặc không chảy máu trên lâm sàng. Khi bệnh nhân kết hợp 2 loại thuốc này cần được theo dõi thời gian prothrombin thường xuyên và điều chỉnh liều nếu cần thiết
  • Probenecid làm tăng nồng độ thuốc Cefaclor trong huyết thanh
  • Sử dụng đồng thời Cefaclor với kháng sinh aminoglycosid hoặc thuốc lợi tiểu Furosemid sẽ làm tăng nguy cơ độc tính với thận.
7. Thận trọng
  • Thận trọng khi chỉ địnhcho bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với kháng sinh Penicillin vì khả năng xảy ra mẫn cảm chéo
  • Sử dụng thuốcdài ngày có thể gây viêm đại tràng giả mạc, do đó đặc biệt thận trọng ở bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng
  • Thận trọng khi dùngcho bệnh nhân suy giảm chức năng thận và đòi hỏi giảm liều theo độ thanh thải Creatinin
  • Bệnh nhân trong thời kỳ mang thai chỉ được dùng thuốckhi thật cần thiết do chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ nào ở được thực hiện ở đối tượng này
  • Bệnh nhân trong thời kỳ cho con bú khi dùng Cefaclor ghi nhận nồng độ trong sữa mẹ rất thấp. Tuy nhiên do tác động lên trẻ bú mẹ chưa rõ nên bà mẹ dùng phải lưu ý khi thấy trẻ có biểu hiện tiêu chảy, tưa lưỡi và nổi ban.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị

 

       Dược sĩ 

Đinh Khắc Thành Đô

(Nguồn: Drugbank.vn, Tờ HDSD của nhà sản xuất)


Bản Quyền © 2021 Bệnh Viện Lê Văn Thịnh - Thiết Kế và Phát Triển bởi Hân Gia Group