44.jpg

THÁNG 03′ TIẾP SỨC ĐỒNG HÀNH CÙNG NGƯỜI DÂN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN

Thứ hai, ngày 25/03/2023, 14:00PM, tại Bệnh viên Lê Văn Thịnh, Thành phố Thủ Đức.

(BV-LVT) Hoạt động tháng cao điểm nhân kỷ niệm Ngày Công tác xã hội 25-3, Đoàn bác sĩ Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) cùng Công ty Cổ Phần QH Plus (Quỹ Từ thiện Vun Gốc) và Câu lạc bộ Doanh nhân Tiền Giang tại TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp với và chính quyền địa phương huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) tổ chức Chương trình khám bệnh và tặng quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn 2 xã Đồng Thạnh và Đồng Sơn (huyện Gò Công Tây).

Từ sáng sớm đoàn y bác sĩ Bệnh viện Lê Văn Thịnh xuất phát về điểm khám tại nhà văn hóa xã Đồng Thạnh, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Theo lịch khám là 08h00 sáng cùng ngày nhưng Bà con đã đến đây từ rất sớm để chờ đón đoàn y bác sĩ bệnh viện thành phố về khám bệnh, phát thuốc, tặng quà miễn phí cho bà con, theo chính quyền địa phương đa số người dân những hộ nghèo , gia đình chính sách nơi đây có hoàn cảnh rất khó khăn, địa phương cũng đã nỗ lực vận động cùng chăm lo nhưng cũng chỉ được một phần nào hỗ trợ ch bà con nơi đây.

 

Bà con đến từ rất sớm chờ đoàn y, bác sĩ đến khám. – Nguồn ảnh: Trần Châu (P.CTXH)

Bác Nguyễn T, 61 tuổi cho biết, tôi làm nghề bán vé số bị tai nạn trông quá trình snh hoạt bị giẫm phải đinh hơn ba ngày nay chưa đi tiêm ngừa được, nghe đoàn y bác sĩ thành phố về đây khám tôi tranh thủ ghé qua nhờ xem tình trạng như thế nào, theo đánh giá của bác sĩ khám hiện tại vết thương đang mưng mũ viêm xung quanh, cần lên tuyến trên để xử trí tiếp tục và tiêm ngừa để phòng ngừa uống ván mặc dù đã trễ.

Kiểm tra đo huyết áp trước khi vào khám bệnh. – Nguồn ảnh: Trần Châu (P.CTXH)

Cùng hoàn cảnh Bà Lê Thị Do, 64 tuổi, ngụ tại xã Đồng Thạnh, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang, bị xe máy tông khi đi bán vé số khoảng 6 tháng trước. Sau ca phẫu thuật, bà đi lại được nhưng sức khỏe yếu dần. Thêm vào đó, bệnh phổi khiến bà khó thở, mệt mỏi, thở dốc thường xuyên.

Nghe tin đoàn bác sĩ từ TP.HCM về Tiền Giang, em L.H.T (9 tuổi) vội chở bà lên hội trường khám từ thiện. Hai bà cháu chậm chạp trên chiếc xe đạp thường dùng để bán vé số. “Cũng may hôm nay là chủ nhật, con không đi học nên chở bà đi khám bệnh”, T. nói.

Em được bà ngoại nuôi từ khi mới 3 tháng tuổi. Cha mẹ em chia tay, mẹ đi biền biệt không về. Cậu bé lớn lên bằng nghề bán vé số của bà ngoại. Em cho biết sau buổi sáng ở trường, chiều về, cậu bé sẽ phụ bà bán số. Có hôm đi khắp nơi, hai bà cháu bán được gần 100 tờ, tích cóp đủ sống qua ngày.

Cách đây ít lâu, hai bà cháu gặp mẹ T. cũng đang bán vé số. “Con nhìn mẹ nhưng mẹ không nhìn con”, T. kể rồi chạy vào gần chỗ bà ngoại đang đo huyết áp.

Bà được các Bác sĩ bệnh viện Lê Văn Thịnh siêu âm tại chỗ. – Nguồn ảnh: Trần Châu (P.CTXH)

Theo Ông Trần Quang Châu, Trưởng Phòng Công tác xã hội (CTXH) Bệnh viện Lê Văn Thịnh, chương trình từ thiện khám bệnh, phát thuốc tặng quà cho bà con vùng sâu vùng xa có hoàn cảnh khó khăn được Phòng CTXH thực hiện thường xuyên giúp cho bà con được tiếp cận thăm khám, làm cận lâm sàng, chẩn đón tại chỗ giúp định hướng công tác điều trị sau này cho bà con. Ngoài ra trong lúc thăm khám nếu phát hiện những ca bệnh đặc biệt khó khăn tại cơ sở chưa đủ điều kiện để điều trị thì được bệnh viện Lê Văn Thịnh tiếp nhận hỗ trợ điều trị cho người dân.

Theo đại diện của “Quỹ từ thiện Vun Gốc” thì đơn vị cũng thường xuyên đồng hành với các đơn vị về an sinh xã hội, trong đợt này các thành viên Công ty Cổ Phần QH Plus cùng đồng hành chăm lo sức khỏe cho bà con vùng sâu vùng xa được trải nghiệm thêm về hoàn cảnh khó khăn của người dân khi được chăm sóc về y tế.

Đại diện các đơn vị trao quà tặng cho bà con. – Nguồn ảnh: Trần Châu (P.CTXH)

Đợt khám từ thiện lần này được tổ chức nhân kỷ niệm ngày Công tác xã hội Việt Nam 25/3. Tại chương trình đoàn đã khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng 300 phần quà nhu yếu phẩm cho các hộ gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật, người già neo đơn và người có công với cách mạng. Tổng trị giá chương trình 110 triệu đồng do Công ty Cổ Phần QH Plus “Quỹ từ thiện Vun Gốc” ; Câu lạc bộ Doanh nhân Tiền Giang tại TP. Hồ Chí Minh và Đoàn bác sĩ Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP. Hồ Chí Minh) tài trợ.

Theo bác sĩ Hùng, qua thăm khám, đa phần bà con có bệnh về xương khớp vì làm nông, hoặc mắc bệnh về huyết áp, tiểu đường, tim mạch… do lớn tuổi. Một số trường hợp bị bệnh Parkinson, ung thư gan. cần phải điều trị lâu dài và kiên trì.

Sau khi khám bà con nhận thuốc, nhận quà ra về. – Nguồn ảnh: Trần Châu (P.CTXH)

Ông Huỳnh Thanh Bình, Chủ tịch huyện Gò Công Tây, cho biết địa phương rất trân trọng khi đoàn y bác sĩ của TP.HCM và mạnh thường quân về cấp thuốc và khám bệnh cho bà con. Đặc biệt, với người bệnh lớn tuổi hay neo đơn, việc đến cơ sở y tế thăm khám rất khó khăn vì không có người đưa đón.

Theo nhận xét đoàn Y, Bác sĩ Bệnh viện Lê Văn Thịnh với tay nghề cao về đây đã mang đến cho bà con nhiều cơ hội được chăm sóc sức khỏe tốt hơn trong thời gian tới”, ông Bình chia sẻ.

Trần Châu. TP.CTXH


sumiko1.webp

Sumiko chứa hoạt chất chính là paroxetine, được sử dụng trong điều trị trầm cảm và các dạng rối loạn lo âu. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần dùng thuốc theo đơn hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.
1. Chỉ định:

– Bệnh trầm cảm nặng.

Các dạng rối loạn lo âu như bệnh lo âu xã hội ( còn gọi là chứng ánh ảm xã hội) hay các rối loạn lo âu phổ biện.

– Rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

– Rối loạn hoảng loạn có kèm hoặc không kèm ám ảnh sợ khoảng trống.

– Rối loạn căng thẳng sau chấn thương.

2. Liều dùng:

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

Sử dụng thuốc Sumiko 20mg theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Ảnh minh họa: nguồn Internet

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

Trầm cảm: Liều khuyến cáo 20mg/ngày, có thể tăng dần mỗi 10mg đến 50mg mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh lo âu xã hội/chứng ám ảnh xã hội và các rối loạn lo âu phổ biến: Liều khuyến cáo 20mg/ ngày. Nếu triêu chứng bệnh vẫn còn có thể tăng dần mỗi 10mg đến tối đa 50mg/ ngày theo chỉ định của bác sĩ.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Liều khuyến cáo 40mg/ ngày. Liều khởi đầu 20mg có thể tăng dần mỗi 10mg cho đến liều khuyến cáo. Liều tối đa 60mg/ngày .

Rối loạn hoảng loạn: Liều khuyến cáo 40mg/ngày, nên khởi đầu với liều 10mg và có thể tăng dần mỗi 10mg cho đến liều khuyến cáo theo chỉ định của bác sĩ. Liều tối đa 60mg/ngày.

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương: Liều khởi đầu  khuyến cáo 20mg/ngày. Một số bệnh nhân có thể đạt được lợi ích điều trị sau khi tăng dần mỗi 10mg  tùy theo đáp ứng lâm sàng. Liều tối đa hằng ngày 50mg.

Suy gan hoặc thận: Nồng độ paroxetin trong huyết tương tăng lên ở các bệnh nhân suy thận nặng ( độ thanh thải creatinine <30ml/phút) hoặc suy gan nặng. Những bệnh nhân này nên dùng liều thấp hơn liều khuyến cáo thông thường cho người lớn.

Người già: Liều nên được bắt đầu ở mức 20mg/ngày và tăng dần mỗi 10mg đến liều tối đa 40mg/ngày theo chỉ định của bác sĩ.

Trẻ em: Không khuyến cáo sử dụng paroxetin.  

*Nếu quên dùng một liều, nên uống ngay khi nhớ ra trừ khi gần đến thời gian dùng liều tiếp theo. Không dùng gấp đôi liều ở lần kế tiếp để bù cho liều đã quên.

3. Những lưu ý khi sử dụng thuốc:

Thông báo cho bác sĩ nếu bệnh nhân đang dùng hoặc vừa mới ngưng dùng các thuốc sau:

– Thuốc tăng tiết serotonin.

– Pimozid.

– Enzym chuyển hóa thuốc như ( carbamazepine, rifampicin, phenobarbital, phenytonin).

– Fosamprenavir/ritonavir.

– Procyclidin.

– Thuốc bị chuyển hóa bởi enzyme CYP2D6 ( một số thuốc chống trầm cảm 3 vòng như clomipramine, nortriptylin và desipiramin); thuốc an thần nhóm phenothiazine như ( perphenazin và thoridazin); risperidon; atomoxetin; một số thuốc chống loạn nhịp typ 1C (như propafenon và flecanid) và metoprolol.

– Thuốc chống đông đường uống.

– Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), acid acetylsalicylic, và các thuốc chống kết tập tiểu cầu khác.

– Thuốc tác động lên pH dạ dày.

– Nên tránh dùng rượu trong thời gian dùng thuốc.

4. Dược lực học:

Cơ chế tác động: Paroxetin là thuốc ức chế thu hồi 5-hydroxytryptamin mạnh và có chọn lọc và tác dụng chống trầm cảm của thuốc được cho là có liên quan với tác dụng ức chế đặc hiệu 5-HT ở các tế bào não.

5. Dược động học:

  • Hấp thu:

Paroxetin được dung nạp tốt sau khi dùng đường uống và chịu sự chuyển hóa lần đầu qua gan.

Nồng độ ổn định đạt được từ 7-14 ngày sau khi khởi đầu điều trị và dược động học không thay đổi trong suốt thời gian điều trị.

  • Phân bố:

Paroxetin được phân bố ở các mô, gắn kết khoảng 95% với protein huyết tương ở các nồng độ điều  trị. Không thấy có sự tương quan giữa nồng độ huyết tương của paroxetine và tác dụng lâm sàng.

  • Chuyển hóa:

Các chất chuyển hóa chính của paroxetine có tính phân cực, được loại bỏ dễ dàng. Do đó, hầu như không góp phần vào tác dụng trị liệu của paroxetin.

Sư chuyển hóa không làm giảm tác động chọn lọc của paroxetine trên sự thu hồi 5-HT.

  • Thải trừ:

Sự bài tiết qua nước tiểu của paroxetine ở dạng không đổi thường thấp hơn 2% liều, còn của các chất chuyển hóa là khoảng 64% liều. Khoảng 36% liều được bài tiết qua phân trong đó paroxetine dạng không đổi thấp hơn 1% liều. Vì vậy paroxetine bị thải trừ hầu như hoàn toàn bởi sự chuyển hóa.

6. Tác dụng phụ không mong muốn:

Rất thường gặp: Buồn nôn

Thường gặp: Tăng nồng độ cholesterol, giảm thèm ăn, ngủ gà, mất ngủ, ngáp phản xạ, táo bón tiêu chảy, khô miệng, chảy mồ hôi, rối loạn sinh dục, suy nhược, tăng cân.

Hiếm gặp: Giảm natri huyết, phản ứng kích thích quá mức, lo âu, nhịp tim chậm, phản ứng nhạy cảm với ánh sáng.

Ngưng sử dụng thuốc và báo ngay với bác sĩ nếu phản ứng phụ trở nên trầm trọng hoặc có bất kì phản  ứng nào khác xảy ra ngoài các tác dụng phụ kể trên.

7. Chống chỉ định:

– Bệnh nhân quá mẫn với paroxetine hoặc với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.

– Bệnh nhân đang dùng các thuốc ức chế Monoamin Oxidase ( IMAO ).

– Dùng phối hợp với thioridazin hay pimozid.

– Phụ nữ có thai và cho con bú.

8. Thận trọng khi dùng paroxetine trong các trường hợp:

– Bệnh nhân bệnh tim mạch.

– Bệnh nhân mắc bệnh động kinh.

– Co giật.

– Hội chứng serotonin/ hội chứng ác tính do thuốc an thần.

– Người vận hành máy móc, tàu xe nếu khi dùng thuốc có các dấu hiệu như rối loạn thị giác, chóng mặt, buồn ngủ hay có các dấu hiệu lú lẫn không nên lái xe hay vận hành máy móc.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lương Ngọc Khánh Ngân

(Tài liệu tham khảo: Theo tờ hướng dẫn từ nhà sản xuất)


1.webp

13 Tháng Mười Hai, 2022 Chưa phân loạiTin TứcTruyền Thông

BV LÊ VĂN THỊNH TP THỦ ĐỨC RA MẮT ĐƠN VỊ : XƯƠNG KHỚP, THÍNH HỌC, DỊCH VỤ KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ

Ngày 8/12, Bệnh viện Lê Văn Thịnh tổ chức Lễ khai trương ra mắt các đơn vị Cơ xương khớp, đơn vị Thính học, dịch vụ Khám và điều trị tại nhà do Bác sĩ Chuyên khoa II Trần Văn Khanh, Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc bệnh viện chủ trì.
Nhằm đáp ứng nhu cầu thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp theo phương pháp Đông – Tây y kết hợp; nhu cầu tư vấn, điều trị các bệnh về thính lực; nhu cầu chăm sóc sức khỏe một cách chu đáo và chuyên nghiệp cho đối tượng người cao tuổi hoặc người có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại nhà; dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc, các khoa trong bệnh viện đã phối hợp chuyên môn với nhau để thành lập nên các đơn vị chuyên trách như: Cơ xương khớp, đơn vị Thính học, dịch vụ Khám và điều trị tại nhà.
Bệnh viện Lê Văn Thịnh được thành lập vào năm 2007 với quy mô ban đầu chỉ 60 giường, thực hiện nghĩa vụ khám, chữa bệnh cho Nhân dân trên địa bàn Quận 2 trước đây. Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo cấp trên, sau 15 năm hình thành và phát triển, đến nay bệnh viện đã có sự phát triển toàn diện về quy mô, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và chất lượng khám chữa bệnh. Việc thành lập các đơn vị chuyên trách nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân tốt hơn của bệnh viện.
Bác sĩ Lê Thanh Toàn, Trưởng đơn vị Cơ xương khớp cho biết, hiện nay các bệnh lý cơ xương khớp đứng thứ 5 về số lượng bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện (sau bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa và nội tiết). Vì vậy, việc ra mắt đơn vị thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp theo phương pháp Đông – Tây y kết hợp có thể là đầu tiên trong cả nước sẽ kịp thời điều trị cho bệnh nhân tốt nhất, giúp giảm chi phí khám chữa bệnh, không để lại di chứng lâu dài.
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Gia Thế, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Tổ trưởng Tổ dịch vụ chăm sóc và khám bệnh tại nhà nhận định những năm gần đây, bên cạnh vấn đề già hóa dân số, tăng gánh nặng bệnh tật từ nhóm bệnh lý mãn tính, các vấn đề của bệnh nhân sau xuất viện có nhu cầu chăm sóc thêm tại nhà, chăm sóc vết thương sau phẫu thuật, chăm sóc mẹ và bé sau sinh, chăm sóc người lớn tuổi hay có vấn đề tổn thương sau bệnh tật không có khả năng tự chăm sóc muốn được chăm sóc, khám và điều trị bởi nhân viên y tế chuyên nghiệp rất cao, các bệnh nhân mong muốn ngoài khám, chữa bệnh các nhân viên y tế còn tư vấn, an ủi và động viên tinh  thần cho bệnh nhân yên tâm điều trị tại nhà có kết quả tốt hơn.
Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thanh Hùng, Trưởng khoa Tai Mũi Họng Trưởng đơn vị Thính học chia sẻ, suy giảm thính lực đang là một vấn đề quan ngại của xã hội với số lượng tăng dần ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, việc giảm thính lực bẩm sinh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Để kịp thời phát hiện, bệnh viện đã trang bị phòng đo thính lực và các máy đo thính lực đầy đủ cho cả người lớn và trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
Thay mặt Đảng ủy, Ban Giám đốc, Bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh gửi lời chúc mừng đến các đơn vị Cơ xương khớp, đơn vị Thính học, dịch vụ Khám và điều trị tại nhà, mong rằng các đơn vị sẽ nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn của mình tạo uy tín bằng chất lượng chuyên môn xứng tầm quốc tế. Với phương châm luôn tôn trọng, cống hiến và quan tâm chăm sóc bằng sự đồng cảm và không ngừng hoàn thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng xứng đáng là cơ sở y tế hạng I của trung tâm TP Thủ Đức,

Nguồn: blcmhcmc.com


Bản Quyền © 2021 Bệnh Viện Lê Văn Thịnh - Thiết Kế và Phát Triển bởi Hân Gia Group