Logo-So-Y-Te-TPHCM-Department-of-Healt-of-HCM-City.png

17 Tháng Mười Hai, 2023 Chưa phân loạiTin TứcTruyền Thông
Sau thời gian khẩn trương chuẩn bị, cho đến nay mọi công tác chuẩn bị để triển khai kỹ thuật chạy thận ngay tại Trung tâm Y tế huyện Cần Giờ đã được các y, bác sĩ của BV Lê Văn Thịnh hoàn tất và sẵn sàng triển khai khi được Sở Y tế chính thức phê duyệt. Hiện đã có 16 trong tổng số 41 người bệnh bị suy thận mạn đang cư ngụ tại huyện Cần Giờ, huyện Cần Giuộc – tỉnh Long An, và các khu vực lân cận thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đăng ký chạy thận tại Cần Giờ.
Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhân lực y tế cần thiết cho hoạt động chạy thận đã sẵn sàng phục vụ người bệnh suy thận đang sinh sống tại Cần Giờ.

Nằm trong chuỗi các hoạt động của Đề án “Củng cố và nâng cao năng lực y tế huyện Cần Giờ giai đoạn từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo” của Ngành Y tế Thành phố, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức đoàn công tác gồm các chuyên gia về bệnh thận và lọc máu (thuộc BV Nhân dân 115, Trưng Vương) cùng BGĐ BV Lê Văn Thịnh (bệnh viện xung phong hỗ trợ triển khai kỹ thuật chạy thận ngay tại Cần Giờ) đến Trung tâm y tế huyện Cần Giờ để thẩm định và đánh giá những yêu cầu cần thiết theo quy định về cơ sở hạ tầng, TTB, nhân lực khi muốn triển khai kỹ thuật chạy thận nhân tạo.

Đoàn thẩm định đánh giá cao BV Lê Văn Thịnh đã nỗ lực hoàn thiện về cơ sở vật chất và hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế về thận nhân tạo (theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 của Bệnh viện được công nhận), cơ bản đáp ứng cho việc triển khai thận nhân tạo; đồng thời Bệnh viện đã cử nhân viên y tế có kinh nghiệm về chạy thận trực tiếp phụ trách và quản lý vận hành hệ thống R.O tuân thủ các quy định và đảm bảo an toàn người bệnh khi triển khai kỹ thuật chạy thận tại Trung tâm y tế huyện Cần Giờ.

Bên cạnh đảm bảo việc triển khai và vận hành hệ thống thận nhân tạo theo đúng quy định, Sở Y tế tiếp tục làm việc với Bảo hiểm xã hội Thành phố để đảm bảo cho người bệnh được hưởng các chế độ thanh toán bảo hiểm y tế, giúp người bệnh yên tâm điều trị.

Việc huy động nguồn lực của Ngành Y tế triển khai kỹ thuật chạy thận tại Cần Giờ ngoài mục đích đảm bảo công bình y tế trong tiếp cận các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ, còn mang ý nghĩa thiết thực khác, đó là khởi động lộ trình hình thành trở lại Bệnh viện Cần Giờ (theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh sữa đổi). Hiện Thành phố có 4 quận, huyện chỉ có Trung tâm y tế, không có bệnh viện (Quận 3, 5, 10 và Huyện Cần Giờ), theo kế hoạch phát triển của Ngành Y tế Thành phố, 1 trong 4 địa phương này cần sớm hình thành trở lại loại hình bệnh viện chính là huyện Cần Giờ, do những đặc điểm rất đặc thù (ở xa trung tâm Thành phố, xung quanh Trung tâm Y tế huyện không có các bệnh viện Thành phố như ở Quận 3, 5 và 10).

Sở Y tế ghi nhận và hoan nghênh tập thể lãnh đạo và nhân viên y tế BV Lê Văn Thịnh đã tình nguyện và triển khai hiệu quả công tác chuẩn bị để sớm triển khai kỹ thuật chạy thận tại Trung tâm Y tế huyện Cần Giờ. Sở Y tế tiếp tục kêu gọi các bệnh viện trên địa bàn Thành phố tiếp tục tình nguyện đăng ký hỗ trợ nguồn lực để Cần Giờ sớm hình thành trở lại loại hình bệnh viện đa khoa hướng đến mục tiêu cung ứng đầy đủ các dịch vụ kỹ thuật thiết yếu trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phổ biến cho người dân Cần Giờ ngày một tốt hơn.

Đoàn công tác Sở Y tế thẩm định hệ thống thận nhân tạo tại Trung tâm Y tế huyện Cần Giờ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: medinet.gov.vn


vilanta-1200x1079.png

17 Tháng Mười Hai, 2023 Chưa phân loạiTin TứcTruyền Thông
Thành phần:Cho một gói 10g hỗn dịch uống
Nhôm hydroxyd gel 13% tương đương……………………0,4g nhôm oxyd.
Magnesi hydroxyd paste 30% tương đương…0,8004g magnesi hydroxyd
Simethicon nhũ dịch 30% tương đương………………….0,08g simethicon
Tá dược vừa đủ 1 gói……………………………………….10g( Tá dược gồm: kali sorbat,sorbitol dung dịch 70%,natri carboxymethycellulose,natri saccharin,bột hương vị âu,nước tinh khiết).
Ảnh minh họa: nguồn Internet.
Chỉ định:

Làm dịu các triệu chứng do tăng tiết acid dạ dạ(chứng ợ nóng,ợ chua,đầy bụng và khó tiêu do tăng acid dạ dày).Điều trị triệu chứng tăng acid dạ dày do loét dạ dày,tá tràng.Phòng và điều trị triệu chứng loét và chảy máu dạ dày do stress.Điều trị triệu chứng trào ngược dạ dày,thưc quản.

Cách dùng và liều dùng:

Dùng nguyên chất hoặc pha loãng với nước.Nên uống thuốc sau bữa ăn từ 1 đến 3 giờ và vào lúc đi ngủ để kéo dài tác dụng trung hòa.Nếu cần có thể uống thuốc khi cảm thấy khó chịu ở dạ dày.Để điều trị chứng rối loạn tiêu hóa,khó tiêu không nên dùng thuốc quá 2 tuần trừ khi có lời khuyên hoặc giám sát của thầy thuốc.Để điều trị loét dạ dày,tá tràng cần uống thuốc liên tục ít nhất 4 – 6 tuần sau khi hết triệu chứng.Ở người bệnh bị trào ngươc dạ dày,thực quản,chảy máu dạ dày hoặc loét do stress,thuốc được dùng mỗi 1giờ/lần và điều chỉnh liều thuốc để duy trì pH dạ dày bằng 3,5.

Người lớn uống 1đến 2 gói/4 lần trong ngày.

Trẻ em uống 1/2 liều người lơn.Hoặc theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Chống chỉ định:

Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.Giảm phosphat máu.Trẻ em nguy cơ nhiễm độc nhôm và tăng magnesi huyết,đặc biệt ở trẻ mất nước hoặc bị suy thận .Suy chức năng thận nặng(nguy cơ tăng magnesi huyết).Không dùng thuốc cho trẻ nhỏ tuổi vì nguy cơ nhiễm độc nhôm,đặc biệt ở trẻ mất nước hoặc bị suy thận.Tránh dùng các loại thức uống có gas khi uống thuốc.

Thận trọng khi dùng thuốc:

Thận trọng với bệnh nhân suy tim sung huyết,suy thận,phù,xơ gan và chế độ ăn ít natri và với người mới bị chảy máu đường tiêu hóa.

Phụ nữ mang thai và cho con bú:

Thuốc được coi là an toàn nhưng nên tránh dùng liều cao và kéo dài.Mặc dầu thuốc được bài tiết qua sữa mẹ nhưng nồng độ không đủ gây tác hại đến trẻ bú sữa mẹ.

Người cao tuổi:

Người cao tuổi thường suy thận nên cẩn trọng khi dùng thuốc.

Người vận hành máy móc và lái tàu xe:

Thuốc dùng được cho người vận hành máy móc hay tàu xe.

Tương tác thuốc:

Tất cả các thuốc kháng acid đều làm tăng hoặc giảm tốc độ hấp thu các thuốc khác khi dùng phối hợp.

– Các thuốc bị giảm tác dụng:Tetracylin,digoxin,indomethacin,muối sắt,isoniazid,allopurinol,benzodiazepin,corticosteroid,penicilamin, phenothiazin,ranitidin,ketoconazol,itraconazol,naproxen

– Các thuốc tăng tác dụng: Amphetamin,quinidin.

Tác dụng không mong muốn:

– Thường gặp miệng đắng chát,buồn nôn,nôn,phân trắng.

– Ít gặp cứng bụng,giảm phosphat máu.

– Hiếm gặp:Ngộ độc nhôm và nhuyễn xương có thể xảy ra ở người bệnh có hội chứng urê máu cao.

Cách xử trí:

Có thể dùng kèm thuốc chống nôn nếu bị nôn hay ôn.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Theo tờ hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất)


KETOSTERIL.png

17 Tháng Mười Hai, 2023 Chưa phân loạiTin TứcTruyền Thông
Thuốc Ketosteril là một loại thuốc được sử dụng cho người bị rối loạn chuyển hóa protein khi bị bệnh suy thận mạn. Loại thuốc này cũng được sử dụng trong điều trị cho các trường hợp suy dinh dưỡng hay bị thiếu đạm do ăn uống.
Thuốc Ketosteril

Thuốc ketosteril là thuốc điều hòa chuyển hóa protein trong cơ thể, giúp hạn chế sự tiến triển của bệnh suy thận đến giai đoạn cuối. Thuốc cũng giúp phòng ngừa các nguyên nhân gây suy thận mạn.

Thành phần của thuốc ketosteril gồm có:

Isoleucine 67mg.Phenylalanine 68mg.Leucine 101mg.Valine 86mg.L-lysine 105mg.Methionine 59mg.L-tryptophan 23mg.L-threonine 53mg.L-tyrosine 30mg.L-histidine 38mg.Nitrogen 36mg.

Ảnh minh họa: nguồn Internet.

Ketosteril thuốc được sử dụng trong phòng ngừa các nguyên nhân gây suy thận mạn

Công dụng:

Thuốc ketosteril dùng để dự phòng và bảo tồn cho bệnh nhân bị suy thận mãn có độ lọc cầu thận từ 5-15 ml/phút. Thuốc được sử dụng kết hợp với chế độ ăn hạn chế protein (lượng protein 40g mỗi ngày ở người lớn hoặc ít hơn)

Thuốc giúp giảm các triệu chứng do tình trạng tăng ure huyết, giảm protein niệu, ngăn ngừa sự giáng hóa protein của cơ thể, điều chỉnh các rối loạn chuyển hóa calci-phosphat,cường cận giáp và loãng xương do thận, giúp cải thiện rối loạn chuyển hóa carbohydrate, chuyển hóa lipid, cải thiện rối loạn nội tiết.

Thuốc Ketosteril cho phép cơ thể tiếp nhận các axit amin thiết yếu trong khi giảm thiểu lượng nitơ-nitơ. Sau khi hấp thụ vào cơ thể, các chất tương tự keto- và hydroxy sẽ được chuyển hóa thành các axit amin thiết yếu bằng cách lấy nitơ từ các axit amin không thiết yếu, nhờ vậy làm giảm sự hình thành urê bằng cách sử dụng lại nhóm amin.

Chính vì vậy, sự tích lũy độc tố uraemia giảm. Các axit keto và hydroxy không gây ra quá trình siêu lọc ở các nephron còn lại. Thuốc Ketosteril có chứa chất bổ sung phát huy tác dụng tích cực đối với quá trình tăng phosphat máu thận và cường cận giáp thứ phát.

Hơn nữa, tình trạng loạn dưỡng xương do thận có thể được cải thiện khi sử dụng Ketosteril. Việc sử dụng thuốc Ketosteril kết hợp với chê độ ăn kiêng protein rất thấp sẽ làm giảm lượng nitơ để ngăn ngừa hậu quả nghiêm trọng của việc bổ sung protein ở bệnh nhân suy thận.

Cách sử dụng thuốc Ketosteril:

– Sử dụng thuốc Ketosteril theo chỉ định của bác sỹ. Không được tự ý tăng, giảm liều hoặc kéo dài thời gian sử dụng thuốc Ketosteril so với chỉ định.

– Uống thuốc Ketosteril cùng với thức ăn, không được nhai thuốc.

– Trong quá trình sử dụng thuốc Ketosteril cần theo dõi lượng protein đưa vào cơ thể. Trước khi chạy thận, lượng protein đưa vào cơ thể không được quá 40g/ngày đối với người lớn; đối với trẻ từ 3-10 tuổi: 1,4-0,8g/kg; đối với trẻ em từ 10 tuổi trở lên: 1-0,6g/kg.. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ trong quá trình lọc máu.

– Ketosteril thuốc cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ

Tác dụng phụ và chống chỉ định:

Thuốc ketosteril có thể gây tác dụng phụ tăng calci máu. Thuốc ketosteril chống chỉ định với trường hợp quá mẫn với các thành phần của thuốc; người bị tăng Ca máu, rối loạn chuyển hóa acid amin.

Thận trọng khi sử dụng thuốc ketosteril trong các trường hợp:

– Thận trọng khi dùng thuốc ketosteril cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.

– Đang điều trị bằng các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng khác.

– Đối với người cao tuổi và trẻ em.

– Người có tiền sử mắc phenylketone niệu di truyền.

Tương tác thuốc:

Dùng thuốc Ketosteril cùng với các thuốc khác chứa calci có thể làm tăng lượng calci trong huyết thanh quá mức. Vì thuốc Ketosteril cải thiện được các triệu chứng tăng urê máu, cần giảm dùng hydroxit nhôm. Cần chú ý đề phòng tình trạng giảm phosphat trong huyết thanh.

Để phòng ngừa tương tác thuốc, bạn cần tránh sử dụng Ketosteril cùng với các thuốc làm giảm độ hòa tan của calci (như tetracyclin).

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Theo tờ hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất)


POTRIOLAC-1200x900.png

17 Tháng Mười Hai, 2023 Chưa phân loạiTin TứcTruyền Thông
Thuốc Potriolac có thành phần chính là Calcipotriol và Betamethasone. Thuốc có chứa các thành phần dùng để điều trị các bệnh da liễu và được chỉ định trong các trường hợp để điều trị các bệnh ngoài da, đặc biệt là điều trị bệnh vảy nến ở những mức độ khác nhau.
Ảnh minh họa: nguồn Internet.

Thuốc Potriolac có thành phần chính là Calcipotriol và  Betamethasone. Thuốc có chứa các thành phần dùng để điều trị các bệnh da liễu và được chỉ định trong các trường hợp để điều trị các bệnh ngoài da, đặc biệt là điều trị bệnh vảy nến ở những mức độ khác nhau.

Bệnh vảy nến là bệnh da liễu với đặc trưng là sự xuất hiện trên da những chấm đỏ, mẩn đỏ sau đó khiến da dày hơn. Vị trí bị bệnh vảy nến có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể: da đầu, da chân, da đùi … Nguyên nhân dẫn đến bệnh vảy nến chủ yếu là do tế bào da phát triển, tăng sinh một cách quá mức so với mức bình thường. Khi đã xác định được nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến đã nêu ở trên, để điều trị bệnh vảy nến cần ức chế sự phát triển quá mức của tế bào da.

Tác dụng:

Thuốc Potriolac có công dụng trong điều trị các bệnh lý cụ thể là điều trị các bệnh ngoài da, đặc biệt là bệnh vảy nến mảng. Mọi đối tượng đều có thể sử dụng và sử dụng trên bất cứ vùng da nào bị tổn thương do bệnh vảy nến. Áp dụng điều trị bệnh ở từ mức độ nhẹ và vừa.

Bệnh vảy nến sinh ra do tế bào da tăng sinh quá nhanh, gây ra đỏ da, tạo vảy, dày da. Thuốc Potriolac chứa các hoạt chất calcipotriol và betamethason. Hoạt chất Calcipotriol giúp cho tế bào trở về tăng trưởng bình thường, còn Betamethason làm giảm quá trình viêm.

Cách dùng và liều dùng:

Cách dùng thuốc cho vùng da đầu bị bệnh vảy nén như sau:

– Dùng lược chải tóc cho loại bỏ các vảy nến, có thể chải rẽ ngôi. Lắc nhẹ nhàng tuýp thuốc và mở nắp.

– Bóp thuốc Potriolac vào đầu ngón tay và nên nghiêng đầu trước khi thoa thuốc để tránh thuốc chảy vào da mặt, mắt, miệng.

– Thoa nhẹ gel thuốc Potriolac vào vùng bị vảy nến. Sau đó dùng đầu ngón tay day nhẹ. Rửa tay cẩn thận ngay sau khi dùng thuốc. Tránh để thuốc lan sang vùng da khác như mặt, mắt, miệng

– Nếu thuốc Potriolac dính vào mắt, rửa mắt ngay lại bằng nước sạch và khám bác sĩ.

– Nếu sơ ý bôi thuốc vào vùng da không bị vảy nến thì bạn cần phải lau sạch sớm có thể.

– Không được băng hay bó vùng da bôi thuốc đề tránh thuốc hấp thu vào máu.

– Để thuốc Potriolac phát huy hiệu quả, không nên gội đầu ngay sau khi bôi thuốc mà để thuốc ở vị trí bôi vài giờ hoặc qua đêm, hoặc để cả ngày.

– Nguyên nhân do tóc khô, chà nhẹ chút nước gội đầu vào vùng bôi thuốc. Sau đó để 1 đến 2 phút rồi gội đầu như bình thường.

Liều dùng:

– Theo sự khuyến cáo của các bác sĩ điều trị không nên dùng quá 100g/tuần. Số lần dùng không quá 2 lần/ngày.

– Kết quả của một công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng Calcipotriol có hiệu quả và an toàn ở trẻ em khi sử dụng liều dùng là 50g mỗi tuần trên mỗi m2 diện tích bề mặt cơ thể.

– Không có khuyến nghị dùng thuốc cho trẻ em dưới 18 tuổi.

– Thời gian dùng thuốc là 4 tuần áp dụng cho điều trị vảy nến da đầu, 8 tuần đối với bệnh vảy nến không phải ở vùng da đầu.

– Bác sĩ điều trị sẽ quyết định các giai đoạn điều trị khác nhau.

Trường hợp quá:

– Trong trường hợp quên liều: Khi quên liều, cần sử dụng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên trong trường hợp thời điểm dùng quá gần với lần dùng kế tiếp thì có thể bỏ qua liều đã quên. Khi đó, bạn vẫn không được sử dụng với liều với lượng gấp đôi để hạn chế tác dụng không mong muốn.

– Trong trường hợp quá liều thuốc: Dược chất Calcipotriol bôi ngoài da có thể hấp thu toàn thân. Sử dụng với lượng lớn có thể gây tăng Calci trong máu, cần ngừng điều trị cho đến khi chỉ số Calci trở lại bình thường. Một liều đơn Corticosteroid quá liều có thể sẽ không gây triệu chứng cấp. Tác dụng do tăng Corticosteroid chỉ xuất hiện sớm nếu sử dụng liều cao nhiều lần. Trong trường hợp quá liều cấp tính, cần theo dõi cân bằng Natri và Kali. Trong trường hợp nhiễm độc mãn tính, cần ngừng thuốc từ từ và điều trị mất cân bằng điện giải. Sử dụng quá liều sẽ gây tác dụng toàn thân, làm thay đổi nồng độ canxi trong máu. Cần theo dõi chỉ số này và dừng thuốc cho đến khi liều trở về bình thường thì mới tiếp tục dừng thuốc. Nếu betamethason ảnh hưởng đến chức năng thận ở thể cấp tính thì có thể theo dõi nồng độ điện giải trong máu và huyết thanh.Trường hợp gây nhiễm độc mạn, nên dùng thuốc từ từ và điều trị triệu chứng kèm theo.

Tác dụng không mong muốn:

Bên cạnh các tác dụng điều trị bệnh của thuốc, trong quá trình điều trị bằng thuốc Potriolac cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như:

– Kích ứng tại vùng da sử dụng: mẩn đỏ, nóng rát, ngứa ngáy, khô da.

– Một nghiên cứu cho rằng: Ở liều điều trị, tác dụng ngoài ý chỉ dừng lại ở hiện tượng kích ứng, tổn thương trên da và quanh vùng da bôi thuốc. Thời gian xảy ra các tác dụng không mong muốn này kéo dài trong khoảng 20 phút.

– Khi sử dụng dược chất Calcipotriol đối với những người đang điều trị bằng đèn chiếu tia UVB, có thể quan sát thấy hiện tượng tăng nhạy cảm với ánh sáng.

– Rối loạn nồng độ canxi trong máu dẫn đến tăng canxi niệu.

– Rối loạn thần kinh: đau nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, chân tay bủn rủn, sốt cao, khó thở, cơ thể suy yếu, mất phương hướng.

Ngoài ra, tác dụng phụ có thể làm nghiêm trọng thêm tình trạng bệnh vảy nến, vảy nến bộc phát.

Một số tác dụng phụ ít gặp hơn, cụ thể như sau:

– Có thể xảy ra hiện tượng teo da, viêm lỗ chân lông.

– Gây ra tình trạng tăng sắc tố mô.

– Dược chất Betamethasone có trong thành phần của thuốc Potriolac là corticosteroid, ảnh hưởng đến chức năng thận.

Trên đây không phải bao gồm đầy đủ tất cả những tác dụng ngoài ý muốn có thể gặp của thuốc, bạn cũng có nguy cơ gặp những tác dụng phụ khác. Bạn cần chú ý chủ động thông báo cho bác sĩ điều trị để được tư vấn y tế về tác dụng bất lợi trong thời gian sử dụng thuốc Potriolac.

Tương tác của thuốc:

Tương tác của thuốc Potriolac có thể xảy ra trong quá trình sử dụng như sau:

– Thuốc Potriolac có thể xảy ra một số tương tác với các thuốc, thực phẩm và các sản phẩm chức năng khác gây ra các phản ứng bất thường. Kết quả của sự tương tác này đó làm gia tăng hoặc suy giảm tác dụng, tăng độc tính của thuốc Potriolac hoặc cũng có thể làm giảm hoặc tăng độc tính của các sản phẩm dùng cùng. Do đó trước khi sử dụng kết hợp thuốc Potriolac với bất kỳ sản phẩm nào khác cần báo ngay cho người kê đơn thuốc hoặc các bác sĩ để được tư vấn.

– Người bệnh vảy nến cần điều trị bằng cách chiếu ánh sáng tử ngoại, để hạn chế làm giảm tác dụng của tia tử ngoại hoặc nên dùng thuốc trước hoặc sau khi chiếu 2 giờ.

– Tương tác của thuốc Potriolac có thể làm thay đổi khả năng hoạt động hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Bạn cần chú ý chủ động liệt kê cho bác sĩ điều trị hoặc các nhân viên y tế thông tin về những loại sản phẩm thảo dược hoặc sản phẩm thực phẩm chăm sóc sức khỏe, các loại thuốc kê đơn hay thuốc không kê đơn mà bạn đang dùng để hạn chế tối đa những tương tác thuốc có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe của người sử dụng thuốc.

– Tương tác của thuốc Potriolac với thực phẩm, đồ uống: Khi sử dụng loại thuốc này với các loại thực phẩm hoặc thức uống có chứa cồn như rượu, bia hay thuốc lá… Nguyên nhân là do thành phần của những loại thực phẩm, đồ uống cũng có chứa những loại hoạt chất khác nên có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng đối kháng hoặc tác dụng hiệp đồng với loại thuốc này. Bạn cần chủ động đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Potriolac hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về cách sử dụng loại thuốc Potriolac đồng thời cùng các loại thức ăn, thức uống có chứa cồn hay hút thuốc lá.

Lưu ý:
Chống chỉ định:

Không sử dụng thuốc Potriolac trong các trường hợp cụ thể như sau:

– Người bệnh có nồng độ calci trong máu ở mức cao hay có tiền sử đang bị rối loạn chuyển hóa canxi. Nguyên nhân là do trong thành phần của thuốc Potriolac có Calcipotriol gây rối loạn chuyển hóa canxi.

– Bà mẹ mang thai và phụ nữ đang trong thời gian cho con bú.

– Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

– Những người có khả năng bị các phản ứng dị ứng với hoạt chất Calcipotriol, hoạt chất Betamethason hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

– Người bệnh có hay các phản ứng bất thường bị nhiễm độc Vitamin D.

Đây là chống chỉ định tuyệt đối, có nghĩa là dù trong bất kỳ trường hợp nào thì những chống chỉ định này cũng không thể linh động trong việc điều trị hay sử dụng với loại thuốc này. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh, điều cần làm là chú ý tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều dùng, cách dùng.

Chú ý đề phòng khi sử dụng:

-Tránh bôi thuốc Potriolac lên những vùng da nhạy cảm, như mắt mũi, miệng và cần nhanh chóng rửa sạch nếu thuốc tiếp xúc với các vùng da kể trên.

– Đây là thuốc dùng ngoài da, do đó tránh sử dụng hay để thuốc tiếp xúc qua đường miệng.

– Không nên bôi thuốc Potriolac với diện tích quá rộng so với diện tích da cần điều trị hoặc băng kín vết thương sau khi bôi thuốc, thuốc được hấp thu nhiều gây tác dụng toàn thân.

– Thuốc Potriolac có thể gây rối loạn nồng độ canxi trong máu, vì vậy hãy theo dõi thường xuyên nồng độ canxi máu.

– Khi xuất hiện với phản ứng dị ứng nhẹ, tránh gãi hay làm xầy xước. Nếu tình trạng kích ứng kéo dài, nổi mẩn đỏ thì cần ngừng sử dụng thuốc.

– Tránh dùng thuốc Potriolac cho trên 30% diện tích da cơ thể hoặc dùng trên 15 g thuốc mỗi ngày.

– Tránh băng hay bó vùng da đã bôi thuốc vì khi băng bó sẽ làm tăng hấp thu Corticosteroid vào cơ thể.

– Tránh dùng thuốc cho vùng da rộng bị tổn thương, màng niêm mạc, hay các nép gáp da (như bẹn, nách, dưới vú) nguyên nhân là làm tăng hấp thu steroid.

– Tránh bôi thuốc Potriolac vào mặt hoặc cơ quan sinh dục nguyên nhân là do các cơ quan này nhạy cảm với các thuốc Corticosteroid.

– Tránh tắm nắng quá nhiều hay chiếu quá nhiều các dạng ánh sáng khác nhau.

– Hạn chế sử dụng thuốc Potriolac cho vùng da có nguy cơ bị nhiễm khuẩn

– Hạn chế sử dụng thuốc Potriolac vào vùng da bôi thuốc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá nhiều.

– Lưu ý cho mà mẹ mang thai và phụ nữ con bú: Thuốc Potriolac được sử dụng bằng cách bôi ngoài da nên vẫn có thể sử dụng cho các đối tượng này, tuy nhiên bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc kỹ trước khi dùng thuốc giữa lợi ích khi dùng và tác dụng không mong muốn mà nó đem lại.

Bảo quản ở những nơi khô ráo, trong đồ bao gói kín, tránh ẩm và tránh ánh sáng trực tiếp. Bên cạnh đó, cần phải bảo quản thuốc Potriolac tránh xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi trong gia đình. Tuyệt đối không sử dụng thuốc Potriolac khi đã hết hạn sử dụng, chảy nước, méo mó, hay có dấu hiệu bị biến đối chất. Tham khảo ý kiến từ các công ty xử lý môi trường để biết cách thức tiêu hủy thuốc. Tuyệt đối không được vứt hoặc xả thuốc thẳng xuống bồn cầu hoặc hệ thống đường ống dẫn nước.

Thuốc Potriolac có thành phần dược chất chính là Calcipotriol và Betamethasone. Đây là thuốc thuộc nhóm điều trị bệnh lý da liễu, cụ thể là bệnh vảy nến. Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình điều trị và hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Theo tờ hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất)


lotemax.png

17 Tháng Mười Hai, 2023 Chưa phân loạiTin TứcTruyền Thông
Lotemax là thuốc nhỏ mắt có chứa thành phần chính Loteprednol etabonate, hàm lượng 0.5 %, bào chế dạng hỗn dịch nhỏ mắt, đóng gói thành lọ. Thuốc Lotemax được sử dụng nhiều trong đơn kê các bệnh lý về mắt như viêm mống mắt, đỏ mắt, viêm kết mạc, ngứa mắt, viêm thể mi,..
Thành phần:Mỗi ml chứa:
Hoạt chất:
Loteprednol etabonate…………….……………………….….5mg(0,5%)
Tá dược:
Dinatri edelat,glycerin,povidon,nước tinh khiết và tyloxapol,acid hydrocloric,hoặc natri hydroxid có thể được thêm vào để điều chỉnh pH.Hỗn dịch này đẳng trường với trương lực trong khoảng 250 đến 310mOsmol/kg,chất bảo quản benzalkonium clorid 0,01%.
Ảnh minh họa: nguồn Internet.
Lotemax là thuốc gì?

Tác dụng thuốc Lotemax trong các bệnh lý mắt như viêm kết mạc, viêm thể mi, đỏ mắt… là nhờ hiệu quả của hoạt chất chính Loteprednol etabonate, chất thuộc nhóm Corticosteroid.

– Loteprednol etabonate có tác dụng kháng viêm, làm giãn mao mạch và giảm phù, gây chậm quá trình tạo sẹo do viêm. Cơ chế chống viêm của thuốc là ức chế hình thành của acid arachidonic, giảm tổng hợp những chất trung gian hoá học gây viêm như Prostaglandin.

– Hoạt chất có tính chất thân dầu nên có thể dễ dàng đi qua màng tế bào và phát huy tác dụng điều trị bệnh.

Chỉ định:

– Điều trị những bệnh về mắt: dị ứng mắt theo mùa với những triệu chứng ngứa ở mắt, sưng đau mắt, mẩn đỏ; Bệnh lý viêm mống mắt, viêm kết mạc, viêm thể mi.

– Phòng ngừa viêm mắt ở những người bệnh sau phẫu thuật mắt.

Chống chỉ định:

Người bệnh không sử dụng thuốc ở các trường hợp sau:

– Người bệnh quá mẫn hoặc dị ứng với dược chất chính Loteprednol etabonate hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

– Chống chỉ định với người bệnh nhiễm trùng mắt do nhiễm virus như bệnh đậu mùa, thuỷ đậu,viêm giác mạc  biểu mô.

– Không nên sử dụng thuốc Lotemax cho người bệnh mắt bị nhiễm khuẩn Mycobacteria hoặc nhiễm trùng mắt do nấm.

Liều dùng và cách dùng:

Cách dùng:

– Thuốc Lotemax được dùng bằng đường nhỏ dung dịch thuốc thật chậm từng giọt vào mắt, nhỏ thuốc vào túi kết mạc của mắt bị bệnh.

– Người bệnh cần lắc mạnh lọ dung dịch thuốc trước khi dùng.

– Trong quá trình sử dụng, người bệnh không nên để đầu nhỏ giọt thuốc chạm vào mắt hoặc bất kỳ bề mặt nào, tránh gây tạp nhiễm cho hỗn dịch thuốc.

– Trong thuốc có chứa Benzalkonium clorid, người bệnh không nên đeo kính áp tròng mềm trong thời gian điều trị thuốc.

Liều dùng điều trị bệnh có đáp ứng với steroid:

– Liều dùng cho người bệnh dị ứng mắt theo mùa: Nhỏ 1 giọt mỗi lần 1 bên mắt, nhỏ 4 lần chia đều trong ngày. Liều khởi điểm trong tuần đầu có thể tăng đến 1 giọt/giờ nếu cần. Chú ý, không được ngừng sử dụng thuốc quá sớm. Nếu những dấu hiệu và triệu chứng không giảm sau điều trị 2 ngày, người bệnh cần đi kiểm tra lại.

– Liều dùng điều trị cho người bệnh sau phẫu thuật mắt: nhỏ từ 1 – 2 giọt mỗi lần 1 bên mắt phẫu thuật, ngày 4 lần. Nên bắt đầu dùng thuốc 24 giờ sau phẫu thuật và tiếp tục trong 2 tuần đầu của giai đoạn hậu phẫu.

– Liều dùng và hiệu quả điều trị, mức độ an toàn cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.

– Chưa có thông tin về trường hợp dùng thuốc quá liều. Tuy nhiên, trong các trường hợp khẩn cấp hoặc khi quá liều, người bệnh cần liên lạc với các nhân viên y tế để được hỗ trợ.

Tác dụng phụ khi sử dụng:

Người bệnh có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn sau đây khi sử dụng thuốc Lotemax:

– Trên mắt: Chảy nước mắt, kích ứng mắt hoặc nóng rát niêm mạc mắt, tăng nhãn áp, có thể gặp tổn thương dây thần kinh thị giác, đục thủy tinh thể dưới bao sau, giảm thị lực, tầm nhìn của mắt, nhiễm khuẩn mắt thứ cấp. Ngoài ra có thể gặp thị lực không bình thường hoặc mờ mắt, phù kết mạc, ghèn mắt, khô mắt, cảm giác có dị vật ở mắt, sung huyết, sợ ánh sáng.

– Trên thần kinh: Đau nhức đầu, chóng mặt.

– Trên hô hấp: Rát họng, sổ mũi chảy nước mũi.

Khi gặp triệu chứng được coi là tác dụng không mong muốn, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ, dược sĩ tư vấn để có hướng xử lý phù hợp.

Lưu ý khi sử dụng:

Người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây trong quá trình dùng thuốc Lotemax:

– Không được dùng thuốc bằng các đường khác ngoài đường tra nhỏ mắt vì có thể gây độc và làm mất tác dụng của thuốc.

– Lần dùng thuốc đầu tiên hay những lần dùng nhắc lại kéo dài trên 14 ngày phải có sự đồng ý từ bác sĩ. Khi thuốc được sử dụng trong 10 ngày hoặc lâu hơn, người bệnh cần phải được kiểm tra nhãn áp sau đó.

– Sử dụng đúng liều lượng thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ hoặc liều được ghi trên nhãn thuốc, không được sử dụng quá liều vì có thể gây hiện tượng tích lũy thuốc.

– Dùng thuốc kéo dài có thể gây tăng nhãn áp, tổn thương thần kinh thị giác, giảm thị lực, có thể dẫn đến đục thủy tinh thể sau ở dưới bao. Người bệnh bị tăng nhãn áp khi dùng thuốc cần thận trọng.

– Dùng thuốc kéo dài cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt thứ cấp. Người bệnh có mỏng giác mạc hoặc củng mạc, có thể bị thủng. Trường hợp mưng mủ mắt cấp, việc dùng thuốc có thể che giấu những triệu chứng nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng nặng hơn.

– Dùng thuốc nhỏ mắt kéo dài có thể làm nhiều trường hợp nhiễm virus mắt như nhiễm herpes simplex nặng hơn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Lotemax, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Lotemax là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Theo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc của Nhà sản Xuất)


BERODUAL.png

17 Tháng Mười Hai, 2023 Chưa phân loạiTin TứcTruyền Thông
Thuốc Berodual 10ml là thuốc kết hợp được dùng làm giãn cơ trơn khí phế quản. Thuốc được bào chế dưới dạng xịt định liều, dùng trong các bệnh lý có sự co thắt cơ trơn phế quản như hen phế quản, COPD.
Công dụng thuốc:

Trong thuốc Berodual xịt có chứa hai thành phần chính bao gồm Fenoterol và Ipratropium. Ngoài dạng bình Berodual xịt 10ml còn có loại Berodual 20ml. Hai chất đều có tác dụng giãn cơ trơn phế quản theo cơ chế khác nhau, nên khi phối hợp chúng sẽ cho kết quả hiệp đồng tác dụng.

– Chất Ipratropium bromide: Là một chất có tác dụng kháng hệ cholinergic, đối kháng tác dụng của acetylcholin, chất trung gian hóa học được tiết ra từ thần kinh phế vị. Điều này có tác dụng ngăn ngừa nồng độ canxi nội bào tăng, từ đó ngăn ngừa sự co thắt cơ trơn. Tác dụng giãn phế quản sau khi hít ipratropium bromide đặc hiệu tại chỗ và không có tác dụng toàn thân.

– Đối với chất Fenoterol hydrobromide: Đây là một thuốc giống giao cảm tác dụng trực tiếp và kích thích chọn lọc trên thụ thể beta của hệ adrenergic, vì thế giúp giãn cơ trơn. Fenoterol hydrobromide làm giãn cơ trơn phế quản và mạch máu và chống lại tác nhân gây co thắt phế quản như histamine, methacholine và các chất gây dị ứng. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng trên các thụ thể beta của tim gây ra tăng nhịp tim, tăng co bóp cơ tim.

Sử dụng đồng thời hai hoạt chất này gây giãn phế quản do nó tác dụng trên các vị trí khác nhau của cơ trơn phế quản. Hai hoạt chất này bổ sung tác dụng cho nhau giúp giãn cơ phế quản và từ đó cho phép sử dụng điều trị rộng rãi trong các bệnh phế quản phổi liên quan đến co thắt đường hô hấp. Nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân hen và COPD, cho hiệu quả tốt hơn so với khi dùng ipratropium hoặc fenoterol riêng với liều tương tự.

Ảnh minh họa: nguồn Internet.
Chỉ định

Thuốc Berodual được chỉ định trong các trường hợp sau:

– Trong co thắt phế quản cấp như cơn hen cấp tính do Berodual có tác dụng nhanh.

– Duy trì và dự phòng các cơn khó thở trong các bệnh như viêm phế quản tắc nghẽn mạn tính(COPD),khí phế thũng và rối loạn phế quản phổi gây ra co thắt phế quản.

– Sử dụng trong điều trị dài hạn cơn hen suyễn, giúp giảm sự phát triển cơn hen cấp.

Chống chỉ định:

Thuốc Berodual 10ml chống chỉ định trong các trường hợp:

– Quá mẫn với các thành phần hoạt chất, chất giống với atropin hoặc dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.

– Khi mắc bệnh cơ tim tắc nghẽn phì đại, loạn nhịp nhanh.

Một số trường hợp nên thận trọng khi dùng thuốc Berodual:

– Người đang bị tăng nhãn áp góc hẹp, cường giáp, hẹp mạch máu, tăng sinh tuyến tiền liệt.

– Bị tắc nghẽn cổ bàng quang.

– Hạ kali máu.

Cách dùng

Đây là dạng bình Berodual xịt 10ml định liều, nên bạn cần sử dụng đúng hướng dẫn, tránh việc xịt quá liều hoặc liều không đủ theo chỉ định. Các bước thực hiện xịt như sau:

– Nếu lần đầu tiên sử dụng cần tháo nắp bảo vệ và ấn van của bình xịt hai lần. Hoặc nếu 3 ngày không sử dụng cũng cần ấn xịt 2 lần để khởi động van xịt.

– Sau đó bạn thở ra hết sức.

– Giữ bình xịt ngậm môi xung quanh ống ngậm. Mũi tên và đáy của bình xịt hướng lên trên.

– Hít vào tối đa, đồng thời dùng tay ấn mạnh vào đáy bình xịt để giải phóng một liều chuẩn. Nín thở trong vài giây, rồi rút ống ngậm ra khỏi miệng và thở ra. Thực hiện tương tự với liều xịt thứ hai nếu cần.

– Khi dùng xong cần đậy nắp bảo vệ sau mỗi lần. Khi dùng bạn cần vệ sinh bình xịt tuần 1 lần bằng cách trước tiên là cần tháo nắp bảo vệ và lấy bình ra khỏi ống ngậm. Rửa ống ngậm bằng nước ấm cho đến khi không còn thuốc đọng, sạch bụi. Lắc mạnh ống ngậm sau khi đã làm sạch và để tự khô tự nhiên không sấy. Khi ống ngậm đã khô thì đây lắp bình xịt và nắp chống bụi.

Liều dùng:

Liều dùng thuốc sẽ phụ thuốc vào nhiều yếu tố, như khả năng đáp ứng của bệnh nhân, độ tuổi…Dưới đây là liều tham khảo cho từng trường hợp bao gồm.

– Cơn hen cấp: Dùng 2 nhát xịt là phù hợp để giảm nhanh triệu chứng. Trong những trường hợp nặng hơn, nếu tình trạng khó thở không cải thiện sau 5 phút có thể dùng thêm 2 nhát xịt nữa. Nếu cơn hen phế quản không thuyên giảm sau 4 nhát xịt thì có thể xịt thêm một liều thuốc và bệnh nhân cần đi khám tại bệnh viện gần nhất ngay lập tức.

– Điều trị ngắt quãng và điều trị kéo dài: Dùng từ 1 – 2 nhát xịt cho mỗi lần dùng, tối đa dùng 8 nhát xịt mỗi ngày (trung bình khoảng 1 – 2 nhát xịt 3 lần mỗi ngày).

– Đối với trẻ em cần dùng đúng liều chỉ định và dưới quan sát của người lớn.

Tác dụng phụ:

Khi sử dụng thuốc Berodual 10ml, một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra bao gồm:

– Những tác dụng phụ thường gặp nhất gồm ho, khô miệng, đau đầu, viêm họng, buồn nôn, chóng mặt, khó thở, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, tăng huyết áp tâm thu và bồn chồn, run.

– Giảm kali máu, cảm giác bồn chồn, lo lắng, rối loạn tâm thần.

– Tăng huyết áp, rối loạn điều tiết, giãn đồng tử, đau mắt, nhìn mờ, xung huyết kết mạc, nhìn thấy hào quang.

– Hiếm gặp hơn có thể gây ra loạn nhịp tim, rung nhĩ,thiếu máu cơ tim, nhịp nhanh trên thất, co thắt phế quản nghịch ký, yếu cơ, đau cơ, ứ nước tiểu.

– Phản ứng quá mẫn: Gây nổi mày đay, khó thở, sưng mặt, nhịp nhanh, có thể hôn mê.

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, bạn cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ điều trị hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý khi dùng:

– Bạn cần dùng thuốc dưới chỉ định của bác sĩ, tuân thủ đúng quy cách dùng thuốc và tránh quá liều. Trước khi dùng cần thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh tật, tiền sử dị ứng thuốc hay thức ăn.

– Khi dùng thuốc có thể gây ra tình trạng quá liều nếu sử dụng không đúng, xịt quá nhiều lần. Tác dụng quá liều chủ yếu liên quan đến thuốc fenoterol. Các triệu chứng gặp phải khi quá liều do kích thích beta adrenergic quá mức, chủ yếu là nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, run cơ, tăng huyết áp, tăng áp lực mạch đập rộng,đau thắt ngực.

– Nếu quá liều ipratropium bromide thường nhẹ như (như khô miệng, rối loạn thị giác do điều tiết) do nồng độ có tác dụng toàn thân của ipratropium dùng qua đường hít là rất thấp. Khi dùng quá liều hay có các biểu hiện của tình trạng quá liều cần tới các cơ sở y tế ngay.

– Khi dùng thuốc Berodual có thể xảy ra tương tác với các loại thuốc khác, một số loại thuốc có tác dụng trên đường hô hấp tương tác với thuốc này gồm Salbutamol, Salmeterol, Formoterol, Bambuterol, Oxitropium, Tiotropium…Dẫn xuất xanthine như theophyllin và corticoid (như presnisolon, methylprednisolone…). Những chất này có thể tăng cường hay hạn chế tác dụng của thuốc, nên lưu ý hỏi ý kiến bác sĩ khi phối hợp.

– Trong quá trình sử dụng thuốc thì cần tránh tuyệt đối không để thuốc dín lên vùng mắt.

– Cần đọc thật kỹ cách sử dụng thuốc, tránh việc xịt quá nhiều lần mà không biết thuốc đã vào hay chưa. Đặc biệt với trẻ nhỏ, cần quan sát trẻ thực hiện, không để trẻ tự thực hiện.

– Thường xuyên vệ sinh ống ngậm để đảm bảo thuốc không bị đọng lại ở nắp hoặc gây khó khăn khi xịt và tránh nhiễm khuẩn.

– Sử dụng đúng loại ống ngậm được nhà sản xuất cung cấp, không thay thế loại ống ngậm của loại thuốc khác và cũng không dùng ống ngậm thuốc Berodual cho các loại thuốc khác.

– Một số loại thức ăn nhất định cũng có thể tạo ra tương tác thuốc. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để bạn có chế độ ăn hợp lý nhất và tốt nhất bạn không nên sử dụng thuốc lá, chất kích thích, rượu bia khi đang sử dụng thuốc.

Thuốc Berodual 10ml được dùng để giãn phế quản giúp kiểm soát các cơn hen cấp và mạn, một số trường hợp co thắt phế quản khác. Nhưng thuốc kê đơn cần chỉ định của bác sĩ, bạn không nên tự ý dùng thuốc.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Theo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc của Nhà sản Xuất)


zoruxa.png

17 Tháng Mười Hai, 2023 Chưa phân loạiTin TứcTruyền Thông
Thành phần:Mỗi 100ml dung dịch tiêm truyền chứa.
Hoạt chất:
 Zoledronic acid monohydrat.
(tương đương với acid zoledronic………………….…5mg)
Tá dược: Natri citrat dihydrat,mannitol,nước cất pha tiêm
Thuốc Zoruxa được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm truyền, có thành phần chính là Zoledronic acid. Zoruxa thường được chỉ định để ngăn ngừa các tình trạng liên quan đến xương (gãy xương bệnh lý, ép cột sống, chiếu xạ hoặc phẫu thuật xương, tăng canxi máu do ung thư).
Ảnh minh họa: nguồn Internet.
Công dụng là gì?

Thuốc Zoruxa có thành phần chính là Zoledronic acid (dưới dạng Zoledronic acid monohydrate) 5mg/100ml và các tá dược khác. Acid Zoledronic ức chế sự phát hành của canxi từ xương và thuộc nhóm thuốc Bisphosphonate.

– Điều trị tình trạng nồng độ canxi huyết cao gây ra bởi ung thư ( tăng calci máu ác tính).

– Điều trị bệnh paget xương.

– Điều trị đa u tỷ (1 loại ung thư tủy xương), tình trạng ung thư xương đã di căn từ nơi khác trong cơ thể;

– Ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh hoặc những người dùng thuốc steroid nhất định.

– Hỗ trợ tăng khối lượng xương ở nam giới bị loãng xương.

Chống chỉ định sử dụng thuốc Zoruxa cho các đối tượng:

– Dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc (đặc biệt là Zoledronic acid);

– Phụ nữ có thai và cho con bú;

– Không dùng đồng thời với các thuốc thuộc nhóm Bisphosphonate khác.

Cách dùng

Dùng qua đường tiêm truyền. Vài tiếng trước khi truyền, người bệnh nên uống nhiều nước (tối thiểu 2 ly nước) để tránh bị mất nước.

Liều dùng:

Liều tiêm truyền khuyến cáo cho người lớn và người cao tuổi là 4mg Acid zoledronic (trong dung dịch đã pha chế và pha loãng hơn để tiêm truyền). Thời gian tiêm truyền mỗi lần tối thiểu 15 phút, cách mỗi 3-4 tuần. Người bệnh cũng cần được bổ sung thêm 500mg Canxi và 400IU vitamin D mỗi ngày.

Điều trị tăng canxi máu ở u ác tính: Tương tự như trên. Lưu ý cần bù nước đầy đủ cho bệnh nhân trước và trong quá trình điều trị.

Điều trị loãng xương ở người lớn: Tiêm tĩnh mạch 5mg trên 15 phút, 1 lần/năm.

Ngăn ngừa loãng xương cho người lớn: Tiêm truyền tĩnh mạch 5mg trên 15 phút, cách 2 năm/lần.

Bác sĩ có thể đề xuất bạn bổ sung canxi và/hoặc vitamin D trong thời gian điều trị bằng thuốc Zoruxa. Hãy tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ điều trị về loại canxi nên dùng. Hướng dẫn bổ sung dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo:

– Canxi: Uống 750mg Canxi nguyên tố chia 2 lần/ngày, hoặc uống 500mg ngày 3 lần;

– Vitamin D: Uống 800IU mỗi ngày, đặc biệt là trong vòng 2 tuần sau khi truyền thuốc.

Tác dụng phụ:

– Thiếu máu, giảm tiểu cầu, bạch cầu.

– Choáng váng, nhức đầu, da nhợt nhạt.

– Rối loạn vị giác, chán ăn, buồn nôn, nôn.

– Viêm kết mạc.

– Đau cơ, đau xương, đau lưng, đau nhức toàn cơ thể.

Các tác dụng phụ ít gặp:

– Giảm chỉ số huyết cầu toàn thể;

– Tình trạng lo âu, vấn đề về giấc ngủ (mất ngủ);

– Rối loạn nhịp tim;

– Hạ kali máu, giảm magie máu;

Lưu ý khi dùng:

Để đảm bảo tính hiệu quả cũng như an toàn trong quá trình dùng thuốc Zoruxa, nên thận trọng khi dùng thuốc cho các đối tượng sau:

– Tránh tiếp quá nhiều nước cho bệnh nhân suy tim, có nguy cơ suy tim;

– Cần theo dõi cẩn thận các thông số liên quan tới tăng canxi máu như: nồng độ canxi, phosphat và magie trong huyết thanh;

– Hiện chưa xác định được mức độ an toàn và hiệu quả của thuốc cho trẻ em, bệnh nhân suy gan, suy thận nghiêm trọng;

– Thông thường các bệnh nhân tăng canxi máu mà không được điều trị kịp thời sẽ bị suy giảm chức năng thận ở mức độ nhất định. Do đó trong quá trình điều trị cần cân nhắc theo dõi chặt chẽ chức năng thận;

– Do có chứa Zoledronic axit tương tự thuốc điều trị loãng xương aclast nên bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc Zoruxa không nên điều trị đồng thời với Aclasta;

– Cân nhắc trước khi quyết định điều trị cho bệnh nhân di căn xươngđể ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến xương, vì hiệu lực điều trị của thuốc Zoruxa chỉ bắt đầu xuất hiện sau 2-3 tháng. Ngoài ra nếu bệnh nhân di căn xương có kèm suy thận (mức độ nhẹ đến trung bình) thì cần giảm liều dùng;

– Thuốc nhóm Bisphosphonate có khả năng gây rối loạn chức năng thận nên trước mỗi liều thuốc, cần đánh giá nồng độ Creatinin trong huyết thanh ở người bệnh.

Tương tác của thuốc:

Để dùng thuốc Zoruxa an toàn, dưới đây là một số lưu ý về tương tác thuốc:

– Để tránh các tương kỵ, dung dịch thuốc đã pha cần pha loãng thêm với dung dịch NaCl 0,9% khối lượng/thể tích hoặc dung dịch glucose 5% khối lượng/thể tích;

– Không được pha trộn dung dịch đã pha với các dung dịch truyền chứa canxi hoặc cation hóa trị hai (như dung dịch Lactated Ringer), và cần truyền bằng đường truyền riêng không chung với các thuốc khác.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Tham khảo tài liệu của nhà sản xuất)


ClbbnLeVanThinh_12.jpg

11 Tháng Mười Hai, 2023 Chưa phân loạiTin TứcTruyền Thông

Ngày 9 tháng 12, tại bệnh viện Lê Văn Thịnh, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, câu lạc bộ bệnh nhân tại bệnh viện với chủ đề “Ăn Tết cùng bệnh hen suyễn, làm gì với bệnh hô hấp vào mùa lạnh” đã được tổ chức

Tham dự chương trình có Thầy thuốc ưu tú, BS-CKII Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh, Bác sĩ Quách Minh Phong, Trưởng đơn vị chăm sóc Hô hấp của Bệnh viện, Chủ nhiệm Câu lạc Bộ bệnh nhân Bệnh viện Lê Văn Thịnh, Đại diện các Bệnh viện quận Gò Vấp, Đại diện Bệnh viện huyện Cần Giuộc tỉnh Long An và Đại diện Bệnh viện phổi tỉnh Tây Ninh.
Người dân đến tham gia buổi sinh hoạt câu lạc bộ tại bệnh viện
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Chuyên khoa II Trần Văn Khanh, Giám đốc bệnh viện Lê Văn Thịnh chia sẻ khai mạc câu lạc bộ
Bác sĩ Quách Minh Phong chia sẻ tại chương trình
Sau phần phát biểu khai mạc của Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Chuyên khoa II Trần Văn Khanh, Giám đốc bệnh viện và phần phát biểu chia sẻ của bác sĩ Quách Minh Phong, các cô, bác bệnh nhân được nghe hai chuyên đề “Ăn Tết với Bệnh hen suyễn” của bác sĩ Cao Thành Nguyên và “Bệnh Hô hấp làm gì trong mùa lạnh” của bác sĩ Lê Hữu Tùng.
Chia sẻ về chủ đề “Ăn Tết với bệnh hen suyễn”, bác sĩ Cao Thành Nguyên khuyến cáo bệnh nhân lau dọn nhà cửa phòng ốc thường xuyên bằng khăn ướt, hút bụi các vật dụng trong nhà như ghế, nệm, ghế salon ít nhất 2 lần một tuần, giặt giũ mùng, mền, chiếu, gối, võng…thường xuyên và phơi nắng, bọc nệm, gối bằng drap và áo gối bằng chất liệu chống bám bụi, phòng ngủ, phòng khách phải mở cửa thông thoáng, đảm bảo ánh sáng mặt trời chiếu vào, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, nhang, bếp, hạn chế sử dụng các loại nước hoa, thuốc xịt phòng có mùi mạnh, đeo khẩu trang khi ra ngoài trời hoặc những nơi nhiều loại hoa cỏ.
Bên cạnh đó, bác sĩ Nguyên cũng khuyến cáo về cách ăn uống và các yếu tố môi trường, các hoạt động gắng sức, xúc động mạnh hoặc các đợt nhiễm trùng về hô hấp cũng có thể làm bệnh hen suyễn bùng phát.
Chia sẻ về chủ đề bệnh hô hấp làm gì trong mùa lạnh, bác sĩ Lê Hữu Tùng cho biết có 3 vấn đề cần được quan tâm: vì sao bệnh hô hấp hay gặp vào mùa lạnh, các bệnh hô hấp nào dễ gặp vào mùa lạnh và cách phòng ngừa.
Đại diện bệnh viện lao và bệnh phổi Tây Ninh phát biểu
Đại diện Bệnh viện huyện Cần Giuộc tỉnh Long An phát biểu

 

Bác sĩ Lê Hữu Tùng chia sẻ tại chương trình
Bác sĩ Cao Thành Nguyên chia sẻ tại chương trình
Đại diện bệnh viện quận Gò Vấp chia sẻ
Bệnh nhân tham gia câu lạc bộ đặt câu hỏi tương tác với bác sĩ
Xoay quanh chương trình này, ông Phạm Quốc Trí, Quyền Giám đốc Ngành hàng Hô hấp & Hô hấp, Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam đã có những chia sẻ về mô hình, sự lan tỏa và định hướng tương lai của Câu lạc bộ.

Mô hình câu lạc bộ

Ông Trí chia sẻ: “Mô hình câu lạc bộ bệnh nhân tại bệnh viện Lê Văn Thịnh là một trong những hoạt động chính của những đơn vị quản lý ngoại trú Hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính-COPD (UMAC) trong mạng lưới Healthy Lung (Chương trình Vì Lá Phổi Khỏe Việt Nam). Hoạt động này nhằm giúp bệnh nhân trong khu vực gần bệnh viện và các tỉnh lân cận được tiếp cận những kiến thức quản lý về bệnh Hen & COPD, nhắc nhở bệnh nhân đi tái khám thường xuyên, dùng đúng và đủ thuốc theo chẩn đoán và tư vấn của các nhân viên y tế. Đồng thời, những kiến thức được cập nhật liên tục sẽ hỗ trợ bệnh nhân tốt hơn trong việc kiểm soát Hen & COPD, nhằm tránh nguy cơ đợt kịch phát cần nhập viện.”

Tính hiệu quả, sức lan tỏa và định hướng sắp đến của mô hình câu lạc bộ bệnh nhân Lê Văn Thịnh

Ông Trí cho biết: “Đây thật sự là một đơn vị UMAC đạt chuẩn trực thuộc bệnh viện Lê Văn Thịnh, đã và đang quản lý hơn 1,000 bệnh nhân Hen và COPD. Hoạt động giáo dục bệnh nhân được thực hiện mỗi quý đã thu hút số lượng bệnh nhân Hen & COPD đến tham dự để được cập nhật các kiến thức về cách sử dụng dụng cụ xịt, hít để đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như sự tuân thủ từ phía bệnh nhân. Chúng tôi nhận thấy mô hình hoạt động câu lạc bộ bệnh nhân thu hút được nhiều bệnh nhân cần được chia sẻ và nhân rộng với các bệnh tuyến quận huyện để quản lý ngoại trú hiệu quả bệnh nhân hen & COPD, đồng thời giúp giảm tải y tế tuyến trên, tiết kiệm cho ngân sách và toàn xã hội.”
Câu lạc bộ bệnh nhân Lê Văn Thịnh diễn ra thêm sôi nổi với chương trình rút thăm trúng thưởng dành cho các cô bác bệnh nhân tham gia câu lạc bộ.
Các cô bác bệnh nhân tham gia câu lạc bộ chụp hình lưu niệm với Ban Tổ chức và Đại diện nhà tài trợ
Biểu đồ số lượng bệnh nhân Hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh trong 4 năm, từ năm 2019 đến năm 2022.

Nguồn: Bệnh viện Lê Văn Thịnh

Dữ liệu cập nhật vào tháng 10 năm 2022 của Bệnh viện Lê Văn Thịnh cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2022, số lượng bệnh nhân hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) được quản lý ngoại trú tại bệnh viện Lê Văn Thịnh có sự biến động không đều. Cao nhất là 1700 ca vào năm 2021. Trong đó, 1008 ca bệnh hen và 692 ca bệnh COPD tại thời điểm đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát và lan rộng trên toàn địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2021. Con số giảm xuống còn 1138 ca vào năm 2022 (937 trường hợp bị hen và 221 trường hợp bị COPD) khi Việt Nam bắt đầu bao phủ Vaccine COVID-19 trên toàn quốc để thích ứng an toàn và kiểm soát linh hoạt, hiệu quả dịch COVID-19 theo tinh thần Nghị Quyết 128/NQ-CP của Chính phủ.
Như vậy, chứng tỏ rằng, bệnh nhân hen và COPD ngoại trú có sự biến động về số lượng trong những năm COVID-19 bùng phát mạnh tại Thành phố Hồ Chí Minh so với thời điểm trước dịch (300 bệnh nhân hen và COPD. Trong đó, 162 trường hợp có hen và 138 trường hợp có COPD so với 1700 vào thời cao điểm của dịch vào năm 2021).
Câu lạc bộ bệnh nhân thu hút được khoảng 50 cô bác là các bệnh nhân đến tham dự và chia sẻ. Câu lạc bộ bệnh nhân tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh kết thúc lúc 10 giờ sáng và được sự tài trợ của Công ty TNHH Astrazeneca Vietnam.

Tin và ảnh:  Trần Thanh Lộc


download.jpg

Thấy bà té ở nhà vệ sinh, cháu trai mới gần 3 tuổi theo thói quen dùng điện thoại gọi cho mẹ qua mạng xã hội. Nhờ vậy, bệnh nhân được đưa đi cấp cứu và phát hiện bị tắc mạch máu nuôi tim nguy kịch.

Ngày 31/8, đại diện Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức) cho biết, nơi đây đang tiếp nhận điều trị cho một trường hợp liên tục ngưng tim, ngưng thở 3 lần chỉ trong ít giờ đồng hồ vì biến chứng rất nguy hiểm ở tim.
TPHCM: Bà ngoại 3 lần ngưng tim và cuộc gọi cứu mạng của cháu trai 3 tuổi - 1
Khoa Nội tim mạch, nơi điều trị bệnh nhân liên tục bị ngưng tim 3 lần (Ảnh: Hoàng Lê).

Cuộc gọi cứu mạng bà ngoại “thần kỳ” của cháu trai 3 tuổi

Bệnh nhân là bà S.T.N.L. (57 tuổi, quê Bạc Liêu, tạm trú ở TP Thủ Đức). Theo lời kể của bệnh nhân, khoảng 8h ngày 29/8, bà vào nhà vệ sinh rửa mặt thì bất ngờ lên cơn đau ngực, choáng váng và té không ngồi dậy nổi.
Lúc này, trong nhà chỉ có cháu trai gần 3 tuổi. Phát hiện bà bị té, đứa cháu theo thói quen dùng điện thoại bấm gọi cho mẹ qua tài khoản mạng xã hội để thông báo sự việc.
“Cháu tôi mới 2 tuổi rưỡi nhưng lanh lắm, biết bấm điện thoại và biết nói rồi. Lúc đó bé ngủ dậy, gọi ngoại hoài không được nên xuống nhà vệ sinh tìm. Thấy tôi nằm dưới đất, nó bấm điện thoại điện cho mẹ, kêu “ngoại té rồi”.
Mẹ nó nghe vậy mới gọi cho dì tư qua kiểm tra, đưa tôi đi bệnh viện”, bà L. kể.
TPHCM: Bà ngoại 3 lần ngưng tim và cuộc gọi cứu mạng của cháu trai 3 tuổi - 2
Bệnh nhân L. kể lại sự việc của mình (Ảnh: Hoàng Lê).
Tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh, ekip trực tiến hành sơ cứu, làm các xét nghiệm, chụp chiếu và phát hiện bệnh nhân bị tắc mạch máu nuôi tim rất nặng, cần phải can thiệp khai thông mạch máu, đặt stent khẩn cấp, nên chỉ định chuyển tiếp lên Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM.
Bác sĩ Võ Tấn Được, khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Lê Văn Thịnh cho biết, quá trình chuyển viện từ nơi này đến tuyến trên, bệnh nhân bất ngờ lên cơn ngưng tim, ngưng thở. Các bác sĩ trong ekip chuyển viện lập tức tiến hành hồi sức tim phổi nâng cao, sốc điện ngay trên xe cấp cứu, để bệnh nhân có nhịp tim trở lại.
Khi vào Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, bệnh nhân tiếp tục ngưng tim thêm 2 lần chỉ trong vòng 2 giờ đồng hồ, nhưng đều được xử trí hồi sức, sốc điện thành công.
Sau đó, bệnh nhân được can thiệp mạch máu nuôi tim bên phải, khai thông mạch máu và đặt stent mạch vành. Hậu can thiệp, tình trạng huyết động của bệnh nhân ổn định, tri giác cải thiện, tỉnh táo, bớt đau ngực và khó thở, được chuyển về Bệnh viện Lê Văn Thịnh để tiếp tục điều trị, theo dõi.
TPHCM: Bà ngoại 3 lần ngưng tim và cuộc gọi cứu mạng của cháu trai 3 tuổi - 3
Nhờ được cấp cứu kịp thời và đặt stent, bà L. qua cơn nguy kịch (Ảnh: Hoàng Lê).
Đến ngày 31/8, bệnh nhân đã khỏe hơn, dấu hiệu sinh tồn ổn định. Dự kiến, người phụ nữ sẽ còn điều trị khoảng 5-10 ngày để theo dõi, đề phòng các tổn thương tim, dùng các thuốc điều trị suy tim trước khi xuất viện.

Căn bệnh gây ngưng tim ngày càng trẻ hóa

Bác sĩ Được cho biết, mạch máu nuôi tim bên phải giữ vai trò quan trọng. Khi tắt mạch này, nút thắt nhịp tim sẽ không có máu nuôi, dẫn đến việc tim ngừng đập.
Thống kê tại khoa Nội Tim mạch của Bệnh viện Lê Văn Thịnh, trung bình mỗi năm tiếp nhận điều trị khoảng 200 trường hợp gặp phải tình trạng trên, và tuần nào cũng có từ 1-5 ca bệnh.
Quá trình điều trị, các bác sĩ nhận thấy, trước đây việc tắc mạch máu nuôi tim thường gặp ở người trên 40 tuổi. Tuy nhiên càng về sau, tình trạng này có dấu hiệu trẻ hóa, khi có những ca bệnh mới hơn 20 tuổi đã được chẩn đoán mắc bệnh.
Triệu chứng thường gặp nhất của tình trạng tắc mạch máu nuôi tim là đau ngực kèm khó thở nặng. Nếu phát hiện và can thiệp trễ, bệnh nhân sẽ ngưng tim, ngưng thở dẫn đến tử vong. Ngoài ra, còn có thể gặp biến chứng nguy hiểm như suy tim, rối loạn nhịp, thủng thành tim…
TPHCM: Bà ngoại 3 lần ngưng tim và cuộc gọi cứu mạng của cháu trai 3 tuổi - 4
Trung bình mỗi năm, Bệnh viện Lê Văn Thịnh tiếp nhận điều trị khoảng 200 ca tắc mạch máu nuôi tim (Ảnh: Hoàng Lê).
Bác sĩ khuyến cáo, người dân dù khỏe mạnh cũng cần có thói quen khám sức khỏe định kỳ, đo điện tim, siêu âm tim, xét nghiệm các chức năng của cơ thể để kịp thời phát hiện những bất thường.
Trường hợp bệnh nhân đã ngưng tim trước khi vào viện, người nhà nên đưa vào cơ sở y tế gần nhất trước để tranh thủ thời gian vàng cấp cứu, sau đó mới đến các trung tâm can thiệp chuyên sâu, có đủ máy móc, thiết bị hiện đại và nhân lực điều trị.
Ngoài ra, người dân nên chủ động mua bảo hiểm y tế, bởi khi bị biến chứng nặng, cần can thiệp chuyên sâu, đặt stent… sẽ rất tốn kém viện phí điều trị.
“Như trường hợp của bệnh nhân L., vì không có bảo hiểm y tế nên chi phí đặt stent lên đến khoảng 80 triệu đồng. Số tiền điều trị đến khi xuất viện dự kiến cần thêm 20-30 triệu đồng nữa”, bác sĩ Được nói.

Nguồn: dantri.com.vn

 


Bản Quyền © 2021 Bệnh Viện Lê Văn Thịnh - Thiết Kế và Phát Triển bởi Hân Gia Group