xenetix.png

6 Tháng Mười Một, 2024 Tin TứcTruyền Thông

Tên chung quốc tế : Iobitridol

Mã ATC : V08AB11

Loại thuốc: Thuốc cản quang chứa iod, tan trong nước, độ thẩm thấu thấp, hướng thận

Dạng thuốc và hàm lượng: dung dịch thuốc tiêm 300mg I/ml

Hình minh họa : Nguồn Internet

                                                                           Hình minh họa : Nguồn Internet

  1. Công dụng :

Xenetix 300 thuộc nhóm thuốc dùng trong chẩn đoán, có thành phần chính là Iodine hàm lượng 30g/100ml (Iobitridol hàm lượng 65,81g/100mg). Iobitridol có đặc tính cản quang, sau khi vào trong cơ thể qua đường tĩnh mạch sẽ phân phối vào hệ mạch tuần hoàn và khoảng kẽ gian bào. Thời gian bán thải của thuốc ở người là 1.8 giờ và hệ số thanh thải toàn thân trung bình là 93ml/phút.

Thuốc Xenetix 300mg được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm và được chỉ định trong chẩn đoán chụp X-quang những trường hợp sau:

Chụp niệu tĩnh mạch

Chụp CT cắt lớp

Chụp đoạn mạch máu qua đường tĩnh mạch theo phương pháp kỹ thuật số

Chụp động mạch

Chụp tim mạch

Chụp X-quang khớp

Chụp X-quang tử cung và vòi trứng

  1. Cách dùng và liều dùng :

Thuốc Xenetix 300mg 100ml được dùng theo đường tiêm và được tiến hành bởi nhân viên y tế. Tùy vào kỹ thuật chụp và vùng cơ thể cần chụp, cân nặng và chức năng thận của người bệnh, liều dùng sẽ khác nhau.

Liều dùng khuyến cáo Xenetix 300 theo đường trong mạch cụ thể như sau:

Chụp niệu bằng đường tiêm: Liều trung bình đối với tiêm tĩnh mạch nhanh là 1,2ml/kg cân nặng và tĩnh mạch chậm là 1,6ml/kg cân nặng. Tổng thể tích tối thiểu là 50ml và tối đa là 100ml.

Chụp CT não: Liều trung bình 1,4ml/kg cân nặng. Tổng thể tích Xenetix 300 tối thiểu là 20ml và tối đa là 100ml.

Chụp CT toàn thân : Liều trung bình 1,4ml/kg cân nặng. Tổng thể tích tối thiểu là 50ml và tối đa là 150ml.

Chụp đoạn mạch máu qua đường tĩnh mạch theo phương pháp kỹ thuật số: Liều trung bình 1,7ml/kg cân nặng. Tổng thể tích tối thiểu là 40ml và tối đa là 270ml.

Chụp động mạch não: Liều trung bình 1,8ml/kg cân nặng. Tổng thể tích Xenetix 300 tối thiểu là 45ml và tối đa là 210ml.

Chụp động mạch chi dưới: Liều trung bình 2,8ml/kg cân nặng. Tổng thể tích tối thiểu là 85ml và tối đa là 300ml.

Chụp tim mạch: Liều trung bình 1,1ml/kg cân nặng. Tổng thể tích tối thiểu là 70ml và tối đa là 125ml.

Liều dùng khuyến cáo Xenetix 300 theo đường trong khoang cơ thể cụ thể như sau:

Chụp X-quang khớp, tử cung, vòi trứng: Thể tích trung bình là 5 – 20ml.

Trường hợp quá liều chỉ xảy ra khi sử dụng thuốc Xenetix 300mg liều rất cao. Lúc này, người bệnh cần được bù chất điện giải và mất nước, đồng thời theo dõi chức năng thận trong tối thiểu 3 ngày tiếp theo. Trường hợp cần thiết có thể phải thẩm phân máu.

  1. Tác dụng phụ :

Xenetix 300 có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn với mức độ khá nghiêm trọng như nổi ban đỏ, phát ban, ngứa, phù Quincke, ngoại ban nốt sần, hội chứng Lyell’s, hội chứng Stevens- Johnson

Ngoài ra, Xenetix 300 cũng có thể gây viêm mũi, khó thở, ho, khó nuốt, ngừng thở, co thắt phế quản, phù thanh quản; mệt mỏi, đau đầu,hạ huyết áp, nhịp tim nhanh hoặc chậm, ngưng tim; đau bụng, buồn nôn.

Thuốc Xenetix 300mg cũng có thể gây ra những tác dụng không mong muốn đối với hệ tim mạch, tiêu hóa, hô hấp, thận, thụ thể thần kinh, các phản ứng tại chỗ và quá mẫn trên da. Do đó, nếu thấy có biểu hiện bất thường và nghi ngờ là tác dụng phụ của thuốc, người bệnh cần thông báo với bác sĩ hoặc nhân viên y tế ngay.

  1. Một số lưu ý khi dùng thuốc :

Không dùng Xenetix 300 ở người quá mẫn với thành phần của thuốc, tiền sử bị phản ứng dị ngoài da, có dấu hiệu nhiễm độc tuyến giáp Chống chỉ định chụp X-quang tử cung và vòi trứng trên phụ nữ đang mang thai hoặc chụp X-quang dây cột sống.

Phụ nữ đang mang thai có thể sử dụng thuốc cản quang Xenetix 300, tuy nhiên không được chụp X-quang. Phụ nữ đang nuôi con cho bú nếu có chỉ định chụp X-quang sử dụng thuốc cản quang cần ngưng cho con bú 24 giờ sau khi chụp.

Người bị suy thận (do mất nước, tiểu đường, suy tim nặng), trẻ sơ sinh, người cao tuổi bị xơ vữa động mạch cần thận trọng khi dùng thuốc cản quang Xenetix 300, nếu cần thiết phải bù nước bằng dung dịch điện giải.

Không sử dụng cùng lúc các thuốc gây độc ở thận, nếu bắt buộc dùng, người bệnh cần được theo dõi chức năng thận thường xuyên. Tạm ngưng các xét nghiệm mới hoặc khoảng cách giữa 2 lần điều trị chiếu xa tối thiểu là 48 giờ cho đến khi chức năng thận phục hồi.

Không dùng thuốc Xenetix 300mg trên bệnh nhân suy thận đang điều trị bằng Metformin. Theo dõi nồng độ creatinin huyết thanh ở nhóm bệnh nhân này để phòng ngừa nhiễm axit lactic. Ngưng điều trị bằng Metformin trước khi khi tiêm thuốc cản quang và tối thiểu 48 giờ sau khi tiêm cho đến khi chức năng thận bình thường.

Người bị suy gan, suy thận, nguy cơ bí tiểu cao cần thận trọng khi dùng Xenetix 300.

Người bị bệnh hen cần ổn định tình trạng hen trước khi tiêm thuốc cản quang có chứa iod do thuốc làm tăng nguy cơ co thắt phế quản, đặc biệt là người bệnh lên cơn hen trong vòng 8 ngày trước khi chụp.

Người bị bướu cổ, tiền sử loạn giáp trạng cần thận trọng khi dùng thuốc Xenetix 300mg, vì các triệu chứng cường giáp hoặc thiểu năng tuyến giáp có nguy cơ bùng phát. Trẻ sơ sinh có mẹ dùng thuốc cản quang chứa iod cũng đối mặt với nguy cơ thiểu năng tuyến giáp.

Tăng nguy cơ loạn nhịp, thiếu máu cơ tim, rối loạn huyết động học ở bệnh nhân suy tim, mạch vành, tăng huyết áp, bệnh van tim khi dùng Xenetix 300.

Cần đánh giá và cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trên nhóm bệnh nhân bị đột quỵ (do nhồi máu não cấp thiếu máu não thoáng qua, xuất huyết nội sọ, động kinh nguyên hoặc thứ phát, phù não), người nghiện rượu hoặc nghiện thuốc khi dùng Xenetix 300 do thuốc làm tăng nguy cơ rối loạn hệ thần kinh trung ương trầm trọng.

Theo dõi trước khi tiến hành chụp cản quang với thuốc chứa iod trên nhóm bệnh nhân u tế bào ưa crôm do thuốc làm lên cơn cao huyết áp. Người bị bệnh nhược cơ có thể gặp triệu chứng nặng hơn sau khi tiêm thuốc cản quang.

Người bị kích thích, đau, hay hồi hộp có thể cần sử dụng thuốc an thần trong trường hợp Xenetix 300 làm tăng các tác dụng phụ không mong muốn.

Xenetix 300 có thể tương tác với các thuốc: làm thay đổi hấp thu iod phóng xạ và giảm hiệu quả điều trị với iod; giảm hiệu quả bù trừ tim mạch khi dùng với thuốc chẹn beta; tăng nguy cơ mất nước khi dùng cùng với thuốc lợi tiểu; tăng nguy cơ phản ứng thuốc khi điều trị với thuốc Interleukin-2.

Không nên tiến hành các xét nghiệm in vitro protein, bilirubin, canxi, sắt, phốt-phát, đồng trong vòng 24 giờ sau khi chụp với thuốc cản quang Xenetix 300.

  1. Một số lưu ý trước, trong và sau khi dùng thuốc :

Trước khi chụp cản quang với Xenetix 300 cần lưu ý:

Thăm khám tiền sử bệnh để tiến hành phân loại nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao.

Thuốc kháng histamin thụ thể H1 và corticoid là tiền thuốc ở nhóm bệnh nhân có nguy cơ rất cao xảy ra phản ứng với chất cản quang, thậm chí có thể xảy ra sốc phản vệ và dẫn đến tử vong.

Trong khi chụp cản quang với Xenetix 300 cần lưu ý:

Thăm khám lâm sàng người bệnh.

Mở đường mạch sẵn để phòng trường hợp cấp cứu xảy ra thì phản ứng kịp thời.

Sau khi chụp cản quang với Xenetix 300 cần lưu ý:

Theo dõi bệnh nhân tối thiểu 30 phút sau khi chụp, vì tác dụng phụ thường xảy ra ở giai đoạn này.

Bác sĩ/nhân viên y tế cần thông báo cho bệnh nhân những phản ứng chậm của thuốc có thể xảy ra.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

 

Dược sĩ Đinh Khắc Thành Đô

(Nguồn: Drugbank.vn, Tờ HDSD của nhà sản xuất)

 

 


omnipaque.png

6 Tháng Mười Một, 2024 Tin TứcTruyền Thông

Tên chung quốc tế : Iohexol

Mã ATC: V08A B02

Loại thuốc: chất cản quang loại không ion hóa

Dạng thuốc và hàm lượng : dung dịch tiêm 300mg I/ml, 350mg I/ml

 Công dụng :

 Omnipaque là thuốc cản quang với tia X, được dùng cho người lớn và trẻ em để:

  • Chụp tử cung – vòi trứng, chụp bàng quang – niệu đạo ngược dòng;
  • Chụp tuỷ sống vùng thắt lưng – ngực – cổ và toàn cột (với phương pháp chụp thông thường hoặc chụp cắt lớp điện toán).
  • Chụp X-quang tủy sống vùng cổ, sau khi được tiêm dưới màng nhện.
  • Chụp động mạch chủ (động mạch chủ lên, cung động mạch chủ, động mạch chủ bụng và các nhánh).
  • Chụp X-quang động mạch não hoặc động mạch ngoại vi.
  • Chụp X-quang niệu đồ tĩnh mạch, chụp thoát vị ở người lớn, làm nổi bật hình ảnh chụp cắt lớp điện toán (chụp cơ thể, chụp ở não).
  • Chụp X-quang tuyến nước bọt và nghiên cứu đường tiêu hóa.
  • Chụp tuỵ ngược dòng nội soi và chụp đường mật tụy ngược dòng nội soi.

Liều lượng – Cách dùng :

  • Liều dùng và hàm lượng dùng thay đổi tuỳ theo kỹ thuật và đường dùng chất cản quang.
  • Theo quy định của Bộ Y tế, đây là thuốc kê đơn phải tuyệt đối tuân theo sự chỉ định của thầy thuốc. Các thông tin dưới đây chỉ có tính chất tham khảo.

Chụp X-quang tủy sống:

–   Phải tiêm trong màng não tủy chậm trong thời gian 1 đến 2 phút để tránh hòa lẫn quá nhiều với dịch não tủy, dẫn đến làm loãng iohexol và làm thuốc phân tán sớm về phía đầu.

–   Không nên tiêm lặp lại ngay, vì có nguy cơ gây quá liều. Sau 48 giờ hoặc tốt hơn là 5 đến 7 ngày mới nên tiêm lại.

Liều người lớn thông thường :

–   10 – 15 ml dung dịch chứa 18% iod, hoặc 6 – 12 ml dung dịch chứa 24% iod, hoặc 6 – 10 ml dung dịch chứa 30% iod.

Liều trẻ em thông thường :

–   Trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi: 2 – 4 ml dung dịch chứa 18% iod, hoặc 2 – 3 ml dung dịch chứa 21% iod.

–   Trẻ nhỏ từ 3 tháng đến 3 tuổi: 4 – 8 ml dung dịch chứa 18% iod, hoặc 3 – 6 ml dung dịch chứa 21% iod.

–   Trẻ em từ 3 đến 7 tuổi: 5 – 10 ml dung dịch chứa 18% iod, hoặc 5 – 8 ml dung dịch chứa 21% iod.

–   Trẻ em từ 7 đến 13 tuổi: 5 – 12 ml dung dịch chứa 18% iod, hoặc 5 – 10 ml dung dịch chứa 21% iod.

–   Trẻ em từ 13 đến 18 tuổi: 6 – 15 ml dung dịch chứa 18% iod hoặc 6 – 14 ml dung dịch chứa 21% iod.

Chụp X-quang tim mạch (tiêm mạch máu) :

–   Liều người lớn thông thường: 30 – 295 ml dung dịch chứa 35% iod.

–   Liều trẻ em thông thường: 1,75 ml/kg thể trọng đến tổng liều tối đa là 291 ml dung dịch chưa 30% iod, hoặc 1,25 ml/kg thể trọng đến tổng liều tối đa là 250 ml dung dịch chứa 35% iod.

Chụp X-quang tĩnh mạch :

–   Liều người lớn thông thường: 40 – 150 ml dung dịch chứa 24% hoặc 30% iod.

Chụp tĩnh mạch đường tiết niệu :

–   Liều người lớn thông thường: 0,7 – 1,3 ml/kg thể trọng, dung dịch chứa 30% hoặc 35% iod.

–   Liều trẻ em thông thường: 1 – 1,5 ml/kg thể trọng, dung dịch chứa 30% iod, không được tiêm quá tổng liều 3 ml/kg thể trọng.

Chụp cắt lớp điện toán ổ bụng (uống phối hợp với tiêm tĩnh mạch):

–   Liều uống người lớn dùng cách 20 đến 40 phút, trẻ em cách 30 đến 60 phút trước liều tiêm tĩnh mạch.

–   Liều người lớn thông thường: Uống 500 đến 1000 ml dung dịch chứa 0,6 đến 0,9% iod, phối hợp với tiêm tĩnh mạch 100 đến 150 ml dung dịch chứa 30% iod.

–   Liều trẻ em thông thường: 180 đến 750 ml dung dịch chứa 0,9 đến 2,1% iod cho uống làm một lần hoặc trong 30 đến 45 phút, dùng phối hợp với tiêm tĩnh mạch 1 đến 2 ml/kg thể trọng dung dịch chứa 24% hoặc 30% iod. Tổng liều uống không được vượt quá liều tương đương với 5 g iod đối với trẻ em dưới 3 tuổi, 10 g iod đối với trẻ em từ 3 đến 18 tuổi. Tổng liều tiêm tĩnh mạch không được vượt quá 3 mg/kg thể trọng.

Chụp X-quang đường tiêu hóa :

–   Liều người lớn thông thường: Uống 50 đến 100 ml dung dịch chứa 35% iod.

Chụp X-quang bàng quang – niệu đạo ngược dòng:

–   Liều người lớn thường dùng: Truyền nhỏ giọt vào bàng quang 50 ml đến 300 ml dung dịch chứa 10% iod hoặc 50 ml đến 600 ml dung dịch 5% iod, tùy theo tuổi và dung tích của bàng quang.

Chụp tử cung – vòi trứng: Liều người lớn thông thường: Nhỏ giọt vào tử cung 15 – 20ml dung dịch 24% hoặc 30% iod.

Chống chỉ định :

Đối với các thủ thuật, chống chỉ định iohexol ở người tiền sử dị ứng hoặc hen, người suy thận nặng.

Sử dụng trong màng não tuỷ: chống chỉ định với người nghiện rượu mạn, người bị chảy máu dưới màng nhện, người có tiền sử động kinh, người bị nhiễm khuẩn toàn thân hoặc cục bộ nặng, hoặc bị xơ cứng lan toả.

Sử dụng trong mạch: chống chỉ định ở người cường giáp và ở người bị bệnh hồng cầu liềm.

Sử dụng chụp tim mạch: chống chỉ định ở người suy tim khởi phát, người bị tăng huyết áp động mạch phổi nặng.

Chụp X-quang động mạch não: chống chỉ định ở người bị xơ cứng động mạch lâu ngày (nặng), người bị tim mất bù, người mới bị nghẽn mạch não, người tăng huyết áp nặng, lão suy hoặc bị huyết khối.

Tương tác thuốc :

  • Tiêm tĩnh mạch iohexol đồng thời với các chất chẹn beta-adrenergic có thể tăng nguy cơ gây phản vệ vừa và nặng, tác dụng hạ huyết áp cũng có thể nặng lên.
  • Các thuốc uống để chụp X-quang túi mật có thể làm tăng nguy cơ gây độc với thận khi cần tiêm mạch máu iohexol ngay sau đó, đặc biệt ở người bệnh suy nhược chức năng gan.
  • Có thể tăng nguy cơ hạ huyết áp nặng nếu dùng iohexol đồng thời với các thuốc có tác dụng hạ huyết áp.
  • Tiêm iohexol trong màng não tuỷ hoặc trong mạch đồng thời với dùng các thuốc gây độc thận khác có thể tăng khả năng nhiễm độc thận.

Tác dụng phụ :

  • Tác dụng không mong muốn có thể thay đổi trực tiếp theo nồng độ, kỹ thuật sử dụng và bệnh lý cơ bản. Tăng áp lực thẩm thấu, thể tích, nồng độ, độ nhớt và tốc độ dùng thuốc có thể làm tăng tỉ lệ và tính nghiêm trọng của các tác dụng không mong muốn.
  • Thường gặp: nhức đầu nhẹ hoặc vừa, đau lưng, chóng mặt, đau (có thể do áp lực và thể tích khi tiêm vào ống gan, ống tụy), buồn nôn và nôn nhẹ hoặc vừa, ỉa chảy nhẹ và tạm thời, đau bụng hoặc dạ dày, kích thích màng não, nhịp tim chậm khi chụp X-quang tim mạch, đau khớp hoặc làm bệnh đau khớp nặng lên, sưng khớp.
  • Ít gặp: nhức đầu nặng, mệt mỏi thất thường hoặc yếu cơ, vã mồ hôi, sốt, chán ăn, cảm giác nóng thất thường, ù tai, ngủ gà, tăng nhạy cảm với ánh sáng, nhìn mờ hoặc có các thay đổi thị giác khác, tiểu tiện khó, mày đay, đau hoặc nóng rát tại chỗ tiêm.

Chú ý đề phòng :

 Người mẫn cảm với iod và các chất cản quang có iod khác cũng có thể tăng nguy cơ phản ứng dạng phản vệ.

  • Dùng iohexol để chụp tử cung-vòi trứng, có thể tăng nguy cơ biến chứng ở người bị nhiễm khuẩn đường sinh dục, làm nặng thêm bệnh viêm vùng chậu cấp tính.
  • Nên thận trọng cả ngay sau khi phẫu thuật tử cung hoặc cổ tử cung để tránh nguy cơ gây biến trứng.
    Khi tiêm vào mạch, iohexol có thể làm huyết áp tăng nhanh ở người có u tế bào ưa crom, phải duy trì liều iohexol ở mức tối thiểu và phải theo dõi huyết áp trong quá trình tiến hành, cũng nên điều trị trước bằng thuốc chẹn alpha-adrenergic, thí dụ phentolamin.
  • Dùng chụp X- quang động mạch ngoại vi, iohexol có thể gây co thắt mạch tĩnh hoặc động mạch trong bệnh buerger, có thể tăng nguy cơ biến chứng ở người thiếu máu cục bộ nặng do nhiễm khuẩn đi lên.
  • Dùng Iohexol chụp X-quang động mạch não có thể tăng nguy cơ huyết khối và nghẽn mạch ở người bệnh hymocystin niệu.
  • Dùng chụp thận qua đường tĩnh mạch, iohexol có thể tăng nguy cơ suy thận cấp ở người đái tháo đường.
  • Dùng chụp X-quang khớp, iohexol có thể tăng nguy cơ biến chứng ở người bị nhiễm khuẩn tại hoặc gần khớp khảo sát.
  • Không nên dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

 Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

                                                                                                                                                                           Dược sĩ Đinh Khắc Thành Đô

                                                                                                                                                   (Nguồn: Drugbank.vn, Tờ HDSD của nhà sản xuất)


dianeal-low.png

Hoạt chất:

Dung dịch thẩm phân màng bụng (phúc mạc Peritoneal dialy sis .PD)

Biệt dược gốc:

Biệt dược: Dianeal low calcium peritoneal dialysis solution with dextrose, Dianeal PD-4 Low Calcium with Dextrose

 Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng:

Dung dịch thẩm phân phúc mạc.

       Ảnh minh họa:Nguồn Internet

Dianeal Low Calcium (2,5mEq/l) Peritoneal Dialysis Solution with 2,5% Dextrose: Mỗi 100ml dung dịch chứa: Calci Chloride 18,3mg; Dextrose hydrous 2,5g; Magie Chloride 5,08mg; Natri Chloride 538mg; Natri lactat 448mg

Dianeal low calcium (2.5mEq/l) peritoneal dialysis solution with 1.5% dextrose: Mỗi 100ml dung dịch chứa: Calci Chloride 18,3mg; Dextrose hydrous 1,5g; Magie Chloride 5,08mg; Natri Chloride 538mg; Natri lactate 448mg

Dianeal low calcium (2.5mEq/l) peritoneal dialysis solution with 4.25% dextrose: Mỗi 100ml dung dịch chứa: Calci Chloride 18,3mg; Dextrose hydrous 4,25g; Magie Chloride 5,08mg; Natri Chloride 538mg; Natri lactate 448mg

Chỉ định:

Chỉ định cho bệnh nhân suy thận mạn tính được duy trì thẩm phân phúc mạc (lọc màng bụng) thực hiện bằng kỹ thuật lọc màng bụng liên tục ngoại trú (CAPD) hay lọc màng bụng tự động bằng máy (APD) khi các phương pháp điều trị không thẩm phân được đánh giá là không hiệu quả.

Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÚI DỊCH LỌC MÀNG BỤNG: Dùng kỹ thuật vô trùng.

Trường hợp chuẩn bị túi dịch cho toàn bộ hệ thống kín, tham khảo Hướng dẫn sử dụng của các thiết bị đi kèm.

Nếu cần làm ấm dung dịch lọc màng bụng DIANEAL, tiến hành khi còn nguyên túi bao ngoài (overpound) và bằng phương pháp nhiệt khô. Làm ấm dung dịch tới nhiệt độ cơ thể (37°C/98,6°F). Túi dịch được làm ấm phải cho cảm giác thoái mái khi tiếp xúc. Làm ấm ở nhiệt độ vượt quá 45°C có thể ảnh hưởng đến dung dịch, do đó không được làm nóng quá mức. Nếu phương pháp làm ấm có thể vượt quá nhiệt độ 45°C, kiểm tra thường xuyên túi dịch và nhấc túi dịch ra khỏi nguồn nhiệt nếu chạm vào túi dịch thấy nóng.

Để mở túi:

Xé túi bên ngoài theo đường rạch sẵn và lấy túi đựng dung dịch ra. Kiểm tra rò ri bằng cách bóp chặt túi dịch. Có thể quan sát thấy một vài điểm đục trên túi nhựa ngoài do hút ẩm trong quá trình tiệt trùng, đây là điều bình thường và không ảnh hưởng đến chất lượng dung dịch thuốc và độ an toàn.

Trường hợp muốn dùng các thuốc bổ trợ khác, xem các bước thao tác dưới đây:

Thêm thuốc

Thuốc, các chất bổ sung có thể tương kỵ.

Không dùng thuốc nếu nút cao su trong túi mất đi hoặc không còn nguyên vẹn.

Thao tác:

Chuẩn bị vị trí đưa thuốc vào

Dùng bơm tiêm dài 1 inch và kim tiêm cỡ 19 – 25, chọc lỗ đưa thuốc vào và cố định lại, bơm thuốc. Chuẩn bị truyền dịch (Phương pháp lọc màng bụng liên tục ngoại trú)

1 . Xé túi bọc ngoài từ khe rạch sẵn và lấy túi dịch ra ngoài. Kiểm tra rò rỉ bằng cách đè mạnh túi dịch trong 1 phút.

2 . Giật bó khoen kéo đậy đầu ống dẫn dịch.

  1.  Kết nối túi Twinbag với bộ chuyển tiếp (transfer set) theo hướng dẫn của chuyên viên y tế.
  2. Kẹp đường dây dẫn túi chứa dịch, mở khóa cổng dẫn dịch ra bằng cách bẻ gãy van (màu xanh) ngay cổng ra của túi dịch.
  3. Treo túi dịch lên bằng lỗ treo ở phía trên của túi.
  4. Châm và xả dịch lọc màng bụng trong túi đôi theo như cách tiến hành mô tả dưới đây.
Cách sử dụng:
  1.  Xả dịch ngâm trong khoang màng bụng bằng cách mở khóa xoay trên bộ chuyển tiếp.
  2.  Sau khi xả, đóng khóa xoay và tháo kẹp ra khỏi dây dẫn dịch để rửa đường dây với khoảng 100ml dung dịch lọc màng bụng mới (trong 10 giây). Quan sát thấy dịch chảy vào túi xả.
  3. Kẹp đường ống dây xả và mở khóa xoay bộ chuyển tiếp để châm dịch lọc màng bụng mới.
  4.  Sau khi châm xong, đóng khóa xoay lại và tháo túi đôi ra khỏi bộ chuyển tiếp.
  5.  Đóng nắp minicap mới vào bộ chuyển tiếp để hoàn tất quy trình.

Phương pháp lọc màng bụng di động với máy:

Tham khảo Hướng dẫn sử dụng đi kèm của máy thẩm phân phúc mạc tự động HOMECHOICE.

Liều dùng:

Dung dịch được dùng để thẩm phân bằng cách truyền vào khoang màng bụng.

Việc chọn thể tích truyền, thời gian ngâm dịch, tần số điều trị thích hợp dựa vào điều kiện, thành phần trong máu, cân bằng dịch trong cơ thể, tuổi tác và trọng lượng cơ thể của mỗi cá nhân người bệnh. Tốc độ truyền/ xả dịch thường thấp hơn hoặc bằng 300ml/ phút.

Với kỹ thuât lọc màng bụng liên tục ngoại trú (CAPD): Túi DIANEAL Twinbag.

Thông thường, truyền từ 1,5 đến 2L dung dịch thẩm phân vào khoang bụng người lớn và lưu lại trong 4 đến 8 giờ. Sau khi đạt được hiệu quả, xả dung dịch ra. Quá trình này được coi là 1 chu kỳ.

Trong trường hợp lượng dịch thừa của cơ thể là 1kg/ ngày hoặc ít hơn, phải thực hiện liên tục 3 đến 4 chu kỳ trao đổi một ngày với dung dịch DIANEAL Low Calcium Peritoneal Dialysis 1,5% Dextrose. Trong trường hợp lượng dịch thừa của cơ thể là 1kg/ ngày hoặc nhiều hơn, phải dùng từ 3 đến 4 chu kỳ trao đổi với dung dịch DIANEAL Low Calcium Peritoneal Dialysis 2,5% Dextrose hoặc từ 1 đến 2 chu kỳ trao đổi với dung dịch DIANEAL Low Calcium Peritoneal Dialysis 4,25% Dextrose kết hợp với dung dịch DIANEAL Low Calcium Peritoneal Dialysis 1,5% Dextrose và thực hiện liên tục 3 đến 5 chu kỳ trao đổi liên tục một ngày.

Đối với kỹ thuật lọc màng bụng tự động với máy (APD): Túi DIANEAL AMBUFLEX.

Việc lựa chọn chế độ điều trị lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc gián đoạn IPD) hoặc liên tục tự động (CAPD), hay tuần hoàn liên tục (CCPD), cũng như tần suất điều trị, công thức, thể tích dịch trao đổi, thời gian ngâm dịch, thời gian thẩm phân đều phải được chỉ định bởi chuyên viên y tế đã được đào tào về kỹ thuật lọc màng bụng, chịu trách nhiệm và giám sát việc điều trị cho từng người bệnh. Cân nặng của bệnh nhân được sử dụng làm chỉ thị mức dịch xả cũng như nhu cầu.

Tiến hành thao tác với máy lọc màng bụng liên tục theo tờ hướng dẫn sử dụng đi kèm máy.

Khuyến cáo việc điều trị và giám sát điều trị bởi chuyên viên y tế đã được tập huấn về kỹ thuật lọc màng bụng. Tham khảo các tài liệu hướng dẫn đào tạo về kỹ thuật này (được cung cấp bởi Tập đoàn Baxter Healthcare) cũng như Quy trình Kỹ thuật của cơ quan y tế nước sở tại.

 Chống chỉ định:

Mẫn cảm với thành phần của thuốc, bệnh nhân hôn mê do tiểu đường, vô niệu, xuất huyết trong tủy sống hoặc sọ não.

Người bệnh đã có triệu chứng nhiễm toan lactic nghiêm trọng.

Bệnh nhân có các tình trạng rối loạn chức năng điều hòa dẫn đến giảm hiệu quả điều trị với kỹ thuật lọc màng bụng hoặc tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Bệnh nhân đã có ghi nhận suy giảm chức năng màng bụng hoặc tăng kết dính làm ảnh hưởng tới chức năng của màng bụng.

Thận trọng:

CẢNH BÁO

Viêm phúc mạc nang xơ hóa (EPS) đuợc coi là một biến chứng hiếm gặp của kỹ thuật lọc màng bụng. Viêm phúc mạc nang xơ hóa (EPS) đã được báo cáo ỡ những bệnh nhân sử dụng các dịch lọc màng bụng, trong đó có DIANEAL. Rất hiếm trường hợp được báo cáo là tử vong do viêm phúc mạc nang xơ hóa khi điều trị với DIANEAL.

Nếu viêm phúc mạc, việc chỉ định kháng sinh và liều dùng kháng sinh nên dựa trên các kết quả xác định tính nhạy cảm của các chủng vi sinh vật phân lập nếu có thể. Trước khi xác định được tính nhạy cảm của vi sinh vật, có thể dùng kháng sinh phổ rộng.

Không dùng để tiêm tĩnh mạch.

Quy trình thực hiện kỹ thuật lọc màng bụng: Dùng kỹ thuật vô trùng.

Nhiễm trùng khóa nối Luer có thể dẫn đến viêm màng bụng. Kẹp hoặc quá trình mồi không đúng cách có thể dẫn đến đưa khí vào màng bụng, có thể gây ra đau bụng bất thường và/ hoặc viêm màng bụng.

Kỹ thuật lọc màng bụng phải được tiến hành hết sức cẩn thận, đặc biệt trên bệnh nhân đang mắc các bệnh ở ổ bụng bao gồm thủng màng bụng hoặc thủng cơ hoành do phẫu thuật hoặc chấn thương, dính chặt, căng phồng ruột, kể cả các bệnh về bụng chưa chẩn đoán, nhiễm trùng thành bụng, sa ruột hoặc phòng, rò phân hoặc mở thông ruột kết, béo phì và thận to đa nang. Thận trọng khi tiến hành kỹ thuật lọc màng bụng trên bệnh nhân có các bệnh khác bao gồm thay ghép động mạch chủ, và bệnh phổi nặng. Khi thực hiện kỹ thuật lọc màng bụng trên các đối tượng bệnh nhân này, phải cân nhắc lợi ích và bất lợi có thể xảy ra.

Phải ghi lại cân bằng dịch chính xác và theo dõi cẩn thận trọng lượng của bệnh nhân để tránh mất nước quá nhiều hoặc dư thừa nước dẫn đến suy tim sung huyết, kiệt sức và sốc. Các bệnh nhân thường xuyên lọc màng bụng phải theo dõi định kỳ hàm lượng các chất hóa học trong máu và các yếu tố huyết học, cũng như các biểu hiện tình trạng bệnh khác.

Truyền liên tục hơn 1 túi DIANEAL trong 24 giờ có thể làm tăng nồng độ các chất carbohydrat chuyển hóa và maltose trong huyết tương. Hiện chưa rõ những hậu quả do sự gia tăng các chất trên, song sự gia tăng độ thẩm thấu huyết tương có thể xảy ra.

Trong trường hợp quá liều với DIANEAL, có thể phải tiếp tục lọc màng bụng bàng các dung dịch nguồn gốc glucose.

Sử dụng quá liều DIANEAL Low calcium peritoneal dialysis solution with 4.25% dextrose (glucose) trong kỹ thuật màng bụng có thể gây tăng thải trừ nước trên người bệnh.

Cần thận trọng khi điều trị với các dung dịch chứa dextrose trên các bệnh nhân được biết là có dị ứng với tinh bột ngô hoặc các hoặc các sản phẩm từ ngô. Có thể xảy ra phản ứng quá mẫn như các trường hợp dị ứng tinh bột ngô, bao gồm cả các phản ứng phản vệ, phản ứng kiểu dị ứng. Ngừng truyền ngay lập tức và rút dịch từ các khoang phúc mạc nếu nghi ngờ có dấu hiệu hoặc triệu chứng của các phản ứng quá mẫn. Áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp như chỉ định lâm sàng.

Bệnh nhân nhiễm toan lactic nặng không được chỉ định điều trị bằng các dung dịch lọc màng bụng có chứa lactat. Cần tiến hành theo dõi sự xuất hiện tình trạng nhiễm toan lactic trước khi bắt đầu và trong khi điều trị với các dịch lọc màng bụng có chứa lactat trên người bệnh có nguy cơ nhiễm acid lactic cao [ví dụ: hạ huyết áp nặng hoặc nhiễm trùng có thể kết hợp với suy thận cấp tính, khuyết tật bẩm sinh trong quá trình trao đổi chất, bệnh nhân đang điều trị với các thuốc như metformin và nucleoside/thuốc ức chế men sao chép ngược nucleotid (NRTI)].

Khi chỉ định các dịch lọc, cần cân nhắc đến các tương tác có thể xảy ra giữa dịch lọc màng bụng với liệu pháp điều trị trực tiếp các bệnh lý khác của người bệnh. Ví dụ: việc loại bỏ nhanh kali có thể gây ra loạn nhịp tim trên các bệnh nhân có bệnh lý về tim đang sử dụng các thuốc trợ tim nhóm digitalis hoặc các thuốc tương tự; độc tính của các thuốc trợ tim nhóm digitalis có thể bị che khuất bởi việc tăng kali hoặc magie, hoặc bởi việc hạ calci. Việc điều chỉnh các chất điện giải trong quá trình lọc màng bụng có thể làm khởi phát các dấu hiệu và triệu chứng của việc dư digitalis. Ngược lại, độc tính có thể xuất hiện ở liều mức tối ưu của thuốc nhóm digitalis nếu nồng độ kali thấp hoặc nồng độ calci cao. Nồng độ kali, calci, magie trong huyết thanh nên được theo dõi chặt chẽ trên những bệnh nhân sử dụng thuốc trợ tim nhóm digitalis.

Cần giám sát chặt chẽ việc điều trị trên các bệnh nhân tiểu đường trong và sau khi điều trị với các dung dịch có chứa dextrose (glucose). Có thể phải điều chỉnh liều insulin hoặc các phương pháp điều trị tăng đường huyết khác.

Các bệnh nhân trong tình trạng ổn định, đang được tiến hành lọc màng bụng nên được kiểm tra đánh giá định kỳ các chất sinh hóa trong máu, và các xét nghiệm khác về máu, cũng như các chỉ số khác để giúp đánh giá tình trạng của bệnh nhân. Nồng độ calci huyết thanh nên được kiểm soát và lượng bổ sung calci dùng đường uống có thể tăng hoặc dịch lọc màng bụng có chứa nồng độ calci cao có thể được sử dụng. Nếu nồng độ calci huyết thanh tăng cao, việc điều chỉnh liều calci carbonate phosphate và/hoặc các chất tương tự vitamin D nên được xem xét bởi bác sĩ.

Kali không có trong thành phần của dịch lọc màng bụng DIANEAL do quan ngại nguy cơ tăng kali huyết. Trong trường hợp nồng độ kali huyết thanh bình thường hoặc nồng độ kali huyết thanh giảm, việc bổ sung kali clorid (lên tới nồng độ tối đa 4mEq/l) có thể được chỉ định để ngăn ngừa việc hạ kali máu nghiêm trọng. Việc bổ sung thêm kali clorid chỉ nên được tiến hành sau khi đã đánh giá kỹ chỉ số trong huyết thanh và tổng lượng kali trong cơ thể và dưới sự giám sát của bác sĩ.

THẬN TRỌNG:

Thận trọng chung: Không sử dụng nếu dung dịch thuốc không còn trong. Phải thực hiện kỹ thuật vô trùng trong suốt quá trình thẩm phân và khi kết thúc để giảm khả năng nhiễm trùng. Sự mất đặc hiệu protein, acid amin và các vitamin tan trong nước có thể xảy ra trong quá trình thẩm phân. Nếu cần, có thể điều trị thay thế.

Phải kiểm tra dịch xả xem có fibrin hoặc tiểu phân, do đây là các dấu hiệu của viêm phúc mạc. Không sử dụng nếu sản phẩm bị mất hoặc hư nút cao su. Sau khi bỏ túi bao bên ngoài, kiểm tra độ rò rỉ bằng cách bóp chặt túi chứa dịch bên trong. Nếu thấy rò, phải bỏ túi dung dịch đi vì có thể sản phẩm không còn vô trùng. Sau khi kéo vòng ra khỏi vòi, kiểm tra niêm phong đường nối bằng cách xem dung dịch có chảy liên tục hay không. Có thể có vài giọt dung dịch trong ống nối hoặc ở nắp bảo vệ. Nếu dòng chảy liên tục hoặc thành giọt nhỏ, phải bỏ dung dịch đi vì có thể dung dịch không còn vô trùng. Trong quá trình rút dịch, có thể thấy các sợi tơ huyết trong dung dịch và các sợi này có thể dính vào ống nối. Trong các trường hợp cá biệt này, có thể gây tắc ống một phần hay hoàn toàn. Thao tác ống nối trong khi đặt ống có thể thông tắc.

Cần thận trọng khi điều trị dung dịch DIANEAL LOW CALCIUM (2.5mEq/l) PERITONEAL DIALYSIS SOLUTION WITH 1,5%, 2,5%, 4,25% DEXTROSE trên các bệnh nhân tăng calci máu. Phải giám sát chỉ số calci máu trên người bệnh để phòng trường hợp hạ calci huyết hoặc nghiêm trọng hơn là tăng calci huyết. Trong các trường hợp này, cần điều chỉnh liều của các tác nhân gắn với gốc phosphate và/hoặc các thuốc kiểu Vitamin D, các chất tương tự vitamin D nên được xem xét bởi bác sỹ.

Các sản phẩm DIANEAL có chứa hàm lượng dextrose (glucose) khác nhau từ 1,5% đến 4,25 % (kl/tt). Cần giám sát chỉ số đường huyết trên các bệnh nhân tiểu đường và có thể phải cân nhắc điều chỉnh liều insulin hoặc các phương pháp điều trị tăng đường huyết khác.

Truyền một lượng quá lớn DIANEAL vào khoang phúc mạc có thể dẫn đến khó tiêu, cảm giác đầy bụng và/hoặc kèm theo khó thở.

Phương pháp điều trị trong trường hợp truyền quá liều là rút dịch thuốc DIANEAL ra khỏi khoang phúc mạc.

Cần định kỳ theo dõi các chỉ số điện giải (đặc biệt bicacbonat, kali, magie, calci và phosphate) chỉ số hóa sinh (bao gồm các hocmon tuyến giáp, các chỉ số lipid) và huyết học.

Khi kê toa dung dịch cho từng bệnh nhân, phải xem xét tương tác giữa dung dịch thẩm phân và các thuốc khác. Ví dụ: Việc loại kali nhanh có thể gây loạn nhịp ở bệnh nhân bệnh tim đang dùng các thuốc trợ tim digitalis hoặc các thuốc tương tự; ngộ độc digitalis có thể bị che khuất bởi sự tăng kali và magie, hoặc giảm calci. Điều chỉnh chất điện giải bằng thẩm phân có thể che các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng quá liều digitalis. Ngược lại, ngộ độc có thể xảy ra ở liều digitalis thấp hơn liều tối ưu nếu nồng độ kali thấp hoặc nồng độ calci cao. Cần theo dõi insulin thường xuyên trong khi và sau khi thẩm phân bằng dung dịch chứa dextrose trên các bệnh nhân tiểu đường hoặc có ure huyết.

Các xét nghiệm cận lâm sàng:

Phải định kỳ theo dõi nồng độ chất điện giải, magie, bicarbonate huyết tương và cân bằng dịch.

Sản phẩm không chứa kali. Trong các trường hợp nồng độ kali huyết thanh bình thường, hoặc giảm, có thể bổ sung thêm kali chloride (đến nồng độ 4mEq/L) để phòng ngừa hạ kali huyết. Chỉ được bổ sung kali chloride sau khi đã đánh giá nồng độ kali huyết thanh và nồng độ kali toàn cơ thể. Việc bổ sung kali huyết phải được thực hiện dưới sự chỉ định của bác sỹ.

Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng việc sử dụng dịch lọc màng bụng làm tăng một cách đáng kể hàm lượng CO2 trong huyết tương và giảm magie huyết tương. Tuy nhiên, hiện tượng giảm nồng độ magie trong huyết tương này không biểu hiện triệu chứng hạ magie huyết trên lâm sàng.

Dùng cho trẻ em:

Dữ liệu nghiên cứu hiện chưa đủ để chứng minh tính hiệu quả và an toàn khi dùng cho trẻ em.

Ảnh hưởng của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD) đang tiến hành lọc màng bụng có thể gặp những tác dụng không mong muốn có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc sử dụng máy móc.

Sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú:

Thời kỳ mang thai:

Loại C dành cho phụ nữ có thai. Hiện chưa có đủ các dữ liệu lâm sàng dùng thuốc trên phụ nữ có thai. Chỉ chỉ định điều trị DIANEAL cho phụ nữ có thai khi thực sự cân nhắc các yếu tố lợi ích và nguy cơ trên từng người bệnh.

Khả năng gây ung thư, gây đột biến, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản:

Không có các thử nghiệm thời gian dài trên động vật thí nghiệm với dung dịch DIANEAL để đánh giá khả năng gây ung thư, gây đột biến, hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Thời kỳ cho con bú:

Phải thận trọng khi dùng dung dịch thẩm phân DIANEAL cho phụ nữ cho con

Tương tác với các thuốc khác:

Hiện chưa có các nghiên cứu về tương tác thuốc tiến hành trên DIANEAL. Nồng độ trong máu của các thuốc có khả năng thẩm tách có thể bị giảm do quá trình lọc màng bụng.

Quá liều và xử trí:

Nguy cơ quá liều khi điều trị có thể dẫn tới tăng hoặc giảm lưu lượng máu, mất cân bằng điện giải hoặc hạ đường máu.

Điều trị quá liều:

Tăng lưu lượng máu có thể kiếm soát bằng việc sử dụng các dịch lọc màng bụng ưu trương và kiểm soát dịch cơ thể.

Giảm lưu lượng máu có thể kiểm soát bằng các biện pháp thay thế dịch như chuyển sang đường uống hoặc đường tĩnh mạch, tùy thuộc mức độ mất nước.

Rối loạn điện giải có thể kiểm soát tương ứng với loại điện giải bị ảnh hưởng, thông qua kiểm tra các chỉ số máu. Trường hợp rối loạn điện giải thường gặp nhất, hạ kali máu, có thể điều trị bằng bổ sung kali đường uống hoặc thêm vào dịch lọc màng bụng dưới chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.

Tăng đường huyết trên bệnh nhân tiểu đường có thể kiểm soát bằng việc điều chỉnh liều insulin hoặc các thuốc hạ đường huyết khác.

Tương kỵ :

Tham khảo ý kiến các chuyên viên y tế có kinh nghiệm trong sử dụng kỹ thuật lọc màng bụng nếu có thể.

Phải sử dụng kỹ thuật vô trùng nếu phối hợp thuốc được khuyến cáo theo đánh giá của bác sỹ.

Tham khảo hướng dẫn sử dụng thuốc kèm theo để có thông tin đầy đủ về các thuốc phối hợp

Một số thuốc có thể không tương thích với DIANEAL.

Phối hợp cùng kali:

Kali được loại ra khỏi công thức của dung dịch DIANEAL do thẩm phân có thể khắc phục được tình trạng tăng kali máu nếu cần. Trường hợp kali huyết ở mức bình thường hoặc hạ kali máu, có thể chỉ định bổ sung kali clorua (đến nồng độ 4 mEq/L) để ngăn ngừa hạ kali máu nặng. Quyết định bổ sung kali clorua nên được thực hiện bởi bác sĩ sau khi đánh giá chỉ số kali huyết thanh cẩn thận.

Phối hợp cùng insulin:

Phối hợp insulin với DIANEAL được đánh giá trên 6 bệnh nhân bị tiểu đường phụ thuộc insulin sử dụng kỹ thuật lọc màng bụng lưu động liên tục ngoại trú CAPD để điều trị bệnh thận giai đoạn cuối. Quan sát thấy không có tương tác của DIANEAL với sự hấp thụ insulin từ khoang phúc mạc hoặc khả năng kiểm soát đường máu của insulin (Xem Tương tác với các thuốc khác và các dạng tương tác khác).

Nên tiến hành các biện pháp kiểm soát lượng đường trong máu thích hợp ngay khi bắt đầu sử dụng DIANEAL ở bệnh nhân tiểu đường, điều chinh liều insulin nếu cần thiết. (Xem Cảnh báo và thận trọng đặc biệt khi sử dụng).

Phối hợp cùng heparin

Nghiên cứu về tương tác thuốc trên người với heparin chưa được tiến hành. Nghiên cứu in vitro cho thấy không có bằng chứng về sự không tương thích của heparin với DIANEAL.

Phối hợp cùng kháng sinh:

Nghiên cứu tương tác thuốc trên lâm sàng chính thức chưa được thực hiện. Nghiên cứu tương thích in vitro đã chứng minh DIANEAL không có ảnh hưởng đối với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của các kháng sinh sau đây: vancomycin, cephazolin, ampicillin/flucoxacillin, ceftazidim, gentamicin, và amphotericin. Tuy nhiên, aminoglycosid không được trộn lẫn với penicillin do không tương thích hóa học.

 Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

 

Dược sĩ

Lưu Văn Song

Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam

HDSD Thuốc Dianeal low calcium peritoneal dialysis solution with dextrose do Baxter HealthCare SA sản xuất (2018).

 


decolic.png

Decolic thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, được bào chế dưới dạng bột pha hỗn dịch uống, sử dụng trong điều trị các trường hợp rối loạn chức năng tiêu hóa ở người lớn và trẻ em.

Công thức: cho một gói 1,15g

– Trimebutin meleat tương ứng với  Trimebutin……… 24mg

– Tá dược: Natri carboxymethyl cellulose,Natri citrat,Cremophor RH40,Màu sunset yellow,Bột hương vị cam,Đường trắng.

Ảnh minh họa: Nguồn internet

Trimebutine có tác dụng chọn lọc trên hệ thống thần kinh tại chỗ của niêm mạc dạ dày ruột, điều hòa và ổn định nhu động ruột, giảm co thắt cơ trơn dạ dày, do đó có tác dụng giảm đau do rối loạn chức năng tiêu hóa ở người lớn và trẻ em.

Công dụng của Decolic 24mg

Decolic 24mg được dùng trong các trường hợp sau:

– Điều trị các triệu chứng đau do rối loạn chức năng đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày – thực quản,viêm loét dạ dày tá tràng.

– Hội chứng ruột kích thích.

– Đầy bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.

Liu dùng, cách sử dụng Decolic 24mg

Liều dùng:

 Người lớn: Uống ngày 3 lần, mỗi lần 3 gói.

– Trẻ em từ 5 tuổi trở lên: Uống ngày 3 lần, mỗi lần 2 gói.

– Trẻ em dưới 5 tuổi: Tính theo cân nặng, với liều 4,8 mg/kg cân nặng (tương ứng mỗi 5kg cân nặng thì uống 1 gói thuốc) chia làm 3 lần/ngày.

Cách dùng:

– Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha hỗn dịch uống, trước khi sử dụng người bệnh pha 1 gói thuốc với khoảng 5ml nước sôi để nguội, nên uống ngay sau khi pha thuốc.

– Người lớn: 3 gói/lần x3 lần/ngày.

– Trẻ em từ 5 tuổi trở lên: 2 gói/lần x3 lần/ngày.

– Trẻ em dưới 5 tuổi : 4.8mg/kg thể trọng/ngày(mỗi 5kg thể trọng uống 1 gói) chia làm 3 lần.

Chống chỉ định của thuốc Decolic 24mg

Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc Decolic 24mg. Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu.

Khi sử dụng quá liu Decolic 24mg

Hiện có báo cáo ghi nhận về các hậu quả nghiêm trọng khi sử dụng thuốc Decolic 24mg quá liều. Nếu người bệnh sử dụng quá liều khuyến cáo và xuất hiện các triệu chứng bất thường khác thì cần đến ngay cơ sở y tế hoặc báo ngay cho bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Tương tác với thuốc Decolic 24mg

Chưa có tài liệu báo cáo về tương tác của thuốc

Tác dụng phụ của thuốc Decolic 24mg

Decolic 24mg có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:

– Tiêu hóa: Khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, nôn, buồn nôn.

– Thần kinh: Mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu.

– Tăng men gan.

– Phát ban trên da.

– Đánh trống ngực.

Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu người bệnh thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị hoặc nhân viên y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Lưu ý và thận trọng.

– Sử dụng thuốc đúng liều khuyến cáo, không nên tự ý thay đổi liều lượng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

– Đối với người có tiền sử bệnh đái tháo đường cần lưu ý lượng đường saccarose có trong thuốc.

– Không sử dụng cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ và thận trọng trong suốt thai kỳ.

– Chưa ghi nhận những ảnh hưởng của thuốc trên phụ nữ cho con bú.

Các đặc tính dược lý:

Dược lực học:

Thuốc chống co thắt có tác dụng trên cơ.Điều chỉnh sự vận động đường tiêu hóa.là một chất chủ vận enkephalinergique ở ngoại biên.Trimebutin có thể kích thích sự vận động ở ruột và cũng có thể ức chế sự vận động này nếu trước đó đã bị kích thích.

Dược động học:

– Thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu sau khi uống từ 1 – 2 giờ..

– Thuốc được đào thải nhanh,chủ yếu qua nước tiểu,trung bình 70% sau 24 giờ.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ: Lưu Văn Song

(Theo hướng dẫn sử dụng thuốc của Nhà sản Xuất)

 

 


ceftriaxon-1g.png

Thuốc Ceftriaxon EG 1g/ 10ml chứa thành phần chính là Ceftriaxon. Thuốc có tác dụng trong điều trị nhiễm khuẩn nặng mà nguyên nhân do các vi khuẩn nhạy cảm với Ceftriaxon.

Ceftriaxone là thuốc gì?

Ceftriaxone thuộc nhóm thuốc trị  ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm. Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ kèm 1 ống dung môi 10ml nước cất pha tiêm.

Thành phần Ceftriaxon trong thuốc Ceftriaxone EG 1g/10ml là  kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3, có tác dụng diệt khuẩn với hoạt phổ rộng.

Cơ chế tác động của thuốc là ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Thuốc Ceftriaxon bền vững với đa số các Beta-lactamase của vi khuẩn Gram dương và Gram âm.

Chỉ định sử dụng thuốc Ceftriaxone EG 1g/10ml

Thuốc Ceftriaxon được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng như:

–  Viêm phổi

–  Viêm phế quản cấp

–  Nhiễm khuẩn thận và đường tiết niệu – sinh dục;

–  Nhiễm khuẩn huyết;

–  Viêm màng trong tim;

–  Viêm màng não mủ

–  Nhiễm khuẩn xương, mô mềm, khớp, da và các vết thương;

–  Nhiễm khuẩn ổ bụng;

–  Dự phòng tình trạng bị nhiễm khuẩn trong quá trình phẫu thuật

Ảnh minh họa:Nguồn intennet

Liều dùng và cách sử dụng thuốc Ceftriaxone

Liều dùng thuốc Ceftriaxone

Người lớn và trẻ em > 12 tuổi:

–  Liều Ceftriaxone thường dùng là 1 – 2g/ ngày, dùng 1 hoặc chia đều 2 lần. Trường hợp nặng thì có thể nâng liều Ceftriaxone tối đa đến 4g/ ngày;

–  Dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật: Dùng liều duy nhất 1g tiêm tĩnh mạch   từ 30 phút đến 2 giờ trước khi tiến hành phẫu thuật;

–  Điều trị nhiễm lậu cầu không biến chứng: Tiêm bắp với liều duy nhất 250 mg.

Liều dùng đối với trẻ em < 12 tuổi:

–  Liều thông thường là 50 – 75mg/ kg/ ngày, dùng 1 hoặc chia đều 2 lần. Liều tối đa 2g/ ngày.

–  Điều trị viêm màng não: Liều khởi đầu 100mg/ kg, sử dụng không quá 4g/ ngày. Sau đó điều chỉnh liều thích hợp với tình trạng bệnh hiện tại. Thời gian điều trị bằng thuốc Ceftriaxone từ 7-14 ngày.

–  Người suy thận: Liều Ceftriaxon không vượt quá 2g/ ngày ở người bệnh có độ thanh thải creatinin < 10 ml/phút.

Cách dùng thuốc Ceftriaxone:

Tiêm tĩnh mạch:

–  Pha dung dịch Ceftriaxone tiêm tĩnh mạch: Hòa tan 1g Ceftriaxon trong 10ml nước cất pha tiêm. Tiêm chậm trong vòng 2 – 4 phút. Tiêm thuốc Ceftriaxone trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc qua dây truyền dung dịch.

Dung dịch tiêm truyền:

–  Hòa tan 2g bột thuốc Ceftriaxone trong 40ml dung dịch tiêm truyền không có calci. Thời gian truyền ít nhất là 30 phút.

Lưu ý: Ceftriaxon không được pha với các dung dịch chứa calci, Amsacrin, Vancomycin, Aminoglycosid hoặc Fluconazol.

Chống chỉ định thuốc Ceftriaxone

Chống chỉ định dùng thuốc Ceftriaxone trong các trường hợp sau:

–  Người mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc Ceftriaxone, kháng sinh nhóm Cephalosporin và  Beta – lactam

–  Không dùng Ceftriaxone đồng thời với chế phẩm chứa calci.

 Tương tác thuốc Ceftriaxone

Có thể xảy ra các tương tác nếu dùng Ceftriaxone đồng thời với các thuốc sau:

–  Gentamicin, Furosemid và Colistin: Làm tăng khả năng gây độc ở thận;

–  Probenecid: Tăng nồng độ của thuốc Ceftriaxone trong huyết tương;

–  Calci hoặc các chế phẩm có chứa Calci, cồn;

–  Thuốc chống đông máu

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm chức năng đang dùng cũng như bệnh lý hiện mắc phải.

Tác dụng phụ của thuốc Ceftriaxone

Khi sử dụng thuốc Ceftriaxone, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ sau:

–  Thường gặp: Tiêu chảy, phát ban trên da, ngứa;

–  Ít gặp: Viêm tĩnh mạch,phù do thuốc, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu và bạch cầu, nổi mày đay.

–  Hiếm gặp: Đau đầu, chóng mặt, sốc phản vệ, mất bạch cầu hạt, viêm đại tràng màng giả, rối loạn đông máu, ban đỏ đa dạng, tiểu máu, tăng nồng độ creatinin huyết thanh.

Lưu ý khi sử dụng :

Cần lưu ý khi sử dụng thuốc Ceftriaxone trong các trường hợp sau:

–  Phụ nữ mang thai: Chưa xác định được tính an toàn đối với phụ nữ mang thai. Vì vậy, cần tránh dùng cho phụ nữ có thai, đặc biệt là 3 tháng đầu.

–  Phụ nữ cho con bú: Ceftriaxon bài tiết qua sữa mẹ với nồng độ thấp. Cần thận trọng khi dùng Ceftriaxone đối với phụ nữ cho con bú.

–  Thuốc Ceftriaxone gây ra tác dụng phụ đau đầu, chóng mặt nên sẽ ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Do đó, cần thận trọng sử dụng trong trường hợp này.

–  Trước khi dùng thuốc Ceftriaxone, cần khai thác tiền sử phản ứng quá mẫn với Cephalosporin, Penicilin hay bất cứ loại thuốc nào khác.

–  Người suy thận phải thận trọng xem xét liều dùng phù hợp.

Bảo quản:

–  Nên bảo quản Ceftriaxone ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu lên thuốc, để xa tầm với của trẻ và vật nuôi.

–  Không dùng thuốc Ceftriaxone khi hết hạn sử dụng in trên bao bì.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

 

Dược sĩ

Lưu Văn Song

 

(Theo hướng dẫn sử dụng thuốc của Nhà sản Xuất)

 

 

 

 


bisoprolol-plus-hct-5mg-625mg-h-30v-mac-dinh-2.jpg

7 Tháng Mười, 2024 Tin TứcTruyền Thông
 Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 là thuốc gì?

Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 là một loại  thuốc điều trị tăng huyết áp, được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với thành phần chính trong mỗi viên nén là:

– Bisoprolol fumarat 2,5 mg;

– Hydrochlorothiazid 6,25mg.

                 Ảnh minh họa:Nguồn intennet

Thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 là một chế phẩm phối hợp trong điều trị bệnh tăng huyết áp, bao gồm một thuốc chẹn beta 1 chọn lọc và lợi tiểu Thiazid.

Bisoprolol là loại thuốc phong bế chọn lọc trên thụ thể beta 1 – adrenergic (thuốc chọn lọc trên tim). Ở liều điều trị, Bisoprolol không có hoạt tính kích thích thần kinh giao cảm nội tại hay làm giảm ổn định màng tế bào. Hoạt chất Bisoprolol có ái lực thấp với thụ thể bêta 2 – adrenergic trên cơ trơn phế quản và mạch máu cũng như thụ thể bêta 2 – adrenergic liên quan đến điều hòa chuyển hóa.

Cho đến nay, cơ chế chống tăng huyết áp  của Bisoprolol vẫn chưa được xác định đầy đủ, nó có thể là do một số cơ chế sau:

– Làm giảm công suất của tim;

– Ức chế việc giải phóng renin bởi thận.;

– Tác động tới trung tâm vận mạch ở não.

Hydroclorothiazid trong Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 là một loại  thuốc lợi tiểu làm tăng thải nước tiểu, loại bỏ lượng dịch dư thừa trong cơ thể và giúp hạ huyết áp.

Thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 được chỉ định trong các trường hợp sau:

Tăng huyết áp từ nhẹ đến vừa ở các bệnh nhân thích hợp với liệu pháp điều trị phối hợp.

Thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 chống chỉ định trong các trường hợp sau:

– Người quá mẫn cảm với Bisoprolol fumarat, Hydroclorothiazid hoặc các loại thuốc Thiazid khác, Sulfonamid hay bất cứ thành phần nào của Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25;

– Người bị suy tim mất bù, sốc tim, block nhĩ – thất độ 2 hoặc 3, block xoang nhĩ, rối loạn nút xoang, nhịp tim chậm rõ rệt, hạ huyết áp quá mức.

– Hen phế quản nặng hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng;

– Bệnh tắc nghẽn động mạch ngoại biên;

– Hội chứng Raynaud

– Toan chuyển hóa;

– U tế bào ưa crôm;

– Sử dụng chung với thuốc ức chế monoamin oxydase;

– Bệnh nhân bị vô niệu, tăng acid uric huyết và bệnh gút;

– Bệnh addison.

– Chứng tăng calci huyết;

– Suy gan hay suy thận nặng;

– Sử dụng phối hợp với các chế phẩm chứa lithi;

– Phụ nữ có thai và cho con bú.

 Liều lượng và cách dùng:

Liều lượng thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Liều thuốc được khuyến cáo cho người lớn như sau:

– Liều khởi đầu là 1 viên/lần/ngày;

– Không cần thiết phải điều chỉnh liều thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 ở những bệnh nhânsuy chức năng gan  hay thận từ nhẹ đến vừa.

Cách dùng thuốc :

– Thuốc được sử dụng bằng đường uống, bạn nên uống vào buổi sáng có hoặc không kèm với thức ăn. Nuốt toàn bộ viên thuốc với nước và không được nhai.

Thời gian điều trị bằng thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25:

– Thông thường, điều trị tăng huyết áp là lâu dài. Nếu ngưng dùng thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 cần phải giảm liều từ từ vì việc dừng đột ngột có thể dẫn tới tình trạng bệnh nhân xấu đi một cách nhanh chóng, đặc biệt ở những người bị thiếu máu cục bộ.

Quá liều thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 và cách xử trí:

– Triệu chứng quá liều liên quan đến Bisoprolol fumarat: Các dấu hiệu quá liều Bisoprolol thường bao gồm nhịp tim chậm,,,co thắt phế quản, tụt huyết áp, block nhĩ – thất độ 2 hoặc 3, suy tim cấp và tụt đường huyết.

Xử trí quá liều Bisoprolol:

– Thông thường cần ngừng thuốc, điều trị triệu chứng và hỗ trợ;

– Nhịp tim chậm: Điều trị bằng tiêm tĩnh mạch Atropin. Nếu bệnh nhân không đáp ứng, Isoprenalin hoặc các thuốc khác có tác dụng điều nhịp có thể được sử dụng một cách thận trọng. Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể đặt máy điều hòa nhịp tim;

– Tụt huyết áp: Điều trị bằng truyền dịch tĩnh mạch và các thuốc làm tăng huyết áp. Glucagon truyền tĩnh mạch cũng có thể được sử dụng trong trường hợp này;

– Block nhĩ –  thất  độ II hoặc III: Bệnh nhân cần được kiểm soát chặt chẽ và điều trị tình trạng này bằng cách truyền tĩnh mạch Isoprenalin hay đặt máy điều hòa nhịp tim;

– Suy tim cấp: Điều trị bằng tiêm tĩnh mạch thuốc lợi tiểu, thuốc làm co cơ và giãn mạch;

– Co thắt phế quản: Điều trị bằng liệu pháp làm giãn phế quản với Isoprenalin, thuốc cường giao cảm và/ hoặc Aminophylin.

– Tụt đường huyết: Điều trị bằng cách truyền tĩnh mạch glucose.

Tác dụng phụ của thuốc:

Thông thường, điều trị bằng thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 được dung nạp tốt. Tác dụng ngoài ý muốn của thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 đa phần thường nhẹ và thoáng qua, không cần ngưng thuốc.

Tác dụng phụ của thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 liên quan đến Bisoprolol bao gồm:

Các tác dụng phụ thường gặp:

+ Mệt mỏi;

+ Chóng mặt;

+ Nhức đầu;

+ Buồn nôn, nôn;

+Tiêu chảy;

+ Táo bón;

+ Cảm giác lạnh hay tê cứng đầu chi.

Các tác dụng phụ ít gặp:

+ Rối loạn giấc ngủ kể cả ác mộng;

+ Trầm cảm;

+ Hạ huyết áp

+ Nhịp tim chậm;

+ Co thắt phế quản;

+ Khó thở

;+ Nhược cơ và chuột rút.

Các tác dụng phụ hiếm gặp:

+ Ảo giác;

+ Ngứa, đỏ bừng, nổi mẩn;

+ Tăng enzym gan, viêm gan;

+ Làm nặng thêm bệnh vảy nến;

+ Tình trạng hói  có hồi phục.

Tác dụng phụ của thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 liên quan đến Hydroclorothiazid :

– Các tác dụng phụ thường gặp:

+ Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu;

+ Giảm kali huyết;

+ Tăng acid uric huyết

+ Tăng glucose huyết;

+ Tăng lipid huyết (ở liều cao).

– Các tác dụng phụ ít gặp:

+ Hạ huyết áp tư thế;

+ Loạn nhịp tim

+ Buồn nôn, nôn;

+ Chán ăn;

+ Táo bón;

+ Tiêu chảy;

+ Mày đay;

+ Phát ban;

+ Hạ magnesi huyết;

+ Tăng calci huyết;

+ Giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu;

+ Thiếu máu;

+ Dị cảm;

+ Rối loạn giấc ngủ

+ Trầm cảm;

+ Viêm mạch;

+ Viêm gan;

+ Vàng da ứ mật;

+ Viêm tụy;

+ Khó thở;

+ Suy thận;

+ Viêm thân kế

+ Mờ mắt.

Nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25, hãy báo ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Tương tác với các loại thuốc khác

Tương tác thuốc liên quan đến Bisoprolol Fumarat:

–  Thuốc ức chế men chuyển và Clonidin khi sử dụng cùng Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 sẽ làm tăng tác dụng chống tăng huyết áp của Bisoprolol;

– Dùng đồng thời Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 với thuốc chẹn calci  thuộc nhóm Dihydropyridin (như Nifedipin) có thể làm tăng nguy cơ tụt huyết áp. Ở bệnh nhân có tình trạng suy yếu chức năng tim tiềm ẩn, sự phối hợp thuốc này có thể dẫn đến suy tim;

– Dùng chung Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 với thuốc chống loạn nhịp và một số thuốc chẹn calci có thể góp phần làm nhịp tim chậm, block tim;

– Các thuốc gây tụt huyết áp như Aldesleukin và thuốc gây mê sẽ làm tăng tác dụng chống tăng huyết áp của Bisoprolol, trong khi các thuốc kháng viêm không steroid lại có tác dụng đối kháng với tác dụng này;

– Thuốc ức chế monoamin oxydase khi dùng cùng Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp;

– Bisoprolol trong thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 có thể làm tăng tình trạng nhịp tim chậm do Digoxin;

– Tình trạng giảm đáp ứng vớ iAdrenalin  trong điều trị sốc phản vệ có thể xảy ra ở bệnh nhân được điều trị lâu dài bằng thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25;

– Thời gian dẫn truyền nhĩ – thất tăng khi dùng đồng thời Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 với thuốc kích thích thần kinh đối giao cảm (kể cả tacrine);

– Dùng phối hợp thuốc kích thích thần kinh giao cảm và Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 làm giảm tác dụng của cả 2 thuốc này;

– Rifampicin làm giảm nhẹ thời gian bán hủy của Bisoprolol trong thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 do cảm ứng men chuyển hóa thuốc ở gan;

– Thuốc ức chế tổng hợp Prostaglandin sẽ làm giảm tác dụng hạ huyết áp của Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25.

Tương tác thuốc liên quan đến Hydroclorothiazid:

– Rượu, Barbiturat hoặc thuốc ngủ gây nghiện khi sử dụng cùng Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 sẽ tăng tiềm lực hạ huyết áp thế đứng;

– Thuốc chống đái tháo đường (thuốc uống và insulin) sẽ cần điều chỉnh liều do thiazid trong thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 làm giảm dung nạp glucose;

– Các thuốc chống tăng huyết áp khác khi sử dụng cùng Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 làm tăng tác dụng hạ huyết áp;

– Nhựa cholestyramin hoặc colestipol khi sử dụng cùng Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25, có khả năng gắn thuốc lợi tiểu Thiazid, từ đó làm giảm hấp thu những thuốc này qua đường tiêu hóa;

– Các corticosteroid, ACTH sử dụng cùng Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 sẽ làm tăng mất điện giải, đặc biệt là giảm kali huyết;

– Amin tăng huyết áp (như adrenalin): Thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 có thể làm giảm đáp ứng với amin tăng huyết áp, nhưng không đủ để ngăn cản sử dụng;

– Thuốc giãn cơ (như tubocurarin): Thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 có thể làm tăng đáp ứng với thuốc giãn cơ;

– Lithi: Không nên dùng cùng Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 vì thành phần thuốc lợi tiểu sẽ làm giảm thanh thải Lithi ở thận và tăng độc tính của chất này;

– Thuốc kháng viêm không steroid, kể cả nhóm thuốc ức chế COX-2 có thể làm giảm tác dụng lợi tiểu và tác dụng hạ huyết áp của Thiazid trong thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 ở một số bệnh nhân.

lưu ý khi sử dụng thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Bisoprolol Plus HCT 2.5/6.25 theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Theo hướng dẫn sử dụng thuốc của Nhà sản Xuất)

 

 


BISOLVON.png

7 Tháng Mười, 2024 Tin TứcTruyền Thông
Ảnh minh họa: nguồn Internet.
Thuốc Bisolvon chứa hoạt chất Bromhexin, được dùng trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp do khó long đờm và tăng tiết đàm như viêm phế quản cấp và mãn tính…
Thuốc Bisolvon có tác dụng gì?

Thuốc Bisolvon chứa hoạt chất Bromhexin, được chỉ định trong các trường hợp bệnh phế quản phổi  cấp và mạn tính có kèm theo sự tiết chất nhầy bất thường.

Hoạt chất Bromhexin được tổng hợp từ hợp chất thảo dược Vasicine. Các nghiên cứu tiền lâm sàng cho thấy, Bromhexin có tác dụng làm tăng tỷ lệ thanh dịch của phế quản, tăng sự vận chuyển chất nhầy thông qua việc hoạt hóa biểu mô có nhung mao và làm giảm độ quánh của chất nhầy. Trong các thử nghiệm lâm sàng cho thấy, Bromhexin còn có tác dụng vận chuyển chất tiết, phân hủy chất tiết ở đường phế quản giúp thuận lợi cho quá trình ho và khạc đờm được dễ dàng.

Sau quá trình điều trị bằng Bromhexin, nồng độ các khánh sinh  Erythromycin, Amoxcilin, Oxyretracyclin… trong dịch phế quản và đờm tăng lên.

Về dược động học có trong thuốc Bisolvon như sau:

–  Hấp thu: Sau khi dùng bằng đường uống, hoạt chất bromhexin được hấp thu một cách nhanh chóng và hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Sinh khả dụng (SKD) của thuốc khi uống ở dạng rắn và dạng dung dịch là tương đương nhau. Trong đó, sinh khả dụng tuyệt đối của Bromhexine Hydrochloride khoảng từ 22.2 ± 8.5% ở dạng rắn và 26.8 ± 13.1% ở dạng dung dịch. Tỷ lệ thuốc chuyển hóa lần đầu khoảng từ 75 – 80%. Uống bromhexin cùng với thức ăn có thể dẫn đến tăng nồng độ thuốc trong huyết tương.

–  Phân bố: Bromhexin dùng bằng đường tĩnh mạch sẽ được phân bố nhanh và rộng rãi đến các mô trong cơ thể với thể tích phân bố (Vd) khoảng 1209 ± 206L (19L/kg). Các nhà khoa học lâm sàng đã nghiên cứu sự phân bố vào mô phổi (phế quản, nhu mô) sau khi dùng 32mg, 64mg bromhexin. Kết quả cho thấy, nồng độ bromhexin tại mô phổi sau 2 giờ dùng thuốc cao hơn so với nồng độ tại mô phế quản – phổi khoảng 1.5 – 4.5 lần và cao hơn so với nồng độ trong huyết tương khoảng 2.4 – 5.9 lần. Khoảng 95% lượng bromhexin liên kết với protein huyết tương dưới dạng không đổi.

–  Chuyển hóa: Bromhexin chuyển hóa hoàn toàn thành Axit dibromanthranilic và chất chuyển hóa Hydroxy hóa đa dạng. Bản thân brohexim và tất cả các chất chuyển hóa của nó được liên hợp hầu hết dưới dạng O – glucuronides và N – glucuronides. Hiện chưa có bằng chứng ý nghĩa về việc thay đổi phương thức chuyển hóa do Oxytetracycline, Sulphonamide hay Erythromycin. Vì vậy, các tương tác do chất nền CYP 450 2C9 và 3A4 không thể xảy ra.

–  Thải trừ: Tỷ lệ chiết xuất của Bromhexin trong phạm vi dòng máu đến gan cao hơn (khoảng 843 – 1073ml/phút), dẫn đến sự khác biệt giữa các người bệnh và trên cùng một người bệnh (CV > 30%). Nồng độ của Bromhexin giảm theo cấp số mũ trong huyết tương, cụ thể liều thuốc uống từ 8 – 32mg có nửa đời thải trừ cuối nằm trong khoảng từ 6.6 – 31.4 giờ. Nửa đời thải trừ có thể dự đoán dược động học đa liều là 1 giờ, vì vậy không có sự tích lũy khi dùng đa liều.

Thuốc Bisolvon chỉ định trong các trường hợp bệnh phế quản phổi cấp và mạn tính

Liều dùng thuốc Bisolvon

Thuốc Bisolvon được dùng bằng đường uống với liều dùng cụ thể phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng cụ thể của người bệnh như sau:

– Người lớn, trẻ em trên 12 tuổi: Uống 8mg một lần /3 lần mỗi ngày;

– Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Uống 4mg một lần / 3 lần mỗi ngày;

– Trẻ em từ 2 – 6 tuổi: Uống 4mg một lần / 2 lần mỗi ngày.

Trong một số trường hợp, khi bắt đầu điều trị bằng thuốc Bisolvon có thể cần phải tăng tổng liều mỗi ngày lên 48mg ở người trưởng thành. Bác sĩ cần thông báo cho người bệnh về khả năng gia tăng bài tiết chất nhầy khi điều trị bằng Bisolvon.

Đối với chỉ định của thuốc trong trường hợp bệnh hô hấp cấp tính, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ nếu các triệu chứng bệnh không được cải thiện hoặc xấu đi trong thời gian điều trị bằng Bisolvon.

Tác dụng phụ của thuốc :

Bên cạnh những tác dụng của thuốc Bisolvon trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp thì loại thuốc này cũng gây ra một số tác dụng phụ như sau:

–  Rối loạn da, mô dưới da và rối loạn hệ miễn dịch .

–  Rối loạn trung thất;

–  Rối loạn ngực;

–  Các tình trạng quá mẫn như mề đay , phát ban,sốc phản vệ , ngứa, co thắt phế quản và các tình trạng quá mẫn khác;

–  Triệu chứng rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng trên và tiêu chảy .

Lưu ý khi dùng thuốc:

Chống chỉ định dùng thuốc Bisolvon cho các đối tượng sau đây:

–  Người bệnh quá mẫn  với Bromhexin hoặc bất kỳ thành phần nào trong thuốc;

–  Người mắc các bệnh lý di truyền  hiếm gặp, vì có thể không dung nạp với các tá dược của thuốc.

Thận trọng khi dùng thuốc:

–  Hoại tử biểu bì nhiễm độc tạm thời (TEN) và tổn thương da nghiêm trọng như hội chứng Stevens – Johnson được chứng minh là có liên quan đến việc dùng thuốc long đờm như Brohexine. Phần lớn người bệnh gặp phải tình trạng trên được giải thích là do bệnh lý mắc kèm và/hoặc thuốc dùng cùng. Ngoài ra, trong giai đoạn sớm của hội chứng Stevens – Johnson  hoặc hội chứng TEN người bệnh sẽ có triệu chứng tương tự với cúm  không đặc hiệu như đau nhức người, sốt, ho, viêm mũi và đau họng. Sự nhầm lẫn triệu chứng có thể làm người bệnh bắt đầu điều trị triệu chứng bằng thuốc cảm cúm, ho. Vì vậy, khi xuất hiện tổn thương mới trên niêm mạc hoặc da, người bệnh cần đi khám bác sĩ, ngưng việc điều trị bằng thuốc Bisolvon.

–  Thuốc viên Bisolvon chứa tá dược lactose, vì vậy người mắc các bệnh di truyền hiếm gặp và không dung nạp galactose như loạn chuyển hóa Cacbon hydrat bẩm sinh thì không nên sử dụng thuốc Bisolvon.

Thận trọng:

–  Phụ nữ đang mang thai: Các nghiên cứu về tính an toàn của thuốc Bisolvon trên phụ nữ có thai còn hạn chế. Tuy nhiên các nghiên cứu trên động vật không cho thấy tác dụng gây hại gián tiếp hoặc trực tiếp liên quan đến độc tính sinh sản. Mặc dù vậy cần thận trọng và hạn chế dùng thuốc Bisolvon cho phụ nữ có thai.

–  Phụ nữ đang cho con bú: Hiện vẫn chưa có minh chứng về sự bài tiết của bromhexin và các chất chuyển hóa của nó và sữa mẹ. Vì vậy không khuyến cáo sử dụng thuốc Bisolvon ở phụ nữ đang cho con bú.

–  Người vận hành máy móc, lái xe: Thuốc Bisolvon không gây tác động đến khả năng vận hành máy móc, lái xe của người bệnh.

Tương tác thuốc:

– Chưa ghi nhận các tương tác không có lợi giữa Bisolvon và các thuốc khác trên lâm sàng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị, người bệnh cần thông báo với bác sĩ tất cả những loại thuốc đang sử dụng, không tự ý ngưng hoặc thay đổi liều thuốc Bisolvon khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ điều trị.

Tóm lại, thuốc Bisolvon được chỉ định trong các bệnh lý đường hô hấp do khó long đờm và tăng tiết đàm như viêm phế quản cấp và mãn tính. Để dùng thuốc hiệu quả và an toàn, người bệnh cần có chỉ định sử dụng từ bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Tham khảo tài liệu của nhà sản xuất)


hydrocortison.png

7 Tháng Mười, 2024 Tin TứcTruyền Thông
Thành phần:Lọ bột thuốc
Hoạt chất:
Hydrocortison……………………………………….100mg
Dưới dạng Hydrocortison natri succinat.
Tá dược:vừa đủ 1 lọ
Lactose,dinatri hydrophosphat dodecahydrat,natri dihydrophosphat, Benzyl alcol,natri hydroxyd.
Ống dung môi:Nước cất pha tiêm 2ml.
Dạng bào chế:Bột đông khô pha tiêm.
Ảnh minh họa: nguồn Internet.
Chỉ định:

– Liệu pháp thay thế: Hydrocortison (hoặc cortison) thường là corticosteroid được lựa chọn để điều trị thay thế cho người bị (suy vỏ thượng thận tiền phát và thứ phát,tăng sản thượng thận bẩm sinh hoặc hội chứng thượng thận sinh dục).

– Liệu pháp tiêm bắp hoặc tĩnh mạch thường dùng cho người bệnh không uống được hoặc trong tình huống cấp cứu,khi cần phải có tác dụng nhanh,như ở người bị suy thượng thận cấp(do cơn Addison hoặc sau cắt bỏ tuyến thượng thận,do ngừng thuốc đột ngột liệu pháp corticosteroid hoặc do tuyến thượng không đáp ứng được với stress gia tăng ở các người bệnh đó).và ở một số trường hợp cấp cứu do dị ứng:trạng thái hen và sốc,đặc biệt sốc phản vệ.

– Để sử dụng tác dụng cống viêm hoặc ức chế miễn dịch(ví dụ trong điều trị lupus ban đỏ toàn thân bệnh bạch cầu,u lympho bào ác tính…),các glucocorticoid tổng hợp các tác dụng.mineralocorticoid tối thiểu được ưa chọn hơn.

Liều dùng và cách dùng:

– Đường dùng và liều dùng của hydrocortison và các dẫn chất tùy thuộc vào bệnh đang đều trị và đáp ứng của người bệnh.Liều lượng cho trẻ nhỏ và trẻ em phải dựa trên mức độ nặng nhẹ của bệnh và đáp ứng của người bệnh với thuốc hơn là chỉ dựa vào tuổi,thể trọng và diện tích cơ thể.Sau khi đã đạt được đáp ứng mong muốn,nên giảm dần liều lượng đến liều thấp nhất để duy trì đáp ứng lâm sàng thỏa đáng.Nếu dùng thuốc trong thời gian dài,khi nhừng thuốc phải ngừng dần dần.

– Hydrocortison natri succinat được pha để tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.Hydrocortison natri succinat được hoàn nguyên để tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch với nước cất pha tiêm chứa trong ống dung môi 2ml kèm theo.Khi thuốc được chỉ định tiêm tĩnh mạch trực tiếp,thuốc nên được tiêm chậm ít nhất 30 giây dùng cho đường truyền tĩnh mạch,thuốc đã được hoàn nguyên nên được pha loãng trong nồng độ 0,1- 1 mg/ml bằng dung dịch Dextrose 5% hoặc natri clorid 0,9% hoặc dextrose 5% trong natri clorid 0,9%.

– Tình huống cấp cứu: Dùng thuốc tiêm hydrocortison tan trong nước.

– Hen nặng cấp(trạng thái hen):Liều thông thường tiêm tĩnh mạch: 100mg cho đến 500mg hydrocortison,lặp lại 3 hoặc 4 lần trong 24 giờ,tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh và đáp ứng của người bệnh.

– Trẻ em <1 tuổi :25mg; 1- 5 tuổi :50mg; 6-12 tuổi:100mg.

– Truyền dịch và điện giải khi cần để điều chỉnh bất cứ rối loạn chuyển hóa nào.Cũng có thể tiêm bắp hydrocortison,nhưng đáp ứng có thể chậm hơn tiêm tĩnh mạch.

– Sốc nhiễm khuẩn: Liều rất cao ban đầu tiêm tĩnh mạch 1g,nhưng lợi ích còn chưa rõ ràng.KHi sốc nguy hiểm đến tính mạng,có thể tiêm 50mg/kg ban đầu và tiêm lập lại sau 4 giờ hoặc mỗi 24 giờ nếu cần.

– Liệu pháp liều cao được tiếp tục đến khi tình trạng bệnh ổn định và thường không nên tiếp tục dùng quá 48 – 72 giờ để tránh tăng natri huyết.

– Sốc phản vệ: Bao giờ cũng phải tiêm Adrenalin đầu tiên và sau đó có thể tiêm tĩnh mạch hydrocortison với liều 100- 300 mg.

– Suy thượng thận cấp: Liều đầu tiên 100mg lập lại cách 8 giờ một lần.Liều này thường giảm dần trong 5 ngày để đạt liều duy trì 20 đến 30mg/24 giờ.

Chống chỉ định:

Người bệnh nhiễm khuẩn (đặc biệt trong lao tiến triển),nhiễm virus (thủy đậu,zona,herpes giác mạc),nhiễm nấm bệnh hay ký sinh trùng chỉ được dùng glucocorticoid sau khi đã được điều trị bằng các thuốc chống nhiễm các bệnh kể trên.

Cảnh báo và thận trọng:
Cảnh báo tá dược:

– Thuốc có chứa lactose.Bệnh nhân bị các rối loạn di truyền hiếp gặp hay không dung nạp galactose,thiếu lapp lactase hoặc rối loạn hấp thu glucose – galactose thì không dùng thuốc này.

– Thuốc có chứa ít hơn 1mmol natri trong mỗi lọ,điều này về cơ bản giống như không chứa natri.

Thận trọng:

– Khi dùng liều cao,cần rất thận trọng ở người bệnh bị loãng xương,mới nối ruột,loạn tâm thần,loét dạ dày tá tràng,lao,tăng huyết áp do đái tháo đường,suy tim và ở trẻ em đang lớn.\

– Không bao giờ được dùng glucocorticoid trong nhiễm khuẩn đang tiến triển,trừ trường hợp đã dùng thuốc nhiễm khuẩn trước đó.Mặt khác dẫn có nguy cơ làm tăng nhiễm khuẩn do bị ức chế miễm dịch khi dùng glucocorticoid.

Sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú:

– Phụ nữ mang thai:

Thử trên động vật glucocorticoid có tác dụng có hại trên thai nhi.Tuy nhiên,các kết quả này không tương ứng ở người.Dù vậy,dùng thuốc kéo dài,liều cao sẽ gây nguy cơ ức chế võ thượng thận của thai.Dùng trước khi chuyển dạ,glucocorticoid có tác dụng bảo vệ chống hội chứng suy hô hấp rất nguy hiểm cho trẻ đẻ non.Điều trị hen cho người mang thai nên phối hợp glucocorticoid ,vì bản thân hen là một nguy cơ lớn đối với thai.

– Cho con bú:

Hydrocortison bài tiết qua sữa,gây nguy cơ cho trẻ nhỏ,thậm chí ngay cả với liều bình thường.

Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe,vận hành máy móc:

Tác động của corticosteroid lên khả năng lái xe và vận hành máy móc chưa đươc đánh giá một cách hệ thống.Tuy nhiên,một số tác dụng không mong muốn như ngất,chóng mặt,co giật có thể xảy ra khi sử dụng corticosteroid.Nếu bị ảnh hưởng ,bệnh nhân không nên lái xe hoặc vận hành máy móc.

Tương tác, tương kỵ thuốc:

– Tương tác thuốc:

+ Dùng đồng thời với corticoid với các thuốc barbiturate,Carbamazepine,phenytoin,primidone,rifampicin,thì corticoid bị tăng chuyển hóa và giảm tác dụng.

+ Khi dùng đồng thời corticoid với các thuốc lợi tiểu làm giảm kali,như thiazide,furosemide thì càng tăng sự thiếu hụt kali.

+ Dùng đồng thời corticoid với thuốc chống viêm không steroid sẽ làm tăng tỷ lệ chảy máu và loét dạ dày tá tràng.

+ Corticosteroid làm tăng nhu cầu thuốc chống đái tháo đường và thuốc chống tăng huyết áp.

+ Corticosteroid cũng làm thay đổi đáp ứng của người bệnh với thuốc chống đông máu.

+ Corticosteroid có thể làm giảm nồng độ salicylate trong huyết thanh và làm giảm tác dụng của thuốc chống muscarine trong bệnh nhược cơ.

– Tương kỵ

Các thuốc tiêm hydrocortison và ester đã được thống báo có tương kỵ vói nhiều loại thuốc,nhưng tính tương hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố (ví dụ nồng độ thuốc,pH cuối cùng,nhiệt độ),cần tham khảo thêm tài liệu chuyên biệt để biết thêm thông tin.

Quá liều và cách xử lý:

Rất hiếm gặp quá liều gây nên ngộ độc cấp hoặc gây chết.Trong các trường hợp quá liều,không có thuốc đối kháng điển hình,chỉ điều trị hỗ trợ và điều trị chiu chứng.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Theo hướng dẫn sử dụng thuốc của Nhà sản Xuất)


enalapril.png

7 Tháng Mười, 2024 Tin TứcTruyền Thông

Enalapril 5mg được biết đến là loại thuốc điều trị chứng tăng huyết áp thuộc nhóm ức chế men angiotensin với hàm lượng 5mg hoạt chất enalapril maleat. Ở bài viết này, nhiều thông tin chi tiết hơn liên quan đến thuốc Enalapril 5mg và các loại Enalapril nói chung sẽ được cung cấp đầy đủ đến bạn đọc.

Thành phần:

Hoạt chất: Enalapril maleat……………………………………….5mg

Tá dược:Lactose monohydrat,tinh bột ngô,natri bicarbonat,tinh bột tiền gelatin hóa,magnesi stearat.

Dạng bào chế: Viên nén.

Thuốc Enalapril 5mg có tên quốc tế chung là Enalapril, thuộc nhóm thuốc chống tăng huyết áp nhóm thuốc ức chế men chuyển angiotensin. Thuốc còn có tên gọi khác là thuốc Ednyt. Enalapril được bào chế ở dạng viên nén với nhiều hàm lượng hoạt chất khác nhau, tuy nhiên vẫn chứa chung một thành phần chính là hoạt chất Enalapril maleat. Đối với Enalapril 5mg, mỗi viên nén chứa hàm lượng Enalapril maleat là 5mg. Thông tin về hàm lượng này cũng tương tự ở các viên nén Enalapril 2.5mg, 10mg và 20mg.

Ảnh minh họa:Nguồn Internet
Chỉ định:

– Tăng huyết áp:Enalapril được dùng để điều trị tăng huyết áp từ nhẹ đến nặng.Thuốc được dùng đơn trị hoặc kết hợp với các thuốc chống tăng huyết áp.

– Suy tim sung huyết:Enalapril thường được dùng để kết hợp với glycosid tim,thuốc lợi tiểu và thuốc chẹn thụ thể beta-adrenergic để điều trị suy tim sung huyết có triệu chứng.

– Điều trị dự phòng bệnh nhân rối loạn chức năng thất trái không triệu chứng để làm chậm sự phát triển trở thành suy tim có triệu chứng và ở bệnh nhân rối loạn chức năng thất trái để làm giảm tỉ lệ mắc bệnh thiếu máu cục bộ mạch vành,kể cả nhồi máu cơ tim

Liều dùng và cách dùng:

Tùy theo tình trạng bệnh cần điều trị và độ tuổi, liều dùng cụ thể của Enalapril sẽ có sự khác biệt. Một số liều dùng thông thường của thuốc thường được khuyến nghị là:

Điều trị tăng huyết áp:

Ban đầu sử dụng Enalapril 5mg và duy trì uống mỗi ngày 1 lần.

Tiếp theo là liều duy trì với Enalapril 10mg đến 40mg dạng viên nén, uống hàng ngày (có thể chia làm 2 lần uống). Bạn cũng có thể sử dụng thuốc Enalapril 5mg miễn vẫn đảm bảo được hàm lượng hoạt chất được hấp thụ vào cơ thể.

Liều tối đa: lên đến 40mg enalapril hàng ngày, uống 1 lần hoặc 2 lần đều được chấp nhận nhưng cần đảm bảo duy trì các mốc thời gian xác định.

Điều trị suy tim:

Liều khởi đầu của thuốc nên dùng enalapril 2.5mg và uống mỗi ngày 1 lần.

Đối với liều duy trì và liều tối đa, uống từ 5mg đến 40mg mỗi ngày, nên chia thành 2 lần uống. Enalapril 5mg tương đương với 1 đến 8 viên tùy theo chỉ định.

Rối loạn tâm thất trái:

Liều khởi đầu của toa thuốc cũng thường sử dụng Enalapril 2.5mg/ 2 lần mỗi ngày.

Đối với liều duy trì, Enalapril dao động khoảng 20mg, tương đương với 4 viên Enalapril 5mg hàng ngày/ 2 lần uống.

Đối với trẻ em

Đối với trẻ em có cân nặng từ 20kg đến 50kg, nên dùng liều khởi đầu với Enalapril 2.5mg; sau đó điều chỉnh tăng dần hàm lượng lên 20mg thuốc mỗi ngày (khoảng 4 viên Enalapril 5mg)

Đối với trẻ em nặng từ 50kg trở lên, khởi đầu bằng thuốc Enalapril 5mg mỗi ngày 1 viên, sau đó điều chỉnh liều tăng dần đến tối đa là 40mg mỗi ngày.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với bất kỳ thành phần của thuốc.

Có tiền sử phù mạch do điều trị thuốc ức chế ACE và bệnh nhân bị phù mạch di truyền hay tự phát.

Hẹp động mạch hai bên thận hoặc hẹp động mạch thận ở người chỉ có một thận.

Hẹp động mạch chủ và bệnh cơ tim tắc nghẽn nặng.

Hạ huyết áp trước đó.

Phụ nữ mang thang 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.

Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc:

Ức chế kép hệ renin – angiotensin – aldosteron (RAA)

Hạ huyết áp có triệu chứng.

Hẹp động mạch chủ hoặc van 2 lá phì đại cơ tim.

Suy chức năng thận.

Tăng huyết áp do mạch máu thận.

Ghép thận.

Suy gan.

Giảm bạch cầu trung bình mất bạch cầu hạt.

Quá mẫn phù mạch.

Dị ứng mẫn cảm.

Bệnh nhân thảm phân máu.

Giảm glucose máu.

Phẩu thuật,gây mê.

Ho.

Tăng kali huyết.

Enalapri có chứa lactose.Không nên dùng thuốc này cho các bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp không dung nạp galactose,thiếu hụt enzym lactase toàn phần hay kém hấp thu glucose-galactose.

Sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú:
Phụ nữ mang thai:

Khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ,thuốc ức chế ACE có thể gây nguy hiểm,thậm chí gây tử vong ở thai đang phát triển.Nên ngưng dùng thuốc ngay khi phát hiện có thai.

Phụ nữ cho con bú:

Enalapri bài tiết vào sữa mẹ.Với liều điều trị thông thường,nguy cơ về tác dụng có hại cho trẻ bú sữa mẹ rất thấp.

Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc:

Dùng thuốc thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc vì thỉnh thoảng có thể xảy ra choáng váng và mệt mỏi.

Bảo quản:

Nhiệt độ không quá 30°C,nơi khô ráo,tránh ánh sáng,bảo quản trong bao bì kín.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Tham khảo tài liệu của nhà sản xuất)


atropin.jpg

7 Tháng Mười, 2024 Tin TứcTruyền Thông

Tên chung quốc tế: Atropine.

Mã ATC: A03B A01, S01F A01.

Loại thuốc: Thuốc kháng acetyl cholin (ức chế đối giao cảm).

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén 0,25 mg; thuốc nước để tiêm 0,25 mg/1 ml, 0,50 mg/ml; dung dịch nhỏ mắt 1%.

Ảnh minh họa: nguồn Internet.
Dược lý

Atropin là alcaloid kháng muscarin, một hợp chất amin bậc ba, có cả tác dụng lên trung ương và ngoại biên. Thuốc ức chế cạnh tranh với acetylcholin ở các thụ thể muscarin của các cơ quan chịu sự chi phối của hệ phó giao cảm (sợi hậu hạch cholinergic) và ức chế tác dụng của acetylcholin ở cơ trơn. Atropin được dùng để ức chế tác dụng của hệ thần kinh đối giao cảm. Với liều điều trị, atropin có tác dụng yếu lên thụ thể nicotin.

Atropin được hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa, qua các niêm mạc, ở mắt và một ít qua da lành lặn. Khả dụng sinh học của thuốc theo đường uống khoảng 50%. Thuốc đi khỏi máu nhanh và phân bố khắp cơ thể. Thuốc qua hàng rào máu – não, qua nhau thai và có vết trong sữa mẹ. Nửa đời của thuốc vào khoảng 2 – 5 giờ, dài hơn ở trẻ nhỏ, trẻ em và người cao tuổi. Một phần atropin chuyển hóa ở gan, thuốc đào thải qua thận nguyên dạng 50% và cả dạng chuyển hóa.

Chỉ định của Atropin sulfat

Atropin và các thuốc kháng muscarin được dùng để ức chế tác dụng của hệ thần kinh đối giao cảm trong nhiều trường hợp:

Rối loạn bộ máy tiêu hóa

Loét dạ dày – hành tá tràng: Ức chế khả năng tiết acid dịch vị.

Hội chứng kích thích ruột: Giảm tình trạng co thắt đại tràng, giảm tiết dịch.

Ðiều trị triệu chứng ỉa chảy cấp hoặc mạn tính do tăng nhu động ruột và các rối loạn khác có co thắt cơ trơn: Cơn đau co thắt đường mật, đường tiết niệu (cơn đau quặn thận).

Triệu chứng ngoại tháp: Xuất hiện do tác dụng phụ của liệu pháp điều trị tâm thần.

Bệnh Parkinson ở giai đoạn đầu khi còn nhẹ, chưa cần thiết phải bắt đầu điều trị bằng thuốc loại dopamin.

Dùng trước khi phẫu thuật nhằm tránh bài tiết quá nhiều nước bọt và dịch ở đường hô hấp và để ngừa các tác dụng của đối giao cảm (loạn nhịp tim, hạ huyết áp, chậm nhịp tim) xảy ra trong khi phẫu thuật.

Ðiều trị ngộ độc phospho hữu cơ.

Ðiều trị nhịp tim chậm do ngộ độc digitalis: Ðiều trị thăm dò bằng atropin.

Ðiều trị cơn co thắt phế quản.

Chỉ định khác: Phòng say tàu – xe, đái không tự chủ, giãn đồng tử, mất khả năng điều tiết của mắt.

Chống chỉ định Atropin sulfat

Phì đại tuyến tiền liệt (gây bí đái), liệt ruột hay hẹp môn vị, nhược cơ, glôcôm góc đóng hay góc hẹp (làm tăng nhãn áp và có thể thúc đẩy xuất hiện glôcôm).

Trẻ em: Khi môi trường khí hậu nóng hoặc sốt cao.

Thận trọng khi dùng Atropin sulfat

Trẻ em và người cao tuổi (dễ bị tác dụng phụ của thuốc).

Người bị tiêu chảy.

Người bị sốt.

Người bị ngộ độc giáp, suy tim, mổ tim.

Người đang bị nhồi máu cơ tim cấp, có huyết áp cao.

Người suy gan, suy thận.

Dùng atropin nhỏ mắt, nhất là ở trẻ em, có thể gây ra ngộ độc toàn thân.

Dùng atropin nhỏ mắt kéo dài có thể gây kích ứng tại chỗ, sung huyết, phù và viêm kết mạc.

Thời kỳ mang thai

Atropin đi qua nhau thai nhưng chưa xác định được nguy cơ độc đối với phôi và thai nhi. Cần thận trọng các tháng cuối của thai kỳ vì có thể có tác dụng không mong muốn đối với thai nhi.

Thời kỳ cho con bú

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với thuốc kháng acetylcholin, cần tránh dùng kéo dài trong thời kỳ cho con bú vì trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm với thuốc kháng acetyl cholin.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Thường gặp, ADR > 1/100

Toàn thân: Khô miệng, khó nuốt, khó phát âm, khát, sốt, giảm tiết dịch ở phế quản.

Mắt: Giãn đồng tử, mất khả năng điều tiết của mắt, sợ ánh sáng.

Tim – mạch: Chậm nhịp tim thoáng qua, sau đó là nhịp tim nhanh, trống ngực và loạn nhịp.

Thần kinh trung ương: Lú lẫn, hoang tưởng, dễ bị kích thích.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Toàn thân: Phản ứng dị ứng, da bị đỏ ửng và khô, nôn.

Tiết niệu: Ðái khó.

Tiêu hóa: Giảm trương lực và nhu động của ống tiêu hóa, dẫn đến táo bón.

Thần kinh trung ương: Lảo đảo, choáng váng.

Liều lượng và cách dùng Atropin sulfat

Dùng tại chỗ (nhỏ mắt):

Trẻ em trên 6 tuổi: 1 giọt, 1 – 2 lần mỗi ngày.

Người lớn: 1 giọt, 1 – 5 lần/ngày (1 giọt chứa khoảng 0,3 mg atropin sulfat).

Ðiều trị toàn thân:

Ðiều trị chống co thắt và tăng tiết đường tiêu hóa: Liều tối ưu cho từng người được dựa vào khô mồm vừa phải làm dấu hiệu của liều hiệu quả.

Ðiều trị nhịp tim chậm: 0,5 – 1 mg tiêm tĩnh mạch, lặp lại cách nhau 3 – 5 phút/lần cho tới tổng liều
0,04 mg/kg cân nặng. Nếu không tiêm được tĩnh mạch, có thể cho qua ống nội khí quản.

Ðiều trị ngộ độc phospho hữu cơ: Người lớn: liều đầu tiên 1 – 2 mg hoặc hơn, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch cách nhau 10 – 30 phút/lần cho tới khi hết tác dụng muscarin hoặc có dấu hiệu nhiễm độc atropin. Trong nhiễm độc phospho vừa đến nặng, thường duy trì atropin ít nhất 2 ngày và tiếp tục chừng nào còn triệu chứng. Khi dùng lâu, phải dùng loại không chứa chất bảo quản.

Tiền mê:

Người lớn: 0,30 đến 0,60 mg;

Trẻ em: 3 – 10 kg: 0,10 – 0,15 mg; 10 – 12 kg: 0,15 mg; 12 – 15 kg: 0,20 mg; 15 – 17 kg: 0,25 mg; 17 – 20 kg: 0,30 mg; 20 – 30 kg: 0,35 mg; 30 – 50 kg: 0,40 – 0,50 mg

Tiêm thuốc vào dưới da 1 giờ trước khi gây mê. Nếu không có đủ thời gian thì có thể tiêm vào tĩnh mạch một liều bằng 3/4 liều tiêm dưới da 10 – 15 phút trước khi gây mê.

Tương tác thuốc

Atropin và rượu: Nếu uống rượu đồng thời với dùng atropin, thì khả năng tập trung chú ý bị giảm nhiều, khiến cho điều khiển xe, máy, dễ nguy hiểm.

Atropin và các thuốc kháng acetyl cholin khác: Các tác dụng kháng acetyl cholin sẽ mạnh lên nhiều, cả ở ngoại vi và trung ương. Hậu quả có thể rất nguy hiểm.

Atropin và một số thuốc kháng histamin, butyrophenon, phenothiazin, thuốc chống trầm cảm ba vòng: Nếu dùng atropin đồng thời với các thuốc trên thì tác dụng của atropin sẽ tăng lên.

Atropin có thể làm giảm hấp thu thuốc khác vì làm giảm nhu động của dạ dày.

Quá liều và xử trí

Khi ngộ độc có các triệu chứng giãn đồng tử, nhịp tim nhanh, thở nhanh, sốt cao, hệ thần kinh trung ương bị kích thích (bồn chồn, lú lẫn, hưng phấn, các phản ứng rối loạn tâm thần và tâm lý, hoang tưởng, mê sảng, đôi khi co giật). Trong trường hợp ngộ độc nặng thì hệ thần kinh trung ương bị kích thích quá mức có thể dẫn đến ức chế, hôn mê, suy tuần hoàn, suy hô hấp, rồi tử vong.

Nếu là do uống quá liều thì phải rửa dạ dày, nên cho uống than hoạt trước khi rửa dạ dày. Cần có các biện pháp điều trị hỗ trợ. Có thể dùng diazepam khi bị kích thích và co giật. Không được dùng phenothiazin vì sẽ làm tăng tác dụng của thuốc kháng acetyl cholin.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Trần Thị Diễm Trang

 Nguồn: Dược Thư 2022


Bản Quyền © 2021 Bệnh Viện Lê Văn Thịnh - Thiết Kế và Phát Triển bởi Hân Gia Group