benh-nhan-suy-than-1-1104.jpg

Nhiều năm qua, bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối ở huyện Cần Giờ (TP.HCM) phải vượt quãng đường hơn 50km, vào trung tâm thành phố để chạy thận. Năm 2023, đơn vị chạy thận được thiết lập ngay tại bệnh viện huyện, giúp bệnh nhân đỡ vất vả.

Anh Huỳnh Tấn Tài, 34 tuổi, ngụ tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM. Anh bị suy thận mạn giai đoạn cuối, phải chạy thận 3 lần/tuần tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Trước đây, anh phải vào đất liền từ chiều hôm trước để sáng hôm sau bắt xe vào bệnh viện, tốn 25 giờ đi và về cho một lần chạy thận.

Anh Huỳnh Tấn Tài, 34 tuổi, ngụ tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM. Anh bị suy thận mạn giai đoạn cuối, phải chạy thận 3 lần/tuần tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Trước đây, anh phải vào đất liền từ chiều hôm trước để sáng hôm sau bắt xe vào bệnh viện, tốn 25 giờ đi và về cho một lần chạy thận.

Cần Giờ là huyện duy nhất giáp biển ở TP HCM, nằm phía đông nam, cách trung tâm TP khoảng 50km đường bộ. Năm 2023, huyện có hơn 40 người bệnh cần chạy thận định kỳ nhưng địa bàn không có cơ sở y tế triển khai kỹ thuật này. Với người bệnh ở xã đảo Thạnh An, sự vất vả còn tăng lên nhiều lần.

Cần Giờ là huyện duy nhất giáp biển ở TP HCM, nằm phía đông nam, cách trung tâm TP khoảng 50km đường bộ. Năm 2023, huyện có hơn 40 người bệnh cần chạy thận định kỳ nhưng địa bàn không có cơ sở y tế triển khai kỹ thuật này. Với người bệnh ở xã đảo Thạnh An, sự vất vả còn tăng lên nhiều lần.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức) đã xung phong hỗ trợ Trung tâm Y tế - Bệnh viện huyện Cần Giờ, thiết lập đơn vị thận nhân tạo với 5 máy lọc. Năm 2023, lần đầu tiên máy lọc thận về tới Cần Giờ. Bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã trực tiếp đưa đoàn xuống khảo sát, đánh giá.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức) đã xung phong hỗ trợ Trung tâm Y tế - Bệnh viện huyện Cần Giờ, thiết lập đơn vị thận nhân tạo với 5 máy lọc. Năm 2023, lần đầu tiên máy lọc thận về tới Cần Giờ. Bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã trực tiếp đưa đoàn xuống khảo sát, đánh giá.

Các chuyên gia nhanh chóng thống nhất phương án và khẩn trương làm xuyên lễ 2/9 để lắp đặt hệ thống nước RO đạt chuẩn và 5 máy chạy thận. Đơn vị thận nhân tạo của Bệnh viện Lê Văn Thịnh đặt tại Cần Giờ với nhân sự của bệnh viện vận hành và đảm bảo an toàn theo quy định.

Các chuyên gia nhanh chóng thống nhất phương án và khẩn trương làm xuyên lễ 2/9 để lắp đặt hệ thống nước RO đạt chuẩn và 5 máy chạy thận. Đơn vị thận nhân tạo của Bệnh viện Lê Văn Thịnh đặt tại Cần Giờ với nhân sự của bệnh viện vận hành và đảm bảo an toàn theo quy định.

Anh Huỳnh Tấn Tài đã được chạy thận tại huyện nhà. Anh không còn phải đi từ chiều hôm trước, thuê nhà trọ, bắt xe đi xuyên Rừng Sác để đến bệnh viện duy trì cuộc sống.

Anh Huỳnh Tấn Tài đã được chạy thận tại huyện nhà. Anh không còn phải đi từ chiều hôm trước, thuê nhà trọ, bắt xe đi xuyên Rừng Sác để đến bệnh viện duy trì cuộc sống.

Bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh (thứ 2 từ phải qua) gặp gỡ trực tiếp gia đình người bệnh. Ông cho rằng sẽ cần khoảng 10 máy chạy thận để đáp ứng cho người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối hiện tại ở Cần Giờ (41 người).

Bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh (thứ 2 từ phải qua) gặp gỡ trực tiếp gia đình người bệnh. Ông cho rằng sẽ cần khoảng 10 máy chạy thận để đáp ứng cho người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối hiện tại ở Cần Giờ (41 người).

Theo bác sĩ Đoàn Văn Huệ, Giám đốc bệnh viện huyện Cần Giờ, với sự hỗ trợ của Bệnh viện Lê Văn Thịnh, lần đầu tiên Cần Giờ có một đơn vị chạy thận. Đây là niềm mơ ước của địa phương, nhất là ở các vùng xa như xã đảo Thạnh An.

Theo bác sĩ Đoàn Văn Huệ, Giám đốc bệnh viện huyện Cần Giờ, với sự hỗ trợ của Bệnh viện Lê Văn Thịnh, lần đầu tiên Cần Giờ có một đơn vị chạy thận. Đây là niềm mơ ước của địa phương, nhất là ở các vùng xa như xã đảo Thạnh An.

Mặc dù thay đổi địa điểm chạy thận, các bệnh nhân vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi Bảo hiểm y tế như trước đây. Người bệnh không phải tốn kém nhiều chi phí ăn uống, di chuyển, không còn cảnh ngất xỉu vì đường xa sau khi chạy thận về nhà.

Mặc dù thay đổi địa điểm chạy thận, các bệnh nhân vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi Bảo hiểm y tế như trước đây. Người bệnh không phải tốn kém nhiều chi phí ăn uống, di chuyển, không còn cảnh ngất xỉu vì đường xa sau khi chạy thận về nhà.

Ông Trương Minh Dũng (52 tuổi) cho biết đã chạy thận hơn 1 năm qua tại Bệnh viện Quân y 175 (quận Gò Vấp, TP.HCM). Mỗi lần đến lịch chạy thận, ông Dũng phải tranh thủ đi từ sáng sớm để đến kịp giờ, khi về đến nhà đã là chiều tối. Dù rất mệt mỏi nhưng vì tính mạng và sức khoẻ, ông vẫn cố gắng.

Ông Trương Minh Dũng (52 tuổi) cho biết đã chạy thận hơn 1 năm qua tại Bệnh viện Quân y 175 (quận Gò Vấp, TP.HCM). Mỗi lần đến lịch chạy thận, ông Dũng phải tranh thủ đi từ sáng sớm để đến kịp giờ, khi về đến nhà đã là chiều tối. Dù rất mệt mỏi nhưng vì tính mạng và sức khoẻ, ông vẫn cố gắng.

Khi nghe tin người bệnh được chạy thận ở Bệnh viện huyện Cần Giờ, ông Dũng và nhiều bệnh nhân vui mừng vì không còn phải trải qua quãng đường vất vả nữa.

Khi nghe tin người bệnh được chạy thận ở Bệnh viện huyện Cần Giờ, ông Dũng và nhiều bệnh nhân vui mừng vì không còn phải trải qua quãng đường vất vả nữa. "Nhà tôi đi đến bệnh viện huyện chỉ 5 phút, từ giờ sẽ không còn tốn công sức và tiền bạc để đi vào nội thành nữa", ông nói.

Toàn huyện Cần Giờ có 19.589 hộ dân, mật độ dân cư thưa, phân bố không đều. Tổng số nhân viên y tế chỉ có 239 người gồm 21 bác sĩ, 125 điều dưỡng, hộ sinh. Sở Y tế TP.HCM đã xây dựng đề án “Củng cố và nâng cao năng lực y tế huyện Cần Giờ giai đoạn từ nay đến năm 2025 và giai đoạn 2025-2030

Toàn huyện Cần Giờ có 19.589 hộ dân, mật độ dân cư thưa, phân bố không đều. Tổng số nhân viên y tế chỉ có 239 người gồm 21 bác sĩ, 125 điều dưỡng, hộ sinh. Sở Y tế TP.HCM đã xây dựng đề án “Củng cố và nâng cao năng lực y tế huyện Cần Giờ giai đoạn từ nay đến năm 2025 và giai đoạn 2025-2030".

Theo Phó giáo sư, bác sĩ Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, chăm lo sức khỏe người dân trên địa bàn là chức phận của toàn ngành y tế thành phố. Trong đó, Cần Giờ lâu nay vẫn còn là vùng trũng về y tế, nên giúp bà con nơi đây cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế ngày càng nhiều càng thiết thực. 

Theo Phó giáo sư, bác sĩ Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, chăm lo sức khỏe người dân trên địa bàn là chức phận của toàn ngành y tế thành phố. Trong đó, Cần Giờ lâu nay vẫn còn là vùng trũng về y tế, nên giúp bà con nơi đây cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế ngày càng nhiều càng thiết thực.

Thực hiện: Giao Linh

Nguồn: Vietnamnet.vn


1.jpg

Lãnh đạo bệnh viện cần quan tâm đến hội chứng “Burnout”

Theo từ điển Oxford, thuật ngữ “burnout” được hiểu là sự suy sụp về thể chất và tinh thần do quá tải công việc và bị căng thẳng (stress). Hội chứng “Burnout” xuất hiện ở các thầy thuốc lần đầu tiên được mô tả vào năm 1974 bởi chuyên gia tâm lý học người Mỹ Herbert Freudenberger. Đây là một hội chứng liên quan đến công việc rất đặc thù của những người công tác trong ngành y tế, nhất là các bác sĩ – những người trực tiếp tham gia hoạt động khám, chữa bệnh tại các bệnh viện và các cơ sở y tế khác.

Biểu hiện của hội chứng “Burnout” bao gồm các dấu hiệu: kiệt sức, hoài nghi và giảm hiệu quả công việc. Hội chứng này có thể xảy ra ở nhân viên trong mọi lĩnh vực, nhưng hay gặp nhất là những người làm việc trong môi trường có mối liên quan mật thiết giữa người với người, như giáo viên, nhân viên xã hội, nhân viên cảnh sát và nhân viên y tế.
Năm 2011, tại Mỹ, lần đầu tiên đã có một nghiên cứu quốc gia với quy mô lớn về hội chứng “burnout” trong đội ngũ các thầy thuốc. Khảo sát 7.288 bác sĩ chuyên khoa, nhóm nghiên cứu đã ghi nhận có khoảng 45% các bác sĩ có ít nhất 1 triệu chứng của hội chứng này, tần suất xuất hiện hội chứng này trong đội ngũ các thầy thuốc nhiều hơn so với nhân viên làm việc trong các lĩnh vực công tác khác, và số bác sĩ mắc phải hội chứng này có xu hướng tăng dần theo thời gian. Công trình nghiên cứu này được đăng tải trên Tạp chí The Journal of the American Medical Association, tháng 2/2017, từ kết quả  nghiên cứu này, các tác giả ước tính có trên 50% các bác sĩ mắc hội chứng “burnout”.
Đi tìm các nguyên nhân và yếu tố thuận lợi góp phần làm cho các bác sĩ mắc hội chứng “burnout”, các chuyên gia quản lý và tâm lý đã chỉ ra những yếu tố sau: quá tải khối lượng công việc của người thầy thuốc, bao gồm cả gánh nặng công việc hành chánh, môi trường thực hành không đạt hiệu quả mong muốn, mất kiểm soát công việc, tích hợp giữa công việc và cuộc sống, ý nghĩa công việc bị xói mòn. Căng thẳng và kiệt sức có thể được tạo ra bởi một sự kết hợp của khối lượng công việc quá mức, giờ làm việc quá mức, khiếu nại từ bệnh nhân, và các thủ tục hành chánh mà người bác sĩ phải làm. Không giống như những ngành công nghiệp, nhiều tiến bộ trong đó công nghệ giúp cải thiện hiệu quả công việc, nhưng đối với các bác sĩ, bệnh án điện tử (EHR) dường như đã làm tăng thêm gánh nặng hành chánh, làm cho các bác sĩ bị phân tâm và giảm tương tác với bệnh nhân. Ngoài ra, những yêu cầu chi tiết về thủ tục hành chánh của các công ty bảo hiểm y tế để đảm bảo được chi trả cũng là một gánh nặng cho các bác sĩ. Nhóm nghiên cứu quan sát trực tiếp 57 bác sĩ trong 430 giờ làm việc, cho thấy các bác sĩ chỉ dành khoảng 33% số giờ làm việc của họ để thực hiện công việc lâm sàng trực tiếp với bệnh nhân, và có đến 49% thời gian để hoàn thành công tác hành chánh và tương tác với bệnh án điện tử.
Các chuyên gia tâm lý đã mô tả 3 triệu chứng chính của hội chứng “burnout”: (1) Kiệt sức, là cảm giác thiếu năng lượng hoặc mệt mỏi do một hoặc nhiều yếu tố trong lĩnh vực về năng lượng, cảm xúc, và tinh thần. Các triệu chứng thể chất hay gặp như đau dạ dày, ruột; (2) Hoài nghi, thấy công việc của họ ngày càng căng thẳng và bực dọc, mất khả năng đồng cảm và kết nối với bệnh nhân, nhân viên và đồng nghiệp, thậm chí hay đổ lỗi, hoặc cảm thấy tội lỗi; (3) Giảm hiệu suất, rất tiêu cực về nhiệm vụ của họ, thấy khó tập trung, không biết lắng nghe và thiếu sự sáng tạo.
Với các triệu chứng như vậy, hệ quả của hội chứng “Burnout” là rất rõ cả về phía cá nhân bác sĩ bị hội chứng này và cả phía bệnh viện, theo đó, cá nhân sẽ dần đi vào trầm cảm nếu không được can thiệp kịp thời sẽ có những hệ luỵ xấu của chứng trầm cảm, tổ chức thì khó đạt hiệu quả mong muốn và ngày càng xấu hơn.
Điều đáng lo ngại hơn là hội chứng “Burnout” gần như là hội chứng khá đặc thù dành riêng cho nhân viên y tế không chỉ xảy ra ở các bác sĩ điều trị, mà nó còn ảnh hưởng và tác động lên cả các loại hình nhân viên y tế khác. Khảo sát mới đây vào tháng 4/2018, nhóm nghiên cứu về quản lý y tế thuộc Tạp chí New England Journal of Medicine cho thấy hội chứng “Burnout” còn xảy ra ở người điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bênh (RN), điều dưỡng chuyên khoa (APRN), bác sĩ trưởng khoa lâm sàng, và cả các nhà quản lý bệnh viện. Trong đó, điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh có tỉ lệ mắc hội chứng “Burnout” là cao nhất (78%), kế đến là các điều dưỡng chuyên khoa (64%), các bác sĩ trưởng khoa (56%) và các nhà quản lý bệnh viện (42%).
Các loại hình nhân viên y tế mắc hội chứng “Burnout” (tại Mỹ, năm 2018)
Hiện nay, hệ thống bệnh viện của nhiều nước đang trải qua những thay đổi to lớn nhằm thích ứng với những yêu cầu mới, đó là những yêu cầu nghiêm ngặt trong chi trả của bảo hiểm y tế, đến áp lực tự chủ tài chính, đẩy mạnh ứng dụng CNTT tiến đến bệnh án điện tử, yêu cầu về chất lượng bệnh viện của người bệnh ngày càng khó khăn hơn,… đã dẫn đến những kỳ vọng lớn hơn về năng suất, khối lượng công việc tăng lên, và giảm tính tương thích của bác sĩ, và các nhà quản lý bệnh viện. Biết được những yếu tố thuận lợi gây ra hội chứng “burnout” ở các bác sĩ, điều dưỡng và ngay cả nhà quản lý bệnh viện và các hệ quả xấu của nó để có những giải pháp chủ động và hợp lý hơn, đây là một thách thức không nhỏ đối với những ai đang và sẽ làm công tác quản trị bệnh viện.

Nguồn: medinet.gov.vn

 


1.png

“Cái gì bán được trong nhà, tôi cũng bán hết rồi. Nếu được đánh đổi, bán mạng này để con tỉnh lại, tôi cũng chấp nhận…”, người mẹ nghẹn ngào chia sẻ khi nhìn con nằm bất động trên giường hồi sức.

Những ngày đầu năm 2024, người người, nhà nhà vui vẻ tụ họp gia đình, háo hức chờ đếm ngược đến Tết Nguyên đán. Vậy nhưng, cô Trần Thị Tiến Lực (52 tuổi, quê Đắk Nông) không còn tâm trạng nghĩ về Tết nữa.
Mẹ khóc ngất bên giường hồi sức: Cứu con, tôi bán mạng mình cũng được - 1
Cô Tiến Lực (bìa phải) nghẹn ngào bên giường bệnh con trai (Ảnh: Hoàng Lê).

Chồng mới mổ thận, con trai lại nguy kịch.

Chỉ trong vòng một năm, tai họa liên tục giáng xuống gia đình cô Lực. Chồng cô vừa trải qua ca mổ thận, còn đang ở giai đoạn hồi phục vết thương, trong khi con trai lớn vì bạo bệnh phải tiến hành phẫu thuật não. Nỗi đau chưa kịp nguôi ngoai, bi kịch lại tiếp diễn với người con trai Võ Đức Nhựt (23 tuổi), bởi một tai nạn nghiêm trọng.
Đôi mắt đỏ hoe nhìn con trên giường bệnh, cô Lực kể, hôm đó là một buổi chiều chập choạng giữa tháng 11, trời đổ mưa tầm tã. Con trai đang trên đường đi làm về thì xe máy va phải đá, té xuống đường.
“Tôi gọi nó hoài không được. Khi gọi cho con dâu thì được báo tin con trai tôi đã đi cấp cứu rồi. Lúc chạy vào viện, tôi thấy tai và miệng nó chảy đầy máu…”, cô Lực vừa kể, vừa khóc.
Mẹ khóc ngất bên giường hồi sức: Cứu con, tôi bán mạng mình cũng được - 2
Người mẹ không cầm được nước mắt khi kể về bi kịch xảy ra với con (Ảnh: Anh Thư).
Sau 2 đêm cấp cứu tại Bệnh viện ở Đắk Lắk, Vọ Đức Nhựt được chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) trong tình trạng nhiễm trùng phổi nặng. Thêm 10 ngày điều trị tích cực, nam bệnh nhân dần qua cơn nguy kịch, nhưng sức khỏe còn rất yếu.
Đến ngày 23/11/2023, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức) để điều trị phục hồi, trong tình trạng vẫn còn hôn mê sâu, hay lên cơn co giật và sốt cao.
Bác sĩ Phạm Quốc Khanh, khoa Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Lê Văn Thịnh cho biết, đến nay tri giác bệnh nhân vẫn chưa cải thiện. Bệnh nhân còn xuất hiện thêm các biến chứng tổn thương não như động kinh và hội chứng mất muối do não.
Mẹ khóc ngất bên giường hồi sức: Cứu con, tôi bán mạng mình cũng được - 3
Bác sĩ cho biết, bệnh nhân vẫn còn chưa nhận biết được, sẽ còn điều trị kéo dài (Ảnh: Anh Thư).
“Trường hợp động kinh của bệnh nhân khó kiểm soát, hiện tại vẫn tiếp tục điều trị bằng thuốc. Tiên lượng có thể điều trị lâu dài. Gia đình bệnh nhân có hoàn cảnh rất khó khăn”, bác sĩ Khanh chia sẻ.

“Cứu được con, tôi bán mạng mình cũng được”

Chứng kiến con từ một chàng trai khỏe mạnh, là trụ cột gia đình, giờ chỉ nằm một chỗ, chân tay buông thõng không cảm giác, ai nói gì cũng không nghe, ruột gan người mẹ như đau thắt.
Mỗi ngày tranh thủ thời gian thăm bệnh, người mẹ lại đến cạnh bên cầm tay, cố đánh thức con trong vô vọng: “Nhựt ơi dậy đi con, dậy về với gia đình, với vợ con đi Nhựt…”.
Mẹ khóc ngất bên giường hồi sức: Cứu con, tôi bán mạng mình cũng được - 4
Vừa gọi con, người mẹ nghèo vừa khóc vì bất lực (Ảnh: Anh Thư).
Rồi người mẹ lại nghẹn giọng kể, Nhựt mới lập gia đình không lâu, con gái đầu lòng chỉ 18 tháng tuổi. Từ ngày chồng gặp nạn, con dâu cũng như cô, luôn túc trực tại bệnh viện, mong ngóng từng cử động của con trai. Và cũng chính vì vậy, cháu nội cô Lực đang phải xa vòng tay che chở của cha mẹ.
Nắm lấy đôi bàn tay yếu ớt của chồng, chị Vi Thị Ngọc Linh cho biết, từ ngày chồng lâm nạn, con gái 18 tháng tuổi của chị cũng phải cai sữa đột ngột.
“Vợ chồng em thuê trọ ra riêng sau khi cưới, công việc đi hái cà phê thường ngày chỉ đủ lo bỉm sữa cho con. Những ngày qua, em phải để con ở nhà ngoại. Giờ em chỉ mong chồng em tỉnh lại, về nhà với mẹ con em…”, chị Linh nghẹn ngào nói.
Mẹ khóc ngất bên giường hồi sức: Cứu con, tôi bán mạng mình cũng được - 5
Người vợ trẻ mong chồng sớm tỉnh lại, trở về với con gái bé bỏng ở quê (Ảnh: Hoàng Lê).
Từ ngày anh Nhựt lâm nguy, cô Lực đã khốn khó lại càng thêm kiệt quệ. Bán sạch tài sản để có số tiền đóng viện phí hơn 100 triệu đồng, hiện tại, gia đình cô  chỉ còn có căn nhà và hai con bò đã vay tiền nhà nước mua trước đó.
“Cái gì bán được trong nhà, tôi cũng bán hết rồi, và cũng đi vay mượn khắp nơi. Con tôi mới 23 tuổi, giờ mang về chẳng khác nào “chôn sống” nó. Tôi cầu xin mọi người giúp con tôi qua được bệnh tật này. Nếu được đánh đổi, bán cái mạng này để con tôi tỉnh lại, tôi cũng chấp nhận…”, người mẹ nức nở tâm sự, chờ đợi phép màu đến với con trai.

Nguồn: dantri.com.vn

Mọi sự ủng hộ, giúp đỡ mã số 5091 xin gửi về:

1. Cô Trần Thị Tiến Lực (mẹ bệnh nhân Võ Đức Nhựt)

Địa chỉ: Thôn Nam Xuân, xã Nam Đà, huyện KRông Nô, tỉnh Đắk Nông

SĐT: 0373.706.492

2. Báo điện tử Dân trí

Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: nhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

(nội dung chuyển khoản ghi: ủng hộ MS 5091)

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 1017378606

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 1017780241

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản EUR tại Vietcombank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 1022601465

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (Vietcombank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 126000081304

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

Số Tài khoản: 26110002631994

Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

ĐT: 0436869656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0231195149383

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

– Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

– Số tài khoản VND: 1400206035022

– Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.

* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)

– Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

– Số tải khoản VND: 1017589681

– Chi nhánh Hà Nội.

* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

– Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí

– Số tài khoản VND: 333556688888

– Chi nhánh Đông Đô – Phòng GD Thanh Xuân

3. Văn phòng đại diện của báo:

– VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

Tel: 0236. 3653 725

– VP TPHCM: Số 51 – 53, Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM.

Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567

– VP Thanh Hóa: Lô 06, đại lộ Võ Nguyên Giáp, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Tel: 0914.86.37.37

– VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Tel: 0292.3.733.269


Logo-So-Y-Te-TPHCM-Department-of-Healt-of-HCM-City.png

17 Tháng Mười Hai, 2023 Chưa phân loạiTin TứcTruyền Thông
Sau thời gian khẩn trương chuẩn bị, cho đến nay mọi công tác chuẩn bị để triển khai kỹ thuật chạy thận ngay tại Trung tâm Y tế huyện Cần Giờ đã được các y, bác sĩ của BV Lê Văn Thịnh hoàn tất và sẵn sàng triển khai khi được Sở Y tế chính thức phê duyệt. Hiện đã có 16 trong tổng số 41 người bệnh bị suy thận mạn đang cư ngụ tại huyện Cần Giờ, huyện Cần Giuộc – tỉnh Long An, và các khu vực lân cận thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đăng ký chạy thận tại Cần Giờ.
Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhân lực y tế cần thiết cho hoạt động chạy thận đã sẵn sàng phục vụ người bệnh suy thận đang sinh sống tại Cần Giờ.

Nằm trong chuỗi các hoạt động của Đề án “Củng cố và nâng cao năng lực y tế huyện Cần Giờ giai đoạn từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo” của Ngành Y tế Thành phố, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức đoàn công tác gồm các chuyên gia về bệnh thận và lọc máu (thuộc BV Nhân dân 115, Trưng Vương) cùng BGĐ BV Lê Văn Thịnh (bệnh viện xung phong hỗ trợ triển khai kỹ thuật chạy thận ngay tại Cần Giờ) đến Trung tâm y tế huyện Cần Giờ để thẩm định và đánh giá những yêu cầu cần thiết theo quy định về cơ sở hạ tầng, TTB, nhân lực khi muốn triển khai kỹ thuật chạy thận nhân tạo.

Đoàn thẩm định đánh giá cao BV Lê Văn Thịnh đã nỗ lực hoàn thiện về cơ sở vật chất và hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế về thận nhân tạo (theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 của Bệnh viện được công nhận), cơ bản đáp ứng cho việc triển khai thận nhân tạo; đồng thời Bệnh viện đã cử nhân viên y tế có kinh nghiệm về chạy thận trực tiếp phụ trách và quản lý vận hành hệ thống R.O tuân thủ các quy định và đảm bảo an toàn người bệnh khi triển khai kỹ thuật chạy thận tại Trung tâm y tế huyện Cần Giờ.

Bên cạnh đảm bảo việc triển khai và vận hành hệ thống thận nhân tạo theo đúng quy định, Sở Y tế tiếp tục làm việc với Bảo hiểm xã hội Thành phố để đảm bảo cho người bệnh được hưởng các chế độ thanh toán bảo hiểm y tế, giúp người bệnh yên tâm điều trị.

Việc huy động nguồn lực của Ngành Y tế triển khai kỹ thuật chạy thận tại Cần Giờ ngoài mục đích đảm bảo công bình y tế trong tiếp cận các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ, còn mang ý nghĩa thiết thực khác, đó là khởi động lộ trình hình thành trở lại Bệnh viện Cần Giờ (theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh sữa đổi). Hiện Thành phố có 4 quận, huyện chỉ có Trung tâm y tế, không có bệnh viện (Quận 3, 5, 10 và Huyện Cần Giờ), theo kế hoạch phát triển của Ngành Y tế Thành phố, 1 trong 4 địa phương này cần sớm hình thành trở lại loại hình bệnh viện chính là huyện Cần Giờ, do những đặc điểm rất đặc thù (ở xa trung tâm Thành phố, xung quanh Trung tâm Y tế huyện không có các bệnh viện Thành phố như ở Quận 3, 5 và 10).

Sở Y tế ghi nhận và hoan nghênh tập thể lãnh đạo và nhân viên y tế BV Lê Văn Thịnh đã tình nguyện và triển khai hiệu quả công tác chuẩn bị để sớm triển khai kỹ thuật chạy thận tại Trung tâm Y tế huyện Cần Giờ. Sở Y tế tiếp tục kêu gọi các bệnh viện trên địa bàn Thành phố tiếp tục tình nguyện đăng ký hỗ trợ nguồn lực để Cần Giờ sớm hình thành trở lại loại hình bệnh viện đa khoa hướng đến mục tiêu cung ứng đầy đủ các dịch vụ kỹ thuật thiết yếu trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phổ biến cho người dân Cần Giờ ngày một tốt hơn.

Đoàn công tác Sở Y tế thẩm định hệ thống thận nhân tạo tại Trung tâm Y tế huyện Cần Giờ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: medinet.gov.vn


ClbbnLeVanThinh_12.jpg

11 Tháng Mười Hai, 2023 Chưa phân loạiTin TứcTruyền Thông

Ngày 9 tháng 12, tại bệnh viện Lê Văn Thịnh, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, câu lạc bộ bệnh nhân tại bệnh viện với chủ đề “Ăn Tết cùng bệnh hen suyễn, làm gì với bệnh hô hấp vào mùa lạnh” đã được tổ chức

Tham dự chương trình có Thầy thuốc ưu tú, BS-CKII Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh, Bác sĩ Quách Minh Phong, Trưởng đơn vị chăm sóc Hô hấp của Bệnh viện, Chủ nhiệm Câu lạc Bộ bệnh nhân Bệnh viện Lê Văn Thịnh, Đại diện các Bệnh viện quận Gò Vấp, Đại diện Bệnh viện huyện Cần Giuộc tỉnh Long An và Đại diện Bệnh viện phổi tỉnh Tây Ninh.
Người dân đến tham gia buổi sinh hoạt câu lạc bộ tại bệnh viện
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Chuyên khoa II Trần Văn Khanh, Giám đốc bệnh viện Lê Văn Thịnh chia sẻ khai mạc câu lạc bộ
Bác sĩ Quách Minh Phong chia sẻ tại chương trình
Sau phần phát biểu khai mạc của Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Chuyên khoa II Trần Văn Khanh, Giám đốc bệnh viện và phần phát biểu chia sẻ của bác sĩ Quách Minh Phong, các cô, bác bệnh nhân được nghe hai chuyên đề “Ăn Tết với Bệnh hen suyễn” của bác sĩ Cao Thành Nguyên và “Bệnh Hô hấp làm gì trong mùa lạnh” của bác sĩ Lê Hữu Tùng.
Chia sẻ về chủ đề “Ăn Tết với bệnh hen suyễn”, bác sĩ Cao Thành Nguyên khuyến cáo bệnh nhân lau dọn nhà cửa phòng ốc thường xuyên bằng khăn ướt, hút bụi các vật dụng trong nhà như ghế, nệm, ghế salon ít nhất 2 lần một tuần, giặt giũ mùng, mền, chiếu, gối, võng…thường xuyên và phơi nắng, bọc nệm, gối bằng drap và áo gối bằng chất liệu chống bám bụi, phòng ngủ, phòng khách phải mở cửa thông thoáng, đảm bảo ánh sáng mặt trời chiếu vào, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, nhang, bếp, hạn chế sử dụng các loại nước hoa, thuốc xịt phòng có mùi mạnh, đeo khẩu trang khi ra ngoài trời hoặc những nơi nhiều loại hoa cỏ.
Bên cạnh đó, bác sĩ Nguyên cũng khuyến cáo về cách ăn uống và các yếu tố môi trường, các hoạt động gắng sức, xúc động mạnh hoặc các đợt nhiễm trùng về hô hấp cũng có thể làm bệnh hen suyễn bùng phát.
Chia sẻ về chủ đề bệnh hô hấp làm gì trong mùa lạnh, bác sĩ Lê Hữu Tùng cho biết có 3 vấn đề cần được quan tâm: vì sao bệnh hô hấp hay gặp vào mùa lạnh, các bệnh hô hấp nào dễ gặp vào mùa lạnh và cách phòng ngừa.
Đại diện bệnh viện lao và bệnh phổi Tây Ninh phát biểu
Đại diện Bệnh viện huyện Cần Giuộc tỉnh Long An phát biểu

 

Bác sĩ Lê Hữu Tùng chia sẻ tại chương trình
Bác sĩ Cao Thành Nguyên chia sẻ tại chương trình
Đại diện bệnh viện quận Gò Vấp chia sẻ
Bệnh nhân tham gia câu lạc bộ đặt câu hỏi tương tác với bác sĩ
Xoay quanh chương trình này, ông Phạm Quốc Trí, Quyền Giám đốc Ngành hàng Hô hấp & Hô hấp, Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam đã có những chia sẻ về mô hình, sự lan tỏa và định hướng tương lai của Câu lạc bộ.

Mô hình câu lạc bộ

Ông Trí chia sẻ: “Mô hình câu lạc bộ bệnh nhân tại bệnh viện Lê Văn Thịnh là một trong những hoạt động chính của những đơn vị quản lý ngoại trú Hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính-COPD (UMAC) trong mạng lưới Healthy Lung (Chương trình Vì Lá Phổi Khỏe Việt Nam). Hoạt động này nhằm giúp bệnh nhân trong khu vực gần bệnh viện và các tỉnh lân cận được tiếp cận những kiến thức quản lý về bệnh Hen & COPD, nhắc nhở bệnh nhân đi tái khám thường xuyên, dùng đúng và đủ thuốc theo chẩn đoán và tư vấn của các nhân viên y tế. Đồng thời, những kiến thức được cập nhật liên tục sẽ hỗ trợ bệnh nhân tốt hơn trong việc kiểm soát Hen & COPD, nhằm tránh nguy cơ đợt kịch phát cần nhập viện.”

Tính hiệu quả, sức lan tỏa và định hướng sắp đến của mô hình câu lạc bộ bệnh nhân Lê Văn Thịnh

Ông Trí cho biết: “Đây thật sự là một đơn vị UMAC đạt chuẩn trực thuộc bệnh viện Lê Văn Thịnh, đã và đang quản lý hơn 1,000 bệnh nhân Hen và COPD. Hoạt động giáo dục bệnh nhân được thực hiện mỗi quý đã thu hút số lượng bệnh nhân Hen & COPD đến tham dự để được cập nhật các kiến thức về cách sử dụng dụng cụ xịt, hít để đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như sự tuân thủ từ phía bệnh nhân. Chúng tôi nhận thấy mô hình hoạt động câu lạc bộ bệnh nhân thu hút được nhiều bệnh nhân cần được chia sẻ và nhân rộng với các bệnh tuyến quận huyện để quản lý ngoại trú hiệu quả bệnh nhân hen & COPD, đồng thời giúp giảm tải y tế tuyến trên, tiết kiệm cho ngân sách và toàn xã hội.”
Câu lạc bộ bệnh nhân Lê Văn Thịnh diễn ra thêm sôi nổi với chương trình rút thăm trúng thưởng dành cho các cô bác bệnh nhân tham gia câu lạc bộ.
Các cô bác bệnh nhân tham gia câu lạc bộ chụp hình lưu niệm với Ban Tổ chức và Đại diện nhà tài trợ
Biểu đồ số lượng bệnh nhân Hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh trong 4 năm, từ năm 2019 đến năm 2022.

Nguồn: Bệnh viện Lê Văn Thịnh

Dữ liệu cập nhật vào tháng 10 năm 2022 của Bệnh viện Lê Văn Thịnh cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2022, số lượng bệnh nhân hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) được quản lý ngoại trú tại bệnh viện Lê Văn Thịnh có sự biến động không đều. Cao nhất là 1700 ca vào năm 2021. Trong đó, 1008 ca bệnh hen và 692 ca bệnh COPD tại thời điểm đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát và lan rộng trên toàn địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2021. Con số giảm xuống còn 1138 ca vào năm 2022 (937 trường hợp bị hen và 221 trường hợp bị COPD) khi Việt Nam bắt đầu bao phủ Vaccine COVID-19 trên toàn quốc để thích ứng an toàn và kiểm soát linh hoạt, hiệu quả dịch COVID-19 theo tinh thần Nghị Quyết 128/NQ-CP của Chính phủ.
Như vậy, chứng tỏ rằng, bệnh nhân hen và COPD ngoại trú có sự biến động về số lượng trong những năm COVID-19 bùng phát mạnh tại Thành phố Hồ Chí Minh so với thời điểm trước dịch (300 bệnh nhân hen và COPD. Trong đó, 162 trường hợp có hen và 138 trường hợp có COPD so với 1700 vào thời cao điểm của dịch vào năm 2021).
Câu lạc bộ bệnh nhân thu hút được khoảng 50 cô bác là các bệnh nhân đến tham dự và chia sẻ. Câu lạc bộ bệnh nhân tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh kết thúc lúc 10 giờ sáng và được sự tài trợ của Công ty TNHH Astrazeneca Vietnam.

Tin và ảnh:  Trần Thanh Lộc


hinh-cg-3_1810202310-1200x720.png

18 Tháng Mười, 2023 Tin TứcTruyền Thông
Luân phiên bác sĩ trẻ tình nguyện về chăm sóc sức khoẻ cho người dân xã đảo Thạnh An, chính thức triển khai đơn vị chạy thận đặt tại Trung tâm y tế huyện Cần Giờ do Bệnh viện Lê Văn Thịnh đảm trách nhằm phục vụ người bệnh suy thận cư ngụ trên địa bàn Cần Giờ có thể khẳng định đây là những hoạt động thiết thực khởi động cho Đề án nâng cao năng lực y tế huyện Cần Giờ của Ngành Y tế TPHCM.
Lãnh đạo Sở Y tế và lãnh đạo huyện Cần Giờ chủ trì hội nghị thảo luận và thống nhất các nội dung của Đề án “Củng cố và nâng cao năng lực y tế huyện Cần Giờ giai đoạn từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo đên năm 2030” (ngày 18/10/2023)
Tính đến 31/12/2022, toàn huyện Cần Giờ có 19.589 hộ dân, với 77.894 nhân khẩu, mật độ dân cư thưa và phân bố không đều theo địa bàn hành chính xã, có xã quy mô dân số trên 20.000 người/xã (xã Bình Khánh) nhưng có xã quy mô dân số dưới 5.000 người/xã (xã Thạnh An). Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 94,8% dân số.
Tổng số nhân lực y tế của huyện Cần Giờ hiện có 239 người, gồm: 21 bác sĩ (tỷ lệ bác sĩ trên vạn dân chỉ đạt 5,14, trong khi cả Thành phố đã là 20); 125 điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y; 93 nhân viên khác. Trong thời gian 05 năm gần đây Trung tâm y tế không tuyển dụng được bác sĩ, hoặc tuyển dụng được nhưng sau một thời gian ngắn thì xin nghỉ việc, dẫn đến nhiều danh mục kỹ thuật trong tuyến, đặc biệt là nhi khoa, sản khoa, ngoại khoa,…không được triển khai, huyện tiếp tục nhận sự hỗ trợ nhân sự chuyên môn luân phiên từ các bệnh viện đầu ngành của Thành phố như Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Nhi Đồng 2, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Mắt,…
Việc sáp nhập bệnh viện huyện vào Trung tâm Y tế huyện Cần Giờ về cơ bản đã giúp Trung tâm thể hiện được vai trò tham mưu giúp Sở Y tế, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ trong các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu và triển khai các hoạt động chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, do không có bệnh viện nên năng lực cung ứng dịch vụ điều trị còn hạn chế do không thu hút được nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là bác sĩ có trình độ chuyên khoa, dẫn đến nhiều kỹ thuật điều trị chuyên khoa không được triển khai đáp ứng nhu cầu của người dân (như chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, sanh mổ…), người dân phải lên các bệnh viện tuyến trên để điều trị, mất rất nhiều thời gian đi lại và tốn kém về chi phí.
Trước thực trạng này, Sở Y tế đã xây dựng Đề án “Củng cố và nâng cao năng lực y tế huyện Cần Giờ giai đoạn từ nay đến năm 2025 và giai đoạn 2025-2030” với những hoạt động thiết thực, toàn diện như sau:
1) Nâng cao năng lực trạm y tế xã và phát triển mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng trên địa bàn huyện Cần Giờ đảm bảo mỗi người dân được chăm sóc sức khỏe ban đầu, được khám sức khỏe định kỳ để tầm soát và điều trị các bệnh không lây nhiễm, tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử. Ưu tiên tăng cường nhân lực bác sĩ cho trạm y tế xã đảo Thạnh An.
2) Nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch bệnh, bao gồm giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm, đáp ứng nhanh và xử lý triệt để các ổ dịch, giảm số mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm; ngăn chặn kịp thời không để dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi nguy hiểm xâm nhập vào Thành phố.
3) Tái thành lập Bệnh viện Đa khoa huyện Cần Giờ thuộc Trung tâm Y tế huyện Cần Giờ theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh, triển khai hiệu quả các dịch vụ kỹ thuật đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân huyện Cần Giờ, nhất là các bệnh mạn tính không lây thường gặp; tổ chức khám tầm soát theo chuyên khoa, phát hiện sớm bệnh cho người dân thu nhập thấp.
4) Hình thành Trung tâm cấp cứu 115 vệ tinh tại huyện Cần Giờ có đầy đủ các phương tiện vận chuyển cấp cứu nhất là tàu cấp cứu chuyên dụng để vận chuyển người bệnh cấp cứu từ xã đảo Thạnh An vào bệnh viện đa khoa huyện Cần Giờ để sơ cấp cứu trước khi chuyển đến các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến thành phố (nếu có chỉ định).
5) Huy động nguồn lực xã hội đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân về chăm sóc sức khỏe; Phát triển du lịch y tế tại huyện Cần Giờ với thế mạnh y học cổ truyền, y học không dùng thuốc của Ngành Y tế Thành phố.
6) Triển khai thí điểm cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn nhân lực y tế công tác lâu dài tại huyện Cần Giờ, có thể xem là yếu tố then chốt đảm bảo cho sự thành công của đề án. Theo đó, huyện Cần Giờ cần nghiên cứu, học tập những kinh nghiệm của huyện Củ Chi về việc thu hút và giữ chân nguồn nhân lực y tế (trước đây, cả bệnh viện chỉ có 13 bác sĩ, đến nay đã có trên 100 bác sĩ đang công tác lâu dài tại BV huyện Củ Chi).
Tại buổi họp tại huyện Cần Giờ vào sáng ngày 18/10/2023, lãnh đạo Sở Y tế và lãnh đạo huyện Cần Giờ thống nhất cao không phải chờ đến khi đề án được UBNDTP phê duyệt, sẽ triển khai ngay những hoạt động cấp bách và thiết thực trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho người dân huyện Cần Giờ, cụ thể như: luân phiên bác sĩ trẻ tình nguyện đến công tác tại Trạm y tế xã đảo Thạnh An; triển khai đơn vị chạy thận thuộc BV Lê Văn Thịnh đặt tại Trung tâm y tế huyện; sắp đến là thành lập Trạm Cấp cứu vệ tinh do Trung tâm Cấp cứu 115 đảm trách,… Điều đáng mừng là UBND huyện Cần Giờ đang khẩn trương triển khai “nhà ở xã hội” nhằm hỗ trợ nơi nghỉ, nơi sinh hoạt cho nhân viên y tế của các bệnh viện thành phố luân phiên đến công tác tại huyện Cần Giờ.
Sở Y tế trân trọng ghi nhận và cảm ơn các thầy thuốc trẻ thuộc nhiều bệnh viện khác nhau trên địa bàn Thành phố đã tình nguyện luân phiên đến công tác tại xã đảo Thạnh An, chính tinh thần tình nguyện và dấn thân vì sức khoẻ cộng đồng của các thầy thuốc trẻ đã mang lại nhiều niềm vui cho người dân xã đảo.
Sở Y tế trân trọng ghi nhận và cảm ơn tập thể lãnh đạo và các thầy thuốc của BV Lê Văn Thịnh đã xung phong triển khai đơn vị chạy thận ngay tại Trung tâm y tế huyện Cần Giờ, chính hoạt động thiết thực này đã mang lại nhiều niềm vui khó tả cho người dân không may mắc bệnh suy thận vì đỡ vất vả, gian nan khi phải trải qua chặng đường dài đến các bệnh viện của Thành phố để được chạy thận, thậm chí phải chấp nhận tốn thêm chi phí để thuê nhà trọ ở lại để chạy thận vì quá mệt mỏi khi phải di chuyển một chặng đường xa, qua nhiều tuyến xe buýt để đến được bệnh viện.
Sở Y tế tin rằng lãnh đạo huyện Cần Giờ tiếp tục có thêm những chính sách để thu hút các bác sĩ và điều dưỡng đến công tác lâu dài, là yếu tố mang tính quyết định cho sự thành công của đề án củng cố và nâng cao năng lực y tế huyện Cần Giờ hướng đến mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho người dân Cần Giờ.

Chính thức ra mắt Đơn vị chạy thận tại Trung tâm Y tế huyện Cần Giờ, người bệnh vui mừng cho biết không phải mất sức, mất tiền để đi lên Thành phố thuê phòng để được chạy thận (ngày 18/10/2023)

Nguồn: medinet.govn.vn


Bản Quyền © 2021 Bệnh Viện Lê Văn Thịnh - Thiết Kế và Phát Triển bởi Hân Gia Group