Thuốc Paracetamol chứa codein

17 Tháng Năm, 2023
Ảnh minh họa: nguồn Internet
1. Thành phần,hàm lượng của thuốc

Mỗi viên chứa:

Paracetamol……………………………….500mg

Codein phosphat hemihydrat……………..30mg

Thành phần tá dược: Acid citric khan,natrihydrocarbonat,natri carbonat khan,natri benzoat,povidon K30,polyethylen glycol 6000,sucralose,bột hương cam.

2. Dạng bào chế:

Viên nén sủi bọt

Paracetamol chứa codein là loại thuốc giảm đau, hạ sốt kết hợp với thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid với mức độ đau từ nhẹ tới trung bình. Bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân sử dụng để điều trị nhiều tình trạng khác. Cùng tìm hiểu về thuốc Paracetamol chứa codein để sử dụng thuốc 1 cách hiệu quả nhất.

3. chỉ định

Thuốc dùng cho bệnh nhân trên 12 tuổi để giảm đau cấp tính ở múc trung bình khi các thuốc giảm đau khác như paracetamol hay ibuprofen(đơn độc) không có hiệu quả.

4. Liều dùng cách dùng

– Dùng đường uống.Hòa tan viên sủi với nước cho tan hoàn toàn.Uống ngay sau khi hết sủi bọt.

– Thời gian điều trị nên giới hạn trong 3 ngày và nếu không đạt hiệu quả giảm đau phải đến gặp bác sĩ.

  • Liều lượng

+ Người lớn:

Uống 2 viên/ lần mỗi 4 giờ, khi cần thiết có thể uống tối đa 8 viên trong 24 giờ.

+ Trẻ em từ 16- 18 tuổi:

Uống 1 – 2 viên/lần mỗi 6 giờ,khi cần thiết có thể uống tối đa 8 viên trong 24 giờ.

+Trẻ em từ 12- 15 tuổi:

Uống 1 viên/lần mỗi 6 giờ,khi cần thiết có thể uống tối đa 4 viên trong 24 giờ.

+ Trẻ em dưới 12 tuổi

Không nê sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi gì nguy cơ ngộ độ opioid do biến đổi và chuyển hóa không thể đoán trước của codein thành morphin.

+ Người cao tuổi.

Liều như người lớn,tuy nhiên có thể cần giảm liều tùy theo trường hợp cụ thể.

5. Lưu ý khi sử dụng Paracetamol+codein

– Sử dụng paracetamol và codeine cần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý mua sử dụng để giảm đau. Kiểm tra thông tin sản phẩm gắn trên nhãn thuốc để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác nhất.

– Nếu đang đau dạ dày, có thể sử dụng thuốc để làm giảm kích ứng dạ dày. Nếu sử dụng thuốc acetaminophen và codeine để điều trị lâu dài cần theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý ngừng uống thuốc, bởi có thể bác sĩ sẽ yêu cầu giảm liều lượng uống thuốc dần dần.

6. Tác dụng phụ paracetamol chứa codeine

– Một số người khi sử dụng thuốc paracetamol chứa codeine có thể có tác dụng phụ. Vì vậy nên thận trọng sử dụng thuốc và cần gặp bác sĩ hỏi ý kiến, tư vấn trước khi dùng nếu:

– Đang sử dụng thuốc kê đơn điều trị bệnh kháng, uống thực phẩm bổ sung.

+  Dị ứng thành phần có trong thuốc

+  Dị ứng thực phẩm

+  Gần đây bị chấn thương ở vùng đầu, có khối u não,…

– Những triệu chứng có thể xuất hiện sau khi uống thuốc:

+  Chóng mặt, đau đầu

+  Buồn nôn

+  Phát ban

+  Khó thở, tức ngực, Thậm chí là ngất xỉu

7. Phụ nữ đang mang thai và cho con bú

– Hiện nay vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định phụ nữ đang mang thai và cho con bú khi sử dụng thuốc có rủi ro hay không. Trước khi dùng thuốc, cần gặp bác sĩ để nghe tư vấn, hiểu giữa lợi ích và nguy cơ của thuốc. Thuốc paracetamol chứa codeine thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ tức nhóm thuốc có thể gây nguy cơ.

– Một số loại thuốc có thể tương tác khi sử dụng kèm thuốc paracetamol chứa codeine. Vì vậy cần nói với bác sĩ nếu nếu đang sử dụng 1 số thuốc để điều trị bệnh khác dưới đây:

+ Soniazid, loại thuốc giảm đau có chất gây mê như morphine, perampanel, hoặc các loại thuốc ngủ như zolpidem. Khi sử dụng cùng nhau có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện những tác dụng phụ không mong muốn.

+ Buprenorphine, naltrexone, hoặc quinidine, những loại thuốc này khi sử dụng có thể làm giảm hiệu quả của paracetamol và codeine.

+ Thuốc chống đông máu (warfarin) hoặc natri oxybate (GHB)

– Thuốc có thể gây hại gan như methotrexate, ketoconazole, một số loại thuốc cho người nhiễm HIV. Khi sử dụng thêm paracetamol chứa codeine tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ.

– Paracetamol chứa codeine hiện có những hàm lượng như: Dạng viên caple, dung dịch uống, dạng viên nén.

– Tốt nhất để thuốc mang đến hiệu quả trị bệnh và an toàn trong quá trình sử dụng, trước khi dùng paracetamol, bệnh nhân nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn. Việc dùng thuốc đúng mục đích luôn mang lại kết quả tốt cho người bệnh.

Lưu ý

– Mặc dù không có bằng chứng thuốc này gây ra bất kỳ tác dụng xấu nào trong khi mang thai,bác sĩ cần tư vấn về việc dùng thuốc nếu người uống thuốc đang mang thai.

– Không dùng codein trong khi đang cho con bú,codein và morphin đi vào sữa mẹ.

8. Ảnh hưởng của thuốc lên người vận hành máy móc

Bệnh nhân nên được cảnh báo không nên lái xe hoặc vận hành máy móc nếu cảm thấy không chóng mặt hoặc buồn ngủ trong khi uống viên nén sủi bọt paralgan Effer codein.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Tham khảo tài liệu của nhà sản xuất)

Bản Quyền © 2021 Bệnh Viện Lê Văn Thịnh - Thiết Kế và Phát Triển bởi Hân Gia Group