cefepime.png

29 Tháng Sáu, 2023 Tin TứcTruyền Thông
Thành phần:Cefepime………………………………..1g
là thuốc dạng bột pha tiêm với thành phần chính là Cefepime hàm lượng 1g (Cefepime dưới dạng hỗn hợp Cefepime hydrochloride và Arginin)
Ảnh minh họa: nguồn Internet
Công dụng: 

Với thành phần chính là Cefepime hàm lượng 1g- một kháng sinh diệt khuẩn với cơ chế làm ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn, thuốc dùng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra như sau:

– Bệnh viêm phổi cộng đồng: Do Staphylococcus aureus và các chủng khác gây ra.

– Viêm phế quản mạn và Viêm phế quản cấp: Gây ra bởi Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae.…

– Bệnh nhiễm trùng tiểu: Do Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa.. và các chủng khác.

– Bệnh nhiễm khuẩn ở da và cấu trúc da: Các chủng Staphylococcus aureus…

– Bệnh nhiễm trùng đường mật và viêm phúc mạc: Do Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa gây ra.

Cách sử dụng: 

Thuốc chỉ dùng theo sự kê đơn của bác sĩ – dược sỹ hoặc người có chuyên môn. Thuốc dùng để tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.

– Tiêm bắp: Pha 1g Cefepim với 2,4 ml dung môi (nước cất pha tiêm hoặc các dung môi thích hợp khác) để được dung dịch nồng độ 240 mg/ml.

– Truyền tĩnh mạch: Pha 1g hoặc 2g Cefepim đê thu được nồng độ thuốc tương ứng là 20 hoặc 40 mg/ml hoặc tùy theo nồng độ liều lượng thích hợp từ chỉ định của bác sĩ.

Liều lượng:

Nhiễm khuẩn nhẹ đến vừa: 0,5 – 1 g/12 giờ;

Nhiễm khuẩn nặng:

+ Nhiễm khuẩn đường niệu, nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: Dùng cho người bệnh lớn hơn 12 tuổi, tiêm tĩnh mạch 2g/lần, mỗi 12 giờ;

+Viêm phổi và nhiễm khuẩn máu: Dùng 2g/lần , cách nhau mỗi 12 giờ;

Nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng: Dùng 2g/8 giờ, tiêm IV.

+Trẻ em bé hơn hoặc bằng 40kg: Dùng 50 mg/kg, mỗi 8 đến 12 giờ;

+ Trẻ dưới 2 tháng tuổi: 30mg/kg mỗi 8 – 12 giờ. Không vượt quá liều khuyến cáo cho người lớn;

+ Đối với suy thận có ClCr < 50 ml/phút, điều chỉnh liều phù hợp.

4. Tác dụng phụ:

Một số tác dụng phụ khi sử dụng Cefepime gerda 1g có thể gặp phải bạn đọc có thể tham khảo như sau:

– Thường gặp: Đi ngoài, phát ban, đau vết tiêm…

– Ít gặp: sốt, nhức đầu, tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu hạt, buồn nôn, nôn, bệnh nấm,tăng các enzym gan….;

– Hiếm gặp: sốc phản vệ, phù nề, hạ huyết áp, viêm đại tràng, viêm âm đạo, đau khớp, lú lẫn…;

Khi gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, bạn nên ngưng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn để đảm bảo có phương án xử lý phù hợp, an toàn khi sử dụng thuốc.

5. Thận trọng:

– Trước khi sử dụng Cefepime gerda 1g cần kiểm tra xem người bệnh có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc hay không;

– Nếu dùng cho bệnh nhân nhạy cảm với Penicillin, nên thận trọng vì dị ứng chéo giữa các kháng sinh Beta-lactam.

– Những bệnh nhân suy chức năng thận cần thận trọng và điều chỉnh liều lượng phù hợp;

– Viêm kết tràng giả mạc hầu như đều đã được báo cáo với hầu hết kháng sinh, không ngoại trừ Cefepime, vì vậy cần cẩn trọng khi kê toa cho các bệnh nhân này;

– Nếu điều trị Cefepim lâu dài có thể tăng trưởng nhanh các vi khuẩn không nhạy cảm.

Phụ nữ mang thai và cho con bú:

Phụ nữ mang thai và cho con bú tốt nhất không nên sử dụng nếu không thực sự quá cần thiết. Nếu bắt buộc, cần theo chỉ dẫn từ bác sỹ để có liều lượng và cách sử dụng an toàn.

Tương tác thuốc:

Cefepime gerda 1g khi sử dụng cùng các thuốc khác có thể xảy ra tương tác, bạn cần chú ý và thận trọng trong kết hợp các thuốc với nhau:

– Cefepime kết hợp với Aminoglycosid liều cao có thể làm tăng khả năng gây độc tính trên thận và tai của các kháng sinh Aminoglycosid;

– Nếu dùng đồng thời các Cephalosporin khác với các thuốc lợi tiểu mạnh như furosemid có thể gây độc hại trên thận;

– Cũng cần lưu ý về tương tác thuốc/ xét nghiệm: Cefepime có thể sẽ ảnh hưởng đến việc báo kết quả xét nghiệm Glucose trong nước tiểu khi dùng Clinitest vì sẽ báo dương tính giả.

Thuốc Cefepime gerda 1g được chỉ định sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh: Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm trùng niệu, nhiễm trùng da – cấu trúc da, nhiễm trùng khoang bụng, nhiễm khuẩn huyết và phụ khoa.

Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Tài liệu tham khảo Dược Thư Quốc Gia Việt Nam)


OREMUTE.png

29 Tháng Sáu, 2023 Tin TứcTruyền Thông
Bổ sung kẽm để giúp nhanh chóng phục hồi, tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc đợt tiêu chảy.Hỗ trợ điều trị trong trường hợp mất điện giải và nước ở người bị tiêu chảy cấp từ nhẹ đến trung bình.
Thành phần:
Natri clorid…………………………………..520mg.
Natri citrat dihydrat…………………………580mg.
Kali clorid…………………………………….300mg.
Glucose khan………………………………2700mg.
Kẽm gluconat…………………………………35mg.
(Tương đương kẽm…..………………………5mg).
Bột hương dừa……………………………….13mg.
Khối lượng thuốc/gói………………………..4,148g.

 

Ảnh minh họa: nguồn Internet.
Chỉ định:

Bổ sung kẽm và các chất điện giải trong điều trị tiêu chảy cấp từ nhẹ đến trung bình,giúp chóng phục hồi sức khỏe,giảm nguy cơ mắc đợt tiêu chảy mới trong những tháng tiếp theo.

Liều dùng và cách dùng:

Cách sử dụng: Thuốc Oremute 5 dùng bằng đường uống. Người bệnh nên hòa tan cả gói thuốc với khoảng 200ml nước sôi để nguội.

Liều dùng

Trường hợp bổ sung kẽm:

– Đối với trẻ em < 6 tháng tuổi: Liều 10mg kẽm/ ngày (tương đương với 1 gói thuốc) x 2 lần.

– Đối với trẻ em > 6 tháng tuổi và người lớn: Liều 20 mg kẽm/ ngày (tương đương với 1 gói) x 4 lần.

Cách xử trí khi quên liều, quá liều thuốc Oremute 5:

– Trong trường hợp quên liều thuốc Oremute 5 thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều Oremute 5 đã quên và sử dụng liều mới.

– Khi sử dụng thuốc Oremute 5 quá liều thì có thể xảy ra các tình trạng như hoa mắt, tim đập nhanh, cáu gắt, chóng mặt, tăng huyết áp, sốt cao, phù toàn thân, mi mắt húp nặng, suy tim, suy hô hấp, nôn mửa.. người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời

Chống chỉ định:

– Người bị giảm niệu hoặc vô niệu

– Người bị mất nước nặng kèm theo triệu chứng sốc..

– Người bị tiêu chảy nặng(khi tiêu chảy vượt quá 30ml/kg thể trọng mỗi giờ)

– Người bị nôn nhiều và kéo dài.

– Người bị liệt ruột,tắc ruột và thủng ruột.

Thận trọng:

– Người bệnh bị suy tim xung huyết,phù hoặc tình trạng giữ natri.

– Người bệnh suy thận năng hoặc xơ gan.

– Trong quá trình điều trị,cần theo dõi cẩn thận nồng độ các chất điện giải và cân bằng acid base.

– Cần cho trẻ bú mẹ hoặc cho uống nước giữa các lần uống dung dịch bù nước và điện giải để tránh tăng natri huyết.

– Thận trọng nếu sử dụng cùng oresol(không có kẽm)do làm tăng chất điện giải và gây rối loạn áp suất thẩm thấu.

– Không dùng trong các trường hợp thiếu kẽm khác không do tiêu chảy.

Tác dụng không mong muốn:

– Chưa có nhiều thông báo về các phản ứng có hại xảy ra khi dùng thuốc uống bù nước và điện giải.

– Thường chỉ gặp nôn nhẹ,rất ít gặp tăng natri huyết,bù nước quá mức (mi mắt nặng)

– Tránh dùng thức ăn hoăc dịch khác chứa các chất điện giải như nước trái cây hoặc thức ăn có muối cho đến khi ngừng điều trị,để tránh dùng quá nhiều chất điện giải hoặc tránh tiêu chảy do thẩm thấu.

Sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú:

Không ảnh hưởng.

Quá liều và cách xử trí:

– Tăng natri huyết: Hoa mắt chóng mặt,tim đậm nhanh tăng huyết áp,cáu gắt,sốt cao… khi uống Oremute 5 pha đậm đặc.

+ Điều trị tăng natri huyết: Truyền tĩnh mạch chậm dịch nhược trương và cho uống nước.

– Triệu chứng thừa nước:Mi mắt húp nặng,phù toàn thân,suy tim…..

+ Điều trị triệu chứng thừa nước:Ngừng uống dung dịch bù nước và diện giải và dùng thuốc lợi tiểu nếu cần.

– Độc tính cấp của kẽm xảy ra sau khi uống quá 1 liều >40mg kẽm/ngày:buồn nôn,nôn,sốt ,suy hô hấp.Dùng liều lớn trong thời gian dài làm suy giảm chức năng miễn dịch và thiếu máu.Các triệu chứng hạ áp(chóng mặt,ngất xỉu),bệnh vàng da(vàng mắt hay da),phù phổi(đau ngực hay khó thở),ăn mòn và viêm màng nhầy miệng và dạ dày,loét da dày cũng đã được báo cáo.

+ Điều trị quá liều kẽm:Tránh dùng các chất gây nôn hoặc rửa dạ dày.Nên sử dụng các chất làm dịu triệu chứng viêm như sữa,các chất carbonat kiềm,than hoạt và các chất tạo phức chelat.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Tham khảo tài liệu của nhà sản xuất)


leolen-fort.png

29 Tháng Sáu, 2023 Tin TứcTruyền Thông
Biệt dược: Leolen forte
Hoạt chất: Cytidine -5’-disodium monophosphate 5mg.
Uridine-5′-trisodium triphosphate 3mg (tương đương Uridine 1.33mg)
Ảnh minh họa: nguồn Internet
1.Dược lý

Các muối Uridine và Cytidine có tác dụng:
– Làm tăng sự hồi phục và tái tạo lại bao myelin của sợi thần kinh đã bị thoái hóa.
– Làm tăng mật độ và tăng tốc độ dẫn truyền xung động của các dây thần kinh.
Cytidine-5’- monophosphate (CMP) làm trung gian cho quá trình tổng hợp các lipid phức tạp là một thành phần cấu tạo màng tế bào thần kinh, đặc biệt sphingomyelin, tiền chất lớp bao myelin. CMP cũng là tiền thân của các acid nucleic (ADN và ARN), là những yếu tố cơ bản của sự chuyển hóa tế bào như trong quá trình tổng hợp protein.
Uridine-5′-triphosphate (UTP) tác động như coenzyme trong quá trình tổng hợp glycolipid của cấu trúc neuron và lớp bao myelin, bổ sung hoạt động của CMP.

2. Chỉ định
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý thần kinh ngoại biên có liên quan đến bệnh xương khớp (đau dây thần kinh tọa, viêm rễ thần kinh…), do chuyển hóa (viêm đa dây thần kinh do tiểu đường hay nghiện rượu…), nhiễm herpes zoster, hoặc do lạnh.
  • Hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh mặt, thần kinh sinh ba, thần kinh gian sườn, đau thắt lưng.
3. Chống chỉ định

Bệnh nhân bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

4. Liều lượng và cách dùng
  • Người lớn và trẻ em từ 15 tuổi: uống mỗi lần 1 – 2 viên, ngày 2 lần.
  • Trẻ em từ 7 đến dưới 15 tuổi: uống mỗi lần 1 viên, ngày 2 lần.
  • Trẻ em từ 4 đến dưới 7 tuổi: uống mỗi lần 1 viên, ngày 1 lần.
  • Trẻ em dưới 4 tuổi: không dùng do dạng bào chế không phù hợp.
5. Thận trọng

Nếu bị động kinh hoặc co thắt cơ thì nên thận trọng (cần theo dõi điện não đồ).
Phụ nữ có thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ có thai và cho con bú không có chống chỉ định nhưng phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Không ảnh hưởng.

8. Tác dụng không mong muốn (ADR)

Cho đến nay chưa có thông tin báo cáo về tác dụng không mong muốn của thuốc.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

9. Tương tác với các thuốc khác

Cho đến nay chưa có thông tin báo cáo về tương tác thuốc.

10. Quá liều và xử trí quá liều

Không dự đoán được xảy ra quá liều do hiếm gặp độc tính của thuốc.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị

       Dược sĩ 

Đinh Khắc Thành Đô

(Nguồn : Tờ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất)


levofloxacin.png

29 Tháng Sáu, 2023 Tin TứcTruyền Thông

Tên chung quốc tế: Levofloxacin

Mã ATC: J01M A12
Loại thuốc: Kháng sinh nhóm quinolon
Dạng thuốc và hàm lượng:
  • Viên nén bao film:250 mg, 500 mg, 750 mg.
  • Dung dịch uống: 25 mg/ml (100 ml, 200 ml, 480 ml).
  • Thuốc tiêm truyền: 250 mg/50 ml, 500 mg/100 ml, 750 mg/150 ml.
  • Dung dịch tiêm: 25 mg/ml (20 ml; 30 ml).
  • Dung dịch nhỏ mắt: 0,5% (5 ml); 1,5% (5 ml).
Ảnh minh họa: nguồn Internet.
1.Dược lý 
Dược lực học

Levofloxacin là một kháng sinh tổng hợp có phổ rộng thuộc nhóm fluoroquinolon. Cũng như các fluoroquinolon khác, levofloxacin có tác dụng diệt khuẩn do ức chế enzym topoisomerase II (DNA-gyrase) và/ hoặc topoisomerase IV là những enzym thiết yếu của vi khuẩn tham gia xúc tác trong quá trình  sao chép, phiên mã và tu sửa DNA của vi khuẩn. Levofloxacin là đồng phân L-isome của ofloxacin, nó có tác dụng diệt khuẩn mạnh gấp 8 -128 so với đồng phân D-isome và tác dụng mạnh gấp khoảng 2 lần so với ofloxacin racemic. Levofloxacin, cũng như các fluoroquinolon khác là kháng sinh phổ rộng, có tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Levofloxacin (cũng như sparfloxacin) có tác dụng trên vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn kỵ khí tốt hơn so với các fluoroquinolon khác (như ciprofloxacin, enoxacin, lomefloxacin, norfloxacin, ofloxacin), tuy nhiên levofloxacin và sparfloxacin lại có tác dụng invitro trên Pseudomonas aeruginosa yếu hơn so với ciprofloxacin.

Phổ tác dụng:

Vi khuẩn nhạy cảm invitro và nhiễm khuẩn trong lâm sàng:

Vi khuẩn ưa khí Gram âm:  Enterobacter cloacae, E. coli, H.influenza, H. parainfluenza, Klebsiella pneumonie, Legionalla pneumophila, Moraxella catarralis, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa.

Vi khuẩn khác: Chlamydia pneumoniae, Mycopasma pneumoniae.

Vi khuẩn ưa khí Gram dương: Bacillus anthracis, Staphylococcus aureus  nhạy cảm methicilin (meti -S), Staphylococcus coagulase âm tính nhạy cảm methicilin , Staphylococcus pneuminiae.

Vi khuẩn kỵ khí: Fusobacterium, peptostreptococcus, propionibacterium.

Các loại vi khuẩn nhạy cảm trung gian invitro

Vi khuẩn ưa khí Gram dương: Enterococcus faecalis.

Vi khuẩn kỵ khí: Bacteroid fragilis, prevotella.

Các loại vi khuẩn kháng levofloxacin:

Vi khuẩn ưa khí Gram dương:  Enterococcus faecium, Staphylococcus meti-R, Staphylococcus coagulase âm tính meti-R.

Kháng chéo: In vitro, có kháng chéo giữa levofloxacin và các fluoroquinolon khác. Do cơ chế tác dụng, thường không có kháng chéo giữa levofloxacin và các họ kháng sinh khác.

Dược động học          

Sau khi uống, levofloxacin được hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn; nồng độ đỉnh trong huyết tương thường đạt được sau 1 – 2 giờ; sinh khả dụng tuyệt đối xấp xỉ 99%. Các thông số dược động học của levofloxacin sau khi dùng đường tĩnh mạch và đường uống với liều tương đương là gần như nhau, do đó có thể sử dụng hai đường này thay thế cho nhau. Levofloxacin được phân bố rộng rãi trong cơ thể, tuy nhiên thuốc khó thấm vào dịch não tuỷ. Tỷ lệ gắn protein huyết tương là 30-40%. Levofloxacin rất ít bị chuyển hoá trong cơ thể và thải trừ gần như hoàn toàn qua nước tiểu ở dạng còn nguyên hoạt tính, chỉ dưới 5% liều điều trị được tìm thấy trong nước tiểu dưới dạng chất chuyển hoá desmethyl và N-oxid, các chất chuyển hoá này có rất ít  hoạt tính sinh học. Thời gian bán thải của levofloxacin từ 6 – 8 giờ, kéo dài ở người bệnh suy thận.

2.Chỉ định

Nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với levofloxacin, như:

Viêm xoang cấp.

Đợt cấp viêm phế quản mạn.

Viêm phổi cộng đồng.

Viêm tuyến tiền liệt.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng hoặc không.

Nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da có biến chứng hoặc không.

Dự phòng sau khi phơi nhiễm và điều trị triệt để bệnh than.

2.Chống chỉ định

Người có tiền sử quá mẫn với levofloxacin, với các quinolon khác, hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Động kinh, thiếu hụt G6PD, tiền sử bệnh ở gân cơ do một fluoroquinolon. Trẻ em nhỏ hơn 18 tuổi.

3.Liều lượng và cách dùng

Liều lượng

Liều dùng của levofloxacin áp dụng cho cả đường uống và đường tĩnh mạch:

Nhiễm khuẩn đường hô hấp

Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính: 500 mg, 1 lần/ngày trong 7 ngày.

Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng: 500 mg, 1 -2 lần/ngày trong 7-14 ngày

Viêm xoang hàm trên cấp tính: 500 mg, 1 lần/ngày trong 10-14 ngày

Nhiễm trùng da và tổ chức dưới da

Có biến chứng: 750 mg, 1 lần/ngày trong 7-14 ngày

Không có biến chứng: 500 mg, 1 lần/ngày trong 7-10ngày

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Có biến chứng: 250 mg, 1 lần/ngày trong 10 ngày.

Không có biến chứng: 250 mg, 1 lần/ngày trong 3 ngày.

Viêm thận-bể thận cấp: 250 mg, 1 lần/ngày trong 10 ngày.

Bệnh than:

Điều trị dự phòng sau khi phơi nhiễm với trực khuẩn than: ngày uống  1 lần, 500 mg, dùng trong 8 tuần.

Điều trị bệnh than: truyền tĩnh mạch, sau đó uống thuốc khi tình trạng người bệnh cho phép, liều 500 mg, 1 lần/ngày, trong 8 tuần.

Viêm tuyến tiền liệt: 500 mg/24 giờ, truyền tĩnh mạch. Sau vài ngày có thể chuyển sang uống.

Liều dùng cho người bệnh suy thận:

Độ thanh thải creatinin

(ml/phút)

Liều ban đầu Liều duy trì
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng, viêm thận bể thận cấp
 ³ 20 250 mg 250 mg mỗi 24 giờ
10 – 19 250 mg 250 mg mỗi 48 giờ
Các chỉ định khác
50 – 80 Không cần hiệu chỉnh liều
20 – 49 500 mg 250 mg mỗi 24 giờ
10 – 19 500 mg 125 mg mỗi 24 giờ
Thẩm tách máu 500 mg 125 mg mỗi 24 giờ
Thẩm phân phúc mạc liên tục 500 mg 125 mg mỗi 24 giờ

Liều dùng cho người bệnh suy gan: Vì phần lớn levofloxacin được đào thải ra nước tiểu dưới dạng không đổi, không cần thiết phải hiệu chỉnh liều trong trường hợp suy gan.

Cách dùng

Dùng đường uống:

Thời điểm uống levofloxacin không phụ thuộc vào bữa ăn (có thể uống trong hoặc xa bữa ăn).

Không được dùng các antacid có chứa nhôm và magnesi, chế phẩm có chứa kim loại nặng như sắt và kẽm, sucralfat, didanosin (các dạng bào chế có chứa antacid) trong vòng 2 giờ trước và sau khi uống levofloxacin.

Dùng ngoài đường tiêu hoá:

Levofloxacin chỉ được dùng bằng cách truyền tĩnh mạch chậm, truyền nhanh sẽ dẫn đến nguy cơ hạ huyết áp. Thời gian truyền phụ thuộc vào liều lượng thuốc (liều 250 mg hoặc 500 mg thường truyền trong 60 phút, liều 750 mg truyền trong 90 phút). Không được dùng để tiêm bắp, tiêm vào ống sống, tiêm phúc mạc hoặc tiêm dưới da.

Các dung dịch có chứa levofloxacin với nồng độ 5 mg/ml trong dextrose 5%, có thể dùng ngay không cần pha loãng. Dung dịch levofloxacin với hàm lượng 500 mg/20ml trong lọ thuốc tiêm bắt buộc phải pha loãng trong các dung dịch tương hợp thành dung dịch có nồng độ 5 mg/ml trước khi sử dụng. Các dung dịch tương hợp dùng để pha loãng được nhà sản xuất quy định trong thông tin trên nhãn thuốc. Một số dung dịch tương hợp thường dùng là: dung dịch dextrose 5%, dung dịch natri clorid 0,9%, dung dịch dextrose 5% và natri clorid 0,9%, dung dịch  Ringer Lactat và dextrose 5%, dung dịch natri bicarbonat 5%, dung dịch Plasma Lyte Ò 56/5% dextrose, dung dịch natri lactat 1/6M, dung dịch dextrose 5% và natri clorid 0,45%, nước cất pha tiêm.

4.Thận trọng khi dùng

Viêm gân đặc biệt là gân gót chân (Achile), có thể dẫn tới đứt gân. Biến chứng này có thể xuất hiện ở 48 giờ đầu tiên, sau khi bắt đầu dùng thuốc và có thể bị cả hai bên. Viêm gân xảy ra ra chủ yếu ở các đối tượng có nguy cơ: người trên 65 tuổi, đang dùng corticoid (kể cả đường phun hít). Hai yếu tố này làm tăng nguy cơ viêm gân. Để phòng, cần điều chỉnh liều lượng thuốc hàng ngày ở người bệnh lớn tuổi theo mức lọc cầu thận.

Ảnh hưởng trên hệ cơ xương: levofloxacin, cũng như phần lớn các quinolon khác, có thể gây thoái hoá sụn ở khớp chịu trọng lực trên nhiều loài động vật non, do đó không nên sử dụng levofloxacin cho trẻ em dưới 18 tuổi.

Nhược cơ: Cần thận trọng ở người bệnh bị bệnh nhược cơ vì các biểu hiện có thể nặng lên.

Tác dụng trên thần kinh trung ương: đã có các thông báo về phản ứng bất lợi như rối loạn tâm thần, tăng áp lực nội sọ, kích thích thần kinh trung ương dẫn đến co giật, run rẩy, bồn chồn, đau đầu, mất ngủ, trầm cảm, lú lẫn, ảo giác, ác mộng, có ý định hoặc hành động tự sát (hiếm gặp) khi sử dụng các kháng sinh nhóm quinolon, thậm chí ngay khi sử dụng ở liều đầu tiên. Nếu xảy ra những phản ứng bất lợi này khi trong khi sử dụng levofloxacin, cần dừng thuốc và có các biện pháp xử trí triệu chứng thích hợp. Cần thận trọng khi sử dụng cho người bệnh có các bệnh lý trên thần kinh trung ương như động kinh, xơ cứng mạch não…vì có thể tăng nguy cơ co giật.

Phản ứng mẫn cảm: phản ứng mẫn cảm với nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau, thậm chí sốc phản vệ khi sử dụng các quinolon, bao gồm cả levofloxacin đã được thông báo. Cần ngừng thuốc ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên của phản ứng mẫn cảm và áp dụng các biện pháp xử trí thích hợp.

Viêm đại tràng màng giả do Clostridium difficile: phản ứng bất lợi này đã được thông báo với nhiều loại kháng sinh trong đó có levofloxacin, có thể xảy ra ở tất cả các mức độ từ nhẹ đến đe doạ tính mạng. Cần lưu ý chẩn đoán chính xác các trường hợp ỉa chảy xảy ra trong thời gian người bệnh đang sử dụng kháng sinh để có biện pháp xử trí thích hợp.

Mẫn cảm với ánh sáng mức độ từ trung bình đến nặng đã được thông báo với nhiều kháng sinh nhóm fluoroquinolon, trong đó có levofloxacin (mặc dù đến nay, tỷ lệ gặp phản ứng bất lợi này khi sử dụng levofloxacin rất thấp <0,1%). Người bệnh cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng trong thời gian điều trị và 48 giờ sau khi điều trị.

Tác dụng trên chuyển hoá: cũng như các quinolon khác, levofloxacin có thể gây ra rối loạn chuyển hoá đường, bao gồm tăng và hạ đường huyết thường xảy ra ở các người bệnh đái tháo đường đang sử dụng levofloxacin đồng thời với một thuốc uống hạ đường huyết hoặc với insulin; do đó cần giám sát đường huyết trên người bệnh này. Nếu xảy ra hạ đường huyết, cần ngừng levofloxacin và tiến hành các biện pháp xử trí thích hợp.

Kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ: sử dụng các quinolon có thể gây kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ ở một số người bệnh và một số hiếm ca loạn nhịp, do đó cần tránh sử dụng trên các người bệnh sẵn có khoảng QT kéo dài, người bệnh hạ kali máu, người bệnh đang sử dụng các thuốc chống loạn nhịp nhóm IA (quinidin, procainamid…) hoặc nhóm III (amiodaron, sotalol…); thận trọng khi sử dụng levofloxacin cho các người bệnh đang trong các tình trạng tiền loạn nhịp như nhịp chậm và thiếu máu cơ tim cấp.

5.Thời kỳ mang thai

Không dùng levofloxacin cho phụ nữ có thai.

6.Thời kỳ cho con bú

Chưa đo được nồng độ levofloxacin trong sữa mẹ, nhưng căn cứ vào khả năng phân bố vào sữa của ofloxacin, có thể dự đoán rằng levofloxacin cũng được phân bố vào sữa mẹ. Vì thuốc có nhều nguy cơ tổn thương sụn khớp trên trẻ nhỏ, không cho con bú khi dùng levofloxacin.

7.Tác dụng không mong muốn

Thường gặp: ADR > 1/100

Tiêu hoá: Buồn nôn, ỉa chảy.

Gan: Tăng enzym gan.

Thần kinh: Mất ngủ, đau đầu.

Da: Kích ứng nơi tiêm

Ít gặp 1/100 > ADR > 1/1000

Thần kinh: Hoa mắt, căng thẳng, kích động, lo lắng

Tiêu hoá: Đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn, táo bón.

Gan: Tăng bilirubin huyết.

Tiết niệu, sinh dục: Viêm âm đạo, nhiễm nấm candida sinh dục.

Da: Ngứa, phát ban

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Tim mạch: Tăng hoặc hạ huyết áp, loạn nhịp

Tiêu hoá: Viêm đại tràng màng giả, khô miệng, viêm dạ dày, phù lưỡi

Cơ xương-khớp: Đau khớp, yếu cơ, đau cơ, viêm tuỷ xương, viêm gân Achille.

Thần kinh: Co giật, giấc mơ bất thường, trầm cảm, rối loạn tâm thần

Dị ứng: Phù Quinck, choáng phản vệ, hội chứng Stevens-Johnson và Lyelle.

8.Hướng dẫn cách xử trí ADR

Cần ngừng levofloxacin trong các trường hợp: bắt đầu có các biểu hiện ban da hoặc bất kỳ dấu hiệu nào của phản ứng mẫn cảm hay của phản ứng bất lợi trên thần kinh trung ương. Cần giám sát người bệnh để phát hiện viêm đại tràng màng giả và có các biện pháp xử trí thích hợp khi xuất hiện ỉa chảy trong khi đang dùng levofloxacin.

Khi xuất hiện dấu hiệu viêm gân cần ngừng ngay thuốc, để hai gân gót nghỉ với các dụng cụ cố định thích hợp hoặc nẹp gót chân và hội chẩn chuyên khoa.

9.Tương tác thuốc

Antacid, sucralfat, ion kim loại, multivitamin: Khi sử dụng đồng thời có thể làm giảm hấp thu levofloxacin, cần uống các thuốc này cách xa levofloxacin ít nhất 2 giờ.

Theophylin: Một số nghiên cứu trên người tình nguyện khoẻ mạnh cho thấy không có tương tác. Tuy nhiên do nồng độ trong huyết tương và AUC theophylin thường bị tăng khi sử dụng đồng thời với các quinolon khác, vẫn cần giám sát chặt chẽ nồng độ theophylin và hiệu chỉnh liều nếu cần khi sử dụng đồng thời với levofloxacin.

Warfarin: Do đã có thông báo warfarin tăng tác dụng khi dùng cùng với levofloxacin, cần giám sát các chỉ số về đông máu khi sử dụng đồng thời hai thuốc này.

Cyclosporin, digoxin: Tương tác không có ý nghĩa lâm sàng, do đó không cần hiệu chỉnh liều các thuốc này khi dùng đồng thời với levofloxacin.

Các thuốc chống viêm không steroid: Có khả năng làm tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương và co giật khi dùng đồng thời với levofloxacin.

Các thuốc hạ đường huyết: Dùng đồng thời với levofloxacin có thể làm tăng nguy cơ rối loạn đường huyết, cần giám sát chặt chẽ.

10.Độ ổn định và bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ150C – 300C, trong lọ kín, tránh ánh sáng.

Dung dịch, sau khi pha loãng trong dịch tương hợp, ổn định trong vòng 72 giờ ở nhiệt độ dưới 250C và trong vòng 14 ngày ở nhiệt độ 50C. Dung dịch pha loãng này có thể ổn định tới 6 tháng nếu bảo quản ở nhiệt độ –200C; khi đưa ra khỏi tủ lạnh sâu, để tan đông ở nhiệt độ phòng, không tan đông bằng lò vi sóng hoặc ngâm trong nước nóng. Không để đông lạnh lại sau khi đã tan đông. Các lọ thuốc không chứa chất bảo quản nên chỉ dùng một lần, phần còn thừa phải loại bỏ.

11.Quá liều và xử trí

Vì không có thuốc giải độc đặc hiệu, xử trí quá liều bằng cách loại thuốc ngay khỏi dạ dày, bù dịch đầy đủ cho người bệnh. Thẩm tách máu và thẩm phân phúc mạc liên tục không có hiệu quả loại levofloxacin ra khỏi cơ thể. Theo dõi điện tâm đồ vì khoảng cách QT kéo dài.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị

       Dược sĩ 

Đinh Khắc Thành Đô

(Nguồn : Drugbank.vn, Tờ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất)


sulfasalazin.png

29 Tháng Sáu, 2023 Tin TứcTruyền Thông
Tên chung quốc tế: Sulfasalazine.
Mã ATC: A07E C01.
Loại thuốc: Sulfonamid kháng khuẩn.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén 500 mg, viên bao tan trong ruột 500 mg.
Ðạn trực tràng 500 mg.
Hỗn dịch uống 250 mg/5 ml.
Ảnh minh họa: nguồn Internet
Dược lý và cơ chế tác dụng

Sulfasalazin là sulfonamid tổng hợp bằng diazo hóa sulfapyridin và ghép đôi muối diazoni với acid salicylic. Sulfasalazin được coi là một tiền dược chất, do liên kết diazo khi vào cơ thể bị phân cắt tạo thành sulfapyridin và acid 5 – aminosalicylic (mesalamin). Cơ chế tác dụng của thuốc có thể là do những chất chuyển hóa của sulfasalazin đạt nồng độ trong ruột cao hơn khi uống chính các chất chuyển hóa này. Hiệu quả điều trị ở ruột có thể do tác dụng kháng khuẩn của sulfapyridin hoặc tác dụng chống viêm tại chỗ của acid 5 – aminosalicylic khi những chất này đến đại tràng. Ngoài ra, tác dụng của thuốc có thể còn do tác động của sulfasalazin: Làm thay đổi kiểu cách tổ chức trong hệ vi sinh vật đường ruột, làm giảm Clostridium và E. coli trong phân, ức chế tổng hợp prostaglandin là chất gây ỉa chảy và tác động đến vận chuyển chất nhầy, làm thay đổi sự bài tiết và hấp thu các dịch và các chất điện giải ở đại tràng và/hoặc ức chế miễn dịch.

Dược động học

Sulfasalazin được hấp thu kém: Khoảng 2 – 10% liều uống vào được tuần hoàn. Phần còn lại bị vi khuẩn ở đại tràng tách ra thành sulfapyridin và mesalamin (5 – ASA). Phần lớn sulfapyridin (60 – 80%) và khoảng 25% mesalamin được hấp thu ở đại tràng. Sự liên kết với protein huyết tương: Sulfasalazin khoảng 99%; sulfapyridin khoảng 50% và mesalamin khoảng 43%. Sulfapyridin chuyển hóa ở gan và bài tiết qua nước tiểu. Sau liều uống sulfasalazin, khoảng 91% được tìm thấy ở nước tiểu trong 3 ngày dưới dạng sulfapyridin và các chất chuyển hóa của nó và một lượng nhỏ sulfasalazin. Mesalamin được thải trừ chủ yếu qua phân. Chỉ một lượng nhỏ được hấp thu, chuyển hóa và bài tiết qua nước tiểu dưới dạng N – acetylmesalamin.

Chỉ định

Viêm loét đại tràng.

Bệnh Crohn thể hoạt động.

Viêm khớp dạng thấp ở người bệnh không đáp ứng với các thuốc giảm đau và thuốc chống viêm không steroid.

Chống chỉ định

Trường hợp quá mẫn với sulfasalazin, sulfonamid hoặc salicylat.

Loạn chuyển hóa porphyrin.

Suy gan hoặc thận; tắc ruột hoặc tắc tiết niệu; trẻ em dưới 2 tuổi (vì thuốc có thể gây bệnh vàng da nhân).

Thận trọng

Người bệnh có tiền sử loạn tạo máu như mất bạch cầu hạt, thiếu máu không tái tạo.

Người bệnh thiếu hụt glucose – 6 phosphat dehydrogenase.

Người bệnh dị ứng nặng.

Phụ nữ mang thai và cho con bú.

Thận trọng khi dùng đồng thời với các thuốc khác: Thuốc chống đông cumarin hoặc dẫn chất indandion, các thuốc gây tan máu, các thuốc độc với gan và methotrexat.

Phải kiểm tra công thức hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, chức năng gan, thận khi bắt đầu điều trị, mỗi tháng kiểm tra một lần trong 3 tháng đầu điều trị.

Thời kỳ mang thai

Sulfasalazin và sulfapyridin đi qua nhau thai. Chưa có đầy đủ các nghiên cứu đối với phụ nữ mang thai. Một vài nghiên cứu cho thấy sulfasalazin có thể gây dị dạng cho bào thai, nên cần phải thận trọng khi dùng sulfasalazin cho phụ nữ mang thai và phải bổ sung acid folic (xem thêm phần tương tác thuốc).

Thời kỳ cho con bú

Sulfasalazin bài tiết vào sữa mẹ với lượng nhỏ, nồng độ bằng khoảng 30 – 60% trong huyết thanh mẹ. Tuy nhiên, sulfonamid ở liều thấp cũng gây thiếu máu tan máu nặng ở trẻ sơ sinh bị thiếu hụt glucose – 6 phosphat dehydrogenase. Do vậy, phải cực kỳ thận trọng khi dùng thuốc đối với bà mẹ đang cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Nói chung, ít gặp những tác dụng không mong muốn nặng gây ra bởi sulfasalazin, nhưng những phản ứng nhẹ thì xảy ra thường xuyên. Khoảng 75% các phản ứng có hại xảy ra trong vòng 3 tháng đầu điều trị, đặc biệt khi liều dùng vượt quá 4g/ngày, hoặc khi nồng độ sulfapyridin trong huyết thanh cao hơn 50 microgam/ml. Những phản ứng như chán ăn, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa và đau đầu xảy ra ở 1/3 số người bệnh và liên quan đến liều sulfapyridin trong huyết thanh.

Thường gặp, ADR >1/100

Toàn thân: Ðau đầu, sốt, chán ăn.

Máu: Giảm bạch cầu, thiếu máu tan máu, chứng đại hồng cầu.

Tiêu hóa: Ðau bụng, buồn nôn, đau thượng vị.

Da: Ngoại ban, nổi mày đay, ngứa, ban đỏ.

Gan: Tăng nhất thời transaminase.

Phản ứng khác: Giảm tinh trùng có hồi phục.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Toàn thân: Mệt mỏi.

Máu: Mất bạch cầu hạt.

Tâm thần: Trầm cảm.

Tai: Ù tai.

Hiếm gặp, ADR <1/1000

Miễn dịch: Bệnh huyết thanh, phù mạch.

Máu: Giảm toàn thể huyết cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu nguyên đại hồng cầu.

Tiêu hóa: Viêm tụy.

Da: Luput ban đỏ toàn thân, hoại tử biểu bì (hội chứng Lyell), hội chứng Stevens – Johnson, viêm da tróc vảy, nhạy cảm ánh sáng.

Gan: Viêm gan

Hô hấp: Viêm phế nang xơ hóa, suy hô hấp, ho.

Cơ xương: Ðau khớp.

Thần kinh: Bệnh thần kinh ngoại vi, viêm màng não vô khuẩn.

Tiết niệu: Hội chứng thận hư, protein niệu, hồng cầu niệu, tinh thể niệu.

Phản ứng khác: Nhận thức về mùi, vị bị thay đổi.

Nhận xét

Người bệnh có tiền sử luput ban đỏ toàn thân, tiền sử nhiễm độc ở gan hoặc máu có liên quan tới sulfonamid thường có nguy cơ cao xảy ra các tác dụng không mong muốn nặng khi điều trị lại với sulfonamid. Những trường hợp viêm màng não vô khuẩn chỉ thấy thông báo ở những người bệnh đã có bệnh khớp dạng thấp.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Cần ngừng thuốc ngay khi có phản ứng mẫn cảm, và cho dùng các thuốc kháng histamin hoặc corticoid.

Liều lượng và cách dùng

Viêm loét đại tràng

Người lớn: Bắt đầu: 0,5 – 1 g; 3 – 4 lần/ngày. Có thể giảm tác dụng phụ ở đường tiêu hóa, khi bắt đầu với liều thấp 1 – 2 g/ngày, chia làm 3 – 4 lần hoặc dùng viên bao tan trong ruột 0,5 – 1 g/ngày. Ðiều trị duy trì: 1 – 2 g/ngày, chia làm 3 – 4 lần.

Trẻ em trên 2 tuổi: Bắt đầu 40 – 60 mg/kg, chia 3 – 4 lần. Liều duy trì 20 – 30 mg/kg, chia làm 4 lần.

Bệnh Crohn:

1 – 2 g, chia 3 – 4 lần.

Viêm khớp dạng thấp

Bắt đầu dùng 500 mg/ngày trong một tuần, sau đó tăng lên 500 mg mỗi tuần, đến liều tối đa 3 g/ngày.

Sulfasalazin không có tác dụng giảm đau, vì vậy điều trị với các thuốc chống viêm không steroid hoặc thuốc giảm đau, không được giảm thuốc hoặc ngừng đột ngột cho đến khi đạt đáp ứng lâm sàng. Cần điều trị duy trì trong vài năm. Không nên dùng thuốc cho trẻ em bị viêm khớp dạng thấp.

Nên uống thuốc sau bữa ăn hoặc cùng thức ăn. Uống thuốc với một cốc nước đầy và uống thêm nhiều nước trong ngày.

Tương tác thuốc

Khả dụng sinh học của digoxin bị giảm khi dùng đồng thời với sulfasalazin. Sulfasalazin ức chế sự hấp thu, ngăn cản chuyển hóa của acid folic nên có thể dẫn đến giảm nồng độ acid folic trong huyết thanh. Khi điều trị với sulfasalazin, cần bổ sung acid folic.

Các thuốc chống đông, các thuốc chống co giật hoặc các thuốc uống chống đái tháo đường có thể bị đẩy ra khỏi vị trí gắn protein và/hoặc chuyển hóa của các thuốc này có thể bị ức chế bởi các sulfonamid dẫn đến tăng hoặc kéo dài tác dụng hoặc độc tính. Cần phải điều chỉnh liều trong và sau khi điều trị bằng sulfasalazin.

Dùng đồng thời với các thuốc gây tan máu có thể làm tăng khả năng gây độc của thuốc.

Hiệu lực của methotrexat, phenylbutazon, sulfinpyrazon có thể tăng lên khi dùng đồng thời với sulfonamid vì thuốc có thể bị đẩy ra khỏi vị trí liên kết với protein.

Ðộ ổn định và bảo quản

Bảo quản ở 15 – 30oC, thuốc viên phải được bảo quản trong lọ nút kín, đạn trực tràng phải bảo quản nơi mát.

Quá liều và xử trí

Triệu chứng

Buồn ngủ, chóng mặt, chán ăn, đau bụng, buồn nôn, nôn, sốt, thiếu máu tan máu.

Ðiều trị

Ngừng dùng thuốc ngay khi có phản ứng quá mẫn cảm xảy ra. Có thể cho dùng thuốc kháng histamin hoặc corticoid để hạn chế dị ứng.

Không có thuốc giải độc đặc hiệu.

Cách xử trí là rửa dạ dày, gây nôn, hoặc cho dùng thuốc tẩy khi cần. Kiềm hóa nước tiểu. Thúc đẩy lợi niệu nếu chức năng thận bình thường.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Trương Thị Hiền

(Theo tờ hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất)


ertapenem.png

29 Tháng Sáu, 2023 Tin TứcTruyền Thông
Ảnh minh họa: nguồn Internet.
Dạng bào chế – biệt dược

Bột pha tiêm: Invanz 1 g.

Nhóm thuốc – Tác dụng

Kháng sinh carbapenem.

Chỉ định

Nhiễm khuẩn vừa đến nặng do vi khuẩn nhạy cảm: Nhiễm khuẩn ổ bụng có biến chứng,nhiễm khuẩn da và tổ chức da có biến chứng,viêm phổi cộng đồng, nhiễm khuẩn tiết niệu có biến chứng (gồm viêm bể thận), nhiễm khuẩn vùng chậu cấp (bao gồm viêm nội mạc tử cung sau sinh, nạo thai nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn phụ khoa sau mổ),nhiễm khuẩn huyết.

Chống chỉ định:Quá mẫn với thành phần của thuốc.
Thận trọng

Quá mẫn với penicillin hoặc các kháng sinh nhóm betalactam khác, tiền sử co giật hoặc các rối loạn thần kinh trung ương, đang sử dụng các thuốc làm giảm ngưỡng co giật (baclofen, ciprofloxacin, theophylline…).

Tác dụng không mong muốn

Thường gặp: Nhức đầu, biến chứng tĩnh mạch tại chỗ tiêm, viêm tĩnh mạch , viêm tĩnh mạch huyết khối, tiêu chảy, buồn nôn, nôn. 

Ít gặp: Sốt, mệt mỏi, đau, hạ huyết áp,táo bón , lú lẫn, chóng mặt, ban da, rối loạn vị giác, thay đổi chức năng gan,giảm bạch cầu , khó thở, nhiễm nấm Candida miệng, trào ngược dịch vị, tiêu chảy do Clostridium difficile.

Hiếm gặp: Co giật, ảo giác, mê sảng,sốc phản vệ.

Liều và cách dùng

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 g mỗi 24 giờ.

Trẻ em 3 tháng – 12 tuổi: 15 mg/kg (tối đa 500 mg) mỗi 12 giờ.

Cách dùng: Truyền tĩnh mạch: Hoàn nguyên 1 g trong 10 ml nước cất hoặc NaCl 0,9%, sau đó pha loãng với 50 ml NaCl 0,9%, truyền trong 1 – 3 giờ.

Chú ý khi sử dụng

Ertapenem là thuốc kháng sinh hạn chế cao, phải hội chẩn Ban quản lý sử dụng kháng sinh trước khi sử dụng. Dung dịch sau hoàn nguyên ổn định trong 1 giờ sau khi pha. Dung dịch truyền tĩnh mạch pha loãng với NaCl 0,9% ổn định trong 6 giờ ở 25 độ C và 24 giờ ở 5 độ C. Dùng trong vòng 4 giờ sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh.

Phụ nữ có thai: B (FDA) (*), B2 (TGA) (**).

Phụ nữ cho con bú: Có thể dùng.

Cần hiệu chỉnh liều trên người bệnh suy thận có ClCr < 10 ml/phút.

(*) Nhóm B theo phân loại của FDA: Nghiên cứu trên động vật không thấy có nguy cơ đối với thai và chưa có nghiên cứu đối chứng trên phụ nữ có thai. Hoặc nghiên cứu trên động vật cho thấy có tác dụng không mong muốn (ngoài tác động giảm khả năng sinh sản) nhưng không được xác nhận trong các nghiên cứ có đối chứng ở phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu và không có bằng chứng về nguy cơ trong các tháng sau.

(**) Nhóm B2 theo phân loại của TGA: Thuốc được sử dụng trên số lượng giới hạn phụ nữ có thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không làm tăng tần suất dị tật thai nhi hoặc gây bất kỳ ảnh hưởng xấu trực tiếp hoặc gián tiếp nào trên thai nhi được quan sát. Nghiên cứu trên động vật không đầy đủ, nhưng có những bằng chứng cho thấy không có sự tăng nguy hại trên thai nhi.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Theo hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất)


cephalothin.png

29 Tháng Sáu, 2023 Tin TứcTruyền Thông

Ảnh minh họa: nguồn Internet.

Cephalothin natri
Bột pha tiêm

1. Thành phần

Mỗi lọ chứa:

Hoạt chát:

CEPHALOTHIN 500: Cephalothin 500 mg (dưới dạng Cephalothin natri).

CEPHALOTHIN 1G: Cephalothin 1 g (dưới dạng Cephalothin natri).

2. Dạng bào chế:Bột pha tiêm
3. Dược lực học và được động học

Dược lực học

Nhóm dược lý: Kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ thứ 1.

Ma ATC: JO1DB03

Cephalothin 14 kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ thứ 1. Thuốc tác dụng bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Thuốc có hoạt tính tốt trên các cầu khuẩn gram dương, có hoạt tính trung bình trên các vi khuẩn gram âm. Các cầu khuẩn gram duong nhạy cảm gồm cả tụ câu khuẩn tiết và không tiết penicillinase, mặc dù tụ cầu khuẩn kháng meticillin đã kháng thuốc. Hầu hết các liên cầu khuẩn đều nhạy cảm với cephalothin, nhưng thuốc không có tác dụng trên Streptococcus pneumoniae kháng penicilin; các chủng enterococci cũng thường kháng cephalothin. Vài chủng vi khuẩn ky khí gram dương cũng nhạy cảm với

cephalothin. Cephalothin thường không có tác dụng với Listeria monocytogenes. Đối với vi khuẩn gram âm, cephalothin có hoạt tính với vài họ, vi khuẩn đường ruột kể cả chung Escherichia coli, Klebsiella  pneumoniae, Proteus mirabilis, Salmonella (trừ Salmonella gây sốt thương hàn), va Shigella spp., nhưng không có hoạt tính với Enterobacter, Proteus indol dương tính, hoặc Serratia spp. Thuốc cũng có hoạt tính đối với Moraxella catarrhalis (Branhamella catarrhalis) và Neisseria spp., mặc dù Haemophilus influenzae đề kháng trung bình. Bacteroides fragilis va Pseudomonas aeruginosa |ciing nhu mycobacteria, mycoplasma,và nấm kém nhạy cảm với thuốc.

Cũng như các kháng sinh cephalosporin khác, có sự để kháng chéo giữa cephalothin và các penicillin kháng penicillinase.

Dược động học

Cephalothin được hấp thu kém ở đường tiêu hóa, nên phải tiêm. Sau khi tiêm bắp các liều 0,5 g và 1 g, trong vòng 30 phút sẽ đạt được nồng độ đỉnh huyết tương tuong ứng là 10 microgram và 20 microgram/ml. Tiêm tĩnh mạch liều 1g sẽ có nồng độ đỉnh huyết tương 30 microgram/ml sau 15 phút. Tiêm truyền liên tục 500 mg/giờ sẽ có nồng độ đỉnh huyết tương từ 14-20 microgram/ml. Truyền tĩnh mạch liều 2g trong 30phút, nồng độ đỉnh huyết tương khoảng 90 microgram/ml sau khi truyền 30 phút. Tiêm truyền có hiệu quả hơn tiêm bắp vì quan trọng là nồng độ đỉnh đạt được cao hơn nông độ tối tiểu ức chế vi khuẩn.

Cephalothin được phân bố rộng khắp trong các mô và dịch của cơ thể, trừ não và dịch não tủy có nồng độ thấp và không thể dự đoán được. Thể tích phân bố của cephalothin là 18 lít/ 1,7㎡ diện tích cơ thể. Cephalothin đạt nồng độ có thể đo được trong dịch màng phổi, nhãn phòng, mật, khớp và mô xương. Cephalothin qua hàng rào nhau thai vào tuần hoàn thai nhi và có nồng độ thấp trong sữa me.

Nửa đời trong huyết tương dao động từ 30 phút đến 1 giờ, nhưng có thể kéo dài hơn người suy thận (có thể trong khoảng từ 1 giờ đến 5 giờ), nhất là đối với chất chuyển hóa. Khoảng 70% cephalothin trong tuần hoàn gắn kết vớiprotein huyết tương.

Khoảng20 – 30% cephalothin nhanh chóng bị khử acetyl trong gan và khoảng 60— 70% liều dùng được bài tiết trong  nước tiểu qua ống thận trong 6 giờ dưới dạng cephalothin và chất chuyển hóa dessectlocpiplrilun (phổ kháng khuẩn của dessectlocpiplrilun tương tự như cephalothin nhưng hoạt tính chỉ bằng 25-50% hoạt tính của cephalothin). Sau khi tiêm bắp các liều 0,5 và 1g cephalothin có nồng độ cao trong nước tiểu tương ứng là 0,8mg/ml và 2,5mg/ml . Probenecid ngăn chặn sự bài tiết cephalothin ở thận, ceplothin bài tiết qua mật với số lượng rất ít.

4. Quy cách đóng gói:

Hộp 10/ 25 lọ bột pha tiêm.

5. Chỉ định

Cephalothin được chi định trong điều trị các nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra:

– Nhiémkhuan đường hôhap.

– Nhiễm khuẩn da và mô mềm, kể cả viêm phúc mạc.

– Nhiễm khuẩn đường niệu-sinh dục.

– Nhiễm khuẩn huyết, kể cả viêm màng trong tim.

– Nhiễm khuẩn xương và khớp.

– Dự phòng trong phẫu thuật.

6. Liều dùng và cách dùng

Liều dùng:

Người lớn

Liều thông thường tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch: 500 mg- 1 g, mỗi 4-6 giờ, tùy theo mức độ nhiễm khuẩn.

Nhiễm khuẩn nặng: tiêm tĩnh mạch liều 2 g, 4 lần/ ngày.

Nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường: có thể tăng liều đến 12 g/ ngày (2 g mỗi 4 giờ)

Dùng dự phòng trước khi phẫu thuật:

Người lớn: liều thông thường: 1 – 2 g tiêm tĩnh mạch 30- 60 phút trước khi phẫu thuật; sau đó trong và sau phẫu thuật: 1- 2 g cách 6 giờ 1 lần trong 24 giờ.

Trẻ em: 20 30 mg/kg cùng khoảng thời gian như người lớn. Dự phòng thường ngừng trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật.

Trẻ em:

Liều thông thường: 80- 160 mg/kg/ngày chia làm 3 – 4 lần. Liều tối đa 160 mg/ngày nhưng không được vượt quá 10 – 12 ngày.

Điều trị xơ nang trong nhiễm khuẩn phổi gây nên bởi StaphyÌococcus aureus: liều 25- 50 mg/kg, cách 6 giờ một lần. Tổng liều không vượt quá liều người lớn.

Trẻ mới sinh: liều khuyến cáo tiêm tĩnh mạch là 50 -100 mg/kg/ngày, chia làm 2 – 3 lần.

Trẻ sơ sinh: tiêm tĩnh mạch 25 mg/kg, cách 6 giờ một lần; cần theo dõi độc tính với thận, giảm bạch cầu trung tính, phát ban, dị ứng và thử nghiệm Coombs dương tính giả có thể xảy ra ở người bệnh.

Trẻ em suy thận vừa: Liều 75— 100% liều bình thường trong 12 giờ. Trẻ em đi tiểu khó: Liều bằng 1⁄2 liều bình thường trong 12— 24

gid.

Bệnh nhân suy thận: Liều khởi đầu là 1- 2 g. Giảm liều dựa vào độ thanh thải creatinin (CC):

– CC 50-80 ml/phut: 2 g mỗi 6 giờ.

– CC 25-50 ml/phiut: 1,5 g mỗi6 giờ.

– CC 10-25 ml/phút: 1 g mỗi 6 giờ.

-_CC 2-10 ml/phút: 500 mg mỗi 6 giờ.

– CC <2 ml/phút: 500 mg mỗi 8 giờ.

Cách dùng

Tiêm bắp: Hòa tan 500 mg hoặc 1 g cephalothin tương ứng với 2,2 ml hoặc 4 ml nước vô khuẩn pha tiêm. Dung dịch thu được dùng để

tiêm bắp sâu.

Tiêm tĩnh mạch: Hòa tan 500 mg hoặc 1 g cephalothin tương ứng với 5 ml hoặc 10 ml nước vô khuẩn pha tiêm hoặc dung dịch tiêm |

Natri clorid 0,9%, dung dịch tiêm Glucose 5%, dung dich tiém Ringer lactat, dung dich tiém Glucose 5% trong Ringer lactat. Dung dich|

thu được dùng để tiêm tĩnh mạch chậm từ 3 đến 5 phút. Tiêm từ từ liều 1 g cephalothin trong thời gian ít nhất 5 phút.

Truyền tĩnh mạch không liên tục: cách dùng này cho nông độ huyết thanh rất cao và có hiệu quả. Liều thích hợp trong 24 giờ là 8 — 12

g, mỗi lần tiêm truyền 2 2,4lan hoặc 6 lần/ngày. Hòa tan 2 g cephalothin trong 100 ml dung dịch natri clorid tiêm 0,9%, hoặc 100 ml

glucose tiêm 5%. Nên tiêm truyền thẻ tích này trong thời gian từ 30— 50 phút.

7. Chống chỉ định

Quá mẫn với kháng sinh nhóm cephalosporin hoặc tiền sử dị ứng với penicillin.

8. Lưu ý và thận trọng

Thận trọng khi dùng thuốc ở những bệnh nhân có tiền sử dị ứng. Nếu dị ứng xảy ra, cần ngưng dùng thuốc.

Thận trọng khi dùng thuốc ở những bệnh nhân suy giảm chức năng thận: có thể phải giảm liều. Cần theo dõi chức năng thận và thời gian đông máu, nhât là trong thời gian điều trị cephalothin dài ngày và liều cao. Dùng kết hợp với gentamicin và các aminoglycosid khác có nguy cơ tăng nhiễm độc thận.

Cũng như các kháng sinh khác, việc sử dụng kéo dài cephalothin có thể dẫn tới sự phát triển quá mức các vi sinh vật không nhạy cảm với thuốc, do đó cần phải theo dõi bệnh nhân liên tục. Viêm đại tràng màng giả liên quan tới Clostridium difficile đã được báo cáo với cephalothin, có thể từ mức độ nhẹ đến đe dọa tính mạng. Vì vậy, điều quan trọng là phải đánh giá chẩn đoán này ở bệnh nhân bị tiêu chảy trong hoặc sau khi điều trị bằng cephalothin.

Dùng kết hợp kháng sinh cephalosporin và aminoglycosid có thể làm tăng độc tính trên thận.

Sử dụng trên phụ nữ có thai: Nói chung cephalothin được xem là sử dụng an toàn trong khi mang thai. Không có thông báo nào về mối liên quan giữa sử dụng cephalothin với các khuyết tật bẩm sinh hoặc độc tính trên trẻ sơ sinh.

Tuy vậy, chưa có những nghiên cứu đầy đủ và kiểm soát chặt chẽ trên những người mang thai, nên dùng thuốc thận trọng và chỉ dùng cho người mang thai khi thật cần thiết.

Sử dụng trên phụ nữ cho con bú: cephalothin bài tiết qua sữa mẹ ở nồng độ thấp (khoảng 7,5% liều người mẹ dùng có trong sữa). Không biết thuốc có ảnh hưởng độc đến trẻ hay không. Nên thận trọng khi sử dụng cephalothin ở người cho con bú, cần quan tâm khi thấy trẻ bị ỉa chảy,tưa và nổi ban.

Ảnh hưởng của thuốc đến khả năng điều khiến tàu xe và vận hành máy móc: Không có báo cáo.

9. Tương tác của thuốc với các thuốc khác và các dạng tương tác khác

Độc tính trên thận tăng khi dùng đồng thời cephalothin với các kháng sinh nhóm aminoglycosid. Probenecid cạnh tranh bài tiết ở ống thận với cephalothin và làm giảm độ thanh thải của cephalothin. Không khuyến cáo dùng đồng thời cephalothin và probenecid.

Test Coombs (+) trong khi điều trị bằng cephalothin. Trong khi làm phản ứng chéo truyền máu hoặc thử mẹ đã dùng cephalothin trước khi đẻ, phản ứng này có thể (+) do thuốc.

Tìm glucose niệu bằng các chất khử có thê dương tính giả.

Cephalothin có thể gây trở ngại cho việc đo nồng độ creatinin theo phương pháp Jaffé và có thể cho giá trị cao giả tạo; nên nhớ điều này khi kiểm tra chức năng thận.

Cũng có chứng cứ tăng nhiễm độc thận khi dùng với một thuốc lợi tiểu quai như furosemid, nhưng không thể hiện chắc chắn như furosemid với cefaloridin.

Có thể có sự đối kháng giữa cephalothin và các chất kiềm khuẩn.

Tương ky:

Đã thây cephalothin tương ky với aminoglycosid và nhiều chất khác. Không trộn lẫn cephalothin và aminoglycosid trong cùng lọ /túi.

Tủa có thể xảy ra ở dungdịch pH dưới 5.

10. Tác dụng không mong muốn

Thường gặp, 1/100 < ADR < 1/10

– Toàn thân: Đau tai chỗ tiêm bắp.

– Tiêu hóa: Tiêu chảy.

– Máu: Tăng bạch cầu ưa  eosin, biến chứng chảy máu.

– Da: Ban da dạng sần

Ít gặp, 1/1000< ADR < 1/100

– Toàn thân: Sốt.

– Da: Nổi mày đay.

Hiếm gặp, ADR < 1/1 000

– Toàn thân: Phản ứng giống bệnh huyết thanh và phản ứng phản vệ.

– Máu: Giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan máu, thử nghiệm Coombs dương tính.

– Tiêu hóa: Viêm đại tràng màng giả, buồn nôn và nôn.

– Thận: Nhiễm độc thận có tăng tạm thời urê huyết/creatinin, viêm thận kẽ.

– Gan: Vàng da ứ mật, tăng nhẹ AST, ALT.

– Khác: Đau khớp và bệnh nấm Candida.

Tác dụng không mong muôn liên quan tới liều cao: Cơn co giật và những dấu hiệu nhiễm độc hệ thần kinh trung ương, đặc biệt ở người  suy thận; viêm tĩnh mạch huyết khối sau khi tiêm truyền tĩnh mạch.

Ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ nếu: Xuất hiện dị ứng hoặc phản ứng quá mẫn nghiêm trọng, viêm đại tràng màng giả.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.

11. Quá liều và xử trí

Triệu chứng: Các triệu chứng quá liều bao gồm phản ứng quá mẫn thần kinh cơ, co giật, đặc biệt ở người suy thận.

Xử trí: Xử trí quá liều cần cân nhắc đến khả năng quá liều của nhiều loại thuốc, sự tương tác thuốc và được động học bắt thườngở người bệnh.

Nếu có co giật, ngừng ngay thuốc và có thể dùng liệu pháp chống co giật nếu có chỉ định về lâm sàng. Bảo vệ đường hô hấp, hỗ trợ thông khí và truyện dịch. Theo dõi cần thận và duy trì trong phạm vi cho phép các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh, các khí trong máu, các chất điện giải trong huyết (thanh v.v… Nếu gặp quá liều trầm trọng, đặc biệt ở người suy thận, có thể phối hợp thấm tách máu và truyền máu, nêu điều trị bảo tồn bị thất bại. Tuy nhiên, chưa có dữ liệu có giá trị chứng minh cách điều trị này.

Khi bị quá liều, cần ngưng dùng cephalothin ngay và có thé dùng liệu pháp chống co giật nếu được chỉ định về lâm sàng. Thẩm tách máu có thể được xem xét trong trường hợp quá liều nghiêm trọng.

12. Điều kiện bảo quản:

Để nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C.

13. Hạn dùng:24 tháng kê từ ngày sản xuất

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị

Dược sĩ

Trương Thị Hiền

(Theo tờ Hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất)


canh-bao-ti-le-thai-phu-_281687699108-1200x900.jpg

29 Tháng Sáu, 2023 Tin TứcTruyền Thông

Tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp giảm quy mô hoạt động vì thiếu đơn hàng, không ít cơ sở kinh doanh đóng cửa… đã ảnh hưởng đến nhiều thai phụ. Có người bị sốc sau khi đi khám và biết mình mang thai vì không đủ tiền để chăm sóc sức khỏe, nuôi con.

Bác sĩ Nguyễn Hương Lan đang tư vấn cho một thai phụ về tầm soát sức khỏe thai kỳ (ảnh chụp tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh ngày 19/6) – Ảnh: T.HUYỀN

Hoãn làm xét nghiệm vì chưa có lương

Tại phòng khám sản của Bệnh viện Lê Văn Thịnh, chị N.T.D. – 34 tuổi, cư trú tại phường Bình Trưng Tây, TP Thủ Đức – mặt buồn thiu. 1 tuần nay, chị thấy trong người không khỏe, hay bị chóng mặt và mắc ói. Ban đầu, chị tưởng mình quá căng thẳng vì bị nhà máy tinh giản biên chế, khi tới bệnh viện kiểm tra mới biết đã mang thai 16 tuần.

Vợ chồng chị đều là công nhân và cả 2 cùng mất việc. Chồng chị phải chạy xe ôm để có thu nhập. 2 con đang độ tuổi tiểu học. Đứa con thứ ba xuất hiện lúc này có vẻ như không phù hợp hoàn cảnh. Hiện tại, chị chưa biết trông vào đâu để có tiền chăm sóc thai kỳ chứ chưa nói tới chuyện sau này nuôi con. Cầm kết quả siêu âm trong tay, chị mếu máo với bác sĩ rằng muốn bỏ thai.

Thấy tinh thần thai phụ không tốt, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Hương Lan – Phó khoa Sản Bệnh viện Lê Văn Thịnh – đã động viên, rằng thai đang rất ổn, nhịp tim tốt, và đã có hình hài. Bác sĩ còn nói chị cứ đi làm các xét nghiệm tầm soát thai kỳ, bác sĩ sẽ hỗ trợ chi phí. Lúc này, phản ứng đòi bỏ thai của chị D. không còn quyết liệt và chị đã chịu khám thai theo lời khuyên của bác sĩ.

Khi bệnh nhân ra về, tâm trạng của bác sĩ Nguyễn Hương Lan trĩu nặng. Cũng là phụ nữ, chị hoàn toàn thấu hiểu rằng chi phí khám và tầm soát thai kỳ chỉ là một phần rất nhỏ trong nỗi khó khăn của chị D. Muốn mang thai rồi sinh con, nuôi dưỡng một đứa trẻ trong hoàn cảnh công việc bấp bênh thì người mẹ ấy sẽ còn phải đối diện với rất nhiều nỗi lo toan.

Chị D. không phải trường hợp cá biệt. Ngày 19/6, chị N.K.A. – mang thai 20 tuần tuổi – tới Bệnh viện Lê Văn Thịnh khám thai. Khi bác sĩ chỉ định siêu âm tầm soát dị tật thai nhi thì chị đã bật khóc vì không có đủ tiền. Chị xin bác sĩ để chậm lại vài tuần, hôm nay, chỉ cần biết em bé vẫn đang khỏe là được. Khi bác sĩ thăm hỏi hoàn cảnh, chị A. tâm sự đã 3 tháng nay chưa nhận được lương. Doanh nghiệp nơi chị làm việc hứa cuối tháng sẽ trả nên bây giờ chị không có tiền để làm siêu âm hay xét nghiệm.

Không chỉ Khoa Sản của Bệnh viện Lê Văn Thịnh ghi nhận nhiều thai phụ gặp khó khăn do thu nhập bị mất hoặc sụt giảm. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung – Trưởng khoa Phụ sản cơ sở 2 Bệnh viện Đại học y dược TPHCM – cho biết ông cũng cảm nhận rõ sự lo lắng của các thai phụ đến khám ở đây. Có thai phụ khám thai định kỳ từ đầu và đã có kế hoạch sẽ sinh em bé tại bệnh viện thì nay, gần tới ngày lâm bồn họ lại xin chuyển về quê. Chị thật lòng chia sẻ do thu nhập của vợ chồng không tốt, chồng chỉ nhận được 70% lương nên quyết định chuyển về quê sinh con để giảm chi phí.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trung ghi nhận cứ 10 người vào khám thai thì 3 người quay lưng bỏ về luôn sau khi được bác sĩ chỉ định các xét nghiệm tầm soát thai kỳ. Đa phần những phụ nữ này làm nội trợ, lao động tự do, làm công việc tay chân, người lao động mới bị mất việc hoặc bị giảm lương…

Nên chỉ định kỹ thuật y khoa phù hợp với hoàn cảnh của thai phụ

Cả Bệnh viện Lê Văn Thịnh và Bệnh viện Đại học y dược TPHCM đều thống kê thấy số người đi khám thai sụt giảm hẳn so với những năm trước dịch COVID-19. Chẳng hạn, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung ước tính hiện mỗi ngày Khoa Phụ sản cơ sở 2 Bệnh viện Đại học y dược TPHCM tiếp nhận khoảng 120 thai phụ, chỉ bằng 70% so với bình thường. Trong số các thai phụ tới tầm soát sức khỏe thai kỳ thì những người có tâm lý lo lắng về tài chính chiếm khoảng 30%. Tương tự, bác sĩ Nguyễn Hương Lan cho biết, mỗi ngày Bệnh viện Lê Văn Thịnh khám khoảng 70 thai phụ, sụt giảm 30% so với bình thường.

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Trung, dưới góc độ người làm chuyên môn, các bác sĩ có thể đồng cảm, chia sẻ trước sự khó khăn của các thai phụ khi ra các chỉ định y khoa. Ông cho rằng, các kỹ thuật tầm soát tốt nhất nhưng chưa chắc đã hợp lý nhất với những phụ nữ đang gặp khó khăn về tài chính. Khi ra chỉ định, bác sĩ hãy dành thêm thời gian hỏi han, tư vấn cho thai phụ, đưa ra nhiều phương án cho họ lựa chọn, miễn sao vẫn đạt được mục tiêu chăm sóc sức khỏe thai kỳ cơ bản.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trung lấy ví dụ có 2 loại xét nghiệm tầm soát bệnh Down ở thai nhi. Xét nghiệm double test được chỉ định ở tất cả thai phụ có thai trong quý đầu (giữa tuần thứ 9 đến hết tuần thứ 13) của thai kỳ, cho phép phát hiện khoảng 95% thai kỳ mắc hội chứng Down, chi phí dao động từ 500.000-600.000 đồng. Còn xét nghiệm NIPT – xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn cho độ chính xác cao gần như tuyệt đối nhưng chi phí cao gấp từ 5 lần so với double test.

Tiếp đến, với các thai phụ tài chính khó khăn, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung cho rằng chỉ cần siêu âm 4 lần trong suốt quá trình mang thai. Lần siêu âm thứ nhất là từ tuần thai thứ 11-13 (đo độ mờ da gáy thai nhi). Lần siêu âm thứ hai từ tuần thai thứ 20-23 (siêu âm 4D để tầm soát các dị tật). Lần siêu âm thứ ba là vào lúc thai 32 tuần, lần cuối siêu âm trước ngày dự sinh 1 tháng.

Bác sĩ cân nhắc và ra chỉ định hợp lý với hoàn cảnh của thai phụ sẽ góp phần giúp cho những phụ nữ này theo hết được quá trình tầm soát và chăm sóc thai kỳ. Nếu chi phí thăm khám, tầm soát trong thai kỳ vượt quá khả năng thì họ sẽ bỏ dở giữa chừng. Như vậy, mục tiêu chăm sóc sức khỏe sinh sản sẽ không đạt được. Mẹ không được tư vấn và khám thai đầy đủ sẽ không phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn, gây nguy cơ cao khi sinh nở như băng huyết sau sinh, tiền sản giật… Đó còn chưa kể chi phí cho một em bé bị dị tật còn cao hơn rất nhiều lần so với chi phí khám thai, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Bác sĩ Nguyễn Hương Lan hy vọng rằng sẽ có những chính sách hỗ trợ xã hội kịp thời cho phụ nữ mang thai đang gặp nhiều khó khăn lúc này.

Thực hiện: Thanh Huyền

Nguồn: phunuonline.com.vn


download.jpg

29 Tháng Sáu, 2023 Tin TứcTruyền Thông

Tình cảnh “dở khóc, dở cười” trên là chuyện bình thường của nhân viên y tế khi đã chọn làm việc ở Khoa Cấp cứu. Nếu không đồng cảm, họ khó có thể nên vợ nên chồng.

Vừa gọi ly nước đã phải chạy về bệnh viện

Điều dưỡng Hoàng Thị Tuấn Tình, Điều dưỡng trưởng khoa Tâm lý lâm sàng, Bệnh viện Lê Văn Thịnh
Tôi đã trải qua 4 năm “thanh xuân” ở khoa Cấp cứu, ai cũng ngạc nhiên với sự lựa chọn này vì đây được xem là “nơi đầu sóng ngọn gió” của mọi bệnh viện. Thời điểm đó, thanh niên, trẻ khỏe, chưa lập gia đình, không có gì ngoài sự máu lửa nên tôi rất hào hứng. Cũng chính thời gian làm việc ở đây đã giúp tôi quen được “một nửa” của cuộc đời mình. Tình yêu của của hai người đồng nghiệp cùng làm việc tại Khoa Cấp cứu cũng lắm tình huống “dở khóc, dở cười”.
Thời mới hẹn hò, là nhân viên cấp cứu nên chúng tôi không bao giờ được tắt điện thoại. Nếu đi chơi cũng chỉ dám quẩn quanh gần viện vì sợ có việc đột xuất. Hôm ấy, tranh thủ ngày nghỉ sau ca trực đêm, chúng tôi đi uống nước. Chưa kịp tâm sự, nước vừa được mang ra thì tôi lại nhận tin nhắn yêu cầu có mặt tại khoa ngay lập tức.
Bệnh viện Lê Văn Thịnh, nơi 2 anh Tưởng và chị Tình quen biết rồi kết hôn. Ảnh: GL.
Bỏ lại ly nước, chúng tôi chạy vội về bệnh viện, thay đồ và vào ca trực. Nguyên nhân là người nhà bệnh nhân mâu thuẫn với nhân viên Khoa Cấp cứu, vì thế phải thay toàn bộ kíp trực mới để đảm bảo an toàn.
Rồi một hôm khác, bệnh nhân cấp cứu đông quá nên chúng tôi cũng lại phải bỏ dở ly nước để về phụ mọi người. Chuyện hẹn hò vất vả lắm. Nếu không cùng ngành nghề, chắc không anh nào chấp nhận người yêu tự dưng đi làm lúc đang hẹn hò đâu.
Hẹn hò được 2 năm thì chúng tôi lập gia đình. Thu nhập không cao nhưng sống đủ, hai vợ chồng vẫn trực đêm 3 buổi một tuần. Tất cả thay đổi khi tôi sinh con đầu lòng.
Năm thứ 4 tôi làm điều dưỡng của Khoa Cấp cứu, theo quy định, khi con tròn 1 tuổi, nhân viên y tế nữ phải trực đêm trở lại. Ngày đầu tiên trở lại vị trí quen thuộc cũng là ngày sinh nhật của đầu tiên con trai. Buổi trưa, tôi tranh thủ nấu nướng bày biện và tổ chức cho bé.
Đến 21h, tôi xách túi vào viện. Bước chân đi tôi buồn rười rượi. Tôi bắt buộc phải cai sữa, uống thuốc cho tiêu sữa và khỏi căng tức. Công việc không thể khác được. Trở về nhà vào sáng hôm sau, tôi đi chợ, nấu nướng, ôm ấp con vào lòng. Khi thấy mọi thứ đã ổn, tôi mới yên tâm chợp mắt sau đêm trực mệt nhoài.
Vợ chồng điều dưỡng Hoàng Thị Tuấn Tình và Phạm Văn Tưởng cùng hai con trai. Ảnh: NVCC
Thu nhập không cao, áp lực lớn, nhưng đổi lại chúng tôi nhận được rất nhiều tình cảm từ đồng nghiệp. Thời điểm tôi bị động thai, Khoa Cấp cứu đã cho nghỉ không lương 1 tháng rồi sắp xếp công việc hành chính. Đến khi con được một tuổi, không thể trực đêm mãi, tôi quyết định chuyển khoa để chăm lo cho gia đình tốt hơn.
Sau 4 năm gắn bó, tôi chuyển sang Khoa Tâm lý lâm sàng. Kinh nghiệm quý giá ở Khoa Cấp cứu đã giúp tôi rất nhiều. Ngay cả việc chăm con, tôi cũng có nhiều kinh nghiệm từ nghề.

Ở cùng thành phố, 6 tháng không thể gặp nhau

Điều dưỡng Phạm Văn Tưởng, Điều dưỡng trưởng Khoa Cấp cứu
Tôi vào làm việc tại Khoa Cấp cứu sớm hơn 2 tuần so với cô ấy. Với điều dưỡng nữ làm cấp cứu, vất vả nhất là khi gặp các bệnh nhân say rượu, kích động, hay cần súc rửa dạ dày. Nhân sự thiếu, mỗi kíp trực chỉ có 3 người nhưng chưa khi nào Tình “tận dụng” sự thân quen để nhờ tôi gánh việc.
Đồng hành cùng nhau trong những năm đầu tiên làm nghề, cho đến khi dịch Covid-19 ập đến, chúng tôi lại cùng nhau ra tuyến đầu. Đó cũng là lần đầu tiên tôi xa vợ con đến nửa năm trời dù cả gia đình vẫn ở chung một thành phố. Tôi vào bệnh viện dã chiến, còn Tình đi lấy mẫu cộng đồng. Hai con trai được dì đang là sinh viên đại học chăm sóc.
Thời điểm đó, phải đến cuối tuần, khi có kết quả xét nghiệm âm tính, Tình mới dám về thăm con một ngày. Liên tiếp những ngày sau đó là chuỗi ngày đi lấy mẫu đến tận 2-3h sáng. Buổi tối, vợ chồng chỉ kịp tranh thủ gọi điện để biết nhau vẫn ổn là ngủ thiếp đi.  Khi thành phố bình an trở lại, hai vợ chồng ngồi bên nhau rồi chúng tôi tự hỏi sao gia đình mình có thể vượt qua được những tháng ngày như vậy.

   

Chị Tình vẫn nhớ như in những ngày hai vợ chồng phải xa hai con nhỏ, ra tuyến đầu chống dịch. Ảnh: NVCC.

Trong 11 năm làm việc ở Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thì có đến 10 năm tôi không đón Tết cùng gia đình. Đôi khi cũng tâm tư vì khi cả nhà quây quần đông đủ, tôi ít khi góp mặt. Hai đứa trẻ, có lẽ vì là con của nhân viên y tế nên đã sớm hiểu chuyện dù đôi khi vẫn băn khoăn khi “bố vắng nhà”. Hơn hết, có vợ làm cùng nghề, sự thông cảm dành cho nhau nhiều hơn. Đó là động lực giúp tôi vẫn tiếp tục gắn bó với nghề.

Nguồn: vietnamnet.vn

 


IMG_20220705_093158-1200x600.jpg

Cảnh báo tỉ lệ thai phụ khám định kỳ sụt giảm do kinh tế khó khăn

PNO – Tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp giảm quy mô hoạt động vì thiếu đơn hàng, không ít cơ sở kinh doanh đóng cửa… đã ảnh hưởng đến nhiều thai phụ. Có người bị sốc sau khi đi khám và biết mình mang thai vì không đủ tiền để chăm sóc sức khỏe, nuôi con.

 

Bác sĩ Nguyễn Hương Lan đang tư vấn cho một thai phụ về tầm soát sức khỏe thai kỳ (ảnh chụp tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh ngày 19/6) - ẢNH: T.HUYỀN
Bác sĩ Nguyễn Hương Lan đang tư vấn cho một thai phụ về tầm soát sức khỏe thai kỳ (ảnh chụp tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh ngày 19/6) – Ảnh: T.HUYỀN
Hoãn làm xét nghiệm vì chưa có lương

Tại phòng khám sản của Bệnh viện Lê Văn Thịnh, chị N.T.D. – 34 tuổi, cư trú tại phường Bình Trưng Tây, TP Thủ Đức – mặt buồn thiu. 1 tuần nay, chị thấy trong người không khỏe, hay bị chóng mặt và mắc ói. Ban đầu, chị tưởng mình quá căng thẳng vì bị nhà máy tinh giản biên chế, khi tới bệnh viện kiểm tra mới biết đã mang thai 16 tuần.

Vợ chồng chị đều là công nhân và cả 2 cùng mất việc. Chồng chị phải chạy xe ôm để có thu nhập. 2 con đang độ tuổi tiểu học. Đứa con thứ ba xuất hiện lúc này có vẻ như không phù hợp hoàn cảnh. Hiện tại, chị chưa biết trông vào đâu để có tiền chăm sóc thai kỳ chứ chưa nói tới chuyện sau này nuôi con. Cầm kết quả siêu âm trong tay, chị mếu máo với bác sĩ rằng muốn bỏ thai.

Thấy tinh thần thai phụ không tốt, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Hương Lan – Phó khoa Sản Bệnh viện Lê Văn Thịnh – đã động viên, rằng thai đang rất ổn, nhịp tim tốt, và đã có hình hài. Bác sĩ còn nói chị cứ đi làm các xét nghiệm tầm soát thai kỳ, bác sĩ sẽ hỗ trợ chi phí. Lúc này, phản ứng đòi bỏ thai của chị D. không còn quyết liệt và chị đã chịu khám thai theo lời khuyên của bác sĩ.

Khi bệnh nhân ra về, tâm trạng của bác sĩ Nguyễn Hương Lan trĩu nặng. Cũng là phụ nữ, chị hoàn toàn thấu hiểu rằng chi phí khám và tầm soát thai kỳ chỉ là một phần rất nhỏ trong nỗi khó khăn của chị D. Muốn mang thai rồi sinh con, nuôi dưỡng một đứa trẻ trong hoàn cảnh công việc bấp bênh thì người mẹ ấy sẽ còn phải đối diện với rất nhiều nỗi lo toan.

Chị D. không phải trường hợp cá biệt. Ngày 19/6, chị N.K.A. – mang thai 20 tuần tuổi – tới Bệnh viện Lê Văn Thịnh khám thai. Khi bác sĩ chỉ định siêu âm tầm soát dị tật thai nhi thì chị đã bật khóc vì không có đủ tiền. Chị xin bác sĩ để chậm lại vài tuần, hôm nay, chỉ cần biết em bé vẫn đang khỏe là được. Khi bác sĩ thăm hỏi hoàn cảnh, chị A. tâm sự đã 3 tháng nay chưa nhận được lương. Doanh nghiệp nơi chị làm việc hứa cuối tháng sẽ trả nên bây giờ chị không có tiền để làm siêu âm hay xét nghiệm.

Không chỉ Khoa Sản của Bệnh viện Lê Văn Thịnh ghi nhận nhiều thai phụ gặp khó khăn do thu nhập bị mất hoặc sụt giảm. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung – Trưởng khoa Phụ sản cơ sở 2 Bệnh viện Đại học y dược TPHCM – cho biết ông cũng cảm nhận rõ sự lo lắng của các thai phụ đến khám ở đây. Có thai phụ khám thai định kỳ từ đầu và đã có kế hoạch sẽ sinh em bé tại bệnh viện thì nay, gần tới ngày lâm bồn họ lại xin chuyển về quê. Chị thật lòng chia sẻ do thu nhập của vợ chồng không tốt, chồng chỉ nhận được 70% lương nên quyết định chuyển về quê sinh con để giảm chi phí.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trung ghi nhận cứ 10 người vào khám thai thì 3 người quay lưng bỏ về luôn sau khi được bác sĩ chỉ định các xét nghiệm tầm soát thai kỳ. Đa phần những phụ nữ này làm nội trợ, lao động tự do, làm công việc tay chân, người lao động mới bị mất việc hoặc bị giảm lương…

Nên chỉ định kỹ thuật y khoa phù hợp với hoàn cảnh của thai phụ

Cả Bệnh viện Lê Văn Thịnh và Bệnh viện Đại học y dược TPHCM đều thống kê thấy số người đi khám thai sụt giảm hẳn so với những năm trước dịch COVID-19. Chẳng hạn, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung ước tính hiện mỗi ngày Khoa Phụ sản cơ sở 2 Bệnh viện Đại học y dược TPHCM tiếp nhận khoảng 120 thai phụ, chỉ bằng 70% so với bình thường. Trong số các thai phụ tới tầm soát sức khỏe thai kỳ thì những người có tâm lý lo lắng về tài chính chiếm khoảng 30%. Tương tự, bác sĩ Nguyễn Hương Lan cho biết, mỗi ngày Bệnh viện Lê Văn Thịnh khám khoảng 70 thai phụ, sụt giảm 30% so với bình thường.

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Trung, dưới góc độ người làm chuyên môn, các bác sĩ có thể đồng cảm, chia sẻ trước sự khó khăn của các thai phụ khi ra các chỉ định y khoa. Ông cho rằng, các kỹ thuật tầm soát tốt nhất nhưng chưa chắc đã hợp lý nhất với những phụ nữ đang gặp khó khăn về tài chính. Khi ra chỉ định, bác sĩ hãy dành thêm thời gian hỏi han, tư vấn cho thai phụ, đưa ra nhiều phương án cho họ lựa chọn, miễn sao vẫn đạt được mục tiêu chăm sóc sức khỏe thai kỳ cơ bản.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trung lấy ví dụ có 2 loại xét nghiệm tầm soát bệnh Down ở thai nhi. Xét nghiệm double test được chỉ định ở tất cả thai phụ có thai trong quý đầu (giữa tuần thứ 9 đến hết tuần thứ 13) của thai kỳ, cho phép phát hiện khoảng 95% thai kỳ mắc hội chứng Down, chi phí dao động từ 500.000-600.000 đồng. Còn xét nghiệm NIPT – xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn cho độ chính xác cao gần như tuyệt đối nhưng chi phí cao gấp từ 5 lần so với double test.

Tiếp đến, với các thai phụ tài chính khó khăn, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung cho rằng chỉ cần siêu âm 4 lần trong suốt quá trình mang thai. Lần siêu âm thứ nhất là từ tuần thai thứ 11-13 (đo độ mờ da gáy thai nhi). Lần siêu âm thứ hai từ tuần thai thứ 20-23 (siêu âm 4D để tầm soát các dị tật). Lần siêu âm thứ ba là vào lúc thai 32 tuần, lần cuối siêu âm trước ngày dự sinh 1 tháng.

Bác sĩ cân nhắc và ra chỉ định hợp lý với hoàn cảnh của thai phụ sẽ góp phần giúp cho những phụ nữ này theo hết được quá trình tầm soát và chăm sóc thai kỳ. Nếu chi phí thăm khám, tầm soát trong thai kỳ vượt quá khả năng thì họ sẽ bỏ dở giữa chừng. Như vậy, mục tiêu chăm sóc sức khỏe sinh sản sẽ không đạt được. Mẹ không được tư vấn và khám thai đầy đủ sẽ không phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn, gây nguy cơ cao khi sinh nở như băng huyết sau sinh, tiền sản giật… Đó còn chưa kể chi phí cho một em bé bị dị tật còn cao hơn rất nhiều lần so với chi phí khám thai, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Bác sĩ Nguyễn Hương Lan hy vọng rằng sẽ có những chính sách hỗ trợ xã hội kịp thời cho phụ nữ mang thai đang gặp nhiều khó khăn lúc này.

 Thanh Huyền


Bản Quyền © 2021 Bệnh Viện Lê Văn Thịnh - Thiết Kế và Phát Triển bởi Hân Gia Group