Acetazolamid-1024x569-1.webp

17 Tháng Mười Hai, 2023 Tin TứcTruyền Thông
Tên chung quốc tế: Acetazolamide.
Mã ATC: S01E C01.
Loại thuốc: Thuốc chống glôcôm/Thuốc chống động kinh/Thuốc lợi tiểu.
Dạng thuốc và hàm lượng
Thuốc tiêm acetazolamid natri 500 mg/5 ml;
Viên nén acetazolamid 125 mg, 250 mg.
Dược lý và cơ chế tác dụng

Acetazolamid là chất ức chế không cạnh tranh, có phục hồi enzym carbonic anhydrase. Ức chế enzym này làm giảm tạo thành ion hydrogen và bicarbonat từ carbon dioxyd và nước, làm giảm khả năng sẵn có những ion này dùng cho quá trình vận chuyển tích cực vào các dịch tiết. Acetazolamid làm hạ nhãn áp bằng cách làm giảm sản xuất thủy dịch tới 50 – 60%. Cơ chế chưa được hoàn toàn biết rõ nhưng có lẽ liên quan đến giảm nồng độ ion bicarbonat trong các dịch ở mắt.

Tác dụng trên mắt của acetazolamid độc lập với tác dụng lợi tiểu và vẫn được duy trì khi xuất hiện toan chuyển hóa.

Tác dụng điều trị động kinh về mặt lý thuyết được cho rằng do toan chuyển hóa mang lại. Tuy nhiên, tác dụng trực tiếp của acetazolamid lên enzym carbonic anhydrase trong não có thể dẫn đến làm tăng áp lực CO2, giảm dẫn truyền nơron thần kinh và cơ chế giải phóng adrenalin có thể có liên quan đến tác dụng này.

Trước đây acetazolamid được dùng làm thuốc lợi niệu do tăng cường thải trừ ion bicarbonat và các cation, chủ yếu là natri và kali. Tuy nhiên, tác dụng lợi tiểu yếu hơn các thiazid và khi sử dụng thuốc liên tục, hiệu lực bị giảm dần do toan chuyển hóa nên phần lớn đã được thay thế bằng các thuốc khác như thiazid hoặc furosemid.

Dược động học

Acetazolamid được hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa, đạt nồng độ đỉnh 12 – 27 microgam/ml trong máu sau khi uống liều 500 mg dạng viên nén.

Nửa đời trong huyết tương khoảng 3 – 6 giờ. Thuốc liên kết mạnh với enzym carbonic anhydrase và đạt nồng độ cao ở mô có chứa enzym này, đặc biệt trong hồng cầu, vỏ thận. Liên kết với protein huyết tương cao, khoảng 95%. Thuốc được tìm thấy trong thủy dịch của mắt và trong sữa mẹ. Thuốc đào thải qua thận dưới dạng không đổi. Sau khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch, 70 – 100% (trung bình 90 liều dùng được thải trừ qua nước tiểu trong vòng 24 giờ; sau khi uống viên nang giải phóng kéo dài, 47% thải trừ trong vòng 24 giờ.

Thời gian bắt đầu có tác dụng, thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương và khoảng thời gian có tác dụng làm giảm nhãn áp sau khi uống liều đơn acetazolamid như sau:

Dạng thuốc Thời gian bắt đầu có tác dụng (giờ) Thời gian đạt đỉnh (giờ) Khoảng thời gian có tác dụng (giờ)
Viên nén

Viên nang tác dụng

kéo dài

Tiêm bắp

Tiêm tĩnh mạch

1

2

Chưa biết

2 phút

1-4

3-6

Chưa biết

0,25

8 – 12

18 – 24

Chưa biết

4-5

Chỉ định Acetazolamid

Glôcôm góc mở (không sung huyết, đơn thuần mạn tính) điều trị ngắn ngày cùng các thuốc co đồng tử trước khi phẫu thuật; glôcôm góc đóng cấp (góc hẹp, tắc); glôcôm trẻ em hoặc glôcôm thứ phát do đục thủy tinh thể hoặc tiêu thể thủy tinh.

Kết hợp với các thuốc khác để điều trị động kinh cơn nhỏ chủ yếu với trẻ em và người trẻ tuổi.

Điều trị phù thứ cấp do suy tim sung huyết hoặc do dùng thuốc.

Phòng và làm thuyên giảm các triệu chứng (đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ, buồn nôn, lơ mơ) đi kèm với chứng say núi.

Chống chỉ định Acetazolamid

Nhiễm acid do thận, tăng clor máu vô căn.

Bệnh Addison.

Suy gan, suy thận nặng, xơ gan

Giảm kali huyết, giảm natri huyết, mất cân bằng điện giải khác.

Quá mẫn với các sulfonamid.

Điều trị dài ngày glôcôm góc đóng mạn tính hoặc sung huyết (vì acetazolamid có thể che lấp hiện tượng dính góc do giảm nhãn áp).

Thận trọng Acetazolamid

Bệnh tắc nghẽn phổi, tràn khí phổi. Người bệnh dễ bị nhiễm acid chuyển hóa, hoặc đái tháo đường.

Người cao tuổi.

Các công việc cần tỉnh táo về thần kinh như vận hành máy móc tàu xe có thể bị ảnh hưởng.

Bệnh nhân cần được khuyến cáo phải thông báo ngay cho bác sỹ khi có bất kỳ hiện tượng phát ban nào trên da khi đang dùng thuốc.

Theo dõi công thức máu và cân bằng điện giải khi dùng thuốc trong thời gian dài.

Thời kỳ mang thai

Thuốc lợi tiểu thiazid và dẫn chất có thể đi qua hàng rào nhau thai, gây rối loạn điện giải đối với thai nhi. Một vài trường hợp gây giảm tiểu cầu sơ sinh. Vì vậy, acetazolamid không được sử dụng cho người mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Vì acetazolamid bài tiết vào sữa mẹ và có thể gây phản ứng có hại cho trẻ, nên cân nhắc ngừng cho con bú trong thời gian mẹ dùng acetazolamid hoặc không dùng thuốc này trong thời gian cho con bú, tùy theo tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Tiêm bắp gây đau do pH kiềm của dung dịch tiêm, có thể gây thoát mạch, dẫn đến loét nặng phải xử lý bằng phẫu thuật để tránh khuyết tật da.

Thường gặp, ADR > 1/100

Toàn thân: Mệt mỏi, hoa mắt, chán ăn.

Tiêu hóa: Thay đổi vị giác.

Chuyển hóa: Nhiễm acid chuyển hóa.

Ít gặp, 1/100 > ADR >1/1000

Toàn thân: Sốt, ngứa.

Thần kinh: Dị cảm, trầm cảm.

Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn.

Chuyển hóa: Bài tiết acid uric trong nước tiểu giảm, bệnh gút có thể nặng lên; giảm kali máu tạm thời.

Tiết niệu – sinh dục: Đái ra tinh thể, sỏi thận, giảm tình dục.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Máu: Thiếu máu không tái tạo, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, loạn tạo máu.

Da: Ngoại ban, hoại tử biểu bì, hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens – Johnson, rậm lông.

Mắt: Cận thị.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Hầu hết các phản ứng có hại đều liên quan đến liều dùng và có thể giảm bằng cách giảm liều hoặc ngừng thuốc. Tác dụng không mong muốn hiếm gặp nhưng nguy hiểm, có thể gây chết do loạn tạo máu, đặc biệt là suy tủy thiếu máu không tái tạo. Khi điều trị dài ngày cần kiểm tra công thức máu.

Nhiễm acid chuyển hóa nặng thường gặp ở người già, người suy thận, người bị bệnh phổi tắc nghẽn hoặc tràn khí phổi. Cần kiểm tra cân bằng điện giải trước và trong điều trị. Điều trị nhiễm acid chuyển hóa bằng natri bicarbonat hoặc kali carbonat.

Khi tiêm bắp xảy ra thoát mạch, tiêm 1 – 2 ml dung dịch natri citrat 3,8% dưới da gần vùng bị thoát mạch để trung hòa tính kiềm.

Liều lượng và cách dùng Acetazolamid

Uống thuốc cùng thức ăn để giảm các kích ứng đường tiêu hóa, viên nén có thể được bẻ hoặc nghiền trong sirô sôcôla hoặc dâu để che dấu vị đắng của thuốc.

Bột pha tiêm được pha với ít nhất 5 ml nước cất pha tiêm để được dung dịch có nồng độ tối đa 100 mg/ml, tốc độ tiêm truyền tối đa 500 mg/phút. Chủ yếu tiêm tĩnh mạch vì tiêm bắp gây đau do pH kiềm.

Glôcôm góc mở:

Người lớn:

Lần đầu tiên uống 250 mg/lần, ngày uống từ 1 – 4 lần. Liều duy trì tùy theo đáp ứng của người bệnh, thường liều thấp hơn là đủ.

Khi không uống được, tiêm tương đương với liều uống được khuyến cáo.

Trẻ em:

Uống 8 – 30 mg/kg/ngày hoặc 300 – 900 mg/m2 diện tích bề mặt cơ thể/ngày, chia làm 3 lần.

Khi bị glôcôm cấp, tiêm tĩnh mạch 5 – 10 mg/kg mỗi 6 giờ.

Glôcôm thứ phát và trước phẫu thuật glôcôm góc đóng thứ phát ở người lớn

Uống hoặc tiêm tĩnh mạch 250 mg/lần, 4 giờ/lần.

Có thể dùng liệu pháp ngắn ngày 250 mg/lần, 2 lần/ngày.

Một số trường hợp glôcôm cấp, liều đơn khởi đầu 500 mg, sau đó duy trì bằng liều 125 – 250 mg/lần, 4 giờ/lần.

Co giật (động kinh):

Người lớn:

Uống hoặc tiêm tĩnh mạch 8 – 30 mg/kg/ngày chia làm nhiều lần, có thể tới 4 lần/ngày, liều tối ưu từ 375 mg đến 1000 mg/ngày, có thể thấp hơn ở một số bệnh nhân.

Khi acetazolamid dùng đồng thời với các thuốc chống động kinh khác, liều ban đầu 250 mg/ngày, sau đó tăng dần.

Trẻ em:

Giống liều người lớn. Tổng liều không vượt quá 750 mg.

Chú ý: Việc dùng thêm loại thuốc nào hoặc ngừng thuốc hoặc thay thế thuốc chống động kinh này bằng thuốc chống động kinh khác phải được thực hiện từ từ.

Phù thứ phát do suy tim sung huyết hoặc do thuốc:

Người lớn:

Liều khởi đầu thông thường: Uống hoặc tiêm tĩnh mạch 250 – 375 mg/ngày (5 mg/kg) vào buổi sáng.

Trẻ em:

Uống hoặc tiêm tĩnh mạch 5 mg/kg/ngày hoặc 150 mg/m2 diện tích bề mặt cơ thể vào buổi sáng.

Chú ý: Tăng liều không làm tăng tác dụng lợi tiểu mà làm tăng tác dụng phụ như mệt mỏi hoặc dị cảm.

Nếu ban đầu có đáp ứng giảm phù nhưng sau đó mất đáp ứng, cần ngừng thuốc 1 ngày để thận phục hồi. Nên dùng thuốc cách quãng (cách nhật hoặc dùng thuốc 2 ngày, nghỉ 1 ngày).

Chứng say núi

Uống 500 – 1 000 mg/ngày chia nhiều liều nhỏ, 24 – 48 giờ trước và trong quá trình leo núi. Khi đã đạt đến độ cao, sau 48 giờ, tiếp tục uống thuốc, có thể uống duy trì khi ở độ cao để kiểm soát triệu chứng.

Uống 125 mg trước khi đi ngủ để phòng rối loạn giấc ngủ do độ cao.

Liệt chu kỳ (do hạ kali trong bệnh Westphal)

Uống 250 mg/lần, 2 – 3 lần/ngày. Một số trường hợp có thể tăng đến 1 500 mg/ngày.

Với bệnh nhân suy thận (cả người lớn và trẻ em):

Clcr: 10 – 50 ml/phút: Dùng thuốc mỗi 12 giờ.

Clcr < 10 ml/phút: Tránh sử dụng.

Tương tác thuốc

Sử dụng đồng thời acetazolamid với các thuốc lợi tiểu, corticosteroid (glucocorticoid, mineralocorticoid), corticotrophin và amphotericin B làm tăng thải trừ kali, từ đó có thể gây hạ kali huyết nặng.

Tác dụng điều trị và/hoặc tác dụng không mong muốn của amphetamin, chất kháng tiết acetyl cholin, mecamylamin, quinidin, thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể tăng lên hoặc kéo dài khi sử dụng đồng thời với acetazolamid do acetazolamid gây kiềm hóa nước tiểu làm giảm thải trừ các thuốc trên. Ngược lại, nước tiểu kiềm làm tăng tốc độ thải trừ các acid yếu (phenobarbital và salicylat) làm hiệu quả các thuốc này giảm đi.

Methenamin và các hợp chất như methenamin hippurat và mandelat cần nước tiểu acid để có tác dụng nên có thể bị mất hoạt tính khi dùng cùng với acetazolamid.

Acetazolamid làm tăng thải trừ lithi nên cần theo dõi đáp ứng khi sử dụng phối hợp.

Toan chuyển hóa gây ra tăng tính thấm vào mô từ đó tăng độc tính salicylat còn salicylat lại làm giảm bài tiết acetazolamid nên độc tính quan sát được trên các bệnh nhân có thể từ acetazolamid hoặc từ salicylat hoặc cả hai.

Đáp ứng hạ đường huyết của insulin và các thuốc chống đái tháo đường dùng đường uống có thể bị giảm khi sử dụng đồng thời acetazolamid.

Các barbiturat, carbamazepin, phenytoin, pirimidon dùng cùng với acetazolamid có thể gây loãng xương.

Dùng đồng thời glycosid digitalis với acetazolamid làm tăng độc tính của digitalis do hạ kali huyết, có thể gây tử vong do loạn nhịp tim.

Độ ổn định và bảo quản

Bảo quản viên nén và bột acetazolamid natri tiệt trùng ở 15 – 30ºC.

Sau khi pha thành dung dịch, dung dịch thuốc tiêm vẫn ổn định trong vòng 3 ngày nếu bảo quản ở nhiệt độ 2 – 8ºC và ổn định trong 12 giờ nếu bảo quản ở nhiệt độ 15 – 30ºC. Tuy nhiên, vì thuốc không có chất bảo quản, nên phải sử dụng trong vòng 24 giờ.

Dung dịch acetazolamid natri trong glucose 5% và trong natri clorid 0,9% bền vững trong 5 ngày ở 25ºC, bị giảm hoạt lực dưới 7,2%. Ở 5ºC mức giảm hoạt lực dưới 6% sau khi bảo quản 44 ngày. pH của dung dịch giảm nhẹ có thể do sự tạo thành acid acetic khi acetazolamid bị phân hủy ở -10ºC, cả 2 dung dịch bị giảm hoạt lực dưới 3% sau khi bảo quản 44 ngày. Rã đông dưới vòi nước và trong lò vi sóng cho kết quả tương tự nhau.

Hỗn dịch uống chứa acetazolamid 25 mg/ml được pha từ viên nén với sự hỗ trợ của sorbitol 70% ổn định ít nhất 79 ngày ở 5ºC, 22ºC và 30ºC. Dung dịch tạo thành được khuyến cáo bảo quản trong lọ thủy tinh sẫm màu ở pH 4 – 5.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

DS. Trần Thị Diễm Trang

(Nguồn: Dược Thư 2018)


thuoc-albendazole-1.jpg

17 Tháng Mười Hai, 2023 Tin TứcTruyền Thông
Tên chung quốc tế: Albendazole.
Mã ATC: P02C A03.
Loại thuốc: Thuốc trị giun sán.
Dạng thuốc và hàm lượng:
  • Viên nén 200 mg, 400 mg.
  • Lọ 10 ml hỗn dịch 20 mg/ml (2%) và 40 mg/ml (4%).
Dược lý và cơ chế tác dụng

Dược lực học

Albendazol là một dẫn chất benzimidazol carbamat, có cấu trúc liên quan với thiabendazol và mebendazol. Thuốc được dùng để điều trị bệnh ấu trùng sán lợn do Cysticercus cellulosae ở nhu mô thần kinh và bệnh nang sán do ấu trùng sán chó Echinococcus granulosus gây ra. Các thuốc chống giun sán khác (thường là praziquantel hoặc nitazoxanid) được dùng để điều trị các sán dây trưởng thành.

Albendazol cũng có phổ tác dụng rộng trên các giun đường ruột như giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun móc (Ancylostoma duodenal và Necator americanus), giun tóc (Trichuris trichiura), giun lươn (Strongyloides stercoralis), giun kim (Enterobius vermicularis), giun Capillaria (Capillaria philippinensis) và giun xoắn (Trichinella spiralis). Albendazol cũng có tác dụng đối với thể ấu trùng di trú ở da.

Albendazol cũng có tác dụng điều trị bệnh sán lá gan (Clonorchis sinensis).

Albendazol còn có hiệu quả trong điều trị các bệnh do Giardia gây ra, có thể dùng một mình hoặc kết hợp với metronidazol để điều trị nhiễm Giardia duodenalis (còn gọi là G. lamblia hay G. intestinalis). Albendazol có hiệu quả tương tự metronidazol trong điều trị nhiễm Giardia ở trẻ em, mà lại ít tác dụng không mong muốn hơn.

Cơ chế tác dụng của albendazol chưa được biết đầy đủ. Thuốc có ái lực mạnh, đặc hiệu gắn vào â-tubulin (một loại protein tự do) trong tế bào của ký sinh trùng, qua đó ức chế sự trùng hợp thành các vi tiểu quản của bào tương là những bào quan cần thiết cho hoạt động bình thường của tế bào ký sinh trùng, đồng thời ức chế sự hấp thu glucose của ký sinh trùng ở các giai đoạn ấu trùng và trưởng thành, dẫn đến cạn kiệt glycogen, làm ký sinh trùng bất động và chết. Albendazol có tác dụng diệt ấu trùng của giun móc Necator americanus và diệt trứng giun đũa, giun móc, giun tóc.

Dược động học

Albendazol được hấp thu rất kém qua đường tiêu hóa, nhưng sự hấp thu sẽ tăng lên đáng kể khi dùng cùng thức ăn có chất béo. Thuốc được phân bố rộng khắp trong các dịch của cơ thể, vào dịch não tủy, nang sán, gan, huyết thanh, nước tiểu. Liên kết với protein huyết tương cao (70%). Chuyển hóa nhanh và mạnh qua gan bước một để tạo thành chất chuyển hóa có hoạt tính là albendazol sulfoxid, là chất có nồng độ đủ để phát hiện trong huyết tương. Albendazol cũng được chuyển hóa thành 6-hydroxy sulfoxid và sulfon, nhưng nồng độ không đủ để phát hiện trong huyết tương. Sau khi uống một liều duy nhất 400 mg albendazol, nồng độ đỉnh của chất chuyển hóa có hoạt tính là albendazol sulfoxid đạt được trong huyết tương khoảng 0,46 – 1,58 microgam/ml sau 2 đến 5 giờ, nửa đời thải trừ là 8 – 12 giờ.

Tương tự, nếu uống một liều là 15 mg/kg thì nồng độ đỉnh của albendazol sulfoxid trong huyết tương khoảng 0,45 – 2,96 microgam/ml sau 4 giờ, nửa đời thải trừ là 10 – 15 giờ.

Khoảng 1% được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng albendazol sulfoxid trong vòng 24 giờ, các chất chuyển hóa khác cũng được thải trừ qua thận. Một lượng không đáng kể chất chuyển hóa sulfoxid được thải trừ qua mật.

Chỉ định của Albendazole

Bệnh ấu trùng sán lợn (Taenia solium) ở hệ thần kinh (trong hoặc ngoài nhu mô thần kinh).

Bệnh nang sán chó (Echinococcus granulosus) ở gan, phổi và màng bụng trước khi phẫu thuật hoặc khi không thể phẫu thuật được.

Nhiễm một hoặc nhiều loại ký sinh trùng đường ruột như giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun móc (Ancylostoma duodenal và Necator americanus), giun tóc (Trichuris trichiura), giun lươn (Strongyloides stercoralis), giun kim (Enterobius vermicularis) và giun chỉ (Mansonella perstants, Wuchereria bancrofti, Loa loa).

Ấu trùng di trú ở da hoặc di trú nội tạng do Toxocara canis hoặc T. cati.

Bệnh do Giardia gây ra.

Bệnh sán lá gan (Clonorchis sinensis).

Chống chỉ định Albendazole

Có tiền sử quá mẫn cảm với các hợp chất loại benzimidazol hoặc các thành phần nào đó của thuốc.

Người mang thai.

Thận trọng khi dùng Albendazole

Trước khi điều trị bệnh ấu trùng sán lợn ở mô thần kinh, người bệnh cần phải được khám cẩn thận về mắt để loại trừ tổn thương võng mạc. Cần hết sức thận trọng khi dùng bất cứ một thuốc diệt ấu trùng sán lợn nào (albendazol), ngay cả khi đã dùng corticosteroid cũng có thể gây tổn thương không hồi phục khi điều trị các nang ở mắt hoặc tủy sống. Do đó, cần phải khám mắt để loại trừ nang ở võng mạc trước khi điều trị bệnh ấu trùng sán lợn thần kinh.

Albendazol chuyển hóa mạnh ở gan nên khi xơ gan, tốc độ thanh thải thuốc qua gan sẽ giảm, qua đó sẽ làm tăng tích lũy thuốc và tăng tác dụng không mong muốn của albendazol. Vì thế, cần thận trọng khi dùng albendazol cho những người có rối loạn chức năng gan.

Cần thận trọng theo dõi chức năng gan và đếm huyết cầu 2 lần trong mỗi chu trình điều trị. Khi điều trị liều cao và lâu dài trong bệnh ấu trùng sán lợn hoặc bệnh nang sán chó Echinococcus.

Phải loại trừ mang thai 1 tháng trước khi bắt đầu điều trị liều cao và dài ngày (bằng phương pháp tránh thai không dùng thuốc nội tiết trong và sau khi dùng thuốc 1 tháng)

Thời kỳ mang thai

Mặc dù chưa được nghiên cứu trên người song albendazol không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai do những thử nghiệm trên động vật thấy khả năng gây quái thai của albendazol.

Với những phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, nên dùng albendazol trong vòng 7 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Khi điều trị bằng albendazol, cần phải dùng các biện pháp tránh thai cần thiết trong và sau khi ngừng thuốc 1 tháng.

Thời kỳ cho con bú

Còn chưa biết thuốc tiết vào sữa ở mức nào. Do đó cần hết sức thận trọng khi dùng albendazol cho phụ nữ cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Khi điều trị thời gian ngắn (không quá 3 ngày) có thể thấy vài trường hợp bị khó chịu ở đường tiêu hóa (đau vùng thượng vị, ỉa chảy) và nhức đầu.

Trong điều trị bệnh nang sán chó Echinococcus hoặc bệnh ấu trùng sán lợn có tổn thương não (neurocysticercosis) là những trường hợp phải dùng liều cao và dài ngày, tác dụng có hại thường gặp nhiều hơn và nặng hơn.

Thông thường các tác dụng không mong muốn không nặng và hồi phục được mà không cần điều trị. Chỉ phải ngừng điều trị khi bị giảm bạch cầu (0,7%) hoặc có sự bất thường về gan (3,8% trong bệnh nang sán).

Thường gặp, ADR > 1/100

Toàn thân: Sốt.

Thần kinh trung ương: Nhức đầu, chóng mặt, tăng áp suất trong não.

Gan: Chức năng gan bất thường.

Dạ dày – ruột: Đau bụng, buồn nôn, nôn.

Da: Rụng tóc (phục hồi được).

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Toàn thân: Phản ứng dị ứng.

Máu: Giảm bạch cầu.

Da: Ban da, mày đay.

Thận: Suy thận cấp.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Máu: Giảm bạch cầu hạt, giảm huyết cầu nói chung, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Albendazol có thể gây giảm bạch cầu (dưới 1%) và phục hồi lại được. Hiếm gặp các phản ứng nặng hơn, kể cả giảm bạch cầu hạt, mất bạch cầu hạt, hoặc giảm các loại huyết cầu. Phải xét nghiệm công thức máu khi bắt đầu chu kỳ điều trị 28 ngày và 2 tuần một lần trong khi điều trị. Vẫn tiếp tục điều trị được bằng albendazol nếu lượng bạch cầu giảm ít và không giảm nặng thêm.

Albendazol có thể làm tăng enzym gan từ nhẹ đến mức vừa phải ở 16% người bệnh, nhưng lại trở về bình thường khi ngừng điều trị. Kiểm tra chức năng gan (các transaminase) phải được tiến hành trước khi bắt đầu mỗi chu kỳ điều trị và ít nhất 2 tuần một lần trong khi điều trị. Nếu enzym gan tăng nhiều, nên ngừng dùng albendazol. Sau đó lại có thể điều trị bằng albendazol khi enzym gan trở về mức trước điều trị, nhưng cần xét nghiệm nhiều lần hơn khi tái điều trị.

Người bệnh được điều trị bệnh ấu trùng sán lợn có tổn thương não, nên dùng thêm corticosteroid và thuốc chống co giật. Uống hoặc tiêm tĩnh mạch corticosteroid sẽ ngăn cản được những cơn tăng áp suất nội sọ trong tuần đầu tiên khi điều trị bệnh ấu trùng sán này.

Bệnh ấu trùng sán lợn có tổn thương não (neurocysticercosis), có thể có ảnh hưởng đến võng mạc tuy rất hiếm. Vì vậy, trước khi điều trị, nên xét nghiệm những tổn thương võng mạc của người bệnh. Ngay cả khi dùng cùng với corticosteroid, bất cứ thuốc nào diệt ấu trùng sán lợn dùng để điều trị nang ấu trùng ở mắt hoặc tủy sống cũng có thể gây ra tác hại không hồi phục nên trước khi điều trị, phải khám mắt để loại trừ nang trong mắt.

Liều lượng và cách dùng Albendazole

Cách dùng: Viên có thể nhai, nuốt hoặc nghiền và trộn với thức ăn. Không cần phải nhịn đói hoặc tẩy.

Liều lượng:

Bệnh ấu trùng sán lợn Cysticercus cellulosae ở mô thần kinh:

Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi, cân nặng ≥ 60 kg: 400 mg/lần, 2 lần/ngày uống cùng với thức ăn trong 8 – 30 ngày.

Đối với những người cân nặng dưới 60 kg: 15 mg/kg/ngày (không quá 800 mg/ngày), chia 2 lần, uống cùng thức ăn, trong 8 – 30 ngày.

Có thể nhắc lại nếu cần thiết.

Chưa có liều cho trẻ dưới 6 tuổi.

Bệnh nang sán chó Echinococcus: (điều trị xen kẽ với phẫu thuật):

Liều dùng như trên, nhưng một đợt điều trị kéo dài 28 ngày, nhắc lại sau 14 ngày nghỉ thuốc. Cứ thế điều trị 3 đợt liên tiếp.

Giun đũa, giun móc hoặc giun tóc, giun kim.

Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi: 400 mg uống 1 liều duy nhất trong 1 ngày. Có thể nhắc lại sau 3 tuần.

Trẻ em cho tới 2 tuổi: 200 mg 1 liều duy nhất uống trong 1 ngày. Có thể nhắc lại sau 3 tuần.

Giun lươn (Strongyloides)

Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi: 400 mg/lần/ngày, uống trong 3 ngày. Có thể nhắc lại sau 3 tuần.

Trẻ em cho tới 2 tuổi: 200 mg/lần/ngày, uống trong 3 ngày. Có thể nhắc lại sau 3 tuần.

Giun Capillaria:

Người lớn và trẻ em: 200 mg/lần, 2 lần/ngày trong 10 ngày.

Ấu trùng di trú ở da:

Người lớn: 400 mg/lần/ngày, uống trong 3 ngày. Có thể tăng lên 5 – 7 ngày mà không thêm tác dụng không mong muốn.

Trẻ em: 5 mg/kg/ngày, uống trong 3 ngày.

Bệnh do Giardia: 400 mg/lần/ngày, uống trong 5 ngày.

Bệnh sán lá gan do Clonorchis sinensis: trẻ em và người lớn: 10 mg/kg/ngày, uống trong 7 ngày.

Bệnh giun chỉ bạch huyết Wuchereria bancrofti, Brugia melafi), nhiễm giun chỉ tiềm ẩn (bệnh phổi nhiệt đới tăng bạch cầu ưa eosin): diethylcarbamazin là thuốc được lựa chọn để diệt giun chỉ cả ấu trùng lẫn trưởng thành. Ở các vùng có bệnh giun chỉ lưu hành, hàng năm cho 1 liều đơn albendazol 400 mg với diethylcarbamazin 6 mg/kg hoặc ivermectin (200 microgam/kg) có tác dụng ngăn chặn bệnh lây truyền. Điều trị như vậy tiếp tục ít nhất trong 5 năm.

Nhiễm Toxocara (ấu trùng di trú nội tạng): Người lớn hoặc trẻ em dùng liều như nhau 400 mg/lần, 2 lần/ngày trong 5 ngày.

Tương tác thuốc

Dexamethason: Nồng độ của chất có hoạt tính albendazol sulfoxid trong huyết tương tăng hơn khoảng 50% khi dùng phối hợp thêm dexamethason.

Praziquantel: Praziquantel (40 mg/kg) làm tăng nồng độ trung bình trong huyết tương và diện tích dưới đường cong của albendazol sulfoxid khoảng 50% so với dùng albendazol đơn độc (400 mg).

Cimetidin: Nồng độ albendazol sulfoxid trong mật và trong dịch nang sán tăng lên khoảng 2 lần ở người bị bệnh nang sán khi dùng phối hợp với cimetidin (10 mg/kg/ngày) so với dùng albendazol đơn độc (20 mg/kg/ngày).

Theophylin: Dược động học của theophylin không thay đổi sau khi uống 1 liều albendazol 400 mg.

Độ ổn định và bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ 20 – 30ºC. Tránh ánh sáng trực tiếp.

Quá liều và xử trí

Khi bị quá liều cần điều trị triệu chứng (rửa dạ dày, dùng than hoạt) và các biện pháp cấp cứu hồi sức chung.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

DS. Trần Thị Diễm Trang

( Nguồn: medigoaap)


REAMBERIN.png

17 Tháng Mười Hai, 2023 Tin TứcTruyền Thông
Thuốc Reamberin 400ml có thành phần chính chứa meglumin natri succinat (N-methyl glucamin succinat). Hiện nay, loại thuốc này được dùng để chống giảm oxy huyết và giải độc trong các trường hợp bị ngộ độc do các nguyên nhân khác nhau.
Ảnh minh họa: nguồn Internet.
Thông tin về thuốc:

Reamberin 400ml là thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch truyền 1,5%.

Quy cách đóng gói: Chai 500ml, trong đó có 400ml dung dịch trong suốt, không màu. Mỗi chai được đóng trong hộp carton, cùng với 1 tờ hướng dẫn sử dụng.

Thành phần của thuốc Reamberin 400ml.

– Hàm lượng Sodium Chloride: 2400mg.

– Hàm lượng Kali clorid: 120mg.

– Hàm lượng Magnesium chloride: 48mg.

– Hàm lượng Natri hydroxide: 710mg.

– Nước cất pha tiêm: 400ml.

– Natri succinat.

Công dụng:

Thuốc Reamberin 400ml có tác dụng kích hoạt các enzyme trong cơ thể tham gia vào chu trình Krebs của tế bào. Nhờ đó nâng cao hiệu quả sử dụng Glucose và acid béo, góp phần giúp cân bằng kiềm toan máu và các thành phần khí trong máu để từ đó giải độc, chống lại sự suy giảm của các gốc tự do, chống oxy máu và phục hồi các chức năng tế bào. Ngoài ra, thuốc Reamberin 400ml còn có tác dụng lợi tiểu (nhẹ).

Chỉ định:

Hiện nay, thuốc Reamberin 400ml được chỉ định điều trị trong trường hợp:

– Những người bị suy giảm lượng oxy trong máu.

– Những người bị các bệnh gây viêm, làm ảnh hưởng đến quá trình hiếu khí trong các tế bào và giảm sản xuất các gốc tự do.

– Những người bị nhiễm độc cấp do nguyên nhân như: Lạm dụng rượu bia, hít khí độc,ngộ độc thực phẩm. …

Chống chỉ định: 

Thuốc Reamberin 400ml chống chỉ định trong trường hợp.

– Bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

– Người bị rối loạn chức năng thện do thuốc lợi niệu.

– Người bị chấn thương sọ não,phù não.

– Phụ nữ đang có thai và trẻ em dưới 1 tuổi.

Liều lượng và cách dùng:

– Thuốc Reamberin 400ml được dùng theo đường truyền tĩnh mạch

Liều dùng

– Đối với người lớn: Thuốc Reamberin 400ml được truyền tĩnh mạch, nhỏ giọt với tốc độ không quá 90 giọt/phút. Liều trong ngày dao động trong khoảng từ 400 – 800 ml. Tốc độ truyền và liều dùng thuốc sẽ căn cứ vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

– Đối với trẻ em trên 1 tuổi: Truyền Reamberin 400ml theo đường tĩnh mạch, truyền nhỏ giọt, tốc độ khoảng 3 – 4 ml/phút. Với liều từ 6 – 10 ml/kg cân nặng/ngày (không quá 400 ml).

Hiện vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào bị quá liều do dùng thuốc Reamberin. Tuy nhiên, nếu không may xảy ra tình trạng này thì người bệnh cần ngừng sử dụng thuốc và liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Tác dụng phụ: 

Trong quá trình sử dụng thuốc Reamberin 400ml, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:

– Bích ứng tại vị trí truyền thuốc, phù, viêm tĩnh mạch (hiếm gặp).

– Bị dị ứng.

– Phát ban hoặc ngứa.

– Khó thở hoặc ho khan.

– Bị nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp.

– Bị huyết áp thấp/ cao, nóng bừng hoặc ban đỏ.

– Bị nôn, đau bụng,buồn nôn, đắng miệng hoặc tiêu chảy.

– Bị chóng mặt, động kinh, đau đầu, run, kích thích, dị cảm hoặc lo âu.

Trong trường hợp xuất hiện các tác dụng phụ của thuốc Reamberin 400ml thì cần giảm tốc độ truyền và thông báo ngay cho bác sĩ.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Theo hướng dẫn sử dụng thuốc của Nhà sản Xuất)


vilanta-1200x1079.png

17 Tháng Mười Hai, 2023 Chưa phân loạiTin TứcTruyền Thông
Thành phần:Cho một gói 10g hỗn dịch uống
Nhôm hydroxyd gel 13% tương đương……………………0,4g nhôm oxyd.
Magnesi hydroxyd paste 30% tương đương…0,8004g magnesi hydroxyd
Simethicon nhũ dịch 30% tương đương………………….0,08g simethicon
Tá dược vừa đủ 1 gói……………………………………….10g( Tá dược gồm: kali sorbat,sorbitol dung dịch 70%,natri carboxymethycellulose,natri saccharin,bột hương vị âu,nước tinh khiết).
Ảnh minh họa: nguồn Internet.
Chỉ định:

Làm dịu các triệu chứng do tăng tiết acid dạ dạ(chứng ợ nóng,ợ chua,đầy bụng và khó tiêu do tăng acid dạ dày).Điều trị triệu chứng tăng acid dạ dày do loét dạ dày,tá tràng.Phòng và điều trị triệu chứng loét và chảy máu dạ dày do stress.Điều trị triệu chứng trào ngược dạ dày,thưc quản.

Cách dùng và liều dùng:

Dùng nguyên chất hoặc pha loãng với nước.Nên uống thuốc sau bữa ăn từ 1 đến 3 giờ và vào lúc đi ngủ để kéo dài tác dụng trung hòa.Nếu cần có thể uống thuốc khi cảm thấy khó chịu ở dạ dày.Để điều trị chứng rối loạn tiêu hóa,khó tiêu không nên dùng thuốc quá 2 tuần trừ khi có lời khuyên hoặc giám sát của thầy thuốc.Để điều trị loét dạ dày,tá tràng cần uống thuốc liên tục ít nhất 4 – 6 tuần sau khi hết triệu chứng.Ở người bệnh bị trào ngươc dạ dày,thực quản,chảy máu dạ dày hoặc loét do stress,thuốc được dùng mỗi 1giờ/lần và điều chỉnh liều thuốc để duy trì pH dạ dày bằng 3,5.

Người lớn uống 1đến 2 gói/4 lần trong ngày.

Trẻ em uống 1/2 liều người lơn.Hoặc theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Chống chỉ định:

Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.Giảm phosphat máu.Trẻ em nguy cơ nhiễm độc nhôm và tăng magnesi huyết,đặc biệt ở trẻ mất nước hoặc bị suy thận .Suy chức năng thận nặng(nguy cơ tăng magnesi huyết).Không dùng thuốc cho trẻ nhỏ tuổi vì nguy cơ nhiễm độc nhôm,đặc biệt ở trẻ mất nước hoặc bị suy thận.Tránh dùng các loại thức uống có gas khi uống thuốc.

Thận trọng khi dùng thuốc:

Thận trọng với bệnh nhân suy tim sung huyết,suy thận,phù,xơ gan và chế độ ăn ít natri và với người mới bị chảy máu đường tiêu hóa.

Phụ nữ mang thai và cho con bú:

Thuốc được coi là an toàn nhưng nên tránh dùng liều cao và kéo dài.Mặc dầu thuốc được bài tiết qua sữa mẹ nhưng nồng độ không đủ gây tác hại đến trẻ bú sữa mẹ.

Người cao tuổi:

Người cao tuổi thường suy thận nên cẩn trọng khi dùng thuốc.

Người vận hành máy móc và lái tàu xe:

Thuốc dùng được cho người vận hành máy móc hay tàu xe.

Tương tác thuốc:

Tất cả các thuốc kháng acid đều làm tăng hoặc giảm tốc độ hấp thu các thuốc khác khi dùng phối hợp.

– Các thuốc bị giảm tác dụng:Tetracylin,digoxin,indomethacin,muối sắt,isoniazid,allopurinol,benzodiazepin,corticosteroid,penicilamin, phenothiazin,ranitidin,ketoconazol,itraconazol,naproxen

– Các thuốc tăng tác dụng: Amphetamin,quinidin.

Tác dụng không mong muốn:

– Thường gặp miệng đắng chát,buồn nôn,nôn,phân trắng.

– Ít gặp cứng bụng,giảm phosphat máu.

– Hiếm gặp:Ngộ độc nhôm và nhuyễn xương có thể xảy ra ở người bệnh có hội chứng urê máu cao.

Cách xử trí:

Có thể dùng kèm thuốc chống nôn nếu bị nôn hay ôn.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Theo tờ hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất)


KETOSTERIL.png

17 Tháng Mười Hai, 2023 Chưa phân loạiTin TứcTruyền Thông
Thuốc Ketosteril là một loại thuốc được sử dụng cho người bị rối loạn chuyển hóa protein khi bị bệnh suy thận mạn. Loại thuốc này cũng được sử dụng trong điều trị cho các trường hợp suy dinh dưỡng hay bị thiếu đạm do ăn uống.
Thuốc Ketosteril

Thuốc ketosteril là thuốc điều hòa chuyển hóa protein trong cơ thể, giúp hạn chế sự tiến triển của bệnh suy thận đến giai đoạn cuối. Thuốc cũng giúp phòng ngừa các nguyên nhân gây suy thận mạn.

Thành phần của thuốc ketosteril gồm có:

Isoleucine 67mg.Phenylalanine 68mg.Leucine 101mg.Valine 86mg.L-lysine 105mg.Methionine 59mg.L-tryptophan 23mg.L-threonine 53mg.L-tyrosine 30mg.L-histidine 38mg.Nitrogen 36mg.

Ảnh minh họa: nguồn Internet.

Ketosteril thuốc được sử dụng trong phòng ngừa các nguyên nhân gây suy thận mạn

Công dụng:

Thuốc ketosteril dùng để dự phòng và bảo tồn cho bệnh nhân bị suy thận mãn có độ lọc cầu thận từ 5-15 ml/phút. Thuốc được sử dụng kết hợp với chế độ ăn hạn chế protein (lượng protein 40g mỗi ngày ở người lớn hoặc ít hơn)

Thuốc giúp giảm các triệu chứng do tình trạng tăng ure huyết, giảm protein niệu, ngăn ngừa sự giáng hóa protein của cơ thể, điều chỉnh các rối loạn chuyển hóa calci-phosphat,cường cận giáp và loãng xương do thận, giúp cải thiện rối loạn chuyển hóa carbohydrate, chuyển hóa lipid, cải thiện rối loạn nội tiết.

Thuốc Ketosteril cho phép cơ thể tiếp nhận các axit amin thiết yếu trong khi giảm thiểu lượng nitơ-nitơ. Sau khi hấp thụ vào cơ thể, các chất tương tự keto- và hydroxy sẽ được chuyển hóa thành các axit amin thiết yếu bằng cách lấy nitơ từ các axit amin không thiết yếu, nhờ vậy làm giảm sự hình thành urê bằng cách sử dụng lại nhóm amin.

Chính vì vậy, sự tích lũy độc tố uraemia giảm. Các axit keto và hydroxy không gây ra quá trình siêu lọc ở các nephron còn lại. Thuốc Ketosteril có chứa chất bổ sung phát huy tác dụng tích cực đối với quá trình tăng phosphat máu thận và cường cận giáp thứ phát.

Hơn nữa, tình trạng loạn dưỡng xương do thận có thể được cải thiện khi sử dụng Ketosteril. Việc sử dụng thuốc Ketosteril kết hợp với chê độ ăn kiêng protein rất thấp sẽ làm giảm lượng nitơ để ngăn ngừa hậu quả nghiêm trọng của việc bổ sung protein ở bệnh nhân suy thận.

Cách sử dụng thuốc Ketosteril:

– Sử dụng thuốc Ketosteril theo chỉ định của bác sỹ. Không được tự ý tăng, giảm liều hoặc kéo dài thời gian sử dụng thuốc Ketosteril so với chỉ định.

– Uống thuốc Ketosteril cùng với thức ăn, không được nhai thuốc.

– Trong quá trình sử dụng thuốc Ketosteril cần theo dõi lượng protein đưa vào cơ thể. Trước khi chạy thận, lượng protein đưa vào cơ thể không được quá 40g/ngày đối với người lớn; đối với trẻ từ 3-10 tuổi: 1,4-0,8g/kg; đối với trẻ em từ 10 tuổi trở lên: 1-0,6g/kg.. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ trong quá trình lọc máu.

– Ketosteril thuốc cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ

Tác dụng phụ và chống chỉ định:

Thuốc ketosteril có thể gây tác dụng phụ tăng calci máu. Thuốc ketosteril chống chỉ định với trường hợp quá mẫn với các thành phần của thuốc; người bị tăng Ca máu, rối loạn chuyển hóa acid amin.

Thận trọng khi sử dụng thuốc ketosteril trong các trường hợp:

– Thận trọng khi dùng thuốc ketosteril cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.

– Đang điều trị bằng các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng khác.

– Đối với người cao tuổi và trẻ em.

– Người có tiền sử mắc phenylketone niệu di truyền.

Tương tác thuốc:

Dùng thuốc Ketosteril cùng với các thuốc khác chứa calci có thể làm tăng lượng calci trong huyết thanh quá mức. Vì thuốc Ketosteril cải thiện được các triệu chứng tăng urê máu, cần giảm dùng hydroxit nhôm. Cần chú ý đề phòng tình trạng giảm phosphat trong huyết thanh.

Để phòng ngừa tương tác thuốc, bạn cần tránh sử dụng Ketosteril cùng với các thuốc làm giảm độ hòa tan của calci (như tetracyclin).

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Theo tờ hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất)


POTRIOLAC-1200x900.png

17 Tháng Mười Hai, 2023 Chưa phân loạiTin TứcTruyền Thông
Thuốc Potriolac có thành phần chính là Calcipotriol và Betamethasone. Thuốc có chứa các thành phần dùng để điều trị các bệnh da liễu và được chỉ định trong các trường hợp để điều trị các bệnh ngoài da, đặc biệt là điều trị bệnh vảy nến ở những mức độ khác nhau.
Ảnh minh họa: nguồn Internet.

Thuốc Potriolac có thành phần chính là Calcipotriol và  Betamethasone. Thuốc có chứa các thành phần dùng để điều trị các bệnh da liễu và được chỉ định trong các trường hợp để điều trị các bệnh ngoài da, đặc biệt là điều trị bệnh vảy nến ở những mức độ khác nhau.

Bệnh vảy nến là bệnh da liễu với đặc trưng là sự xuất hiện trên da những chấm đỏ, mẩn đỏ sau đó khiến da dày hơn. Vị trí bị bệnh vảy nến có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể: da đầu, da chân, da đùi … Nguyên nhân dẫn đến bệnh vảy nến chủ yếu là do tế bào da phát triển, tăng sinh một cách quá mức so với mức bình thường. Khi đã xác định được nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến đã nêu ở trên, để điều trị bệnh vảy nến cần ức chế sự phát triển quá mức của tế bào da.

Tác dụng:

Thuốc Potriolac có công dụng trong điều trị các bệnh lý cụ thể là điều trị các bệnh ngoài da, đặc biệt là bệnh vảy nến mảng. Mọi đối tượng đều có thể sử dụng và sử dụng trên bất cứ vùng da nào bị tổn thương do bệnh vảy nến. Áp dụng điều trị bệnh ở từ mức độ nhẹ và vừa.

Bệnh vảy nến sinh ra do tế bào da tăng sinh quá nhanh, gây ra đỏ da, tạo vảy, dày da. Thuốc Potriolac chứa các hoạt chất calcipotriol và betamethason. Hoạt chất Calcipotriol giúp cho tế bào trở về tăng trưởng bình thường, còn Betamethason làm giảm quá trình viêm.

Cách dùng và liều dùng:

Cách dùng thuốc cho vùng da đầu bị bệnh vảy nén như sau:

– Dùng lược chải tóc cho loại bỏ các vảy nến, có thể chải rẽ ngôi. Lắc nhẹ nhàng tuýp thuốc và mở nắp.

– Bóp thuốc Potriolac vào đầu ngón tay và nên nghiêng đầu trước khi thoa thuốc để tránh thuốc chảy vào da mặt, mắt, miệng.

– Thoa nhẹ gel thuốc Potriolac vào vùng bị vảy nến. Sau đó dùng đầu ngón tay day nhẹ. Rửa tay cẩn thận ngay sau khi dùng thuốc. Tránh để thuốc lan sang vùng da khác như mặt, mắt, miệng

– Nếu thuốc Potriolac dính vào mắt, rửa mắt ngay lại bằng nước sạch và khám bác sĩ.

– Nếu sơ ý bôi thuốc vào vùng da không bị vảy nến thì bạn cần phải lau sạch sớm có thể.

– Không được băng hay bó vùng da bôi thuốc đề tránh thuốc hấp thu vào máu.

– Để thuốc Potriolac phát huy hiệu quả, không nên gội đầu ngay sau khi bôi thuốc mà để thuốc ở vị trí bôi vài giờ hoặc qua đêm, hoặc để cả ngày.

– Nguyên nhân do tóc khô, chà nhẹ chút nước gội đầu vào vùng bôi thuốc. Sau đó để 1 đến 2 phút rồi gội đầu như bình thường.

Liều dùng:

– Theo sự khuyến cáo của các bác sĩ điều trị không nên dùng quá 100g/tuần. Số lần dùng không quá 2 lần/ngày.

– Kết quả của một công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng Calcipotriol có hiệu quả và an toàn ở trẻ em khi sử dụng liều dùng là 50g mỗi tuần trên mỗi m2 diện tích bề mặt cơ thể.

– Không có khuyến nghị dùng thuốc cho trẻ em dưới 18 tuổi.

– Thời gian dùng thuốc là 4 tuần áp dụng cho điều trị vảy nến da đầu, 8 tuần đối với bệnh vảy nến không phải ở vùng da đầu.

– Bác sĩ điều trị sẽ quyết định các giai đoạn điều trị khác nhau.

Trường hợp quá:

– Trong trường hợp quên liều: Khi quên liều, cần sử dụng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên trong trường hợp thời điểm dùng quá gần với lần dùng kế tiếp thì có thể bỏ qua liều đã quên. Khi đó, bạn vẫn không được sử dụng với liều với lượng gấp đôi để hạn chế tác dụng không mong muốn.

– Trong trường hợp quá liều thuốc: Dược chất Calcipotriol bôi ngoài da có thể hấp thu toàn thân. Sử dụng với lượng lớn có thể gây tăng Calci trong máu, cần ngừng điều trị cho đến khi chỉ số Calci trở lại bình thường. Một liều đơn Corticosteroid quá liều có thể sẽ không gây triệu chứng cấp. Tác dụng do tăng Corticosteroid chỉ xuất hiện sớm nếu sử dụng liều cao nhiều lần. Trong trường hợp quá liều cấp tính, cần theo dõi cân bằng Natri và Kali. Trong trường hợp nhiễm độc mãn tính, cần ngừng thuốc từ từ và điều trị mất cân bằng điện giải. Sử dụng quá liều sẽ gây tác dụng toàn thân, làm thay đổi nồng độ canxi trong máu. Cần theo dõi chỉ số này và dừng thuốc cho đến khi liều trở về bình thường thì mới tiếp tục dừng thuốc. Nếu betamethason ảnh hưởng đến chức năng thận ở thể cấp tính thì có thể theo dõi nồng độ điện giải trong máu và huyết thanh.Trường hợp gây nhiễm độc mạn, nên dùng thuốc từ từ và điều trị triệu chứng kèm theo.

Tác dụng không mong muốn:

Bên cạnh các tác dụng điều trị bệnh của thuốc, trong quá trình điều trị bằng thuốc Potriolac cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như:

– Kích ứng tại vùng da sử dụng: mẩn đỏ, nóng rát, ngứa ngáy, khô da.

– Một nghiên cứu cho rằng: Ở liều điều trị, tác dụng ngoài ý chỉ dừng lại ở hiện tượng kích ứng, tổn thương trên da và quanh vùng da bôi thuốc. Thời gian xảy ra các tác dụng không mong muốn này kéo dài trong khoảng 20 phút.

– Khi sử dụng dược chất Calcipotriol đối với những người đang điều trị bằng đèn chiếu tia UVB, có thể quan sát thấy hiện tượng tăng nhạy cảm với ánh sáng.

– Rối loạn nồng độ canxi trong máu dẫn đến tăng canxi niệu.

– Rối loạn thần kinh: đau nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, chân tay bủn rủn, sốt cao, khó thở, cơ thể suy yếu, mất phương hướng.

Ngoài ra, tác dụng phụ có thể làm nghiêm trọng thêm tình trạng bệnh vảy nến, vảy nến bộc phát.

Một số tác dụng phụ ít gặp hơn, cụ thể như sau:

– Có thể xảy ra hiện tượng teo da, viêm lỗ chân lông.

– Gây ra tình trạng tăng sắc tố mô.

– Dược chất Betamethasone có trong thành phần của thuốc Potriolac là corticosteroid, ảnh hưởng đến chức năng thận.

Trên đây không phải bao gồm đầy đủ tất cả những tác dụng ngoài ý muốn có thể gặp của thuốc, bạn cũng có nguy cơ gặp những tác dụng phụ khác. Bạn cần chú ý chủ động thông báo cho bác sĩ điều trị để được tư vấn y tế về tác dụng bất lợi trong thời gian sử dụng thuốc Potriolac.

Tương tác của thuốc:

Tương tác của thuốc Potriolac có thể xảy ra trong quá trình sử dụng như sau:

– Thuốc Potriolac có thể xảy ra một số tương tác với các thuốc, thực phẩm và các sản phẩm chức năng khác gây ra các phản ứng bất thường. Kết quả của sự tương tác này đó làm gia tăng hoặc suy giảm tác dụng, tăng độc tính của thuốc Potriolac hoặc cũng có thể làm giảm hoặc tăng độc tính của các sản phẩm dùng cùng. Do đó trước khi sử dụng kết hợp thuốc Potriolac với bất kỳ sản phẩm nào khác cần báo ngay cho người kê đơn thuốc hoặc các bác sĩ để được tư vấn.

– Người bệnh vảy nến cần điều trị bằng cách chiếu ánh sáng tử ngoại, để hạn chế làm giảm tác dụng của tia tử ngoại hoặc nên dùng thuốc trước hoặc sau khi chiếu 2 giờ.

– Tương tác của thuốc Potriolac có thể làm thay đổi khả năng hoạt động hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Bạn cần chú ý chủ động liệt kê cho bác sĩ điều trị hoặc các nhân viên y tế thông tin về những loại sản phẩm thảo dược hoặc sản phẩm thực phẩm chăm sóc sức khỏe, các loại thuốc kê đơn hay thuốc không kê đơn mà bạn đang dùng để hạn chế tối đa những tương tác thuốc có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe của người sử dụng thuốc.

– Tương tác của thuốc Potriolac với thực phẩm, đồ uống: Khi sử dụng loại thuốc này với các loại thực phẩm hoặc thức uống có chứa cồn như rượu, bia hay thuốc lá… Nguyên nhân là do thành phần của những loại thực phẩm, đồ uống cũng có chứa những loại hoạt chất khác nên có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng đối kháng hoặc tác dụng hiệp đồng với loại thuốc này. Bạn cần chủ động đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Potriolac hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về cách sử dụng loại thuốc Potriolac đồng thời cùng các loại thức ăn, thức uống có chứa cồn hay hút thuốc lá.

Lưu ý:
Chống chỉ định:

Không sử dụng thuốc Potriolac trong các trường hợp cụ thể như sau:

– Người bệnh có nồng độ calci trong máu ở mức cao hay có tiền sử đang bị rối loạn chuyển hóa canxi. Nguyên nhân là do trong thành phần của thuốc Potriolac có Calcipotriol gây rối loạn chuyển hóa canxi.

– Bà mẹ mang thai và phụ nữ đang trong thời gian cho con bú.

– Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

– Những người có khả năng bị các phản ứng dị ứng với hoạt chất Calcipotriol, hoạt chất Betamethason hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

– Người bệnh có hay các phản ứng bất thường bị nhiễm độc Vitamin D.

Đây là chống chỉ định tuyệt đối, có nghĩa là dù trong bất kỳ trường hợp nào thì những chống chỉ định này cũng không thể linh động trong việc điều trị hay sử dụng với loại thuốc này. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh, điều cần làm là chú ý tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều dùng, cách dùng.

Chú ý đề phòng khi sử dụng:

-Tránh bôi thuốc Potriolac lên những vùng da nhạy cảm, như mắt mũi, miệng và cần nhanh chóng rửa sạch nếu thuốc tiếp xúc với các vùng da kể trên.

– Đây là thuốc dùng ngoài da, do đó tránh sử dụng hay để thuốc tiếp xúc qua đường miệng.

– Không nên bôi thuốc Potriolac với diện tích quá rộng so với diện tích da cần điều trị hoặc băng kín vết thương sau khi bôi thuốc, thuốc được hấp thu nhiều gây tác dụng toàn thân.

– Thuốc Potriolac có thể gây rối loạn nồng độ canxi trong máu, vì vậy hãy theo dõi thường xuyên nồng độ canxi máu.

– Khi xuất hiện với phản ứng dị ứng nhẹ, tránh gãi hay làm xầy xước. Nếu tình trạng kích ứng kéo dài, nổi mẩn đỏ thì cần ngừng sử dụng thuốc.

– Tránh dùng thuốc Potriolac cho trên 30% diện tích da cơ thể hoặc dùng trên 15 g thuốc mỗi ngày.

– Tránh băng hay bó vùng da đã bôi thuốc vì khi băng bó sẽ làm tăng hấp thu Corticosteroid vào cơ thể.

– Tránh dùng thuốc cho vùng da rộng bị tổn thương, màng niêm mạc, hay các nép gáp da (như bẹn, nách, dưới vú) nguyên nhân là làm tăng hấp thu steroid.

– Tránh bôi thuốc Potriolac vào mặt hoặc cơ quan sinh dục nguyên nhân là do các cơ quan này nhạy cảm với các thuốc Corticosteroid.

– Tránh tắm nắng quá nhiều hay chiếu quá nhiều các dạng ánh sáng khác nhau.

– Hạn chế sử dụng thuốc Potriolac cho vùng da có nguy cơ bị nhiễm khuẩn

– Hạn chế sử dụng thuốc Potriolac vào vùng da bôi thuốc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá nhiều.

– Lưu ý cho mà mẹ mang thai và phụ nữ con bú: Thuốc Potriolac được sử dụng bằng cách bôi ngoài da nên vẫn có thể sử dụng cho các đối tượng này, tuy nhiên bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc kỹ trước khi dùng thuốc giữa lợi ích khi dùng và tác dụng không mong muốn mà nó đem lại.

Bảo quản ở những nơi khô ráo, trong đồ bao gói kín, tránh ẩm và tránh ánh sáng trực tiếp. Bên cạnh đó, cần phải bảo quản thuốc Potriolac tránh xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi trong gia đình. Tuyệt đối không sử dụng thuốc Potriolac khi đã hết hạn sử dụng, chảy nước, méo mó, hay có dấu hiệu bị biến đối chất. Tham khảo ý kiến từ các công ty xử lý môi trường để biết cách thức tiêu hủy thuốc. Tuyệt đối không được vứt hoặc xả thuốc thẳng xuống bồn cầu hoặc hệ thống đường ống dẫn nước.

Thuốc Potriolac có thành phần dược chất chính là Calcipotriol và Betamethasone. Đây là thuốc thuộc nhóm điều trị bệnh lý da liễu, cụ thể là bệnh vảy nến. Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình điều trị và hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Theo tờ hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất)


TIOTROPIUM.png

17 Tháng Mười Hai, 2023 Tin TứcTruyền Thông
Dạng bào chế – biệt dược:

Bình xịt định liều: Spiriva respimate 2,5 microgam/nhát xịt × 60 nhát xịt.

 

Ảnh minh họa: nguồn Internet.
Nhóm thuốc – Tác dụng:

Thuốc kháng cholinergic, tác dụng trên đường hô hấp.

Chỉ định:

Điều trị duy trì cho người bệnh COPD, phối hợp điều trị duy trì hen phế quản nặng người bệnh trên 6 tuổi.

Chống chỉ định:

Người bệnh quá mẫn với tiotropium, atropine hoặc dẫn xuất.

Thận trọng:

Người bệnh glaucom,phì đại tiền liệt tuyến, tắc nghẽn cổ bàng quang,suy thận nặng.

Tác dụng không mong muốn:

Thường gặp: Khô miệng, kích ứng họng. Ít gặp: Nhìn mờ, chóng mặt, bí tiểu.

Hiếm gặp: Táo bón, cơn cấp glaucom góc đóng, đánh trống ngực, phản ứng quá mẫn.

Liều và cách dùng:

2 nhát xịt/1 lần/ngày vào cùng thời điểm.

Cách dùng: Hít qua đường miệng theo đúng hướng dẫn.

Chú ý khi sử dụng:

Phụ nữ có thai: C (FDA) (*).

Phụ nữ cho con bú: Chưa có dữ liệu đầy đủ, tránh dùng nếu không thực sự cần.

Không cần hiệu chỉnh liều trên người bệnh suy thận.

(*) Nhóm C theo phân loại của FDA: Nghiên cứu trên động vật cho thấy có nguy cơ trên thai nhi (quái thai, thai chết hoặc các tác động khác) nhưng không có nghiên cứu đối chứng trên phụ nữ có thai. Chỉ nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai trong trường hợp lợi ích vượt trội nguy cơ có thể xảy ra với thai nhi.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ Lưu Văn Song

Tài liệu tham khảo: eMC, Uptodate, AMH, AHFS, MIMS, Drug in pregnancy and lactateion.

lotemax.png

17 Tháng Mười Hai, 2023 Chưa phân loạiTin TứcTruyền Thông
Lotemax là thuốc nhỏ mắt có chứa thành phần chính Loteprednol etabonate, hàm lượng 0.5 %, bào chế dạng hỗn dịch nhỏ mắt, đóng gói thành lọ. Thuốc Lotemax được sử dụng nhiều trong đơn kê các bệnh lý về mắt như viêm mống mắt, đỏ mắt, viêm kết mạc, ngứa mắt, viêm thể mi,..
Thành phần:Mỗi ml chứa:
Hoạt chất:
Loteprednol etabonate…………….……………………….….5mg(0,5%)
Tá dược:
Dinatri edelat,glycerin,povidon,nước tinh khiết và tyloxapol,acid hydrocloric,hoặc natri hydroxid có thể được thêm vào để điều chỉnh pH.Hỗn dịch này đẳng trường với trương lực trong khoảng 250 đến 310mOsmol/kg,chất bảo quản benzalkonium clorid 0,01%.
Ảnh minh họa: nguồn Internet.
Lotemax là thuốc gì?

Tác dụng thuốc Lotemax trong các bệnh lý mắt như viêm kết mạc, viêm thể mi, đỏ mắt… là nhờ hiệu quả của hoạt chất chính Loteprednol etabonate, chất thuộc nhóm Corticosteroid.

– Loteprednol etabonate có tác dụng kháng viêm, làm giãn mao mạch và giảm phù, gây chậm quá trình tạo sẹo do viêm. Cơ chế chống viêm của thuốc là ức chế hình thành của acid arachidonic, giảm tổng hợp những chất trung gian hoá học gây viêm như Prostaglandin.

– Hoạt chất có tính chất thân dầu nên có thể dễ dàng đi qua màng tế bào và phát huy tác dụng điều trị bệnh.

Chỉ định:

– Điều trị những bệnh về mắt: dị ứng mắt theo mùa với những triệu chứng ngứa ở mắt, sưng đau mắt, mẩn đỏ; Bệnh lý viêm mống mắt, viêm kết mạc, viêm thể mi.

– Phòng ngừa viêm mắt ở những người bệnh sau phẫu thuật mắt.

Chống chỉ định:

Người bệnh không sử dụng thuốc ở các trường hợp sau:

– Người bệnh quá mẫn hoặc dị ứng với dược chất chính Loteprednol etabonate hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

– Chống chỉ định với người bệnh nhiễm trùng mắt do nhiễm virus như bệnh đậu mùa, thuỷ đậu,viêm giác mạc  biểu mô.

– Không nên sử dụng thuốc Lotemax cho người bệnh mắt bị nhiễm khuẩn Mycobacteria hoặc nhiễm trùng mắt do nấm.

Liều dùng và cách dùng:

Cách dùng:

– Thuốc Lotemax được dùng bằng đường nhỏ dung dịch thuốc thật chậm từng giọt vào mắt, nhỏ thuốc vào túi kết mạc của mắt bị bệnh.

– Người bệnh cần lắc mạnh lọ dung dịch thuốc trước khi dùng.

– Trong quá trình sử dụng, người bệnh không nên để đầu nhỏ giọt thuốc chạm vào mắt hoặc bất kỳ bề mặt nào, tránh gây tạp nhiễm cho hỗn dịch thuốc.

– Trong thuốc có chứa Benzalkonium clorid, người bệnh không nên đeo kính áp tròng mềm trong thời gian điều trị thuốc.

Liều dùng điều trị bệnh có đáp ứng với steroid:

– Liều dùng cho người bệnh dị ứng mắt theo mùa: Nhỏ 1 giọt mỗi lần 1 bên mắt, nhỏ 4 lần chia đều trong ngày. Liều khởi điểm trong tuần đầu có thể tăng đến 1 giọt/giờ nếu cần. Chú ý, không được ngừng sử dụng thuốc quá sớm. Nếu những dấu hiệu và triệu chứng không giảm sau điều trị 2 ngày, người bệnh cần đi kiểm tra lại.

– Liều dùng điều trị cho người bệnh sau phẫu thuật mắt: nhỏ từ 1 – 2 giọt mỗi lần 1 bên mắt phẫu thuật, ngày 4 lần. Nên bắt đầu dùng thuốc 24 giờ sau phẫu thuật và tiếp tục trong 2 tuần đầu của giai đoạn hậu phẫu.

– Liều dùng và hiệu quả điều trị, mức độ an toàn cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.

– Chưa có thông tin về trường hợp dùng thuốc quá liều. Tuy nhiên, trong các trường hợp khẩn cấp hoặc khi quá liều, người bệnh cần liên lạc với các nhân viên y tế để được hỗ trợ.

Tác dụng phụ khi sử dụng:

Người bệnh có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn sau đây khi sử dụng thuốc Lotemax:

– Trên mắt: Chảy nước mắt, kích ứng mắt hoặc nóng rát niêm mạc mắt, tăng nhãn áp, có thể gặp tổn thương dây thần kinh thị giác, đục thủy tinh thể dưới bao sau, giảm thị lực, tầm nhìn của mắt, nhiễm khuẩn mắt thứ cấp. Ngoài ra có thể gặp thị lực không bình thường hoặc mờ mắt, phù kết mạc, ghèn mắt, khô mắt, cảm giác có dị vật ở mắt, sung huyết, sợ ánh sáng.

– Trên thần kinh: Đau nhức đầu, chóng mặt.

– Trên hô hấp: Rát họng, sổ mũi chảy nước mũi.

Khi gặp triệu chứng được coi là tác dụng không mong muốn, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ, dược sĩ tư vấn để có hướng xử lý phù hợp.

Lưu ý khi sử dụng:

Người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây trong quá trình dùng thuốc Lotemax:

– Không được dùng thuốc bằng các đường khác ngoài đường tra nhỏ mắt vì có thể gây độc và làm mất tác dụng của thuốc.

– Lần dùng thuốc đầu tiên hay những lần dùng nhắc lại kéo dài trên 14 ngày phải có sự đồng ý từ bác sĩ. Khi thuốc được sử dụng trong 10 ngày hoặc lâu hơn, người bệnh cần phải được kiểm tra nhãn áp sau đó.

– Sử dụng đúng liều lượng thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ hoặc liều được ghi trên nhãn thuốc, không được sử dụng quá liều vì có thể gây hiện tượng tích lũy thuốc.

– Dùng thuốc kéo dài có thể gây tăng nhãn áp, tổn thương thần kinh thị giác, giảm thị lực, có thể dẫn đến đục thủy tinh thể sau ở dưới bao. Người bệnh bị tăng nhãn áp khi dùng thuốc cần thận trọng.

– Dùng thuốc kéo dài cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt thứ cấp. Người bệnh có mỏng giác mạc hoặc củng mạc, có thể bị thủng. Trường hợp mưng mủ mắt cấp, việc dùng thuốc có thể che giấu những triệu chứng nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng nặng hơn.

– Dùng thuốc nhỏ mắt kéo dài có thể làm nhiều trường hợp nhiễm virus mắt như nhiễm herpes simplex nặng hơn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Lotemax, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Lotemax là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Theo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc của Nhà sản Xuất)


BERODUAL.png

17 Tháng Mười Hai, 2023 Chưa phân loạiTin TứcTruyền Thông
Thuốc Berodual 10ml là thuốc kết hợp được dùng làm giãn cơ trơn khí phế quản. Thuốc được bào chế dưới dạng xịt định liều, dùng trong các bệnh lý có sự co thắt cơ trơn phế quản như hen phế quản, COPD.
Công dụng thuốc:

Trong thuốc Berodual xịt có chứa hai thành phần chính bao gồm Fenoterol và Ipratropium. Ngoài dạng bình Berodual xịt 10ml còn có loại Berodual 20ml. Hai chất đều có tác dụng giãn cơ trơn phế quản theo cơ chế khác nhau, nên khi phối hợp chúng sẽ cho kết quả hiệp đồng tác dụng.

– Chất Ipratropium bromide: Là một chất có tác dụng kháng hệ cholinergic, đối kháng tác dụng của acetylcholin, chất trung gian hóa học được tiết ra từ thần kinh phế vị. Điều này có tác dụng ngăn ngừa nồng độ canxi nội bào tăng, từ đó ngăn ngừa sự co thắt cơ trơn. Tác dụng giãn phế quản sau khi hít ipratropium bromide đặc hiệu tại chỗ và không có tác dụng toàn thân.

– Đối với chất Fenoterol hydrobromide: Đây là một thuốc giống giao cảm tác dụng trực tiếp và kích thích chọn lọc trên thụ thể beta của hệ adrenergic, vì thế giúp giãn cơ trơn. Fenoterol hydrobromide làm giãn cơ trơn phế quản và mạch máu và chống lại tác nhân gây co thắt phế quản như histamine, methacholine và các chất gây dị ứng. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng trên các thụ thể beta của tim gây ra tăng nhịp tim, tăng co bóp cơ tim.

Sử dụng đồng thời hai hoạt chất này gây giãn phế quản do nó tác dụng trên các vị trí khác nhau của cơ trơn phế quản. Hai hoạt chất này bổ sung tác dụng cho nhau giúp giãn cơ phế quản và từ đó cho phép sử dụng điều trị rộng rãi trong các bệnh phế quản phổi liên quan đến co thắt đường hô hấp. Nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân hen và COPD, cho hiệu quả tốt hơn so với khi dùng ipratropium hoặc fenoterol riêng với liều tương tự.

Ảnh minh họa: nguồn Internet.
Chỉ định

Thuốc Berodual được chỉ định trong các trường hợp sau:

– Trong co thắt phế quản cấp như cơn hen cấp tính do Berodual có tác dụng nhanh.

– Duy trì và dự phòng các cơn khó thở trong các bệnh như viêm phế quản tắc nghẽn mạn tính(COPD),khí phế thũng và rối loạn phế quản phổi gây ra co thắt phế quản.

– Sử dụng trong điều trị dài hạn cơn hen suyễn, giúp giảm sự phát triển cơn hen cấp.

Chống chỉ định:

Thuốc Berodual 10ml chống chỉ định trong các trường hợp:

– Quá mẫn với các thành phần hoạt chất, chất giống với atropin hoặc dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.

– Khi mắc bệnh cơ tim tắc nghẽn phì đại, loạn nhịp nhanh.

Một số trường hợp nên thận trọng khi dùng thuốc Berodual:

– Người đang bị tăng nhãn áp góc hẹp, cường giáp, hẹp mạch máu, tăng sinh tuyến tiền liệt.

– Bị tắc nghẽn cổ bàng quang.

– Hạ kali máu.

Cách dùng

Đây là dạng bình Berodual xịt 10ml định liều, nên bạn cần sử dụng đúng hướng dẫn, tránh việc xịt quá liều hoặc liều không đủ theo chỉ định. Các bước thực hiện xịt như sau:

– Nếu lần đầu tiên sử dụng cần tháo nắp bảo vệ và ấn van của bình xịt hai lần. Hoặc nếu 3 ngày không sử dụng cũng cần ấn xịt 2 lần để khởi động van xịt.

– Sau đó bạn thở ra hết sức.

– Giữ bình xịt ngậm môi xung quanh ống ngậm. Mũi tên và đáy của bình xịt hướng lên trên.

– Hít vào tối đa, đồng thời dùng tay ấn mạnh vào đáy bình xịt để giải phóng một liều chuẩn. Nín thở trong vài giây, rồi rút ống ngậm ra khỏi miệng và thở ra. Thực hiện tương tự với liều xịt thứ hai nếu cần.

– Khi dùng xong cần đậy nắp bảo vệ sau mỗi lần. Khi dùng bạn cần vệ sinh bình xịt tuần 1 lần bằng cách trước tiên là cần tháo nắp bảo vệ và lấy bình ra khỏi ống ngậm. Rửa ống ngậm bằng nước ấm cho đến khi không còn thuốc đọng, sạch bụi. Lắc mạnh ống ngậm sau khi đã làm sạch và để tự khô tự nhiên không sấy. Khi ống ngậm đã khô thì đây lắp bình xịt và nắp chống bụi.

Liều dùng:

Liều dùng thuốc sẽ phụ thuốc vào nhiều yếu tố, như khả năng đáp ứng của bệnh nhân, độ tuổi…Dưới đây là liều tham khảo cho từng trường hợp bao gồm.

– Cơn hen cấp: Dùng 2 nhát xịt là phù hợp để giảm nhanh triệu chứng. Trong những trường hợp nặng hơn, nếu tình trạng khó thở không cải thiện sau 5 phút có thể dùng thêm 2 nhát xịt nữa. Nếu cơn hen phế quản không thuyên giảm sau 4 nhát xịt thì có thể xịt thêm một liều thuốc và bệnh nhân cần đi khám tại bệnh viện gần nhất ngay lập tức.

– Điều trị ngắt quãng và điều trị kéo dài: Dùng từ 1 – 2 nhát xịt cho mỗi lần dùng, tối đa dùng 8 nhát xịt mỗi ngày (trung bình khoảng 1 – 2 nhát xịt 3 lần mỗi ngày).

– Đối với trẻ em cần dùng đúng liều chỉ định và dưới quan sát của người lớn.

Tác dụng phụ:

Khi sử dụng thuốc Berodual 10ml, một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra bao gồm:

– Những tác dụng phụ thường gặp nhất gồm ho, khô miệng, đau đầu, viêm họng, buồn nôn, chóng mặt, khó thở, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, tăng huyết áp tâm thu và bồn chồn, run.

– Giảm kali máu, cảm giác bồn chồn, lo lắng, rối loạn tâm thần.

– Tăng huyết áp, rối loạn điều tiết, giãn đồng tử, đau mắt, nhìn mờ, xung huyết kết mạc, nhìn thấy hào quang.

– Hiếm gặp hơn có thể gây ra loạn nhịp tim, rung nhĩ,thiếu máu cơ tim, nhịp nhanh trên thất, co thắt phế quản nghịch ký, yếu cơ, đau cơ, ứ nước tiểu.

– Phản ứng quá mẫn: Gây nổi mày đay, khó thở, sưng mặt, nhịp nhanh, có thể hôn mê.

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, bạn cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ điều trị hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý khi dùng:

– Bạn cần dùng thuốc dưới chỉ định của bác sĩ, tuân thủ đúng quy cách dùng thuốc và tránh quá liều. Trước khi dùng cần thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh tật, tiền sử dị ứng thuốc hay thức ăn.

– Khi dùng thuốc có thể gây ra tình trạng quá liều nếu sử dụng không đúng, xịt quá nhiều lần. Tác dụng quá liều chủ yếu liên quan đến thuốc fenoterol. Các triệu chứng gặp phải khi quá liều do kích thích beta adrenergic quá mức, chủ yếu là nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, run cơ, tăng huyết áp, tăng áp lực mạch đập rộng,đau thắt ngực.

– Nếu quá liều ipratropium bromide thường nhẹ như (như khô miệng, rối loạn thị giác do điều tiết) do nồng độ có tác dụng toàn thân của ipratropium dùng qua đường hít là rất thấp. Khi dùng quá liều hay có các biểu hiện của tình trạng quá liều cần tới các cơ sở y tế ngay.

– Khi dùng thuốc Berodual có thể xảy ra tương tác với các loại thuốc khác, một số loại thuốc có tác dụng trên đường hô hấp tương tác với thuốc này gồm Salbutamol, Salmeterol, Formoterol, Bambuterol, Oxitropium, Tiotropium…Dẫn xuất xanthine như theophyllin và corticoid (như presnisolon, methylprednisolone…). Những chất này có thể tăng cường hay hạn chế tác dụng của thuốc, nên lưu ý hỏi ý kiến bác sĩ khi phối hợp.

– Trong quá trình sử dụng thuốc thì cần tránh tuyệt đối không để thuốc dín lên vùng mắt.

– Cần đọc thật kỹ cách sử dụng thuốc, tránh việc xịt quá nhiều lần mà không biết thuốc đã vào hay chưa. Đặc biệt với trẻ nhỏ, cần quan sát trẻ thực hiện, không để trẻ tự thực hiện.

– Thường xuyên vệ sinh ống ngậm để đảm bảo thuốc không bị đọng lại ở nắp hoặc gây khó khăn khi xịt và tránh nhiễm khuẩn.

– Sử dụng đúng loại ống ngậm được nhà sản xuất cung cấp, không thay thế loại ống ngậm của loại thuốc khác và cũng không dùng ống ngậm thuốc Berodual cho các loại thuốc khác.

– Một số loại thức ăn nhất định cũng có thể tạo ra tương tác thuốc. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để bạn có chế độ ăn hợp lý nhất và tốt nhất bạn không nên sử dụng thuốc lá, chất kích thích, rượu bia khi đang sử dụng thuốc.

Thuốc Berodual 10ml được dùng để giãn phế quản giúp kiểm soát các cơn hen cấp và mạn, một số trường hợp co thắt phế quản khác. Nhưng thuốc kê đơn cần chỉ định của bác sĩ, bạn không nên tự ý dùng thuốc.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Theo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc của Nhà sản Xuất)


LIDOCAIN.png

17 Tháng Mười Hai, 2023 Tin TứcTruyền Thông
Lidocain hydroclorid là thuốc gây tê tại chỗ do phong bế sự phát sinh và dẫn truyền xung động thần kinh. Ngoài ra, Lidocain còn có tác dụng chống loạn nhịp nhờ chẹn kênh Na+, được dùng đường tiêm tĩnh mạch để điều trị loạn nhịp tâm thất.
Thành phần:
Hoạt chất: Lidocain hydroclorid……………. 40mg/2ml.
Tá dược:Natri clorid,natri hydroxyd,nước cất pha tiêm.
Dạng bào chế: Dung dịch tiêm.
Mô tả:Dung dịch trong, không màu,đóng trong ống thủy tinh không màu,hàn kín
Ảnh minh họa: nguồn Internet.
Chỉ định:

– Gây tê tại chỗ niêm mạc trước khi thăm khám,nội soi,đặt thiết bị kỹ thuật,hoặc tiến hành các thủ thuật khác và để làm giảm triệu chứng đau trong nhiều bệnh.Gây tê từng lớp và các kỹ thuật gây tê phong bế thần kinh bao gồm gây tê thần kinh ngoại vi.gây tê hạch giao cảm,gây tê ngoài màng cứng,gây tê khoang cùng và gây tê tủy sống.

– Tiêm để điều trị cấp tính các loạn nhịp thất sau nhồi máu cơ tim hoặc trong khi tiến hành các thao tác kỹ thuật về tim hoặc thông tim.Lidocain là thuốc chọn lọc để điều trị ngoại tâm thu thất trong nhồi máu cơ tim,điều trị nhịp nhanh thất và rung tâm thất.

Liều dùng và cách dùng:

Thiết bị hồi sức,nguồn oxy và những thuốc để cấp cứu phải sẵn sàng để có ngay nếu cần.Liều khuyến cáo là để dùng cho một người trung bình,cần hiệu chỉnh liều theo từng cá nhân,lứa tuổi,kích thước và tình trạng cơ thể,và dự đoán tốc độ hấp thu toàn thân từ chỗ tiêm.

Chống chỉ định:

Thuốc Lidocain chống chỉ định trong các trường hợp sau:

– Quá mẫn với thuốc tê nhóm Amid.

– Bệnh nhân có hội chứng Adams – Stokes hoặc có rối loạn xoang – nhĩ nặng, suy cơ tim nặng,block nhĩ – thất ở tất cả các mức độ hoặc block trong thất (không có thiết bị tạo nhịp).

– Bệnh nhân rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Tác dụng phụ:

Khi sử dụng thuốc Lidocain, bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng phụ bao gồm:

Thường gặp, ADR > 1/100

– Tim mạch: Hạ huyết áp, đỏ bừng, viêm tắc tĩnh mạch.

– Thần kinh trung ương: Rùng mình, nhức đầu khi thay đổi tư thế.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

– Tim mạch: Rối loạn nhịp,trụy tim mạch, ngừng tim, sốc tuần hoàn.

– Hô hấp: Khó thở, co thắt phế quản, suy hô hấp.

– Thần kinh trung ương: Ngủ lịm, hôn mê, nói líu nhíu, co giật, sảng khoái, ảo giác, kích động, lo lắng, sợ hãi, dị cảm.

– Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn.

– Quá mẫn: Phản ứng phản vệ, quá mẫn.

– Thần kinh cơ xương: Run, suy nhược.

– Da: Ngứa, phát ban, phù da, tê quanh môi và đầu lưỡi.

– Khác: Nhìn mờ, song thị,ù tai .

lưu ý:

– Sử dụng Lidocain thận trọng ở những bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan nặng vì có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc Lidocain.

– Không dùng sản phẩm Lidocain chứa chất bảo quản để gây tê tủy sống, gây tê ngoài màng cứng khoang cùng.

– Cần sử dụng thận trọng ở bệnh nhân suy tim, suy hô hấp nặng, thiếu oxygen máu nặng, giảm thể tích máu hoặc sốc, block tim không hoàn toàn,nhịp tim chậm và rung nhĩ.

– Methemoglobin huyết: Đã có báo cáo về tình trạng methemoglobin huyết ở bệnh nhân dùng thuốc gây tê cục bộ. Tình trạng này cần được điều trị ngay lập tức cùng với việc ngừng thuốc gây mê và các chất oxy hóa khác. Bệnh nhân bị thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase, methemoglobin huyết bẩm sinh hoặc vô căn, tổn thương tim hoặc phổi hoặc trẻ sơ sinh <6 tháng có nguy cơ cao hơn và cần được theo dõi chặt chẽ về các dấu hiệu và triệu chứng của methemoglobin huyết như da xanh tím, nhức đầu, mạch nhanh, khó thở, choáng, mệt.

– Bệnh nhân ốm nặng hoặc suy nhược nên dùng cẩn thận vì dễ bị ngộ độc toàn thân.

– Không được tiêm thuốc tê Lidocain vào những mô bị viêm hoặc nhiễm khuẩn và niệu đạo bị chấn thương vì thuốc có thể được hấp thu nhanh và gây phản ứng toàn thân thay vì phản ứng tại chỗ.

– Thời kỳ mang thai: Thuốc Lidocain đã được dùng rộng rãi trong phẫu thuật cho bệnh nhân mang thai mà không thấy thông báo về những tác dụng có hại đối với người mẹ và thai nhi.

– Thời kỳ cho con bú: Lidocain phân bố trong sữa mẹ với lượng rất nhỏ, vì vậy không có nguy cơ gây tác dụng có hại cho trẻ bú mẹ.

Tương tác thuốc:

Thuốc Lidocain hydroclorid khi sử dụng đồng thời với một số thuốc có thể làm giảm hiệu quả hoặc gia tăng độc tính. Vì vậy, tốt nhất bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ tất cả các loại thuốc, thảo dược,thực phẩm chức năng đang sử dụng để được tư vấn. Dưới đây là một số tương tác thuốc đáng chú ý khi sử dụng Lidocain:

– Phối hợp Adrenalin với Lidocain có thể làm giảm tốc độ hấp thu và độc tính, do đó kéo dài thời gian tác dụng của Lidocain.

– Những thuốc tê dẫn chất amid có tác dụng chống loạn nhịp khác sẽ tăng cơ gây độc do tác dụng cộng hợp trên tim.

– Lưu ý nguy cơ quá liều khi dùng lidocain toàn thân hoặc tiêm gây tê cục bộ đồng thời với thoa, đắp lidocain trên niêm mạc, đặc biệt là khi dùng một lượng lớn, nhiều lần và dùng ở vùng miệng, họng.

– Thuốc chẹn beta: Dùng đồng thời thuốc chẹn beta với Lidocain có thể làm chậm chuyển hóa Lidocain do giảm lượng máu ở gan, dẫn đến tăng nguy cơ ngộ độc Lidocain.

– Cimetidin có thể ức chế chuyển hóa Lidocain ở gan và làm tăng nguy cơ ngộ độc.

– Sử dụng đồng thời Succinylcholine với Lidocain có thể làm tăng tác dụng của Succinylcholine.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Tham khảo tờ hướng dẫn của nhà sản xuất)


Bản Quyền © 2021 Bệnh Viện Lê Văn Thịnh - Thiết Kế và Phát Triển bởi Hân Gia Group