benh-nhan-suy-than-1-1104.jpg

Nhiều năm qua, bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối ở huyện Cần Giờ (TP.HCM) phải vượt quãng đường hơn 50km, vào trung tâm thành phố để chạy thận. Năm 2023, đơn vị chạy thận được thiết lập ngay tại bệnh viện huyện, giúp bệnh nhân đỡ vất vả.

Anh Huỳnh Tấn Tài, 34 tuổi, ngụ tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM. Anh bị suy thận mạn giai đoạn cuối, phải chạy thận 3 lần/tuần tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Trước đây, anh phải vào đất liền từ chiều hôm trước để sáng hôm sau bắt xe vào bệnh viện, tốn 25 giờ đi và về cho một lần chạy thận.

Anh Huỳnh Tấn Tài, 34 tuổi, ngụ tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM. Anh bị suy thận mạn giai đoạn cuối, phải chạy thận 3 lần/tuần tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Trước đây, anh phải vào đất liền từ chiều hôm trước để sáng hôm sau bắt xe vào bệnh viện, tốn 25 giờ đi và về cho một lần chạy thận.

Cần Giờ là huyện duy nhất giáp biển ở TP HCM, nằm phía đông nam, cách trung tâm TP khoảng 50km đường bộ. Năm 2023, huyện có hơn 40 người bệnh cần chạy thận định kỳ nhưng địa bàn không có cơ sở y tế triển khai kỹ thuật này. Với người bệnh ở xã đảo Thạnh An, sự vất vả còn tăng lên nhiều lần.

Cần Giờ là huyện duy nhất giáp biển ở TP HCM, nằm phía đông nam, cách trung tâm TP khoảng 50km đường bộ. Năm 2023, huyện có hơn 40 người bệnh cần chạy thận định kỳ nhưng địa bàn không có cơ sở y tế triển khai kỹ thuật này. Với người bệnh ở xã đảo Thạnh An, sự vất vả còn tăng lên nhiều lần.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức) đã xung phong hỗ trợ Trung tâm Y tế - Bệnh viện huyện Cần Giờ, thiết lập đơn vị thận nhân tạo với 5 máy lọc. Năm 2023, lần đầu tiên máy lọc thận về tới Cần Giờ. Bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã trực tiếp đưa đoàn xuống khảo sát, đánh giá.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức) đã xung phong hỗ trợ Trung tâm Y tế - Bệnh viện huyện Cần Giờ, thiết lập đơn vị thận nhân tạo với 5 máy lọc. Năm 2023, lần đầu tiên máy lọc thận về tới Cần Giờ. Bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã trực tiếp đưa đoàn xuống khảo sát, đánh giá.

Các chuyên gia nhanh chóng thống nhất phương án và khẩn trương làm xuyên lễ 2/9 để lắp đặt hệ thống nước RO đạt chuẩn và 5 máy chạy thận. Đơn vị thận nhân tạo của Bệnh viện Lê Văn Thịnh đặt tại Cần Giờ với nhân sự của bệnh viện vận hành và đảm bảo an toàn theo quy định.

Các chuyên gia nhanh chóng thống nhất phương án và khẩn trương làm xuyên lễ 2/9 để lắp đặt hệ thống nước RO đạt chuẩn và 5 máy chạy thận. Đơn vị thận nhân tạo của Bệnh viện Lê Văn Thịnh đặt tại Cần Giờ với nhân sự của bệnh viện vận hành và đảm bảo an toàn theo quy định.

Anh Huỳnh Tấn Tài đã được chạy thận tại huyện nhà. Anh không còn phải đi từ chiều hôm trước, thuê nhà trọ, bắt xe đi xuyên Rừng Sác để đến bệnh viện duy trì cuộc sống.

Anh Huỳnh Tấn Tài đã được chạy thận tại huyện nhà. Anh không còn phải đi từ chiều hôm trước, thuê nhà trọ, bắt xe đi xuyên Rừng Sác để đến bệnh viện duy trì cuộc sống.

Bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh (thứ 2 từ phải qua) gặp gỡ trực tiếp gia đình người bệnh. Ông cho rằng sẽ cần khoảng 10 máy chạy thận để đáp ứng cho người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối hiện tại ở Cần Giờ (41 người).

Bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh (thứ 2 từ phải qua) gặp gỡ trực tiếp gia đình người bệnh. Ông cho rằng sẽ cần khoảng 10 máy chạy thận để đáp ứng cho người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối hiện tại ở Cần Giờ (41 người).

Theo bác sĩ Đoàn Văn Huệ, Giám đốc bệnh viện huyện Cần Giờ, với sự hỗ trợ của Bệnh viện Lê Văn Thịnh, lần đầu tiên Cần Giờ có một đơn vị chạy thận. Đây là niềm mơ ước của địa phương, nhất là ở các vùng xa như xã đảo Thạnh An.

Theo bác sĩ Đoàn Văn Huệ, Giám đốc bệnh viện huyện Cần Giờ, với sự hỗ trợ của Bệnh viện Lê Văn Thịnh, lần đầu tiên Cần Giờ có một đơn vị chạy thận. Đây là niềm mơ ước của địa phương, nhất là ở các vùng xa như xã đảo Thạnh An.

Mặc dù thay đổi địa điểm chạy thận, các bệnh nhân vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi Bảo hiểm y tế như trước đây. Người bệnh không phải tốn kém nhiều chi phí ăn uống, di chuyển, không còn cảnh ngất xỉu vì đường xa sau khi chạy thận về nhà.

Mặc dù thay đổi địa điểm chạy thận, các bệnh nhân vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi Bảo hiểm y tế như trước đây. Người bệnh không phải tốn kém nhiều chi phí ăn uống, di chuyển, không còn cảnh ngất xỉu vì đường xa sau khi chạy thận về nhà.

Ông Trương Minh Dũng (52 tuổi) cho biết đã chạy thận hơn 1 năm qua tại Bệnh viện Quân y 175 (quận Gò Vấp, TP.HCM). Mỗi lần đến lịch chạy thận, ông Dũng phải tranh thủ đi từ sáng sớm để đến kịp giờ, khi về đến nhà đã là chiều tối. Dù rất mệt mỏi nhưng vì tính mạng và sức khoẻ, ông vẫn cố gắng.

Ông Trương Minh Dũng (52 tuổi) cho biết đã chạy thận hơn 1 năm qua tại Bệnh viện Quân y 175 (quận Gò Vấp, TP.HCM). Mỗi lần đến lịch chạy thận, ông Dũng phải tranh thủ đi từ sáng sớm để đến kịp giờ, khi về đến nhà đã là chiều tối. Dù rất mệt mỏi nhưng vì tính mạng và sức khoẻ, ông vẫn cố gắng.

Khi nghe tin người bệnh được chạy thận ở Bệnh viện huyện Cần Giờ, ông Dũng và nhiều bệnh nhân vui mừng vì không còn phải trải qua quãng đường vất vả nữa.

Khi nghe tin người bệnh được chạy thận ở Bệnh viện huyện Cần Giờ, ông Dũng và nhiều bệnh nhân vui mừng vì không còn phải trải qua quãng đường vất vả nữa. "Nhà tôi đi đến bệnh viện huyện chỉ 5 phút, từ giờ sẽ không còn tốn công sức và tiền bạc để đi vào nội thành nữa", ông nói.

Toàn huyện Cần Giờ có 19.589 hộ dân, mật độ dân cư thưa, phân bố không đều. Tổng số nhân viên y tế chỉ có 239 người gồm 21 bác sĩ, 125 điều dưỡng, hộ sinh. Sở Y tế TP.HCM đã xây dựng đề án “Củng cố và nâng cao năng lực y tế huyện Cần Giờ giai đoạn từ nay đến năm 2025 và giai đoạn 2025-2030

Toàn huyện Cần Giờ có 19.589 hộ dân, mật độ dân cư thưa, phân bố không đều. Tổng số nhân viên y tế chỉ có 239 người gồm 21 bác sĩ, 125 điều dưỡng, hộ sinh. Sở Y tế TP.HCM đã xây dựng đề án “Củng cố và nâng cao năng lực y tế huyện Cần Giờ giai đoạn từ nay đến năm 2025 và giai đoạn 2025-2030".

Theo Phó giáo sư, bác sĩ Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, chăm lo sức khỏe người dân trên địa bàn là chức phận của toàn ngành y tế thành phố. Trong đó, Cần Giờ lâu nay vẫn còn là vùng trũng về y tế, nên giúp bà con nơi đây cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế ngày càng nhiều càng thiết thực. 

Theo Phó giáo sư, bác sĩ Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, chăm lo sức khỏe người dân trên địa bàn là chức phận của toàn ngành y tế thành phố. Trong đó, Cần Giờ lâu nay vẫn còn là vùng trũng về y tế, nên giúp bà con nơi đây cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế ngày càng nhiều càng thiết thực.

Thực hiện: Giao Linh

Nguồn: Vietnamnet.vn


Picture3.png

16 Tháng Một, 2024 Truyền Thông

Duspatalin retard – Thuốc chống co thắt

Biệt dược : Duspatalin retard

Tên chung quốc tế : Mebeverin hydroclorid

Mã ATC : A03AA04

Loại thuốc : Thuốc chống co thắt cơ trơn không kháng cholinergic

Dạng thuốc và hàm lượng : Viên nén phóng thích chậm 200mg.

 Dược lý

Dược lực học

Mebeverine là một chất chống co thắt tác động trực tiếp lên cơ trơn tiêu hóa, ảnh hưởng đến nhu động ruột bình thường. Cơ chế chính xác vẫn chưa được biết, nhưng nhiều cơ chế có thể góp phần vào tác dụng cục bộ của nó trong đường tiêu hóa, ví dụ: giảm độ thẩm thấu của kênh ion, phong tỏa tái hấp thu norepinephrine, tác dụng tương tự cục bộ, thay đổi khả năng hấp thụ nước và tác dụng ức chế kháng muscarinergic và phosphodiesterase yếu.

Dược động học

Hấp thu: Hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Thời gian đạt đến nồng độ đỉnh trong huyết tương: 1-3 giờ.

Phân bố: Gắn kết với protein huyết tương 75% vào albumin.

Chuyển hóa: Chuyển hóa hoàn toàn thông qua quá trình thủy phân tạo thành acid veratric và mebeverine alcohol.

Bài tiết: Qua nước tiểu (95% dưới dạng chất chuyển hóa).

Mebeverine được chuyển hóa hoàn toàn. Các chất chuyển hóa được thải trừ gần như hoàn toàn, acid veratric và mebeverine alcohol được thải trừ qua nước tiểu, một phần dưới dạng acid carboxylic (MAC) và một phần dưới dạng acid carboxylic đã khử methyl (DMAC).

  1. Chỉ định

Hội chứng ruột kích thích: Kích thích đại tràng mãn tính, táo bón do co thắt, viêm niêm mạc đại tràng, viêm đại tràng do co thắt với các triệu chứng đau bụng, căng cơ, tiêu chảy dai dẳng, đầy bụng.

Co thắt đường tiêu hóa.

2.Chống chỉ định:

Quá mẫn với Mebeverin hydroclorid.

Liệt ruột.

3.Liều dùng và cách dùng

Dùng đường uống

Người lớn: 135 mg x 3 lần/ngày, có thể giảm dần sau vài tuần khi đã đạt được hiệu quả mong muốn; 100 mg x 3 lần/ngày cũng đã được sử dụng. Dưới dạng viên giới hạn tác dụng đã sửa đổi: 200 mg x 3 lần/ngày

Lưu ý khi dùng 

Không được nhai viên thuốc vì lớp bao có mục đích đảm bảo cơ chế phóng thích kéo dài  

Tác dụng không mong muốn kéo dài (ADR)

Chóng mặt, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, chán ăn, giảm nhịp tim, quá mẫn (ví dụ như mày đay, phát ban đỏ, phù mạch).

Phụ nữ có thai và cho con bú:

Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

4.Tương tác thuốc

Không có nghiên cứu tương tác nào được thực hiện ngoại trừ với cồn. Các nghiên cứu in vitro và in vivo trên động vật cho thấy không có bất kỳ tương tác nào giữa Duspatalin retard và ethanol.

5. Qúa liều

Triệu chứng: Kích thích thần kinh trung ương.

Xử trí: Điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Rửa dạ dày có thể được xem xét trong trường hợp nhiễm độc nhiều lần hoặc nếu được phát hiện sau khoảng 1 giờ.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị

 

       Dược sĩ Đinh Khắc Thành Đô

(Nguồn : Drugbank.vn, Tờ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất)


Picture4-1200x1344.png

16 Tháng Một, 2024 Truyền Thông

Thuốc Grafort_Những lưu ý khi sử dụng

  • Tên thường gọi: Dioctahedral smectite
  • Tên khác: Dioctahedral smectite, diosmectite
  • Mỗi gói (20ml) chứa:Dioctahedral smectite 3g.

  Dược lực học

Chất bôi trơn lưỡng diện có đặc tính phủ mạnh lên niêm mạc đường tiêu hóa. Nó bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa bằng cách tương tác với glycoprotein của chất nhầy, do đó làm tăng sức đề kháng của gel niêm mạc như một phản ứng với các tác nhân gây hại.

Dược động học

Hấp thụ: Không hấp thụ.

Chuyển hóa: Không chuyển hóa.

Bài tiết: Qua phân.

1.Chỉ định

  • Tiêu chảy cấp và mạn tính sau khi đã bù nước và điện giải
  • Điều trị triệu chứng đau có liên quan đến các bệnh viêm thực quản – dạ dày – ruột.

2. Chống Chỉ định

  • Mẫn cảm với Dioctahedral smectit.
  • Bệnh nhân bị tắc ruột
  • Trẻ em bị tiêu chảy cấp có mất nước và điện giải

3. Liều lượng và cách dùng Dioctahedral smectite

Hướng dẫn pha thuốc: Bột dùng để uống: Khuấy kỹ trong nửa cốc nước. Đối với trẻ em, thêm 50 mL nước và khuấy kỹ trong bình bú hoặc trộn với thức ăn bán lỏng (ví dụ: nước dùng, trái cây hầm, rau nghiền, thức ăn cho trẻ em).

Trẻ em

  • Dưới 8 tháng tuổi : 1/2 gói (10mL) / lần x 2 lần/ ngày.
  • Từ 6 tháng – 5 tuổi : 1/2 gói (10mL) / lần x 3 lần/ ngày.
  • Trên 5 tuổi : 1 gói (20mL) / lần x 2 – 3lần /ngay.

Người lớn :

  • 1 gói (20mL) / lần x 3 – 4lần/ ngày.
  • Thực tế, trường hợp tiêu chảy cấp, có thể tăng liều gấp đôi khi khởi đầu điều trị.

Uống thuốc sau bữa ăn trong viêm thực quản và giữa các bữa ăn trong các chỉ định khác.

4. Thận trọng khi dùng thuốc:

  • Phải bù nước nếu cần (bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch) tùy theo tuổi, cơ địa bệnh nhân và mức độ mất nước do tiêu chảy
  • Khi có sốt không dùng thuốc này quá 2 ngày
  • Thận trọng khi dùng Dioctahedral smectit để điều trị tiêu chảy nặng vì thuốc có thể làm thay đổi độ đặc của phân và chưa biết thuốc có ngăn được mất nước và điện giải còn tiếp tục trong tiêu chảy cấp

Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Thuốc này có thể sử dụng cho phụ nữ có thai cũng như phụ nữ cho con bú.

5. Tác dụng không mong muốn (ADR)

Rối loạn tiêu hóa: Hiếm khi làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón.

6. Tương tác  với các thuốc khác

Có thể cản trở sự hấp thu của các chất khác khi dùng đồng thời.

7. Qúa liều và cách xử trí

Triệu chứng : Dùng thuốc quá liều có thể dẫn đến táo bón hoặc tiêu chảy. Xử trí : Cần ngưng dùng thuốc và điều trị triệu chứng.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị

 

       Dược sĩ Đinh Khắc Thành Đô

(Nguồn: Drugbank.vn, Tờ HDSD của nhà sản xuất)


Picture2.png

16 Tháng Một, 2024 Truyền Thông

Thuốc Gliptis 5_Những lưu ý khi sử dụng

 Biệt dược: Gliptis 5

Hoạt chất : Glipizide

Phân loại: Nhóm Sulfonylureas, chống đái tháo đường

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): A10BB07

Dạng dùng và hàm lượng : Viên nén bao phim hàm lượng 5mg

Dược lực học

Nhóm dược lý: Sulfonyl ure chống đái tháo đường.

Glipizid là một thuốc hạ đường huyết dạng uống thuộc phân nhóm sulphonyurea. Cơ chế tác dụng chính của glipizid là kích thích bài tiết insulin từ các tế bào beta cùa mô ở đảo tụy. Sự kích thích bài tiết insulin bởi glipizid để đáp ứng được với việc tăng lượng đường trong máu sau ăn là rất quan trọng. Nồng độ insulin không tăng cao nhanh ngay cả khi sử dụng glipizid kéo dài, nhưng đáp ứng insulin sau ăn vẫn tiếp tục tăng lên sau ít nhất 6 tháng điều trị. Các phản ứng tức thì của insulin với bữa ăn xảy ra trong vòng 30 phút sau khi uống glipizid ở bệnh nhân đái tháo đường, nhưng nồng độ insulin không tăng cao duy trì kéo dài vượt thời gian của bữa ăn. Ngoài ra, có nhiều hơn các bằng chứng cho thấy tác dụng ngoài tụy bao gồm tăng khả năng tác dụng của insulin – một trong những tác dụng quan trọng của glipizid. Kiểm soát đường huyết trong máu kéo dài lên tới 24 giờ sau khi sử dụng đơn liều glipizid, mặc dù nồng độ thuốc trong huyết tương tại thời điểm đó đã giảm lượng nhỏ so với nồng độ đỉnh.

Dược động học

Khả năng hấp thu ở đường tiêu hóa của glipizid ở mỗi người là không giống nhau, nhưng chủ yếu được hấp thu nhanh và hoàn toàn. Nồng độ đỉnh trong huyết tương xuất hiện 2-3 giờ sau khi uống đơn liều glipizid. Thời gian bán thải dao động trong khoảng 2-4 giờ ở những người bình thường dù cho sử dụng đường tiêm tĩnh mạch hay đường uống. Sự chuyển hóa và bài tiết của thuốc là tương tự nhau ở cả 2 đường dùng thuốc, việc chuyển hóa qua gan lần đầu là không đáng kể. Glipizid không được tích lũy trong huyết tưong khi uống thuốc lặp đi lặp lại. Tổng lượng hấp thu và phân bố của thuốc khi uống một liều glipizid không bị ảnh hưởng bởi thức ăn ở những người tình nguyện khỏe mạnh, nhưng sự hấp thu bị chậm lại khoảng 40 phút. Do đó, glipizid có hiệu quả hơn khi sử dụng trước bữa ăn 30 phút so với uống trong bữa ăn ở những bệnh nhân đái tháo đường. Liên kết với protein huyết tương đã được nghiên cứu ở những người tình nguyện được sử dụng glipizid hoặc đường tiêm hoặc đường uống và cho thấy tỷ lệ liên kết với protein huyết tương là 98-99% sau khi sử dụng 1 giờ bằng một trong hai đường dùng. Thể tích phân bố sau khi sử dụng đường tiêm tĩnh mạch là 11 lít, chủ yếu tập trung ở các khoang dịch ngoại bào.

Chuyển hóa của glipizid là rất mạnh và xảy ra chủ yếu ở gan. Các chất chuyển hóa chính của glipizid là các sản phẩm đã được hydroxyl hóa không còn hoạt tính và được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu. Một lượng nhỏ hơn 10% glipizid dạng còn hoạt tính được phát hiện thấy trong nước tiểu.

1. Chỉ định

Glipizide được chỉ định như một thuốc hỗ trợ cho chế độ ăn uống và tập thể dục để cải thiện việc kiểm soát đường huyết ở người lớn mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2

2. Chống chỉ định

Glipizid được chống chỉ định ở các bệnh nhân:

  • Quá mẫn với glipizid, các sulphonylurea hoặc các sulphonamid khác hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Đái tháo đường phụ thuộc insulin, nhiễm ceton chuyển hóa trong đái tháo đường, tình trạng hôn mê trong đái tháo đường
  • Suy gan hoặc suy thận nặng
  • Bệnh nhân được điều trị với miconazol
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.

3. Cách dùng – Liều dùng

Cách dùng

Đường dùng: Đường uống

Đối với bất kỳ hoạt chất có tác dụng hạ đường huyết nào, liều lượng cần phải được điều chỉnh đối với từng trường hợp.

Sử dụng glipizid trong thời gian ngắn có thể là đủ trong các khoảng thời gian mất kiểm soát thoáng qua ở bệnh nhân thường được kiểm soát tốt chế độ ăn.

Nhìn chung, glipizid nên được sử dụng trước bữa ăn một khoảng thời gian ngắn để đạt được mức độ tăng đường huyết sau ăn.

Liều dùng

Liều dùng khởi đầu

Liều khởi đầu được khuyến cáo là 5mg, sử dụng trước bữa ăn sáng hoặc ăn trưa. Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường mức độ nhẹ, bệnh nhân lớn tuổi hoặc những người có bệnh lý về gan có thể bắt đầu với mức liều là 2,5 mg.

Điều chỉnh liều

Điều chỉnh liều nên thường tăng từ 2,5 tới 5 mg, tùy thuộc đáp ứng về mặt đường huyết được xác định. Các lần hiệu chỉnh liều nên cách nhau ít nhất vài ngày. Liều đơn tối đa được khuyến cáo là 15 mg. Nếu liều này là chưa đủ, sử dụng đa liều trong ngày có thể có hiệu quả. Liều trên 15 mg thường được chia làm nhiều liều nhỏ

Liều duy trì

Một số bệnh nhân có thể được kiểm soát có hiệu quả với phác đồ liều dùng một lần một ngày. Tổng liều một ngày trên 15 mg nên được chia làm nhiều liều

Liều tối đa một ngày được khuyến cáo là 20 mg

Sử dụng ở trẻ em

Tính an toàn và hiệu quả ở trẻ em chưa được thiết lập

Sử dụng ở người già và bệnh nhân có nguy cơ cao

Ở người già, bệnh nhân suy nhược hoặc suy dinh dưỡng và các bệnh nhân suy gan hoặc suy thận, liều dùng khởi đầu và duy trì nên được sử dụng thận trọng để tránh gây hạ đường huyết quá mức

Các bệnh nhân đang sử dụng các thuốc gây h đường huyết khác

Giống như các thuốc hạ đường huyết nhóm sulphonylurea, không cần có khoảng thời gian khi chuyển bệnh nhân sang sử dụng glipizid. Các bệnh nhân nên được theo dõi cẩn thận (1- 2 tuần) về tình trạng hạ đường huyết khi được chuyển thuốc từ các các thuốc sulphonylurea có thời gian bán thải dài hơn (ví dụ chlorpropamid) sang glipizid do khả năng tăng tác dụng của thuốc quá mức.

4. Thận trọng

Thiếu hụt G6PD: Do glipizid thuộc nhóm thuốc sulphonylurea nên cần thận trọng khi sử dụng ở các bệnh nhân thiếu hụt G6PD. Điều trị ở các bệnh nhân thiếu hụt G6PD bàng hoạt chất sulphonylurea có thể dẫn tới thiếu máu tan huyết và việc thay thế sulphonylurea nên được cân nhắc.

Hạ đường huyết quá mức :

Tất cả các sulphonylurea có khả năng gây hạ đường huyết nghiêm trọng. Suy thận hoặc suy gan có thể gây ra tăng nồng độ glipizid trong máu và sau đó có thể làm giảm lượng glucose trong máu, cả hai dạng uống và tiêm đều có thể gia tăng nguy cơ hạ đường huyết nghiêm trọng. Ở những người lớn tuổi, nhũng bệnh nhân suy nhược hoặc suy dinh dưõng và những người có thiếu hụt hocmon tuyến thượng thận hoặc tuyến yên đặc biệt nhạy cảm với việc hạ đường huyết quá mức của các thuốc hạ đường huyết.

Hạ đường huyết quá mức có thể khó được nhận biết ở ngưòi lớn tuổi và nhũng bệnh nhân đang sử dụng thuốc chẹn beta-adrenergic. Hạ đường huyết quá mức thường xảy ra khi lượng calo bị thiếu hụt, sau khi tập thể dục kéo dài hoặc quá mức, khi uống rượu, hoặc khi sử dụng nhiều hơn một thuốc gây hạ đường huyết.

Mất kiểm soát đường huyết :

Khi một bệnh nhân ổn định trong một phác đồ điều trị đái tháo đường có gặp phải một số vấn đề như sốt, chấn thương, nhiễm trùng, hoặc phẫu thuật, việc mất kiểm soát đường huyết có thể xảy ra. Vào thời điểm đó, có thể cần phải ngừng sử dụng glipizid và sử dụng insulin.

Hiệu quả của bất kỳ một thuốc hạ đường huyết nào, bao gồm cả glipizid trong việc hạ đường huyết đến một mức độ mong muốn ở nhiều bệnh nhân trong một khoảng thời gian dài có thể làm nghiêm trọng thêm tình trạng bệnh đái tháo đường hoặc làm giảm đi đáp ứng với thuốc. Hiện tượng này được biết đến như một thất bại điều trị thứ phát, để phân biệt với thất bại điều trị chính mà trong đó thuốc không có tác dụng ở một bệnh nhân nào đó khi lần đầu sử dụng thuốc. Hiệu chỉnh liều đầy đủ và tuân thủ chế độ ăn uống cần được đánh giá trước khi phân loại bệnh nhân thuộc nhóm thất bại điều trị thứ phát.

Các bệnh gan thận :

Dược động học và/hoặc dược lực học của glipizid có thể bị ảnh hưỏng ở những bệnh nhân suy gan hoặc suy thận. Nếu hạ đường huyết quá mức xảy ra ở những bệnh nhân này, nó có thể kéo dài và việc giám sát phù hợp nên được thực hiện.

Thông tin cho bệnh nhân :

Bệnh nhân nên được thông báo về những nguy cơ tiềm ẩn và lợi ích của glipizid và lợi ích của việc thay đổi phác đồ điều trị. Họ cũng nên được thông báo về tầm quan trọng của việc tuân thủ hướng dẫn về chế độ ăn uống, việc tập thể dục và kiểm tra thường xuyên glucose huyết và/ hoặc nước tiểu.

Về nguy cơ hạ đường huyết, các triệu chứng, xử trí và các tình trạng dẫn tới nguy cơ hạ đường huyết nên được giải thích rõ với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Thất bại điều trị tiên phát và thứ phát cũng nên được giải thích rõ với bệnh nhân.

Các xét nghiệm :

Glucose huyết và nước tiểu nên được giám sát định kỳ. Định lượng haemoglobin đã được glycosyl hóa có thể có hữu ích.

Thuốc có chứa lactose :

Sản phẩm này có chứa lactose. Những bệnh nhân có vấn đề về di truyền hiếm gặp liên quan tới không dung nạp lactose như thiếu Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose không nên sử dụng thuốc này.

5. Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Xếp hạng cảnh báo :

AU TGA pregnancy category: C

US FDA pregnancy category: C

Sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai:

Glipizid chống chỉ định trong thời kỳ mang thai.

Tác dụng hạ đường huyết kéo dài (4 đến 10 ngày) đã được báo cáo ở các trẻ sơ sinh mà mẹ có sử dụng một trong các thuốc sulphonylurea tại thời điểm sinh.

Do các thông tin gần đây cho thấy nồng độ glucose trong máu có sự bất thường ở phụ nữ mang thai liên quan tới tỷ lệ cao hơn các bất thường bẩm sinh, nhiêu chuyên gia khuyên cáo rằng insulin được sử dụng trong thai kỳ để duy trì mức đường huyêt càng gân bình thường càng tốt

Sử dụng thuốc ở phụ nữ cho con bú :

Không có dữ liệu nào sẵn có cho thấy glipizid được bào tiết vào sữa mẹ. Do vây, glipizid được chống chỉ định ở phụ nữ đang cho con bú

6. Tác dụng không mong muốn (ADR)

Tác dụng không mong muốn liên quan tới liều dùng chỉ mang tính thoáng qua, đáp ứng bằng giảm liều hoặc ngừng sử dụng thuốc.

Hạ đường huyết.

Tiêu hóa : rối loạn tiêu hóa bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, táo bón và đau dạ dày. Các tác dụng phụ này thường liên quan tới liều dùng và thường biến mất khi dùng giãn cách hoặc giảm liều dùng.

Trên da : các phản ứng dị ứng trên da bao gồm ban đỏ, phản ứng ban dạng sởi hoặc dát sẩn, nổi mề đay, ngứa và eczema đã được báo cáo. Chúng thường biến mất khi tiếp tục điều trị. Tuy nhiên, nếu các tác dụng không mong muốn này vẫn còn tồn tại, nên ngừng sử dụng thuốc. Giống như các thuốc sulphonylure khác, phản ứng nhạy cảm với ánh sáng đã được báo cáo.

Toàn thân : lú lẫn, chóng mặt, buồn ngủ, đau đầu, run rẩy, rối loạn thị giác đã từng được báo cáo ở những bệnh nhân được điều trị với glipizid. Các tác dụng phụ này thường thoáng qua và không cần phải ngừng điều trị; Tuy nhiên, chúng cũng có thể là triệu chứng của hạ đường huyết quá mức.

Trên xét nghiệm : Các bất thường về xét nghiệm quan sát được xảy ra với glipizid tương tự với các sulphonylurea khác. Thông thuùng ảnh hưởng mức độ nhẹ và trung bình tới SGOT, LDH, phosphatase kiềm, BUN và creatinin đã đuợc ghi nhận lại. Các mối liên hệ của những bất thuờng về xét nghiệm với glipizid là chưa chắc chắn, và chúng hiếm khi liên quan đến các triệu chứng lâm sàng.

Các rối loạn về gan : Vàng da ứ mật, suy giảm chức năng gan và viêm gan đã được báo cáo.

Ảnh hưởng trên huyết học : Giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan huyết, thiểu máu bất sản và giảm cả ba dòng ngoại vi đã được báo cáo.

Ảnh hưởng đến chuyển hóa : Porphyrin chuyển hóa ở gan và porphyrin trên da muộn đã được báo cáo. Các phản ứng giống disulfiram đã được báo cáo với các sulphonylurea khác.

Trên điện giải : Giảm natri huyết đã được báo cáo.

7. Tương tác với các thuốc khác

Tương tác của thuốc với các thuốc khác và các tương tác khác. Các thuốc sau đây có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết:

Chống chỉ định phối hợp : Miconazol làm tăng tác dụng hạ đường huyết, có thể dẫn tới các triệu chứng của hạ đường huyết hoặc thậm chí hôn mê.

Các phối hợp không đúng : Các thuốc chống viêm non-steroid (NSAlDs), như phenylbuazon làm tăng tác dụng hạ đường huyết của sulphonylurea (cạnh tranh vị trí gắn với protein huyết tương và/hoặc làm giảm thải trừ sulphonylurea)

Rượu: làm tăng ảnh hưởng hạ đường huyết có thể dẫn tới hôn mê do hạ đường huyết quá mức

Các phối hợp yêu cầu cần thận trọng:

  • Fluconazol: tăng thời gian bán thải của sulphonylurea, có thể dẫn tới những triệu chứng cùa hạ đường huyết.
  • Voriconazol: Mặc dù chưa có nghiên cứu nào nhưng voriconazol có thế làm tăng nồng độ trong huyết tương của sulphonylurea (vd: tolbutamin, glipizid và glyburide) và do đó gây hạ đường huyết.

Theo dõi thận trọng đường huyết được khuyến cáo khi sử dụng đồng thời 2 thuốc:

Các thuốc chẹn beta: tất cả các thuốc chẹn beta có thể che giấu đi một vài triệu chúng của hạ đường huyết, như đánh trống ngực và nhịp tim nhanh. Hầu hết các thuốc chẹn beta chọn lọc trên tim làm tăng tỷ lệ và mức độ nghiêm trọng của hạ đường huyết

Các thuốc ức chế men chuyển angiotensin: sử dụng các thuốc ức chế men chuyển có thể dẫn tới làm tăng tác dụng hạ đường huyết ở các bệnh nhân đái tháo đường đang được điều trị với các sulphonylurea

Cimetidin: sử dụng cimetidin có thể có liên quan tới việc làm giảm đường huyết sau ăn ở các bệnh nhân điều trị với glipizid

Tác dụng hạ đường huyết của sulphonylurea nhìn chung cũng có thể được gia tăng bởi các chất ức chế monoamine oxidase mà liên kết mạnh với protein huyết tưong, như sulphonamid, chloramphenicol, probenecid, các courmarin và các fibrat

Khi dùng các thuốc này cho các bệnh nhân đang dùng glipizid (hoặc ngừng thuốc trước đó), các bệnh nhân nên được giám sát chặt chẽ về ảnh hưởng hạ đường huyết (hoặc mất kiểm soát)

Các thuốc sau đây có thể dẫn tới tăng đường huyết:

  • Các kết hợp không đúng

Danazol: tác dụng tăng đường huyết của danazol. Nếu không thể tránh sử dụng, cảnh báo bệnh nhân và đầy mạnh việc giám sát đường huyết và đường trong nước tiểu. Có thể hiệu chỉnh liều lượng của các thuốc hạ đường huyết khi điều trị với danazol và sau khi ngừng sử dụng nó.

  • Kết hợp yêu cầu thận trọng

Phenothiazin (ví dụ, chlopromazin) tại liều cao (> 100 mg/ngày chlopromazin): tăng đường huyết (giảm phóng thích insulin) khi sử dụng cùng glipizid.

Corticosteroid: làm tăng lưọng đường trong máu khi sử dụng cùng glipizid

Các thuốc kích thích hệ giao cảm (ví dụ, ritodrin, salbutamol, terbutalin): làm tăng lượng đường trong máu do kích thích beta-adrenergic.

Progesteron: tăng đường huyết ở liều cao progesteron khi sử dụng cùng glipizid.

Có thể hiệu chỉnh liều cả thuốc chống tăng đường huyết trong khi điều trị với các thuốc an thần kinh, các thuốc corticoid hoặc progesteron và sau khi ngừng thuốc.

Các thuốc khác có thể gây ra tăng đường huyết và dẫn tới mất kiểm soát bao gồm các thiazid và các thuốc lợi tiểu khác, các hormon tuyến giáp, estrogen, các thuốc tránh thai đường uống, phenytoin, acid nicotinic, các thuốc chẹn kênh canxi và isoniazid.

Khi các thuốc này được ngừng ở các bệnh nhân đang sử dụng glipizid, các bệnh nhân này nên được giám sát cẩn thận việc hạ đường huyết.

8. Quá liều và xử trí

Quá liều sulphonylurea bao gồm cả glipizid có thể gây ra hạ đường huyết. Các triệu chứng hạ đường huyết nhẹ mà không mất ý thức hoặc vấn đề về thần kinh nên được điều trị tích cực với glucose uống và điều chỉnh liều lượng thuốc và/ hoặc chế độ ăn uống. Giám sát chặt chẽ nên được duy trì cho tới khi bác sỹ đảm bảo được bệnh nhân không còn nguy hiểm. Các phản ứng hạ đường huyết nghiêm trọng có hôn mê, co giật, hoặc các rối loạn thần kinh khác xảy ra không thường xuyên, nhưng cần phải được cấp cứu nhập viện ngay lập tức. Nếu hôn mê do hạ đường huyết được chẩn đoán hoặc bị nghi ngờ, bệnh nhân nên được tiêm tĩnh mạch dung dịch glucose cô đặc (50%). Sau đó nên tiếp tục truyền liên tục dung dịch glucose loãng hơn (10%) với tốc độ mà sẽ duy trì đường huyết ở mức độ trên 100 mg/ml (5,55 mmol/L). Các bệnh nhân nên được giám sát chặt chẽ trong vòng tối thiểu 48 giờ và tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân tại thời điểm đó, bác sỹ nên quyết định xem có cần tiếp tục theo dõi tiếp hay không. Độ thanh thải của glipizid khỏi huyết tương có thể bị kéo dài ở những bệnh nhân có bệnh về gan. Do tính chất liên kết với protein huyết tương, việc lọc máu dường như không có lợi ích

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị

 

       Dược sĩ Đinh Khắc Thành Đô

(Nguồn: Drugbank.vn, Tờ HDSD của nhà sản xuất)

 


Picture1.png

16 Tháng Một, 2024 Truyền Thông

Ipolipid 300 – Thuốc chống tăng lipid huyết.

Tên chung quốc tế: Gemfibrozil.

Mã ATC: C10A B04.

Loại thuốc: Thuốc chống tăng lipid huyết.

Dạng thuốc và hàm lượng : viên nang 300 mg.

Dược lực học

Gemfibrozil là một chất tương tự acid fibric không có halogen và là thuốc chống tăng lipid huyết. Gemfibrozil làm giảm nồng độ lipoprotein giàu triglycerid, như VLDL (lipoprotein tỷ trọng rất thấp), tăng nhẹ nồng độ HDL (lipoprotein tỷ trọng cao) và có tác dụng khác nhau trên LDL (lipoprotein tỷ trọng thấp). Tác dụng trên nồng độ VLDL có thể chủ yếu do tăng hoạt tính của lipoprotein lipase, đặc biệt trong cơ, dẫn đến tăng thủy phân lượng triglycerid trong VLDL và tăng dị hóa VLDL. Gemfibrozil còn làm thay đổi thành phần của VLDL do làm giảm sản sinh ở gan apoC – III là chất ức chế hoạt tính của lipoprotein lipase và cũng làm giảm tổng hợp triglycerid trong VLDL ở gan.

Cùng với tác dụng trên lipid máu, gemfibrozil còn có tác dụng giảm kết tập tiểu cầu, nên làm giảm nguy cơ về bệnh tim mạch.

Tác dụng lâm sàng của gemfibrozil hoặc của bất cứ thuốc acid fibric nào khác trên nồng độ lipoprotein phụ thuộc vào tình trạng ban đầu của lipoprotein tùy theo tăng hoặc không tăng lipoprotein huyết. Người tăng lipid máu đồng hợp tử apoE2/apoE2 đáp ứng tốt nhất với liệu pháp gemfibrozil. Nồng độ cao triglycerid và cholesterol có thể giảm mạnh và bệnh u vàng phát ban nhiều cục và u vàng gan bàn tay có thể giảm hoàn toàn. Cũng có tác dụng tốt trên đau thắt ngực và tập tễnh cách hồi.

Liệu pháp gemfibrozil ở người tăng triglycerid huyết nhẹ (ví dụ, triglycerid < 400 mg/dl) tức 4,5 mmol/lít thường gây giảm nồng độ triglycerid 50% hoặc hơn, và tăng nồng độ HDL cholesterol 15% đến 25%, đặc biệt ở người tăng lipid huyết kết hợp có tính gia đình. Gemfibrozil có tác dụng tốt ở người tăng triglycerid huyết nặng và có hội chứng vi chylomicron huyết. Trong khi liệu pháp đầu tiên là phải loại trừ chất béo khỏi chế độ ăn với mức tối đa có thể được, thì gemfibrozil giúp vừa làm tăng hoạt tính của lipoprotein lipase vừa làm giảm tổng hợp triglycerid ở gan. Ở người bệnh này, liệu pháp duy trì với gemfibrozil có thể giữ nồng độ triglycerid dưới 600 đến 800 mg/dl tức 6,8 – 9 mmol/lít để dự phòng biến chứng viêm tụy và u vàng phát ban.

Dược động học

Gemfibrozil được hấp thu nhanh và nhiều (khả dụng sinh học: 98 ± 1%) khi uống trong bữa ăn, nhưng kém hơn nếu uống lúc đói. Ðạt nồng độ đỉnh huyết tương trong vòng 2 đến 4 giờ. Hơn 97% gemfibrozil gắn với protein huyết tương. Nửa đời là 1,1[NNB1] ± 0,2 giờ. Thuốc phân bố rộng và nồng độ trong gan, thận và ruột cao hơn nồng độ trong huyết tương. Thể tích phân bố: 0,14 ± 0,03 lít/kg. Gemfibrozil bài tiết chủ yếu dưới dạng chất liên hợp glucuronid; 60 đến 90% liều uống bài tiết trong nước tiểu, và lượng nhỏ hơn trong phân. Sự bài tiết gemfibrozil ở người suy thận tuy có giảm, nhưng giảm ít hơn so với những fibrat khác. Ðộ thanh thải: 1,7 ± 0,4 ml/phút/kg.

1. Chỉ định

  • Gemfibrozil là thuốc chọn lọc để điều trị tăng lipid huyết đồng hợp tử apoE2/apoE2(tăng lipoprotein – huyết typ III). Tăng triglycerid huyết vừa và nặng có nguy cơ viêm tụy. Tăng lipid huyết kết hợp có tính gia đình, có nồng độ VLDL cao; nếu nồng độ LDL cao, có chỉ định dùng thêm thuốc ức chế HMG CoA reductase liều thấp.
  • Gemfibrozil chỉ được chỉ định để điều trị tăng lipid huyết và làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành trong tăng lipid huyết typ IIb không có tiền sử hoặc triệu chứng hiện tại của bệnh mạch vành, mà không đáp ứng với chế độ ăn kiêng, luyện tập, giảm cân hoặc việc dùng thuốc khác một mình và có bộ ba triệu chứng: HDL cholesterol thấp, LDL – cholesterol tăng và triglycerid tăng.
  • Gemfibrozil được chỉ định trong điều trị tăng lipid huyết tiên phát nặng (tăng lipid huyết typ IV và V) có nguy cơ bệnh động mạch vành, đau bụng điển hình của viêm tụy, không đáp ứng với chế độ ăn kiêng hoặc những biện pháp khác một mình. Gemfibrozil không có tác dụng với tăng lipid huyết typ I

2. Chống Chỉ định

  • Quá mẫn với Gemfibrozil hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Trẻ em nhỏ hơn 18 tuổi.
  • Suy chức năng gan.
  • Suy chức năng thận nặng.
  • Bệnh túi mật tồn tại từ trước và xơ gan mật tiên phát.
  • Bệnh nhân có tiền sử nhạy cảm với ánh sáng và phản ứng tác dụng độc hại của ánh sáng trongsuốt quá trình điều trị với fibrat.

3. Liều lượng và cách dùng

Người lớn và người cao tuổi (trên 65 tuổi)

  • Ipolipid được dùng uống. Liều thường dùng cho người lớn và người cao tuổi là 900 – 1200 mg mỗi ngày.
  • Uống liều duy nhất 900 mg/ ngày, trước nửa giờ trước khi ăn tối.
  • Liều 1200 mg được chia 2 lần /ngày, uống nửa giờ trước khi ăn sáng và ăn tối.

Trẻ em nhỏ hơn 18 tuổi

  • Chi định điều trị Gemfibrozil chưa được nghiên cứu ở trẻ em nhỏ hơn 18 tuổi. Do đó, các dữ liệu sử dụng Ipolipid ở trẻ em nhỏ hơn 18 tuổi chưa được thiết lập.

Bệnh nhân suy chức năng thận

  • Đối với bệnh nhân suy chức năng thận ở mức độ nhẹ đến trung bình, bắt đầu điều trị với liều 900 mg mỗi ngày và đánh giá chức năng thận trước khi sử dụng thuốc.
  • Ipolipid không được sử dụng cho bệnh nhân suy chức năng thận nặng.

Bệnh nhân suy chức năng gan

  • Gemfibrozil bị chống chỉ định đối với bệnh nhân suy chức năng gan.

4. Thận Trọng

Bắt đầu điều trị: Làm các xét nghiệm để biết chắc nồng độ lipid thực sự không bình thường. Trước khi tiến hành điều trị với gemfibrozil, phải cố gắng kiểm soát lipid huyết thanh bằng chế độ ăn thích hợp, luyện tập, giảm cân ở người béo phì, và kiểm soát những bệnh khác như đái tháo đường và giảm năng tuyến giáp đang góp phần gây những bất thường về lipid.

Trong khi điều trị: Ðịnh kỳ xét nghiệm lipid huyết thanh, và ngừng thuốc nếu tác dụng trên lipid không thoả đáng sau 3 tháng điều trị.

Khi ngừng gemfibrozil, cần có chế độ ăn kiêng gây giảm lipid huyết thanh thích hợp và theo dõi lipid huyết thanh cho tới khi người bệnh ổn định, vì nồng độ triglycerid và cholesterol huyết thanh có thể tăng trở lại mức ban đầu.

Thời kỳ mang thai

Gemfibrozil qua nhau thai. Không có công trình nghiên cứu đầy đủ và có kiểm chứng dùng gemfibrozil cho phụ nữ mang thai; không được dùng gemfibrozil trong thời kỳ mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Không biết gemfibrozil có phân bố vào trong sữa người hay không. Vì gemfibrozil có khả năng gây những ADR nghiêm trọng trên trẻ nhỏ bú sữa mẹ, nên tránh không cho con bú.

5. Tác dụng không mong muốn (ADR)

ADR của gemfibrozil nói chung ít gặp và nhẹ, tuy nhiên, vì có những điểm giống nhau về hóa học, dược lý và lâm sàng với clofibrat, nên gemfibrozil có thể có cùng ADR như clofibrat. Những ADR thường gặp của gemfibrozil ở đường tiêu hóa đôi khi khá nặng đến mức phải ngừng thuốc.

Thường gặp, ADR > 1/100

Tiêu hóa: Khó tiêu, đau bụng, ỉa chảy, buồn nôn, nôn, táo bón, viêm ruột thừa cấp tính.

Gan: Sỏi mật.

Thần kinh trung ương: Mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu.

Da: Eczema, ban.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Tim mạch: Rung nhĩ.

Thần kinh trung ương: Tăng cảm, chóng mặt, ngủ lơ mơ, buồn ngủ, trầm cảm.

Tiêu hóa: Ðầy hơi.

Thần kinh, cơ và xương: Dị cảm.

Mắt: Nhìn mờ.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Những ADR nặng về tiêu hóa có thể cần phải ngừng dùng gemfibrozil. Khi người bệnh đang dùng gemfibrozil than phiền về đau cơ, sờ ấn đau, hoặc yếu cơ, cần phải đánh giá nhanh chóng về viêm cơ; qua xác định nồng độ creatine kinase. Nếu nghi ngờ hoặc chẩn đoán có viêm cơ, phải ngừng dùng gemfibrozil.

Phải làm những xét nghiệm chẩn đoán thích hợp nếu xuất hiện những dấu hiệu nghi là có liên quan với hệ gan mật. Thăm dò chức năng gan và làm công thức máu 3 – 6 tháng sau khi bắt đầu liệu pháp gemfibrozil rồi sau đó làm xét nghiệm hàng năm. Phải ngừng dùng gemfibrozil và không tiếp tục dùng lại nếu kết quả xét nghiệm chức năng gan tăng đều đặn hoặc tăng quá mức, hoặc có những bất thường đáng kể; những kết quả xét nghiệm bất thường nói chung hồi phục được. Nếu thấy có sỏi mật, phải ngừng dùng gemfibrozil

6. Tương tác thuốc

Thuốc chống đông, dẫn xuất coumarin hoặc indandion: Dùng đồng thời với gemfibrozil có thể làm tăng đáng kể tác dụng chống đông của những thuốc này; cần phải hiệu chỉnh liều thuốc chống đông dựa trên xét nghiệm thời gian prothrombin thường xuyên.

Chenodesoxycholique hoặc ursodesoxycholique: Tác dụng có thể giảm khi dùng đồng thời những thuốc này với gemfibrozil, là chất có xu hướng làm tăng bão hòa cholesterol ở mật.

Lovastatin: Dùng đồng thời với gemfibrozil có thể làm tăng nguy cơ tiêu cơ vân: tăng đáng kể nồng độ creatine kinase, và myoglobin niệu dẫn đến suy thận cấp; có thể phát hiện sớm là 3 tuần và muộn là vào tháng sau khi bắt đầu liệu pháp phối hợp; theo dõi creatin kinase không dự phòng được bệnh cơ nặng hoặc thương tổn thận.

7. Qúa liều và xử trí

Các triệu chứng quá liều gồm đau bụng, ỉa chảy, buồn nôn, nôn. Ðiều trị quá liều gemfibrozil gồm điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Trường hợp quá liều gemfibrozil cấp tính, phải làm sạch dạ dày ngay bằng gây nôn hoặc rửa dạ dày.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị

       Dược sĩ Đinh Khắc Thành Đô

(Nguồn: Drugbank.vn, Tờ HDSD của nhà sản xuất)

 


1.jpg

Lãnh đạo bệnh viện cần quan tâm đến hội chứng “Burnout”

Theo từ điển Oxford, thuật ngữ “burnout” được hiểu là sự suy sụp về thể chất và tinh thần do quá tải công việc và bị căng thẳng (stress). Hội chứng “Burnout” xuất hiện ở các thầy thuốc lần đầu tiên được mô tả vào năm 1974 bởi chuyên gia tâm lý học người Mỹ Herbert Freudenberger. Đây là một hội chứng liên quan đến công việc rất đặc thù của những người công tác trong ngành y tế, nhất là các bác sĩ – những người trực tiếp tham gia hoạt động khám, chữa bệnh tại các bệnh viện và các cơ sở y tế khác.

Biểu hiện của hội chứng “Burnout” bao gồm các dấu hiệu: kiệt sức, hoài nghi và giảm hiệu quả công việc. Hội chứng này có thể xảy ra ở nhân viên trong mọi lĩnh vực, nhưng hay gặp nhất là những người làm việc trong môi trường có mối liên quan mật thiết giữa người với người, như giáo viên, nhân viên xã hội, nhân viên cảnh sát và nhân viên y tế.
Năm 2011, tại Mỹ, lần đầu tiên đã có một nghiên cứu quốc gia với quy mô lớn về hội chứng “burnout” trong đội ngũ các thầy thuốc. Khảo sát 7.288 bác sĩ chuyên khoa, nhóm nghiên cứu đã ghi nhận có khoảng 45% các bác sĩ có ít nhất 1 triệu chứng của hội chứng này, tần suất xuất hiện hội chứng này trong đội ngũ các thầy thuốc nhiều hơn so với nhân viên làm việc trong các lĩnh vực công tác khác, và số bác sĩ mắc phải hội chứng này có xu hướng tăng dần theo thời gian. Công trình nghiên cứu này được đăng tải trên Tạp chí The Journal of the American Medical Association, tháng 2/2017, từ kết quả  nghiên cứu này, các tác giả ước tính có trên 50% các bác sĩ mắc hội chứng “burnout”.
Đi tìm các nguyên nhân và yếu tố thuận lợi góp phần làm cho các bác sĩ mắc hội chứng “burnout”, các chuyên gia quản lý và tâm lý đã chỉ ra những yếu tố sau: quá tải khối lượng công việc của người thầy thuốc, bao gồm cả gánh nặng công việc hành chánh, môi trường thực hành không đạt hiệu quả mong muốn, mất kiểm soát công việc, tích hợp giữa công việc và cuộc sống, ý nghĩa công việc bị xói mòn. Căng thẳng và kiệt sức có thể được tạo ra bởi một sự kết hợp của khối lượng công việc quá mức, giờ làm việc quá mức, khiếu nại từ bệnh nhân, và các thủ tục hành chánh mà người bác sĩ phải làm. Không giống như những ngành công nghiệp, nhiều tiến bộ trong đó công nghệ giúp cải thiện hiệu quả công việc, nhưng đối với các bác sĩ, bệnh án điện tử (EHR) dường như đã làm tăng thêm gánh nặng hành chánh, làm cho các bác sĩ bị phân tâm và giảm tương tác với bệnh nhân. Ngoài ra, những yêu cầu chi tiết về thủ tục hành chánh của các công ty bảo hiểm y tế để đảm bảo được chi trả cũng là một gánh nặng cho các bác sĩ. Nhóm nghiên cứu quan sát trực tiếp 57 bác sĩ trong 430 giờ làm việc, cho thấy các bác sĩ chỉ dành khoảng 33% số giờ làm việc của họ để thực hiện công việc lâm sàng trực tiếp với bệnh nhân, và có đến 49% thời gian để hoàn thành công tác hành chánh và tương tác với bệnh án điện tử.
Các chuyên gia tâm lý đã mô tả 3 triệu chứng chính của hội chứng “burnout”: (1) Kiệt sức, là cảm giác thiếu năng lượng hoặc mệt mỏi do một hoặc nhiều yếu tố trong lĩnh vực về năng lượng, cảm xúc, và tinh thần. Các triệu chứng thể chất hay gặp như đau dạ dày, ruột; (2) Hoài nghi, thấy công việc của họ ngày càng căng thẳng và bực dọc, mất khả năng đồng cảm và kết nối với bệnh nhân, nhân viên và đồng nghiệp, thậm chí hay đổ lỗi, hoặc cảm thấy tội lỗi; (3) Giảm hiệu suất, rất tiêu cực về nhiệm vụ của họ, thấy khó tập trung, không biết lắng nghe và thiếu sự sáng tạo.
Với các triệu chứng như vậy, hệ quả của hội chứng “Burnout” là rất rõ cả về phía cá nhân bác sĩ bị hội chứng này và cả phía bệnh viện, theo đó, cá nhân sẽ dần đi vào trầm cảm nếu không được can thiệp kịp thời sẽ có những hệ luỵ xấu của chứng trầm cảm, tổ chức thì khó đạt hiệu quả mong muốn và ngày càng xấu hơn.
Điều đáng lo ngại hơn là hội chứng “Burnout” gần như là hội chứng khá đặc thù dành riêng cho nhân viên y tế không chỉ xảy ra ở các bác sĩ điều trị, mà nó còn ảnh hưởng và tác động lên cả các loại hình nhân viên y tế khác. Khảo sát mới đây vào tháng 4/2018, nhóm nghiên cứu về quản lý y tế thuộc Tạp chí New England Journal of Medicine cho thấy hội chứng “Burnout” còn xảy ra ở người điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bênh (RN), điều dưỡng chuyên khoa (APRN), bác sĩ trưởng khoa lâm sàng, và cả các nhà quản lý bệnh viện. Trong đó, điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh có tỉ lệ mắc hội chứng “Burnout” là cao nhất (78%), kế đến là các điều dưỡng chuyên khoa (64%), các bác sĩ trưởng khoa (56%) và các nhà quản lý bệnh viện (42%).
Các loại hình nhân viên y tế mắc hội chứng “Burnout” (tại Mỹ, năm 2018)
Hiện nay, hệ thống bệnh viện của nhiều nước đang trải qua những thay đổi to lớn nhằm thích ứng với những yêu cầu mới, đó là những yêu cầu nghiêm ngặt trong chi trả của bảo hiểm y tế, đến áp lực tự chủ tài chính, đẩy mạnh ứng dụng CNTT tiến đến bệnh án điện tử, yêu cầu về chất lượng bệnh viện của người bệnh ngày càng khó khăn hơn,… đã dẫn đến những kỳ vọng lớn hơn về năng suất, khối lượng công việc tăng lên, và giảm tính tương thích của bác sĩ, và các nhà quản lý bệnh viện. Biết được những yếu tố thuận lợi gây ra hội chứng “burnout” ở các bác sĩ, điều dưỡng và ngay cả nhà quản lý bệnh viện và các hệ quả xấu của nó để có những giải pháp chủ động và hợp lý hơn, đây là một thách thức không nhỏ đối với những ai đang và sẽ làm công tác quản trị bệnh viện.

Nguồn: medinet.gov.vn

 


1.png

“Cái gì bán được trong nhà, tôi cũng bán hết rồi. Nếu được đánh đổi, bán mạng này để con tỉnh lại, tôi cũng chấp nhận…”, người mẹ nghẹn ngào chia sẻ khi nhìn con nằm bất động trên giường hồi sức.

Những ngày đầu năm 2024, người người, nhà nhà vui vẻ tụ họp gia đình, háo hức chờ đếm ngược đến Tết Nguyên đán. Vậy nhưng, cô Trần Thị Tiến Lực (52 tuổi, quê Đắk Nông) không còn tâm trạng nghĩ về Tết nữa.
Mẹ khóc ngất bên giường hồi sức: Cứu con, tôi bán mạng mình cũng được - 1
Cô Tiến Lực (bìa phải) nghẹn ngào bên giường bệnh con trai (Ảnh: Hoàng Lê).

Chồng mới mổ thận, con trai lại nguy kịch.

Chỉ trong vòng một năm, tai họa liên tục giáng xuống gia đình cô Lực. Chồng cô vừa trải qua ca mổ thận, còn đang ở giai đoạn hồi phục vết thương, trong khi con trai lớn vì bạo bệnh phải tiến hành phẫu thuật não. Nỗi đau chưa kịp nguôi ngoai, bi kịch lại tiếp diễn với người con trai Võ Đức Nhựt (23 tuổi), bởi một tai nạn nghiêm trọng.
Đôi mắt đỏ hoe nhìn con trên giường bệnh, cô Lực kể, hôm đó là một buổi chiều chập choạng giữa tháng 11, trời đổ mưa tầm tã. Con trai đang trên đường đi làm về thì xe máy va phải đá, té xuống đường.
“Tôi gọi nó hoài không được. Khi gọi cho con dâu thì được báo tin con trai tôi đã đi cấp cứu rồi. Lúc chạy vào viện, tôi thấy tai và miệng nó chảy đầy máu…”, cô Lực vừa kể, vừa khóc.
Mẹ khóc ngất bên giường hồi sức: Cứu con, tôi bán mạng mình cũng được - 2
Người mẹ không cầm được nước mắt khi kể về bi kịch xảy ra với con (Ảnh: Anh Thư).
Sau 2 đêm cấp cứu tại Bệnh viện ở Đắk Lắk, Vọ Đức Nhựt được chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) trong tình trạng nhiễm trùng phổi nặng. Thêm 10 ngày điều trị tích cực, nam bệnh nhân dần qua cơn nguy kịch, nhưng sức khỏe còn rất yếu.
Đến ngày 23/11/2023, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức) để điều trị phục hồi, trong tình trạng vẫn còn hôn mê sâu, hay lên cơn co giật và sốt cao.
Bác sĩ Phạm Quốc Khanh, khoa Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Lê Văn Thịnh cho biết, đến nay tri giác bệnh nhân vẫn chưa cải thiện. Bệnh nhân còn xuất hiện thêm các biến chứng tổn thương não như động kinh và hội chứng mất muối do não.
Mẹ khóc ngất bên giường hồi sức: Cứu con, tôi bán mạng mình cũng được - 3
Bác sĩ cho biết, bệnh nhân vẫn còn chưa nhận biết được, sẽ còn điều trị kéo dài (Ảnh: Anh Thư).
“Trường hợp động kinh của bệnh nhân khó kiểm soát, hiện tại vẫn tiếp tục điều trị bằng thuốc. Tiên lượng có thể điều trị lâu dài. Gia đình bệnh nhân có hoàn cảnh rất khó khăn”, bác sĩ Khanh chia sẻ.

“Cứu được con, tôi bán mạng mình cũng được”

Chứng kiến con từ một chàng trai khỏe mạnh, là trụ cột gia đình, giờ chỉ nằm một chỗ, chân tay buông thõng không cảm giác, ai nói gì cũng không nghe, ruột gan người mẹ như đau thắt.
Mỗi ngày tranh thủ thời gian thăm bệnh, người mẹ lại đến cạnh bên cầm tay, cố đánh thức con trong vô vọng: “Nhựt ơi dậy đi con, dậy về với gia đình, với vợ con đi Nhựt…”.
Mẹ khóc ngất bên giường hồi sức: Cứu con, tôi bán mạng mình cũng được - 4
Vừa gọi con, người mẹ nghèo vừa khóc vì bất lực (Ảnh: Anh Thư).
Rồi người mẹ lại nghẹn giọng kể, Nhựt mới lập gia đình không lâu, con gái đầu lòng chỉ 18 tháng tuổi. Từ ngày chồng gặp nạn, con dâu cũng như cô, luôn túc trực tại bệnh viện, mong ngóng từng cử động của con trai. Và cũng chính vì vậy, cháu nội cô Lực đang phải xa vòng tay che chở của cha mẹ.
Nắm lấy đôi bàn tay yếu ớt của chồng, chị Vi Thị Ngọc Linh cho biết, từ ngày chồng lâm nạn, con gái 18 tháng tuổi của chị cũng phải cai sữa đột ngột.
“Vợ chồng em thuê trọ ra riêng sau khi cưới, công việc đi hái cà phê thường ngày chỉ đủ lo bỉm sữa cho con. Những ngày qua, em phải để con ở nhà ngoại. Giờ em chỉ mong chồng em tỉnh lại, về nhà với mẹ con em…”, chị Linh nghẹn ngào nói.
Mẹ khóc ngất bên giường hồi sức: Cứu con, tôi bán mạng mình cũng được - 5
Người vợ trẻ mong chồng sớm tỉnh lại, trở về với con gái bé bỏng ở quê (Ảnh: Hoàng Lê).
Từ ngày anh Nhựt lâm nguy, cô Lực đã khốn khó lại càng thêm kiệt quệ. Bán sạch tài sản để có số tiền đóng viện phí hơn 100 triệu đồng, hiện tại, gia đình cô  chỉ còn có căn nhà và hai con bò đã vay tiền nhà nước mua trước đó.
“Cái gì bán được trong nhà, tôi cũng bán hết rồi, và cũng đi vay mượn khắp nơi. Con tôi mới 23 tuổi, giờ mang về chẳng khác nào “chôn sống” nó. Tôi cầu xin mọi người giúp con tôi qua được bệnh tật này. Nếu được đánh đổi, bán cái mạng này để con tôi tỉnh lại, tôi cũng chấp nhận…”, người mẹ nức nở tâm sự, chờ đợi phép màu đến với con trai.

Nguồn: dantri.com.vn

Mọi sự ủng hộ, giúp đỡ mã số 5091 xin gửi về:

1. Cô Trần Thị Tiến Lực (mẹ bệnh nhân Võ Đức Nhựt)

Địa chỉ: Thôn Nam Xuân, xã Nam Đà, huyện KRông Nô, tỉnh Đắk Nông

SĐT: 0373.706.492

2. Báo điện tử Dân trí

Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: nhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

(nội dung chuyển khoản ghi: ủng hộ MS 5091)

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 1017378606

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 1017780241

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản EUR tại Vietcombank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 1022601465

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (Vietcombank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 126000081304

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

Số Tài khoản: 26110002631994

Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

ĐT: 0436869656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0231195149383

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

– Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

– Số tài khoản VND: 1400206035022

– Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.

* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)

– Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

– Số tải khoản VND: 1017589681

– Chi nhánh Hà Nội.

* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

– Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí

– Số tài khoản VND: 333556688888

– Chi nhánh Đông Đô – Phòng GD Thanh Xuân

3. Văn phòng đại diện của báo:

– VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

Tel: 0236. 3653 725

– VP TPHCM: Số 51 – 53, Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM.

Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567

– VP Thanh Hóa: Lô 06, đại lộ Võ Nguyên Giáp, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Tel: 0914.86.37.37

– VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Tel: 0292.3.733.269


Acetazolamid-1024x569-1.webp

17 Tháng Mười Hai, 2023 Tin TứcTruyền Thông
Tên chung quốc tế: Acetazolamide.
Mã ATC: S01E C01.
Loại thuốc: Thuốc chống glôcôm/Thuốc chống động kinh/Thuốc lợi tiểu.
Dạng thuốc và hàm lượng
Thuốc tiêm acetazolamid natri 500 mg/5 ml;
Viên nén acetazolamid 125 mg, 250 mg.
Dược lý và cơ chế tác dụng

Acetazolamid là chất ức chế không cạnh tranh, có phục hồi enzym carbonic anhydrase. Ức chế enzym này làm giảm tạo thành ion hydrogen và bicarbonat từ carbon dioxyd và nước, làm giảm khả năng sẵn có những ion này dùng cho quá trình vận chuyển tích cực vào các dịch tiết. Acetazolamid làm hạ nhãn áp bằng cách làm giảm sản xuất thủy dịch tới 50 – 60%. Cơ chế chưa được hoàn toàn biết rõ nhưng có lẽ liên quan đến giảm nồng độ ion bicarbonat trong các dịch ở mắt.

Tác dụng trên mắt của acetazolamid độc lập với tác dụng lợi tiểu và vẫn được duy trì khi xuất hiện toan chuyển hóa.

Tác dụng điều trị động kinh về mặt lý thuyết được cho rằng do toan chuyển hóa mang lại. Tuy nhiên, tác dụng trực tiếp của acetazolamid lên enzym carbonic anhydrase trong não có thể dẫn đến làm tăng áp lực CO2, giảm dẫn truyền nơron thần kinh và cơ chế giải phóng adrenalin có thể có liên quan đến tác dụng này.

Trước đây acetazolamid được dùng làm thuốc lợi niệu do tăng cường thải trừ ion bicarbonat và các cation, chủ yếu là natri và kali. Tuy nhiên, tác dụng lợi tiểu yếu hơn các thiazid và khi sử dụng thuốc liên tục, hiệu lực bị giảm dần do toan chuyển hóa nên phần lớn đã được thay thế bằng các thuốc khác như thiazid hoặc furosemid.

Dược động học

Acetazolamid được hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa, đạt nồng độ đỉnh 12 – 27 microgam/ml trong máu sau khi uống liều 500 mg dạng viên nén.

Nửa đời trong huyết tương khoảng 3 – 6 giờ. Thuốc liên kết mạnh với enzym carbonic anhydrase và đạt nồng độ cao ở mô có chứa enzym này, đặc biệt trong hồng cầu, vỏ thận. Liên kết với protein huyết tương cao, khoảng 95%. Thuốc được tìm thấy trong thủy dịch của mắt và trong sữa mẹ. Thuốc đào thải qua thận dưới dạng không đổi. Sau khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch, 70 – 100% (trung bình 90 liều dùng được thải trừ qua nước tiểu trong vòng 24 giờ; sau khi uống viên nang giải phóng kéo dài, 47% thải trừ trong vòng 24 giờ.

Thời gian bắt đầu có tác dụng, thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương và khoảng thời gian có tác dụng làm giảm nhãn áp sau khi uống liều đơn acetazolamid như sau:

Dạng thuốc Thời gian bắt đầu có tác dụng (giờ) Thời gian đạt đỉnh (giờ) Khoảng thời gian có tác dụng (giờ)
Viên nén

Viên nang tác dụng

kéo dài

Tiêm bắp

Tiêm tĩnh mạch

1

2

Chưa biết

2 phút

1-4

3-6

Chưa biết

0,25

8 – 12

18 – 24

Chưa biết

4-5

Chỉ định Acetazolamid

Glôcôm góc mở (không sung huyết, đơn thuần mạn tính) điều trị ngắn ngày cùng các thuốc co đồng tử trước khi phẫu thuật; glôcôm góc đóng cấp (góc hẹp, tắc); glôcôm trẻ em hoặc glôcôm thứ phát do đục thủy tinh thể hoặc tiêu thể thủy tinh.

Kết hợp với các thuốc khác để điều trị động kinh cơn nhỏ chủ yếu với trẻ em và người trẻ tuổi.

Điều trị phù thứ cấp do suy tim sung huyết hoặc do dùng thuốc.

Phòng và làm thuyên giảm các triệu chứng (đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ, buồn nôn, lơ mơ) đi kèm với chứng say núi.

Chống chỉ định Acetazolamid

Nhiễm acid do thận, tăng clor máu vô căn.

Bệnh Addison.

Suy gan, suy thận nặng, xơ gan

Giảm kali huyết, giảm natri huyết, mất cân bằng điện giải khác.

Quá mẫn với các sulfonamid.

Điều trị dài ngày glôcôm góc đóng mạn tính hoặc sung huyết (vì acetazolamid có thể che lấp hiện tượng dính góc do giảm nhãn áp).

Thận trọng Acetazolamid

Bệnh tắc nghẽn phổi, tràn khí phổi. Người bệnh dễ bị nhiễm acid chuyển hóa, hoặc đái tháo đường.

Người cao tuổi.

Các công việc cần tỉnh táo về thần kinh như vận hành máy móc tàu xe có thể bị ảnh hưởng.

Bệnh nhân cần được khuyến cáo phải thông báo ngay cho bác sỹ khi có bất kỳ hiện tượng phát ban nào trên da khi đang dùng thuốc.

Theo dõi công thức máu và cân bằng điện giải khi dùng thuốc trong thời gian dài.

Thời kỳ mang thai

Thuốc lợi tiểu thiazid và dẫn chất có thể đi qua hàng rào nhau thai, gây rối loạn điện giải đối với thai nhi. Một vài trường hợp gây giảm tiểu cầu sơ sinh. Vì vậy, acetazolamid không được sử dụng cho người mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Vì acetazolamid bài tiết vào sữa mẹ và có thể gây phản ứng có hại cho trẻ, nên cân nhắc ngừng cho con bú trong thời gian mẹ dùng acetazolamid hoặc không dùng thuốc này trong thời gian cho con bú, tùy theo tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Tiêm bắp gây đau do pH kiềm của dung dịch tiêm, có thể gây thoát mạch, dẫn đến loét nặng phải xử lý bằng phẫu thuật để tránh khuyết tật da.

Thường gặp, ADR > 1/100

Toàn thân: Mệt mỏi, hoa mắt, chán ăn.

Tiêu hóa: Thay đổi vị giác.

Chuyển hóa: Nhiễm acid chuyển hóa.

Ít gặp, 1/100 > ADR >1/1000

Toàn thân: Sốt, ngứa.

Thần kinh: Dị cảm, trầm cảm.

Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn.

Chuyển hóa: Bài tiết acid uric trong nước tiểu giảm, bệnh gút có thể nặng lên; giảm kali máu tạm thời.

Tiết niệu – sinh dục: Đái ra tinh thể, sỏi thận, giảm tình dục.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Máu: Thiếu máu không tái tạo, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, loạn tạo máu.

Da: Ngoại ban, hoại tử biểu bì, hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens – Johnson, rậm lông.

Mắt: Cận thị.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Hầu hết các phản ứng có hại đều liên quan đến liều dùng và có thể giảm bằng cách giảm liều hoặc ngừng thuốc. Tác dụng không mong muốn hiếm gặp nhưng nguy hiểm, có thể gây chết do loạn tạo máu, đặc biệt là suy tủy thiếu máu không tái tạo. Khi điều trị dài ngày cần kiểm tra công thức máu.

Nhiễm acid chuyển hóa nặng thường gặp ở người già, người suy thận, người bị bệnh phổi tắc nghẽn hoặc tràn khí phổi. Cần kiểm tra cân bằng điện giải trước và trong điều trị. Điều trị nhiễm acid chuyển hóa bằng natri bicarbonat hoặc kali carbonat.

Khi tiêm bắp xảy ra thoát mạch, tiêm 1 – 2 ml dung dịch natri citrat 3,8% dưới da gần vùng bị thoát mạch để trung hòa tính kiềm.

Liều lượng và cách dùng Acetazolamid

Uống thuốc cùng thức ăn để giảm các kích ứng đường tiêu hóa, viên nén có thể được bẻ hoặc nghiền trong sirô sôcôla hoặc dâu để che dấu vị đắng của thuốc.

Bột pha tiêm được pha với ít nhất 5 ml nước cất pha tiêm để được dung dịch có nồng độ tối đa 100 mg/ml, tốc độ tiêm truyền tối đa 500 mg/phút. Chủ yếu tiêm tĩnh mạch vì tiêm bắp gây đau do pH kiềm.

Glôcôm góc mở:

Người lớn:

Lần đầu tiên uống 250 mg/lần, ngày uống từ 1 – 4 lần. Liều duy trì tùy theo đáp ứng của người bệnh, thường liều thấp hơn là đủ.

Khi không uống được, tiêm tương đương với liều uống được khuyến cáo.

Trẻ em:

Uống 8 – 30 mg/kg/ngày hoặc 300 – 900 mg/m2 diện tích bề mặt cơ thể/ngày, chia làm 3 lần.

Khi bị glôcôm cấp, tiêm tĩnh mạch 5 – 10 mg/kg mỗi 6 giờ.

Glôcôm thứ phát và trước phẫu thuật glôcôm góc đóng thứ phát ở người lớn

Uống hoặc tiêm tĩnh mạch 250 mg/lần, 4 giờ/lần.

Có thể dùng liệu pháp ngắn ngày 250 mg/lần, 2 lần/ngày.

Một số trường hợp glôcôm cấp, liều đơn khởi đầu 500 mg, sau đó duy trì bằng liều 125 – 250 mg/lần, 4 giờ/lần.

Co giật (động kinh):

Người lớn:

Uống hoặc tiêm tĩnh mạch 8 – 30 mg/kg/ngày chia làm nhiều lần, có thể tới 4 lần/ngày, liều tối ưu từ 375 mg đến 1000 mg/ngày, có thể thấp hơn ở một số bệnh nhân.

Khi acetazolamid dùng đồng thời với các thuốc chống động kinh khác, liều ban đầu 250 mg/ngày, sau đó tăng dần.

Trẻ em:

Giống liều người lớn. Tổng liều không vượt quá 750 mg.

Chú ý: Việc dùng thêm loại thuốc nào hoặc ngừng thuốc hoặc thay thế thuốc chống động kinh này bằng thuốc chống động kinh khác phải được thực hiện từ từ.

Phù thứ phát do suy tim sung huyết hoặc do thuốc:

Người lớn:

Liều khởi đầu thông thường: Uống hoặc tiêm tĩnh mạch 250 – 375 mg/ngày (5 mg/kg) vào buổi sáng.

Trẻ em:

Uống hoặc tiêm tĩnh mạch 5 mg/kg/ngày hoặc 150 mg/m2 diện tích bề mặt cơ thể vào buổi sáng.

Chú ý: Tăng liều không làm tăng tác dụng lợi tiểu mà làm tăng tác dụng phụ như mệt mỏi hoặc dị cảm.

Nếu ban đầu có đáp ứng giảm phù nhưng sau đó mất đáp ứng, cần ngừng thuốc 1 ngày để thận phục hồi. Nên dùng thuốc cách quãng (cách nhật hoặc dùng thuốc 2 ngày, nghỉ 1 ngày).

Chứng say núi

Uống 500 – 1 000 mg/ngày chia nhiều liều nhỏ, 24 – 48 giờ trước và trong quá trình leo núi. Khi đã đạt đến độ cao, sau 48 giờ, tiếp tục uống thuốc, có thể uống duy trì khi ở độ cao để kiểm soát triệu chứng.

Uống 125 mg trước khi đi ngủ để phòng rối loạn giấc ngủ do độ cao.

Liệt chu kỳ (do hạ kali trong bệnh Westphal)

Uống 250 mg/lần, 2 – 3 lần/ngày. Một số trường hợp có thể tăng đến 1 500 mg/ngày.

Với bệnh nhân suy thận (cả người lớn và trẻ em):

Clcr: 10 – 50 ml/phút: Dùng thuốc mỗi 12 giờ.

Clcr < 10 ml/phút: Tránh sử dụng.

Tương tác thuốc

Sử dụng đồng thời acetazolamid với các thuốc lợi tiểu, corticosteroid (glucocorticoid, mineralocorticoid), corticotrophin và amphotericin B làm tăng thải trừ kali, từ đó có thể gây hạ kali huyết nặng.

Tác dụng điều trị và/hoặc tác dụng không mong muốn của amphetamin, chất kháng tiết acetyl cholin, mecamylamin, quinidin, thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể tăng lên hoặc kéo dài khi sử dụng đồng thời với acetazolamid do acetazolamid gây kiềm hóa nước tiểu làm giảm thải trừ các thuốc trên. Ngược lại, nước tiểu kiềm làm tăng tốc độ thải trừ các acid yếu (phenobarbital và salicylat) làm hiệu quả các thuốc này giảm đi.

Methenamin và các hợp chất như methenamin hippurat và mandelat cần nước tiểu acid để có tác dụng nên có thể bị mất hoạt tính khi dùng cùng với acetazolamid.

Acetazolamid làm tăng thải trừ lithi nên cần theo dõi đáp ứng khi sử dụng phối hợp.

Toan chuyển hóa gây ra tăng tính thấm vào mô từ đó tăng độc tính salicylat còn salicylat lại làm giảm bài tiết acetazolamid nên độc tính quan sát được trên các bệnh nhân có thể từ acetazolamid hoặc từ salicylat hoặc cả hai.

Đáp ứng hạ đường huyết của insulin và các thuốc chống đái tháo đường dùng đường uống có thể bị giảm khi sử dụng đồng thời acetazolamid.

Các barbiturat, carbamazepin, phenytoin, pirimidon dùng cùng với acetazolamid có thể gây loãng xương.

Dùng đồng thời glycosid digitalis với acetazolamid làm tăng độc tính của digitalis do hạ kali huyết, có thể gây tử vong do loạn nhịp tim.

Độ ổn định và bảo quản

Bảo quản viên nén và bột acetazolamid natri tiệt trùng ở 15 – 30ºC.

Sau khi pha thành dung dịch, dung dịch thuốc tiêm vẫn ổn định trong vòng 3 ngày nếu bảo quản ở nhiệt độ 2 – 8ºC và ổn định trong 12 giờ nếu bảo quản ở nhiệt độ 15 – 30ºC. Tuy nhiên, vì thuốc không có chất bảo quản, nên phải sử dụng trong vòng 24 giờ.

Dung dịch acetazolamid natri trong glucose 5% và trong natri clorid 0,9% bền vững trong 5 ngày ở 25ºC, bị giảm hoạt lực dưới 7,2%. Ở 5ºC mức giảm hoạt lực dưới 6% sau khi bảo quản 44 ngày. pH của dung dịch giảm nhẹ có thể do sự tạo thành acid acetic khi acetazolamid bị phân hủy ở -10ºC, cả 2 dung dịch bị giảm hoạt lực dưới 3% sau khi bảo quản 44 ngày. Rã đông dưới vòi nước và trong lò vi sóng cho kết quả tương tự nhau.

Hỗn dịch uống chứa acetazolamid 25 mg/ml được pha từ viên nén với sự hỗ trợ của sorbitol 70% ổn định ít nhất 79 ngày ở 5ºC, 22ºC và 30ºC. Dung dịch tạo thành được khuyến cáo bảo quản trong lọ thủy tinh sẫm màu ở pH 4 – 5.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

DS. Trần Thị Diễm Trang

(Nguồn: Dược Thư 2018)


thuoc-albendazole-1.jpg

17 Tháng Mười Hai, 2023 Tin TứcTruyền Thông
Tên chung quốc tế: Albendazole.
Mã ATC: P02C A03.
Loại thuốc: Thuốc trị giun sán.
Dạng thuốc và hàm lượng:
  • Viên nén 200 mg, 400 mg.
  • Lọ 10 ml hỗn dịch 20 mg/ml (2%) và 40 mg/ml (4%).
Dược lý và cơ chế tác dụng

Dược lực học

Albendazol là một dẫn chất benzimidazol carbamat, có cấu trúc liên quan với thiabendazol và mebendazol. Thuốc được dùng để điều trị bệnh ấu trùng sán lợn do Cysticercus cellulosae ở nhu mô thần kinh và bệnh nang sán do ấu trùng sán chó Echinococcus granulosus gây ra. Các thuốc chống giun sán khác (thường là praziquantel hoặc nitazoxanid) được dùng để điều trị các sán dây trưởng thành.

Albendazol cũng có phổ tác dụng rộng trên các giun đường ruột như giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun móc (Ancylostoma duodenal và Necator americanus), giun tóc (Trichuris trichiura), giun lươn (Strongyloides stercoralis), giun kim (Enterobius vermicularis), giun Capillaria (Capillaria philippinensis) và giun xoắn (Trichinella spiralis). Albendazol cũng có tác dụng đối với thể ấu trùng di trú ở da.

Albendazol cũng có tác dụng điều trị bệnh sán lá gan (Clonorchis sinensis).

Albendazol còn có hiệu quả trong điều trị các bệnh do Giardia gây ra, có thể dùng một mình hoặc kết hợp với metronidazol để điều trị nhiễm Giardia duodenalis (còn gọi là G. lamblia hay G. intestinalis). Albendazol có hiệu quả tương tự metronidazol trong điều trị nhiễm Giardia ở trẻ em, mà lại ít tác dụng không mong muốn hơn.

Cơ chế tác dụng của albendazol chưa được biết đầy đủ. Thuốc có ái lực mạnh, đặc hiệu gắn vào â-tubulin (một loại protein tự do) trong tế bào của ký sinh trùng, qua đó ức chế sự trùng hợp thành các vi tiểu quản của bào tương là những bào quan cần thiết cho hoạt động bình thường của tế bào ký sinh trùng, đồng thời ức chế sự hấp thu glucose của ký sinh trùng ở các giai đoạn ấu trùng và trưởng thành, dẫn đến cạn kiệt glycogen, làm ký sinh trùng bất động và chết. Albendazol có tác dụng diệt ấu trùng của giun móc Necator americanus và diệt trứng giun đũa, giun móc, giun tóc.

Dược động học

Albendazol được hấp thu rất kém qua đường tiêu hóa, nhưng sự hấp thu sẽ tăng lên đáng kể khi dùng cùng thức ăn có chất béo. Thuốc được phân bố rộng khắp trong các dịch của cơ thể, vào dịch não tủy, nang sán, gan, huyết thanh, nước tiểu. Liên kết với protein huyết tương cao (70%). Chuyển hóa nhanh và mạnh qua gan bước một để tạo thành chất chuyển hóa có hoạt tính là albendazol sulfoxid, là chất có nồng độ đủ để phát hiện trong huyết tương. Albendazol cũng được chuyển hóa thành 6-hydroxy sulfoxid và sulfon, nhưng nồng độ không đủ để phát hiện trong huyết tương. Sau khi uống một liều duy nhất 400 mg albendazol, nồng độ đỉnh của chất chuyển hóa có hoạt tính là albendazol sulfoxid đạt được trong huyết tương khoảng 0,46 – 1,58 microgam/ml sau 2 đến 5 giờ, nửa đời thải trừ là 8 – 12 giờ.

Tương tự, nếu uống một liều là 15 mg/kg thì nồng độ đỉnh của albendazol sulfoxid trong huyết tương khoảng 0,45 – 2,96 microgam/ml sau 4 giờ, nửa đời thải trừ là 10 – 15 giờ.

Khoảng 1% được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng albendazol sulfoxid trong vòng 24 giờ, các chất chuyển hóa khác cũng được thải trừ qua thận. Một lượng không đáng kể chất chuyển hóa sulfoxid được thải trừ qua mật.

Chỉ định của Albendazole

Bệnh ấu trùng sán lợn (Taenia solium) ở hệ thần kinh (trong hoặc ngoài nhu mô thần kinh).

Bệnh nang sán chó (Echinococcus granulosus) ở gan, phổi và màng bụng trước khi phẫu thuật hoặc khi không thể phẫu thuật được.

Nhiễm một hoặc nhiều loại ký sinh trùng đường ruột như giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun móc (Ancylostoma duodenal và Necator americanus), giun tóc (Trichuris trichiura), giun lươn (Strongyloides stercoralis), giun kim (Enterobius vermicularis) và giun chỉ (Mansonella perstants, Wuchereria bancrofti, Loa loa).

Ấu trùng di trú ở da hoặc di trú nội tạng do Toxocara canis hoặc T. cati.

Bệnh do Giardia gây ra.

Bệnh sán lá gan (Clonorchis sinensis).

Chống chỉ định Albendazole

Có tiền sử quá mẫn cảm với các hợp chất loại benzimidazol hoặc các thành phần nào đó của thuốc.

Người mang thai.

Thận trọng khi dùng Albendazole

Trước khi điều trị bệnh ấu trùng sán lợn ở mô thần kinh, người bệnh cần phải được khám cẩn thận về mắt để loại trừ tổn thương võng mạc. Cần hết sức thận trọng khi dùng bất cứ một thuốc diệt ấu trùng sán lợn nào (albendazol), ngay cả khi đã dùng corticosteroid cũng có thể gây tổn thương không hồi phục khi điều trị các nang ở mắt hoặc tủy sống. Do đó, cần phải khám mắt để loại trừ nang ở võng mạc trước khi điều trị bệnh ấu trùng sán lợn thần kinh.

Albendazol chuyển hóa mạnh ở gan nên khi xơ gan, tốc độ thanh thải thuốc qua gan sẽ giảm, qua đó sẽ làm tăng tích lũy thuốc và tăng tác dụng không mong muốn của albendazol. Vì thế, cần thận trọng khi dùng albendazol cho những người có rối loạn chức năng gan.

Cần thận trọng theo dõi chức năng gan và đếm huyết cầu 2 lần trong mỗi chu trình điều trị. Khi điều trị liều cao và lâu dài trong bệnh ấu trùng sán lợn hoặc bệnh nang sán chó Echinococcus.

Phải loại trừ mang thai 1 tháng trước khi bắt đầu điều trị liều cao và dài ngày (bằng phương pháp tránh thai không dùng thuốc nội tiết trong và sau khi dùng thuốc 1 tháng)

Thời kỳ mang thai

Mặc dù chưa được nghiên cứu trên người song albendazol không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai do những thử nghiệm trên động vật thấy khả năng gây quái thai của albendazol.

Với những phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, nên dùng albendazol trong vòng 7 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Khi điều trị bằng albendazol, cần phải dùng các biện pháp tránh thai cần thiết trong và sau khi ngừng thuốc 1 tháng.

Thời kỳ cho con bú

Còn chưa biết thuốc tiết vào sữa ở mức nào. Do đó cần hết sức thận trọng khi dùng albendazol cho phụ nữ cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Khi điều trị thời gian ngắn (không quá 3 ngày) có thể thấy vài trường hợp bị khó chịu ở đường tiêu hóa (đau vùng thượng vị, ỉa chảy) và nhức đầu.

Trong điều trị bệnh nang sán chó Echinococcus hoặc bệnh ấu trùng sán lợn có tổn thương não (neurocysticercosis) là những trường hợp phải dùng liều cao và dài ngày, tác dụng có hại thường gặp nhiều hơn và nặng hơn.

Thông thường các tác dụng không mong muốn không nặng và hồi phục được mà không cần điều trị. Chỉ phải ngừng điều trị khi bị giảm bạch cầu (0,7%) hoặc có sự bất thường về gan (3,8% trong bệnh nang sán).

Thường gặp, ADR > 1/100

Toàn thân: Sốt.

Thần kinh trung ương: Nhức đầu, chóng mặt, tăng áp suất trong não.

Gan: Chức năng gan bất thường.

Dạ dày – ruột: Đau bụng, buồn nôn, nôn.

Da: Rụng tóc (phục hồi được).

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Toàn thân: Phản ứng dị ứng.

Máu: Giảm bạch cầu.

Da: Ban da, mày đay.

Thận: Suy thận cấp.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Máu: Giảm bạch cầu hạt, giảm huyết cầu nói chung, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Albendazol có thể gây giảm bạch cầu (dưới 1%) và phục hồi lại được. Hiếm gặp các phản ứng nặng hơn, kể cả giảm bạch cầu hạt, mất bạch cầu hạt, hoặc giảm các loại huyết cầu. Phải xét nghiệm công thức máu khi bắt đầu chu kỳ điều trị 28 ngày và 2 tuần một lần trong khi điều trị. Vẫn tiếp tục điều trị được bằng albendazol nếu lượng bạch cầu giảm ít và không giảm nặng thêm.

Albendazol có thể làm tăng enzym gan từ nhẹ đến mức vừa phải ở 16% người bệnh, nhưng lại trở về bình thường khi ngừng điều trị. Kiểm tra chức năng gan (các transaminase) phải được tiến hành trước khi bắt đầu mỗi chu kỳ điều trị và ít nhất 2 tuần một lần trong khi điều trị. Nếu enzym gan tăng nhiều, nên ngừng dùng albendazol. Sau đó lại có thể điều trị bằng albendazol khi enzym gan trở về mức trước điều trị, nhưng cần xét nghiệm nhiều lần hơn khi tái điều trị.

Người bệnh được điều trị bệnh ấu trùng sán lợn có tổn thương não, nên dùng thêm corticosteroid và thuốc chống co giật. Uống hoặc tiêm tĩnh mạch corticosteroid sẽ ngăn cản được những cơn tăng áp suất nội sọ trong tuần đầu tiên khi điều trị bệnh ấu trùng sán này.

Bệnh ấu trùng sán lợn có tổn thương não (neurocysticercosis), có thể có ảnh hưởng đến võng mạc tuy rất hiếm. Vì vậy, trước khi điều trị, nên xét nghiệm những tổn thương võng mạc của người bệnh. Ngay cả khi dùng cùng với corticosteroid, bất cứ thuốc nào diệt ấu trùng sán lợn dùng để điều trị nang ấu trùng ở mắt hoặc tủy sống cũng có thể gây ra tác hại không hồi phục nên trước khi điều trị, phải khám mắt để loại trừ nang trong mắt.

Liều lượng và cách dùng Albendazole

Cách dùng: Viên có thể nhai, nuốt hoặc nghiền và trộn với thức ăn. Không cần phải nhịn đói hoặc tẩy.

Liều lượng:

Bệnh ấu trùng sán lợn Cysticercus cellulosae ở mô thần kinh:

Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi, cân nặng ≥ 60 kg: 400 mg/lần, 2 lần/ngày uống cùng với thức ăn trong 8 – 30 ngày.

Đối với những người cân nặng dưới 60 kg: 15 mg/kg/ngày (không quá 800 mg/ngày), chia 2 lần, uống cùng thức ăn, trong 8 – 30 ngày.

Có thể nhắc lại nếu cần thiết.

Chưa có liều cho trẻ dưới 6 tuổi.

Bệnh nang sán chó Echinococcus: (điều trị xen kẽ với phẫu thuật):

Liều dùng như trên, nhưng một đợt điều trị kéo dài 28 ngày, nhắc lại sau 14 ngày nghỉ thuốc. Cứ thế điều trị 3 đợt liên tiếp.

Giun đũa, giun móc hoặc giun tóc, giun kim.

Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi: 400 mg uống 1 liều duy nhất trong 1 ngày. Có thể nhắc lại sau 3 tuần.

Trẻ em cho tới 2 tuổi: 200 mg 1 liều duy nhất uống trong 1 ngày. Có thể nhắc lại sau 3 tuần.

Giun lươn (Strongyloides)

Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi: 400 mg/lần/ngày, uống trong 3 ngày. Có thể nhắc lại sau 3 tuần.

Trẻ em cho tới 2 tuổi: 200 mg/lần/ngày, uống trong 3 ngày. Có thể nhắc lại sau 3 tuần.

Giun Capillaria:

Người lớn và trẻ em: 200 mg/lần, 2 lần/ngày trong 10 ngày.

Ấu trùng di trú ở da:

Người lớn: 400 mg/lần/ngày, uống trong 3 ngày. Có thể tăng lên 5 – 7 ngày mà không thêm tác dụng không mong muốn.

Trẻ em: 5 mg/kg/ngày, uống trong 3 ngày.

Bệnh do Giardia: 400 mg/lần/ngày, uống trong 5 ngày.

Bệnh sán lá gan do Clonorchis sinensis: trẻ em và người lớn: 10 mg/kg/ngày, uống trong 7 ngày.

Bệnh giun chỉ bạch huyết Wuchereria bancrofti, Brugia melafi), nhiễm giun chỉ tiềm ẩn (bệnh phổi nhiệt đới tăng bạch cầu ưa eosin): diethylcarbamazin là thuốc được lựa chọn để diệt giun chỉ cả ấu trùng lẫn trưởng thành. Ở các vùng có bệnh giun chỉ lưu hành, hàng năm cho 1 liều đơn albendazol 400 mg với diethylcarbamazin 6 mg/kg hoặc ivermectin (200 microgam/kg) có tác dụng ngăn chặn bệnh lây truyền. Điều trị như vậy tiếp tục ít nhất trong 5 năm.

Nhiễm Toxocara (ấu trùng di trú nội tạng): Người lớn hoặc trẻ em dùng liều như nhau 400 mg/lần, 2 lần/ngày trong 5 ngày.

Tương tác thuốc

Dexamethason: Nồng độ của chất có hoạt tính albendazol sulfoxid trong huyết tương tăng hơn khoảng 50% khi dùng phối hợp thêm dexamethason.

Praziquantel: Praziquantel (40 mg/kg) làm tăng nồng độ trung bình trong huyết tương và diện tích dưới đường cong của albendazol sulfoxid khoảng 50% so với dùng albendazol đơn độc (400 mg).

Cimetidin: Nồng độ albendazol sulfoxid trong mật và trong dịch nang sán tăng lên khoảng 2 lần ở người bị bệnh nang sán khi dùng phối hợp với cimetidin (10 mg/kg/ngày) so với dùng albendazol đơn độc (20 mg/kg/ngày).

Theophylin: Dược động học của theophylin không thay đổi sau khi uống 1 liều albendazol 400 mg.

Độ ổn định và bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ 20 – 30ºC. Tránh ánh sáng trực tiếp.

Quá liều và xử trí

Khi bị quá liều cần điều trị triệu chứng (rửa dạ dày, dùng than hoạt) và các biện pháp cấp cứu hồi sức chung.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

DS. Trần Thị Diễm Trang

( Nguồn: medigoaap)


Bản Quyền © 2021 Bệnh Viện Lê Văn Thịnh - Thiết Kế và Phát Triển bởi Hân Gia Group