30 Tháng Năm, 2024 Tin TứcTruyền Thông

Kính gửi các cơ sở y tế danh sách phát các sản phẩm video do HCDC thực hiện về Phòng chống tác hại của thuốc lá. Anh/chị sử dụng để tăng cường truyền thông hưởng ứng Ngày thế giới không khói thuốc 31/5 nhé. Link: https://www.youtube.com/playlist?list=PLGPErPxsJvsxeO5n5X3g2os5eLhteY Châu ơi Châu đăng giúp file này lên Facebook bv dùm vơi để Chuyên báo cáo


z5476851913380_6a4bdbe6aef30a788b324df7215204c4-1200x900.jpg

28 Tháng Năm, 2024 Tin TứcTruyền Thông

 HEN PHẾ QUẢN TRẺ EM

Thứ 7, ngày 25/05/2024, 8:00PM, tại BV Lê Văn Thịnh.

(BV.LVT – K.Nhi) Hen phế quản là căn bệnh phổ biến không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em bị bệnh cao gấp đôi so với người lớn. Hen phế quản ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân gây ra với các triệu chứng khác nhau. Việc tìm hiểu về bệnh sẽ giúp ba mẹ sớm nhận biết và có biện pháp xử lý an toàn cho con.

Vừa qua “Câu lạc bộ (CLB) Hen phế quản trẻ em” thuộc Khoa Nhi Bệnh viện Lê Văn Thịnh (BV.LVT) đã tổ chức buổi sinh hoạt đầu tiên về bệnh lý hen phế quản ở trẻ Em. Tại chương trình có nhiều bậc phụ huynh cùng con em đã đến tham dự chương trình đã tạo nên không khí sôi nổi giao lưu hòa hợp trao đổi kiến thức về bệnh lý hen để cùng nhau nâng cao kiến thức chăm sóc cho trẻ không may mắc bệnh lý này để kịp thời chữa trị, xử trí đúng kịp thời trong các trường hợp khẩn cấp khi xảy ra cơn hen ở trẻ.

Thông qua buổi sinh hoạt nhiều bậc phụ huynh đã đặt nhiều câu hỏi, những thắc mắc lo lắng về bệnh lý hen không may trẻ bị mắc phải. Những thắc mắc lo lắng của phụ huynh đã được đội ngũ y bác sĩ chuyên gia trong lĩnh vực điều trị đã tư vấn giải đáp một cách cụ thể, hướng dẫn từng trường hợp xử trí khi trẻ bị lên cơn hen đã giảm đi rất nhiều sự lo lắng cho phụ huynh.

Theo Bs CKII Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Phó Trưởng Khoa Nhi (BV.LVT) cho biết thêm CLB Hen phế quản trẻ em vừa mới được thành lập chưa lâu, trước đây chỉ tham vấn chung tại khoa thông qua thăm khám và điều trị. Nhiều phụ huynh và các cháu chưa có dịp giao lưu cùng nhau để nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ bị hen. Đây cũng là buổi sinh hoạt đầu tiên của CLB đã tạo điều thuận lợi gặp gỡ giao lưu trao đổi trực tiếp giữa bác sĩ làm chuyên môn, người bệnh, thân nhân người bệnh với nhau.

Phụ huynh bé Nguyễn Văn A, 8 tuổi nhà ở Long Bình, TP Thủ Đức chia sẻ con Tôi có dấu hiệu bệnh lý hen từ lúc 5 tuổi khi đi khám, lúc đầu khi nhận tin con bị bệnh hen tôi rất hoang mang lo lắng vì nghe người ta nói bệnh này khó trị và nguy hiểm Tôi càng lo lắng nhưng sau thời gian điều trị Tôi cảm thấy an tâm hơn, cháu đã kiểm soát được cơn hen. Tôi cũng thường tìm hiểu trên nhiều tạp chí, các bài viết về bệnh lý hen trong y học hôm nay Tôi tham gia CLB này càng cảm thấy an tâm hơn vì cũng có nhiều trường hợp giống con Tôi.

Qua quá trình tham gia buổi sinh hoạt lần đầu, tiếp xúc trực tiếp với nhiều phụ huynh, nhiều trẻ không may mắc bệnh hen, lắng nghe những lời tư vấn nhiệt tình từ đội ngũ y bác sĩ Khoa Nhi, BV.LVT. Để cung cấp nhiều thông tin bổ ích hơn, CLB Hen phế quản trẻ em cũng đã trao đổi thông tin thêm về bệnh lý này để chúng ta càng hiểu rõ hơn và phân biệt với các bệnh lý khác gần giống bệnh lý hen ở trẻ Em.


Ảnh 1: Buổi sinh hoạt đầu tiên của CLB Hen phế quản trẻ em. – Nguồn ảnh: Khoa Nhi – BVLVT

Hen phế quản hay hen suyễn ở trẻ em là bệnh đường hô hấp gây co thắt phế quản và tăng tiết dịch nhầy làm cho trẻ khó thở. Căn nguyên bệnh do nhiều yếu tố gây nên, đặc biệt là sự kết hợp giữa yếu tố cơ địa và môi trường sẽ làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

(Nguồn trích dẫn từ tài liệu, bài đăng)

  1. Hen phế quản là gì?

Hen phế quản hay hen suyễn là một bệnh lý mạn tính xảy ra khi niêm mạc đường hô hấp có biểu hiện viêm, sưng kết hợp với phản ứng kích thích dẫn đến hiện tượng co thắt. Khi đó, đường dẫn khí sẽ bị thu hẹp, không khí qua phế quản bị hạn chế khiến lưu lượng khí trao đổi ở phổi giảm đáng kể dẫn đến các cơn khó thở, thở khò khè, nặng ngực và ho. Các cơn hen suyễn ở trẻ có thể tái phát nhiều lần nếu gặp những tác nhân kích ứng từ bên ngoài như lông thú cưng, phấn hóa, khói thuốc lá,…

  1. Nguyên nhân gây hen phế quản ở trẻ rất đa dạng, trong đó có thể kể đến là: 
  • Các tác nhân gây dị ứng đường hô hấp trong môi trường như bụi bẩn, các loại bọ nhà, lông thú cưng, phấn hoa,…
  • Trẻ bị dị ứng với thành phần có trong thuốc hoặc các loại thực phẩm, chất phụ gia.
  • Sự xâm nhập, sinh sôi, phát triển và gây bệnh của các loại vi khuẩn, virus, nấm.
  • Di truyền từ các thế hệ trước.
  • Làm việc hoặc vận động gắng sức và ngưng đột ngột.
  • Thời tiết thay đổi, chuyển giao mùa.
  • Thay đổi nội tiết tố, nhất là ở giai đoạn dậy thì, mang thai hoặc mãn kinh.
  • Trẻ bị sốc tâm lý, sợ hãi, lo âu, căng thẳng hoặc xúc động quá mức.
  • Trẻ bị hen suyễn có thể dễ dàng nhận biết thông qua các dấu hiệu như:

– Ho nhiều và tái phát liên tục

– Trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp gây ho. Những nếu trẻ ho nhiều và tái đi tái lại nhiều lần trong thời gian ngắn, đặc biệt cơn ho nhiều hơn khi về đêm thì đôi khi đó là dấu hiệu của bệnh hen suyễn.

– Thở khò khè

– Hầu hết những trẻ bị hen suyễn đều có triệu chứng thở khò khè. Tình trạng này xảy ra là do niêm mạc phế quản sưng to làm hẹp ống thở, không khí khi đi qua sẽ có tiếng khò khè. Đi kèm với hiện tượng này là tình trạng trẻ thở nhanh và gấp, nhất là sau khi vận động mạnh hoặc trải qua cơn ho.

– Da tái nhợt, ra nhiều mồ hôi

– Trẻ có biểu hiện lờ đờ, da tái nhợt và tiết nhiều mồ hôi xảy ra khi cơn hen suyễn tái phát. Khi đó, đường thở bị thu hẹp, lượng oxy trong máu giảm khiến các cơ quan không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết.

3. Hen phế quản ở trẻ có nguy hiểm không?

Hen suyễn ở trẻ nếu không được phát hiện và can thiệp điều trị sớm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng bao gồm:

  • Xẹp phổi: Có khoảng 1/3 trường hợp trẻ bị hen suyễn xảy ra biến chứng xẹp phổi nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu các cơn hen suyễn được kiểm soát thì tình trạng xẹp phổi cũng được cải thiện.
  • Giãn phế nang: Tình trạng hen suyễn có thể làm giảm độ đàn hồi của phế nang, điều này dẫn đến giảm thể tích khí thở ta và tăng khí cặn.
  • Tổn thương não: Hen suyễn kéo dài và liên tục có thể gây ra tình trạng oxy cung cấp cho não không đủ gây tổn thương.
  • Tràn khí màng phổi: Phế nang bị giãn rộng, lưu lượng máu đến phế nang giảm gây ra áp lực lớn. Khi đó, nếu người bệnh làm việc quá sức hoặc ho kéo dài có thể làm vỡ phế nang dẫn đến tràn khí màng phổi.
  • Suy hô hấp: Các cơn hen suyễn nặng hay ác tính, người bệnh bị khó thở, tím tái, thậm chí phải sử dụng máy thở để cải thiện. Người bị suy hô hấp có nguy cơ tử vong cao.
  1. Lời khuyên dành cho phụ huynh

Hen phế quản ở trẻ rất khó để có thể chữa dứt điểm vì tùy thuộc vào khả năng đáp ứng thuốc và sức đề kháng của từng bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu hen suyễn được phát hiện và can thiệp điều trị sớm sẽ tăng khả năng kiểm soát tốt bệnh.

Nếu trong gia đình có trẻ bị hen suyễn, ba mẹ cần chú ý loại bỏ tất cả các dị nguyên đường hô hấp như không nuôi thú cưng, không hút thuốc lá gần trẻ, không sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng khi trẻ ở trong nhà, vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi, che chắn cẩn thận và đeo khẩu trang mỗi khi cho trẻ ra ngoài, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và khuyến khích trẻ uống nhiều nước cũng như vận động cơ thể.

St. Trần Châu – P.CTXH


vastarel.png

6 Tháng Năm, 2024 Tin TứcTruyền Thông

Hoạt chất: Trimetazidin dihydrochloride 35mg.

Ảnh minh họa: nguồn Internet.
  1. Chỉ định:
    Chỉ định cho người lớn trong liệu pháp bổ sung/hỗ trợ vào biện pháp trị liệu hiện có để điều trị triệu chứng ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định không được kiểm soát đầy đủ hoặc bệnh nhân không dung nạp với các liệu pháp điều trị đau thắt ngực khác.
  2. Liều dùng và cách dùng:
    Dùng đường uống.

Dùng mỗi lần một viên trimetazidin 35mg, hai lần mỗi ngày, nghĩa là một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối, trong bữa ăn.

Hiệu quả của việc điều trị nên được đánh giá sau 3 tháng và trimetazidin nên được ngừng sử dụng nếu không có đáp ứng điều trị.

Quần thể đặc biệt

Bệnh nhân suy thận

Ở các bệnh nhân suy thận mức độ trung bình (độ thanh thải creatinine 30 – 60ml/phút), liều khuyến cáo là một viên 35mg vào buổi sáng, uống trong bữa sáng.

Bệnh nhân cao tuổi

Ở các bệnh nhân cao tuổi, nồng độ trimetazidin có thể tăng do sự suy giảm chức năng thận liên quan đến tuổi, ở các bệnh nhân suy thận mức độ trung bình (độ thanh thải creatinine 30 – 60ml/phút), liều khuyến cáo là một viên 35mg vào buổi sáng, uống trong bữa sáng.

Việc chỉnh liều ở các bệnh nhân cao tuổi cần được tiến hành thận trọng.

Quần thể bệnh nhi

Độ an toàn và hiệu quả của trimetazidin ở trẻ em dưới 18 tuổi chưa được thiết lập. Hiện chưa có dữ liệu.

  1. Chống chỉ định:

– Mẫn cảm với trimetazidin hoặc với bất cứ tá dược nào.

– Bệnh parkinson, có triệu chứng Parkinson, run, hội chứng chân không nghỉ và các rối loạn vận động có liên quan khác.

– Suy thận nặng (độ thanh thải creatinine < 30ml/phút).

  1. Cảnh báo và thận trọng:

Sản phẩm thuốc không phải là thuốc chữa trị cơn đau thắt ngực, cũng không được chỉ định là điều trị đầu tiên cho bệnh đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim cũng như thời điểm trước khi nhập viện hoặc trong ngày nhập viện đầu tiên.

Khi có cơn đau thắt ngực, bệnh động mạch vành cần được đánh giá lại và cân nhắc điều trị đáp ứng (điều trị bằng thuốc và có thể là tái thông tuần hoàn).

Trimetazidin có thể gây ra hoặc làm nặng thêm các triệu chứng parkinson (run, mất vận động, tăng trương lực cơ), do đó các triệu chứng này cần phải được đánh giá thường xuyên, đặc biệt ở các bệnh nhân cao tuổi. Trong các trường hợp có nghi ngờ, các bệnh nhân nên tham khảo bác sĩ chuyên khoa thần kinh để có được sự đánh giá chính xác.

Khi xảy ra các rối loạn vận động như triệu chứng parkinson, hội chứng chân không nghỉ, run, tư thế đi không vững, cần ngưng sử dụng trimetazidin.

Những trường hợp này có tỷ lệ thấp và thường hồi phục sau khi ngừng điều trị. Phần lớn bệnh nhân sẽ hồi phục trong vòng 4 tháng sau khi ngừng điều trị trimetazidin. Nếu các triệu chứng parkinson vẫn tổn tại trên 4 tháng sau khi ngừng thuốc, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa thần kinh.

Ngã có thể xảy ra, liên quan đến tư thế đi không vững hoặc hạ huyết áp, đặc biệt ở các bệnh nhân đang điều trị với thuốc chống cao huyết áp.

Nên thận trọng khi kê đơn trimetazidin trên các bệnh nhân có khả năng tăng nồng độ trimetazidin:

– Suy thận mức độ trung bình,

– Bệnh nhân tuổi cao hơn 75.

Sản phẩm thuốc này nhìn chung không được khuyến cáo trong thời kỳ cho con bú.

Lái xe và vận hành máy móc

Trimetazidin không cho thấy ảnh hưởng đến huyết động trong các nghiên cứu lâm sàng, tuy nhiên các trường hợp hoa mắt và ngủ mơ đã được quan sát thấy khi thuốc được lưu hành trên thị trường, các trường hợp này có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Thai kỳ và cho con bú

Có thai

Không có dữ liệu về việc sử dụng trimetazidin trên phụ nữ có thai. Các nghiên cứu trên động vật chỉ ra những ảnh hưởng có hại trực tiếp và gián tiếp liên quan đến độc tính sinh sản. Như một biện pháp đề phòng, nên tránh sử dụng VASTAREL trong quá trình mang thai.

Cho con bú

Chưa rõ liệu trimetazidin/các chất chuyển hóa có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Một nguy cơ cho trẻ mới sinh/trẻ sơ sinh không thể được ngoại trừ. VASTAREL không nên sử dụng trong quá trình cho con bú.

Khả năng sinh sản

Các nghiên cứu liên quan đến độc tính sinh sản cho thấy không có ảnh hưởng trên khả năng sinh sản của chuột cống đực và cái.

  1. Tương tác thuốc:

Chưa có tương tác nào được báo cáo.

  1. Tác dụng không mong muốn
    Thường gặp: Chóng mặt, đau đầu; Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn và nôn; Phát ban, ngứa, nổi mề đay.

Hiếm gặp: Đánh trống ngực, ngoại tâm thu, nhịp tim nhanh; Hạ huyết áp động mạch, hạ huyết áp tư thế có thể liên quan đến ốm mệt, chóng mặt hoặc ngã, đặc biệt ở các bệnh nhân đang điều trị với thuốc chống tăng huyết áp, đỏ bừng.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Hoàng Thị Thùy Dung

Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất


coversyl.png

6 Tháng Năm, 2024 Tin TứcTruyền Thông

Hoạt chất: Perindopril 5mg, 10mg

Ảnh minh học: nguồn Internet.
  1. Chỉ định

– Ðiều trị tăng huyết áp.

– Điều trị suy tim triệu chứng.

– Ðiều trị bệnh động mạch vành ổn định.

– Làm giảm nguy cơ biến cố tim mạch, như cơn đau tim, trên những bệnh nhân có bệnh động mạch vành ổn định (dòng máu tới tim bị giảm hoặc bị chặn lại) và trên bệnh nhân đã có tiền sử cơn đau tim và/hoặc trải qua phẫu thuật nong vành để tăng tưới máu cho tim.

  1. Cách dùngvà liều dùng

Cách dùng

Đường uống, nuốt viên thuốc với một cốc nước, tốt nhất là vào một giờ nhất định vào trước bữa ăn sáng.

Liều dùng

– Hiệu quả và độ an toàn của trẻ em dưới 18 tuổi chưa được thiết lập.

– Luôn tuân thủ liều thuốc do bác sĩ kê.

Liều dùng trong trường hợp điều trị tăng huyết áp:

– Thường dùng liều khởi đầu và liều duy trì là 5 mg mỗi ngày, buổi sáng . Nếu cần thiết có thể tăng liều lên 10 mg sau một tháng điều trị. Liều 10 mg mỗi ngày là liều tối đa được khuyến cáo để điều trị tăng huyết áp.

– Nếu bệnh nhân trên 65 tuổi, liều khởi đầu thường dùng là 2,5 mg mỗi ngày. Sau một tháng điều trị có thể điều chỉnh liều lên 5 mg mỗi ngày và sau đó, nếu cần thiết, tăng liều lên 10 mg mỗi ngày.

Liều dùng trong trường hợp điều trị suy tim triệu chứng:

– Liều khởi đầu thường dùng là 2,5 mg mỗi ngày. Sau 2 tuần điều trị, có thể tăng liều lên 5 mg mỗi ngày. Đây cũng là liều khuyến cáo tối đa để điều trị suy tim.

Liều dùng trong trường hợp điều trị bệnh động mạch vành ổn định:

– Thường dùng liều khởi đầu là 5 mg mỗi ngày. Sau 2 tuần điều trị, có thể tăng liều lên 10 mg mỗi ngày. Đây cũng là liều tối đa được khuyến cáo cho chỉ định này.

– Nếu bệnh nhân trên 65 tuổi, liều khởi đầu thường dùng là 2,5 mg mỗi ngày. Sau 1 tuần điều trị, có thể tăng liều lên 5 mg mỗi ngày và sau đó 1 tuần, tăng lên 10 mg mỗi ngày.

Chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận:

– Liều thuốc Coversyl ở bệnh nhân suy thận nên được điều chỉnh dựa trên độ thanh thải creatinin như trong bảng dưới đây:

+ ClCr ≥ 60: liều khuyến cáo 5 mg/ngày

+ 30 < ClCr < 60: liều khuyến cáo 2,5 mg/ngày

+ 15 < ClCr < 30: liều khuyến cáo 2,5 mg mỗi 2 ngày

+ Bệnh nhân thẩm tích máu: ClCr < 15 liều khuyến cáo 2,5 mg vào ngày thẩm tách máu.

Suy gan:

– Không hiệu chỉnh liều.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Triệu chứng: Hạ huyết áp, sốc tuần hoàn, rối loạn điện giải, suy thận, thở nhanh, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, nhịp tim chậm, choáng váng, lo âu, ho khan.

Xử trí: Truyền tĩnh mạch dung dịch 0,9%, nếu bệnh nhân hạ huyết áp nên giữ bệnh nhân nguyên tư thế. Nếu có thể, cân nhắc truyền angiotensin II hoặc tiêm tĩnh mạch catecholamine. Có thể loại perindopril ra khỏi tuần hoàn bằng cách lọc máu. Máy tạo nhịp dùng trong trường hợp chậm nhịp tim kháng trị.

Làm gì khi quên 1 liều?

Dùng thuốc hàng ngày rất quan trọng vì dùng thuốc đều đặn, thường xuyên sẽ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nêu bạn quên dùng COVERSYL, hãy dùng liều thuốc như mọi ngày vào ngày kế tiếp. Không dùng liều gấp đôi để bù vào liều thuốc bạn đã quên.

  1. Tác dụng phụ

Thường gặp, ADR >1/100:

– Rối loạn thần kinh: Choáng váng, đau đầu, dị cảm, chóng mặt, rối loạn thị giác.

– Rối loạn hô hấp: Ho, khó thở.

– Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, táo bón, tiêu chảy, mất vị giác, buồn nôn, nôn.

– Rối loạn da và mô dưới da: Ngứa, ngoại ban.

– Rối loạn cơ xương khớp và mô liên kết: Chuột rút.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:

– Rối loạn máu và mạch bạch huyết: Tăng bạch cầu.

– Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Hạ đường huyết, tăng kali máu (có phục hồi khi dừng thuốc), hạ natri máu.

– Rối loạn tâm thần: Rối loạn khí sắc, rối loạn giấc ngủ.

– Rối loạn thần kinh: Ngủ lơ mơ, ngất.

– Rối loạn hô hấp: Co thắt phế quản.

– Rối loạn da và mô dưới da: Nhạy cảm ánh sáng, nốt bỏng nước trên da, trầm trọng thêm vẩy nến, ban đỏ đa hình thái.

– Rối loạn cơ xương khớp và mô liên kết: Đau khớp, đau cơ.

– Rối loạn thận và bài tiết: Suy giảm chức năng thận.

Rất hiếm:

– Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Mất bạch cầu hạt, hoặc giảm toàn thể hồng cầu, giảm hemoglobolin và giảm thể tích hồng cầu đặc, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính.

– Rối loạn thần kinh: Bối rối.

– Rối loạn hô hấp: Viêm phổi tăng bạch cầu ưa eosin, viêm mũi.

– Rối loạn tiêu hóa: Viêm tụy.

Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

  1. Chống chỉ định

– Quá mẫn với các thành phần hoạt chất hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc, hay bất kỳ thuốc ức chế enzym chuyển khác.

– Tiền sử phù mạch liên quan đến việc sử dụng các thuốc ức chế enzym chuyển trước đó.

– Phù mạch di truyền hoặc phù mạch vô căn.

– Giai đoạn hai và ba của thai kỳ.

– Sử dụng đồng thời Coversyl với các sản phẩm có chứa aliskiren trên bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (GFR < 60 ml/phút/1,73 m2).

– Sử dụng đồng thời với sacubitril/ valsartan.

– Các điều trị ngoài cơ thể dẫn đến máu tiếp xúc với các bề mặt tích điện âm.

– Hẹp động mạch thận hai bên hoặc hẹp động mạch đáng kể dẫn đến còn chức năng thận một bên.

  1. Thận trọng khi sử dụng

– Bệnh động mạch vành ổn định có cơn đau thắt ngực không ổn dịnh xuất hiện trong tháng đầu tiên khi điều trị bằng perindopril, nên đánh giá thận trọng lợi ích, – nguy cơ trước khi tiếp tục điều trị.

– Hạ huyết áp: các thuốc ức chế men chuyển có thể gây hạ huyết áp ở bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc lợi tiểu, chế độ ăn ít muối, thẩm tách múa, tiêu chảy, nôn, hoặc bênh nhân tăng huyết áp nặng phụ thuộc renin. Hạ huyết áp có triệu chứng được ghi nhận ở bệnh nhân suy tim (có kèm suy thận hoặc không), thiếu máu cơ tim, nhồi máu não. Các bệnh nhân này cần được giám sát chặt chẽ khi bắt đàu điều trị và hiệu chỉnh liều.

– Nếu xuất hiện triệu chứng hạ huyết áp nên đặt bệnh nhân nằm ngửa và nếu cần thiết nên truyền tĩnh mạch dung dịch natri clorid 0,9%, không có chống chỉ định ở liều tiếp theo nếu phản ứng hạ huyết áp thoáng qua.

Bệnh nhân suy tim sung huyết nếu hạ huyết áp khi dùng Coversyl thì cần phải chỉnh liều hoặc ngừng dùng Coversyl.

– Hẹp động mạch chủ và van hai lá/bệnh cơ tim phì đại: Thận trọng khi dùng thuốc.

– Suy thận: Độ thanh thải creatinin < 60 ml/phút, nên hiệu chỉnh liều khởi đầu của perindopril theo độ thanh thải, sau đó tùy đáp ứng bệnh nhân, theo dõi thường xuyên kali và creatinin. Suy thận cấp thường ghi nhận ở bệnh nhân suy tim có triệu chứng khi điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển. Nếu bệnh nhân có tăng huyết áp động mạch thân, nguy cơ hạ huyết áp nặng và suy thận sẽ tăng lên nên bắt đầu điều trị với liều thấp, tăng liều thận trọng.

– Bệnh nhân thẩm tách máu: Xem xét dùng màng thẩm tách máu hoặc dùng thuốc hạ huyết áp loại khác.

– Chủng tộc: Thuốc ức chế men chuyển gây phù mạch trên người da đen nhiều hơn.

– Ho khan thường được ghi nhận và hết khi ngưng thuốc.

– Bệnh nhân bị tăng aldosteron nguyên phát không khuyến cáo dùng thuốc ức chế men chuyển do không đáp ứng.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Coversyl không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành máy móc nhưng có một số triệu chứng của hạ áp khi mới bắt đầu điều trị hoặc phối hợp thuốc gây ảnh hưởng đến khả năng này.

Thời kỳ mang thai 

Việc sử dụng thuốc ức chế men chuyển không được khuyến cáo trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ và chống chỉ định khi có thai trên 3 tháng.

Thời kỳ cho con bú 

Do không có thông tin về việc sử dụng Coversyl trong giai đoạn cho con bú. Coversyl không được khuyến cáo sử dụng và nên dùng liệu pháp thay thế có đầy đủ dữ liệu an toàn hơn.

  1. Tương tác thuốc

– Thuốc làm tăng kali máu: Aliskiren, muối kali, thuốc lợi tiểu giữ kali, thuốc ức chế enzym chuyển, thuốc kháng thụ thể angiotensin II, thuốc kháng viêm giảm đau không steroid, heparin, các tác nhân ức chế miễn dịch như ciclosporin hoặc tacrolimus, trimethoprim.

– Chống chỉ định khi dùng đồng thời:

+ Aliskiren: Ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận, nguy cơ tăng kali máu, suy giảm chức năng thận và nguy cơ tim mạch, nguy cơ tử vong tăng.

+ Sacubitril/valsartan: Nguy cơ phù mạch.

+ Dùng đồng thời chất ức chế men chuyển và thuốc ức chế thụ thể angiotensin: Tăng gây hạ huyết áp, ngất, tăng kali máu, suy giảm chức năng thận.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Hoàng Thị Thùy Dung

Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất


janumet.png

6 Tháng Năm, 2024 Tin TứcTruyền Thông

Hoạt chất: Sitagliptin+Metformin (50/500mg, 50/850mg, 50/1000mg)

Ảnh minh họa: nguồn Internet.
  1. Chỉ định

Điều trị đái tháo đường type 2, kết hợp với chế độ ăn kiêng và vận động thể lực, trong trường hợp:

– Bệnh nhân chưa thể kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn kiêng và vận động thể lực.

– Bệnh nhân chưa thể kiểm soát đường huyết bằng metformin đơn độc ở liều tối đa dung nạp được hoặc đang dùng kết hợp metformin và sitagliptin.

– Liệu pháp kết hợp 3 thuốc với sulfonylurea khi bệnh nhân chưa kiểm soát được đường huyết với bất kỳ 2 trong 3 thuốc: Metformin, sitagliptin hoặc sulfonylurea.

– Liệu pháp kết hợp 3 thuốc với chất chủ vận PPARγ (nhóm thuốc thiazolidinediones) khi bệnh nhân chưa kiểm soát được đường huyết với bất kỳ 2 trong 3 thuốc: Metformin, sitapliptin hoặc chất chủ vận PPARγ.

– Liệu pháp kết hợp với insulin.

  1. Cách dùng và Liều dùng

Cá thể hóa liều trị liệu Metformin + Sitagliptin trên cơ sở phác đồ hiện tại, hiệu quả và khả năng dung nạp của thuốc của bệnh nhân và không vượt quá liều khuyến cáo tối đa hàng ngày là 100mg sitagliptin.

Uống ngày 2 lần cùng với bữa ăn, với liều tăng từ từ nhằm giảm các tác dụng phụ đường tiêu hóa thường xảy ra khi dùng metformin.

Liều dùng:

Đối với bệnh nhân đang không sử dụng metformin

– Liều khởi đầu 50mg sitagliptin/500mg metformin, ngày 2 lần, dùng đường uống.

– Đối với những bệnh nhân chưa kiểm soát được đường huyết thích đáng và không có tác dụng phụ đường tiêu hóa, có thể tăng liều metformin sau mỗi khoảng thời gian điều trị từ 1 đến 2 tuần.

– Liều dùng của metformin cần được cân nhắc điều chỉnh trên từng bệnh nhân cụ thể dựa trên hiệu quả và độ dung nạp của bệnh nhân và không vượt quá liều tối đa được khuyến cáo là 2000mg metformin/ngày.

Đối với bệnh nhân không kiểm soát tốt dường huyết bằng đơn trị liệu metformin

– Liều khởi đầu thường dùng của sitagliptin liều 50mg ngày 2 lần (tổng liều 100mg/ngày) cùng với liều metformin đang sử dụng.

Đối với bệnh nhân không kiểm soát tốt đường huyết bằng đơn trị liệu sitagliptin

– Liều khởi đầu thường dùng của Janumet là 50mg sitagliptin/500mg metformin hydrochloride ngày 2 lần.

– Có thể tăng liều lên đến 50mg sitagliptin/1000mg metformin ngày 2 lần. Không nên chuyển sang dùng Metformin + Sitagliptin ở bệnh nhân đang dùng đơn trị liệu sitagliptin với liều điều chỉnh vì suy thận.

Đối với bệnh nhân chuyển trị liệu từ phác đồ dùng chung sitagliptin với metformin

– Có thể khởi đầu Janumet bằng liều sitagliptin và metformin đang dùng.

Đối với bệnh nhân không kiểm soát tốt đường huyết bằng liệu pháp kết hợp 2 thuốc với bất kỳ 2 trong số 3 thuốc trị tăng đường huyết sau đây: Sitagliptin, metformin hoặc sulfonylurea

– Liều khởi đầu thường dùng nên cung cấp liều sitagliptin 50mg, ngày 2 lần (tổng liều 100mg/ngày).

– Nên xem xét mức độ kiểm soát đường huyết và liều metformin hiện dùng (nếu có) khi xác định liều khởi đầu của thành phần metformin.

Đối với bệnh nhân không kiểm soát tốt đường huyết bằng liệu pháp kết hợp 2 thuốc với bất kỳ 2 trong số 3 thuốc trị tăng đường huyết sau đây: Sitagliptin, metformin hoặc chất chủ vận PPARγ (nhóm thiazolidinedione).

– Liều khởi đầu thường dùng liều sitagliptin 50mg, ngày 2 lần (tổng liều 100mg/ngày).

– Phải xem xét mức độ kiểm soát đường huyết và liều metformin hiện dùng (nếu có) khi xác định liều khởi đầu của thành phần metformin.

Đối với bệnh nhân không kiểm soát tốt đường huyết bằng liệu pháp kết hợp 2 thuốc với bất kỳ 2 trong số 3 thuốc trị tăng đường huyết sau đây: Sitagliptin, metformin hoặc insulin

– Liều khởi đầu thường dùng liều sitagliptin 50mg, ngày 2 lần (tổng liều 100mg/ngày).

– Phải xem xét mức độ kiểm soát đường huyết và liều metformin hiện dùng (nếu có) khi xác định liều khởi đầu của thành phần metformin.

Các nhóm bệnh nhân đặc biệt

Suy thận

– Đánh giá chức năng thận trước khi khởi đầu điều trị với Metformin + Sitagliptin và đánh giá định kỳ sau đó.

– Chống chỉ định dùng trên bệnh nhân có ước tính độ lọc cầu thận (eGFR)<30 ml/phút/1,73m2.

– Không khuyến cáo dùng ở bệnh nhân có eGFR≥30ml/phút/1,73 m2 và <45 ml/phút/1,73m2 bởi vì những bệnh nhân này đòi hỏi dùng liều sitagliptin thấp hơn những liều có sẵn của sản phẩm phối hợp liều cố định.

Suy gan

– Không dùng Metformin + Sitagliptin cho bệnh nhân bị suy gan.

Người cao tuổi

– Vì metformin và sitagliptin được đào thải chủ yếu qua thận, nên được dùng thận trọng khi tuổi tăng lên.

Trẻ em

– Không khuyến cáo dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi do chưa có đủ dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả đối với nhóm dân số này.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

  1. Tác dụng phụ

Thường gặp, ADR >1/100

– Da: Nhiễm nấm da, ban đỏ, mày đay, nhạy cảm với ánh sáng.

– Chuyển hóa: Hạ đường huyết, giảm nồng độ vitamin B12.

– Hô hấp: Ho.

– Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, khó tiêu, đầy hơi, đau bụng.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

– Tiêu hóa: Tiêu chảy, táo bón.

– Da: Ngứa.

– Rối loạn tạo máu: Loạn sản máu, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan huyết, suy tủy, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt.

–  Chuyển hóa: Nhiễm acid lactic.

  1. Chống chỉ định

– Bệnh nhân suy thận nặng (eGFR<30ml/phút/1,73m2).

– Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn.

– Bệnh nhân toan chuyển hóa cấp tính hoặc mãn tính, bao gồm cả nhiễm toan ceton do tiểu đường, có hoặc không có hôn mê.

– Bệnh lý cấp hoặc mạn tính có thể làm giảm oxy mô như: Suy tim, suy hô hấp, đang bị nhồi máu cơ tim, shock.

–  Suy gan.

–  Ngộ độc rượu cấp, nghiện rượu.

–  Phụ nữ cho con bú.

  1. Thận trọng khi sử dụng

– Không dùng cho bệnh nhân đái tháo đường type 1 hoặc để điều trị nhiễm toan ceton do đái tháo đường.

– Viêm tụy

– Đã có báo cáo về viêm tụy cấp, bao gồm viêm tụy xuất huyết hoặc hoại tử gây tử vong và không gây tử vong ở bệnh nhân dùng sitagliptin.

– Giám sát chức năng thận

– Nguy cơ tích lũy metformin và nhiễm toan lactic tăng theo mức độ suy thận.

– Chống chỉ định ở bệnh nhân suy thận nặng, có eGFR<30ml/phút/1,73 m2.

– Hạ đường huyết trong liệu pháp kết hợp với sulfonylurea (SU) hoặc với insulin

– Phản ứng quá mẫn

– Bóng nước Pemphigoid

– Nhiễm toan lactic

– Hạ đường huyết

– Giảm Nồng độ vitamin B12

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

– Không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc hoặc người làm việc trên cao và các trường hợp khác.

Thời kỳ mang thai và cho con bú

Không khuyến cáo sử dụng.

  1. Tương tác thuốc

Sitagliptin và metformin

Dùng cùng lúc phác đồ nhiều liều sitagliptin (50mg, ngày 2 lần) và metformin (1000mg, ngày 2 lần) không làm thay đổi có ý nghĩa dược động học của sitagliptin hoặc metformin ở người bệnh đái tháo đường type 2.

Sitagliptin phosphate

–  Sitagliptin không tác động có ý nghĩa lâm sàng lên dược động học của những thuốc sau đây: Metformin, rosiglitazone, glyburide, simvastatin, warfarin và viên uống ngừa thai.

– Các thuốc được đánh giá là thuốc dùng phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 không gây tác dụng có ý nghĩa lâm sàng lên dược động học sitagliptin bao gồm thuốc trị tăng cholesterol máu (như statin, các fibrate, ezetimibe), thuốc kháng tiểu cầu (như clopidogrel), thuốc trị tăng huyết áp (như thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể angiotensin, thuốc chẹn thụ thể β, thuốc ức chế kênh canxi, hydrochlorothiazide), thuốc giảm đau và kháng viêm không steroid (như naproxen, diclofenac, celecoxib), trị trầm cảm (như bupropion, fluoxetine, sertraline), kháng histamine (như cetirizine), ức chế bơm proton (như omeprazole, lansoprazole), và các thuốc trị rối loạn cương dương (như sildenafil).

Metformin hydrochloride

– Nifedipine làm tăng hấp thụ metformin.

–  Các thuốc làm giảm độ thanh thải metformin: Dùng đồng thời các thuốc gây cản trở hệ thống vận chuyển phổ biến tại ống thận tham gia vào việc thải trừ metformin qua thận (ví dụ, chất vận chuyển cation hữu cơ – 2 (organic cationic transporter – 2 [OCT2]), các chất ức chế MATE (multidrug and toxin extrusion [MATE] inhibitors) như ranolazine, vandetanib, dolutegravir, và cimetidine) có thể làm tăng tiếp xúc toàn thân với metformin và có thể làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic. Cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi sử dụng phối hợp này.

– Các thuốc khác: Có những thuốc nhất định có khuynh hướng gây tăng đường huyết và có thể gây mất kiểm soát đường huyết. Các thuốc này bao gồm nhóm thiazide và các thuốc lợi tiểu khác, corticosteroid, phenothiazine, các sản phẩm hormone tuyến giáp, estrogen, viên uống ngừa thai, phenytoin, acid nicotinic, các thuốc cường giao cảm, thuốc ức chế kênh canxi và isoniazid.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

DS.Hoàng Thị Thùy Dung

Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất


phlebodia.png

6 Tháng Năm, 2024 Tin TứcTruyền Thông

Hoạt chất: Diosmin 600mg

Ảnh minh họa: nguồn Internet.
  1. Chỉ định:
    – Hỗ trợ điều trị các triệu chứng có liên quan đến suy tuần hoàn tĩnh mạch mạn tính (nặng chân, đau, chân khó chịu vào buổi sáng sớm, phù, co cứng chân khi ngủ).
    – Điều trị hỗ trợ chứng dễ vỡ mao mạch.
    – Hỗ trợ điều trị các dấu hiệu chức năng có liên quan đến cơn trĩ cấp.
  2. Liều dùng:
    Cách dùng: uống, nuốt cả viên với một cốc nước.
    Liều lượng:
    – Suy tĩnh mạch bạch huyết: 1 viên mỗi ngày vào trước bữa điểm tâm.
    – Trĩ cấp tính: 2 – 3 viên/ngày, uống trong bữa ăn.
  3. Chống chỉ định:
    – Dị ứng với một trong các thành phần của thuốc.
    – Bà mẹ đang cho con bú.
  4. Tác dụng phụ:
    – Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra ở một vài người: khả năng gây rối loạn tiêu hóa do có Ponceau 4 R (trong hỗn hợp chất màu Sepisperse AP 5523) nhưng hiếm khi phải ngừng dùng thuốc, có thể xảy ra một số phản ứng dị ứng.
    – Thông báo cho bác sĩ trong trường hợp có bất kỳ tác dụng không mong muốn nào liên quan tới việc dùng thuốc.
  5. Thận trọng:
    – Thuốc có hiệu lực tối đa khi dùng cho những người có cách sống điều độ. Tránh ánh nắng, đứng lâu, quá cân. Đi bộ và mang vớ (tất) phù hợp sẽ cải thiện được sự tuần hoàn máu.
    – Trĩ cấp tính: dùng thuốc này không thay thế được việc điều trị đặc hiệu cho các bệnh khác của hậu môn. Nên điều trị trong thời gian ngắn. Nếu các triệu chứng không hết nhanh, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ và đổi cách điều trị.
  6. Tương tác thuốc

– Để tránh các tương tác có thể xảy ra giữa các loại thuốc, bạn phải báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ tất cả các thuốc đang điều trị khác.
Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

DS.Hoàng Thị Thùy Dung

Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất


forrxiga.png

6 Tháng Năm, 2024 Tin TứcTruyền Thông

Hoạt chất: Dapagliflozin 10mg

Ảnh minh họa: nguồn Internet
  1. Chỉ định

Forxiga 10mg điều trị cho bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên bị đái tháo đường typ 2 nhằm kiểm soát lượng đường huyết.

– Dùng đơn trị trong trường hợp chế độ ăn kiêng và luyện tập không kiểm soát tốt đường huyết cho bệnh nhân không thích hợp sử dụng metformin do không dung nạp.

– Điều trị phối hợp với các thuốc làm giảm đường huyết khác kể cả insulin khi các thuốc này kết hợp với chế độ ăn kiêng và luyện tập không kiểm soát tốt đường huyết.

  1. Cách dùngvà liều dùng

Cách dùng

– Có thể uống Forxiga 1 lần/ngày vào bất kỳ lúc nào trong ngày, trong hoặc ngoài bữa ăn và nên uống nguyên viên thuốc.

Liều dùng

– Đơn trị liệu và trị liệu phối hợp bổ sung

– Liều khuyến cáo là 10 mg dapagliflozin, 1 lần/ngày trong đơn trị liệu hoặc trong trị liệu phối hợp bổ sung với thuốc làm giảm glucose trong máu khác kể cả insulin.

– Khi sử dụng phối hợp dapagliflozin với insulin hoặc với một thuốc kích thích tiết insulin như sulfonylurea, cần sử dụng liều thấp insulin hoặc thuốc kích thích tiết insulin để hạn chế nguy cơ hạ đường huyết.

Trẻ em

– Hiệu quả và an toàn của dapagliflozin ở trẻ em từ 0 đến dưới 18 tuổi chưa được thiết lập.

– Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Bệnh nhân suy thận

– Không khuyến cáo dùng Forxiga 10mg để điều trị đái tháo đường cho bệnh nhân có độ lọc cầu thận ước tính eGFR liên tục dưới 45mL/phút/1,73m2 vì hiệu quả kiểm soát đường huyết phụ thuộc vào chức năng thận.

– Không yêu cầu điều chỉnh liều dựa trên chức năng thận.

Bệnh nhân suy gan

– Không cần điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy gan nhẹ hoặc trung bình. Ở bệnh nhân suy gan nặng, liều khởi đầu khuyến cáo là 5 mg. Nếu dung nạp tốt, có thể tăng liều đến 10 mg.

Bệnh nhân cao tuổi (≥ 65 tuổi)

– Nhìn chung, không khuyến cáo điều chỉnh liều theo độ tuổi. Nên xem xét chức năng thận và nguy cơ giảm thể tích tuần hoàn. Do kinh nghiệm điều trị ở bệnh nhân từ 75 tuổi trở lên còn hạn chế, không khuyến cáo bắt đầu điều trị với dapagliflozin.

Làm gì khi dùng quá liều?

– Dapaglifozin không cho thấy độc tính khi uống liều đơn đến 500 mg (gấp 50 lần liều khuyến cáo tối đa). Trong trường hợp quá liều, cần điều trị hỗ trợ tùy theo tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.

Làm gì khi quên 1 liều?

– Nếu quên dùng một liều thuốc Forxiga 10mg, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

  1. Tác dụng phụ

Thường gặp, ADR >1/100

– Chuyển hóa và dinh dưỡng: Hạ đường huyết (khi sử dụng chung với SU hoặc insulin).

– Nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trên da và phần phụ: Viêm âm hộ, âm đạo, viêm quy đầu và các nhiễm trùng đường sinh dục, nhiễm trùng tiết niệu.

– Hệ thần kinh: Chóng mặt.

– Hệ cơ xương: Đau lưng.

– Thận và tiết niệu: Tiểu khó, tiểu nhiều.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

– Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Giảm thể tích tuần hoàn, khát.

– Hệ tiêu hóa: Táo bón, khô miệng.

– Da và mô dưới da: Ban da, ngứa, mày đay.

– Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trên da và phần phụ: Nhiễm nấm.

– Thận và tiết niệu: Tiểu đêm, suy thận.

– Hệ sinh dục và tuyến vú: Ngứa âm đạo, âm hộ, ngứa đường sinh dục.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

– Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

  1. Chống chỉ định

Quá mẫn với hoạt chất hoặc bất kỳ thành phần tá dược nào của thuốc.

  1. Thận trọng khi sử dụng

– Không được sử dụng Forxiga cho bệnh nhân đái tháo đường type 1 hoặc để điều trị nhiễm toan ceton do đái tháo đường.

Suy thận

– Đánh giá chức năng thận định kỳ trước khi khởi đầu điều trị với Forxiga. Không khuyến cáo sử dụng Forxiga để điều trị đái tháo đường ở bệnh nhân có độ lọc cầu thận ước tính eGFR liên tục dưới 45 mL/phút/1,73 m2 vì hiệu quả kiểm soát đường huyết của dapagliflozin phụ thuộc vào chức năng thận.

– Forxiga 10mg chưa được nghiên cứu trên bệnh nhân suy thận nặng (độ lọc cầu thận ước tính [eGFR] < 30 mL/phút/1,73 m2) hoặc bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD). Khuyến cáo theo dõi chức năng thận trong các trường hợp sau:

– Trước khi bắt đầu dapagliflozin và sau đó ít nhất mỗi năm một lần.

– Trước khi bắt đầu dùng chung với các thuốc có thể làm giảm chức năng thận và theo dõi định kỳ sau đó.

– Khi chức năng thận giảm gần đến eGFR 45 mL/phút/1,73 m2, theo dõi ít nhất 2 – 4 lần/ năm. Nếu chức năng thận giảm liên tục xuống dưới mức độ lọc cầu thận ước tính [eGFR] < 45 mL/phút/1,73 m2, nên ngưng điều trị dapagliflozin.

Suy gan

– Kinh nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân suy gan còn hạn chế. Nồng độ và thời gian tiếp xúc của dapagliflozin tăng ở bệnh nhân suy gan nặng.

– Bệnh nhân có nguy cơ giảm thể tích tuần hoàn, hạ huyết áp và/hoặc mất cân bằng điện giải

– Không khuyến cáo sử dụng dapagliflozin cho bệnh nhân sử dụng thuốc lợi tiểu quai hoặc bệnh nhân bị giảm thể tích tuần hoàn do bệnh cấp tính (như bệnh dạ dày – ruột).

– Nên thận trọng đối với bệnh nhân có nguy cơ hạ huyết áp do dapagliflozin, như bệnh nhân đã có bệnh tim mạch, bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ huyết áp có tiền sử huyết áp thấp hoặc bệnh nhân cao tuổi.

– Nên tạm ngưng điều trị với dapagliflozin cho bệnh nhân đang bị giảm thể tích tuần hoàn cho đến khi đã điều chỉnh được tình trạng giảm thể tích.

– Nhiễm toan ceton do đái tháo đường

– Nên ngưng điều trị dapagliflozin ngay lập tức ở những bệnh nhân nghi ngờ hoặc chẩn đoán nhiễm toan ceton do đái tháo đường.

– Nên tạm ngưng điều trị ở những bệnh nhân nhập viện để phẫu thuật lớn hoặc bệnh nghiêm trọng cấp tính. Trong cả hai trường hợp, có thể sử dụng lại dapagliflozin khi tình trạng bệnh nhân đã ổn định.

– Nhiễm trùng đường tiết niệu

– Sự bài tiết glucose niệu có thể liên quan đến tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu; do đó, nên xem xét tạm ngưng dapagliflozin trong khi đang điều trị viêm thận – bể thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.

Suy tim

– Kinh nghiệm trên bệnh nhân suy tim độ I-II theo phân loại NYHA còn hạn chế và chưa có kinh nghiệm trong nghiên cứu lâm sàng với dapagliflozin trên bệnh nhân suy tim độ III-IV theo phân loại NYHA.

– Bệnh nhân điều trị với pioglitazon: Nguy cơ ung thư bàng quang tăng ít trên bệnh nhân đái tháo đường được điều trị với pioglitazon.

– Tăng hematocrit: Thận trọng đối với bệnh nhân đã có tăng hematocrit.

– Xét nghiệm nước tiểu: Sử dụng Forxiga sẽ có kết quả dương tính với glucose trong nước tiểu.

– Viên thuốc có chứa lactose (khan). Bệnh nhân có các rối loạn di truyền hiếm gặp như rối loạn dung nạp galactose, thiếu Lapp lactase hoặc bất thường hấp thu glucose – galactose không nên sử dụng thuốc này.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

– Forxiga 10mg không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng lái xe và vận hành máy. Bệnh nhân nên được cảnh báo về nguy cơ hạ đường huyết khi sử dụng dapagliflozin phối hợp với sulfonylurê hoặc insulin.

Thời kỳ mang thai 

– Chưa có dữ liệu về sử dụng dapagliflozin ở phụ nữ có thai. Do đó, không khuyến cáo sử dụng dapagliflozin trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ.

– Khi phát hiện có thai, nên ngưng điều trị với dapagliflozin.

Thời kỳ cho con bú

– Chưa biết được dapagliflozin và/hoặc chất chuyển hóa có bài tiết vào sữa ở người hay không. Không nên sử dụng dapagliflozin khi đang cho con bú.

  1. Tương tác thuốc

– Thuốc lợi tiểu: Dapagliflozin có thể làm tăng tác dụng lợi tiểu của thiazid, thuốc lợi tiểu quai và có thể làm tăng nguy cơ mất nước và hạ huyết áp.

– Insulin và các thuốc kích thích tiết insulin: Insulin và các thuốc kích thích tiết insulin như sulfonylurê có thể gây hạ đường huyết. Do đó, cần sử dụng liều thấp insulin hoặc thuốc kích thích tiết insulin để hạn chế nguy cơ hạ đường huyết khi sử dụng phối hợp với dapagliflozin.

– Dapagliflozin không ảnh hưởng đến sự thanh thải qua chuyển hóa của các thuốc được chuyển hóa qua các enzym trên khi dùng chung.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

DS. Hoàng Thị Thùy Dung

Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.


Bản Quyền © 2021 Bệnh Viện Lê Văn Thịnh - Thiết Kế và Phát Triển bởi Hân Gia Group