5 Tháng Tám, 2024 Tin TứcTruyền Thông

Thứ hai, 05/08/2024 – 14:58

TNV – Vừa qua, tại phòng Công tác xã hội Bệnh viện Lê Văn Thịnh tổ chức chương trình khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho gia đình chính sách, gia đình nghèo tại xã Phước Ngãi, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

Đây là một trong những hoạt động thiết thực của Công đoàn, phòng CTXH BV Lê Văn Thịnh, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2024) và 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024).

ThS Trần Quang Châu, Trưởng phòng CTXH Bv Lê Văn Thịnh

ThS Trần Quang Châu, Trưởng phòng CTXH Bv Lê Văn Thịnh

Chương trình có sự đồng hành của UBND xã Phước Ngãi, Hội chữ thập đỏ tỉnh Bến Tre và tài trợ của Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hoàng Gia, Công ty TNHH Dược phẩm Tây Sơn và các Mạnh Thường Quân.

ThS Trần Quang Châu, Trưởng phòng CTXH Bv Lê Văn Thịnh cho biết, chương trình nhằm phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Tương thân tương ái” của Bv Lê Văn Thịnh, đơn vị và doanh nghiệp. Từ đó, mọi người cùng chung tay chia sẻ một phần nào khó khăn với những gia đình nghèo, gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn .

Bệnh viện Lê Văn Thịnh(Tp Thủ Đức, TPHCM): tặng quà và khám chữa bệnh miễn phí tại Bến Tre- Ảnh 2.

Sắp tới, BV sẽ tiếp tục vận động các đơn vị, doanh nghiệp, cán bộ, nhân viên, người lao động, đội ngũ y bác sĩ… tiếp tục lan tỏa chương trình này đến cộng đồng, xã hội để cùng giúp người dân có hoàn cảnh khó khăn tại các tỉnh, thành phía Nam có thêm động lực, vươn lên trong cuộc sống.

Theo ThS Trần Quang Châu , chương trình đã thực hiện việc khám, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 300 người dân thuộc các hộ nghèo, cận nghèo; tặng xô chậu, dụng cụ chứa nước cho bà con và quần áo, cặp sách đã qua sử dụng. Đặc biệt, công đoàn BV Lê Văn Thịnh đã vận động xây tặng một căn nhà tình thương và tiến hành bàn giao cho một gia đình đặc biệt khó khăn về nhà ở cho hộ ông Thượng Công Quý( sinh năm 1954) ở xã Vĩnh Hoà, huyện Ba Tri. Căn nhà trị giá 73 triệu đồng, Công Đoàn BV Lê Văn Thịnh Vận động 60 triệu đồng, còn lại gia đình đóng góp. Trong lễ bàn giao, Công Đoàn, phòng CTXH Bv và quý Mạnh thường quân tặng thêm nhiều vật dụng trong nhà và tiền mặt. Tổng trị giá các phần quà của chương trình là khoảng 300 triệu đồng.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh(Tp Thủ Đức, TPHCM): tặng quà và khám chữa bệnh miễn phí tại Bến Tre- Ảnh 3.

Chia sẻ về ý nghĩa của chương trình, ông Thượng Công Huy, Chủ tịch Công Đoàn Bệnh viện Lê Văn Thịnh cho biết, việc khám bệnh và cấp phát thuốc, chữa bệnh miễn phí là một trong những hoạt động từ thiện mang tính nhân văn sâu sắc, giúp cho bà con tại các huyện xa của Bến Tre tiếp cận các dịch vụ y tế sớm và dễ dàng nhất.

“Trong đợt khám bệnh lần này, đa phần bà con đều cao tuổi, có nhiều bệnh lý nền như tăng huyết áp, tim mạch, đường huyết cao, cần được tầm soát và theo dõi thường xuyên. Vì vậy, sau đợt khám này, chúng tôi hy vọng những người dân nghèo có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế của các bệnh viện tuyến trên sẽ được các y, bác sĩ trực tiếp tư vấn, giáo dục sức khỏe để họ có thể tự phòng tránh các bệnh thường gặp, cải thiện đời sống sức khỏe tốt hơn”, ông Huy nhấn mạnh.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh(Tp Thủ Đức, TPHCM): tặng quà và khám chữa bệnh miễn phí tại Bến Tre- Ảnh 4.

Được mời đến khám bệnh, bà Trần Thị C, 63 tuổi, xã Phước Ngãi, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre cho biết: “Tôi có tiền sử bệnh về sốt bại liệt, nhức mỏi chân tay và đi lại khó khăn… Hôm nay, nghe tin có đoàn y, bác sỹ khám bệnh miễn phí, tôi cũng đến khám. Sau khi khám bệnh, tôi còn được tặng quà. Tôi cũng lựa được cặp sách, quần áo cũ cho mấy đứa cháu ngoại cho năm học mới. Tôi cảm ơn tấm lòng của đoàn y bác sĩ BV Lê Văn Thịnh, các nhà hảo tâm ở TP Hồ Chí Minh đã quan tâm đến bà con tại Bến Tre”.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh(Tp Thủ Đức, TPHCM): tặng quà và khám chữa bệnh miễn phí tại Bến Tre- Ảnh 5.
Bệnh viện Lê Văn Thịnh(Tp Thủ Đức, TPHCM): tặng quà và khám chữa bệnh miễn phí tại Bến Tre- Ảnh 6.
Bệnh viện Lê Văn Thịnh(Tp Thủ Đức, TPHCM): tặng quà và khám chữa bệnh miễn phí tại Bến Tre- Ảnh 7.
Bệnh viện Lê Văn Thịnh(Tp Thủ Đức, TPHCM): tặng quà và khám chữa bệnh miễn phí tại Bến Tre- Ảnh 8.

Gian hàng quần áo cũ.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh(Tp Thủ Đức, TPHCM): tặng quà và khám chữa bệnh miễn phí tại Bến Tre- Ảnh 9.
Bệnh viện Lê Văn Thịnh(Tp Thủ Đức, TPHCM): tặng quà và khám chữa bệnh miễn phí tại Bến Tre- Ảnh 10.

Ông Thượng Công Huy( bìa trái) Chủ tịch Công Đoàn Bv Lê Văn Thịnh tại lễ bàn giao nhà.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh(Tp Thủ Đức, TPHCM): tặng quà và khám chữa bệnh miễn phí tại Bến Tre- Ảnh 11.
Bệnh viện Lê Văn Thịnh(Tp Thủ Đức, TPHCM): tặng quà và khám chữa bệnh miễn phí tại Bến Tre- Ảnh 12.

Bà Trần Thị C.

Tấn Tài.

Link Nguồn tin: Bệnh viện Lê Văn Thịnh( Tp Thủ Đức, TPHCM): tặng quà và khám chữa bệnh miễn phí tại Bến Tre (thanhnienviet.vn)


SỨC KHỎE HÔM NAY

Cập nhật: 15:32 – 11/07/2024 | Lần xem: 4735

Những điều cần biết về bệnh bạch hầu

Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu sinh độc tố, bệnh dễ lây lan, nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, trong thời gian gần đây, đã có một số ca bệnh bạch hầu xuất hiện tại các tỉnh phía Bắc, cụ thể trên địa bàn tỉnh Nghệ An (huyện Kỳ Sơn) đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu và trường hợp mắc bệnh tại tỉnh Bắc Giang (huyện Hiệp Hòa) có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong nêu trên.

Bệnh bạch hầu có thể phòng ngừa được bằng vắc xin và mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh, thường gặp nhất ở trẻ em dưới 15 tuổi và những người chưa có miễn dịch với bệnh do chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh hoặc tiêm chưa đầy đủ. Ca bệnh bạch hầu gần nhất ghi nhận tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2020 là một người từ tỉnh thành khác đến học tập và sinh sống tại Thành phố.

Nguy cơ lan truyền bạch hầu đếnThành phố là có thể

Nguy cơ lan truyền bệnh bạch hầu đến Thành phố Hồ Chí Minh là có thể xảy ra do thành phố có mật độ dân cư đông đúc, giao thông thuận lợi, và thường xuyên đón du khách, lao động từ các tỉnh khác. Tuy nhiên, khả năng mắc và lây lan bệnh còn phụ thuộc vào mức độ miễn dịch cộng đồng đối với bệnh bạch hầu. Người dân có thể chủ động phòng chống bệnh bằng cách tiêm chủng. Tỷ lệ miễn dịch cộng đồng càng cao, khả năng mắc và lây lan bệnh càng thấp.

Giả mạc ở hạnh nhân, hầu họng là dấu hiệu đặc trưng của bệnh

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

Bệnh nhân mắc bạch hầu thường xuất hiện ban đầu điển hình như sốt, đau họng, khó chịu, mệt, ăn kém, da hơi xanh, sổ mũi 1 bên hoặc 2 bên có thể lẫn máu. Sau khoảng 2 đến 3 ngày, xuất hiện giả mạc giả mạc ở amidan hoặc thành sau họng hoặc mũi với đặc điểm màu trắng ngà hoặc xám, bóng, dai, dính chặt, nếu bóc ra sẽ bị chảy máu.

Mức độ nguy hiểm của bệnh

Bệnh nhân mắc bạch hầu có nguy cơ bị biến chứng như viêm cơ tim, nhiễm độc thần kinh dẫn đến tử vong do ngoại độc tố của vi khuẩn. Tỷ lệ tử vong khoảng 5-10%. Mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh nếu không có miễn dịch đặc hiệu hoặc nồng độ kháng thể ở dưới mức bảo vệ. Kháng thể của mẹ truyền sang con có tác dụng bảo vệ và thường sẽ hết tác dụng trước 6 tháng tuổi. Sau tiêm vắc xin liều cơ bản miễn dịch có thể kéo dài được vài năm song thường giảm dần theo thời gian nếu không được tiêm nhắc lại.

Bệnh bạch hầu rất dễ lây lan, bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc người lành mang trùng và hít phải các chất tiết đường hô hấp của người bệnh bắn ra khi ho, hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây qua tiếp xúc với đồ vật bị ô nhiễm với các chất tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.

Cách phòng bệnh bạch hầu

Trước nguy cơ dịch bệnh bạch hầu bùng phát, việc chủ động phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. Do đó, cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:

– Tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất chống lại bệnh bạch hầu. Theo đó, chương trình tiêm chủng quốc gia miễn phí vắc xin bạch hầu cho trẻ em theo lịch tiêm chủng gồm 3 mũi cơ bản lúc trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi và 1 mũi nhắc lại lúc trẻ đủ 18 tháng tuổi. Đối với người lớn và trẻ lớn chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm nhắc nên đến cơ sở tiêm chủng để được tư vấn và tiêm chủng đầy đủ.

– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi ngờ mắc bệnh.

– Thực hiện tốt vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

– Đảm bảo vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống sôi, bát đũa sạch sẽ

– Khi có dấu hiệu mắc bệnh/nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế để được cách ly, khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời.

– Theo dõi thông tin về dịch bệnh bạch hầu từ các nguồn tin cậy như Bộ Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố, …

Trích nguồn dẫn: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC TP HCM).
Bộ phận đăng tin: T3G – TTGDSK – P.CTXH – BV LÊ VĂN THỊNH.
Ngày đăng: 15/07/2024.


SỨC KHỎE HÔM NAY

Cập nhật: 21:23 – 11/07/2024 | 

Hỏi đáp về bệnh bạch hầu

Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã có vắc xin phòng bệnh. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới, tại Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu hiện ở mức thấp và hệ thống y tế có thể kiểm soát được các ca bệnh.

Hình minh họa: người bệnh bạch hầu xuất hiện màng giả có màu trắng ngà (nguồn internet)

Bệnh bạch hầu nguy hiểm ra sao?

Bệnh nhân mắc bạch hầu có nguy cơ bị biến chứng như viêm cơ tim, nhiễm độc thần kinh dẫn đến tử vong do độc tố của vi khuẩn bạch hầu. Tỷ lệ tử vong khoảng 5-10%. Bệnh có thể lây lan thành dịch.

Bệnh mặc dù nguy hiểm nhưng đã có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Lưu ý người dân không nên hoang mang, tiếp nhận thông tin sai lệch từ các nguồn không chính thống.

Không tự ý tiêm chủng vắc xin chứa thành bạch hầu khi chưa có hướng dẫn, khuyến cáo cụ thể của của cơ quan y tế trong vùng có dịch và theo hướng dẫn của từng loại vắc xin có chứa thành phần bạch hầu.

Ai có thể mắc bệnh bạch hầu?

Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng người lớn cũng có thể mắc nếu không có miễn dịch.

Bệnh lây lan như thế nào?

Bệnh rất dễ lây lan. Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc người lành mang trùng và hít phải các chất tiết đường hô hấp của người bệnh bắn ra khi ho, hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây qua tiếp xúc với đồ vật bị ô nhiễm với các chất tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.

Phòng bệnh bằng cách nào?

Hiện nay, đã có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, do bệnh vẫn chưa được loại trừ ở Việt Nam, việc tiêm vắc xin phòng bệnh là biện pháp phòng ngừa quan trọng và hiệu quả nhất.

Phụ huynh hãy đưa  trẻ đi tiêm chủng theo lịch tiêm các vắc xin có chứa thành bạch hầu (DPT-VGB-Hib, DPT…) đầy đủ, đúng lịch. Trong trường hợp hoãn tiêm cần đưa trẻ tham gia tiêm chủng sớm nhất có thể.

Ngoài ra có thể thực hiện các biện pháp phòng bệnh chung khác như:

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi ngờ mắc bệnh.

Thực hiện tốt vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

Đảm bảo vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống chín.

Khi có dấu hiệu mắc bệnh/nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế để được cách ly, khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời.

Theo dõi thông tin về dịch bệnh bạch hầu từ các nguồn tin cậy như Bộ Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố, …

Lịch tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu hiện nay thế nào?

Vắc xin có chứa thành phần bạch hầu đã triển khai tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng với 3 liều vào lúc 2,3,4 tháng tuổi để tạo miễn dịch cơ bản cho trẻ dưới 1 tuổi và 01 liều nhắc lại khi trẻ 18-24 tháng tuổi. Căn cứ theo khyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và theo xu hướng quốc tế, Bộ Y tế đã bổ sung thêm một liều vắc xin chứa thành phần bạch hầu cho trẻ 7 tuổi.

Như vậy, hiện nay Việt Nam đã triển khai tiêm 05 liều vắc xin chứa thành phần bạch hầu cho trẻ từ 2 tháng tuổi. Lịch tiêm này hoàn toàn phù hợp theo khuyến cáo của WHO để tạo miễn dịch lâu dài, cũng như lịch tiêm chủng của quốc gia trên thế giới, đảm bảo mức độ miễn dịch cơ bản cần thiết cho trẻ em ở Việt Nam trong các độ tuổi quan trọng.

Người dân trong ổ dịch bạch hầu cần làm gì?

Người dân tại nơi có ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc điều trị dự phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và khuyến cáo của cơ quan y tế. Trong trường hợp tiếp xúc gần tự theo dõi sức khỏe, khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cán bộ y tế.

Trích nguồn dẫn: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC TP HCM).
Bộ phận đăng tin: T3G – TTGDSK – P.CTXH – BV LÊ VĂN THỊNH.
Ngày đăng: 15/07/2024.

Bản Quyền © 2021 Bệnh Viện Lê Văn Thịnh - Thiết Kế và Phát Triển bởi Hân Gia Group