20210419_024137_521515_Lamivudine.max-1800x1800-1.jpg

Tên chung quốc tế: Lamivudine.
Mã ATC: J05A F05.
Loại thuốc: Thuốc kháng retrovirus.
Dạng thuốc và hàm lượng
Lamivudin, uống: Dung dịch 10 mg/ml. Viên bao phim 150 mg.
Lamivudin kết hợp, uống: Viên bao phim chứa 150 mg lamivudin và 300 mg zidovudin.
Dược lý 
Dược lực học

Lamivudin là 1 thuốc tổng hợp kháng retrovirus, thuộc nhóm dideoxynucleosid ức chế enzym phiên mã ngược của virus. Ðể có tác dụng lamivudin phải được enzym tế bào phosphoryl hóa và biến đổi thành một chất chuyển hóa có hoạt tính, chất chuyển hóa 5 – triphosphat. Chất chuyển hóa này có cấu trúc tương tự deoxycytidin triphosphat là cơ chất tự nhiên cho enzym phiên mã ngược. Thuốc có hoạt tính cạnh tranh với deoxycytidin triphosphat tự nhiên để hợp nhất vào DNA của virus bởi enzym phiên mã ngược, gây kết thúc sớm tổng hợp DNA của virus. Lamivudin có độc tính rất thấp đối với tế bào.

Lamivudin có hoạt tính kìm virus HIV typ 1 và 2 (HIV – 1, HIV – 2), và cũng có tác dụng ức chế virus viêm gan B ở người bệnh mạn tính. Tuy được dung nạp tốt, nhưng không được dùng lamivudin đơn độc, vì dễ sinh kháng thuốc. Sự kháng này do đột biến về enzym phiên mã ngược, làm giảm tính nhạy cảm hơn 100 lần và làm mất tác dụng kháng virus trên người bệnh. Liệu pháp phối hợp lamivudin và zidovudin ở người bệnh chưa được điều trị trước đây, làm giảm khoảng 10 lần mật độ virus trong huyết tương, tác dụng kéo dài hơn 1 năm, mặc dù có sự đột biến của enzym phiên mã ngược.

Cách dùng thuốc kháng retrovirus: Trong liệu pháp kháng retrovirus, thuốc chọn lọc là những thuốc tương tự nucleosid. Hiện nay chưa biết rõ lúc nào là thời điểm tốt nhất để bắt đầu điều trị với thuốc kháng retrovirus. Liệu pháp kháng retrovirus cũng làm tăng thời gian sống sót ở người bệnh có số lượng tế bào CD4 dưới 500 trong 1 mm3. Liệu pháp này cũng có thể dùng cho những người bệnh có mật độ HIV trên 30.000/ml huyết tương, không phụ thuộc vào số lượng tế bào CD4, vì mật độ HIV là một yếu tố tiên lượng sự tiến triển của bệnh. Mật độ virus cao hơn dẫn đến giảm tế bào CD4 nhanh hơn. Mục tiêu điều trị là đạt mật độ HIV ở mức không thể phát hiện được. Liệu pháp chuẩn hiện nay gồm 2 thuốc tương tự nucleosid kháng retrovirus, cùng với một thuốc ức chế protease. Sự tuân thủ điều trị có tính quyết định cho hiệu lực duy trì của thuốc.

Người bệnh điều trị không có kết quả (tăng gấp 3 lần mật độ virus, hoặc giảm số lượng tế bào CD4, hoặc tiến triển thành bệnh AIDS) phải chuyển sang dùng một kết hợp thuốc kháng retrovirus khác. Phải lựa chọn kết hợp thuốc mới sao cho nguy cơ kháng chéo với những thuốc đã dùng là tối thiểu. Khi liệu pháp cũ không có tác dụng cần cho thêm thuốc mới, nguyên tắc là cho thêm không chỉ một thuốc, mà kết hợp 2 thuốc mới.

Xem xét nguy cơ của tương tác thuốc khi điều trị với các thuốc kháng retrovirus.

Dược động học

Sau khi uống, lamivudin hấp thu nhanh với sinh khả dụng khoảng 80%. Sau khi tiêm tĩnh mạch, thể tích phân bố là 1,3 ± 0,4 lít/kg. Tỷ lệ gắn với protein huyết tương thấp (< 36%). 5 – 6% thuốc được chuyển hóa thành chất trans – sulfoxyd. Nửa đời thải trừ trong huyết tương trung bình là 2,5 giờ và khoảng 70% của liều được thải trừ không thay đổi trong nước tiểu. Nửa đời của lamivudin triphosphat trong tế bào kéo dài, trung bình trên 10 giờ trong tế bào lympho ở máu ngoại biên. Ðộ thanh thải toàn bộ là 0,37 ± 0,05 lít/giờ/kg.

Chỉ định của Lamivudin

Nhiễm virus HIV phải dùng kết hợp với ít nhất một thuốc dideoxynucleosid ức chế enzym phiên mã ngược khác, thường kết hợp với zidovudin hoặc stavudin.

Chống chỉ định Lamivudin

Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Bệnh thận nặng.

Thận trọng khi dùng Lamivudin

ở trẻ em có tiền sử viêm tụy hoặc có yếu tố nguy cơ phát triển viêm tụy, khi dùng kết hợp lamivudin và zidovudin phải theo dõi chặt chẽ. Khi có những dấu hiệu lâm sàng, hoặc kết quả xét nghiệm khác thường nghi là viêm tụy, cần phải ngừng thuốc ngay. Chỉ dẫn cho người thân hoặc người trông nom trẻ em nhiễm HIV về những dấu hiệu và triệu chứng của viêm tụy. ở người bị suy chức năng thận, trẻ dưới 12 tuổi và thiếu niên cân nặng dưới 50 kg, không dùng chế phẩm kết hợp cố định chứa lamivudin và zidovudin, vì không thể hiệu chỉnh riêng từng thuốc.

Báo cho người bệnh biết là lamivudin không chữa khỏi nhiễm HIV, họ vẫn tiếp tục mang bệnh do nhiễm HIV, kể cả nhiễm khuẩn cơ hội. Người bệnh vẫn phải được theo dõi và chăm sóc liên tục. Chỉ dẫn cho người bệnh biết là lamivudin không làm giảm nguy cơ lây truyền HIV, và họ phải dùng bao cao su để bảo vệ bạn tình.

Thời kỳ mang thai

Có thể dùng lamivudin cho người mang thai, đặc biệt khi có cơ may bảo vệ khỏi lây nhiễm sang thai nhi. Trường hợp dùng lamivudin kết hợp uống (viên lamivudin và zidovudin), tránh dùng cho người mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Mặc dù không biết lamivudin có bài tiết trong sữa người hay không, có khả năng xảy ra những tác dụng không mong muốn do lamivudin ở trẻ nhỏ bú sữa. Cũng có nguy cơ cao lây nhiễm HIV do bú sữa. Chỉ dẫn cho người mẹ bị nhiễm HIV không nên cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Thường gặp, ADR > 1/100

Thần kinh trung ương: Nhức đầu, mất ngủ, khó chịu, mệt mỏi, đau, chóng mặt, trầm cảm, sốt, rét run.

Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, chán ăn, đau bụng, khó tiêu, tăng amylase.

Thần kinh – cơ và xương: Bệnh dây thần kinh ngoại biên, dị cảm, đau cơ, đau khớp.

Hô hấp: Dấu hiệu và triệu chứng ở mũi, ho.

Da: Ban.

Huyết học: Giảm bạch cầu trung tính, thiếu máu.

Gan: Tăng AST, ALT.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Tiêu hóa: Viêm tụy.

Huyết học: Giảm tiểu cầu.

Gan: Tăng bilirubin huyết.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Phải ngừng lamivudin ngay nếu có những dấu hiệu lâm sàng, triệu chứng, hoặc kết quả xét nghiệm cho thấy có thể xảy ra viêm tụy.

Liều lượng và cách dùng Lamivudin

Bao giờ cũng phải dùng lamivudin kết hợp với ít nhất một thuốc kháng retrovirus, thường kết hợp với zidovudin hoặc stavudin.

Cách dùng: Lamivudin và chế phẩm kết hợp cố định chứa lamivudin và zidovudin được dùng uống, không cần lưu ý đến các bữa ăn, Với người bệnh điều trị bằng thuốc kháng retrovirus, phải đánh giá liên tục độc tính và tiến triển của bệnh, và thực hiện những thay đổi trong cách dùng thuốc khi có chỉ định.Thời gian có hiệu quả của một kết hợp thuốc kháng retrovirus có thể bị hạn chế, và cần phải xác định, định kỳ đều đặn, mức RNA của HIV – 1 và số lượng tế bào TCD4+, để xác định nguy cơ tiến triển của bệnh và để quyết định thay đổi chế độ dùng thuốc kháng retrovirus nếu cần. Duy trì liều lượng tối ưu có tính quyết định để tránh hoạt tính kháng retrovirus dưới mức tối ưu.

Liều lượng: Liều lượng thuốc kháng retrovirus dựa trên thể trọng và tuổi của người bệnh.

Người lớn và thiếu niên 16 tuổi trở lên: 150 mg lamivudin và 300 mg zidovudin cách 12 giờ một lần cho người cân nặng 50 kg trở lên, 2 mg lamivudin/kg thể trọng và 4 mg zidovudin/kg thể trọng, cách 12 giờ một lần cho người cân nặng dưới 50 kg.

Thiếu niên 12 đến 16 tuổi: 150 mg lamivudin và 300 mg zidovudin cách 12 giờ một lần cho người cân nặng 50 kg trở lên; không có tư liệu đầy đủ để chỉ dẫn liều dùng cho thiếu niên dưới 50 kg thể trọng.

Trẻ em từ 3 tháng đến 12 tuổi: 4 mg lamivudin/kg, cách 12 giờ một lần, tối đa tới liều 300 mg lamivudin mỗi ngày.

Liều lượng cho người suy giảm chức năng thận: Phải giảm liều ở người bệnh 16 tuổi trở lên có độ thanh thải creatinin giảm. Ảnh hưởng của suy thận trên thải trừ lamivudin ở trẻ em và thiếu niên dưới 16 tuổi chưa được biết rõ, nên hiện nay không có chỉ dẫn về liều cho người bệnh ở nhóm tuổi này có độ thanh thải creatinin giảm.

Tương tác thuốc

Nồng độ zidovudin trong huyết tương tăng lên đáng kể (khoảng 39%) khi dùng kết hợp với lamivudin.

Trimethoprim/sulfamethoxazol làm tăng sinh khả dụng của lamivudin (44%) thể hiện qua trị số đo diện tích dưới đường cong nồng độ – thời gian (AUC), và làm giảm độ thanh thải qua thận (30%).

Mặc dù AUC không bị ảnh hưởng nhiều, sự hấp thu lamivudin bị chậm lại và nồng độ đỉnh huyết tương thấp hơn 40% khi cho người bệnh uống thuốc lúc no so với khi uống thuốc lúc đói.

Ðộ ổn định và bảo quản

Bảo quản viên nén lamivudin ở 2 – 30oC trong lọ đậy kín, và dung dịch lamivudin uống ở 2 – 25oC trong lọ đậy kín. Viên lamivudin kết hợp uống (lamivudin, zidovudin), tránh ẩm và tránh ánh sáng.

Quá liều và xử trí

Có rất ít thông tin về quá liều, mặc dù khi quá liều, không thấy có dấu hiệu lâm sàng hoặc triệu chứng, mặt khác xét nghiệm máu vẫn bình thường. Không có thuốc giải độc. Không biết rõ lamivudin có bị loại trừ bằng thẩm tách màng bụng hoặc thẩm tách máu hay không.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Trần Thị Diễm Trang

(Theo Dược thư Quốc gia Việt Nam 2015)


Haloperidol-1.png

Ảnh minh họa: nguồn Internet

Tên chung quốc tế: Haloperidol

Mã ATC: N05A D01

Loại thuốc: Thuốc an thần kinh thuộc nhóm butyrophenon.

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén haloperidol 0,5 mg; 1 mg; 1,5 mg; 2 mg; 5 mg; 10 mg và 20 mg.

Ống tiêm 5 mg/ml (dung dịch 0,5%). Ống tiêm haloperidol decanoat 50 mg và 100 mg/ml (Tính theo base của muối haloperidol base). Ðây là dạng thuốc tác dụng kéo dài.

Dung dịch uống haloperidol loại 0,05% (40 giọt = 1 mg), loại 0,2% (10 giọt = 1 mg).

Dược lý 
Dược lực học

Haloperidol là thuốc an thần kinh thuộc nhóm butyrophenon. Nghiên cứu dược lý cho thấy haloperidol có cùng tác dụng trên hệ thần kinh trung ương như clopromazin và những dẫn chất phenothiazin khác, có tính đối kháng ở thụ thể dopamin nhưng tác dụng kháng dopamin này nói chung được tăng lên đáng kể bởi haloperidol. Tuy nhiên, tác dụng gây ngủ kém hơn so với clopromazin. Haloperidol có tác dụng chống nôn rất mạnh. Trong số những tác dụng trung ương khác, còn có tác dụng lên hệ ngoại tháp. Haloperidol có rất ít tác dụng lên hệ thần kinh giao cảm; ở liều bình thường, không có tác dụng kháng adrenalin cũng như kháng cholin, vì cấu trúc của haloperidol gần giống như acid gamma – amino – butyric. Haloperidol không có tác dụng kháng histamin, nhưng có tác dụng mạnh giống papaverin trên cơ trơn. Chưa có báo cáo nào về phản ứng dị ứng. Ðiều trị thuốc trong thời gian dài không thấy gây chứng béo phì, chứng này là vấn đề nổi bật trong khi điều trị với phenothiazin. Người bệnh không bị an thần, do đó làm tăng khả năng thực hiện tâm lý liệu pháp.

Dược động học

Sau khi uống, haloperidol được hấp thu từ 60 – 70% ở đường tiêu hóa. Nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết thanh đạt được sau khoảng 4 đến 6 giờ. Nửa đời của thuốc sau khi uống một liều là 24 giờ. Trạng thái cân bằng thường đạt được sau 1 tuần. Nồng độ thuốc trong huyết thanh biến đổi nhiều giữa các người bệnh. Haloperidol chuyển hóa chủ yếu qua cytocrom P450 của microsom gan, chủ yếu bằng cách khử ankyl oxy hóa; vì vậy có sự tương tác thuốc khi haloperidol được điều trị đồng thời với những thuốc gây cảm ứng hoặc ức chế những enzym oxy hóa thuốc ở gan. Haloperidol bài tiết vào phân 20% và vào nước tiểu khoảng 33%. Chỉ có 1% thuốc được bài tiết qua thận ở dạng không bị chuyển hóa. Chất chuyển hóa không có tác dụng dược lý.

Chỉ định của Haloperidol

Trong chuyên khoa tâm thần: Các trạng thái kích động tâm thần – vận động nguyên nhân khác nhau (trạng thái hưng cảm, cơn hoang tưởng cấp, mê sảng, run do rượu); các trạng thái loạn thần mạn tính (hoang tưởng mạn tính, hội chứng paranoia, hội chứng paraphrenia, bệnh tâm thần phân liệt); trạng thái mê sảng, lú lẫn kèm theo kích động; hành vi gây gổ tấn công; các bệnh tâm căn và cơ thể tâm sinh có biểu hiện lo âu (dùng liều thấp).

Chuyên khoa khác: Chống nôn, gây mê, làm dịu các phản ứng sau liệu pháp tia xạ và hóa trị liệu bệnh ung thư.

Chống chỉ định Haloperidol

Người bệnh dùng quá liều bacbiturat, opiat hoặc rượu; bệnh Parkinson và loạn chuyển hóa porphyrin.

Tránh dùng hoặc sử dụng thuốc rất thận trọng trong các trường hợp sau:

Rối loạn vận động ngoại tháp, chứng liệt cứng, bệnh gan, bệnh thận, bệnh máu và động kinh, trầm cảm, cường giáp, điều trị đồng thời với thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, adrenalin và các thuốc có tác dụng giống giao cảm khác, người bệnh mẫn cảm với thuốc.

Thận trọng kbi dùng Haloperidol

Trẻ em và thiếu niên (rất dễ gặp các tác dụng ngoại tháp)

Người suy tủy.

Người có u tế bào ưa crôm.

Người suy gan, thận, bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não, bệnh về chức năng hô hấp, người có bệnh glôcôm góc đóng, đái tháo đường, bệnh nhược cơ, phì đại tuyến tiền liệt và người cao tuổi (dễ bị phản ứng phụ ngoại tháp hoặc/và hạ huyết áp thế đứng).

Haloperidol có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện những hoạt động đòi hỏi sự tỉnh táo và khả năng phối hợp động tác, thí dụ vận hành máy, lái xe…

Thời kỳ mang thai

Chưa có nghiên cứu đầy đủ trên người. Tuy nhiên đã có một số báo cáo dị dạng ở các chi thai nhi khi bà mẹ dùng haloperidol cùng với một số thuốc khác (nghi có khả năng gây quái thai trong 3 tháng đầu). Triệu chứng nhiễm độc có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh tiếp xúc với liều cao thuốc chống loạn thần cho vào cuối thai kỳ: đã thấy an thần mạnh, giảm trương lực cơ, triệu chứng ngoại tháp và vàng da, ứ mật.

Thuốc chỉ nên dùng trong đầu và cuối thai kỳ khi lợi ích tiềm năng được chứng minh có lợi hơn nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi.

Thời kỳ cho con bú

Haloperidol bài tiết vào sữa mẹ. Trong thời gian điều trị bằng haloperidol, không nên cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Hội chứng ngoại tháp xảy ra ở 40 – 70% số người bệnh được điều trị. Haloperidol có thể làm tăng nồng độ prolactin trong huyết tương tùy thuộc vào liều dùng.

Thường gặp, ADR >1/100

Ðau đầu, chóng mặt, trầm cảm và an thần. Triệu chứng ngoại tháp với rối loạn trương lực cấp, hội chứng Parkinson, ngồi nằm không yên. Loạn vận động xảy ra muộn khi điều trị thời gian dài.

Ít gặp, 1/100 >ADR >1/1000

Tăng tiết nước bọt và mồ hôi, ăn mất ngon, mất ngủ và thay đổi thể trọng. Tim đập nhanh và hạ huyết áp, tiết nhiều sữa, to vú đàn ông, ít kinh hoặc mất kinh, nôn, táo bón, khó tiêu, khô miệng. Triệu chứng ngoại tháp với kiểu kích thích vận động, suy nhược, yếu cơ. Cơn động kinh lớn, kích động tâm thần, lú lẫn, bí đái và nhìn mờ.

Hiếm gặp, ADR <1/1000

Phản ứng quá mẫn, ví dụ phản ứng da, mày đay, choáng phản vệ. Hội chứng thuốc an thần kinh ác tính. Giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt và giảm tiểu cầu. Loạn nhịp thất, hạ glucose huyết, viêm gan và tắc mật trong gan.

Nói chung, những phản ứng ngoại tháp được kiểm soát bằng cách giảm liều hoặc điều trị bằng thuốc chống Parkinson. Tăng nhãn áp có thể xảy ra khi haloperidol được điều trị đồng thời với thuốc kháng cholin, bao gồm thuốc chống Parkinson.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Những rối loạn ngoại tháp là vấn đề chủ yếu trong xử trí lâm sàng đối với những người bệnh dùng thuốc an thần. Phản ứng này có thể xảy ra đối với bất kỳ thuốc an thần nào, nhưng đặc biệt nổi bật đối với thuốc thuộc nhóm butyrophenon trong đó có haloperidol. Ðể xử trí phản ứng này, cần giảm liều haloperidol và/hoặc sử dụng thuốc chẹn thần kinh đối giao cảm, levodopa hoặc bromocriptin, hoặc thay thế haloperidol bằng thuốc an thần khác ít gây rối loạn ngoại tháp hơn haloperidol, như thioridazin.

Triệu chứng ngoại tháp phụ thuộc vào liều dùng, rất hiếm khi xảy ra khi dùng liều dưới 3 mg/ngày. Triệu chứng ngoại tháp kiểu kích thích vận động có thể xảy ra sau khi dùng haloperidol liều đơn hoặc liều nhắc lại. Suy nhược có thể xảy ra, đặc biệt sau khi dùng liều đầu tiên cao. Loạn nhịp thất rất hiếm và chỉ xảy ra khi dùng liều cao và ở những người bệnh có Q – T kéo dài. Trong những trường hợp này, nguyên nhân liên quan đến haloperidol chưa rõ, nhưng nguy cơ này phải được xem xét trước khi điều trị với haloperidol liều cao. Ðã có thông báo về một số trường hợp rối loạn bài tiết hormon chống lợi niệu. Ðộng kinh cơn lớn đã được thông báo ở những người động kinh đã được kiểm soát tốt trước đó. Người được điều trị bằng thuốc an thần có thể không cho thấy những triệu chứng và dấu hiệu báo động ở mức độ giống như những người không được điều trị; bởi vậy cần quan tâm chung tới những người bệnh vẫn đang khỏe mạnh.

Thầy thuốc phải quan sát và nhận biết nguy cơ của hội chứng an thần kinh ác tính. Ðó là một phản ứng không mong muốn rất nguy hiểm, một phản ứng đặc ứng, có thể xảy ra do điều trị bằng thuốc an thần. Ðặc điểm lâm sàng thường gồm: sốt cao, triệu chứng ngoại tháp nặng (bao gồm cứng cơ), rối loạn chức năng giao cảm và rối loạn ý thức mê sảng. Tổn thương cơ xương có thể xảy ra (tiêu cơ vân). Yếu tố có thể dẫn đến xuất hiện hội chứng thuốc an thần kinh ác tính bao gồm: Mất nước, bệnh não thực thể tồn tại từ trước, và người bị bệnh AIDS. Trẻ em và nam thiếu niên đặc biệt nhạy cảm với phản ứng này. Triệu chứng phát triển nhanh chóng từ 24 – 72 giờ và có thể xảy ra từ vài ngày tới vài tháng sau khi bắt đầu điều trị bằng thuốc an thần hoặc tăng liều. Tuy nhiên, triệu chứng này dường như không liên quan chặt chẽ tới liều hoặc thời gian điều trị. Triệu chứng có thể kéo dài tới 14 ngày sau khi ngừng uống thuốc hoặc 4 tuần sau khi ngừng dùng thuốc tác dụng kéo dài. Khi chẩn đoán có hội chứng an thần kinh ác tính, phải ngừng thuốc an thần ngay lập tức, và chỉ định điều trị triệu chứng và hỗ trợ (truyền tĩnh mạch huyết thanh mặn và ngọt, cho thuốc hạ nhiệt và kháng sinh, cần dùng benzodiazepin. Ðiều trị bằng thuốc đặc hiệu chưa được xác định rõ và dựa chủ yếu vào những báo cáo từng trường hợp lẻ tẻ. Trong những trường hợp này có thể sử dụng dantrolen hoặc bromocriptin.

Loạn nhịp tim và loạn tạo máu có thể xảy ra. Trong những trường hợp này, nên ngừng thuốc an thần ngay lập tức, và chỉ định điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.

Liều lượng và cách dùng Haloperidol

Cách dùng: Haloperidol có thể uống, tiêm bắp. Haloperidol decanoat là thuốc an thần tác dụng kéo dài, dùng tiêm bắp.

Nên uống haloperidol cùng thức ăn hoặc 1 cốc nước (240 ml) hoặc sữa nếu cần. Dung dịch uống không được pha vào cafê hoặc nước chè, vì sẽ làm haloperidol kết tủa.

Liều lượng: Liều lượng tùy theo từng người bệnh, bắt đầu từ liều thấp trong phạm vi liều thường dùng. Sau khi có đáp ứng tốt (thường trong vòng 3 tuần), liều duy trì thích hợp phải được xác định bằng giảm dần đến liều thấp nhất có hiệu quả.

Bệnh loạn thần và các rối loạn hành vi kết hợp.

Người lớn: Ban đầu 0,5 mg – 5 mg, 2 – 3 lần/24 giờ. Liều được điều chỉnh dần khi cần và người bệnh chịu được thuốc. Trong loạn thần nặng hoặc người bệnh kháng thuốc, liều có thể tới 60 mg một ngày, thậm chí 100 mg/ngày. Liều giới hạn thông thường cho người lớn: 100 mg

Trẻ em:

Dưới 3 tuổi: Liều chưa được xác định.

3 – 12 tuổi (cân nặng 15 – 40 kg): Liều ban đầu 25 – 50 microgam/kg (0,025 – 0,05 mg/kg) mỗi ngày, chia làm 2 lần. Có thể tăng rất thận trọng, nếu cần. Liều tối đa hàng ngày 10 mg (có thể tới 0,15 mg/kg).

Người cao tuổi: 500 microgam (0,5 mg) cho tới 2 mg, chia làm 2 – 3 lần/ngày.

Thuốc tiêm: Dùng trong loạn thần cấp: tiêm bắp ban đầu 2 – 5 mg. Nếu cần 1 giờ sau tiêm lại, hoặc 4 – 8 giờ sau tiêm lặp lại.

Ðể kiểm soát nhanh loạn thần cấp hoặc chứng sảng cấp, haloperidol có thể tiêm tĩnh mạch, liều 0,5 – 50 mg với tốc độ 5 mg/phút, liều có thể lặp lại 30 phút sau nếu cần.

Liều giới hạn thông thường tiêm bắp cho người lớn: 100 mg/ngày.

Liều tiêm thông thường cho trẻ em: Chưa xác định được độ an toàn và hiệu quả.

Khi người bệnh đã ổn định với liều uống haloperidol và cần điều trị lâu dài, có thể tiêm bắp sâu haloperidol decanoat. Liều ban đầu, thông thường tương đương 10 đến 15 lần tổng liều uống hàng ngày, cho tới tối đa 100 mg. Các liều sau, thường cho cách nhau 4 tuần, có thể tới 300 mg, tùy theo nhu cầu của người bệnh, cả hai liều và khoảng cách dùng thuốc phải được điều chỉnh theo yêu cầu. Liều giới hạn kê đơn thông thường cho người lớn: 300 mg (base) mỗi tháng.

Ðiều trị buồn nôn và nôn do các nguyên nhân: Liều thông thường: 1 – 2 mg tiêm bắp, cách nhau khoảng 12 giờ.

Tương tác thuốc

Phần lớn các tương tác thuốc là hậu quả của tác dụng dược lý hiệp đồng và tương tác chuyển hóa. Vì cơ thể có sự dung nạp với nhiều tác dụng phụ, nên tương tác thuốc có lẽ quan trọng nhất trong giai đoạn sớm của điều trị kết hợp.

Phải thận trọng khi điều trị haloperidol đồng thời với các chất sau:

Rượu: Vì có thể xảy ra chứng nằm ngồi không yên và loạn trương lực sau khi dùng rượu ở những người bệnh đang uống thuốc an thần và vì rượu có thể hạ thấp ngưỡng kháng lại tác dụng phụ gây độc thần kinh.

Thuốc chống trầm cảm: Vì có thể có tác dụng dược lý hiệp đồng như tác dụng kháng muscarin hoặc hạ huyết áp, hoặc có tương tác dược động học, và sự ức chế lẫn nhau của những enzym gan liên quan đến chuyển hóa của cả thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Dùng đồng thời với haloperidol các thuốc chống trầm cảm có thể kéo dài và làm tăng tác dụng an thần, kháng acetylcholin của mỗi thuốc đó hoặc của haloperidol.

Lithi: Vì có thể gây độc đối với thần kinh hoặc triệu chứng ngoại tháp.

Carbamazepin, rifampicin: Vì các thuốc này gây cảm ứng enzym oxy hóa thuốc ở gan (cytochrom P450) và dẫn đến giảm nhiều nồng độ haloperidol trong huyết tương.

Methyldopa: Vì có thể làm hạ huyết áp một cách đáng kể; dùng đồng thời với haloperidol có thể gây tác dụng tâm thần không mong muốn như mất khả năng định hướng, chậm suy nghĩ.

Levodopa: Vì có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng rối loạn tâm thần và haloperidol có thể làm giảm tác dụng điều trị của levodopa.

Cocain: Người nghiện cocain có thể tăng nguy cơ phản ứng loạn trương lực cấp sau khi uống haloperidol.

Thuốc chống viêm không steroid: Vì có thể gây ngủ gà và lú lẫn nặng.

Ðộ ổn định và bảo quản

Kết hợp với chất ổn định benzyl alcol và vanilin có thể bảo vệ haloperidol chống lại sự phân hủy của ánh sáng.

Quá liều và xử trí

Nếu mới uống quá liều haloperidol, nên rửa dạ dày và uống than hoạt. Người bệnh phải được điều trị tích cực triệu chứng và điều trị hỗ trợ.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động, nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Trần Thị Diễm Trang

(Theo Dược thư Quốc gia Việt Nam 2015)


naproxen.png

Thuốc naproxen là một loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)
 hoạt động bằng cách ngăn chặn cơ thể sản xuất một số chất gây viêm.
Tác dụng:
Ảnh minh họa: nguồn Inetrnet

Naproxen được sử dụng để giảm đau cho các tình trạng bệnh như nhức đầu,đau nhức cơ bắp, viêm gân, đau răng và đau bụng kinh. Đồng thời, thuốc giúp giảm đau, sưng và cứng khớp do chứng viêm khớp, viêm bao hoạt dịch và bệnh gút.

Cách dùng:

Uống thuốc cùng với thức ăn hoặc ngay sau ăn.

Hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu tình trạng của bạn không cải thiện hoặc trở nên xấu hơn.

Liều dùng người lớn:

Dùng naproxen 250 – 500mg/lần, 2 lần mỗi ngày. Tổng liều tối đa 1.000 – 1.250mg/ngày).

Liều dùng trẻ em:

5 – 7,5 mg/kg/lần, 2 lần mỗi ngày. Tổng liều tối đa 1.000mg/ngày.

Tác dụng phụ:

Ngừng sử dụng thuốc naproxen và gọi ngay cho bác sĩ ngay nếu bạn bị:

– Đau ngực, suy nhược, khó thở, nói lắp, gặp các vấn đề với tầm nhìn hoặc mất thăng bằng

– Phân đen, có máu, hoặc màu hắc ín

– Ho ra máu hoặc nôn mửa như bã cà phê

– Sưng hoặc tăng cân nhanh chóng, tiều ít hoặc không thể tiểu

– Buồn nôn, đau bụng trên, ngứa, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét, vàng da (vàng da hoặc mắt)

– Bầm tím, ngứa ran, tê, đau, nhược cơ nặng

– Sốt, nhức đầu, cứng cổ, ớn lạnh, tăng sự nhạy cảm với ánh sáng, có vết bầm tím trên da và/hoặc động kinh (co giật)

– Dị ứng da nghiêm trọng – sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, rát mắt, đau da kèm phát ban da hoặc vết ban màu tím lan rộng (đặc biệt là ở mặt hoặc vùng cơ thể phía trên) và gây phồng rộp,bong tróc .

Tác dụng phụ phổ biến của naproxen có thể bao gồm:

– Khó chịu dạ dày, ợ nóng nhẹ hoặc đau bụng, tiêu chảy, táo bón

– Đầy hơi, ợ hơi

– Chóng mặt, nhức đầu, căng thẳng

– Ngứa hoặc phát ban da

– Tầm nhìn mờ

– Ù tai.

 Chống chỉ định :

– Quá mẫn với thành phần của thuốc hoặc các thuốc NSAID khác

– Người mắc các tình trạng như loét dạ dày,tá tràng cấp tính, viêm trực tràng hoặc chảy máu trực tràng, suy gan hoăc suy thận.

Thận trọng khi dùng naproxen nếu bạn có các yếu tố sau:

– Bệnh tim mạch

– Tăng huyết áp

– Người cao tuổi

– Tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng

Phụ nữ có thai nên thận trọng khi dùng thuốc trong 6 tháng đầu và tuyệt đối không dùng trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Phụ nữ cho con bú nên thận trọng khi dùng naproxen. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc.

Tương tác thuốc:

Thuốc này có thể tương tác với một số thuốc sau:

– Các thuốc NSAID khác hoặc salycilat, thuốc chống đông máu, costicosteroid, SSRI

– Thuốc hạ huyết áp

– Thuốc lợi tiểu

Để tránh tương tác, bạn hãy thông báo cho bác sĩ biết về tất cả loại thuốc đang dùng.

Quá liều:

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Các triệu chứng quá liều naproxen có thể bao gồm:

Chóng mặt,mệt mỏi cùng cực,buồn ngủ,ợ nóng,buồn nôn,thở chậm hoặc khó thở

Bảo quản:

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Theo Hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất, Dược thư Quốc gia Việt Nam, AMH, AHFS)


Picture-41.png

Thành phần:
– Dược chất: Acid tranexamic 500mg
– Tá dược: Tinh bột bắp,povidon K30,natri starch glycolat,magnesi stearat.acid stearic,silic dioxyd keo khan,copolymer acid methacrylic – methacrylat(1:1),PEG 6000,talc,titandioxyd.

 

Ảnh minh họa: nguồn Internet
Chỉ định.

– Điều trị ngắn hạn chảy máu hay nguy cơ chảy máu liên quan đến sự tăng tiêu fibrin hay fibrinogen.

– Điều trị chảy máu bất thường do sự tiêu fibrin cục bộ trong các trường hợp sau:Phẫu thuật cắt tiền liệt tuyến và phẫu thuật bàng quang,rong kinh,chảy máu cam,phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung,chảy máu sau chấn thương mắt.

– Xử trí khi nhổ răng ở người mắc bệnh máu khó đông.

– Phù mạch di truyền.

Liều lượng và cách dùng.

Liều lượng.

+ Tiêu fibrin cục bộ:  Liều khuyến cáo chuẩn là 15 – 25mg/kg thể trọng (1,0 – 1,5g/lần),2 -3 lần/ngày.Liều dùng cụ thể cho từng chỉ định được liệt kê dưới đây.

+ Phẫu thuật cắt tiền liệt tuyến: Phòng ngừa và điều trị xuất huyết ở những bệnh nhân có nguy cơ cao nên tiêm acid tranexamic trước hoặc sau khi phẫu thuật sau đó uống:

Uống 2 viên/lần x 3 – 4 lần trong ngày cho đến khi không còn đái máu đại thể.

+ Rong kinh:

Liều khuyến cáo 2 viên/lần x 3 lần/ngày,uống tối đa 4 ngày.Nếu chảy máu nhiều,có thể tăng liều nhưng không quá 4g/ngày(8 viên).Chỉ nên sử dụng acid tranexamic khi đã chảy máu kinh nguyệt.

+ Chảy máu cam.

Khi chảy máu liên tục nên uống 2 viên/lần x 3 lần/ngày,uống trong 7 ngày.

+ Phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung:

Uống 3 viên/lần x 3lần/ngày.

+ Chảy máu sau chấn thương mắt:

Uống 2 – 3 viên/lần,ngày 3 lần/ngày.Liều tính theo thể trọng là 25mg/kg/lần x 3 lần/ngày.

+ Xử trí khi nhổ răng ở người mắc bệnh máu khó đông:

Uống 2 -3 viên mỗi 8 giờ.Liều tính theo thể trọng là 25mg/kg.

+ Phù mạch di truyền:

Ở bệnh nhân xác định được thời điểm phát bệnh.

Uống không liên tục 2- 3 viên/lần x 2-3 lần/ngày uống trong vài ngày.

Với những bệnh nhân không biết thời điểm bệnh khởi phát,nên điều trị liên tục với liều như trên.

Liều dùng ở một số đối tượng lâm sàng đặc biệt.

– Bệnh nhân suy thận:

Ngoại suy từ các dữ liệu về độ thanh thải khi sử dụng thuốc bằng đường tiêm tĩnh mạch,nên giảm liều khi sử dụng đường uống ở những bệnh nhân suy thận từ nhẹ đến trung bình.

– Trẻ em:

Tính liều theo thể trọng, 20mg/kg/ngày.Tuy nhiên,dữ liệu về hiệu quả,dược lý và tính an toàn cho những chỉ định trên là rất ít.

– Người cao tuổi:

Không cần chỉnh liều trừ khi bệnh nhân bị suy thận.

Cách dùng.

– Dùng đường uống,uống nguyên viên thuốc với nước,không được bẻ hoặc nhai.

– Sử dụng thuốc không phụ thuộc vào bữa ăn.

Chống chỉ định.

– Quá mẫn với acid tranexamic hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

– Có tiền sử bệnh huyết khối tắc mạch hoặc đang có nguy cơ huyết khối(nhồi máu cơ tim,tai biến mạch máu não…).

– Bệnh nhân suy thận nặng.

– Bệnh nhân có tiền sử co giật.

– Bệnh nhân chảy máu dưới màng nhện,rối loạn thị giác kiểu loạn màu sắc mắc phải(do không theo dõi được độc tính của thuốc).

Thận trọng và cảnh báo.

– Thận trọng khi điều trị cho những bệnh nhân tiểu ra máu do nguyên nhân từ thận,có thể gây nguy cơ tiểu khó do hình thành các cục máu đông ở niệu quản gây tắc nghẽn niệu đạo.

– Ở bệnh nhân phải điều trị lâu dài với acid tranexamic như ở bệnh nhân phù mạch duy truyền,cần kiểm tra định kỳ mắt(thị lực,đèn khe,nhãn áp,thị trường) và kiểm tra chức năng gan.

– Bệnh nhân có chu kỳ kinh nguyệt không điều,không nên sử dụng acid tranexamid khi chưa biết được nguyên nhân.Nếu sự chảy máu vẫn không giảm khi sử dụng acid tranexamic,cần xem xét thay đổi liệu pháp điều trị.

– Cần thận trọng khi sử dụng acid tranexamic ở những bệnh nhân đang sử dụng thuốc tránh thai đường uống vì tăng nguy cơ huyết khối.

– Bệnh nhân có tiền sử gia đình và đã từng bị nghẽn mạch huyết khối (bệnh nhân mắc chứng dễ đông máu) chỉ nên sử dụng acid tranexamic khi có chỉ định bắt buộc và cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.

– Không sử dụng cho bệnh nhân đông máu nội mạch rải rác tiến triển trừ khi bệnh chủ yếu do rối loạn cơ chế tiêu fibrin.

– Nồng độ thuốc trong máu có thể tăng ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận.Do đó,cần giảm liều ở bệnh nhân suy thận.

– Bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn thị giác nên ngưng sử dụng thuốc.

– Chưa có kinh nghiệm lâm sàng về việc sử dụng acid tranexamic trong điều trị rong kinh ở trẻ em dưới 15 tuổi.

Sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

– Phụ nữ mang thai.

Thuốc qua được nhau thai.Không có bằng chứng về tác dụng gây quái thai trên động vật thí nghiệm.Tài liệu về sử dụng acid tranexamic cho phụ nữ mang thai có rất ít,do đó chỉ sử dùng thuốc trong thời kỳ mang thai khi lợi ích lớn vượt nguy cơ thuốc có thể gây ra.

– Phụ nữ cho con bú.

Acid tranexamic tiết vào sữa mẹ nhưng nồng độ chỉ bằng 1% trong máu mẹ.Thận trọng khi dùng thuốc ở phụ nữ cho con bú.

Tác dụng lên người lái xe và vận hành máy móc.

Acid tranexamic không ảnh hưởng đến khà năng lái xe,vận hành máy móc,làm viêc trên cao hoặc các trường hợp khác.

Tương tác thuốc.

– Acid tranexamic là một thuốc chống fibrin nên sử dụng chung với thuốc ngừa thai hormon có thể gây tăng nguy cơ huyết khối.

– Thận trọng khi sử dụng đồng thời acid tranexamic với phức hợp yếu tố IX hoặc các thuốc gây đông máu khác do tăng nguy cơ huyết khối.

– Sử dụng đồng thời Acid tranexamic với các thuốc hoạt hóa plasminogen mô có thể giảm tác dụng của acid tranexamic và giảm các tác dụng của thuốc hoạt hóa plasminogen mô.Do đó thận trọng khi phối hợp acid tranexamic với các thuốc hoạt hóa plasminogen mô.

– Thận trọng khi chỉ định acid tranexamic ở phụ nữ đang sử dụng tretionin để điều trị bệnh bạch cầu cấp tính dòng tiền tỷ bào do đó có thể gây tăng tác dụng phụ tạo huyết khối của tretionin.

Tác dụng không mong muốn.

– Tác dụng không mong muốn của acid tranexamic thường hiếm gặp và chủ yếu giới hạn ở buồn nôn,tiêu chảy hoặc đau bụng.Các triệu chứng này thường gặp khi dùng liều cao,giảm xuống khi giảm liều.Phải giảm liều acid tranexamic ở bệnh nhân suy thận để tránh tích lũy thuốc và trách tác dụng không mong muốn.Hạ huyết áp đôi khi xảy ra,nhất là sau khi truyền tĩnh mạch nhanh.Đã gặp ban ngoài da,bao gồm ban cố định do thuốc và ban bọng nước.

– Rối loạn miễn dịch:Phản ứng quá mẫn bao gồm cả sốc phản vệ(rất hiếm gặp).

– Rối loạn thị giác:Bất thường về thị giác kiểu loạn màu sắc,tác động mạch võng mạc(hiếm gặp)

– Rối loạn mạch máu: Các vấn đề về huyết khối nghẽn mạch(hiếm gặp);huyết khối tại động mạch/tĩnh mạch ở bất cứ vị trí nào(rất hiếm gặp)

– Rối loạn tiêu hóa:Buồn nôn,nôn và tiêu chảy nhưng các triệu chứng này không còn khi giảm liều(rất hiếm gặp)

– Rối loạn da và mô dưới da: các phản ứng dị ứng da(hiếm gặp)

Quá liều và cách xử trí.

– Triệu chứng: Chưa có báo cáo về trường hợp quá liều acid tranexamic.Những triệu chứng quá liều có thể là buồn nôn,nôn,tiêu chảy,hạ huyết áp(ví dụ hạ huyết áp thế đứng); suy giảm thị lực,thay đổi trạng thái tinh thần,rung giật cơ hoặc phát ban.

– Cách xử trí:Không có biện pháp đặc hiệu để điều trị nhiễm độc acid tranexamic.Nếu nhiễm độc do uống quá liều cần gây nôn,rửa dạ dày và dùng than hoạt.Trong cả 2 trường hợp nhiễm độc do uống và tiêm truyền,nên duy trì bổ sung dịch để thúc đẩy bài tiết thuốc qua thận và dùng các biện pháp điều trị các triệu chứng và điều trị hỗ trợ.

Lưu ý.

– Không dùng thuốc quá liều chỉnh định.

– Không dùng thuốc quá hạn dùng ghi trên bao bì.

– Để xa tầm tay trẻ em.

– Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Theo Hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất)


Picture1a.png

Ảnh minh họa: nguồn Internet
1. Thuốc Adapalene là thuốc gì?

Thuốc Adapalene là thuốc thuộc nhóm thuốc retinoid dùng để điều trị mụn trứng cá. Thuốc làm giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá và thúc đẩy mụn đang nổi lành nhanh hơn. Thuốc Adapalene có chứa thành phần chính là Adapalene.

Dược lực học: Adapalene là một dẫn xuất của acid naphthoic đồng thời là một chất chuyển hóa có hoạt tính nên không cần chuyển hóa trao đổi chất. Khi bôi tại chỗ thuốc Adapalene sẽ thâm nhập vào các nang lông do bản chất thân dầu của nó và sự hấp thu xảy ra 5 phút sau khi bôi.

Thuốc liên kết các thụ thể acid retinoic hạt nhân, RAR- beta và RAR-gamma. Sau đó, phức hợp này liên kết với DNA thông qua liên kết với một trong ba thụ thể retinoid để khởi động phiên mã, dẫn đến sự tăng sinh và biệt quá tế bào sừng ở hạ nguồn. Kết quả là Adapalene bình thường hóa sự biệt hóa của các tế bào biểu mô nang và tế bào chết trưởng thành.

Ngoài ra, Adapalene điều chỉnh phản ứng miễn dịch bằng cách điều chỉnh giảm sự biểu hiện của thụ thể số 2 (TLR2) và ức chế protein kích hoạt yếu tố phiên mã 1 (AP-1). TLR2 nhận ra Cuti Bacterium acnes, vi khuẩn chủ yếu liên quan đến mụn trứng cá. Kích hoạt TLR2 gây ra sự chuyển bị hạt nhân của AP-1 và quy định gen tiền viêm. Vì vậy, thuốc Adapalene có tác dụng chống viêm làm giảm các triệu chứng của mụn trứng cá.

Dược động học

– Hấp thu và phân bố: Sự hấp thu của Adapalene qua da thấp. Trong các thử nghiệm lâm sàng, không tìm thấy nồng độ Adapalene trong huyết tương sau khi thoa lên da bị mụn với độ nhạy phân tích là 0.15mg/ml.

– Chuyển hóa: Glucuronide là sản phẩm chính của quá trình chuyển hóa thuốc Adapalene. Khoảng 25% thuốc được chuyển hóa, phần còn lại được bài tiết ở dạng nguyên vẹn.

– Thải trừ: Adapalene được bài tiết chủ yếu qua đường mật với khoảng 30ng/g lượng bôi tại chỗ. Sau đó được đào thải nhanh chóng khỏi huyết tương, thường không thể phát hiện khoảng 72 giờ sau khi bôi.

Dạng thuốc và hàm lượng: Kem: 0,1%. Gel Adapalene/benzoyl peroxide: 0,1%/2,5%, 0,3%/2,5%.

2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Adapalene

2.1. Chỉ định

Thuốc Adapalene được chỉ định trong các trường hợp sau:

– Điều trị mụn trứng cá từ nhẹ đến trung bình, mụn bộc, mụn sẩn và mụn mủ.

– Sử dụng cho da khô, sáng màu. Điều trị mụn trứng cá ở các vị trí như mặt, ngực hoặc lưng.

2.2. Chống chỉ định

Thuốc Adapalene chống chỉ định với các trường hợp:

– Người bệnh quá mẫn với Adapalene.

– Phụ nữ đang có thai hoặc dự định có thai.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Adapalene

3.1. Liều lượng

– Người bị mụn trứng cá

+ Dùng kem bôi Adapalene 0,1%, gel 0,1%, gel 0,3%.

+ Bôi lên vùng được chỉ định điều trị mụn trứng cá mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ, sau khi đã rửa sạch vùng da bị mụn. Bôi một lớp mỏng trên vùng da cần điều trị, không được để thuốc dính quanh mắt, miệng, góc mũi và màng nhầy.

+ Kem dưỡng da: Thoa một lớp mỏng kem dưỡng da cho toàn bộ khuôn mặt và các vùng da bị mụn khác mỗi ngày một lần, sau khi đã rửa mặt nhẹ nhàng với sữa rửa mặt không chứa xà phòng. Bôi một lượng kem dưỡng da bằng hạt đậu (3-4 lần bôi thuốc) bôi đều toàn khuôn mặt. Hạn chế bôi kem vị trí quanh mắt, môi và màng nhầy.

-Trẻ em bị mụn trứng cá

+ Kem 0,1%, gel 0,1%, gel 0,3%

+Trẻ dưới 11 tuổi: Chưa có báo cáo về độ an toàn và tính hiệu quả trên đối tượng này. Vì vậy, không tự ý sử dụng khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ để hạn chế tối đa những tác dụng không mong muốn xảy ra.

+ Trẻ từ 12 đến 18 tuổi: Bôi lên vùng da bị tổn thương mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ, sau khi rửa mặt. Bôi một lớp mỏng vào vùng da cần điều trị, tránh để thuốc dính vùng quanh mắt, miệng, góc mũi và màng nhầy.

3.2.Cách dùng thuốc Adapalene

– Rửa tay trước khi thoa thuốc, có thể dùng ngón tay hoặc một miếng gạc, tăm bông để thoa đều thuốc.

– Thuốc Adapalene chỉ sử dụng trên da, không sử dùng để bôi trên các vùng niêm mạc bên trong môi hoặc vùng da bên trong mũi/miệng. Không bôi thuốc lên các vùng da bị vết thương hở, bỏng, cháy nắng hoặc bị bệnh chàm da.

Nếu lỡ thuốc dính vào mắt, rửa nhẹ nhàng với nhiều nước, nếu tình trạng kích ứng mắt nặng thêm hãy báo cho bác sĩ của bạn. Rửa tay sau khi bôi thuốc để tránh vô tình làm dính vào mắt. Hiệu quả nhận thấy rõ rệt của thuốc sau khi dùng từ 8-12 tuần điều trị. Tuy nhiên, trong vài tuần đầu tiên sử dụng Adapalene, tình trạng mụn trứng cá của bạn có thể sẽ nặng hơn vì thuốc tác động lên mụn hình thành bên trong da.

Cần lưu ý: Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và số lần sử dụng trong ngày. Không tự ý giảm tăng liều dùng mỗi lần hoặc tự tăng số lần bôi thuốc theo quy định. Tình trạng mụn sẽ không được cải thiện nhanh hơn, mà ngược lại làm tăng nguy cơ nổi mẩn đỏ, bong tróc và đau.

4 Xử trí khi quá liều, quên liều thuốc Adapalene

4.1.Quá liều

– Thuốc Adapalene chỉ dùng bôi ngoài da và tác dụng tại chỗ, không được dùng bằng đường uống nên khả năng hấp thụ toàn thân khá thấp. Một số trường hợp, người dùng bôi thuốc quá mức để mong muốn thấy hiệu quả ngay. Tuy nhiên, điều này sẽ không có kết quả nhanh chóng hoặc tốt hơn mà có thể gây kích ứng da có hại hơn.

– Khi xuất hiện các triệu chứng của sử dụng quá liều, bạn cần xem lại liều lượng dùng mà bác sĩ đã chỉ dẫn để dùng đúng liều lượng đã quy định. Nếu bạn lỡ uống một lượng nhỏ thuốc Adapalene hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có biện pháp can thiệp phù hợp.

4.2.Quên liều

Hãy dùng ngay khi nhớ ra, không dùng liều gấp đôi để bù lại liều đã quên. Nếu đã gần với thời điểm dùng liều kế tiếp thì bỏ qua liều đã quên và dùng liều như chỉ dẫn của bác sĩ.

5. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Adapalene

– Ngưng sử dụng thuốc Adapalene và đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu bạn có bất cứ dấu hiệu dị ứng như: phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi và họng.

– Da của bạn có thể bị khô, đỏ hoặc có vảy, đây là phản ứng thường gặp trong 4 tuần đầu tiên sử dụng thuốc Adapalene.

– Một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng cũng có thể xảy ra, chẳng hạn như nóng, rát, ngứa, mẩn đỏ hoặc kích ứng.

– Nếu trong quá trình dùng thuốc có xảy ra bất kỳ tác dụng không mong muốn nào nghi ngờ liên quan đến thuốc hãy báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ để biết.

6. Tương tác thuốc Adapalene

– Không nên sử dụng đồng thời thuốc Adapalene với các thuốc có tác dụng bong da, se da hay những thuốc có tính kích ứng

– Nếu phải dùng kết hợp với kháng acid ngoài da như dung dịch erythromycin (tối đa 4%) hoặc clindamycin phosphate (1% làm nền) hoặc gel gốc nước benzoyl peroxide lên đến 1giờ thì nên dùng vào buổi sáng và chỉ định dùng vào ban đêm là thuốc Adapalene. Tránh trường hợp hai thuốc tương kỵ và không đạt mục tiêu điều trị như mong muốn.

– Hãy cho bác sĩ biết các thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê đơn, không kê đơn và thực phẩm chức năng) để được tư vấn phù hợp.

7. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Adapalene

Trước khi dùng thuốc Adapalene:

– Hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bạn dị ứng với Adapalene hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác.

– Nếu bạn đang có sử dụng hoặc dự định sử dụng một số thuốc khác (thuốc kê đơn, không kê đơn, thảo dược, vitamin) hãy báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ được biết. Thậm chí các sản phẩm chăm sóc da hằng ngày của bạn như sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm, mỹ phẩm. Bởi vì một số loại khi dùng đồng thời với thuốc Adapalene có thể làm tăng nguy cơ kích ứng da.

– Nếu bạn có tiền sử mắc ung thư hay bệnh eczema hãy cho bác sĩ biết để được chỉ định dùng thuốc an toàn và hiệu quả hơn.

– Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và ánh sáng nhân tạo, bạn nên mặc áo quần che nắng, dùng kính mát và bôi kem chống nắng có độ SPF 15 hoặc cao hơn, đặc biệt là nếu da bạn dễ cháy nắng.bên cạnh đó, hãy tránh cho da tiếp xúc kéo dài với khí hậu lạnh hoặc có nhiều gió.

– Trong quá trình dùng thuốc Adapalene không được sử dụng sáp nóng để nhổ lông (wax lông).

– Sử dụng cho phụ nữ có thai hay cho con bú: Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc Adapalene trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trường hợp phải dùng thuốc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Thuốc này thuốc nhóm thuốc C đối với thai kỳ. Không sử dụng thuốc bôi Adapalene nếu không hỏi ý kiến bác sĩ khi bạn đang cho con bú.

– Để thuốc ở nhiệt độ dưới 25 độ C, tránh ẩm và ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào. Tránh xa tầm tay trẻ nhỏ.

Thuốc Adapalene là thuốc thuộc nhóm thuốc retinoid dùng để điều trị mụn trứng cá. Thuốc làm giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá và thúc đẩy mụn đang nổi lành nhanh hơn. Để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Theo Hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất)


tenofovir.png

Thành phần chính : Tenofovir disoproxil fumarate
Loại thuốc : Thuốc kháng retrovirus
Hàm lượng : 300mg
Ảnh minh họa: nguồn Internet
1. Dược lực học

Tenofovir là một nucleotid ức chế enzym phiên mã ngược, được dùng phối hợp với các thuốc kháng retrovirus khác (ít nhất là 1 thuốc khác) trong điều trị nhiễm HIV typ I ở người trưởng thành. Thuốc được dùng theo đường uống dưới dạng disoproxil fumarat ester. 300 mg tenofovir disoproxil fumarat tương đương với khoảng 245 mg tenofovir disoproxil hay khoảng 136 mg tenofovir.

Tenofovir disoproxil fumarat là một muối của tiền dược tenofovir disoproxil được hấp thu nhanh và chuyển thành tenofovir rồi thành tenofovir diphosphat do được phosphoryl hóa trong tế bào. Chất này ức chế enzym phiên mã ngược của virus HIV-1 và ức chế enzym polymerase của ADN virus viêm gan B, do tranh chấp với cơ chất tự nhiên là deoxyadenosin 5’-triphosphat và sau khi gắn vào AND sẽ chấm dứt kéo dài thêm chuỗi ADN.

Đối với HIV in vitro, nồng độ tenofovir cần thiết để ức chế 50% (CE50) các chủng hoang dã trong phòng thí nghiệm HIV-1 là từ 1 – 6 micromol/lít trong dòng tế bào lympho. Tenofovir cũng có tác dụng đối với HIV-2 in vitro, với nồng độ ức chế 50% là 4,9 micromol/lít trong các tế bào MT4. Các chủng HIV-1 nhạy cảm giảm đối với tenofovir disoproxil fumarat có thể tạo ra in vitro, và cũng đã tìm thấy trong lâm sàng khi điều trị bằng thuốc này. Các chủng này đều có một đột biến K65R. Có thể có kháng chéo tenofovir với các thuốc ức chế enzym phiên mã ngược khác.

Đối với virus viêm gan B, hoạt tính kháng virus in vitro của tenofovir đã được đánh giá trong dòng tế bào HepG 222.15. Nồng độ tenofovir cần thiết để ức chế 50% là 0,14 – 1,5 micromol/lít, nồng độ gây độc tế bào 50% là > 100 microgam/lít.

Chưa thấy có virus viêm gan B nào kháng thuốc tenofovir disoproxil fumarat.

Ở động vật tenofovir diphosphat là chất ức chế yếu ADN polymerase alpha, beta và ADN gamma của ty thể.

2. Chỉ định
  • Điều trị nhiễm HIV tuýp 1: Được dùng kết hợp với các thuốc điều trị kháng retrovirus khác.
  • Phòngngừa nhiễm HIV tuýp 1 ở các đối tượng có nguy cơ nhiễm virus cao.
  • Điều trị viêm gan B mạn tính.

3. Chống chỉ định

Bệnh nhân có triệu chứng nổi mẩn, dị ứng, phản ứng quá mẫn với Tenoforvir disoproxil fumarat hoặc các thành phần khác của thuốc.

4. Liều dùng – cách dùng

Liều dùng

  • Điều trị cho người lớn nhiễm HIV: 1 viên/lần x 1 lần/ngày, uống kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác.
  • Phòng ngừa nhiễm HIV do nguyên nhân nghề nghiệp: 1 viên/lần x 1 lần/ngày, kết hợp với các thuốc khác. Điều trị càng sớm càng tốt, liên tục trong 4 tuần.
  • Phòng ngừa nhiễmHIV sau tiếp xúc không do nguyên nhân nghề nghiệp: uống 1 viên/lần x 1 lần/ngày, điều trị liên tục trong 28 ngày, càng sớm càng tốt.
  • Điều trị viêm gan siêu vi mạn tính: uống 1 viên/lần x 1 lần/ngày, điều trị liên tục trong 48 tuần.
  • Đối với bệnh nhân bị suy thận: cần chỉnh liều, thời gian điều trị phù hợp.

Cách dùng 

Người bệnh cần sử dụng thuốc bằng đường uống. Bệnh nhân cần tuân thủ theo phác đồ điều trị, không được tự ý bỏ liều, giảm hay tăng liều.

5. Tác dụng phụ

  • Hệ tiêu hóa: buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu, chán ăn
  • Da: có thể xuất hiện các mụn nhỏ, phát ban
  • Gan: có thể bị tăng men gan
  • Tăng glucose máu, tăng glycerid máu, thiếu bạch cầu trung tính

6. Lưu ý khi sử dụng thuốc

  • Phụ nữ đang cho con bú: mẹ bị nhiễm HIV không cho con bú để tránh lây nhiễm cho trẻ
  • Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản: thận trọng khi dùng thuốc, kết hợp với các biện pháp tránh thai
  • Người lái xe, vận hành máy móc: thuốc có thể gây chóng mặt
  • Đã có ghi nhận bệnh nhân nhiễm acid lactic, gan to nghiêm trọng và nhiễm mỡ (có thể tử vong)
  • Tăng sinh mô mỡ: Sự tích tụ mỡ trong cơ thể, bao gồm béo vùng bụng, phì đại mặt trước-sau cổ (gù trâu), tàn phá thần kinh ngoại vi, mặt, phì đại tuyến vú, xuất hiện hội chứng Cushingđã được báo cáo khi dùng thuốc kháng retrovirus.
  • Khi dùng đồng thời tenofovir với các thuốc lamivudin và efavirenz ở bệnh nhân nhiễm HIV nhận thấy có sự giảm mật độ khoáng của xương sống thắt lưng, tăng nồng độ của 4 yếu tố sinh hóa trong chuyển hoá xương, tăng nồng độ hormon tuyến cận giáp trong huyết thanh. Cần theo dõi chặt chẽ xương ở những bệnh nhân nhiễm HIV có tiền sử gãy xương do bệnh lý, hoặc có nguy cơ thiếu xương cao.
  • Bệnh nhân đã có tiềnsử rối loạn chức năng gan gồm viêm gan tiến triển mạn tính có sự gia tăng thường xuyên các bất thường chức năng gan trong quá trình điều trị phối hợp các thuốc kháng retrovirus và nên được theo dõi bằng các phương pháp chuẩn. Nếu có bằng chứng về bệnh gan nặng hơn ở những bệnh nhân này, phải cân nhắc ngừng tạm thời hoặc ngừng thuốc. Đợt bùng phát nhiễm virus viêm gan B nặng đã được báo cáo ở những bệnh nhân nhiễm HIV sau khi ngưng điều trị tenofovir. Nên theo dõi chặt chẽ chức năng gan ít nhất vài tháng sau khi ngưng dùng tenofovir ở bệnh nhân nhiễm đồng thời virus viêm gan B và HIV.
  • Thuốc Tefostad có chứatá dược lactose. Không nên dùng thuốc này trên bệnh nhân có vấn đề về di truyền hiếm gặp không dung nạp galactose, thiếu hụt enzym lactase toàn phần hay kém hấp thu glucose-galactose.
  • Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

7. Tương tác thuốc

  • Tenofovir không được dùng cùng với adefovir dipivoxil.
  • Tenofovir làm giảm nồng độ atazanavir sulfat trong huyết tương.
  • Tenofovir làm tăng nồng độ didanosin trong huyết tương. Nếu dùng đồng thời với didanosin thì phải uống tenofovir trước khi uống didanosin 2 giờ hoặc sau khi uống didanosin 1 giờ.
  • Tenofovir làm giảm nồng độ lamivudin trong huyết tương.
  • Indinavir dùng đồng thời với tenofovir: Làm tăng nồng độ tenofovir và làm giảm nồng độ indinavir trong huyết tương.
  • Tenofovir dùng đồng thời với lopinavir và ritonavir: Tăng nồng độ tenofovir trong huyết tương, giảm nồng độ lopinavir và nồng độ đỉnh ritonavir trong huyết tương.
  • Tenofovir dùng đồng thời với thuốc được thải chủ yếu qua thận (aciclovir, cidofovir, ganciclovir, valacyclovir, valganciclovir): Có thể làm tăng nồng độ trong huyết thanh của tenofovir hoặc của thuốc kia do tranh chấp đường đào thải.
  • Các thuốc làm giảm chức năng thận có thể làm tăng nồng độ tenofovir trong huyết thanh.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Đinh Khắc Thành Đô

(Nguồn : Tờ Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, Drugbank.vn)


METHYLDOPA.png

Các đặc tính dược lực học:

– Cơ chế tác dụng hạ áp của Methyldopa là nhờ cấu trúc liên quan đến các Catecholamin và tiền chất của chúng. Methyldopa khi được hấp thu vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành alpha – methyl norepinephrine ở hệ thống thần kinh trung ương. Alpha – methyl norepinephrine kích thích các thụ thể a – adrenergic, từ đó làm giảm trương lực giao cảm và gây hạ huyết áp. Chính vì sự ức chế lên trương lực giao cảm, Methyldopa được coi là thuốc liệt giao cảm có tác động trung ương.

– Methyldopa ức chế sự khử nhóm carboxyl của dihydroxyphenylalanin (dopa) (là tiền chất của norepinephrin) và của 5-hydroxytryptophan (là tiền chất của serotonin) nên làm giảm nồng độ serotonin, dopamin, norepinephrin và epinephrin trong các mô ở thần kinh trung ương và các tổ chức ngoại biên.

– Methyldopa làm giảm huyết áp cả ở tư thế đứng và tư thế nằm. Thuốc không có ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng thận và tim. Cung lượng tim thường được duy trì; không thấy tăng tần số tim.
– Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể thấy nhịp tim chậm lại. Dòng máu đến thận và tốc độ lọc của cầu thận không bị ảnh hưởng hoặc tăng, như vậy tác dụng giảm huyết áp có thể được duy trì cả ở những người bệnh suy thận. Hiếm gặp các triệu chứng hạ huyết áp tư thế, hạ huyết áp trong lúc hoạt động và thay đổi huyết áp nhiều trong ngày.
– Methyldopa có thể được sử dụng kết hợp với các thuốc hạ huyết áp khác, đặc biệt là thuốc lợi niệu nhóm thiazid. Khi kết hợp với thuốc lợi niệu sẽ làm giảm tác dụng gây giữ muối và nước làm tăng thể tích tuần hoàn của methyldopa. Methyldopa còn có thể kết hợp với các thuốc chẹn beta adrenergic.

Ảnh minh họa: nguồn Internet
Chỉ định

Tăng huyết áp.
Tăng huyết áp ở người mang thai.

Liều lượng và cách dùng

Người lớn
Điều trị bắt đầu: Liều dùng bắt đầu thông thường của methyldopa là 250 mg, 2 đến 3 lần trong ngày, trong 48 giờ đầu. Sau đó liều này được điều chỉnh tùy theo đáp ứng của mỗi người bệnh. Để giảm thiểu tác dụng an thần, nên bắt đầu tăng liều vào buổi tối. Khi dùng chung methyldopa với thuốc chữa cao huyết áp khác, liều bắt đầu không được quá 500mg/ngày chia thành nhiều lần.
– Điều trị duy trì: Liều dùng thông thường của methyldopa là 0,5 – 2 g/ngày, chia 2 – 4 lần. Liều hàng ngày tối đa được khuyến cáo là 3 g.

Người cao tuổi
 Liều ban đầu 125 mg, 2 lần mỗi ngày, liều có thể tăng dần. Liều tối đa 2 g/ngày. Ở người cao tuổi có thể xảy ra ngất khi dùng có thể do tăng nhạy cảm với thuốc hoặc tới xơ vữa động mạch tiến triển. Điều này có thể tránh được bằng dùng liều thấp hơn.Trẻ em
Liều bắt đầu là 10 mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 2 – 4 lần. Liều tối đa là 65 mg/kg  hoặc 3 g/ngày.
Chống chỉ định

Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Bệnh gan đang hoạt động như viêm gan cấp và xơ gan đang tiến triển.
Rối loạn chức năng gan liên quan đến điều trị bằng methyldopa
trước đây. Rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp
U tế bào ưa crôm.
Người đang bị bệnh trầm cảm dùng thuốc ức chế MAO.
Thận trọng
  – Methyldopa cần được sử dụng thận trọng trong các trường hợp sau:
Tiền sử bệnh gan hoặc rối loạn chức năng gan từ trước; suy thận nặng; tiền sử thiếu máu tan huyết; bệnh Parkinson; bệnh trầm cảm; xơ vữa động mạch não.
– Nên định kỳ kiểm tra số lượng hồng cầu, hemoglobin, hematocrit và làm test gan trong 6 – 12 tuần đầu điều trị hoặc khi người bệnh bị sốt nhưng không rõ nguyên nhân.  Methyldopa có thể gây buồn ngủ, vì vậy không nên lái xe hoặc vận hành máy khi dùng thuốc.
Thời kỳ mang thai
Chưa biết về những nguy cơ do thuốc. Methyldopa có thể dùng cho người tăng huyết áp do mang thai gây ra. Thuốc không gây quái thai, nhưng trong số trẻ sinh ra từ các bà mẹ đã được điều trị bằng thuốc trong thời gian mang thai, đôi khi có thời kỳ bị hạ huyết áp.
Thời kỳ cho con bú
Methyldopa bài tiết vào sữa mẹ, có thể gây nguy cơ đối với trẻ với liều điều trị thường dùng cho người cho con bú. Vì vậy thuốc không nên dùng cho người cho con bú.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
 – Khi điều trị bằng methyldopa kéo dài, 10 – 20% số người bệnh có phản ứng Coombs dương tính. Trường hợp này trong một số hiếm hoàn cảnh có thể kết hợp với thiếu máu tan huyết và khi đó có thể dẫn tới biến chứng chết người. Thường gặp nhất là tác dụng an thần, ít nhất 30%; chóng mặt, 18% người bệnh dùng thuốc và khô miệng 10% số người dùng thuốc. Nhức đầu khi mới điều trị, sau hết hẳn (10%).
Thường gặp, ADR > 1/100
Toàn thân: Nhức đầu, chóng mặt, sốt.
Tuần hoàn: Hạ huyết áp tư thế, hạ huyết áp khi đứng, phù.
TKTW: An thần.
Nội tiết: Giảm tình dục.
Tiêu hóa: Khô miệng, buồn nôn, nôn, ỉa chảy.
Hô hấp: Ngạt mũi.
Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100
Toàn thân: Suy nhược.
Thần kinh: Giảm sự nhạy bén trí tuệ, dị cảm.
Tâm thần: Ác mộng, trầm cảm.
Hiếm gặp, ADR < 1/1 000
Máu: Suy tủy xương, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan huyết, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.

Tuần hoàn: Chậm nhịp tim, làm trầm trọng thêm đau thắt ngực, suy tim, hội chứng suy nút xoang.
TKTW: Liệt mặt, cử động dạng múa vờn không tự chủ, hội chứng thiểu năng tuần hoàn não, triệu chứng giống Parkinson.
Nội tiết: Vô kinh, to vú đàn ông, tiết sữa.
Tiêu hóa: Viêm đại tràng, viêm tuyến nước bọt, lưỡi đen, đầy hơi,
viêm tụy.
Da: Ngoại ban, hoại tử biểu bì nhiễm độc.
Gan: Vàng da, viêm gan, hoại tử vi thể từng vùng.
Cơ xương: Đau khớp có hoặc không sưng khớp, đau cơ.
Khác: Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, bệnh giống lupus ban đỏ.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
 Nếu thiếu máu tan huyết xảy ra hoặc phản ứng Coomb dương tính (phản ứng này thường xảy ra sau 6 – 12 tháng điều trị), nguyên nhân có thể là do methyldopa, trong trường hợp này nên ngừng thuốc. Tỷ lệ mắc thấp nhất nếu dùng liều hàng ngày bằng hoặc dưới 1 g. Thông thường các triệu chứng thiếu máu giảm nhanh chóng. Nếu không đỡ, có thể dùng corticoid, trường hợp cần thiết có thể truyền máu, và nên xét đến những nguyên nhân khác của thiếu máu những nguyên nhân khác của thiếu máu. Nếu thiếu máu tan huyết liên quan đến methyldopa thì không nên tiếp tục dùng thuốc.
– Thiếu máu tan huyết thỉnh thoảng xảy ra không liên quan đến phản ứng Coomb dương tính hoặc âm tính. Trường hợp này xảy ra ở người thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase, với tỷ lệ cao hơn ở những vùng dân cư tiếp xúc với bệnh sốt rét so với vùng dân cư không tiếp xúc với bệnh sốt rét.

– Tác dụng an thần có thể xảy ra lúc bắt đầu dùng thuốc hoặc khi tăng liều, nhưng tác dụng không mong muốn này sẽ hết khi thực hiện điều trị duy trì. Khi dùng methyldopa tác dụng độc chủ yếu là sốt do thuốc. Sốt thỉnh thoảng có kèm theo tăng bạch cầu ưa eosin và/hoặc rối loạn chức năng gan trên xét nghiệm, sốt có thể xảy ra trong các giai đoạn, nhưng thường chỉ xảy ra trong 3 tuần đầu của đợt điều trị.

– Vàng da có thể xảy ra nhưng cũng thường trong 2 hoặc 3 tháng đầu dùng thuốc. Ngất ở người cao tuổi có thể liên quan tới sự tăng nhạy cảm với thuốc hoặc tới xơ vữa động mạch tiến triển.
Tương tác thuốc
Nên thận trọng khi methyldopa được dùng đồng thời với các thuốc sau:
Thuốc chữa tăng huyết áp khác: Có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp, tăng các phản ứng bất lợi hoặc phản ứng đặc ứng thuốc.
– Thuốc gây mê: Phải giảm liều của thuốc gây mê; nếu hạ huyết áp trong khi gây mê có thể dùng thuốc co mạch.
– Lithi: Làm tăng độc tính của lithi.
– Thuốc ức chế monoamin oxidase (MAO): Vì gây hạ huyết áp quá mức.
– Amphetamin, các thuốc kích thích TKTW, thuốc chống trầm cảm 3 vòng: vì gây đối kháng với tác dụng chữa tăng huyết áp và mất sự kiểm soát huyết áp.
huyết áp.
– Thuốc có chứa sắt: Sắt làm giảm hấp thu methyldopa dẫn đến giảm nồng độ methyldopa trong huyết tương và làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp của methyldopa. Do vậy, không dùng đồng thời methyldopa cùng với các chế phẩm chứa sắt.
– Thuốc tránh thai uống: Vì làm tăng nguy cơ tổn thương mạch máu và gây khó kiểm soát huyết áp.
Quá liều và xử trí
Quá liều cấp có thể gây hạ huyết áp với rối loạn chức năng của não và hệ tiêu hóa (an thần quá mức, mạch chậm, táo bón, đầy hơi, ỉa chảy, buồn nôn, nôn).
Trường hợp quá liều, cần phải để bệnh nhân nằm, điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Khi mới uống thuốc quá liều có thể rửa dạ dày hoặc gây nôn. Nếu thuốc đã được hấp thu, có thể truyền dịch để tăng thải trừ thuốc qua nước tiểu. Cần chú ý đặc biệt tần số tim,
lưu lượng máu, thể tích tuần hoàn, cân bằng điện giải, nhu động dạ dày – ruột và hoạt động của não. Có thể dùng thuốc có tác dụng giống giao cảm như: Levarterenol, norepinephrin, dopamin, metaraminol để cấp cứu tụt huyết áp. Methyldopa có thể được loại khỏi tuần hoàn bằng thẩm tách máu và thẩm phân màng bụng.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Huỳnh Thị Thanh Thủy

(Nguồn: Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất)


Picture2.png

Ảnh minh họa: nguồn Internet
Hoạt chất: Bismuth Subcitrat dạng keo tương đương với 120mg bismuth trioxide
1. Chỉ định:

– Loét tá tràng.
– Đợt cấp của viêm dạ dày mạn tính
– Loét dạ dày lành tính.
– Chứng khó tiêu không loét.
– Có thể dùng Bismuth subcitrate dạng keo trong tam liệu pháp (với metronidazole và tetracyclin hay amoxicillin) để loại trừ Helicobacter pylori.

2. Liều dùng và cách dùng:

– Mỗi lần 2 viên, mỗi ngày 2 lần, uống lúc bụng trống, nửa giờ trước bữa ăn, nuốt nguyên viên không nhai viên thuốc.
– Lần đầu dùng nên trong 4 tuần và nếu cần thì đến tối đa 8 tuần.
– Không nên dùng như là một liệu pháp duy trì sau khi đã qua thời gian tối đa 8 tuần điều trị.
– Nếu dự định một đợt điều trị tiếp nên để cách ít nhất 8 tuần trước đợt điều trị mới trong 2 tuần.
– Nếu dùng trong tam liệu pháp, uống mỗi lần 1 viên, mỗi ngày 4 lần trong 2 tuần.

3.  Chống chỉ định:

– Suy thận nặng
– Không khuyên sử dụng cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
– Không chỉ định dùng cho trẻ em.

4. Tác dụng phụ:

– Buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy thỉnh thoảng được báo cáo khi dùng.
– Nhức đầu và chóng mặt được một số nhà nghiên cứu ghi nhận.
– Phân đen do bài tiết bismuth sulphide.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải sau khi dùng thuốc.
Quá liều và cách xử trí:
– Bismuth Subcitrate dạng keo ở liều khuyến nghị hiếm khi gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên đã có thông báo về suy thận, bệnh não và độc tính thần kinh sau khi dùng quá liều cấp tính hay mạn tính.
– Hiện chưa biết rõ cách điều trị tối ưu đối với trường hợp quá liều bismuth.
– Nên rửa dạ dày, tẩy xổ và điều chỉnh nước điện giải, ngay cả khi bệnh nhân đến trễ. Các chất tạo nổi chelat có thể có hiệu quả ở giai đoạn sớm sau khi uống và acid 2,3-dimercapto-1-propan sulfonic liều 100mg, mỗi ngày 3 lần có thể làm tăng thành thái bismuth ở thận và làm giảm nồng độ bismuth trong máu. Việc thẩm tách máu chưa được chứng minh và có thể làm thành thái bismuth ở mô hay không.

5. Thận trọng:

– Dù không có báo cáo nào về bệnh lý não do bismuth sau khi dùng bismuth subcitrate dạng keo ở liều điều trị, vẫn phải luôn luôn nhớ đến nguy cơ này và tránh dùng quá liều.
– Cùng với lý do tương tự, không khuyên dùng dài ngày (liệu pháp duy trì).
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
– Phụ nữ có thai: Không sử dụng
– Phụ nữ cho con bú: Không sử dụng
Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc
– Không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
– Không dùng thuốc quá hạn ghi trên nhãn thuốc

6. Tương tác thuốc:

– Sự hấp thụ sắt, calcium hay tetracycline có thể bị giảm nếu dùng cùng lúc với Bismuth Subcitrat dạng keo.
– Các thuốc kháng acid hay sữa dùng chung với Bismuth Subcitrat dạng keo có thể tạo nối chelate với thuốc và làm ảnh hưởng đến tác dụng của bismuth subcitrate dạng keo. Vì vậy, tránh dùng thức ăn hay các thuốc kháng acid trong vòng 30 phút trước hay sau khi dùng Bismuth Subcitrat dạng keo.
Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Hoàng Thị Thùy Dung

(Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất)


Picture4.png

Thuốc Actrapid là loại insulin tác dụng nhanh và có thể được sử dụng kết hợp với các sản phẩm insulin kéo dài. Liều lượng thuốc Actrapid tùy thuộc vào từng người và được xác định theo nhu cầu của bệnh nhân. Nhu cầu insulin của từng bệnh nhân thường từ 0,3 – 1,0IU/Kg/ngày.
Tên gốc: insulin người
Tên biệt dược: Actrapid®
Phân nhóm: insulin
Thuốc Actrapid được sử dụng trong điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường. Sử dụng thuốc Actrapid theo đúng chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và hiệu quả điều trị bệnh.
Ảnh minh họa: nguồn Internet
1. Actrapid là thuốc gì?

– Thuốc Actrapid được sản xuất dưới dạng dung dịch tiêm chứa trong lọ, dung dịch thuốc trong suốt, không màu, 1ml dung dịch có chứa 100IU insulin người. Thuốc được đóng gói theo quy cách 1 lọ chứa 10ml tương đương với 1.000 IU insulin human.

– Thuốc có tác dụng làm giảm glucose dễ dàng sau khi insulin gắn kết vào thụ thể trên tế bào cơ và mỡ, đồng thời nó cũng ức chế sản xuất glucose từ gan.

– Actrapid là loại insulin tác dụng nhanh, thuốc phát huy tác dụng trong 1/2 giờ, đạt hiệu quả tối đa trong vòng 1,5 – 3,5 giờ và có tác dụng khoảng 7 – 8 giờ sau khi tiêm.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Actrapid

Thuốc Actrapid được chỉ định trong trường hợp sau:

  • Bệnh đái tháo đường

Thuốc Actrapid chống chỉ định trong trường hợp sau:

  • Người quá mẫn với hoạt chất hay bất kì tá dược nào của thuốc.
3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Actrapid

– Thuốc Actrapid được sử dụng bằng đường tiêm dưới da. Bạn cần thay đổi vị trí tiêm trong vùng để giảm nguy cơ sưng hoặc vết lõm da. Những vị trí tốt nhất để bạn tiêm thuốc Actrapid là: Vùng bụng, mông, mặt trước của đùi hoặc phần trên cánh tay. Thuốc sẽ có tác dụng nhanh hơn nếu bạn tiêm ở vùng bụng.

– Cũng có thể sử dụng thuốc Actrapid qua đường tiêm tĩnh mạch trong những trường hợp đặc biệt và phải do nhân viên y tế thực hiện.

– Cách tiêm thuốc Actrapid riêng hoặc pha trộn với insulin tác dụng kéo dài.

+ Phải chắc chắn bạn đang sử dụng đúng loại ống tiêm với thang chia đơn vị tương ứng cho các mũi tiêm insulin.

+ Lấy vào ống tiêm một lượng thuốc theo chỉ định của bác sĩ;

+ Thực hiện tiêm insuli  dưới da theo kỹ thuật như bác sĩ hoặc y tá đã hướng dẫn bạn.

+ Nên có một bữa ăn chính hoặc nhẹ chứa carbonhydrate trong vòng 30 phút sau mỗi lần tiêm thuốc Actrapid.

– Thuốc Actrapid là loại insulin tác dụng nhanh và có thể được sử dụng kết hợp với các sản phẩm insulin kéo dài.

– Liều lượng thuốc Actrapid tùy thuộc vào từng người và được xác định theo nhu cầu của bệnh nhân. Nhu cầu insulin của từng bệnh nhân thường từ 0,3 – 1,0IU/Kg/ngày. Nhu cầu insulin hằng ngày có thể cao hơn ở bệnh nhân kháng insulin và thấp hơn ở bệnh nhân sản xuất được một lượng insulin nội sinh thặng dư.

– Điều chỉnh liều trong các trường hợp sau:

+ Bệnh kèm theo, đặc biệt là tình trạng nhiễm trùng và sốt, thường sẽ làm tăng nhu cầu insulin của bạn.

+ Các bệnh đi kèm ở thận, gan hoặc ảnh hưởng đến tuyến thượng thận,tuyến yên hoặc tuyến giáp có thể khiến cho bạn phải thay đổi liều insulin;

+ Cũng có thể cần phải điều chỉnh liều thuốc Actrapid nếu bạn thay đổi hoạt động thể lực hoặc chế độ ăn thông thường;

+ Điều chỉnh liều cũng có thể cần thiết khi bạn chuyển từ một chế phẩm insulin sang một loại khác.

– Không thể xác định rõ về sự quá liều khi sử dụng Actrapid, tuy nhiên hạ đường huyết có thể phát triển qua các giai đoạn liên tiếp nếu bạn dùng liều quá cao so với nhu cầu của cơ thể.

+ Giai đoạn hạ đường huyết nhẹ, có thể điều trị bằng cách sử dụng glucose uống hay các sản phẩm có đường. Vì vậy, khi bị đái tháo đường, bạn thường được khuyên luôn mang theo người những sản phẩm có đường.

+ Giai đoạn hạ đường huyết nặng, khi bạn bị bất tỉnh, có thể điều trị bằng cách tiêm bắp hay tiêm dưới da glucagon (0,5 đến 1mg) được thực hiện bởi một người đã được hướng dẫn cách tiêm hoặc sử dụng glucose tiêm truyền tĩnh mạch thực hiện bởi một nhân viên y tế. Sẽ phải sử dụng glucose đường tĩnh mạch, nếu như bạn không đáp ứng với glucagon trong vòng 10 – 15 phút.

+ Khi bạn tỉnh lại sẽ được cho sử dụng thức ăn có chứa carbohydrate để phòng ngừa tái phát.

– Nếu bạn quên một liều thuốc Actrapid, hãy dùng càng sớm càng tốt ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu đã gần đến thời điểm sử dụng liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều Actrapid kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch.

4. Tác dụng phụ của thuốc Actrapid

– Khi sử dụng thuốc Actrapid, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn bao gồm:

+ Ít gặp rối loạn hệ miễn dịch như nổi mề đay, phát ban.

+ Rất hiếm gặp phản ứng phản vệ.

+ Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Hạ đường huyết rất thường gặp.

+ Rối loạn hệ thần kinh như bệnh thần kinh ngoại bi ít gặp.

+ Rối loạn mắt như rối loạn khúc xạ ít gặp, rất hiếm gặp bệnh võng mạc do đái tháo đường.

+ Rối loạn da và mô dưới da như loạn dưỡng mô ít gặp.

+ Phản ứng tại chỗ tiêm ít gặp.

+ Phù ít gặp.

5. Tương tác của Actrapid với các thuốc khác

– Những thuốc sau đây có thể làm giảm nhu cầu sử dụng insulin của bạn:

+ Thuốc điều trị đái tháo đường dạng uống.

+ Chất ức chế monoamine oxidase (MAOI).

+ Thuốc chẹn beta không chọn lọc.

+ Chất ức chế enzym.

+ Salicylate.

+ Các steroid đồng hóa.

+ Sulfonamide.

– Những thuốc sau đây có thể làm tăng nhu cầu sử dụng insulin của bạn:

+ Thuốc tránh thai dạng uống.

+ Thiazide.

+ Glucocorticoid.

+ Hormone tuyến giáp.

+ Các chất có tác dụng giống thần kinh giao cảm.

+ Hormone tăng trưởng.

+ Danazol.

Thuốc chẹn beta có thể che lấp các triệu chứng của tình trạng hạ đường huyết và làm chậm trễ sự hồi phục.

Octreotide/lanreotide có thể làm tăng hoặc giảm nhu cầu sử dụng insulin.

Rượu có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng hạ đường huyết của Actrapid.

6. Cách bảo quản thuốc Actrapid lọ

– Khi đang sử dụng, bạn không nên để Actrapid lọ trong tủ lạnh. Lọ thuốc Actrapid có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng (không quá 300C) trong 6 tuần sau khi mở ra lần đầu;

– Khi chưa sử dụng, bạn nên bảo quản lọ thuốc Actrapid trong ngăn mát tủ lạnh ở 20C đến 80C (không để quá gần ngăn đá), không làm đông lạnh lọ thuốc;

– Giữ lọ thuốc Actrapid trong hộp carton để tránh ánh sáng;

– Lọ thuốc Actrapid phải tránh nguồn nhiệt hay ánh sáng quá mức;

– Để thuốc Actrapid xa tầm tay và tầm nhìn của trẻ em;

– Không sử dụng lọ thuốc Actrapid quá hạn sử dụng đã ghi trên nhãn/hộp carton.

Trên đây là những công dụng và lưu ý dùng khi sử dụng thuốc Atorcal 20mg. Đây là thuốc được dùng dưới chỉ định của bác sĩ, bạn không tự ý sử dụng. Bất kỳ thuốc nào cũng có thể gây ra tác động không tốt với cơ thể, cho nên chỉ dùng khi cần thiết.

7.Phụ nữ có thai và cho con bú

– Không có sự hạn chế về việc điều trị đái tháo đường bằng insulin trong thời kỳ mang thai,vì insulin không qua hàng rào nhau thai.

– Cả hạ đường huyết và tăng đường huyết .Có thể xảy ra trong trường hợp điều trị kiểm soát bệnh đái tháo đường không đầy đủ,đều có thể làm tăng nguy cơ thai dị tật và thai chêt lưu trong tử cung.Khuyến cáo tăng cường kiểm soát glucose huyết và theo dõi các phụ nữ mang thai và đái tháo đường trong suốt thai kỳ và dự định mang thai.

– Nhu cầu insulin thường giảm trong 3 tháng đầu thai kỳ và sau đó tăng lên trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.Sau khi sinh,nhu cầu insulin thường nhanh chóng trở lại các trị số như trước khi mang tha.

– Không có sự hạn chế về việc điều trị bằng Actrapid trong thời kỳ cho con bú.

– Việc điều trị băng insulin cho các bà mẹ cho con bú không có nguy cơ gì cho bé.Tuy nhiên, có thể cần phải điều chỉnh liều Actrapid,chế độ ăn hoặc cả hai.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Theo Hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất)


Picture6.png

Tên Thuốc :Dalekine 500mg
Thành phần hoạt chất: Natri valproat
Hàm lượng: 500mg
Dạng bào chế: viên nén bao phim tan trong ruột.
Công dụng của thuốc Natri Valproat

Thuốc Natri Valproat là thuốc hướng thần, với thành phần chính là Valproat Natri. Thuốc này thường được chỉ định trong điều trị động kinh, tuy nhiên trong quá trình sử dụng thuốc Valproat Natri, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, thay đổi vị giác, giảm chức năng gan, …

Ảnh minh họa: nguồn Internet
1.Natri Valproat là thuốc gì?

Thuốc Natri Valproat  được xếp vào nhóm thuốc hướng thần, có tên quốc tế là Sodium valproate, thành phần hoạt chất chính là Natri Valproat. Các dạng biệt dược của Natri Valproat gồm có: Sodium Valproate Aguettant, Dalekine Siro, Braiporin syrup, Dalekine 500, Dalekine, Milepsy 200.

Dạng bào chế và quy cách đóng gói:

– Viên nang tan trong ruột với các hàm lượng 150mg, 20mg, 300mg, 500mg

– Dạng siro 250mg/5ml (lọ 50ml)

– Dung dịch tiêm tĩnh mạch: 100mg/ml, ống 5ml.

2. Natri Valproat có tác dụng gì?

Dược lực học: sau khi uống, Natri Valproat Natri bị phân ly thành ion valproate ở đường tiêu hóa. Natri Valproat  có tác dụng chống động kinh thông qua chất acid gamma-aminobutyric (GABA – một chất ức chế dẫn truyền thần kinh). Nó có thể làm tăng nồng độ của GABA bằng hai cơ chế là ức chế chuyển hóa GABA hoặc làm tăng hoạt tính của Gaba. Vì vậy, Natri Valproat được chỉ định trong điều trị nhiều loại động kinh khác nhau.

Dược động học:

– Hấp thu: Natri Valproat  được hấp thu nhanh sau khi uống. Nồng độ trong huyết tương đạt đỉnh khoảng 1 – 4 giờ sau khi uống hoặc 1 giờ sau khi truyền tĩnh mạch. Hiệu quả điều trị thể hiện rõ từ sau vài ngày đến một tuần dùng thuốc. Sinh khả dụng của thuốc Natri Valproat  tương đương nhau ở dạng viên giải phóng kéo dài và viên nang bình thường.

– Phân bố: khoảng 90% Natri Valproat  liên kết với protein huyết tương.

– Chuyển hóa: gan là nơi chuyển hóa chủ yếu của  Natri Valproat i, tại đây nó được chuyển hóa thành các chất chính là chất liên hợp glucuronide, acid 2-propyl-3-ceto-pentanoic, acid 2-propyl- hydroxypentanoic.

– Thải trừ: Valproat Natri được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.

3. Chỉ định của thuốc Valproat Natri

– Động kinh toàn thể: cơn co giật, cơn co cứng, cơn giật cơ, cơn vắng ý thức, cơn co cứng co giật, cơn mất trương lực.

– Động kinh cục bộ.

– Hội chứng Lennox- Gastaut, hội chứng West.

– Dự phòng và điều trị cơn hưng cảm.

– Sốt cao co giật ở trẻ.


  1. Chống chỉ định:Natri Valproat trong các trường hợp sau:

– Phụ nữ có thai

– Dị ứng với valproat và các thành phần cũa thuốc

– Tiền sử bản thân hoặc gia đình có rối loạn chức năng gan nặng,đặc biệt là liên quan đến thuốc

– Suy gan nặng

– Rối loạn chu trình ure

– Rối loạn chuyển hóa porphyrin.

– Hội chứng Alpers-Huttenlocher (đột biến gen mã hóa enzym γ-polymerase làm rối loạn ty thể)

– Dùng kết hợp với mefloquin,st.john’s wort.

5. Liều lượng và cách dùng Natri Valproat

Bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều thuốc và cách dùng. Không được tự ý thay đổi liều lượng, các dùng thuốc cũng như đưa thuốc Natri Valproat cho người khác uống ngay cả khi họ có những triệu chứng giống bạn.

Liều lượng:

Người lớn

Dạng uống:

– Động kinh (co giật): 250mg/ngày chia làm nhiều lần.

– Động kinh cục bộ: 10 – 15 mg/kg/ngày. Tăng thêm 5 – 10 mg/kg/ngày sau mỗi tuần để đạt tới liều điều trị thích hợp, tối đa là 60 mg/kg/ngày.

– Cơn vắng ý thức: 15 mg/kg/ngày. Tăng thêm 5 – 10 mg/kg/ngày sau mỗi tuần cho đến khi kiểm soát được cơn co giật, tối đa là 60 mg/kg/ngày. Khi liều lượng vượt quá 200mg/ngày cần chia làm 2 hoặc nhiều lần uống.

– Cơn hưng cảm: uống 750mg/ngày chia 2 – 3 lần, tăng dần liều đến mức thấp nhất có hiệu quả, tối đa 60mg/kg/ngày.

– Dự phòngđau nữa đầu: uống 250mg/ngày chia 2 lần, tối đa 1000mg/ngày.

Dạng tiêm tĩnh mạch: truyền tĩnh mạch chậm 20mg/phút trong 60 phút. Nên chuyển sang dạng uống khi có thể.

Trẻ em:

Dạng uống:

– Động kinh (co giật) ở trẻ > 10 tuổi: 10 – 15mg/kg/ngày. Tăng thêm 5 – 10 mg/kg/ngày sau mỗi tuần để đạt tới liều điều trị thích hợp, tối đa 60mg/kg/ngày.

– Dự phòng đau nửa đầu: trẻ từ 12 tuổi uống natri divalproex 250mg/ngày chia 2 lần, tối đa 1g/ngày. Trẻ trên 16 tuổi uống 250mg/ngày chia 2 lần, tối đa 1000mg/ngày.

Dạng tiêm tĩnh mạch: chống co giật (1 – 12 tuổi): 15 – 45mg/kg/ngày. Tăng thêm 5 – 10 mg/kg/ngày sau mỗi tuần để đạt tới liều điều trị thích hợp.

Cách dùng:

– Dạng uống: Người bệnh cần uống cả viên với nước, không nhai hoặc nghiền nát để tránh kích ứng tại miệng, họng. Người bệnh có thể uống thuốc trong bữa ăn.

– Dạng tiêm tĩnh mạch: pha với dung dịch tiêm tương hợp, ví dụ Ringer lactat, natri clorid 0,9%, dextrose 5%.

Cần làm gì khi quên một liều Natri Valproat ?

Hãy dùng liều khác càng sớm càng tốt khi bạn nhớ ra. Nếu thời điểm đó gần với thời điểm dùng liều tiếp theo thì hãy bỏ qua và dùng liều tiếp theo như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều quy định vào lần tiếp theo để bù liều đã quên.

Cần làm gì khi quá liều Natri Valproat ?

Các triệu chứng quá liều có thể xuất hiện là ngủ gà, block tim mạch, hôn mê sâu, thậm chí là tử vong. Khi quá liều, bạn cần đến ngay cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được xử trí. Việc súc rửa dạ dày hoặc gây nôn phụ thuộc vào thời gian uống thuốc. Biện pháp điều trị chủ yếu là điều trị hỗ trợ và duy trì lượng nước tiểu.

6. Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Natri Valproat

Trong quá trình sử dụng thuốc Natri Valproat, bạn có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn như:

– Rất hay gặp: chóng mặt,mất ngủ,đau đầu, căng thẳng thần kinh, rụng tóc, rối loạn tiêu hóa, giảm tiểu cầu, giảm thị lực, run cơ, nhiễm khuẩn, hội chứng giả cúm.

– Thường gặp: đau ngực, đánh trống ngực, loạn nhịp tim, phù ngoại vi, thay đổi huyết áp, mất điều phối vận động, dáng đi không bình thường, đau cơ, tăng phản xạ, trầm cảm, tư duy bất thường,rối loạn nhân cách , thay đổi kinh nguyệt, khô da, phát ban, viêm tụy, viêm miệng, thay đổi vị giác, tăng men gan, giảm protein máu, …

– Ít gặp: giảm bạch cầu, dị ứng,rối loạn hành vi, đái dầm, mất trí, huyết khối, xuất huyết, thiếu máu, độc tính trên gan, tăng bilirubin, …

Những triệu chứng được liệt kê trên là chưa đầy đủ. Bạn có thể gặp phải các triệu chứng bất thường khác trong quá trình dùng NatrValproat. Hãy thông báo ngay với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn.

7. Tương tác thuốc

Hiện tượng tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hấp thu cũng như tác dụng, tác dụng phụ của thuốc. Vì vậy, bạn hãy liệt kê tất cả các thuốc đang sử dụng, kể cả thuốc kê đơn và không kê đơn, thực phẩm chức năng, vitamin, … và thông báo với bác sĩ. Các thuốc có thể tương tác với thuốc  Natri Valproat  như:

– Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, barbiturate, risperidone, ethosuximid, rufinamid, vorinostat, zidovudine, primidon.

– Chlorpromazin, topiramat, felbamat, salicylate.

– Aminocamptothecin, oxcarbazepine, phenytoin, carbamazepine.

8. Sử dụng thuốc  Natri Valproat Phụ nữ có thai:

 thuốc Natri Valproat  gây độc tính lên hệ sinh sản (dị tật, quái thai, bất thường về đông máu, suy gan dẫn đến tử vong). Vì vậy, tránh dùng thuốc này trong thai kỳ.

– Phụ nữ cho con bú: thuốc Natri Valproat  có đi qua sữa mẹ, vì vậy nên ngừng cho bú nếu mẹ đang dùng thuốc này.

Một số lưu ý khác:

Thuốc Natri Valproat gây ức chế hệ thần kinh, vì vậy không nên lái xe, điều khiển máy móc hay làm việc trên cao khi dùng thuốc này.

– Cần chú ý thận trọng khi dùng Natri Valproat  ở bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh gan, dùng nhiều thuốc chống co giật, trẻ em có rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, động kinh nặng kèm theo chậm phát triển trí tuệ.

– Ngưng thuốc nếu có viêm tụy.

– Khi phát hiện tình trạng tăng ure máu và rối loạn chu trình chuyển hóa ure, cần ngưng thuốc.

Để thuốc Natri Valproat  trong bao bì kín, nơi khô ráo, nhiệt độ tốt nhất là từ 15 – 25 độ C, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp. Để thuốc xa tầm tay trẻ em cũng như thú nuôi trong nhà.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Theo hướng dẫn sử dụng thuốc của Nhà sản Xuất)


Bản Quyền © 2021 Bệnh Viện Lê Văn Thịnh - Thiết Kế và Phát Triển bởi Hân Gia Group