PIC.PARA_-1.png

8 Tháng Bảy, 2022 Tin TứcTruyền Thông
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Dược sĩ, Chuyên khoa II Lê Phước Thành Nhân – Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, Thành Phố Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Paracetamol là thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt rất phổ biến hiện nay, là thuốc mà người bệnh có thể tự mua tại nhà thuốc mà không cần sự kê đơn của bác sĩ, nhiều người khi có biểu hiện bệnh như sốt, đau nhức có thể tự ý mua thuốc này để tự điều trị, nếu không được hướng dẫn hoặc không tìm hiểu kĩ thông tin về thuốc dễ dẫn đến nguy cơ sử dụng thuốc không đúng cách hay sai về liều lượng và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như hiệu quả điều trị bệnh.
1. Paracetamol có những tác dụng gì?

Paracetamol còn có tên gọi khác là Acetaminophen là một dạng hoạt chất có tác dụng hạ sốt và giảm đau hiệu quả. Paracetamol chuyển hóa ở gan sau đó thải trừ qua thận. Trong một số trường hợp Paracetamol có thể dùng thay thế cho cho Ibuprofen để giảm đau tuy nhiên lại không có khả năng chống viêm.

Thông thường thuốc được chỉ định điều trị trong các trường hợp đau nhức như đau đầu, đau cơ, đau răng, đau lưng,… và hạ sốt. Thuốc gần như không gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến tim mạch hay hệ hô hấp, không gây kích ứng niêm mạc dạ dày,… trong quá trình sử dụng.

2. Cách sử dụng thuốc Paracetamol

Paracetamol thường được dùng qua đường uống. Trường hợp người bệnh không thể uống thuốc có thể dùng dưới dạng đặt trực tràng,…

3. Liều lượng khi sử dụng thuốc Paracetamol?

Paracetamol có nhiều dạng sử dụng với nhiều hàm lượng khác nhau như: Viên nén Paracetamol 650mg, 500mg, 325mg, Paracetamol 500mg viên nén sủi, gói bột Paracetamol 150mg, viên đặt Paracetamol 300mg…

Tùy vào từng độ tuổi và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp nhất.

Paracetamol cho người lớn trong trường hợp giảm đau không được phép dùng quá 10 ngày. Nếu quá thời gian trên bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra xem có gặp vấn đề gì không. Lưu ý chỉ được uống thuốc tiếp nếu có sự chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp dùng Paracetamol để hạ sốt với thân nhiệt từ 38,5 độ C trở lên cũng không được dùng quá 3 ngày liên tục. Nếu quá 3 ngày mà chưa có dấu hiệu thuyên giảm bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

  • Liều lượng Paracetamol cho trẻ

Paracetamol cho trẻ em để giảm đau không được phép dùng quá 5 ngày. Đặc biệt, dù mục đích để giảm đau hay hạ sốt cho trẻ cũng không được dùng quá 5 liều Paracetamol/ngày. Cụ thể:

Liều dùng cho trẻ nhỏ: 10 – 15 mg/kg/liều. Các liều cách nhau ít nhất 4 – 6 giờ.

Liều dùng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên liều dùng 325 – 650 mg cách nhau ít nhất 4 – 6 giờ hoặc 1000 mg cách nhau 6 – 8 giờ.

Liều dùng Paracetamol thông thường cho trẻ nhỏ là 10 – 15 mg/kg/liều- Ảnh minh họa: nguồn Internet.
  • Liều dùng cho người lớn

Trường hợp dùng để giảm đau, hạ sốt liều dùng từ 325 – 650 mg cách nhau 4 – 6 giờ hoặc 1000 mg cách nhau 6 – 8 giờ. Có thể dùng qua đường uống hoặc đặt hậu môn.

4. Chống chỉ định sử dụng thuốc:

Thuốc được chống chỉ định trong các trường hợp như:

  • Người mẫn cảm, dị ứng với paracetamol.
  • Người có tiểu sự bị các bệnh về gan.
  • Người bị nghiện rượu bia, thường xuyên sử dụng các chất kích thích.

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra thuốc có tác dụng phụ với phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú. Tuy nhiên, đây là những đối tượng này thường nhạy cảm và dễ bị tác động, do đó, vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

5. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Paracetamol

Sau khi sử dụng Paracetamol nếu thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào hãy liên hệ ngay tới bác sĩ để được kiểm tra nhanh nhất. Một số trường hợp dị ứng với Paracetamol có thể xuất hiện các triệu chứng như: khó thở, phát ban, sưng mặt, môi, họng, lưỡi…

Trường hợp bị dị ứng nghiêm trọng bạn cần ngưng sử dụng thuốc và đến bệnh viện ngay nếu thấy những triệu chứng như: Sốt nhẹ, buồn nôn, ăn uống không ngon miệng,đau dạ dày.

6. Những lưu ý khi sử dụng thuốc
  • Khi sử dụng paracetamol cần làm theo sự hướng dẫncủa Dược sĩ, Bác sĩ hoặc chỉ dẫn trên bao bì thuốc.
  • Không sử dụng quá liều quy định của thuốc vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc gan. Với người lớn không quá 4000mg/ngày và không uống quá 1000/liều dùng.
  • Không tự ý sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, chỉ dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Nên sử dụng đúng các dạng thuốc paracetamol dành riêngcho trẻ để thuốc có tác dụng tốt nhất.
  • Khi sử dụng thuốc dạng viên sủi, cần pha một gói thuốc với lượng nước tối thiểu là 118ml. Dùng hỗn hợp ngay sau khi pha.
  • Khi sử dụng thuốc ở dạng lỏng, thay vì ước lượng liều dùng bạn cần có muỗng hoặc dụng cụ đo liều dùng. Nếu không có dụng cụ đó, bạn nên tham khảo sự tư vấn của dược sĩ hoặc làm theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc. Lắc đều thuốc trước khi sử dụngvới thuốc dạng hỗn dịch.
  • Không dùng thuốc dạng đặt để uống. Bạn cần phải rửa tay trước và sau khi đặt thuốc tại hậu môn. Hạn chế đi lại và đi vệ sinh sau khi đặt thuốc.
  • Không uống rượu bia trong quá trình sử dụng thuốc. Thuốc có thể gây tương tác với rượubia và gây ra các ảnh hưởng có hại tới gan.

 

Không uống rượu, bia trong quá trình sử dụng thuốc – Ảnh minh họa: nguồn Internet.
  • Paracetamol là hoạt chấtxuất hiện trong rất nhiều loại thuốc. Do đó, khi sử dụng thuốc, người bệnh không nên tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị ho,cảm lạnh hay giảm đau khác mà không có sự kê toa của bác sĩ. Bởi điều này có thể khiến bạn vô tình sử dụng thuốc quá liều lượng cho phép.
  • Nên ngưng sử dụng thuốc trong các trường hợp như: không giảm sốt sau 3 ngày dùng, xuất hiện các cơn đau sau 5 – 7 dùng thuốc,táo bónbuồn nôn, đau đầu, cơ thể phát ban, sưng tấy,…
  • Với thuốc dạng viên sủi, cần pha một gói thuốc với lượng nước tối thiểu là 118ml và uống ngay sau khi pha.

Paracetamol là thuốc an toàn, ít có nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ nếu như sử dụng đúng cách và đúng liều dùng. Do đó, trước khi sử dụng thuốc, người dùng nên nhờ đến sự tư vấn của Dược sĩ, bác sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để đảm bảo hiệu quả cũng như sự an toàn trong quá trình điều trị.

Thận trọng/Lưu ý

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế trên từng đối tượng Người bệnh. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Trên đây là những thông tin về các dạng hàm lượng, liều dùng của Paracetamol cũng như những lưu ý khi sử dụng. Hy vọng những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn đọc cập nhật thêm kiến thức về cách sử dụng Paracetamol một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Dược sĩ

Trần Thị Diễm Trang


dung-dich-mau.jpg

21 Tháng Sáu, 2022 Tin TứcTruyền Thông

Các dung dịch thay thế huyết tương: Dextran, polygelin (gelatin) hoặc hydroxyethyl starch… là những dung dịch keo có chứa các chất trọng lượng phân tử lớn, chuyển hóa chậm và không ra khỏi mạch máu làm tăng áp suất keo trong lòng mạch giúp tăng và duy trì thể tích tuần hoàn. Các dung dịch keo rất cần thiết khi người bệnh bị giảm khối lượng tuần lượng tuần hoàn càng sớm càng tốt nhằm duy trì huyết áp, cung lượng tim và sự tưới máu tổ chức. Rất ít khi cần đến các loại dung dịch thay thế huyết tương để điều trị sốc do mất nước và muối vì loại này đáp ứng tốt với bù nước và điện giải. Các dung dịch thay thế huyết tương cũng không được dùng để duy trì thể tích huyết tương trong bỏng nặng và viêm màng bụng vì trong các bệnh này huyết tương bị mất nhiều protein, nước và điện giải trong thời gian vài ngày. Trong trường hợp này, phải dùng huyết tương hoặc phân đoạn protein huyết tương chứa một lượng albumin cao.
Người bệnh nặng truyền dịch nhiều cần kết hợp dịch keo và dung dịch natri clorid 0,9%, Ringer lactat….hoàn đến khoảng 30% do: Mất máu, sốc chấn thương, sốc nhiễm khuẩn… Trong những trường hợp này cần phải bù khối Ưu điểm quan trọng của các dịch keo là có phân tử lượng cao nên có áp suất keo lớn và không đi ra khỏi lòng mạch nên làm giảm phù kẽ tế bào. Dịch keo giữ trong lòng mạch máu dài hay ngắn tùy theo tính chất lý học và trọng lượng phân tử của từng loại. Tuy nhiên các dung dịch keo đều có thể gây các biến chứng về miễn dịch, về rối loạn đông máu, về tuần hoàn và suy thận… nên phải giới hạn số lượng dịch và cần theo dõi chặt chẽ khi chỉ định.

Dextran
Đặc điểm: Là polymer của glucose, có cấu tạo mạch thẳng được pha trong dung dịch điện giải hoặc glucose với trọng lượng phân tử dao động từ 40 000 (Dextran 40), 60 000 (Dextran 60), 70 000 daltons (Dextran 70). Dextran có tác dụng làm tăng áp lực keo rất mạnh, kéo nước từ khoang ngoại bào vào mạch máu nên tăng thể tích tuần hoàn 100 – 180% (1g dextran trong tuần hoàn gắn với 20 – 25 ml nước). Dung dịch dextran có thể duy trì tăng thể tích tuần hoàn 4 – 6 giờ. Ngoài ra dextran còn có tác dụng cải thiện tuần hoàn, giảm ngưng tập hồng cầu và tiểu cầu đề phòng tắc các mao mạch. Đào thải qua thận: 70% và có t1/2 khoảng 4 giờ.
Dextran 70: Giống albumin người về phân tử lượng và tác dụng dược lý nên tạo ra áp suất keo tương tự như protein huyết tương. Dextran 70 làm tăng thể tích huyết tương ít hơn nhưng tăng thể tích huyết tương kéo dài hơn các dextran phân tử lượng thấp hơn vì đào thải qua thận chậm hơn. Thể tích huyết tương tăng nhiều nhất sau khi ngừng truyền dịch khoảng 1 giờ và trở về bình thường sau vài giờ. Dextran 70 làm giảm độ nhớt của máu, cản trở polyme hóa fibrin, có tác dụng kháng tiểu cầu, ức chếngưng kết hồng cầu trong lòng mạch. Ở người bệnh có chức năng thận bình thường, 50% lượng truyền vào được thải theo nước tiểu trong vòng 24 giờ. Một lượng nhỏ được thải vào ống tiêu hóa rồi ra ngoài theo phân.
Dextran 60: Chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, tác dụng không mong muốn và cách dùng tương tự như dextran 70.

DEXTRAN 40
Tên chung quốc tế: Dextran 40 hay còn gọi là Rheomacrodex.
Dạng thuốc và hàm lượng:
Dung dịch để truyền tĩnh mạch: 10% Dextran 40 trong dung dịch natri0,9%, hoặc trong dung dịch glucose 5%. Lọ 500 ml. Bù khối lượng tuần hoàn trong choáng giảm thể tích tuần hoàn (mất máu, chấn thương, nhiễm độc, nhiễm khuẩn, viêm tụy, viêm màng bụng…).

Chỉ định: Cải thiện tuần hoàn ngoại vi: Nghẽn tắc mạch sau mổ, chấnthương, nguy cơ huyết khối, ghép tạng.

DEXTRAN 70
Tên chung quốc tế: Dextran 70.
Dạng thuốc và hàm lượng: Dung dịch truyền tĩnh mạch lọ 500 ml: 6% dextran 70 trong dung dịch natri clorid 0,9% hoặc dung dịch glucose 5%. 500 ml dung dịch keo chứa 6% dextran 70 trong dung dịch natri clorid 0,9%, cung cấp 77 mEq natri.
 Chỉ định:Tăng thể tích huyết tương trong sốc do bỏng, phẫu thuật, mất máu, chấn thương có giảm thể tích tuần hoàn. Hỗ trợ cho điều trị thận hư, nhiễm độc thai nghén cuối thai kỳ, phòng huyết khối tĩnh mạch sâu sau phẫu thuật.

POLYGELIN
Tên chung quốc tế: Polygeline.
Dạng thuốc và hàm lượng: Chai dịch truyền 500 ml dung dịch keo 3,5% kèm theo điện giải (polygelin: 17,5 g, Na+: 72,5 mmol, K+: 2,55 mmol, Ca+: 23,13 mmol, Cl-: 72,5 mmol, vết sulfat và phosphat).
Đặc điểm: Polygelin là dịch chất keo (collagen) được sản xuất từ gelatin thủy phân; có trọng lượng phân tử khoảng 30 000. Dịch truyền có tính chất đẳng trương với máu, thải trừ chủ yếu qua thận (85%) và có t1/2 5 – 8 giờ.
 Chỉ định: Tác dụng chủ yếu là thay thế huyết tương, khi có giảm thể tích tuần hoàn, khả năng bù 80% thể tích tuần hoàn và kéo dài thời gian là 3 – 4 giờ.

HYDROXYETHYL STARCH (HES)
Hydroxyethylamidon (HEA)
Tên chung quốc tế: Hydroxyethyl starch (HES).
Dạng thuốc và hàm lượng
Chai 500 ml dịch truyền chứa 6% hexastarch (phân tử lượng trung bình 200 000) trong dung dịch natri clorid 0,9%.
Chai 500 ml dịch truyền chứa 10% pentastarch (phân tử lượng trung bình 200 000 – 250 000) trong dung dịch natri clorid 0,9%.
Trên lâm sàng thường sử dụng dung dịch có nồng độ 6 – 10%. Dung dịch 10% có áp suất keo cao nhất nhưng vẫn thấp hơn dextran 40 và gelatin cùng nồng độ.
Đặc điểm: Hydroxyethyl starch được điều chế từ tinh bột chứa trên 90% amylopectin, một phân tử có nhiều nhánh, chuỗi dày đặc, hình cầu vào cơ thể bị amylase của huyết tương thủy phân và mất hoạt tính. Mỗi dung dịch hydroxyethyl starch có độ thay thế phân tử khác nhau và trọng lượng rất khác nhau dao động từ 200 000 đến 450 000 daltons.
Độ thay thế phân tử ký hiệu là DS (degre de substitution) là số nhóm OH gắn vào 10 đơn vị d-glucopyranose, ví dụ DS 0,7 có nghĩa là thuốc có 7 nhóm OH gắn vào 10 đơn vị d-glucopyranose. Độ thay thế phân tử càng lớn thì càng lâu bị thủy phân và duy trì áp lực keo dài hơn (t1/2 dài ).

Dung dịch có tác dụng làm tăng thể tích tuần hoàn khi thiếu hụt do chảy máu. Tác dụng tăng thể tích tuần hoàn rất mạnh từ 100 – 150% lượng dịch bù vào. Tác dụng này kéo dài trong 8 – 10 giờ sau khi truyền và được đào thải chủ yếu qua thận.

Chỉ định: Thay thế huyết tương khi có giảm thể tích tuần hoàn trong choáng mất máu cấp khi sử dụng các dịch truyền đơn thuần không hiệu quả.

ALBUMIN
Đặc điểm: Được tách ra từ máu toàn phần chứa protein hòa tan và các chất điện giải nhưng không chứa các yếu tố đông máu, kháng thể kháng nhóm máu và cholinesterase. Khi sử dụng không cần quan tâm đến nhóm máu của bệnh nhân. Dung dịch có tỷ lệ albumin ít nhất 95% với thể tích 50 – 400 ml.
Chỉ định: Hồi phục sức khỏe sau đợt ốm, giảm thể tích huyết tương, giảm albumin máu, xơ gan cổ chướng kèm theo tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

DS.Phan Thị Thanh Trà

(tài liệu tham khảo Dược thư quốc gia, Drugbank.vn,số 11039/QLD-ĐK V/v cập nhật thông tin dược lý đối với dịch truyền hydroxyethyl starch (HES))  


pic.monkeypox.jpg

21 Tháng Sáu, 2022 Tin TứcTruyền Thông
Năm nay, trường hợp đầu tiên của bệnh đậu mùa khỉ đã được báo cáo ở Mỹ. Trước đó, các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đã được báo cáo ở nhiều quốc gia châu Âu. Trong số này, 7 trường hợp đã được báo cáo ở Anh trong khi một số trường hợp cũng đã được báo cáo ở Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
1. Bệnh đậu mùa khỉ là gì? 

Bệnh đậu mùa khỉ là một loại bệnh được gây ra bởi virus có tên là đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một zoonosis virus (một loại virus từ động vật truyền sang người ) với các triệu chứng tương tự như bệnh đậu mùa nhưng bệnh cảnh lâm sàng thường nhẹ nhàng hơn.

Bệnh đậu mùa khỉ chủ yếu xảy ra ở trung và tây Phi, thường ở gần rừng mưa nhiệt đới, và ngày càng xuất hiện ở các khu vực đô thị. Vật chủ là động vật bao gồm một loạt các loài gặm nhấm và linh trưởng không phải con người.

2. Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền qua đường nào?

– Lây truyền từ động vật sang người (zoonotic) có thể xảy ra do tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể hoặc tổn thương da, niêm mạc của động vật bị nhiễm bệnh.

– Ăn thịt chưa nấu chín và các sản phẩm động vật khác của động vật bị nhiễm bệnh là một yếu tố nguy cơ có thể xảy ra.

– Lây truyền từ người sang người có thể là kết quả của việc tiếp xúc gần gũi với dịch tiết đường hô hấp, tổn thương da của người bị nhiễm bệnh hoặc dùng chung các đồ vật của người bị nhiễm bệnh.

– Lây truyền qua các hạt hô hấp giọt bắn khi tiếp xúc trực tiếp và kéo dài.

– Tuy nhiên, chuỗi lây truyền dài nhất được ghi nhận trong cộng đồng đã tăng trong những năm gần đây từ 6 lên 9 ca lây nhiễm từ người sang người liên tiếp. Điều này có thể phản ánh khả năng miễn dịch suy giảm trong tất cả các cộng đồng do ngừng tiêm phòng đậu mùa.

– Lây truyền cũng có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi (có thể dẫn đến bệnh đậu mùa bẩm sinh) hoặc trong khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh.

– Mặc dù tiếp xúc vật lý gần gũi là một yếu tố nguy cơ lây truyền nổi tiếng, nhưng hiện tại vẫn chưa rõ liệu bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền qua đường tình dục hay không. Các nghiên cứu là cần thiết để hiểu rõ hơn về nguy cơ này.

3. Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Thời gian ủ bệnh (khoảng thời gian từ khi nhiễm trùng đến khi bắt đầu các triệu chứng) của bệnh đậu mùa khỉ thường là từ 6 đến 13 ngày nhưng có thể dao động từ 5 đến 21 ngày.

Bệnh đậu mùa khỉ  (Ảnh minh họa: nguồn Internet)

– Giai đoạn virus xâm nhập kéo dài 5 ngày: sốt, nhức đầu dữ dội, sưng hạch bạch huyết, đau lưng, đau cơ và suy nhược cơ thể. Điểm khác biệt của bệnh đậu mùa khỉ so với các bệnh khác là nổi hạch trong khi các triệu chứng còn lại tương tự bệnh thủy đậu, bệnh sởi hoặc đậu mùa thông thường.

– Giai đoạn hai là phát ban trên da: biểu hiện trong 1 đến 3 ngày kể từ khi bệnh nhân bị sốt, phát ban tập trung nhiều ở mặt và tứ chi hơn là ở thân và tiến triển tuần tự, rát da (chưa nổi mẩn) đến sẩn ngứa nhô cao, sau đó là mụn nước và mụn mủ (tổn thương chứa dịch vàng). Các triệu chứng thường rõ ràng trong vòng hai đến 4 tuần và vảy rơi ra.

4. Điều trị bệnh đậu mùa khỉ

– Hiện tại chưa có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh đậu mùa khỉ. Điều trị bệnh đậu mùa khỉ chỉ là điều trị hỗ trợBệnh nhân sẽ cần phải ở trong một bệnh viện chuyên khoa để nhiễm trùng không lan rộng và các triệu chứng chung có thể được điều trị.

– Người bệnh cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ tránh tình trạng suy nhược cơ thể.

5. Cách phòng bệnh đậu mùa khỉ?

– Luôn cập nhật thông tin y tế về căn bệnh này

– Trong việc ăn uống cần ăn chín, uống sôi tránh ăn các thực phẩm còn sống, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

– Tránh tiếp xúc với động vật có nguy cơ nhiễm virus bệnh đậu mùa như động vật bị bệnh, động vật chết ở những nơi có nguy cơ xảy ra bệnh đậu mùa khỉ.

– Hạn chế tiếp xúc với những người mắc bệnh và có nguy cơ mắc bệnh.

– Vệ sinh sạch sẽ môi trường và cơ thể sau khi tiếp xúc người có nguy cơ nhiễm.

– Giữ vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch có chứa cồn.

– Tiêm phòng vaccine đậu mùa thông thường, do virus đậu mùa khỉ có phần giống với virus đậu mùa thông thường nên vaccin đậu mùa có thể ngăn bệnh đến 85%. Hiện tại chưa có vaccine đậu mùa khỉ nên đây là phương pháp rất khả thi.

– Nâng cao ý thức phòng tránh bệnh của bản thân, gia đình và những người xung quanh.

– Đối với những người đang nhiễm bệnh cần theo dõi, khám chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế những ảnh hưởng xấu nhất có thể xảy ra.

Hy vọng thông qua bài viết trên độc giả đã hiểu được thêm thông tin về bệnh đậu mùa khỉ và cách lây lan của chúng để có cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

Theo dõi website Bệnh viện Lê Văn Thịnh để nắm thêm nhiều thông tin về y tế nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Ds. Trần Thị Diễm Trang

(Theo Who)


arcoxia-60mg-2-600x600-1.jpg

15 Tháng Sáu, 2022 Truyền Thông
Ds. Trần Thị Diễm Trang
Thuốc Arcoxia được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp, gút cấp tính, đau bụng kinh,… Vậy công dụng của thuốc Arcoxia là gì và cách sử dụng loại thuốc này như thế nào?
1. Thuốc Arcoxia là thuốc gì?

Thuốc Arcoxia có thành phần chính là Etoricoxib – một chất ức chế COX-2 chọn lọc, đây là thuốc thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Thuốc Arcoxia được bào chế với nhiều hàm lượng khác nhau như: 30mg, 60mg, 90mg hoặc 120mg.

2. Thuốc Arcoxia có tác dụng gì?

Thuốc Arcoxia với thành phần chính là Etoricoxib thường được chỉ định để điều trị một số triệu chứng bệnh liên quan khớp xương như giúp giảm đau và sưng (viêm) ở khớp và cơ bắp.

3. Thuốc Arcoxia được chỉ định trong các trường hợp nào?
  • Điều trịcấp tính và mạn tính của chứng thoái hóa khớp (osteoarthritis – OA) và viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis – RA);
  • Viêm cột sống dính khớp(ankylosing spondylitis – AS);
  • Viêm khớp gút cấp tính (acute gouty arthritis);
  • Điều trị các cơn đau cấp tính như đau bụng kinh nguyên phát;
  • Điều trị ngắn hạn các cơnđau mức độ vừa liên quan đến phẫu thuật răng.
Thuốc Arcoxia có thành phần chính là Etoricoxib – một chất ức chế COX-2 chọn lọc – Ảnh minh họa: nguồn Internet
3. Liều dùng thuốc Arcoxia

Những thông tin về liều dùng của thuốc Arcoxia không thể thay thế cho lời khuyên của của các chuyên gia y tế, do đó bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thuốc Arcoxia.

3.1. Liều dùng của thuốc Arcoxia đối với người lớn
  • Viêm xương khớp, thoái hóa khớp: dùng thuốc Arcoxia30mg hoặc sử dụng không quá 60 mg thuốc Arcoxia ngày 1 lần;
  • Viêm khớp dạng thấp, viêm đốt sống dính khớp: sử dụng thuốc Arcoxiatối đa 90mg, ngày 1 lần;
  • Dùng để giảm đau vừa sau phẫu thuật nha khoa: dùng thuốc Arcoxia không quá 90mg, ngày 1 lần, tối đa 3 ngày;
  • Viêm khớp gout cấp: sử dụng thuốc Arcoxia không quá 120 mg ngày 1 lần, thời gian điều trị tối đa là8 ngày;
  • Giảm đau cấp tính, giảm đau bụng kinh nguyên phát: sử dụngthuốc Arcoxia không quá 120mg, ngày 1 lần, thời gian điều trị tối đa là 8 ngày;
  • Giảm đau sau phẫu thuật nha khoa: sử dụng thuốc Arcoxia

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Arcoxia trên các đối tượng đặc biệt:

  • Người lớn tuổi, khác biệt về giới tính, chủng tộc thì không cần chỉnh liều thuốc Arcoxia;
  • Suy gan với điểm Child-Pugh 5-6 dùng thuốc Arcoxiakhông quá 60 mg ngày 1 lần;
  • Suy gan có  điểm Child-Pugh 7-9 cần phải giảm liều thuốc Arcoxia, dùng không quá 60 mg 2 ngày 1 lần, có thể sử dụng 30mg thuốc Arcoxia ngày 1 lần;
  • Đối với bệnh nhân suy thận có ClCr ≥ 30mL/phút không cần chỉnh liều thuốc Arcoxia.
3.2. Liều dùng của thuốc Arcoxia cho trẻ em

Liều dùng thuốc Arcoxia cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định do đó hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc Arcoxia cho trẻ.

4. Chống chỉ định của thuốc Arcoxia

Chống chỉ định sử dụng thuốc Arcoxia với:

  • Người mẫn cảm với các thành phần thuốc;
  • Người có tiền sử hen suyễn, nổi mề đay, dị ứng aspirin hoặc các thuốc nhóm NSAIDs;
  • Bệnh nhân suy tim sung huyết (NYHA II-IV);
  • Bệnh nhân bị tăng huyết áp liên tục > 140/90mmHg chưa kiểm soát đầy đủ;
  • Bệnh tim thiếu máu cục bộ;
  • Bệnh động mạch ngoại biên và/hoặc bệnh mạch máu não được xác định (bao gồm những bệnh nhân vừa mới phẫu thuật ghép bắc cầu dộng mạch vành hoặc phẫu thuật tạo hình mạch máu);
  • Bệnh nhân có Child-Pugh ≥ 10 hoặc albumin huyết thanh < 25g/L;
  • Người bị loét dạ dày-tá tràng đang hoạt động, đang bị chảy máu tiêu hóa;
  • Bệnh nhân mắc bệnh thận tiến triển nặng có ClCr < 30mL/phút.

Không sử dụng thuốc Arcoxia kết hợp với NSAID khác.

5. Tác dụng phụ của thuốc Arcoxia

Trong quá trình sử dụng thuốc Arcoxia, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Thuốc Arcoxiagây giảm tiểu cầu;
  • Phản ứng quá mẫn, phản ứng phản vệ hoặc giả phản vệ, bao gồm cả tình trạng sốc;
  • Tăng K huyết;
  • Lo lắng, mất ngủ, ảo giác, trầm cảm, bồn chồn…;
  • Rối loạn vị giác;
  • Nhìn mờ;
  • Suy tim sung huyết, tình trạng hồi hộp/đánh trống ngực, cơn đau thắt ngực, nhịp nhanh;
  • Tăng huyết áp kịch phát;
  • Co thắt phế quản;
  • Đau bụng;
  • Loét miệng, loét đường tiêu hóa (thủng dạ dày, xuất huyết, nôn, tiêu chảy…);
  • Viêm gan, vàng da, tăng men gan AST/ALT;
  • Phù mạch, ngứa, phát ban;
  • Hội chứng Stevens-Johnson;
  • Hoại tử biểu bì nhiễm độc…

Không phải bệnh nhân nào sử dụng thuốc Arcoxia cũng gặp các tác dụng phụ như trên hoặc có thể xuất hiện tác dụng phụ khác không được đề cập.Do đó nếu có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ của thuốc Arcoxia, bạn cần dừng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Thuốc arcoxia được chỉ định để điều trị các tình trạng cấp tính và mạn tính của chứng thoái hóa khớp – Ảnh minh họa: nguồn Internet.
6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Arcoxia

Nguy cơ tim mạch của bệnh nhân sẽ tăng theo liều lượng và thời gian sử dụng các chất ức chế chọn lọc COX-2 do đó chỉ nên dùng thuốc Arcoxia trong thời gian ngắn nhất, sử dụng với liều thấp nhất cho hiệu quả.

Chất ức chế chọn lọc COX-2 Etoricoxib trong thuốc Arcoxia không thể thay thế Aspirin trong tác dụng dự phòng bệnh tim mạch do thuốc Arcoxia không có tác dụng trên tiểu cầu.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Arcoxia cho: những bệnh nhân có nguy cơ tim mạch rõ (chứng tăng HA, tăng lipid máu, tiểu đường, hút thuốc lá, sử dụng cùng lúc với các acid acetylsalicylic), bệnh nhân có tình trạng mất nước đáng kể (cần phải bù nước trước khi sử dụng thuốc Arcoxia), bệnh nhân có tiền sử thủng – loét và xuất huyết tiêu hóa, người trên 65 tuổi, bệnh nhân từng có cơn hen cấp, thường bị mề đay, viêm mũi trước đó do sử dụng các thuốc nhóm salicylates hoặc các chất ức chế cyclooxygenase không chọn lọc, người đang điều trị các bệnh lý nhiễm trùng….

Khi sử dụng thuốc Arcoxia cần theo dõi tình trạng giữ nước, phù, tăng huyết áp ở những người đã có sẵn tình trạng giữ nước, tăng huyết áp, suy tim.

Giám sát chức năng thận ở bệnh nhân sử dụng thuốc Arcoxia có suy giảm chức năng thận, suy tim mất bù, xơ gan đáng kể từ trước khi dùng thuốc.

Đối với phụ nữ có thai chỉ dùng thuốc Arcoxia trong 2 tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ nếu lợi ích của thuốc Arcoxia vượt trội hơn so với nguy cơ;

Đối với phụ nữ đang cho con bú cần ngưng thuốc Arcoxia hoặc ngừng cho bú khi sử dụng thuốc.

7. Tương tác của thuốc Arcoxia

Thuốc Arcoxia có thể tương tác với một số loại thuốc, làm thay đổi cơ chế hoạt động của những loại thuốc dùng chung hoặc làm tăng tác dụng phụ của thuốc. Vì vậy trước khi sử dụng thuốc Arcoxia hãy trình bày với nhân viên y tế tất cả các loại thuốc mà bệnh nhân đang dùng, bao gồm thuốc được kê toa hoặc không kê toa. Một số loại thuốc có thể tương tác với thuốc Arcoxia:

  • Thuốc chống đông máu Warfarin;
  • Thuốc kháng sinh Rifampicin;
  • Thuốc lợi tiểu;
  • Thuốc ức chế men chuyển;
  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin;
  • Lithium trong điều trị bệnh trầm cảm
  • Thuốc tránh thai;
  • Liệu pháp thay thế hormone;
  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch Methotrexate.

Thuốc arcoxia đem lại hiệu quả trong giảm đau, viêm sưng cơ xương khớp. Tuy nhiên, khi không được sử dụng đúng cách thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh cần thận trọng trong quá trình sử dụng.

Trên đây là một số thông tin về công dụng, cách sử dụng cũng như một số lưu ý khi dùng thuốc Arcoxia trong điều trị thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp, gút cấp tính… Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Arcoxia, qua đó sử dụng thuốc để trị bệnh một cách hiệu quả nhất.

 

Tài liệu tham khảo

Theo hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất.


Picture1.png

15 Tháng Sáu, 2022 Tin TứcTruyền Thông
Clofoctol là thuốc điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học cho thấy loại kháng sinh này mở ra nhiều hy vọng trong điều trị COVID-19 trong tương lai.
kháng sinh clofoctol có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh nhiễm trùng SARS-CoV-2 ở chuột.

Một nghiên cứu được công bố vào ngày 19 tháng 5 trên tạp chí truy cập mở PLOS Pathogens của Sandrine Belouzard và Jean Dubuisson tại Viện Pasteur, Lille, Pháp, và các đồng nghiệp cho thấy clofoctol có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh nhiễm trùng SARS-CoV-2 ở chuột.

Trong khi vắc-xin COVID-19 làm giảm số ca nhập viện và tử vong, chúng không kiểm soát được sự lây truyền của vi-rút và cần có những liệu pháp hiệu quả, giá cả phải chăng. Những nỗ lực trước đây nhằm sử dụng lại thuốc để điều trị bệnh nhân COVID-19 đã không thành công cho đến nay. Để xác định các liệu pháp kháng vi-rút tiềm năng có hiệu quả chống lại COVID-19, các nhà khoa học đã truy cập thư viện thuốc Apteeus, một bộ sưu tập gồm 1.942 loại thuốc đã được phê duyệt để xác định các phân tử có hoạt tính kháng vi-rút đối với SARS-CoV-2. Các tác giả đã chọn clofoctol dựa trên hiệu lực kháng vi rút của nó. Họ đã kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách đo lường tác động của clofoctol ở những con chuột bị nhiễm SARS-CoV-2.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những con chuột chuyển gen được điều trị bằng clofoctol đã giảm tải lượng vi rút, giảm biểu hiện gen viêm và giảm bệnh lý phổi, vì vậy với các đặc tính chống virus và chống viêm của clofoctol, có thể đề xuất clofoctol như một ứng cử viên với giá cả phải chăng để điều trị bệnh nhân COVID-19. Tuy nhiên, do sự khác biệt sinh lý giữa người và chuột nên cần có thêm các nghiên cứu trong tương lai để xác định lại những kết quả này trên người.

Ds. Diễm Trang

(Theo Scitechdaily)


Bản Quyền © 2021 Bệnh Viện Lê Văn Thịnh - Thiết Kế và Phát Triển bởi Hân Gia Group