SỨC KHỎE HÔM NAY

Cập nhật: 21:23 – 11/07/2024 | 

Hỏi đáp về bệnh bạch hầu

Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã có vắc xin phòng bệnh. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới, tại Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu hiện ở mức thấp và hệ thống y tế có thể kiểm soát được các ca bệnh.

Hình minh họa: người bệnh bạch hầu xuất hiện màng giả có màu trắng ngà (nguồn internet)

Bệnh bạch hầu nguy hiểm ra sao?

Bệnh nhân mắc bạch hầu có nguy cơ bị biến chứng như viêm cơ tim, nhiễm độc thần kinh dẫn đến tử vong do độc tố của vi khuẩn bạch hầu. Tỷ lệ tử vong khoảng 5-10%. Bệnh có thể lây lan thành dịch.

Bệnh mặc dù nguy hiểm nhưng đã có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Lưu ý người dân không nên hoang mang, tiếp nhận thông tin sai lệch từ các nguồn không chính thống.

Không tự ý tiêm chủng vắc xin chứa thành bạch hầu khi chưa có hướng dẫn, khuyến cáo cụ thể của của cơ quan y tế trong vùng có dịch và theo hướng dẫn của từng loại vắc xin có chứa thành phần bạch hầu.

Ai có thể mắc bệnh bạch hầu?

Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng người lớn cũng có thể mắc nếu không có miễn dịch.

Bệnh lây lan như thế nào?

Bệnh rất dễ lây lan. Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc người lành mang trùng và hít phải các chất tiết đường hô hấp của người bệnh bắn ra khi ho, hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây qua tiếp xúc với đồ vật bị ô nhiễm với các chất tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.

Phòng bệnh bằng cách nào?

Hiện nay, đã có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, do bệnh vẫn chưa được loại trừ ở Việt Nam, việc tiêm vắc xin phòng bệnh là biện pháp phòng ngừa quan trọng và hiệu quả nhất.

Phụ huynh hãy đưa  trẻ đi tiêm chủng theo lịch tiêm các vắc xin có chứa thành bạch hầu (DPT-VGB-Hib, DPT…) đầy đủ, đúng lịch. Trong trường hợp hoãn tiêm cần đưa trẻ tham gia tiêm chủng sớm nhất có thể.

Ngoài ra có thể thực hiện các biện pháp phòng bệnh chung khác như:

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi ngờ mắc bệnh.

Thực hiện tốt vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

Đảm bảo vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống chín.

Khi có dấu hiệu mắc bệnh/nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế để được cách ly, khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời.

Theo dõi thông tin về dịch bệnh bạch hầu từ các nguồn tin cậy như Bộ Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố, …

Lịch tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu hiện nay thế nào?

Vắc xin có chứa thành phần bạch hầu đã triển khai tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng với 3 liều vào lúc 2,3,4 tháng tuổi để tạo miễn dịch cơ bản cho trẻ dưới 1 tuổi và 01 liều nhắc lại khi trẻ 18-24 tháng tuổi. Căn cứ theo khyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và theo xu hướng quốc tế, Bộ Y tế đã bổ sung thêm một liều vắc xin chứa thành phần bạch hầu cho trẻ 7 tuổi.

Như vậy, hiện nay Việt Nam đã triển khai tiêm 05 liều vắc xin chứa thành phần bạch hầu cho trẻ từ 2 tháng tuổi. Lịch tiêm này hoàn toàn phù hợp theo khuyến cáo của WHO để tạo miễn dịch lâu dài, cũng như lịch tiêm chủng của quốc gia trên thế giới, đảm bảo mức độ miễn dịch cơ bản cần thiết cho trẻ em ở Việt Nam trong các độ tuổi quan trọng.

Người dân trong ổ dịch bạch hầu cần làm gì?

Người dân tại nơi có ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc điều trị dự phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và khuyến cáo của cơ quan y tế. Trong trường hợp tiếp xúc gần tự theo dõi sức khỏe, khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cán bộ y tế.

Trích nguồn dẫn: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC TP HCM).
Bộ phận đăng tin: T3G – TTGDSK – P.CTXH – BV LÊ VĂN THỊNH.
Ngày đăng: 15/07/2024.


SỨC KHỎE HÔM NAY

Cập nhật: 09:05 – 13/07/2024 |

Bệnh bạch hầu và các biện pháp phòng ngừa

Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu sinh độc tố, bệnh dễ lây lan, nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.

Mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh, thường gặp nhất ở trẻ em dưới 15 tuổi và những người chưa có miễn dịch với bệnh do chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh hoặc tiêm chưa đầy đủ.

Trích nguồn dẫn: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC TP HCM).
Bộ phận đăng tin: T3G – TTGDSK – P.CTXH – BV LÊ VĂN THỊNH.
Ngày đăng: 15/07/2024.

olevid.png

12 Tháng Bảy, 2024 Tin TứcTruyền Thông

Thành phần:

Thành phần dược chất:Mỗi lọ chứa Olopatadine.

Olopatadine hydrochloride………………………………0,2kl/tt

Thành phần tá dược: Hydroxypropyl methyl cellulose E4M,disodium hydrogen phosphate dodecahydrate,sodium chloride,benzalkonium chloride,disodium edetate,nước cất.

Ảnh minh họa: nguồn Internet

Dạng bào chế:

Dung dịch nhỏ mắt.

Dung dịch trong, không màu.

Chỉ định:

Dung dịch nhỏ mắt Olopatadine hydrochloride được chỉ định để điều trị triệu chứng nhứa mắt của bệnh nhân viêm kết mạc dị ứng.

Liều dùng và cách dùng:

– Liều dùng:

Liều khuyến cáo: Nhỏ mỗi lần 1 giọt/ngày 1 lần,vào mỗi bên mắt cần điều trị.

Cách dùng:

– Ngửa đầu ra sau.Đặt một ngón tay dưới mắt,kéo nhẹ mí mắt xuống dưới đến khi mí mắt dưới và nhãn cầu tạo thành túi hình chữ V.Nhỏ vào đó một giọt và nhẹ nhàng nhắm mắt.Không nháy mắt.Gữi mắt nhắm lại trong 1 hoặc 2 phút để thuốc thấm ướt giác mạc.

– Để tránh tạm nhiễm vào đầu nhỏ thuốc và dịch thuốc,cần thận trọng không để đầu nhỏ thuốc chạm vào mí mắt,vùng xung quanh hoặc các bề mặt khác.Đậy chặt nắp sau khi sử dụng.

– Đối với bệnh nhân có sử dụng kính áp tròng thì nên bỏ kính trước khi sử dụng.

Chống chỉ định:

Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Cảnh báo và thận trọng khi sử dụng thuốc:

– Chỉ được nhỏ mắt,không được tiêm hoặc uống.

– Cũng giống như tất cả các thuốc nhỏ mắt khác để ngăn ngừa tạp nhiễm vào dung dịch và đầu nhỏ thuốc,không để đầu nhỏ của lọ thuốc chạm vào mí mắt hoặc vùng xung quanh.Khi không sử dụng,phải đậy chặt nắp lọ thuốc.

– Bệnh nhân không nên đeo kính áp tròng nếu mắt bị đỏ.

– Thuốc olevid không được dùng để điều trị kích ứng liên quan đến kính áp tròng.

– Thuốc chứa Benzalkonium chioride có thể gây kích ứng mắt.

– Benzalkonium chioride có thể bị hấp phụ bởi kính áp tròng mềm và đổi màu kính áp tròng mềm.Cần bỏ kính áp tròng trước khi sử dụng thuốc và chờ ít nhất 15 phút sau mới đeo kính trở lại.

– Sử dụng thuốc ở trẻ em:An toàn và hiệu quả khi sử dụng thuốc ở trẻ em dưới 2 tuổi chưa đươc thiết lập.

– Sử dụng thuốc ở người cao tuổi:Không thấy sự khác biệt về mức độ an toàn và hiệu quả điều trị khi sử dụng thuốc ở bệnh nhân cao tuổi và bệnh nhân trẻ hơn.

Sử dụng cho phụ nữa mang thai và cho con bú:

Phụ nữ mang thai:

Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ mang thai,chỉ nên dùng thuốc nếu lợi ích vượt trội so với nguy cơ.

Phụ nữ cho con bú:

Olopatadine đã được tìm thấy trong sữa của chuột mẹ khi dùng Olopatadine đường uống .Không biết liệu thuốc nhỏ mắt có hấp thu toàn thân nhiều tới mức tạo ra một lượng thuốc đáng kể trong sữa mẹ hay không,do đó cần thận trọng sử dụng olevid ở phụ nữa đang cho con bú.

Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc:

– Olevid không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.Sau khi dùng thuốc tầm nhìn có thể tạm thời không ổn định.Không lái xe,sử dụng máy móc hoặc làm bất cứ hoạt động yêu cầu phải có tầm nhìn rõ ràng,cho đến khi chắc chắn có thể thức hiện các hoạt động một cách bình thường.

Tương tác,tương kỵ của thuốc:

– Chưa có nghiên cứu tương tác nào đươc thức hiện.

– Các nghiên cứu in vitro cho thấy, olopatadine ức chế các phản ứng của isozyme cytochrome P-450 1A2,2C8,2C9,2C19,2D6,2D6,2E1 và 3A4.  Do đó olopatadine không ảnh hưởng đến chuyển hóa của các thuốc được chuyển hóa bởi các enzym trên.

– Trường hợp dùng đồng thời với các thuốc nhỏ mắt khác,hai thuốc cần nhỏ cách nhau ít nhất là 15 phút.Thuốc mỡ tra mắt nên sử dụng cuối cùng.

Tác dụng không mong muốn:

Các tác dụng không mong muốn sau đây được báo cáo trong lâm sàng và dữ liệu lưu hành thuốc nhỏ mắt olopatadine.Tần suất được xác định là Rất thường gặp:(≥1/10),thường gặp(≥1/100 đến <1/10),ít gặp(≥1/1.000 đến <1/100),hiếm gặp(≥1/10.000 đến <1/1.000),rất hiếm gặp(<1/10.000),không được biết đến(không thể được ước tính từ dữ liệu có sẵn).

Nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng:Ít gặp:viêm mũi.

Rối loạn hệ thống miễn dịch:Không được biết đến:Quá mẫn,sưng mặt.

Rối loạn hệ thần kinh:Đau đầu,rối loạn vị giác,chóng mặt,giảm xúc giác.

Rối loạn mắt:

Thường gặp :Đau mắt,ngứa mắt,khô mắt,cảm giác bất thường ở mắt.

Ít gặp:Xói mòn giác mạc,tổn thương biểu mô giác mạc,viêm giác mạc đốm,viêm giác mạc,nhuộm màu giác mạc,ghèn rỉ mắt,sợ ánh sáng,nhìn mờ,giảm thị lực,co thắt mí mắt,khó chịu mắt,ngứa mắt,viêm kết mạc nang,rối loạn kết mạc,cảm giác dị vật ở mắt,tăng chảy nước mắt,ban đỏ mí mắt,phù mí mắt,rối loạn mí mắt,sung huyết mắt.

Rối loạn hô hấp:Khô mũi.

Rối loạn tiêu hóa:Buồn nôn,nôn.

Rối loạn da:Viêm da tiếp xúc,cảm giác nóng rát da,khô da.

Thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ những phản ứng có hại gặp phải khi sử dụng thuốc.

Quá liều:Không có dữ liệu về sử dụng thuốc quá liều,không dùng quá liều chỉ định của thuốc.

Trong trường hợp quá liều,bệnh nhân cần được theo dõi và giám sát thích hợp.

Bảo quản:Để nơi thoáng mát tránh ánh sáng trực tiếp.Để xa tầm tay trẻ em.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Tham khảo tài liệu của nhà sản xuất)



Cập nhật: 14:36 – 24/01/2022 | Lần xem: 11783

DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN VIÊM GAN B (VGB) TỪ MẸ SANG CON SỚM

VIÊM GAN B LÀ GÌ?

VGB là bệnh nhiễm vi rut nặng ảnh hưởng đến gan.

VIÊM GAN B MẠN TÍNH LÀ GÌ

Một số người trưởng thành và nhiều trẻ em dưới 5 tuổi bị nhiễm VGB và vi rút VGB tồn tại kéo dài trên 6 tháng. Hầu hết những người này không có biểu hiện bệnh. Một số diễn tiến sang xơ gan, ung thư gan và chết sớm.

NHIỄM VIÊM GAN B CẤP LÀ GÌ?

Nhiễm cấp là trong vòng 6 tháng sau khi bị nhiễm bệnh thì người bệnh có các triệu chứng sau: Mệt mỏi, ăn không ngon, nôn và ói, vàng da (vàng da và mắt), đau dạ dày, đau cơ và khớp.

Nhiễm trùng tự khỏi hoàn toàn trong vòng vài tuần mà không cần điều trị. Những người này tiêu diệt được vi rút VGB và có miễn dịch với bệnh và không bị nhiễm nữa.

VIÊM GAN B LÂY TRUYỀN THẾ NÀO?

VGB lây qua tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể như máu, dịch âm đạo, tinh dịch của người bị nhiễm bệnh. Việc lây bệnh có thể xảy ra khi quan hệ tình dục không được bảo vệ hay quan hệ tình dục đồng giới nam; qua việc hiến máu không được sàng lọc; dùng chung bơm kim tiêm. Nhất là khi mẹ bị nhiễm bệnh VGB thì trẻ có thể bị nhiễm bệnh khi sinh. Bệnh có thể lây qua vật dụng cá nhân (bàn chải đánh răng) nếu sử dụng chung. VGB không lây qua sữa mẹ, không lây qua tiếp xúc thông thường như dùng chung dụng cụ ăn uống, ôm, hôn, nắm tay.

VIÊM GAN B ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHƯ THẾ NÀO?

Nhiễm trùng VGB có thể ảnh hưởng nặng đến trẻ, đe dọa cuộc sống của trẻ. Trẻ bị nhiễm có nguy cơ cao đến 90% thành người nhiễm VGB mạn tính. Trẻ cũng có thể lây cho người khác. Khi trẻ trưởng thành, có 25% nguy cơ tử vong vì xơ gan. hoặc ung thư gan.

VIÊM GAN B CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?

VGB có thuốc điều trị làm giảm số lượng vi rút, giảm tốc độ tiến triển bệnh, giảm biến chứng xơ gan và ung thư gan. Có vắc xin ngăn ngừa VGB. Người mới tiếp xúc với vi rút viêm gan B mà chưa tiêm ngừa vắc xin thì có thể tiêm 1 liều huyết thanh miễn dịch chống VGB và vắc xin càng sớm càng tốt để ngừa lây nhiễm.

Khoảng 90% thai phụ nhiễm viêm gan siêu vi cấp sẽ lây truyền cho thai. Từ 10% đến 20% thai phụ VGB mạn tính sẽ lây cho thai

Một số câu hỏi bà mẹ thắc mắc:

Làm thế nào tôi biết mình bị nhiễm viêm gan B?

–   Thực hiện xét nghiệm máu.

Viêm gan B có ảnh hưởng đến cách sanh hay không?

–   KHÔNG. Bạn vẫn có thể sanh ngã âm đạo cho dù bạn nhiễm VGB.

Nếu tôi bị viêm gan B, tôi có cho trẻ bú sữa mẹ được không?

–   ĐƯỢC. Bạn vẫn cho bé bú mẹ cho dù bạn nhiễm VGB.

Nếu tôi bị nhiễm viêm gan B thì làm cách nào con tôi không bị nhiễm?

–   Bạn cần đi khám chuyên khoa để được điều trị bệnh và điều trị dự phòng lây truyền VGB từ mẹ sang con. Trong 24 giờ sau sanh, con của bạn sẽ được tiêm liều vắc xin VGB đầu tiên cùng với một liều huyết thanh miễn dịch. Sau đó sẽ tiêm 3 liều vắc xin nữa. Sau khi hoàn tất đợt tiêm vắc xin thì con bạn sẽ được kiểm tra xem có nhiễm VGB không.

Nếu tôi không bị nhiễm viêm gan B thì khi nào con tôi được tiêm ngừa viêm gan B?

–   Tất cả trẻ đều được tiêm phòng vắc xin VGB trong vòng 24 giờ sau sinh và 3 liều vắc xin sẽ được tiêm sau đó.

CÁC BƯỚC THAI PHỤ CẦN BIẾT VỀ VIÊM GAN B KHI ĐI KHÁM THAI:

Bước 1: Ở lần khám thai đầu tiên, thai phụ sẽ được tư vấn làm xét nghiệm viêm gan B.

Bước 2: Trong trường hợp kết quả dương tính, thai phụ sẽ được chuyển đến cơ sở có khả năng chăm sóc và điều trị viêm gan B cho thai phụ đồng thời áp dụng các biện pháp dự phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con.

Bước 3: Khi trẻ sinh ra:

+ Đối với trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm viêm gan B, trẻ cần được tiêm vắc xin viêm gan B liều đầu và huyết thanh miễn dịch trong 24 giờ đầu sau sinh. Sau đó, trẻ sẽ được tiêm các mũi vắc xin viêm gan B theo chương trình tiêm chủng mở rộng.

+ Đối với trẻ sinh ra từ mẹ không nhiễm viêm gan B, trẻ vẫn được tiêm vắc xin viêm gan B.

Bước 4: Ở trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm viêm gan B, khi trẻ đủ 12 tháng tuổi, cần đưa trẻ đi xét nghiệm viêm gan B tại các cơ sở y tế.

ThS. BS. Nguyễn Quốc Chinh – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố

 

⇨ Tải file tại đây ⇦ 

 

Nguồn:

1. Tổ chức y tế Thế giới (WHO)

(https://www.who.int/news-room/q-a-detail/hepatitis-preventing-mother-to-child-transmission-of-the-hepatitis-b-virus)

2. Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC)

(https://www.cdc.gov/hepatitis/hbv/pdfs/HepBGeneralFactSheet.pdf)

3. Quyết định 2834/QĐ-BYT ngày 04 tháng 7 năm 2019 của Bộ Y tế về việc phê duyệt “Hướng dẫn kỹ thuật các can thiệp dự phòng HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con”

Nguồn tin: HCDC

DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN VIÊM GAN B (VGB) TỪ MẸ SANG CON SỚM (hcdc.vn)



https://nld.com.vn/thanh-nien-o-dong-nai-bi-co-ruot-dau-doc-bang-xyanua-duoc-xuat-vien-196240708112948254.htm

Thanh niên ở Đồng Nai bị cô ruột đầu độc bằng Xyanua được xuất viện

Hải Yến

(NLĐO) – Nam thanh niên 18 tuổi bị đầu độc Xyanua được các bác sĩ kịp thời lọc máu, sau gần 1 tháng điều trị đã hồi phục và được xuất viện

Sáng 8-7, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, bác sĩ Nguyễn Phạm Cao Khoa, Khoa Nội tim mạch – Lão học Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức, TP HCM), cho hay sau thời gian điều trị tích cực, sức khỏe bệnh nhân N.H.B.T (18 tuổi, ngụ huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) bị ngộ độc Xyanua đã hồi phục ngoạn mục.
Thanh niên ở Đồng Nai bị cô ruột đầu độc bằng Xyanua được xuất viện- Ảnh 1.

Sau 12-14 giờ lọc máu, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch

Cụ thể, sau khi được lọc máu và lọc chất độc, bệnh nhân qua cơn nguy kịch, hiện tỉnh táo, có thể đi lại. Tuy nhiên, vì chất độc có ảnh hưởng đến não, gây yếu liệt cơ nên sau khi xuất viện, bệnh nhân cần tiếp tục vật lý trị liệu để hồi phục cơ, đồng thời cần được kê thuốc nâng đỡ thể trạng.

“Thông thường, với trường hợp ngộ độc Xyanua, bệnh nhân sẽ bị chết não, thậm chí sống thực vật và nằm một chỗ. Riêng bệnh nhân T. may mắn hồi phục và qua cơn nguy kịch nhanh. Dự kiến, chiều nay, bệnh nhân sẽ được xuất viện về nhà” – bác sĩ Khoa thông tin.

Trước đó, ngày 22-6, bệnh nhân N.H.B.T được gia đình đưa đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh cấp cứu trong tình trạng hôn mê, bất tỉnh đột ngột.

Ngay sau đó, bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy để bảo vệ đường thở. Do diễn tiến tụt huyết áp nên bệnh nhân được sử dụng thuốc vận mạch.

Vì bệnh nhân còn trẻ, đột ngột rối loạn tri giác, hôn mê nên các bác sĩ nhận định ban đầu có thể rối loạn nhịp tim do viêm cơ tim cấp, rối loạn nhịp liên quan yếu tố gia đình. Tuy nhiên, khi khai thác thông tin bệnh sử từ gia đình cung cấp, bác sĩ nghi ngờ nhiễm độc chất nên được lấy dịch dạ dày xét nghiệm độc chất. Kết quả cho thấy bệnh nhân bị ngộ độc Xyanua.

Ảnh: Đại diện Ban giám đốc TTUT Bs CKII Trần Văn Khanh và Trưởng Phòng CTXH ThS Trần Quang Châu đến thăm động viên gia đình trức khi cháu N.H.B.T xuất viện. – Nguồn ảnh: P.CTXH – BVLVT

Cũng liên quan đến sự việc trên, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Hồng Bích (ngụ xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch) về hành vi “Giết người”.

Trước đó, từ tháng 10-2023 đến tháng 5-2024, tại gia đình ông Nguyễn Văn H. (xã Vĩnh Thanh) liên tiếp có 5 người chết, gồm ông H., 3 người cháu và 1 người con rể. Các nạn nhân trước khi chết có các biểu hiện bị nôn ói, chóng mặt, nhức đầu.

Tháng 6 vừa qua, nam thanh niên N.H.B.T, cháu nội của ông H., bỗng bị hôn mê, bất tỉnh và được đưa đi cấp cứu.

Nghi ngờ có khuất tất, gia đình bên ngoại của T. đã làm đơn trình báo công an. Điều tra cho thấy Nguyễn Thị Hồng Bích đã đầu độc nhiều người thân trong gia đình, dẫn đến tử vong. Nam thanh niên N.H.B.T., cháu gọi Bích là cô ruột, là một trong số những nạn nhân may mắn hơn.


Bản Quyền © 2021 Bệnh Viện Lê Văn Thịnh - Thiết Kế và Phát Triển bởi Hân Gia Group