co-che-thuoc-ha-mo-mau.jpg

17 Tháng Năm, 2023 Tin TứcTruyền Thông
Thuốc Pitavastatin 2mg có hoạt chất chính là Pitavastatin là thuốc hạ lipid máu, chất ức chế HMG-CoA reductase (nhóm statin). Thuốc Pitavastatin có tác dụng làm giảm lượng cholesterol do gan tạo ra. Thuốc Pitavastatin thường được sử dụng kèm với một chế độ ăn uống hợp lý để làm giảm cholesterol và chất béo “xấu” (như LDL, triglyceride) và tăng cholesterol “tốt” (HDL) trong máu. Điều này giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ngăn ngừa đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
1. chỉ định:
  • Hỗ trợ giảm cholesterol, cholesterol LDL, apolipoprotein B (Apo B), triglycerid và để tăng HDL-C ở bệnh nhân tăng lipid máu nguyên phát hoặc rối loạn lipid máu hỗn hợp.
  • Dự phòng bệnh tim mạch do xơ vữa tiên phát/thứ phát.

Thuốc Pitavastatin chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Người quá mẫn với pitavastatin hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Người bệnh mắc bệnh gan đang hoạt động bao gồm cả tình trạng tăng nồng độ transaminase gan dai dẳng không giải thích được.
  • Người đang sử dụng cyclosporin.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.
2. Liều lượng và cách sử dụng:

Bạn nên áp dụng chế độ ăn để làm hạ lipid máu trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc Pitavastatin và nên duy trì chế độ ăn này trong suốt thời gian điều trị bằng thuốc.

Thuốc Pitavastatin được sử dụng bằng đường uống một lần mỗi ngày, không phụ thuộc vào thức ăn.

Liều dùng thuốc Pitavastatin cho người lớn như sau:

  • Phòng ngừa biến cố tim mạch sử dụng liều 2 – 4 mg x 1 lần/ngày.
  • Điều trị tăng lipid máu nguyên phát hoặc rối loạn lipid máu hỗn hợp sử dụng liều khởi đầu là 2 mg x 1 lần/ngày. Liều duy trì thường là 1–4 mg x 1 lần/ngày.
  • Đối với người suy thận mức độ trung bình đến nặng (GFR 15–59 mL/phút/1,73 m2, không thẩm tách máu) sử dụng Pitavastatin liều khởi đầu là 1 mg x 1 lần/ngày, liều tối đa 2mg x 1 lần/ngày.
  • Đối với bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối có thẩm tách máu sử dụng Pitavastatin liều khởi đầu là 1 mg x 1 lần/ngày, liều tối đa 2 mg x 1 lần/ngày.

Các triệu chứng quá liều thuốc Pitavastatin được ghi nhận là: đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy, đau và yếu cơ. Không có phương pháp điều trị cụ thể nào trong trường hợp dùng quá liều Pitavastatin. Bệnh nhân nên được điều trị triệu chứng và tiến hành các biện pháp hỗ trợ theo yêu cầu. Do tỷ lệ gắn kết với protein của Pitavastatin cao nên phương pháp thẩm tách máu không có lợi.

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc Pitavastatin, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu đã gần với thời điểm sử dụng liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp như bình thường, không uống gấp đôi liều đã quy định.

3. Tác dụng phụ:

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Pitavastatin bao gồm:

  • Đau bụng
  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Đau cơ
  • Đau tứ chi.

Các tác dụng phụ của thuốc Pitavastatin chưa xác định tần suất bao gồm:

  • Suy nhược, mệt mỏi, khó chịu, chóng mặt.
  • Viêm gan, vàng da, suy gan có thể gây tử vong.
  • Bệnh cơ hoại tử qua trung gian miễn dịch có liên quan đến sử dụng statin.
  • Tăng HbA1c, nồng độ đường huyết lúc đói.
  • Co thắt cơ, bệnh cơ, tiêu cơ vân, giảm cảm giác, bệnh thần kinh ngoại vi.
  • Mất ngủ, trầm cảm, suy giảm nhận thức.
  • Rối loạn cương dương
  • Bệnh phổi kẽ.
  • Phản ứng quá mẫn với thuốc Pitavastatin bao gồm phát ban, ngứa và mày đay.
4. Tương tác Pitavastatin với các thuốc khác:
  • Thuốc Pitavastatin kết hợp với Cyclosporin sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ và tiêu cơ vân. Do đó cần có chống chỉ định phối hợp.
  • Sử dụng thuốc Pitavastatin cùng với Gemfibrozil làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ và tiêu cơ vân, nên cần tránh phối hợp.
  • Erythromycin phối hợp với Pitavastatin làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ và tiêu cơ vân. Nếu cần phải phối hợp thì liều thuốc pitavastatin không được vượt quá 1 mg/ngày.
  • Rifampin phối hợp với Pitavastatin sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ và tiêu cơ vân. Nếu cần phải phối hợp thì liều thuốc pitavastatin không được vượt quá 2 mg/ngày.
  • Thuốc nhóm fibrat, colchicine, niacin (liều > 1g/ngày) phối hợp với Pitavastatin làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ và tiêu cơ vân. Vì vậy, cần phải cân nhắc nguy cơ và lợi ích.
  • Nên tránh phối hợp thuốc Pitavastatin với Everolimus, sirolimus, tacrolimus.
  • Các thuốc kháng virus có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ thuốc Pitavastatin trong huyết tương.

Thuốc Pitavastatin được sử dụng điều trị tăng lipid máu nguyên phát hoặc rối loạn lipid máu hỗn hợp và bệnh tim mạch do xơ vữa. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh các tác dụng phụ, người bệnh cần dùng thuốc theo đơn hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị

Dược sĩ

Trần Thị Diễm Trang

(Theo hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất)


063042-Diazepam_.jpg

17 Tháng Năm, 2023 Tin TứcTruyền Thông
Tên chung quốc tế: Diazepam.
Loại thuốc: An thần, giải lo âu, gây ngủ.
Dạng thuốc và hàm lượng
Thuốc uống: Dạng cồn thuốc, dạng sirô thuốc hoặc dạng dung dịch thuốc trong sorbitol 2 mg/5 ml; dung dịch uống 5 mg/5 ml; dung dịch uống đậm đặc 5 mg/1 ml; Viên nén: 2 mg, 5 mg, 10 mg;
Viên nang: 2 mg, 5 mg, 10 mg.
Thuốc tiêm: Ống tiêm 10 mg/2 ml, lọ 50 mg/10 ml.
Thuốc trực tràng: Viên đạn 5 mg, 10 mg; dạng ống thụt trực tràng 5 mg, 10 mg.
Ảnh minh họa: nguồn Internet
Dược lý và cơ chế tác dụng

Diazepam là thuốc hướng thần nhóm benzodiazepin tác dụng kéo dài. Diazepam có tác dụng an thần làm giảm căng thẳng, kích động, lo âu và gây ngủ. Ngoài ra, diazepam còn làm giãn cơ, chống co giật. Thuốc được dùng trong thời gian ngắn để điều trị trạng thái lo âu, căng thẳng, dùng làm thuốc an thần, tiền mê, chống co giật (đặc biệt trạng thái động kinh và co giật do sốt cao), chống co cứng cơ và làm giảm hội chứng cai rượu.

Cơ chế: Diazepam gắn với các thụ thể benzodiazepin ở hệ thần kinh trung ương và các cơ quan ngoại vi đặc biệt. Thụ thể benzodiazepin trên hệ thần kinh trung ương có liên quan chặt chẽ với thụ thể của acid gama aminobutyric (GABA) – một chất dẫn truyền thần kinh chủ yếu gây ức chế ở não. Sau khi gắn với thụ thể benzodiazepin, diazepam làm tăng khả năng gắn GABA vào thụ thể GABA, gây tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương.

Dược động học

Diazepam được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau khi uống từ 0,5 đến 2 giờ. Tiêm bắp, sự hấp thu của diazepam có thể chậm và thất thường tùy theo vị trí tiêm. Nếu tiêm vào cơ delta, thuốc thường được hấp thu nhanh và hoàn toàn. Dùng theo đường trực tràng, thuốc được hấp thu nhanh và hầu như hoàn toàn.

Diazepam gắn mạnh vào protein huyết tương (95 – 99%). Thể tích phân bố trong khoảng từ 0,95 đến 2 lít/kg, phụ thuộc vào tuổi. Diazepam ưa lipid nên thấm vào nhanh trong dịch não – tủy. Diazepam và chất chuyển hóa chính N-desmethyl diazepam qua được nhau thai và bài tiết vào sữa mẹ.

Diazepam chuyển hóa chủ yếu ở gan, đặc biệt thông qua hệ enzym cytochrom P450 CYP 2C19. Các chất chuyển hóa, N-desmethyl diazepam (nordiazepam), termazepam và oxazepam xuất hiện trong nước tiểu dưới dạng liên hợp glucuronid, là những chất có hoạt tính. Chỉ 20% các chất chuyển hóa được phát hiện trong nước tiểu trong 72 giờ đầu.

Diazepam có nửa đời thải trừ hai pha, một pha phân bố ban đầu nhanh và một pha thải trừ cuối cùng kéo dài 1 – 2 ngày. Các chất chuyển hóa có hoạt tính N- desmethyl diazepam, termazepam và oxazepam, có nửa đời thải trừ tương ứng theo thứ tự 30 – 100 giờ, 10 – 20 giờ và 5 – 15 giờ.

Thuốc thải trừ chủ yếu qua thận, một phần qua mật, phụ thuộc vào tuổi và chức năng gan, thận.

Thuốc chuyển hóa và thời gian đào thải ở trẻ sơ sinh chậm hơn nhiều so với trẻ lớn và người lớn. Ở người cao tuổi, thời gian đào thải kéo dài gấp 2 đến 4 lần.

Thuốc cũng đào thải kéo dài ở người bệnh có chức năng thận bị tổn thương. Ở người bị bệnh gan (xơ gan, viêm gan), đào thải kéo dài gấp 2 lần.

Chỉ định

Diazepam được sử dụng trong những trạng thái lo âu, kích động, mất ngủ.

Trong trường hợp trầm cảm có kèm trạng thái lo âu, kích động, mất ngủ, có thể dùng diazepam cùng với các thuốc chống trầm cảm.

Sảng rượu cấp, các bệnh tiền sảng và hội chứng cai rượu cấp.

Co cứng cơ do não hoặc do thần kinh ngoại vi.

Co giật do sốt cao, trạng thái động kinh, co giật do ngộ độc thuốc.

Tiền mê trước khi phẫu thuật.

Chống chỉ định

Mẫn cảm với benzodiazepin và các thành phần khác của thuốc.

Nhược cơ, suy hô hấp nặng.

Không nên sử dụng trong trạng thái ám ảnh hoặc sợ hãi. Không sử dụng đơn độc để điều trị trầm cảm hoặc lo âu kết hợp với trầm cảm vì có nguy cơ thúc đẩy tự sát ở nhóm người bệnh này.

Không dùng diazepam điều trị bệnh loạn thần mạn tính.

Không kết hợp diazepam với một benzodiazepin khác vì có thể gây chứng quên ở người bệnh.

Không dùng diazepam khi có sự mất mát hoặc người thân chết vì có thể việc điều chỉnh tâm lý bị ức chế.

Thận trọng

Thận trọng với người bệnh giảm chức năng gan, thận, bệnh phổi mạn tính, bệnh glôcôm góc đóng hoặc tổn thương thực thể não, xơ cứng động mạch.

Nghiện thuốc ít xảy ra khi sử dụng diazepam trong thời gian ngắn. Triệu chứng cai thuốc cũng có thể xảy ra với người bệnh dùng liều điều trị thông thường và trong thời gian ngắn, có thể có di chứng về tâm sinh lý bao gồm cả trầm cảm.Với người bệnh điều trị dài ngày các triệu chứng trên hay xảy ra hơn.

Cũng như với các benzodiazepin khác, cần rất thận trọng khi dùng diazepam điều trị cho người bệnh bị rối loạn nhân cách.

Diazepam làm giảm khả năng tập trung lái xe và vận hành máy móc và tăng tác dụng của rượu, vì vậy cần rất thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.

Thời kỳ mang thai

Diazepam qua nhau thai vào thai nhi; sau thời gian điều trị dài, diazepam có thể gây hạ huyết áp thai nhi ảnh hưởng đến chức năng hô hấp và gây hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh. Một số ít trường hợp thấy có triệu chứng cai thuốc rõ ràng ở trẻ mới sinh.

Một số nghiên cứu trên súc vật cho thấy diazepam gây sứt môi, khuyết tật ở hệ thần kinh trung ương và rối loạn ứng xử.

Rất hạn chế dùng diazepam khi có thai, chỉ dùng khi thật cần thiết.

Thời kỳ cho con bú

Không dùng diazepam cho người cho con bú dưới 6 tháng tuổi vì có thể gây ngủ, tích lũy thuốc ở trẻ.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Tác dụng không mong muốn phổ biến và phụ thuộc vào liều sử dụng. Người cao tuổi nhạy cảm hơn so với người trẻ. Phần lớn các tác dụng không mong muốn là an thần buồn ngủ với tỷ lệ 4 – 11%. Tác dụng an thần, buồn ngủ sẽ giảm nếu tiếp tục điều trị trong một thời gian.

Thường gặp, ADR > 1/100

Buồn ngủ.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Toàn thân: Chóng mặt, nhức đầu.

Thần kinh: Khó tập trung tư tưởng.

Cơ xương: Mất điều hòa, yếu cơ.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Thần kinh: Phản ứng nghịch thường như kích động, hung hăng, ảo giác.

Da: Dị ứng.

Gan: Vàng da, độc tính với gan, transaminase tăng, phosphatase kiềm tăng.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Dùng diazepam kéo dài dẫn đến nghiện thuốc, không nên dùng quá 15 – 20 ngày. Hội chứng cai thuốc (co giật, run, co cứng cơ bụng, nôn, toát mồ hôi) xảy ra khi ngừng thuốc đột ngột. Các triệu chứng cai thuốc nặng hơn, thường giới hạn ở người dùng thuốc liều quá cao và trong thời gian dài. Thông thường các triệu chứng nhẹ hơn (khó ở, mất ngủ) có thể thấy khi ngừng thuốc đột ngột sau vài tháng dùng liều điều trị. Vì vậy thông thường sau khi điều trị tránh ngừng thuốc đột ngột mà phải giảm liều từ từ.

Để tránh nghiện thuốc, tốt nhất nên dùng ở mức liều thấp nhất có hiệu quả, ngắn ngày nhất và hạn chế chỉ định.

Liều lượng và cách dùng

Diazepam có thể dùng đường uống, đường trực tràng (viên đạn, dung dịch, gel), tiêm bắp hoặc tiêm hoặc truyền tĩnh mạch. Tiêm tĩnh mạch nên tiêm chậm, tốc độ không quá 1 ml (5 mg)/phút. Khi phải điều trị liên tục, để tránh nghiện thuốc nên dùng thuốc ở liều thấp nhất có hiệu quả và thời gian dùng không nên kéo dài quá 15 – 20 ngày.

Lo âu nặng: Uống: Người lớn 2 mg/lần, 3 lần/ngày, có thể tăng liều tới tối đa 30 mg/ngày; Trẻ em > 6 tháng tuổi dùng tới 10 mg/ngày. Dung dịch trực tràng: 500 microgam/kg thể trọng, có thể dùng nhắc lại sau 12 giờ. Đạn trực tràng: 10 – 30 mg. Tiêm bắp, tĩnh mạch: Tối đa 10 mg nhắc lại sau 4 giờ nếu cần.

Mất ngủ kèm lo âu: Người lớn 5 – 15 mg, tối đa 30 mg; Trẻ em 1 – 5 mg uống trước khi đi ngủ.

Tiền mê, an dịu trong các thủ thuật: Uống 5 – 15 mg. Dung dịch trực tràng 10 mg.

Tiêm tĩnh mạch 100 – 200 microgam/kg thể trọng.

Động kinh các loại: Uống 2 – 60 mg/ngày, chia nhiều lần. Gel trực tràng 200 – 500 microgam/kg thể trọng tùy thuộc vào tuổi, có thể dùng nhắc lại sau 4 – 12 giờ nếu cần.

Trạng thái động kinh, co giật do sốt cao, co giật do ngộ độc thuốc: Dùng dung dịch trực tràng, người lớn và trẻ em > 10 kg: 500 microgam/kg thể trọng, có thể dùng nhắc lại cách 12 giờ/1 lần (dạng thuốc đạn trực tràng hấp thu chậm nên không thích hợp). Nếu không kiểm soát được co giật ở liều đầu tiên có thể lựa chọn thuốc chống động kinh khác. Đường tiêm tĩnh mạch 10 – 20 mg, dùng nhắc lại sau 30 – 60 phút nếu cần. Trẻ em: 200 – 300 microgam/kg thể trọng.

Co thắt cơ: Uống 2 – 15 mg, trường hợp nặng có thể tăng liều: Bại não người lớn có thể dùng tới 60 mg và trẻ em tới 40 mg. Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 10 mg, dùng nhắc lại sau 4 giờ nếu cần.

Co giật do uốn ván: Người lớn và trẻ em 100 – 300 microgam/kg, tiêm tĩnh mạch cứ 1 – 4 giờ tiêm một lần hoặc truyền tĩnh mạch 3 – 10 mg/kg/24giờ. Dung dịch trực tràng 500 microgam/kg, dùng nhắc lại cách 12 giờ/1 lần.

Hội chứng cai rượu: Uống 5 – 20 mg, nhắc lại sau 2 – 4 giờ nếu thấy cần (hoặc ngày đầu 10 mg/lần, 3 – 4 lần/ngày, sau đó giảm xuống 5 mg, 3 – 4 lần/ngày).

Trường hợp nặng, dùng đường tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 10 – 20 mg.

Tương tác thuốc

Diazepam làm tăng ức chế hô hấp, an thần, ức chế tim mạch của các thuốc ức chế thần kinh trung ương và tâm thần: Thuốc giảm đau opioid, chống trầm cảm, kháng histamin, chống rối loạn tâm thần, gây mê, an thần gây ngủ khác và rượu, vì vậy nên thận trọng khi sử dụng đồng thời diazepam với các loại thuốc này. Đặc biệt khi dùng diazepam cùng thuốc giảm đau opioid (morphin) có thể gây ức chế hô hấp nặng vì vậy liều của diazepam phải giảm ít nhất 1/3 và tăng dần từng lượng nhỏ.

Cimetidin và ciprofloxacin giảm độ thanh thải của diazepam, do đó làm tăng nồng độ diazepam trong huyết tương.

Isoniazid làm tăng thời gian bán thải của diazepam từ 34 – 45 giờ.

Thuốc tránh thai và omeprazol có thể làm tăng tác dụng của diazepam.

Cafein làm giảm tác dụng an thần của diazepam.

Độ ổn định và bảo quản

Bảo quản tránh ánh sáng, ở nhiệt độ bằng hoặc dưới 25oC. Không để ở nhiệt độ đóng băng (vì diazepam có thể bị kết tinh).

Tương kỵ

Không nên trộn hoặc pha loãng diazepam với các dung dịch khác hoặc thuốc khác trong bơm tiêm hoặc trong chai dịch truyền.

Quá liều và xử trí

Triệu chứng: Ngủ gà, lú lẫn, hôn mê và giảm phản xạ.

Xử trí: Theo dõi hô hấp, mạch và huyết áp như trong tất cả trường hợp dùng thuốc quá liều. Rửa dạ dày ngay lập tức. Truyền dịch tĩnh mạch và thông khí đường hô hấp. Có thể chống hạ huyết áp bằng noradrenalin hoặc metaraminol.

Thẩm phân ít có giá trị. Có thể dùng flumazenil để hủy bỏ một phần hay toàn bộ tác dụng an thần của benzodiazepin.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Trần Thị Diễm Trang

(Theo hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất)


Tramadol.jpg

17 Tháng Năm, 2023 Tin TứcTruyền Thông
Tên chung quốc tế: Tramadol
Loại thuốc: Giảm đau trung ương loại opioid.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén, thuốc nang: 50 mg
Viên nén giải phóng chậm: 75, 100, 150, 200 mg
Thuốc nang giải phóng chậm: 50, 75, 100, 150, 200 mg
Ống tiêm: 50 mg/ml.
Dược lý và cơ chế tác dụng
Ảnh minh họa: nguồn Internet

Tramadol là thuốc giảm đau tổng hợp loại opioid  có tác dụng giảm đau theo cơ chế trung ương và có thể gây nghiện như morphin. Thuốc và chất chuyển hoá O-desmethyltramadol (M1) của tramadol gắn vào thụ thể m của nơron thần kinh và làm giảm sự tái nhập norepinephrin và serotonin vào tế bào nên có tác dụng giảm đau. Chất chuyển hoá M1 có ái lực với thụ thể m cao gấp 200 lần và tác dụng giảm đau cao gấp 6 lần tramadol.

Tác dụng giảm đau xuất hiện sau khi dùng thuốc 1 giờ và đạt tác dụng tối đa sau 2 – 3 giờ. Khác với morphin, tramadol không gây giải phóng histamin, không ảnh hưởng đến tần số tim và chức năng thất trái và ở liều điều trị tramadol ít ức chế hô hấp hơn morphin.

Dược động học

Tramadol hấp thu tốt  qua đường tiêu hoá nhưng có sự chuyển hoá lần đầu qua gan mạnh nên sinh khả dụng tuyệt đối của thuốc chỉ đạt 75%. Thời gian đạt nồng độ tối đa trong máu khác nhau giữa tramadol và chất chuyển hoá.Tramadol có nồng độ tối đa trong máu sau khi dùng 2 giờ, còn sản phẩm chuyển hoá M1 là 3 giờ. Thức ăn ít ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc. Trong máu thuốc gắn vào protein khoảng 20% và được phân bố trong tất cả các cơ quan với  thể tích phân bố khoảng 2,7 lít/kg.

Trong cơ thể tramadol bị chuyển hoá thông qua phản ứng N và O khử methyl dưới sự xúc tác của 2 isoenzym CYP3A4 và CYP2D6. Dưới sự xúc tác của CYP2D6, tramadol chuyển hoá thành O-desmethyltramadol (M1) còn tác dụng giảm đau, do vậy khi dùng kèm với một số chất có khả năng gây cảm ứng isoenzym này sẽ làm thay đổi tác dụng của tramadol. Hoạt tính của isoenzym CYP2D6 có tính di truyền. Tỉ lệ có hoạt tính enzym yếu chiếm khoảng 7%. Ngoài sự chuyển hoá qua pha I,  tramadol và chất chuyển hoá  còn bị chuyển hoá qua pha II thông qua phản ứng liên hợp với acid glucuronic hoặc acid sulfuric.

Thuốc được thải trừ chủ yếu qua thận (90%) và 10% qua phân, dưới dạng chưa chuyển hoá chiếm tỉ lệ 30% và đã chuyển hoá là 60%. Thuốc đi qua nhau thai và sữa mẹ. Nửa đời thải trừ của tramadol là 6,3 giờ còn của M1 là 7,4 giờ.

Dược động học của tramadol thay đổi ít theo tuổi. Ở người trên 75 tuổi, nửa đời tăng nhẹ. Ở người suy thận, độ thanh thảy của tramadol giảm song song với độ thanh thải creatinin: Nửa đời khoảng 12 giờ. Ở người suy gan, độ thanh thải tramadol giảm tuỳ theo mức độ nặng của suy gan.

Chỉ định

Giảm đau trong những trường hợp đau nặng hoặc trung bình.

Những trường hợp đau khi có chống chỉ định hoặc dùng các thuốc giảm đau khác không có hiệu quả.

Chống chỉ định

Mẫn cảm với thuốc hoặc opioid.

Ngộ độc cấp hoặc dùng quá liều các thuốc ức chế thần kinh trung ương như: rượu, thuốc ngủ, thuốc giảm đau trung ương, các opioid hoặc các thuốc điều trị tâm thần.

Người đang dùng thuốc ức chế MAO hoặc mới dùng (ngừng thuốc chưa đến 15 ngày).

Suy hô hấp nặng

Suy gan nặng.

Trẻ em dưới 15 tuổi.

Phụ nữ đang cho con bú.

Động kinh chưa kiểm soát được bằng điều trị.

Nghiện opioid.

Thận trọng

Trong điều trị lâu dài nếu ngừng dùng thuốc đột ngột có thể gây nên hội chứng cai thuốc, biểu hiện: hốt hoảng, ra nhiều mồ hôi, mất ngủ, buồn nôn, run, ỉa chảy, dựng lông. Trong một số trường hợp có thể xảy ra ảo giác, hoang tưởng. Do vậy, trong điều trị nên dùng tramadol liều thấp nhất có tác dụng, không nên dùng thuốc thường xuyên, dài ngày và không nên ngừng đột ngột mà phải giảm dần liều.

Ở liều điều trị thuốc có thể gây cơn co giật, do vậy phải hết sức thận trọng ở người có tiền sử động kinh hoặc người bị một số bệnh có nguy cơ gây co giật cao hoặc khi phối hợp  với thuốc ức chế MAO, thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng, thuốc an thần kinh.

Mặc dù thuốc không gây giải phóng histamin nhưng trong một số trường hợp khi dùng thuốc lần đầu tiên có thể gây nên sốc phản vệ nặng, tuy nhiên ít gặp tử vong. Những người có tiền sử sốc phản vệ với codein hoặc các opioid khác khi dùng tramadol dễ có nguy cơ sốc phản vệ.

Người có tiền sử lệ thuộc opioid, nếu  dùng tramadol sẽ gây lệ thuộc thuốc trở lại, do vậy không dùng thuốc cho người có tiền sử lệ thuộc opioid.

Trường hợp cần thiết phải phối hợp với các thuốc ức chế thần kinh trung ương thì phải giảm liều tramadol.

Mặc dù tramadol gây ức chế hô hấp kém morphin nhưng khi dùng liều cao hoặc kết hợp với các thuốc mê, rượu sẽ làm tăng nguy cơ ức chế hô hấp.

Những người bệnh có biểu hiện của tăng áp lực sọ não hoặc chấn thương vùng đầu khi dùng tramadol cần phải theo dõi trạng thái tâm thần cẩn thận.

Người có chức năng gan, thận giảm cần phải giảm liều tramadol.

Tramadol làm giảm sự tỉnh táo, do vậy không dùng thuốc khi lái tàu xe, vận hành máy móc và làm việc trên cao.

Cần thận trọng khi dùng tramadol vì thuốc có tiềm năng gây nghiện kiểu morphin. Người bệnh thèm thuốc, tìm kiếm thuốc, và tăng liều do nhờn thuốc. Tránh dùng thuốc kéo dài và đặc biệt cho người có tiền sử nghiện opioid.

Thời kỳ mang thai

Các nghiên cứu đã chứng minh tramadol liều cao gấp 3 – 15 lần liều tối đa cho người có khả năng gây độc bào thai chuột nhắt, chuột cống và thỏ, nhưng cho đến nay chưa có nghiên cứu kiểm chứng đầy đủ để khẳng định liệu thuốc có gây tổn thương cho thai nhi hay không. Do vậy, việc sử dụng tramadol ở  phụ nữ mang thai phải hết sức thận trọng và chỉ dùng thuốc khi đã tính toán kỹ giữa hiệu quả và nguy cơ gây độc với thai nhi.

Do thuốc đi qua được nhau thai nên không dùng thuốc trước khi chuyển dạ hoặc trong khi chuyển dạ trừ trường hợp hiệu quả mong đợi thật sự lớn hơn nguy cơ. Phụ nữ mang thai nếu dùng tramadol dài ngày có thể gây nghiện thuốc và hội chứng cai cho trẻ sau khi sinh.

Thời kỳ cho con bú

Do tramadol đi qua sữa mẹ và sự an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sau khi dùng thuốc chưa được nghiên cứu, nên không dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Tác dụng không mong muốn của tramadol phụ thuộc rõ rệt vào thời gian dùng thuốc và liều lượng thuốc. Thuốc càng dùng dài ngày thì tỉ lệ các tác dụng không mong muốn càng tăng cao. Khi dùng thuốc liên tục từ 7 ngày trở lên thì tỉ lệ các tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hoá và thần kinh chiếm từ  5 – 33,5%.

Thường gặp, ADR > 1/100

Toàn thân: Khó chịu

Tim mạch: Giãn mạch (hạ huyết áp).

Hệ thần kinh: Lo lắng, bồn chồn, lú lẫn, rối loạn phối hợp, sảng khoái, căng thẳng thần kinh, rối loạn giấc ngủ.

Hệ tiêu hoá: Nôn, buồn nôn, đau bụng, chán ăn, chướng bụng, táo bón.

Hệ cơ xương: Tăng trương lực.

Da: Phát ban.

Cơ quan cảm giác: Rối loạn sự nhìn.

Hệ tiết niệu sinh dục: Triệu chứng tiền mãn kinh, đái dắt, bí đái.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Toàn thân: Có thể xảy ra tai nạn, dị ứng, sốc phản vệ, có xu hướng nghiện, giảm cân.

Tim mạch: Hạ huyết áp tư thế đứng, ngất, tim đập nhanh.

Hệ thần kinh: Dáng đi bất thường, mất trí nhớ, rối loạn nhận thức, trầm cảm, khó tập trung, ảo giác, dị cảm, co giật, run.

Hô hấp: Khó thở.

Da: Hội chứng Stevens – Johnson, viêm da biểu bì hoại tử nhiễm độc, mày đay, phỏng nước.

Cơ quan cảm giác: Loạn vị giác.

Hệ tiết niệu – sinh dục: Khó tiểu tiện, rối loạn kinh nguyệt.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Có một số tác dụng không mong muốn rất ít gặp và không tìm thấy có mối liên quan đến việc sử dụng tramadol.

Tim mạch: Rối loạn điện tim và huyết áp, nhồi máu cơ tim, ngoại tâm thu, phù phổi, đôi khi tăng huyết áp.

Hệ thần kinh: Cơn đau nửa đầu, rối loạn giọng nói, hội chứng serotonin gồm: sốt, kích thích, rét run.

Đường tiêu hoá: Chảy máu đường tiêu hoá, viêm gan, viêm miệng.

Các chỉ số xét nghiệm: Tăng creatinin, tăng enzym gan, giảm hemoglobin, protein niệu.

Cơ quan cảm giác: Đục thuỷ tinh thể, điếc, ù tai.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Để hạn chế các tác dụng không mong muốn, thuốc cần được dùng với liều thấp nhất có tác dụng và với thời gian dùng ngắn nhất có thể. Người bệnh cần được hướng dẫn dùng thuốc cẩn thận và biết cách theo dõi phản ứng có hại khi dùng tramadol. Khi đang dùng thuốc nếu thấy biểu hiện các tác dụng không mong muốn cần ngừng dùng thuốc ngay và tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Trường hợp gặp các phản ứng bất thường nặng cần phải đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và có hướng xử trí kịp thời.

Liều lượng và cách dùng

Liều lượng thuốc và số lần dùng tramadol phụ thuộc vào đáp ứng của từng người bệnh và tình trạng đau cấp tính hay đau mạn tính.

Đau cấp tính

Uống hoặc đặt trực tràng, tiêm bắp, hoặc tiêm tĩnh mạch chậm (trong 2 – 3 phút) hay truyền tĩnh mạch. Liều uống thông thường 50 – 100 mg, cách 4 – 6 giờ dùng một lần. Đối với viên giải phóng chậm uống ngày 1 – 2  lần. Tổng liều một ngày không vượt quá 400 mg.

Đặt trực tràng: Mỗi lần 100 mg, tối đa 4 lần/ngày.

Để giảm đau sau phẫu thuật, liều khởi đầu 100 mg, sau đó cứ cách 10 – 20 phút lại dùng 50 mg, nếu cần cho tới tổng liều tối đa 250 mg (bao gồm cả liều khởi đầu) trong giờ đầu, sau đó cứ 4 – 6 giờ dùng 50 – 100 mg. Tổng liều một ngày không vượt quá 600 mg.

Đau  mạn tính

Trong điều trị đau mạn tính thường phải dùng thuốc dài ngày và không nhất thiết phải giảm đau nhanh. Do vậy, cần phải điều trị thăm dò, bắt đầu từ liều thấp sau đó tăng dần để chọn liều phù hợp cho bệnh nhân. Khởi đầu dùng liều 25 mg/ngày. Sau đó, cứ 3 ngày tăng mỗi ngày một liều 25 mg, đến 4 lần/ngày, đạt liều 100 mg/ngày. Nếu vẫn chưa đạt yêu cầu giảm đau của người bệnh, lại cứ sau mỗi 3 ngày, tăng mỗi ngày 50 mg, cho đến khi đạt tổng liều 200 mg/ngày hoặc hơn. Sau khi chọn được liều phù hợp có thể cho người bệnh liều từ 50 – 100 mg/ lần, mồi lần cách nhau từ 4 – 6 giờ. Tổng liều không vượt quá 400 mg/ngày.

Ở những người bệnh có giảm chức năng gan, thận cần phải giảm liều và kéo dài khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc. Người giảm chức năng thận (độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút) khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc là 12 giờ và tổng liều không vượt quá 200 mg/ngày. Nếu suy thận nặng hơn (độ thanh thải creatinin < 10 ml/phút) không được dùng tramadol. Người bệnh có suy giảm chức năng gan nặng liều một lần 50 mg, cách 12 giờ dùng một lần.

Người chạy thận nhân tạo vẫn dùng liều đều đặn trong ngày thẩm phân máu vì chỉ có 7% liều uống bị loại bỏ do thẩm phân. Người từ 65 đến 75 tuổi: Không dùng vượt quá 300 mg/ngày, chia làm nhiều lần.

Tương tác thuốc

Carbamazepin: làm tăng chuyển hoá tramadol, nếu phối hợp 2 thuốc thì phải tăng liều tramadol lên gấp 2 lần.

Quinidin: Ức chế CYP2D6 làm giảm chuyển hoá và tăng tác dụng của tramadol.

Fluoxetin, paroxetin, aminotriptylin làm giảm chuyển hoá tramadol, ngược lại tramadol  ức chế sự tái nhập noradrenalin và serotonin. Do vậy, không được phối hợp trong điều trị.

Warfarin: Tramadol làm kéo dài thời gian prothrombin, khi dùng phối hợp với warfarin cần phải kiểm tra thời gian prothrombin thường xuyên.

Độ ổn định và bảo quản

Thuốc cần được bảo quản trong đồ bao kín, để ở nhiệt độ 15 – 25°C.

Tương kỵ

Không được pha trộn diazepam, diclofenac, indomethacin, midazolam, piroxicam, phenylbutazon và lysinaspirin trong bơm tiêm có tramadol hydroclorid.

Quá liều và xử trí

Triệu chứng:

Đã có một số trường hợp quá liều gây tử vong được thông báo với liều giao động từ 3 – 5 g. Liều thấp nhất gây tử vong được thông báo có thể là từ 0,5 g đến 1 g ở 1 phụ nữ nặng 40 kg, nhưng chi tiết không được thông báo. Nhưng đã có người cố ý uống 3 g nhưng chỉ nôn và không để lại di chứng. Hậu quả nặng của quá liều là suy hô hấp và co giật.

 Quá liều tramadol phụ thuộc vào liều dùng, thường có biểu hiện là: Nôn, co giật, bối rối, lo âu, nhịp nhanh, tăng huyết áp, hôn mê, suy hô hấp.

Xử trí: Tuỳ theo mức độ quá liều mà có phương pháp xử trí khác nhau. Trước tiên phải duy trì tình trạng thông khí tốt, điều trị tích cực, chống co giật bằng thuốc ngủ nhóm barbiturat hoặc dẫn xuất benzodiazepin.

Nếu ngộ độc tramadol theo đường uống có thể cho uống than hoạt để tăng hấp phụ, giảm hấp thu tramadol, nhưng lợi ích về lâm sàng chưa được nghiên cứu (mới nghiên cứu ở chuột).

Hiện nay chưa có thuốc đối kháng đặc hiệu. Dùng naloxon để giải độc ít mang lại hiệu quả, trái lại làm tăng khả năng gây co giật. Biện pháp lọc máu sử dụng trong ngộ độc tramadol cũng không có hiệu quả.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Trần Thị Diễm Trang

(Theo hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất)


tenafotin-1200x800.png

17 Tháng Năm, 2023 Tin TứcTruyền Thông
Biệt dược : Tenafotin 2000
Hoạt chất chính : Cefoxitin sodium
Hàm lượng : 2000mg
Dạng bào chế : thuốc bột pha tiêm
Ảnh minh họa : Nguồn Internet

 

1. Dược lực

Cefoxitin là một loại kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 2, hoạt động theo cơ chế ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn, được sử dụng trong điều trị những tình trạng nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, Cefoxitin cũng có thể được sử dụng trước và trong quá trình phẫu thuật nhằm giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Thuốc có phổ tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn gram dương và gram âm nhưng mạnh hơn với những vi khuẩn kỵ khí, đặc biệt là bacteroides fragilis. Cefoxitin bền với nhiều loại beta-lactamase kể cả bacteroides spp, tuy nhiên đã xuất hiện đề kháng ở B.fragilis và có thể xảy ra đề kháng chéo với những kháng sinh khác.

2. Chỉ định
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên dưới (như áp xe phổi, viêm phổi,… )
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Nhiễm trùng ổ bụng như: áp xe ổ bụng, viêm phúc mạc
  • Nhiễm trùng phụ khoa: viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu
  • Nhiễm trùng máu
  • Nhiễm trùng xương khớp
  • Nhiễm khuẩn ở da và cấu trúc của da
  • Dự phòng nhiễm khuẩn trước và sau phẩu thuật ở bệnh nhân mổ lấy thai, phẩu thuật cắt bỏ tử cung vùng âm đạo, cắt bỏ tử cung vùng bụng, phẩu thuật tiêu hóa
3. Chống chỉ định
  • Quá mẫn cảm với nhóm kháng sinh cephalosporin và các kháng sinh beta-lactam khác
4. Cách dùng-Liều dùng

Là thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, vì vậy thuốc cần được pha với một dung dịch pha tiêm và đưa vào cơ thể bằng cách tiêm thuốc sâu vào trong lớp cơ, hoặc tiêm, truyền thuốc vào tĩnh mạch.

Lưu ý
  • Dị ứng với Cefoxitin, với các thành phần còn lại của thuốc hoặc các kháng sinh khác thuộc nhóm Beta-lactam.
  • Tiền sử từng dị ứng với Penicillin, bệnh thận, bệnh gan, rối loạn dạ dày-ruột, tiểu đường, suy tim sung huyết, ung thư, vừa trải qua phẫu thuật hoặc cấp cứu, suy dinh dưỡng.
  • Đang mang thai hoặc cho con bú.

Lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc :

  • Đảm bảo quá trình pha thuốc được thực hiện trong điều kiện vô trùng để tránh nhiễm bẩn thuốc tiêm và đầu tiêm.
  • Quan sát dung dịch tiêm kiểm tra xem thuốc có bị cặn, có phần tử lạ, hay bị đổi màu không, nếu có hãy loại bỏ lọ thuốc đó và xử lý thuốc đúng quy cách.
  • Thuốc chỉ sử dụng một lần, phần thuốc thừa sau khi sử dụng phải được bỏ đi.
  • Dùng thuốc vào những khoảng thời gian bằng nhau để nồng độ kháng sinh luôn được đảm bảo.
  • Sử dụng cho đến khi đủ thời gian đã được chỉ định, ngay cả khi các triệu chứng đã nhanh chóng cải thiện. Việc bỏ liều có thể dẫn đến vi khuẩn kháng thuốc và tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Thông báo với bác sĩ nếu các triệu chứng vẫn không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn.
  • Dung dịch đã pha phải được sử dụng trong 6 giờ ở nhiệt độ phòng hoặc 7 ngày trong tủ lạnh ở nhiệt độ thấp hơn 5 độ C. Cẩn thận làm theo tất cả các hướng dẫn pha chế và bảo quản đối với Cefoxitin 2g.
  • Bảo quản thuốc chưa pha ở nhiệt độ phòng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
Cách pha thuốc
  • Tiêm bắp sâu: mỗi lọ Cefoxitin 2g sẽ được hòa vào 4ml nước cất pha tiêm, lắc đều cho tan bột thuốc. Sau đó, thuốc được rút vào bơm và tiêm vào những vị trí có khối cơ lớn như ở mông, đùi, tránh tiêm thuốc vào mạch máu.
  • Tiêm tĩnh mạch chậm: mỗi lọ Cefoxitin 2g được hòa tan với 10ml hoặc 20ml nước cất pha tiêm. Sau đó cũng lắc đều cho tan bột thuốc và rút thuốc vào bơm, người tiêm lựa các tĩnh mạch to ở ngoại biên và đưa thuốc theo đường tĩnh mạch trong 3 đến 5 phút.
  • Truyền tĩnh mạch: đầu tiên bơm 10ml nước cất pha tiêm vào lọ Cefoxitin 2g, sau đó lắc đều cho bột tan ra. Tiếp tục pha loãng dung dịch này trong 50ml đến 1000ml dung môi như: dung dịch natri clorid 0,9%, dung dịch dextrose 5% hoặc 10%, dung dịch dextrose 5% và natri clorid 0,9%, dung dịch Ringer Lactat.

Với phương pháp tiêm truyền không liên tục, cần chú ý tạm thời ngưng truyền các dung dịch khác trong quá trình truyền dung dịch cefoxitin.

Liều dùng

Người lớn :

  • Nhiễm trùng chưa có biến chứng: mỗi 6-8 giờ tiêm hoặc truyền tĩnh mạch 1g thuốc.
  • Nhiễm trùng đường niệu chưa có biến chứng: tiêm hoặc truyền tĩnh mạch 1g thuốc mỗi 6 – 8 giờ hoặc tiêm bắp 1g thuốc, ngày 2 lần.
  • Nhiễm trùng từ vừa đến nặng: mỗi 4 giờ tiêm hoặc truyền tĩnh mạch 1g thuốc; hoặc tiêm, truyền tĩnh mạch 2 g thuốc mỗi 6 – 8 giờ.
  • Lậu chưa có biến chứng tiêm bắp 2 g/ngày một liều duy nhất kết hợp với uống 1 g probenecid cũng lúc hoặc trước đó 1 giờ.
  • Khi cần sử dụng liều cao để điều trị nhiễm trùng có thể sử dụng 2 gam tiêm hoặc truyền tĩnh mạch mỗi 4 giờ; hoặc 3 gam tiêm, truyền tĩnh mạch, mỗi 6 giờ, ngày 12 gam.

Trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên :

  • Liều khuyến cáo sử dụng là 20 đến 40 mg thuốc cho mỗi kg cân nặng, cách nhau từ 6-8 giờ. Trường hợp nặng liềucó thể lên đến 200 mg/kg/ngày. Tuy nhiên tổng liều không được vượt quá 12g/ngày.

Dự phòng nhiễm trùng ở người lớn :

  • Dùng liều 2 g trước khi phẫu thuật từ 30 phút đến 1 giờ, sau đó cứ dùng 2g thuốc mỗi 6h kể từ liều đầu tiên không quá 24 giờ.

Dự phòng nhiễm trùng ở trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên :

  • Tiêm tĩnh mạch 30-40 mg thuốc/kg trước khi phẫu thuật, sau đó dùng 30-40 mg/kg mỗi 6 giờ kể từ liều đầu tiên không quá 24 giờ.

Người mổ lấy thai : 

  • Tiêm tĩnh mạch một liều đơn Cefoxitin 2 ngay sau khi kẹp rốn.
5. Tác dụng phụ
  • Phản ứng dị ứng: sưng mặt, cổ họng, khó thở, phát ban
  • Phản ứng da nghiêm trọng: sốt, đau họng, bỏng rát trong mắt, phát ban da đỏ hoặc tím, có thể kèm phồng rộp và bong tróc.

Gọi cho bác sĩ nếu có :

  • Đau dạ dày nặng, tiêu chảy ra có máu;
  • Tiểu ít hoặc bí tiểu
  • Vàng da hoặc vàng mắt
  • Cơn động kinh
  • Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi
  • Da xanh xao, dễ bị bầm tím, chảy máu bất thường, chân tay lạnh.

Tác dụng phụ thường gặp :

  • Đau, sưng, bầm tím hoặc kích ứng khác ở vị trí tiêm
  • Tiêu chảy
  • Sốt
  • Ngứa, phát ban.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị      

 Dược sĩ 

Đinh Khắc Thành Đô

(Nguồn : Tờ Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, drugbank.vn)


sorbitol.png

17 Tháng Năm, 2023 Tin TứcTruyền Thông
Công dụng của thuốc Sorbitol

– Thúc đẩy quá trình hydrat hóa giúp chuyển hóa thức ăn trong đường ruột dễ dàng.

– Kích thích tiết Cholecystokinin – Pancreazymin làm tăng áp suất thẩm thấu ở ruột, tăng lượng nước trong ruột, kích thích nhu động ruột hoạt động. Từ đó, làm mềm phân, giúp việc đi đại tiện trở nên dễ dàng.

– Thuốc Sorbitol kích thích bài tiết dịch tụy giúp tiêu hóa dễ dàng. Chính vì vậy, thuốc còn có công dụng hỗ trợ các trường hợp khó tiêu

Chỉ định

– Sorbitol được dùng trong điều trị triệu chứng táo bón.

– Người bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu.

Ảnh minh họa: nguồn Internet. 
Liều lượng và cách dùng

Dạng thuốc gói (5 g):

  • Ðiều trị triệu chứng khó tiêu: Dùng thuốc trước bữa ăn hoặc khi có khó tiêu, người lớn 1 – 3 gói mỗi ngày.
  • Ðiều trị táo bón:

– Người lớn dùng 1 gói vào lúc đói, buổi sáng.

– Trẻ em 1/2 liều người lớn.

Ghi chú: Pha 1 gói trong 1/2 cốc nước, uống trước bữa ăn 10 phút.

Dung dịch 70% uống:

  • Pha loãng tỷ lệ 1:1 với nước; dùng để tạo hỗn dịch với than hoạt, liều đầu tiên: 0,5 – 1 g/kg/lần/ngày; tối đa 50 g; liều thông thường nhuận tràng: 20 – 50 g.

Dạng dung dịch thuốc:

  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấuchỉ được dùng các thuốc nhuận tràng thẩm thấu với liều đơn và không thường xuyên.

Dung dịch thụt trực tràng:

  • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên:Liều thường dùng để thụt là 120 ml dung dịch 20 – 30%;
  • Trẻ em từ2 – 11 tuổi: 30 – 60 ml dung dịch 20 – 30%.

Dung dịch 70 % uống:

  • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Uốngliều 30 – 150 ml;
  • Trẻ em từ 2 – 11 tuổi: Uống 2 ml/kg.

Khi sử dụng kết hợp với than hoạt:
Than hoạt uống để làm thuốc hấp phụ giải độc, sử dụng kết hợp với sorbitol cho dễ uống đồng thời sorbitol làm cho đi ỉa lỏng để thải trừ than và chất độc được than hấp phụ ra ngoài.

  • Trẻ em: Uốngdung dịch sorbitol 35 % liều 4,3 ml/kg kết hợp với than hoạt liều
    1 g/kg;
  • Người lớn: Uống dung dịch sorbitol 70 % liều 4,3 ml/kgkết hợp với than hoạt liều 1 g/kg, cứ 4 giờ uống 1 lần cho đến khi đi ngoài ra than hoạt.
Chống chỉ định

Viêm đại tràng thực thể (viêm loét đại – trực tràng, bệnh Crohn), hội chứng tắc ruột hay bán tắc, đau bụng chưa rõ nguyên nhân.
– Vô niệu.
– Tắc đường dẫn mật.
– Người bệnh không dung nạp fructose do di truyền (bệnh chuyển hóa hiếm gặp).

Chống chỉ định

– Sorbitol chống chỉ định trong các bệnh thực thể viêm ruột non, viêm loét đại – trực tràng, bệnh Crohn và hội chứng tắc hay bán tắc, hội chứng đau bụng chưa rõ nguyên nhân.

– Sorbitol chống chỉ định đối với người bệnh không dung nạp fructose do di truyền (bệnh chuyển hóa hiếm gặp).

Lưu ý khi dùng thuốc.

– Không được dùng trong trường hợp tắc đường dẫn mật.

– Ở người bệnh “đại tràng kích thích” tránh dùng sorbitol khi đói và nên giảm liều.

– Không nên dùng lâu dài thuốc nhuận tràng. Trị táo bón bằng sorbitol chỉ để hỗ trợ cho cách điều trị bằng chế độ ăn uống.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

– Có thể bị tiêu chảy và đau bụng, đặc biệt ở những người bệnh có “đại tràng kích thích” hoặc trướng bụng.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

– Ngừng dùng thuốc và thay thế thuốc khác.

Tương tác thuốc

– Do làm tăng nhu động ruột, mọi thuốc nhuận tràng có thể rút ngắn thời gian di chuyển của các thuốc uống cùng, do đó làm giảm sự hấp thu của những thuốc này.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Huỳnh Thị Thanh Thủy

(Nguồn: Theo hướng dẫn của nhà sản xuất)


Picture13.png

17 Tháng Năm, 2023 Tin TứcTruyền Thông
Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén diltiazem hydroclorid 60 mg.

Nang diltiazem hydroclorid 60 mg, 90 mg, 120 mg, 180 mg, 240 mg, 300 mg.

Viên nén giải phóng chậm diltiazem hydroclorid 60 mg, 90 mg và 120 mg.

Thuốc tiêm 25 mg; thuốc dùng đường truyền tĩnh mạch 100 mg

Tác dụng của diltiazem là gì?

Diltiazem là một thuốc chẹn kênh calci thuộc dẫn xuất benzothiazepin. Tác dụng dược lý chủ yếu của diltiazem là ức chế dòng đi vào của ion calci ở ngoài tế bào đi qua màng tế bào cơ tim và cơ trơn mạch máu mà không làm thay đổi nồng độ calci trong huyết thanh. Do “chẹn” lối vào của calci thông qua kênh calci ở cả hai cơ trơn mạch máu và cơ tim, diltiazem đã ức chế quá trình co bóp của các cơ này và làm giãn mạch ngoại biên và động mạch vành, đồng thời làm giảm tính co của cơ tim.

Thuốc làm giãn mạch ngoại biên và động mạch vành, nên làm cơ tim giảm nhu cầu tiêu thụ oxy, giảm co bóp và làm giảm huyết áp. Các tác dụng dược lý phối hợp đó có lợi và làm cho thuốc này có hiệu quả như các thuốc chẹn bêta trong điều trị đau thắt ngực và tăng huyết áp. Thuốc này được chỉ định khi các thuốc chẹn beta có chống chỉ định, kém dung nạp hoặc không hiệu quả. Do diltiazem có tác dụng ức chế dẫn truyền ở nút nhĩ – thất nên diltiazem còn được chỉ định điều trị một số loạn nhịp tim. Diltiazem thuộc nhóm IV thuốc chống loạn nhịp.

Chỉ định
Ảnh minh họa: nguồn Internet

– Điều trị và dự phòng cơn đau thắt ngực.

– Điều trị tăng huyết áp nhẹ và vừa.

– Nhịp nhanh trên thất.

Liều lượng và cách dùng Diltiazem
Cách dùng

Diltiazem có thể uống, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.

  • Uống: Viên nén, uống ngày 3 – 4 lần trước khi ăn và lúc đi ngủ. Nang giải phóng chậm: Uống theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Viên nén giải phóng chậm: ngày uống 1 lần, bất cứ lúc nào.
  • Tiêm tĩnh mạch: Phải theo dõi liên tục đái tháo đường và huyết áp trong khi tiêm. Phải theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Dung dịch tiêm chứa 5 mg/ml. Thời gian tiêm: 2 phút.
  • Tiêm truyền tĩnh mạch: Phải theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Liều lượng:
  • Đau thắt ngực :

– Viên nén: khởi đầu uống 30 mg, 4 lần mỗi ngày, tăng liều cách nhau 1 – 2 ngày cho tới khi đạt được kết quả tối ưu. Liều duy trì thông thường: 180-360mg/ ngày. Sau khi đã kiểm soát được bệnh , phải giảm liều đến mức thấp nhất có hiệu quả.

Người cao tuổi, liều có thể thấp hơn. Nhà sản xuất khuyến cáo phải dùng cẩn thận vì người bệnh thường có chức năng gan, thận, tim suy giảm đồng thời còn có thể có bệnh kèm theo

– Viên nang giải phóng chậm: Uống lúc đầu 120 hoặc 180 mg, ngày uống 1 lần. Tùy theo đáp ứng của từng người bệnh, nếu cần phải tăng liều, phải sau 7 – 14 ngày.

  • Tăng huyết áp:

– Viên nén giải phóng chậm: Uống lúc đầu 180 – 240 mg mỗi ngày; một số trường hợp đáp ứng với liều thấp hơn. Liều duy trì thông thường hàng ngày: 180 – 540 mg mỗi ngày.

– Viên nén thông thường: Uống lúc đầu 30 mg/lần, ngày uống 3 lần; có thể tăng tới liều tối đa 360 mg mỗi ngày chia thành 3 – 4 liều nhỏ.

– Nang giải phóng chậm: Huyết áp giảm tối đa trong vòng 14 ngày. Uống 180 – 240 mg, 1 lần mỗi ngày. Liều duy trì thông thường hàng ngày: 120 – 540 mg tuỳ theo nhà sản xuất.

  • Nhịp nhanh trên thất:

– Tiêm tĩnh mạch lúc đầu 15 – 20 mg (hoặc 0,25 mg/kg) trong 2 phút. Nếu đáp ứng không thoả đáng (nghĩa là không chuyển sang nhịp xoang bình thường), và nếu người bệnh dung nạp được thuốc, cho 1 liều thứ hai 20 – 25 mg (hoặc 0,35 mg/kg) sau liều ban đầu 15 phút. Liều cao hơn cũng không cho kết quả tốt hơn.

– Liều tiêm truyền tĩnh mạch duy trì thông thường là 5 – 15 mg/giờ, điều chỉnh liều dựa theo tần số tim đập. Người bệnh nhẹ cần phải tính liều theo trọng lượng cơ thể.

– Nên giảm liều ở người cao tuổi, hoặc người bệnh suy gan và/hoặc suy thận; đặc biệt, không tăng liều ở những người bệnh nhịp tim chậm dưới 50 nhịp/phút.

Chống chỉ định

– Mẫn cảm với diltiazem hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

– Rối loạn hoạt động nút xoang.

– Blốc nhĩ thất độ 2 và độ 3.

– Bệnh nhân bị hạ huyết áp nặng (huyết áp tâm thu < 90 mmHg).

– Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có sung huyết phổi trên X-quang phổi.

– Suy thất trái nặng kèm theo sung huyết phổi.

– Nhịp tim chậm < 50/phút

– Phụ nữ cho con bú

– Dùng đồng thời với dantrolen tiêm truyền.

– Kết hợp với Ivabradin.

Thận trọng khi dùng thuốc.
  • Phải thận trọng khi tiêm tĩnh mạch lần đầu. Phải giám sát đái tháo đường và huyết áp và có đầy đủ phương tiện hồi sức sẵn sàng vì diltiazem làm giảm sức cản thành mạch ngoại biên nên có thể gây giảm huyết áp.
  • Phải thận trọng khi dùng diltiazem vì có tiềm năng gây chậm nhịp tim bất thường, nhất là ở người suy nút xoang hoặc blốc nhĩ – thất độ 2 và độ 3. Nhà sản xuất cho biết diltiazem hiếm gây blốc nhĩ thất độ 2 và 3. Nếu thấy xuất hiện blốc nhĩ thất độ cao ở người có nhịp xoang, phải ngừng ngay diltiazem tiêm tĩnh mạch và điều trị thích hợp
  • Phải dùng thận trọng diltiazem cho người bị suy tim sung huyết, nhất là khi dùng đồng thời với thuốc chẹn beta hoặc digoxin vì diltiazem có thể thúc đẩy hoặc làm nặng suy tim. Bao giờ cũng phải kiểm tra xem có phù ngoại biên trong khi điều trị vì có thể là dấu hiệu của suy chức năng thất trái do thuốc.
  • Phải theo dõi các test chức năng gan AST (SGOT), ALT (SGPT), LDH, phosphatase kiềm và các dấu hiệu của tổn thương gan, thường xuất hiện sớm trong 1 – 8 tuần điều trị nhưng hồi phục sau khi ngừng điều trị.

Trong khi điều trị bằng diltiazem tĩnh mạch cơn nhanh kịch phát trên thất, có thể xuất hiện ngoại tâm thu thất nhưng không có ý nghĩa lâm sàng và sẽ hết.

Thời kỳ mang thai

Có rất ít dữ liệu từ việc sử dụng diltiazem cho phụ nữ có thai. Diltiazem đã được chứng minh có độc tính sinh sản ở động vật thí nghiệm. Do dó thuốc không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc nghi có thai.

Thời kỳ cho con bú

Diltiazem bài tiết qua sữa mẹ và chưa biết được ảnh hưởng có thể xảy ra với trẻ còn bú, do đó không nên cho con bú trong thời gian dùng thuốc.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Với liều điều trị, diltiazem thường dung nạp tốt. Các tai biến nghiêm trọng đòi hỏi phải ngừng hoặc điều chỉnh liều hiếm có; tuy vậy, khoảng 1% người bệnh phải ngừng thuốc vì các rối loạn tiêu hóa, phát ban ở da, và tim đập chậm.

Thường gặp, ADR > 1/100

Toàn thân: Phù cổ chân, đau đầu, chóng mặt, ngủ gà.

Tuần hoàn: Blốc nhĩ thất độ 1.

Tiêu hóa: Buồn nôn, táo bón.

Da: Ngứa ngáy, ngoại ban.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Nhịp tim chậm, mày đay.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Toàn thân: Ban ở mặt với cảm giác nóng bừng.

Tuần hoàn: Blốc nhĩ thất độ 2 và 3, ngừng xoang, đau thắt ngực tăng thêm, đánh trống ngực, tụt huyết áp, tim đập nhanh, ngoại tâm thu.

Tiêu hóa: Phì lợi, viêm gan.

Da: Ban đỏ đa dạng, phù Quincke.

Cơ xương khớp: Đau cơ, đau khớp.

Thần kinh: Lú lẫn hoặc mất ngủ.

Ban do quá mẫn cảm, thường nhẹ và thoáng qua nhưng một số ít trường hợp có thể bị ban đa dạng, viêm da tróc vảy. Tăng men gan thoáng qua và viêm gan.

Diltiazem cũng gây suy tim sung huyết, đòi hỏi chăm sóc kỹ người bệnh khi có suy chức năng thất trái.

Quá liều và xử trí

Triệu chứng: Hầu hết người bệnh uống diltiazem quá liều sẽ dẫn đến hạ huyết áp sau khoảng 8 giờ dùng thuốc. Nhịp tim chậm và blốc nhĩ thất từ độ I chuyển sang độ III, có thể dẫn đến ngừng tim.

Điều trị:

Cần rửa dạ dày và uống than hoạt để giảm khả năng hấp thu diltiazem.

– Trong trường hợp hạ huyết áp có thể truyền dịch với một thuốc tăng huyết áp (như dopamin, levarterenol bitartrat, norepinephrin). Muối calci cũng có thể giúp ích trong điều trị giảm huyết áp và giải quyết một vài rối loạn tim mạch khác, tuy nhiên dùng muối calci để điều trị hạ huyết áp do quá liều diltiazem cho kết quả mâu thuẫn. Khi dùng muối calci tiêm tĩnh mạch, người bệnh phải được theo dõi calci huyết và nồng độ ion calci. Nếu có tim đập chậm, hoặc blốc nhĩ thất độ 2 hoặc độ 3, có thể tiêm tĩnh mạch atropin sulfat (0,6 – 1 mg). Nếu không đỡ, có thể thận trọng cho isoproterenol hydroclorid. Nếu thất bại có thể phải đặt máy tạo nhịp tim. Các thuốc giống thần kinh giao cảm (như isoproterenol, dopamin, dobutamin) và thuốc lợi tiểu có thể dùng để điều trị suy tim. Diltiazem không bị loại bỏ bằng thẩm phân máu hoặc thẩm phân màng bụng.

 Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Huỳnh Thị Thanh Thủy

(Nguồn: Dược thư quốc qia 2018 )


Picture15.png

17 Tháng Năm, 2023 Tin TứcTruyền Thông
Thuốc Cyclindox 100mg có chứa thành phần hoạt chất chính Doxycyclin và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn nguyên nhân do những chủng Gram âm hay Gram dương nhạy cảm, dự phòng các bệnh sốt rét và tiêu chảy khi đi du lịch,…
Ảnh minh họa: hình Internet
1. Chỉ định:

Cyclindox được chỉ định để điều trị các loại nhiễm khuẩn khác nhau gây bởi các chủng vi khuẩn Gram (-) hoặc Gram (+) nhạy cảm và một số vi sinh vật khác, gồm:

-Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm phổi, viên phế quản mạn và viêm xoang.

-Các bệnh lây qua đường sinh dục: Nhiễm khuẩn niệu đạo, trực tràng hay nội mạc cổ tử cung không biến chứng, viêm niệu đạo không do lậu cầu.

-Viêm hạch bạch huyết, là thuốc thay thế trong điều trị bệnh lậu và bệnh giang mai.

-Mụn trứng cá.

-Nhiễm khuẩn mắt, tiết niệu, Rickettsia,…

-Bệnh sốt rét do Falciparum đề kháng cloroquin.

-Dự phòng trong các bệnh: sốt mò, bệnh xoắn khuẩn ( do Leptospira). Tiêu chảy ở người đi du lịch do E.coli.

2. Liều dùng:

Người lớn:

Liều khởi đầu thông thường trong điều trị nhiễm khuẩn cấp là 200mg/ lần vào ngày đầu hoặc chia thành nhiều lần trong ngày sau đó quay lại mức liều 100mg.

Nhiễm khuẩn nặng hơn, liều hằng ngày 200mg nên được chỉ định trong suốt quá trình điều trị.

Nên tiếp tục điều trị ít nhất 24 – 48 giờ sau khi hết triệu chứng sốt.

Nếu bị nhiễm Streptococcus thì đợt điều trị phải được kéo dài ít nhất 10 ngày để đề phòng sự phát triển sốt thấp khớp hoặc viêm cầu thận.

Liều lượng khuyến cáo đặc biệt:

Mụn trứng cá thông thường: 50mg/ ngày trong 6-12 tuần.

Bệnh sốt rét do Falciparum đề kháng Cloroquin: 200mg/ngày trong ít nhất 7 ngày.

Sốt hồi quy do ve và rận truyền: Dùng liều đơn 100mg hoặc 200mg tùy mức độ.

Bệnh lây truyền qua đường sinh dục:

Nhiễm khuẩn lậu cầu không biến chứng, nhiễm khuẩn niệu, trực tràng, nội mạc tử cung không biến chứng, viêm nhiễm niệu đại không do lậu cầu: 100mg x 2 lần/ngày trong 7 ngày.

Viêm tinh hoàn –  mào tinh hoàn cấp tính do Chlamydia trachomatis hoặc Neisseria gonorrhoe: 100mg x 2 lần/ngày trong 10 ngày.

Phòng ngừa tiêu chảy do đi du lịch ở người lớn: 200mg vào ngày đầu khởi hành ( dùng liều duy nhất hoặc 100mg cách mỗi giờ 12 giờ ), liều tiếp theo 100mg/ ngày trong suốt quá trình lưu trú.

Dự phòng bệnh Leptospira: 200mg/ lần/ tuần trong thời gian ở vùng dịch bệnh và 200mg khi kết thúc chuyến đi.

Dự phòng sốt mò: Liều duy nhất 200mg.

Suy thận: Dùng liều đơn, không cần thiết giảm liều.

3. Cách dùng:

Chỉ dùng đường uống.

Để làm giảm khả năng gây kích ứng và loét thực quản, bệnh nhân nên uống thuốc ở tư thế ngồi hoặc đứng và tốt nhất là trước khi đi ngủ. Nếu có kích ứng dạ dày có thể uống thuốc kèm với thức ăn.

4. Chống chỉ định:

Quá mẫn với bất kỳ kháng sinh nào nhóm tetracyclin hoặc bất kì thành phần nào của thuốc.

Trẻ em ≤ 12 tuổi.

Phụ nữ có thai và cho con bú.

Suy gan nặng.

5. Cảnh báo đặc biệt và thận trọng khi dùng:

Thận trọng ở bệnh nhân bị suy gan hoặc bệnh nhân đang dùng thuốc có hại cho gan.

Phản ứng cháy nắng quá mức do sự tăng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc tia tử ngoại khi điều trị. Nên ngưng điều trị khi có dấu hiện ban đỏ đầu tiên.

Bệnh nhân bị tiêu chảy sau khi dùng kháng sinh cần cân nhắc khả năng mắc viêm đại tràng màng giả.

Thận trọng khi dùng thuốc này cho bệnh nhân bị chứng nhược cơ năng do nguy cơ mắc phải chứng nghẽn thần kinh cơ.

Bệnh nhân không dung nạp galactose hoặc kém hấp thu glucose – galactose không nên dùng thuốc.

6. Tương tác thuốc:

Dùng đồng thời doxycycline làm giảm hấp của calci, sắt, magnesi, kẽm, các acid amin, thuốc kháng acid.

Muối sắt và bismuth subsalicylate làm giảm sinh khả dụng của doxycycline.

Barbiturat, phenytoin và carbamazepine có thể làm giảm nửa đời trong huyết thanh của doxycycline nếu dùng đồng thời do làm tăng chuyển hóa.

Doxycyclin có thể làm tăng tác dụng của warfarin và làm tăng nồng độ ciclosporin trong huyết tương.

Rifampicin làm giảm nồng độ doxycycline trong huyết tương.

Doxycyclin có thể làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai dạng uống, của vác xin chống thương hàn của penicillin.

Dùng đồng thời doxycycline với methoxyfuran gây độc tính trên thận có thể dẫn đến tử vong.

Tránh dùng đồng thời doxycycline với penicillin; các dẫn chất của acid retinoic.

Doxycyclin làm tăng độc tính của các thuốc chẹn thần kinh – cơ, các thuốc kháng vitamin K.

7. Tác dụng không mong muốn:

Toàn thân: Phản ứng quá mẫn ( sốc phản vệ, ban xuất huyết phản vệ), ngoài tim, phù thân kinh mạch, lupus ban đỏ hệ thống, nhịp tim nhanh, mày đay.

Hệ thần kinh trung ương và ngoại biên: Nhức đầu; phồng thóp ở trẻ nhỏ và tăng áp lực nội sọ lành tính ở thiếu niên và người lớn.

Bội nhiễm: Viêm đại tràng màng giả do Clostridium diffcile; tăng sinh quá mức vi khuẩn không nhạy cảm gây bệnh Candida.

Dạ dày – ruột : Viêm thực quản và loét thực quản.

Có thể làm biến đổi màu rang và giảm sản men rang sau khi dùng thời gian dài.

Ngưng sử dụng và báo ngay với bác sĩ nếu tác dụng không monng muốn trở nên nghiêm trọng.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lương Ngọc Khánh Ngân

(Tài liệu tham khảo: Theo tờ hướng dẫn từ nhà sản xuất)


Picture16.png

17 Tháng Năm, 2023 Tin TứcTruyền Thông
Ảnh minh họa: nguồn Internet
1. Cơ chế tác dụng:

Streptokinase hoạt động theo cơ chế phức tạp với cả plasminogen liên kết và không liên kết với fibrin trong tuần hoàn để tạo thành phức hợp hoạt hóa – biến đổi plasminogen còn dư thành plasmin (là enzyme thủy phân protein) có tác dụng tiêu fibrin và có thể làm tan các cục máu đông trong lòng mạch.

Thuốc có tính kháng nguyên mạnh và do đó phải sẵn sàng để cấp cứu dị ứng. Có thể xảy ra kháng với liệu pháp streptokinase do có hiệu giá kháng thể kháng streptokinase cao sau một đợt điều trị streptokinase trước đó.

2. Chỉ định:

Huyết khối động mạch vành và nhồi máu cơ tim:

Được dùng theo đường tĩnh mạch hoặc động mạch vành để điều trị nhồi máu cơ tim cấp ở người lớn,  cải thiện chức năng tâm thất, giảm kích thước nhồi máu và suy tim sung huyết, giảm tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim cấp.

Điều trị bằng streptokinase càng sớm thì lợi ích lâm sàng thu được càng lớn.

Nghẽn động mạch phổi:

Chỉ định streptokinase nhằm làm tan cục máu nghẽn ở phổi đã được chẩn đoán xác định ( bằng chụp mạch hay chụp cắt lớp CT phổi). Liệu pháp streptokinase nên bắt đầu càng sớm nếu có thể, không châm hơn 7 ngày, kể từ khi bắt đầu có triệu chứng tắc nghẽn.

Chứng huyết khối tĩnh mạch sâu:

Chỉ định streptokinase để làm tan cục huyết khối cấp, rộng, đã được chẩn đoán xác định ( bằng chụp tĩnh mạch đi lên). Huyết khối này nằm ở các tĩnh mạch sâu như tĩnh mạch khoeo và các tĩnh mạch ở gần gốc chi hơn.

Huyết khối và nghẽn động mạch:

Chỉ định dùng thuốc để làm tan huyết khối và nghẽn động mạch cấp. Không dùng streptokinase trong trường hợp nghẽn động mạch bắt nguồn từ tim trái có nguy cơ nghẽn mới như tắc động mạch não.

Nghẽn cầu nối động tĩnh mạch: Thuốc được chỉ định thay cho phẫu thuật lại cầu nối động tĩnh mạch đã bị tắc hoàn toàn hoặc một phần.

3. Chống chỉ định:

Vì điều trị làm tan huyết khối có nguy cơ gây xuất huyết nên streptokinase không được dùng cho những người bệnh: chảy máu trong, u não hoặc u trong ổ bụng, tăng huyết áp nặng không kiểm soát được, vừa mới bị tai biến mạch não ( trong vòng 2 tháng), phẫu thuật sọ não hay tủy.

Không dùng cho người đã từng bị dị ứng nặng với thuốc hay có nguy cơ dị ứng.

4. Thận trọng:

Streptokinase làm tan fibrin cầm máu tại nơi tiêm, nhất là khi phải truyền thuốc lâu vài giờ, có thể dẫn đến xuất huyết. Cần thận trọng  trong tiêm tĩnh mạch theo dõi bệnh nhân thường xuyên giảm thiểu nguy cơ xuất huyết. Tuyệt đối không được tiêm bắp.

Nếu cần tiêm động mạch nên chọn động mạch chi trên. Sau khi tiêm, nên ép ít nhất 30 phút, đặt một băng ép và kiểm tra thường xuyên vị trí chọc kim để phát hiện chảy máu.

Cần cân nhắc lợi ích của thuốc khi dùng cho các trường hợp:

Vừa mới phẫu thuật lớn ( trong vòng 10 ngày);

Chảy máu nặng đường tiêu hóa ( trong vòng 10 ngày);

Bị chấn thương kể cả hồi sức tim phổi ( trong vòng 10 ngày);

Tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu trên 180mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương trên 110mmHg;

Khả năng dễ bị huyết khối tim trái như hẹp van 2 lá có rung nhĩ;

Viêm nội tâm mạc bán cấp nhiễm khuẩn;

Rối loạn cầm máu bao gồm cả những rối loạn thứ phát do bệnh gan, bệnh thận nặng;

Phụ nữ mang thai;

Người trên 75 tuổi;

Bệnh mạch máu não;

Bệnh võng mạc xuất huyết do đái tháo đường;

Viêm tắc tĩnh mạch do nhiễm khuẩn hay tắc cầu nối động – tĩnh mạch tại nơi nhiễm khuẩn nặng.

Loạn nhịp tim trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp do hội chứng tái tưới máu.

Điều trị bằng streptokinase trong thời gian từ 5 ngày đến 12 tháng sau đợt điều trị trước bằng streptokinase hoặc anistreplase, hoặc sau nhiễm liên cầu khuẩn sẽ không đem lại hiệu quả do hiện tượng kháng streptokinase.

Tiêm tĩnh mạch streptokinase sẽ gây giảm đáng kể plasminogen và fibrinogen, đồng thời làm tăng thời gian thrombonin, thời gian cephalin-kaolin. Những chỉ số này thường trở về bình thường trong vòng 12- 24 giờ. Sự thay đổi trên cũng có thể xảy ra ở một số người bệnh tiêm streptokinase vào động mạch vành.

Nên đánh giá kết quả về thời gian cephalin – kaolin hoặc nồng độ fibrinogen, hematocrit và số lượng tiểu cầu trước khi bắt đầu điều trị làm tan huyết khối.

Nên ngưng heparin nếu đang điều trị; tới khi thời gian thrombin và thời gian cephalin – kaolin có giá trị nhỏ hơn giá trị chứng bình thường 2 lần, thì mới tiến hành điều trị làm tan huyết khối. Trong khi truyền thuốc, sự giảm nồng độ plasminogen và fibrinogen cũng như sự tăng nồng độ của sản phẩm giáng hóa của fibrin/fibrinogen (2 yếu tố kéo dài thời gian đông máu), chứng tỏ có hiện tượng làm tan huyết khối. Vì vậy, hiệu quả điều trị bằng phương pháp này có thể được chứng minh bằng cách đo thời gian thrombonin, thời gian cephalin – kaolin, thời gian prothrombin hay nồng độ fibrinogen khoảng 4 giờ sau khi dùng thuốc.

5. Thời kỳ mang thai:

Chưa có công trình nghiên cứu về streptokinase trên quá trình sinh sản của súc vật. Chưa thấy có nguy cơ trực tiếp hay gián tiếp quan trọng nào của thuốc trên bào thai. Chỉ sử dụng streptokinase khi thật cần thiết và dùng khi thai trên 18 tuần.

6. Thời kỳ cho con bú:

Chưa có dữ liệu về vấn đề này. Do bản chất của các chỉ định dùng thuốc và do nửa đời rất ngắn ( khoảng 23 phút đối với phức hợp streptokinase – plasminogen) cho nên có cơ hội dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú và tiềm năng tiếp xúc với thuốc của trẻ đang bú là rất ít.

7. Tác dụng không mong muốn:

Chảy máu hay rỉ máu từ những vết mổ hay kim chọc. Xuất huyết nhỏ có thể xảy ra, chủ yếu ở những vị trí bị tổn thương.

Xuất huyết: nội tạng nặng ở đường tiêu hóa ( kể cả xuất huyết gan), sinh dục, tiết niệu, sau màng bụng hoặc các vị trí trong não và đã dẫn đến tử vong.

Hạ huyết áp: đôi khi nặng, xảy ra trong khi truyền tĩnh mạch, không phải thứ phát sau xuất huyết hay sau phản ứng phản vệ chỉ mang tính tạm thời.

Loạn nhịp tim: Loạn nhịp nhĩ hoặc thất liên quan đến tưới máu trở lại. Loạn nhịp có liên đến tưới máu trở lại bao gồm nhịp riêng tâm thất tăng, phức bộ thất sớm; ít gặp hơn là rung thất, phức bộ nhĩ sớm, rung nhĩ, nhịp bộ nối nhịp nhanh thất và nhịp chậm xoang.

Tắc mạch do cholesterol: Mảng tím xanh hình lưới dưới da, tím đầu ngón chân, suy thận cấp,…

Dị ứng: đỏ mặt hay đỏ da, đau đầu, đau cơ, buồn nôn, phát ban ở da, mày đay hoặc ngứa, khó thở hoặc thở khò khè.

Các hiện tượng khác: Viêm tĩnh mạch gần chỗ tiêm truyền, phù phổi không do tim, bệnh đa rễ thần kinh, tăng transaminase, huyết thanh tạm thời.

8. Tương tác thuốc:

Các thuốc chống đông và kháng tiểu cầu: Dùng streptokinase kết hợp với các thuốc chống đông hoặc các chất ức chế tiểu cầu được chỉ định để phòng ngừa hiện tượng tắc nghẽn sau khi làm tan huyết khối ở động mạch vành. Tuy nhiên do phương pháp điều trị này chưa được chứng minh có lợi ích rõ rệt và có thể gây tăng nguy cơ biến chứng do xuất huyết, nên phải theo dõi cẩn thận.

Các thuốc có ảnh hưởng tới chức năng tiểu cầu: Trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp, người ta đã chứng minh aspirin có tác dụng làm giảm tỷ lệ nhồi máu lại và giảm cơn đột quy. Dùng kết hợp streptokinase với aspirin làm tăng chút ít nguy cơ bị xuất huyết nhỏ nhưng không tỏ ra làm tăng tỷ lệ xuất huyết lớn. Vì vậy nếu kết hợp điều trị streptokinase với aspirin hoặc các thuốc có ảnh hưởng tới chức năng của tiểu cầu (như dipyridamol) thì người bệnh phải được theo dõi cẩn thận để phát hiện xuất huyết.

Các thuốc chống tiêu sợi huyết: Tác dụng hoạt hóa plasminogen của streptokinase bị ức chế bởi các chất chống tiêu sợi huyết như acid aminocaproic. Các thuốc này được dùng để chống lại tác dụng làm tiêu fibrin của streptokinase.

9. Tương kỵ:

Streptokinase tương kỵ với dextran. Không cho thêm bất kỳ chất nào khác vào vật đựng dung dịch streptokinase hay cùng tiêm truyền vào một tĩnh mạch.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lương Ngọc Khánh Ngân

(Tài liệu tham khảo: Theo tờ hướng dẫn từ nhà sản xuất)


Picture17.png

17 Tháng Năm, 2023 Tin TứcTruyền Thông
Ảnh minh họa: nguồn Internet
 Hoạt chất Venlafaxin thường được dùng trong biệt dược Venlafaxine stella 37.5mg, thuộc nhóm hướng tâm thần với công dụng điều trị rối loạn tâm thần và phòng ngừa, điều trị các cơn trầm cảm, rối loạn lo âu.
1. Chỉ định:

Điều trị các cơn trầm cảm nặng ( rối loạn lo âu lan tỏa, lo âu xã hội và rối loạn hoảng sợ có hoặc không có chứng sơ khoảng trống.

Giúp ngăn ngừa tái phát và khởi phát giai đoạn trầm cảm nặng.

2. Liều lượng:

Liều khởi đầu khuyến cáo là 75mg/ lần/ ngày. Bệnh nhân không đáp ứng với liều khởi đầu 75mg/ngày có thể tăng liều lên đến tối đa 225mg/ngày. Việc tăng liều có thể được thực hiện cách quãng 2 tuần hoặc hơn.

Phòng ngừa tái phát các cơn trầm cảm nặng: Điều trị dài hạn có thể thích hợp để phòng ngừa tái phát các cơn trầm cảm nặng. Hầu hết các trường hợp thì liều khuyến cáo phòng ngừa tái phát các cơn trầm cảm nặng giống với liều điều trị.

Người cao tuổi: Cần thận trọng khi dùng, luôn dùng liều thấp nhất có hiệu quả và bệnh nhân phải được theo dõi cẩn thận khi tăng liều.

Bệnh nhân suy gan/ suy thận:

Điều chỉnh liều phù hợp theo mong muốn, nên thực hiện sau khi có đánh giá lâm sàng do các tác dụng không mong muốn tương quan đến liều lượng. Nên sử dụng liều thấp nhất có tác dụng.

3. Chống chỉ định:

Nguy cơ cao về loạn nhịp tim, tăng huyết áp không kiểm soát.

Trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi.

Phụ nữ có thai.

Phải ngưng Venlafaxine ít nhất 7 ngày trước khi bắt đầu điều trị với thuốc ức chế MAO không hồi phục.

Cần ngưng dùng các thuốc ức chế MAO không hồi phục ít nhất 14 ngày trước khi bắt đầu điều trị với Venlafaxine.

4. Thận trọng khi dùng thuốc trên các đối tượng bệnh nhân:

Bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim, hoặc nhịp tim nhanh. Cần theo dõi huyết áp thường xuyên khi điều trị.

Bệnh nhân suy gan, suy thận từ vừa đến nặng, điều chỉnh liều khi cần thiết.

Bệnh nhân có tiền sử động kinh; tiền sử rối loạn chảy máu; hưng cảm nhẹ hay hưng cảm.

Đặc biệt ở người cao tuổi có nguy cơ hoa mắt do hạ huyết áp thế đứng.

Bệnh nhân không dung nạp galactose hoặc thiếu men lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose do thuốc có chứa lactose.

5. Tương tác, tương kỵ của thuốc:

Không kết hợp dùng chung Venlafaxin với các thuốc ức chế Monoamin oxidase (IMAO) trong vòng 14 ngày khi ngừng thuốc IMAO. Đã có báo cáo những phản ứng có thể gặp khi kết hợp chung 2 loại thuốc này như: rung cơ, buồn nôn/nôn, đổ mồ hôi, đỏ bừng, hoa mắt, tăng thân nhiệt với đặc điểm giống như hội chứng an thần kinh ác tính, động kinh và tử vong.

Thận trọng khi dùng đồng thời Venlafaxin với các thuốc ức chế CYP3A4: Atazanavir, Indinavir, Clarithromycin, Itraconazol, Ritonavir, Voriconazol, Posaconazol, Ketoconazol, Nelfinavir, Saquinavir và Telithromycin có thể làm tăng nồng độ của Venlafaxin và O-desmethylvenlafaxine.

Lithi ( điều trị hội chứng serotonin) với Venlafaxin.

Cần thận trọng khi phải kết hợp thuốc Venlafaxin với các thuốc kích thích thần kinh trung ương khác.

6. Tác dụng phụ mong muốn:

Buồn nôn, đau đầu, mất ngủ, buồn ngủ, khô miệng, hoa mắt, suy giảm chức năng sinh dục.

Tăng huyết áp, tăng cholesterol huyết thanh.

Hành vi hung hăng xuất hiện khi điều trị với venlafaxine đặc biệt lúc khởi đầu và lúc ngừng điều trị. Ý định tự tử đã được báo cáo đặc biệt ở trẻ em.

Có thể hạ natri huyết do bài tiết hormone kháng lợi niệu không thích hợp liên quan đến việc sử dụng thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là người cao tuổi.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lương Ngọc Khánh Ngân

(Tài liệu tham khảo: Theo tờ hướng dẫn từ nhà sản xuất)


Picture18.png

Biệt dược : Floezy
Hoạt chất chính : Tamsulosin HCl
Hàm lượng : 0,4g
Dạng bào chế : viên nén phóng thích kéo dài
Ảnh minh họa: nguồn Internet
1.Dược lực

Cơ chế tác động của thuốc là liên kết chọn lọc và cạnh trang với các chất chủ vận. Quá trình này có tác dụng làm giãn cơ trơn tuyến tiền liệt và niệu đạo. Ngoài ra, Tamsulosin cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng bí tiểu do bàng quang không ổn định và hiệu quả này được duy trì nếu điều trị lâu dài.

2.Dược động học

Thuốc được hấp thu qua ruột, nồng độ đạt đỉnh trong huyết tương đạt sau 6 giờ. Thuốc chuyển hóa qua gan chậm, thải trừ chủ yếu qua thận.

3.Chỉ định

Điều trị hội chứng viêm đường tiết niệu dưới (LUTS) kết hợp với tăng sản lành tính ở tuyến tiền liệt (BPH)

4.Chống chỉ định
  • Quá mẫn với tamsulosin hydrochlorid, hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Tiền sử hạ huyết áp thể đứng
  • Suy gan nặng
5.Cách dùng- liều lượng

Cách dùng 

  • Uống nguyên viên, không được nghiền hoặc nhai (viên nén phóng thích kéo dài)
  • Thuốc có thể làm giảm huyết áp đột ngột, đẫn đến chóng mặthoặc ngất xỉu. Nguy cơ này cao hơn nếu đây là lần đầu tiên bắt đầu dùng thuốc Floezy, sau khi bác sĩ tăng liều hoặc nếu bạn bắt đầu lại liệu trình điều trị sau khi ngừng dùng thuốc. Trong những lúc này, tốt nhất nên ngồi hoặc nằm xuống để tránh những trường hợp có thể bị thương nếu ngất xỉu.
  • Nếu bạn có thể, hãy dùng thuốc Floezy vào buổi sáng, sau bữa ăn sáng hoặc bữa ăn chính đầu tiên trong ngày. Đây là thời điểm nồng độ thuốc cao nhất trong ngày và mang lại cho bạn nhiều lợi ích nhất.
  • Hãy sử dụng thuốc Floezy vào cùng một thời điểm mỗi ngày để hạn chế tình trạng quên thuốc.

Liều dùng 

  • 1 viên/ngày(tương đương 0.4mg)
  • Thức ăn không làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của tamsulosin
  • Không hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận
  • Không cần hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân suy giảm chức năng gan từ nhẹ đến trung bình.

Quên liều và cách xử trí

  • Nếu bạn quên liều và nhớ ra trong vòng 6 giờ, hãy dùng liều đã quên. Nếu đã quá 6 giờ, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo vào thời điểm thông thường như đã chỉ định.
  • Tuyệt đối không uống thêm liều để bổ sung vào liều đã quên.

Xử trí quá liều

  • Dùng quá liềucó thể dẫn đến giảm huyết áp và tăng nhịp tim. Bạn có thể cảm thấy lâng lâng, buồn ngủ và ngất xỉu.
  • Liên hệ trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ và điều trị, không được tự lái xe đến cơ sở y tế.
  • Mang theo thuốc Floezy hoặc tờ rơi bên trong cùng với bất kỳ loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng.
6. Những trường hợp có thể và không thể sử dụng thuốc
  • Người lớn (từ 18 tuổi trở lên) dùng được thuốc Floezy.
  • Mặc dù thuốc Floezy không dùng cho phụ nữ, không rõ thuốc Floezy có gây hại cho thai nhi hay không, nên báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc có ý định mang thai trong quá trình điều trị.
  • Không cho trẻ em dùng thuốc Floezy, trừ khi có lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.
  • Thuốc Floezy không thích hợp cho một số người. Để đảm bảo sử dụng thuốc Floezy an toàn, hãy nói với bác sĩ nếu bạn:
  • Tiền sử dị ứng với Tamsulosin hoặc bất kỳ loại thuốc tương tự nào khácnhư Alfuzosin (Uroxatral), Doxazosin (Cardura), Prazosin (Minipress), Silodosin (Rapaflo), hoặc Terazosin (Hytrin)
  • Hạ huyết áp thể đứng, một dạng huyết áp thấp có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng khi đứng lên.
  • Các bệnh liên quan đến gan, thận nghiêm trọng.
  • Bạn đang phẫu thuật mắt cho bệnh đục thủy tinh thểhoặc bệnh tăng nhãn áp
7. Tương tác
  • Sử dụng đồng thời với Furosemid có thể giảm nồng độ Tamsulosin
  • Thuốc điều trị rối loạn cương dương như Sildenafil, Tadalafilhoặc Vardenafil có thể gây tương tác
  • Các thuốc sử dụng cho các bệnh nhiễm trùng do nấm và thuốc kháng sinh như Ketonazole, Erythromycinvà Clarithromycin có thể làm giảm thải trừ của thuốc Floezy khỏi cơ thể.
  • Các loại thuốc khác có thể làm giảm huyết áp của bạn – bao gồm một số thuốc chống trầm cảm,Nitrat (trị đau ngực), Baclofen (thuốc giãn cơ), Levodopa (đối với bệnh Parkinson).
  • Bạn có thể dùng paracetamol và codein, thuốc chống viêm không steroid(NSAIDs) như Ibuprofen,… khi đang dùng Floezy.
  • Sử dụng đồng thời với các chất đối kháng thụ thể alpha-adrenergic có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp.
8. Phụ nữ có thai và cho con bú

Không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Tamsulosin chỉ sử dụng trên bệnh nhân nam.

9. Tác dụng không mong muốn (ADR)
  • Như tất cả các thuốc khác, việc sử dụng ngoài mang đến các tác dụng điều trị, những tác dụng không mong có thể xảy ra nhưng xảy ra một với một nhóm nhỏ người sử dụng.
  • Có thể xuất hiện các tình trạng: buồn ngủ, choáng váng, chóng mặt, chảy nước mũi, nghẹt mũi hoặc các vấn đề về xuất tinh. Hãy thông báo ngay cho bác sĩ điều trị hay dược sĩ của bạn nếu bất kỳ tác dụng nào kéo dài và trở nên tồi tệ hơn.
  • Hãy nhớ rằng thuốc Floezy là thuốc được kê đơn vì bác sĩ đã đánh giá rằng lợi ích thuốc mang lại lớn hơn nguy cơ tác dụng không mong muốn có thể xảy ra. Nhiều người sử dụng thuốc Floezy không xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Trường hợp gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng nào, chẳng hạn như ngất xỉu.Hãy thông báo cho bác sĩ ngay lập tức.
  • Trường hợp nam giới có thể bị đau hoặc cương cứng kéo dài từ 4 giờ trở lên hiếm xảy ra. Nếu có, hãy ngừng sử dụng thuốc Floezy và đến ngay cơ sở khám chữa bệnh để được điều trị sớm.
  • Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào của phản ứng dị ứng nghiêm trọng như phát ban, chóng mặt nghiêm trọng, khó thở, ngứa/ sưng (đặc biệt là cổ họng hoặc lưỡi hoặc mặt), hãy ngừng sử dụng thuốc Floezy và liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ, điều trị.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị

 Dược sĩ 

Đinh Khắc Thành Đô

(Nguồn: Drugbank.vn, Tờ HDSD của nhà sản xuất)


Bản Quyền © 2021 Bệnh Viện Lê Văn Thịnh - Thiết Kế và Phát Triển bởi Hân Gia Group