THUỐC DUHEMOS 500MG
Thành phần:
– Dược chất: Acid tranexamic 500mg
– Tá dược: Tinh bột bắp,povidon K30,natri starch glycolat,magnesi stearat.acid stearic,silic dioxyd keo khan,copolymer acid methacrylic – methacrylat(1:1),PEG 6000,talc,titandioxyd.
Chỉ định.
– Điều trị ngắn hạn chảy máu hay nguy cơ chảy máu liên quan đến sự tăng tiêu fibrin hay fibrinogen.
– Điều trị chảy máu bất thường do sự tiêu fibrin cục bộ trong các trường hợp sau:Phẫu thuật cắt tiền liệt tuyến và phẫu thuật bàng quang,rong kinh,chảy máu cam,phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung,chảy máu sau chấn thương mắt.
– Xử trí khi nhổ răng ở người mắc bệnh máu khó đông.
– Phù mạch di truyền.
Liều lượng và cách dùng.
Liều lượng.
+ Tiêu fibrin cục bộ: Liều khuyến cáo chuẩn là 15 – 25mg/kg thể trọng (1,0 – 1,5g/lần),2 -3 lần/ngày.Liều dùng cụ thể cho từng chỉ định được liệt kê dưới đây.
+ Phẫu thuật cắt tiền liệt tuyến: Phòng ngừa và điều trị xuất huyết ở những bệnh nhân có nguy cơ cao nên tiêm acid tranexamic trước hoặc sau khi phẫu thuật sau đó uống:
Uống 2 viên/lần x 3 – 4 lần trong ngày cho đến khi không còn đái máu đại thể.
+ Rong kinh:
Liều khuyến cáo 2 viên/lần x 3 lần/ngày,uống tối đa 4 ngày.Nếu chảy máu nhiều,có thể tăng liều nhưng không quá 4g/ngày(8 viên).Chỉ nên sử dụng acid tranexamic khi đã chảy máu kinh nguyệt.
+ Chảy máu cam.
Khi chảy máu liên tục nên uống 2 viên/lần x 3 lần/ngày,uống trong 7 ngày.
+ Phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung:
Uống 3 viên/lần x 3lần/ngày.
+ Chảy máu sau chấn thương mắt:
Uống 2 – 3 viên/lần,ngày 3 lần/ngày.Liều tính theo thể trọng là 25mg/kg/lần x 3 lần/ngày.
+ Xử trí khi nhổ răng ở người mắc bệnh máu khó đông:
Uống 2 -3 viên mỗi 8 giờ.Liều tính theo thể trọng là 25mg/kg.
+ Phù mạch di truyền:
Ở bệnh nhân xác định được thời điểm phát bệnh.
Uống không liên tục 2- 3 viên/lần x 2-3 lần/ngày uống trong vài ngày.
Với những bệnh nhân không biết thời điểm bệnh khởi phát,nên điều trị liên tục với liều như trên.
Liều dùng ở một số đối tượng lâm sàng đặc biệt.
– Bệnh nhân suy thận:
Ngoại suy từ các dữ liệu về độ thanh thải khi sử dụng thuốc bằng đường tiêm tĩnh mạch,nên giảm liều khi sử dụng đường uống ở những bệnh nhân suy thận từ nhẹ đến trung bình.
– Trẻ em:
Tính liều theo thể trọng, 20mg/kg/ngày.Tuy nhiên,dữ liệu về hiệu quả,dược lý và tính an toàn cho những chỉ định trên là rất ít.
– Người cao tuổi:
Không cần chỉnh liều trừ khi bệnh nhân bị suy thận.
Cách dùng.
– Dùng đường uống,uống nguyên viên thuốc với nước,không được bẻ hoặc nhai.
– Sử dụng thuốc không phụ thuộc vào bữa ăn.
Chống chỉ định.
– Quá mẫn với acid tranexamic hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Có tiền sử bệnh huyết khối tắc mạch hoặc đang có nguy cơ huyết khối(nhồi máu cơ tim,tai biến mạch máu não…).
– Bệnh nhân suy thận nặng.
– Bệnh nhân có tiền sử co giật.
– Bệnh nhân chảy máu dưới màng nhện,rối loạn thị giác kiểu loạn màu sắc mắc phải(do không theo dõi được độc tính của thuốc).
Thận trọng và cảnh báo.
– Thận trọng khi điều trị cho những bệnh nhân tiểu ra máu do nguyên nhân từ thận,có thể gây nguy cơ tiểu khó do hình thành các cục máu đông ở niệu quản gây tắc nghẽn niệu đạo.
– Ở bệnh nhân phải điều trị lâu dài với acid tranexamic như ở bệnh nhân phù mạch duy truyền,cần kiểm tra định kỳ mắt(thị lực,đèn khe,nhãn áp,thị trường) và kiểm tra chức năng gan.
– Bệnh nhân có chu kỳ kinh nguyệt không điều,không nên sử dụng acid tranexamid khi chưa biết được nguyên nhân.Nếu sự chảy máu vẫn không giảm khi sử dụng acid tranexamic,cần xem xét thay đổi liệu pháp điều trị.
– Cần thận trọng khi sử dụng acid tranexamic ở những bệnh nhân đang sử dụng thuốc tránh thai đường uống vì tăng nguy cơ huyết khối.
– Bệnh nhân có tiền sử gia đình và đã từng bị nghẽn mạch huyết khối (bệnh nhân mắc chứng dễ đông máu) chỉ nên sử dụng acid tranexamic khi có chỉ định bắt buộc và cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.
– Không sử dụng cho bệnh nhân đông máu nội mạch rải rác tiến triển trừ khi bệnh chủ yếu do rối loạn cơ chế tiêu fibrin.
– Nồng độ thuốc trong máu có thể tăng ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận.Do đó,cần giảm liều ở bệnh nhân suy thận.
– Bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn thị giác nên ngưng sử dụng thuốc.
– Chưa có kinh nghiệm lâm sàng về việc sử dụng acid tranexamic trong điều trị rong kinh ở trẻ em dưới 15 tuổi.
Sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
– Phụ nữ mang thai.
Thuốc qua được nhau thai.Không có bằng chứng về tác dụng gây quái thai trên động vật thí nghiệm.Tài liệu về sử dụng acid tranexamic cho phụ nữ mang thai có rất ít,do đó chỉ sử dùng thuốc trong thời kỳ mang thai khi lợi ích lớn vượt nguy cơ thuốc có thể gây ra.
– Phụ nữ cho con bú.
Acid tranexamic tiết vào sữa mẹ nhưng nồng độ chỉ bằng 1% trong máu mẹ.Thận trọng khi dùng thuốc ở phụ nữ cho con bú.
Tác dụng lên người lái xe và vận hành máy móc.
Acid tranexamic không ảnh hưởng đến khà năng lái xe,vận hành máy móc,làm viêc trên cao hoặc các trường hợp khác.
Tương tác thuốc.
– Acid tranexamic là một thuốc chống fibrin nên sử dụng chung với thuốc ngừa thai hormon có thể gây tăng nguy cơ huyết khối.
– Thận trọng khi sử dụng đồng thời acid tranexamic với phức hợp yếu tố IX hoặc các thuốc gây đông máu khác do tăng nguy cơ huyết khối.
– Sử dụng đồng thời Acid tranexamic với các thuốc hoạt hóa plasminogen mô có thể giảm tác dụng của acid tranexamic và giảm các tác dụng của thuốc hoạt hóa plasminogen mô.Do đó thận trọng khi phối hợp acid tranexamic với các thuốc hoạt hóa plasminogen mô.
– Thận trọng khi chỉ định acid tranexamic ở phụ nữ đang sử dụng tretionin để điều trị bệnh bạch cầu cấp tính dòng tiền tỷ bào do đó có thể gây tăng tác dụng phụ tạo huyết khối của tretionin.
Tác dụng không mong muốn.
– Tác dụng không mong muốn của acid tranexamic thường hiếm gặp và chủ yếu giới hạn ở buồn nôn,tiêu chảy hoặc đau bụng.Các triệu chứng này thường gặp khi dùng liều cao,giảm xuống khi giảm liều.Phải giảm liều acid tranexamic ở bệnh nhân suy thận để tránh tích lũy thuốc và trách tác dụng không mong muốn.Hạ huyết áp đôi khi xảy ra,nhất là sau khi truyền tĩnh mạch nhanh.Đã gặp ban ngoài da,bao gồm ban cố định do thuốc và ban bọng nước.
– Rối loạn miễn dịch:Phản ứng quá mẫn bao gồm cả sốc phản vệ(rất hiếm gặp).
– Rối loạn thị giác:Bất thường về thị giác kiểu loạn màu sắc,tác động mạch võng mạc(hiếm gặp)
– Rối loạn mạch máu: Các vấn đề về huyết khối nghẽn mạch(hiếm gặp);huyết khối tại động mạch/tĩnh mạch ở bất cứ vị trí nào(rất hiếm gặp)
– Rối loạn tiêu hóa:Buồn nôn,nôn và tiêu chảy nhưng các triệu chứng này không còn khi giảm liều(rất hiếm gặp)
– Rối loạn da và mô dưới da: các phản ứng dị ứng da(hiếm gặp)
Quá liều và cách xử trí.
– Triệu chứng: Chưa có báo cáo về trường hợp quá liều acid tranexamic.Những triệu chứng quá liều có thể là buồn nôn,nôn,tiêu chảy,hạ huyết áp(ví dụ hạ huyết áp thế đứng); suy giảm thị lực,thay đổi trạng thái tinh thần,rung giật cơ hoặc phát ban.
– Cách xử trí:Không có biện pháp đặc hiệu để điều trị nhiễm độc acid tranexamic.Nếu nhiễm độc do uống quá liều cần gây nôn,rửa dạ dày và dùng than hoạt.Trong cả 2 trường hợp nhiễm độc do uống và tiêm truyền,nên duy trì bổ sung dịch để thúc đẩy bài tiết thuốc qua thận và dùng các biện pháp điều trị các triệu chứng và điều trị hỗ trợ.
Lưu ý.
– Không dùng thuốc quá liều chỉnh định.
– Không dùng thuốc quá hạn dùng ghi trên bao bì.
– Để xa tầm tay trẻ em.
– Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.
Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.
Dược sĩ
Lưu Văn Song
(Theo Hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất)