25 Tháng Ba, 2024 Truyền Thông

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Alendronic acid + Cholecalciferol

Phân loại: Thuốc ức chế tiêu xương, điều trị loãng xương. Dạng kết hợp.

2. Thuốc tham khảo:

hình ảnh : nguồn internet
                                         hình ảnh : nguồn internet

3. Chỉ định:

Thuốc được chỉ định cho:

Điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.

Điều trị để tăng khối lượng xương ở nam giới bị loãng xương.

Thuốc không được sử dụng để điều trị thiếu vitamin D.

4. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Phải dùng Alendronate + Cholecalciferol ít nhất 30 phút trước khi ăn, uống, hoặc uống thuốc lần đầu trong ngày với nước thường.

Các đồ uống khác (kể cả nước khoáng), thức ăn và một số thuốc có thể làm giảm hấp thu alendronate. Để đưa thuốc xuống dạ dày dễ dàng nhằm giảm kích ứng thực quản, chỉ nên nuốt Alendronate + Cholecalciferol với 1 cốc nước đầy vào lúc mới ngủ dậy trong ngày và bệnh nhân không nên nằm trong vòng ít nhất 30 phút sau khi uống thuốc và cho tới sau khi ăn lần đầu trong ngày.

Bệnh nhân không nhai hay ngậm viên thuốc để tránh bị loét miệng-họng. Không uống Alendronate + Cholecalciferol trước khi đi ngủ hoặc lúc còn đang nằm trên giường khi mới thức dậy trong ngày.

Liều dùng:

Liều sau đây áp dụng cho viên có hàm lượng 70mg/2800IU

– Điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh

Liều đề nghị: 1 viên nén mỗi tuần.

– Điều trị để tăng khối lượng xương cho nam giới bị loãng xương

Liều đề nghị: 1 viên nén mỗi tuần.

Liều dùng cho bệnh nhân lớn tuổi và bệnh nhân suy thận

Không cần chỉnh liều cho bệnh nhân lớn tuổi hoặc bệnh nhân bị suy thận từ nhẹ đến trung bình (độ thanh thải creatinine 35 đến 60mL/phút). Alendronate + Cholecalciferol không được khuyến cáo dùng cho bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinine < 35mL/phút) do chưa có kinh nghiệm điều trị.

5. Chống chỉ định:

Các bất thường của thực quản như hẹp hoặc mất tính đàn hồi của thực quản dẫn đến chậm làm rỗng thực quản; Không thể đứng hoặc ngồi thẳng ít nhất 30 phút; Giảm calci huyết; Nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

6. Thận trọng:

Các tác dụng phụ đường tiêu hóa trên

Alendronate + Cholecalciferol giống như các thuốc chứa bisphosphonate khác, có thể gây kích ứng tại chỗ niêm mạc đường tiêu hóa trên. Viêm thực quản, loét thực quản, trợt thực quản, đôi khi có kèm với chảy máu, đã được báo cáo. Vì vậy, bác sĩ cần cảnh giác với bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào báo hiệu về phản ứng ở thực quản. Cần thận trọng khi cho bệnh nhân có vấn đề về đường tiêu hóa trên (như khó nuốt, các bệnh ở thực quản, viêm hoặc loét dạ dày) dùng Alendronate + Cholecalciferol.

Chuyển hóa chất khoáng

Alendronate: Phải điều chỉnh tình trạng giảm calci huyết trước khi bắt đầu điều trị với Alendronate + Cholecalciferol.

Cholecalciferol: Tình trạng tăng calci huyết và/hoặc calci niệu có thể xấu hơn khi bổ sung vitamin D3 cho những bệnh nhân mắc những bệnh có tạo ra 1,25 dihydroxyvitamin D quá mức không điều chỉnh được (ví dụ, ung thư bạch cầu, u lymphô, bệnh sarcoidosis). Nên theo dõi calci huyết thanh và calci niệu ở những bệnh nhân này.

7. Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Thời kỳ mang thai:

Chưa có nghiên cứu trên phụ nữ có thai. Chỉ nên sử dụng Alendronate + Cholecalciferol trong thai kỳ sau khi cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ cho mẹ và bào thai.

Thời kỳ cho con bú:

Nên thận trọng khi dùng Alendronate + Cholecalciferol cho phụ nữ cho con bú.

8. Tác dụng không mong muốn (ADR):

Trong một nghiên cứu đa trung tâm, mù đôi, kéo dài 1 năm cho thấy dữ liệu về tính dung nạp và tính an toàn của alendronic acid 70 mg dùng mỗi tuần 1 lần (n=519) tương tự như alendronic acid 10 mg dùng mỗi ngày 1 lần (n=370).

Các tác dụng phụ sau được các nhà nghiên cứu báo cáo là có khả năng, có thể, hay xác định là có liên quan đến thuốc với tần suất ≥ 1% ở mỗi nhóm điều trị như sau: đau bụng (alendronic acid 70 mg: 3,7% và alendronic acid 10 mg: 3,0%), rối loạn tiêu hóa (2,7% và 2,2%), ợ chua (1,9% và 2,4%), buồn nôn (1,9% và 2,4%), chướng bụng (1,0% và 1,4%), táo bón (0,8% và 1,6%), đầy hơi (0,4% và 1,6%), viêm dạ dày (0,2% và 1,1%), loét dạ dày (0,0% và 1,1%), đau cơ, xương, khớp (2,9% và 3,2%), chuột rút (0,2% và 1,1%).

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

9. Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

10. Tương tác với các thuốc khác:

Các chất bổ sung calci, thuốc kháng acid, và một số thuốc uống khác có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu alendronate. Vì vậy, bệnh nhân phải chờ tối thiểu 30 phút sau khi uống Alendronate + Cholecalciferol rồi mới bắt đầu uống các thuốc khác.

Vì Aspirin hay NSAID có liên quan với các kích ứng ở đường tiêu hóa, nên cẩn thận khi dùng đồng thời với Alendronate + Cholecalciferol.

Olestra, dầu khoáng, orlistat, và các thuốc gắn acid mật có thể làm giảm hấp thu vitamin D;

Thuốc chống co giật, cimetidine, và thiazides có thể làm tăng dị hóa vitamin D, vì vậy, nên cân nhắc dùng bổ sung vitamin D.

11. Quá liều và xử trí:

Alendronate

Không có thông tin cụ thể về điều trị quá liều alendronate. Uống quá liều có thể gây giảm calci huyết, giảm phosphat huyết, các tác dụng phụ ở đường tiêu hóa trên như ợ nóng, viêm thực quản, viêm dạ dày, hay loét. Nên cho uống sữa hoặc thuốc kháng acid để kết hợp với alendronate. Do nguy cơ kích ứng thực quản, không nên gây nôn và bệnh nhân nên ở tư thế hoàn toàn thẳng đứng.

Cholecalciferol

Có ít thông tin về liều dùng của cholecalciferol gây ngộ độc cấp tính. Các dấu hiệu và triệu chứng của ngộ độc vitamin D gồm tăng calci huyết, tăng calci niệu, chán ăn, buồn nôn, nôn, tiểu nhiều, uống nhiều, yếu người, hôn mê. Nên theo dõi nồng độ calci huyết thanh và calci niệu ở những bệnh nhân nghi ngờ ngộ độc vitamin D. Điều trị chuẩn bao gồm hạn chế calci trong chế độ ăn, uống nhiều nước, và dùng glucocorticoids đường toàn thân cho bệnh nhân có tăng calci huyết nặng.

12. Cơ chế tác dụng của thuốc :

  Dược lực học:

Alendronate: Alendronate là 1 bisphosphonate liên kết với hydroxyapatite trong xương và ức chế đặc hiệu lên hoạt động của các hủy cốt bào, tế bào tiêu xương.

Cholecalciferol: Vitamin D cần thiết cho sự tạo xương. Thiếu vitamin D có liên quan đến mất cân bằng calci, làm tăng nồng độ hormone tuyến cận giáp và làm nặng thêm tình trạng mất xương trong bệnh loãng xương. Alendronate cũng làm giảm nồng độ calci huyết thanh và làm tăng nồng độ hormone tuyến cận giáp khi không được dùng kèm với vitamin D.

Loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh

Loãng xương có đặc điểm là khối lượng xương thấp và dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương, thường gãy ở cột sống, xương hông và cổ tay. Loãng xương thường gặp ở nam và nữ giới, nhưng hay gặp nhất ở phụ nữ sau mãn kinh, khi mà sự luân chuyển xương tăng lên và tỷ lệ tiêu xương vượt tỷ lệ tạo xương, dẫn đến hao hụt khối lượng xương.

Liều uống hàng ngày của alendronat dùng cho phụ nữ sau mãn kinh tạo ra những thay đổi về sinh hóa chứng tỏ có sự ức chế phụ thuộc liều đối với sự tiêu xương, bao gồm giảm canxi niệu, giảm nồng độ nước tiểu của các chất đánh dấu sự giáng hóa collagen xương (như hydroxyprolin, deoxypyridinolin, N-telopeptid liên kết chéo thuộc týp I collagen). Những sự thay đổi về sinh hóa này sẽ trở lại giá trị ban đầu khoảng 3 tuần sau khi ngừng alendronat, cho dù alendronat được tích lũy lâu dài trong xương.

Điều trị dài ngày bệnh loãng xương bằng alendronat 10mg/ngày (trong thời gian tới 5 năm) làm giảm bài tiết qua nước tiểu các dấu ấn sinh học của sự tiêu xương, deoxypyridinolin và các N-telopeptid liên kết chéo týp I collagen, vào khoảng 50% và 70%, để đạt mức tương tự như ở phụ nữ tiền mãn kinh khỏe mạnh. Sự giảm tốc độ tiêu xương xác định qua các dấu ấn sinh học này trở nên rõ rệt sau một tháng dùng thuốc, đạt mức bình nguyên sau 3 – 6 tháng dùng thuốc, và được duy trì trong suốt quá trình điều trị bằng alendronat. Trong các nghiên cứu điều trị loãng xương, alendronat 10mg/ngày làm giảm các chất đánh dấu sự tạo xương, osteocalcin và phosphatase kiềm đặc hiệu của xương vào khoảng 50%, giảm tổng phosphatase kiềm trong huyết thanh khoảng 25 – 30%, đạt mức bình nguyên sau 6 – 12 tháng. Tác dụng giảm tương tự về tỷ lệ luân chuyển xương cũng được thấy khi dùng alendronat 70mg tuần một lần trong nghiên cứu điều trị loãng xương kéo dài một năm.

Cơ chế tác dụng:

Natri alendronat

Alendronat là một bisphosphonat mà trong các nghiên cứu trên động vật, có đặc tính định khu ưu tiên vào các vị trí có tiêu xương, đặc biệt là bên dưới các hủy cốt bào và ức chế được sự tiêu xương do hủy cốt bào, mà không có tác dụng trực tiếp trong tạo xương. Vì tạo xương và tiêu xương đi đôi với nhau, nên sự tạo xương cũng bị giảm, nhưng giảm ít hơn sự tiêu xương, dẫn tới có việc tăng dần khối lượng xương. Trong thời gian dùng thuốc alendronat, xương bình thường được tạo thành và gắn alendronat vào khuôn của xương và ở đó thuốc sẽ không còn hoạt tính dược lý.

Hoạt tính ức chế tương đối trên sự tiêu xương và sự khoáng hóa của alendronat với etidronat đã được nghiên cứu so sánh trên chuột cống non đang lớn. Liều thấp nhất của alendronat có ảnh hưởng đến sự khoáng hóa xương (dẫn tới nhuyễn xương) cao gấp 6000 lần liều chống tiêu xương. Nhưng tỷ lệ tương ứng của etidronat mới chỉ là 1:1. Các dữ liệu này cho thấy, không như với etidronat, nếu dùng với liều điều trị, thì alendronat rất khó gây nhuyễn xương.

Colecalciferol

Vitamin D3 được tạo ra ở da do chuyển hóa quang hóa từ 7-dehydrocholesterol sang tiền vitamin D3 bằng ánh sáng cực tím. Tiếp đó là quá trình đồng phân hóa không enzym tạo thành vitamin D3. Khi phơi nắng không đủ, thì vitamin D3 sẽ là chất dinh dưỡng thiết yếu. Vitamin D3 ở da và vitamin D3 từ nguồn dinh dưỡng (hấp thu vào dưỡng trấp) sẽ chuyển hóa thành 25-hydroxyvitamin D3 ở gan. Việc chuyển đổi thành hormon 1,25-dihydroxyvitamin D3 (calcitriol) có hoạt tính huy động canxi ở thận được kích thích bởi cả hormon cận giáp và sự hạ phosphat-huyết. Tác dụng chính của 1,25 dihydroxyvitamin D3 là giúp làm tăng hấp thu qua ruột của cả canxi và phosphat, đồng thời điều hòa nồng độ canxi trong huyết thanh, sự đào thải canxi và phosphat ở thận, sự tạo xương và tiêu xương.

Vitamin D3 cần cho sự tạo xương bình thường. Thiếu hụt vitamin D sẽ gia tăng khi không được tiếp xúc ánh sáng mặt trời và thiếu bổ sung dinh dưỡng.Thiếu vitamin D liên quan đến cân bằng âm tính về canxi, hao xương và tăng nguy cơ gãy xương. Trong các trường hợp nghiêm trọng, thiếu hụt vitamin D sẽ gây cường tuyến cận giáp thứ phát, hạ phosphat – huyết, yếu cơ gần điểm bám và nhuyễn xương, hơn nữa còn làm tăng nguy cơ ngã và gãy xương ở người loãng xương.

Dược động học:

Hấp thu

Natri alendronat

Liên quan đến liều tham chiếu dùng đường tĩnh mạch, sinh khả dụng trung bình của alendronat đường uống ở nữ là 0,64% với liều trong khoảng 5 – 70mg khi sử dụng sau 1 đêm không ăn và 2 giờ trước bữa sáng chuẩn. Sinh khả dụng đường uống của thuốc trên nam giới cũng tương đương như ở phụ nữ (0,6%).

Sinh khả dụng cũng giảm tương tự (khoảng 40%) khi alendronat được dùng một giờ hoặc nửa giờ trước bữa sáng chuẩn. Trong các nghiên cứu về loãng xương alendronat có hiệu quả khi dùng ít nhất 30 phút trước bữa ăn hoặc uống đầu tiên trong ngày.

Sinh khả dụng sẽ không đáng kể khi uống alendronat cùng hoặc trong vòng 2 giờ sau bữa sáng chuẩn. Uống alendronat cùng cà phê hoặc nước cam sẽ làm giảm khoảng 60% sinh khả dụng của alendronat.

Ở người tình nguyện khỏe mạnh, prednison dùng đường uống (20mg, ngày 3 lần, dùng trong 5 ngày) không làm thay đổi có ý nghĩa lâm sàng về sinh khả dụng của alendronat dùng đường uống (tăng trung bình 20 – 44%).

Colecalciferol

Sau khi uống Alendronate + Cholecalciferol (70mg/2800IU) sau 1 đêm không ăn và 2 giờ trước bữa sáng chuẩn, thấy diện tích dưới đường cong trung bình nồng độ trong huyết thanh – thời gian (AUCD-120 giờ) với vitamin D3 là 296,4ng-giờ/mL (không hiệu chỉnh cho vitamin D3nội sinh). Nồng độ đỉnh trung bình trong huyết tương (Cmax) của vitamin D3 là 5,9ng/mL và thời gian trung bình để đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương (Tmax) là 12 giờ. Sau khi uống Alendronate + Cholecalciferol (70mg/5600IU) sau 1 đêm không ăn và 2 giờ trước bữa sáng chuẩn, thấy diện tích dưới đường cong trung bình nồng độ trong huyết thanh – thời gian (AUCO-BO giờ) với vitamin D3 là 490,2ng*giờ/mL (không hiệu chỉnh cho vitamin D3 nội sinh). Nồng độ đỉnh trung bình trong huyết tương (Cmax) của vitamin D3 là 12,2ng/mL và thời gian trung bình để đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương (Tmax) là 10,6 giờ. Sinh khả dụng của vitamin D3 trong Alendronate + Cholecalciferol (70mg/2800IU) và Alendronate + Cholecalciferol (70mg/5600IU) tương đương với liều tương ứng vitamin D3 uống riêng.

Phân bố

Natri alendronat.

Nghiên cứu trên chuột cống cho thấy alendronat phân bố tạm thời vào các mô mềm sau khi tiêm tĩnh mạch 1mg/kg, nhưng sau đó phân bố lại nhanh chóng vào xương hoặc đào thải qua nước tiểu. Thể tích phân bố trung bình trong trạng thái ổn định, trừ trong xương, là ít nhất 28 lít ở người. Nồng độ của thuốc trong huyết tương sau liều điều trị đường uống quá thấp để có thể phát hiện qua phân tích (< 5 g/mL). Gắn protein trong huyết tương người khoảng 78%.

Colecalciferol

Sau khi hấp thu, vitamin D3 vào máu theo vi thể dưỡng trấp. Vitamin D3 phân bố nhanh, hầu hết vào gan, tại đó nó sẽ được chuyển hóa để cho 25-hydroxyvitamin D3 là dạng tích lũy chính. Lượng nhỏ hơn được phân bố vào mô mỡ, mô cơ và tại đó tích lũy dưới dạng vitamin D3, để rồi sau đó chuyển dần vào tuần hoàn. Vitamin D3 lưu thông được gắn với protein – gắn – vitamin D.

Chuyển hóa

Natri alendronat

Chưa có bằng chứng là alendronat được chuyển hóa ở động vật hoặc ở người.

Colecalciferol

Vitamin D3 chuyển hóa nhanh qua phản ứng hydroxyl hóa ở gan để thành 25-hydroxyvitamin D3, sau đó chuyển hóa ở thận để thành 1,25-dihydroxyvitamin D3 là dạng có hoạt tính sinh học. Phản ứng hydroxyl hóa tiếp tục xảy ra trước khi đào thải. Một lượng nhỏ vitamin D3 sẽ trải qua quá trình glucuro – liên hợp trước khi đào thải.

Thải trừ

Natri alendronat

Sau khi tiêm tĩnh mạch một liều duy nhất [14C] alendronat, khoảng 50% chất đánh dấu được thải qua nước tiểu trong 72 giờ và rất ít hoặc không có chất đánh dấu được bài tiết qua phân. Sau khi tiêm tĩnh mạch liều 10mg duy nhất, độ thanh lọc qua thận của alendronat là 71mL/phút. Các nồng độ trong huyết tương giảm > 95% trong 6 giờ sau khi tiêm tĩnh mạch. Thời gian bán thải cuối ở người dự tính là hơn 10 năm, phản ánh sự giải phóng alendronat ra khỏi xương. Alendronat không đào thải qua các hệ vận chuyển acid hoặc bazơ ở thận của chuột cống, và vì vậy không có ảnh hưởng tới sự đào thải của những thuốc khác qua các hệ vận chuyển này ở người.

Colecalciferol

Khi cho người khỏe mạnh dùng vitamin D3 đánh dấu, sự đào thải trung bình của chất đánh dấu qua nước tiểu sau 48 giờ là 2,4%, và sau 4 ngày sự đào thải trung bình qua phân của chất đánh dấu là 4,9%. Trong cả hai trường hợp, chất đánh dấu được đào thải hầu hết là các chất chuyển hóa của thuốc gốc. Thời gian bán thải trung bình của vitamin D3 trong huyết thanh sau khi uống một liều Alendronate + Cholecalciferol là khoảng 24 giờ.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

 Dược sĩ Huỳnh Thị Thanh Thủy

(Nguồn: Theo dược thư Quốc gia, tờ HDSD của thuốc)

 

 



25 Tháng Ba, 2024 Truyền Thông

Thuốc Doxycyclin 100mg là thuốc kháng sinh dạng viên nang, được sản xuất tại Việt Nam. Thuốc được sử dụng tiêu diệt ký sinh trùng và chống viêm. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ người có chuyên môn, dưới đây là bài viết nói về công dụng của thuốc mời các bạn cùng tìm hiểu.

Thành phần: Mỗi viên nang cứng chứa:

Dược chất: Doxycyclin(dưới dạng Doxycyclin hyclat)………………..100mg.

Tá dược: Lactose,Natri lauryl sulfat,Magnesi stearat,Nang cứng gelatin số 2,Titan dioxid,Brilliant blue FCF(FD&C Blue No.1),Quinoline yello(D&C yellow No.10),Erythrosine(FD&C Red No.3),Natri lauryl sulfat,Gelatin).

                                                     Ảnh minh họa:Nguồn Internet.

 Doxycycline 100mg có tác dụng gì?

Doxycyclin  là dòng thuốc thuộc nhóm kháng sinh do công ty Domesco Việt Nam sản xuất. Thuốc được bào chế dạng viên nang cứng có nắp và thân nang màu xanh. Thành phần bột thuốc có màu vàng đồng nhất. Thuốc Doxycyclin 100mg có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng, chống viêm nhiễm hoặc ngăn chặn sự phát triển của các virus, nấm. Thuốc Doxycyclin 100mg thuộc nhóm tetracyclin.

Hàm lượng trong thuốc Doxycyclin 100mg gồm có:

–  Doxycyclin calci: dịch uống 50 mg/5 ml.

–  Với Doxycycline hyclate: Thuốc nang 50 mg, 100 mg.

–  Nang giải phóng chậm 100 mg.

–  Viên bao phim 100 mg.

–  Bột để tiêm truyền vào tĩnh mạch: 100 mg và 200 mg.

–  Doxycycline monohydrate: Thuốc nang 50 mg, 100 mg. Bột để pha dịch uống 25 mg/5 ml.

Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc:

Chỉ định:

Thuốc kháng sinh Doxycyclin 100mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi các chủng nhạy cảm của vi khuẩn Gram dương  và Gram âm, một số vi khuẩn khác.

–  Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm Phổi do Chlamydia pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, viêm phế quản mãn tính, viêm xoang. Ngoài ra, còn nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do các chủng nhạy cảm của Streptococcus pneumoniae, Klebsiella pneumoniae, Haemophilus influenzae và các vi khuẩn khác.

–  Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Nhiễm khuẩn gây ra bởi các chủng Klebsiella, Enterobacter Spp,…và các vi khuẩn khác. Viêm nhiễm niệu đạo không đặc hiệu do chủng Ureaplasma urealyticum gây ra.

–  Các bệnh lý đường tình dục: Điều trị bệnh lậu, giang mai, nhiễm khuẩn nội mạc tử cung/ hậu môn, viêm niệu đạo, nhiễm khuẩn niệu đạo không biến chứng.

Vì thuốc uống Doxycyclin 100mg là kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin nên còn giúp điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đáp ứng với nhóm tetracyclin, cụ thể:

–  Nhiễm khuẩn nhãn khoa: điều trị đau mắt hột do D các chủng nhạy cảm với Gonococcus, Staphylococcus và Haemophilus influenzae.

–  Điều trị sốt phát ban Rocky Mountain, sốt phát ban, sốt Q và viêm nội tâm mạc do Coxiella và sốt ve.

–  Điều trị bệnh sốt vẹt, bệnh tả, bệnh Melioidosis, nhiễm Leptospira, bệnh sốt rét do falciparum kháng cloroquin.

–  Dự phòng sốt rét cho người đi du lịch thời gian ngắn đến vùng có chủng ký sinh trùng.

–  Bệnh Brucellosis; bệnh tả, viêm phổi không điển hình e; u hạt bẹn, hồng ban loang mạn tính, sốt hồi quy.

–  Điều trị bệnh viêm nha chu

–  Điều trị bệnh lậu và giang mai

–  Phòng ngừa và chữa bệnh than do Bacillus anthracis.

 Dược lực học:

Doxycyclin 100mg là kháng sinh kìm khuẩn. Cơ chế tác động chính của thuốc là sự tổng hợp protein. Thuốc đi qua các lớp lipid kép của tế bào vi khuẩn và vào tế bào chất bên trong nhờ hệ thống vận chuyển tích cực phụ thuộc năng lượng.

Sau đó, Doxycyclin ức chế tổng hợp protein bằng cách gắn vào tiểu phân 30S của ribosom vi khuẩn. Ngăn việc bổ sung các acid amin  vào sự tăng trưởng của chuỗi peptide. Doxycyclin làm giảm tổng hợp protein trong tế bào động vật có vú ở nồng độ cao.

Doxycyclin có phạm vi kháng khuẩn rộng với vi khuẩn ưa khí và kị khí Gram dương và Gram âm , một số vi khuẩn kháng thuốc tác dụng với thành tế bào như Rickettsia, Mycoplasma pneumonia, Legionella spp., Ureaplasma,… Thuốc Doxycyclin 100mg không có tác dụng trị nấm trên lâm sàng.

Doxycyclin ít độc với gan hơn gây kích ứng tại chỗ, kích ứng dạ dày – ruột và rối loạn vi khuẩn chí ở ruột). Ngoài ra, thuốc còn được ưa dùng hơn các tetracyclin khác, vì được hấp thu tốt hơn và có thời gian bán thải dài hơn, cho phép dùng thuốc ít lần/ngày. Thuốc Doxycyclin có thể dùng được cho người suy thận. Hiện tại, ở Việt Nam thường gặp rất nhiều phế cầu kháng thuốc. Plasmodium falciparum thường kháng nhiều thuốc như cloroquin, sulfonamid và các thuốc chống sốt rét khác, nhưng vẫn có thể dùng Doxycyclin để dự phòng.

Theo báo cáo, các dòng thuốc kháng sinh nói chung và thuốc Doxycyclin nói riêng trước khi dùng cần tham khảo kỹ thông tin. Bởi vì ở Việt Nam nhiều chủng vi khuẩn như E.coli, Shigella flexneri, Enterobacter, Shigella flexneri,…, đã kháng được Doxycyclin. Vì thế, tỷ lệ kháng thuốc thay đổi tùy theo vùng và thời gian.

Dược động học:

–  Hấp thu: Thuốc uống Doxycyclin 100mg được hấp thu 95% qua đường tiêu hóa, thức ăn và sữa ít ảnh hưởng đến hấp thu. Khoảng 80 – 95 % Doxycyclin trong máu được gắn vào protein huyết tương. Có thể uống Doxycyclin 2 lần/ngày, thời gian bán thải từ 16h-18h. Nồng độ huyết tương tối đa 3 microgam/ml, 2h sau khi uống 200 mg Doxycyclin liều đầu tiên và nồng độ huyết tương duy trì trên 1 μg /ml trong 8 – 12h. Nồng độ Doxycyclin huyết tương khi uống và tiêm tương đương nhau.

–  Phân bố: Doxycyclin phân bố vào các mô và dịch tiết gồm nước tiểu và tuyến tiền liệt trong cơ thể. Thuốc thường tích lũy trong lá lách, xương-tủy xương, tế bào lưới – nội mô của gan, ngà răng và men răng chưa mọc. Doxycyclin rất dễ tan trong mỡ hơn tetracyclin.

–  Thải trừ: Thông thường thời gian bán thải sẽ từ 12 -24h. Doxycyclin thải chủ yếu qua phân (qua gan) và thứ yếu là qua nước tiểu (qua thận). Vì thế, thuốc an toàn nhất khi điều trị nhiễm khuẩn ở bệnh nhân suy thận. Tuy nhiên, do thuốc Doxycyclin bài tiết ít qua thận nên kết hợp dùng liều cao để điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

 Liều dùng:

Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thăm khám. Kết hợp uống thuốc với 1 cốc nước đầy. Nên uống sau ăn hoặc uống cùng với sữa đối những người bị đau dạ dày. Tuy nhiên, uống thuốc cùng với thức ăn có thể làm giảm khả năng hấp thu của thuốc.

–  Người bệnh nên uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn với nhiều nước, ở tư thế đứng hoặc ngồi thẳng.

–  Ở người lớn: uống 1 viên x 2 lần/ ngày đầu. Đến ngày tiếp theo uống 1 liều duy nhất/ lần. Nếu bị nhiễm khuẩn nặng nên uống 1 viên x2 lần/ngày

–  Trẻ em trên hoặc 8 tuổi: ngày đầu tiên từ 4-5mg/kg/ngày. Chia 2 lần/ ngày. Đến ngày tiếp theo uống 2-2,5mg/kg liều duy nhất trong ngày. Nếu bị nhiễm khuẩn nặng uống 2-2,5mg/kg với 2 lần/ngày.

–  Nhiễm trùng nặng: người lớn liều 2 viên/lần/ngày.

–  Nên điều trị 10 ngày đối với nhiễm trùng Streptococcus để phòng ngừa sốt thấp khớp hay viêm thận tiểu cầu.

–  Điều trị nhiễm lậu cấp nên sử dụng 2 viên + 1 viên buổi tối ở ngày đầu tiên, sau đó là 1 viên x 2 lần/ngày trong 3 ngày liên tiếp.

–  Điều trị nhiễm trùng niệu đạo, nhiễm trùng bên trong cổ tử cung/ âm đạo do Chlamydia trachomatis và Ureaplasma urealyticum liều dùng 1 viên x 2 lần/ngày, tối thiểu 10 ngày.

–  Không cần phải giảm liều ở người bị suy thận vì Doxycycline còn thải trừ qua gan mật và đường tiêu hóa.

Tương tác khi dùng thuốc:

–  Thuốc kháng acid chứa nhôm, calci, hoặc magnesi sẽ làm giảm hấp thu Doxycyclin trong cơ thể.

–  Muối sắt và bismuth subsalicylate, có thể làm giảm khả dụng sinh học của Doxycycline.

–  Giảm nửa đời của Doxycyclin do barbiturat, phenytoin, và carbamazepin làm tăng chuyển hóa.

–  Calci, sắt, magie, kẽm và các acid amin.

–  Thuốc chống đông warfarin.

–  Carbamazepin.

–  Rifampicin.

–  Methoxyflurane.

–  Penicillin.

–  Acid retinoic.

Những lưu ý khi dùng thuốc Doxycyclin:

–  Ở trẻ dưới 8 tuổi, thuốc Doxycyclin 100mg gây biến màu răng vĩnh viễn, giảm sản men răng và giảm tốc độ phát triển chiều dài của bộ xương. Vì thế, không dùng thuốc cho nhóm tuổi này.

–  Hạn chế việc dùng Doxycyclin trong thời gian dài. Điều này có thể gây bội nhiễm nấm và vi khuẩn.

–  Khi dùng Doxycyclin nên tránh phơi nắng kéo dài, vì có thể mẫn cảm với ánh sáng.

–  Uống thuốc với tối thiểu 1 cốc nước đầy ở tư thế đứng. Điều này làm tránh loét thực quản, giảm kích ứng đường tiêu hóa.

–  Ở những người nghiện rượu có thể bị giảm mạnh xuống thấp hơn nồng độ điều trị.

–  Sử dụng thuốc dạng viên nang giải phóng chậm có thể làm một số vi sinh vật như nấm Candida phát triển.

–  Cần liệt kê cho bác sĩ quá trình dùng thuốc tránh thai, dự định mang thai hoặc đang cho con bú.

Các đối tượng sử dụng đặc biệt lưu ý:

Phụ nữ mang thai:

–  Các tetracyclin phân bố chủ yếu qua nhau thai.

–  Ở nửa cuối thai kỳ không dùng Doxycyclin. Bởi vì có thể gây biến màu răng vĩnh viễn, giảm sản men răng, gây rối loạn cấu trúc xương.

–  Ở phụ nữ mang thai có có thể xảy ra  gan nhiễm mỡ, đặc biệt khi tiêm tĩnh mạch liều cao.

Phụ nữ cho con bú:

–  Doxycyclin được bài tiết vào sữa, tạo phức hợp không hấp thụ được với calci trong sữa mẹ.

–  Phụ nữ cho con bú không được dùng Doxycyclin, nếu dùng thuốc cần phải ngừng cho con bú.

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc:

Khi sử dụng kháng sinh Doxycyclin 100mg, người bệnh sẽ gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như:

–  Các phản ứng quá mẫn: các phản ứng phản vệ và  sốc phản vệ ,khó thở, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, nổi mề đay, ban xuất huyết dị ứng, hạ viêm màng ngoài tim, phù mạch, đợt cấp của bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh huyết thanh, phù mạch ngoại biên,

–  Nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng: Gây sự phát triển quá mức Clostridium difficile và sự phát triển quá mức Candida viêm da vùng sinh dục.

–  Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Thiếu máu tan máu, giảm tiểu cầu – bạch cầu trung tính, tăng lượng bạch cầu eosin, rối loạn chuyển hóa porphyrin.

–  Rối loạn nội tiết: Khi dùng thuốc trong thời gian kéo dài sẽ tạo ra sự đổi màu nâu đen mô tuyến giáp.

–  Rối loạn hệ thần kinh: Gây nhức đầu, thóp phồng ở trẻ sơ sinh, tăng áp lực nội sọ lành tính. Những triệu chứng này sẽ mất đi khi ngưng dùng thuốc. Tuy nhiên, triệu chứng nhìn đôi, ám điểm và mất thị lực vĩnh viễn đã được báo cáo.

–  Rối loạn tai và ù tai.

–  Rối loạn hệ tiêu hóa: ở đường tiêu hóa thường xảy ra triệu chứng nhẹ như: đau bụng, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, viêm miệng,.. Viêm thực quản và loét thực quản đã được báo cáo. Ngoài ra, sử dụng lâu dài còn gây sự đổi màu răng, giảm men răng.

–  Rối loạn gan, mật: viêm gan, suy gan, viêm tụy và vàng da.

–  Rối loạn da và mô dưới da: Phát ban bao gồm phát ban dát sần và ban đỏ, viêm da tróc vảy, hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens – Johnson và hoại tử biểu bị nhiễm độc, tróc móng, nhạy cảm ánh sáng.

–  Rối loạn hệ cơ xương gây đau khớp và đau cơ.

–  Rối loạn thận và tiết niệu: Tăng urê trong máu.

–  Rối loạn hệ sinh sản, tuyến vú gây viêm âm đạo.

Thuốc Doxycyclin 100mg thuộc nhóm tetracyclin, có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng, chống viêm nhiễm hoặc ngăn chặn sự phát triển của các virus, nấm. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ Lưu Văn Song

(Theo hướng dẫn sử dụng thuốc của Nhà sản Xuất)

 

 



1. Thuốc Acid fusidic là thuốc gì?

Acid fusidic và dạng muối natri fusidat là một kháng sinh có cấu trúc steroid, thuộc nhóm fusidanin, có tác dụng kìm khuẩn và diệt khuẩn, chủ yếu tác dụng lên vi khuẩn Gram dương.

Acid fusidic ức chế vi khuẩn tổng hợp protein thông qua ức chế một yếu tố cần thiết cho sự chuyển đoạn của các đơn vị phụ peptid và sự kéo dài chuỗi peptid. Mặc dù acid fusidic có khả năng ức chế tổng hợp protein trong tế bào động vật có vú, nhưng do khả năng thâm nhập rất kém vào tế bào chủ nên thuốc có tác dụng chọn lọc chống các chủng vi khuẩn nhạy cảm.

Acid fusidic tác dụng tốt trên các chủng Staphylococcus, đặc biệt là S. aureus và S. epidermidis (bao gồm cả những chủng kháng meticilin). Nocardia asteroides và nhiều chủng Clostridium cũng rất nhạy cảm với thuốc. Các chủng Streptococcus và Enterococcus ít nhạy cảm hơn.

Hầu hết các chủng Gram âm đều không nhạy cảm với acid fusidic, tuy nhiên thuốc tác dụng tốt đối với Neisseria spp., Bacteroides fragilis. Thuốc có tác dụng trên Mycobacterium leprae, và một phần trên M. tuberculosis.

Thuốc có tác dụng trên một số động vật nguyên sinh bao gồm Giardia lamblia, Plasmodium falciparum. Ở nồng độ cao, in vitro, thuốc có tác dụng ức chế virus phát triển, kể cả HIV, tuy nhiên chưa rõ đó thực sự là tác dụng kháng virus của thuốc hay là tác dụng diện hoạt hoặc tác dụng độc hại tế bào nói chung. Thuốc không có tác dụng đối với nấm.

Kháng thuốc có thể thấy xuất hiện thông qua trung gian nhiễm sắc thể, làm thay đổi tính thấm của thuốc vào tế bào. Tỷ lệ đột biến kháng thuốc cao in vitro. Cho tới nay, chưa thấy kháng chéo với các kháng sinh khác. Khi dùng đơn độc, acid fusidic đường toàn thân rất dễ bị kháng thuốc, tỷ lệ lên tới 5%, do đó cần kết hợp với các kháng sinh khác.

2. Cách sử dụng thuốc Acid Fusidic như thế nào?

                                                                                                  Hình: nguồn internet

Thuốc axit fusidic có thể có dạng tiêm truyền, thuốc bôi và dạng thuốc uống. Trước khi bắt đầu sử dụng thuốc điều trị, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng thuốc chính xác theo chỉ dẫn của bác sĩ Da liễu. Đối với, axit fusidic bôi, bạn lấy một lượng kem mỏng/thuốc mỡ lên vùng da bị nhiễm trùng và thoa nhẹ nhàng trên bề mặt da. Bạn nên dùng 3–4 lần một ngày trừ trường hợp bác sĩ điều trị có chỉ dẫn khác. Bạn cần lưu ý luôn rửa sạch tay thật kỹ càng sau khi dùng thuốc (trừ khi bạn dùng thuốc để trị bệnh ở tay).Có thể băng lại nếu cần. Tránh bôi thuốc thành lớp dày. Giới hạn đợt điều trị không quá 10 ngày do nguy cơ kháng thuốc khi dùng kéo dài.

Nếu vô tình để dính kem vào mắt, bạn nên rửa ngay bằng nước sạch, nhỏ nước muối sinh lý để rửa lại mắt. Mắt lúc này có thể bị đau. Nếu gặp vấn đề về mắt hoặc không khỏi đau, bạn nên nhanh chóng đến bác sĩ.

3. Liều dùng axit fusidic như thế nào?

Thuốc dùng đường uống, dùng ngoài (dưới dạng acid fusidic hoặc natri fusidat) hoặc đường tĩnh mạch (dạng natri fusidat). 1 g natri fusidat tương đương với 0,98 g acid fusidic. Do acid fusidic hấp thu kém hơn natri fusidat, trong điều trị, 250 mg acid fusidic chỉ tương đương với 175 mg natri fusidat. Vì thế liều của hỗn dịch acid fusidic (thường dùng cho trẻ em) tương đối cao hơn.

Liều thông thường cho người lớn là uống natri fusidat 500 mg, cứ mỗi 8 giờ một lần. Có thể tăng liều gấp đôi trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng. Để điều trị nhiễm khuẩn Staphylococcus ở da, có thể dùng liều 250 mg/lần, 2 lần/ngày.

Liều uống của hỗn dịch acid fusidic: Trẻ dưới 1 tuổi: 15 mg/kg/ lần, 3 lần/ngày. Trẻ từ 1 – 5 tuổi: 250 mg/lần, 3 lần/ngày. Trẻ từ 5 – 12 tuổi: 500 mg/lần, 3 lần/ngày. Trẻ em > 12 tuổi và người lớn: 750 mg/lần, 3 lần/ngày.

Trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể dùng natri fusidat truyền tĩnh mạch chậm. Người lớn cân nặng trên 50 kg dùng liều 500 mg/lần, 3 lần/ngày. Trẻ em và người lớn cân nặng dưới 50 kg, dùng liều 6 – 7 mg/kg/lần, 3 lần/ngày.

Hòa tan lọ bột tiêm 500 mg với 10 ml dung môi. Sau đó pha vào 250 – 500 ml dịch truyền Natri clorid 0,9% hoặc Glucose 5% và truyền tĩnh mạch trung tâm trong ít nhất 2 giờ. Nếu truyền qua tĩnh mạch ngoại vi, chọn mạch lớn và truyền trong ít nhất 6 giờ. Không được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch. Bột pha tiêm sau khi hòa tan vào dung môi có thể bảo quản ở nhiệt độ dưới 25 °C trong vòng 48 giờ. Thuốc bị kết tủa nếu pha với các dịch truyền có pH nhỏ hơn 7,4.

Kem và mỡ bôi ngoài da 2%: Bôi một lớp mỏng thuốc 3 – 4 lần mỗi ngày lên vùng da bị nhiễm khuẩn sau khi đã rửa sạch, có thể băng lại nếu cần. Tránh bôi thuốc thành lớp dày. Giới hạn đợt điều trị không quá 10 ngày do nguy cơ kháng thuốc khi dùng kéo dài.

Gel nhỏ mắt 1%: Nhỏ mắt 2 lần/ngày, vào buổi sáng và buổi tối, mỗi lần 1 giọt vào túi kết mạc dưới.

4. Liều dùng thuốc axit fusidic với trẻ em như thế nào?

Với trẻ em mắc bệnh nhiễm khuẩn nhạy cảm

Đối với dạng thuốc uống, bạn nên cho trẻ dùng liều lượng tùy theo độ tuổi của trẻ như sau;

Trẻ dưới 1 tuổi: dùng khoảng 15 mg/kg;

Trẻ 1–5 tuổi: dùng 250 mg;

Trẻ 5–12 tuổi: dùng 500 mg uống 3 lần/ngày.

Đối với dạng thuốc tiêm, liều dùng là 20 mg/kg chia làm 3 liều tiêm cho trẻ mỗi ngày. Thuốc được chỉ định truyền chậm trong thời gian ít nhất 2 giờ và nên truyền vào những mạch máu lớn với dòng chảy tốt.

Với trẻ em mắc bệnh đau mắt:

Đối với dạng thuốc nhỏ mắt thì dành cho trẻ trên 2 tuổi hoặc lớn hơn, bạn nhỏ vào mắt bị đau 1 giọt mỗi 12 giờ/ lần trong thời gian 7 ngày.

Với trẻ em mắc bệnh nhiễm trùng da:

Đối với dạng thuốc axit fusidic bôi mỡ/kem/gel 2%, bạn bôi lên vùng da bị nhiễm khuẩn của trẻ 3–4 lần/ ngày cho đến khi tình trạng cải thiện. Nếu dùng gạc, giảm liều xuống còn 1 – 2 lần/ngày.

                                                              Hình: nguồn internet

Thuốc axit fusidic dùng cho trẻ nhỏ cần dùng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

5. Tác dụng không mong muốn

Thuốc nhỏ mắt axit fusidic có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn bao gồm:

Đau nhức hoặc nóng đốt trong thời gian ngắn sau khi dùng thuốc;

Phản vệ dị ứng (trường hợp quá mẫn cảm với thuốc).

Báo ngay cho bác sĩ điều trị nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây trong khi dùng thuốc axit fusidic bôi:

Khó thở;

Phát ban;

Nhói và ngứa;

Ban ngứa và viêm.

Sưng mặt, cụ thể là ở quanh mắt hoặc mí mắt;

Nóng đỏ và đau nhói ở mắt, kéo dài.

Khi dùng dung dịch axit fusidic, bạn cần báo ngay cho bác sĩ điều trị khi:

Xuất hiện vàng da hoặc vàng lòng trắng mắt;

Đau, trào ngược dạ dày;

Không thể đi tiểu được (Vô niệu)

Dễ bị bầm tím trên da hoặc chảy máu không rõ nguyên nhân;

Lở loét miệng, họng, hoặc mắc các nhiễm trùng khác kéo dài và lặp lại.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

 

Dược sĩ Huỳnh Thị Thanh Thủy

(Nguồn: Dược thư Quốc gia Việt Nam 2022)

 

 



25 Tháng Ba, 2024 Truyền Thông

 

                                                         Hình: nguồn internet

1. Chỉ định

Ivermectin được lựa chọn để điều trị bệnh giun chỉ Onchocerca, mặc dù thuốc có hiệu quả tốt trong điều trị các bệnh giun kể cả giun lươn ở ruột do Strongyloides stercoralis. Vai trò của ivermectin trong bệnh giun chỉ ở hệ bạch huyết còn chưa được nghiên cứu kỹ.

2. Liều lượng và cách dùng

Ivermectin uống với nước vào buổi sáng sớm khi chưa ăn hoặc có thể vào lúc khác, nhưng tránh ăn trong vòng 2 giờ trước và sau khi dùng thuốc.

Chưa xác định được độ an toàn cho trẻ em dưới 5 tuổi.

Người lớn và trẻ em trên 5 tuổi: Dùng một liều duy nhất 0,15 mg/kg. Liều cao hơn sẽ làm tăng phản ứng có hại, mà không tăng hiệu quả điều trị.

Cần phải tái điều trị với liều như trên hàng năm để chắc chắn khống chế được ấu trùng giun chỉ Onchocerca.

Nếu người bệnh bị nhiễm nặng ấu trùng vào mắt, thì có thể phải tái điều trị thường xuyên hơn, chẳng hạn như cứ sau 6 tháng phải dùng thuốc lại một lần.

3. Chống chỉ định

– Ở người mẫn cảm với ivermectin và một thành phần nào đó của thuốc.

– Ở những bệnh có kèm theo rối loạn hàng rào máu não, như bệnh trypanosoma châu Phi và bệnh viêm màng não.

4. Thận trọng

Còn chưa có nhiều kinh nghiệm dùng thuốc cho trẻ em dưới 5 tuổi, vì vậy không dùng cho lứa tuổi này.

Do thuốc làm tăng GABA, nên có quan niệm cho rằng thuốc có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương ở người mà hàng rào máu não bị tổn thương (như trong bệnh viêm màng não, bệnh do Trypanosoma).

Khi điều trị bằng ivermectin cho người bị bệnh viêm da do giun chỉ Onchocerca thể tăng phản ứng, có thể xảy ra các phản ứng có hại nặng hơn, đặc biệt là phù và làm cho tình trạng bệnh nặng lên.

  • Sử dụng Ivermectin trong Thời kỳ mang thai

Tài liệu trên người còn hạn chế. Trong một nghiên cứu ở diện rộng 14 000 người bệnh dùng thuốc mỗi năm một lần, trong 3 năm có 203 trẻ được sinh ra từ những người mẹ đã dùng thuốc khi mang thai.

Kết quả cho thấy, những khuyết tật ở các trẻ sinh ra từ các bà mẹ dùng thuốc không khác có ý nghĩa với các trẻ của các bà mẹ không dùng thuốc. Vì bệnh ấu trùng giun chỉ Onchocerca dễ gây ra mù lòa, lại chưa thấy có báo cáo về khả năng gây quái thai, mặc dù thuốc đã được dùng trên một phạm vi rất rộng, nên có thể dùng ivermectin sau khi có thai được 3 tháng.

  • Ivermectin sử dụng trong thời kỳ cho con bú

Ivermectin tiết vào sữa mẹ với nồng độ thấp (dưới 2% lượng thuốc đã dùng). An toàn với trẻ sơ sinh chưa được xác định, do đó chỉ dùng thuốc này cho người mẹ khi thấy có lợi cho mẹ hơn.

5. Tác dụng không mong muốn (ADR)

Ivermectin là thuốc an toàn, rất thích hợp cho các Chương trình điều trị trên phạm vi rộng. Hầu hết các tác dụng không mong muốn của thuốc là do các phản ứng miễn dịch đối với các ấu trùng bị chết. Vì vậy, mức độ nặng nhẹ của tác dụng này có liên quan đến mật độ ấu trùng ở da. Các tác dụng không mong muốn đã được thông báo gồm sốt, ngứa, chóng mặt hoa mắt, phù, ban da, nhạy cảm đau ở hạch bạch huyết, ra mồ hôi, rùng mình, đau cơ, sưng khớp, sưng mặt (phản ứng Mazzotti). Hạ huyết áp thế đứng nặng đã được thông cáo có kèm ra mồ hôi, nhịp tim nhanh và lú lẫn.

6. Hướng dẫn cách xử trí ADR

Ivermectin có thể gây các phản ứng da và phản ứng toàn thân với mức độ khác nhau (phản ứng Mazzotti) và các phản ứng trên mắt ở các người bệnh bị giun chỉOnchocerca. Các phản ứng này có thể là hậu quả của đáp ứng dị ứng và viêm do các ấu trùng bị chết. Có thể điều trị các phản ứng này bằng cách dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng histamin hoặc tiêm corticosteroid ngay khi mới xuất hiện các triệu chứng. Liều dùng tùy theo mức độ của các phản ứng.

Khi bị hạ huyết áp thế đứng, cần bù dịch bằng đường uống, nằm nghỉ, truyền tĩnh mạch nước muối sinh lý hoặc tiêm corticosteroid.

 Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ Huỳnh Thị Thanh Thủy

(Nguồn: Hướng dẫn của nhà sản xuất, dược thư quốc qia Việt Nam 2022)

 



25 Tháng Ba, 2024 Truyền Thông

1. Dạng thuốc và hàm lượng 

Viên nén bao phim: 2,5 mg, 5 mg, 7,5 mg, 10 mg, 15 mg và 20 mg. Viên nén phân tán: 5 mg, 10 mg, 15 mg và 20 mg.

Bột thuốc pha tiêm: 10 mg (dùng để tiêm bắp).

Bột thuốc pha tiêm: 210 mg, 300 mg, 405 mg (dưới dạng giải phóng kéo dài, olanzapin pamoat dùng để tiêm bắp).

Viên nang phối hợp: 3 mg, 6 mg hoặc 12 mg olanzapin với 25 mg fluoxetin hydroclorid; 6 mg hoặc 12 mg olanzapin với 50 mg fluoxetin hydroclorid.

                                                                        Hình: nguồn internet

2. Dược lực học 

Olanzapin là thuốc chống loạn thần không điển hình, dẫn chất dibenzodiazepin. Thuốc có tác dụng chống loạn thần là do đối kháng với thụ thể dopamin D, và thụ thể serotonin (5-HT, 5-HT,) ở vùng não giữa – hệ viền và não giữa – vỏ não, làm giảm các triệu chứng dương tính và triệu chứng âm tính của bệnh tâm thần phân liệt. Không giống các thuốc chống loạn thần khác, olanzapin có tác dụng kháng dopamin tương đối yếu trên vùng não giữa – thể vân và cuống phễu – tuyến yên do vậy ít có nguy cơ hội chứng ngoại tháp và nguy cơ tăng tiết prolactin hơn. Ngoài ra thuốc còn đối kháng thụ thể alpha-adrenergic, thụ thể cholinergic, histaminergic, các thụ thể dopaminergic và serotonergic khác. Điều này giải thích một phần tác dụng an thần, giãn cơ, các tác dụng trên tim mạch, khô miệng, mê sảng, tác dụng hạ huyết áp và tăng cân của thuốc.

3. Dược động học 

Hấp thu: Sau khi uống, olanzapin hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa, tuy nhiên do bị chuyển hóa bước 1 ở gan nên. Sinh khả dụng đường uống chỉ đạt 60%. Thức ăn không ảnh hưởng đến hấp thu thuốc. Thuốc đạt nồng độ đỉnh trong máu sau uống 6 giờ. Nồng độ thuốc trong huyết tương đạt trạng thái ổn định sau 7 – 10 ngày. Khi tiêm bắp, nồng độ trong máu đạt cực đại sau khoảng 15 phút – 45 phút với nồng độ đạt gấp 5 lần so với khi uống.

Phân bố: Olanzapin phân bố nhanh và nhiều vào các mô, trong đó có TKTW. Thể tích phân bố của thuốc khoảng 1 000 lít. Tỷ lệ liên kết với protein huyết tương khoảng 93%, chủ yếu liên kết với Albumin và acid alpha-1 glycoprotein. Olanzapin và dẫn chất chuyển hóa liên hợp glucuronid qua được nhau thai và được bài xuất vào sữa mẹ. Lượng thuốc ổn định ở trẻ bú bằng khoảng 1,8% liều lượng thuốc của mẹ.

Chuyển hóa: Olanzapin được chuyển hóa ở gan trước khi thải trừ chủ yếu thông qua CYP1A2, một phần nhỏ thông qua CYP2D6 sau đó được liên hợp với acid glucuronic. Hai dẫn chất chuyển hóa chính là 4’-N-demethyl olanzapin và 10-N-glucuronid không còn hoạt tính.

Thải trừ: Sau khi uống, nửa đời thải trừ trong huyết tương của olanzapin khoảng 30 giờ (dao động từ 21 – 54 giờ). Nửa đời thải trừ tăng lên khoảng 1,5 lần ở người cao tuổi. Khoảng 57% và 30% lượng thuốc được đào thải tương ứng vào nước tiểu và phân, chủ yếu dưới dạng các dẫn chất chuyển hóa, một phần nhỏ (7%) dưới dạng nguyên vẹn. Dược động học của thuốc không thay đổi nhiều ở bệnh nhân suy thận.

4. Chỉ định 

                                                                                   Hình: nguồn internet

Điều trị bệnh tâm thần phân liệt.

Dự phòng rối loạn lưỡng cực tái phát. Điều trị rối loạn tâm thần hưng cảm.

Điều trị cơn kích động hoặc các rối loạn hành vi trong tâm thần phân liệt và tâm thần hưng cảm ở người lớn.

5. Chống chỉ định 

Olanzapine – Thuốc chống loạn thần kinh

Quá mẫn với olanzapin.

Không sử dụng đường tiêm bắp với bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, đau thắt ngực không ổn định, hạ huyết áp, loạn nhịp chậm nặng, hội chứng suy nút xoang, vừa phẫu thuật tim mạch.

6. Thận trọng 

Thuốc làm tăng nguy cơ tử vong và các bệnh mạch não trên các bệnh nhân có rối loạn tâm thần hoặc rối loạn hành vi liên quan đến sa sút trí tuệ, đặc biệt trên bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân khó nuốt, bệnh nhân suy dinh dưỡng, mất nước, bệnh nhân có các bệnh lý trên phổi.

Thuốc có thể làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh Parkinson, triệu chứng ảo giác.

Thận trọng khi sử dụng olanzapin cho bệnh nhân đái tháo đường, bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ cho đái tháo đường do thuốc có thể làm tăng đường huyết hoặc phát triển đợt cấp của đái tháo đường kèm nhiễm ceton máu, hôn mê, tử vong. Bệnh nhân cần được kiểm soát đường huyết trước khi điều trị, trong quá trình điều trị, 12 tuần sau điều trị và định kỳ sau đó. Kiểm tra cân nặng định kỳ 4, 8, 12 tuần sau khi bắt đầu điều trị và 3 tháng một lần sau đó. Thận trọng khi sử dụng thuốc cho các bệnh nhân có rối loạn hoặc có các yếu tố nguy cơ gây rối loạn lipid máu do thuốc có khả năng làm thay đổi các giá trị này. Cần kiểm tra định kỳ các giá trị lipid máu trước điều trị, 12 tuần sau khi bắt đầu điều trị và mỗi 5 năm sau đó.

Thuốc có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh lý ở bệnh nhân có phì đại tuyến tiền liệt, liệt ruột do tác dụng kháng cholinergic.

Thận trọng khi sử dụng thuốc trên các bệnh nhân có tăng enzym gan, bệnh nhân suy gan, bệnh nhân có tiền sử suy giảm chức năng gan hoặc đang dùng cùng các thuốc gây độc với gan do thuốc có thể làm tăng enzym gan. Ngừng thuốc nếu bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan.

Thận trọng khi sử dụng thuốc cho các bệnh nhân có giảm bạch cầu tổng/giảm bạch cầu trung tính do bất cứ nguyên nhân nào như: bệnh nhân đang dùng các thuốc gây giảm bạch cầu, bệnh nhân có tiền sử ức chế tủy xương do thuốc hoặc do các bệnh lý mắc kèm, bệnh nhân dùng phóng xạ hoặc các hóa trị liệu điều trị ung thư, bệnh nhân tăng bạch cầu ưa acid hoặc rối loạn tăng sinh tủy.

Thận trọng khi sử dụng thuốc cho các bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân có hội chứng kéo dài khoảng QT bẩm sinh, suy tim sung huyết, phì đại tế bào cơ tim, hạ Kali huyết, hạ magnesi huyết, dùng cùng các thuốc gây kéo dài khoảng QT do thuốc làm tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, tụt huyết áp thế đứng.

Thận trọng khi sử dụng olanzapin cho các bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu, bệnh nhân có tiền sử động kinh hoặc có các yếu tố nguy cơ gây giảm ngưỡng động kinh do thuốc có thể làm nặng thêm các tình trạng trên.

Thuốc có thể gây tăng cân, rối loạn chuyển hóa, tăng prolactin huyết trên trẻ em và thanh thiếu niên.

Thuốc có thể gây hội chứng thần kinh ác tính có nguy cơ đe dọa tính mạng với các triệu chứng tăng thân nhiệt, cứng cơ, thay đổi trạng thái tâm thần, rối loạn thần kinh thực vật tăng creatinin phosphokinase, tiêu cơ vân cấp, suy thận cấp. Cần ngừng điều trị nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng trên hoặc sốt cao không rõ nguyên nhân.

Olanzapine điều trị tâm thần phân liệt

7. Thời kỳ mang thai 

Chưa có đủ dữ liệu nghiên cứu về việc sử dụng olanzapin ở phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc qua được nhau thai, có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Thận trọng khi dùng olanzapin cho phụ nữ mang thai, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Các trẻ sơ sinh phải được theo dõi cẩn thận trong trường hợp bắt buộc dùng olanzapin cho mẹ ở giai đoạn cuối thai kì. Thuốc có thể gây hội chứng ngoại tháp, hội chứng cai thuốc với các triệu chứng như kích động, tăng trương lực cơ, giảm trương lực cơ, suy hô hấp, ngủ lơ mơ, rối loạn ăn uống cho trẻ sơ sinh.

8. Thời kỳ cho con bú 

Olanzapin được bài xuất vào sữa mẹ có thể gây ra các tác dụng ức chế TKTW ở trẻ bú mẹ. Do vậy, cần tránh sử dụng olanzapin cho phụ nữ đang cho con bú hoặc ngừng cho con bú khi bắt buộc phải điều trị cho mẹ.

9. Tác dụng không mong muốn (ADR) 

 Thường gặp 

Máu: tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu.

Chuyển hóa: tăng cholesterol huyết, tăng Glucose huyết, tăng triglycerid huyết, glucose niệu, tăng thèm ăn.

TKTW: chóng mặt, rối loạn vận động, hội chứng Parkinson, chứng đứng ngồi không yên.

Tiêu hóa: tăng enzym gan.

Da: phát ban.

Cơ, xương khớp: đau khớp.

Hệ sinh sản: rối loạn cương dương, giảm ham muốn tình dục.

Toàn thân: suy nhược, mệt mỏi, phù, sốt.

Một số ADR đang được nghiên cứu: tăng phosphatase kiềm, tăng creatinin phosphokinase, tăng acid uric.

   Ít gặp 

Hệ miễn dịch: phản ứng quá mẫn.

Chuyển hóa, dinh dưỡng: đợt cấp đái tháo đường đi kèm nhiễm toan ceton, hôn mê, có thể tử vong.

TKTW: co giật, loạn trương lực cơ cấp, rối loạn vận động muộn,

giảm trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, bồn chồn bất an.

Tim, mạch: loạn nhịp chậm, huyết khối tĩnh mạch sâu.

Hô hấp: chảy máu cam.

Tiêu hóa: chướng bụng.

Da: nhạy cảm với ánh sáng, rụng tóc.

Thận, tiết niệu: bí tiểu, tiểu không tự chủ, són tiểu.

Hệ sinh sản: mất kinh, căng ngực, tăng tiết sữa ở nam.

Một số ADR đang được nghiên cứu: tăng bilirubin toàn phần.

 Hiếm gặp 

Máu: giảm tiểu cầu.

Chuyển hóa: hạ thân nhiệt.

TKTW: hội chứng thần kinh ác tính, hội chứng cai thuốc.

Tim, mạch: nhịp nhanh thất.

Tiêu hóa: viêm tụy.

Gan, mật: viêm gan.

Cơ, xương khớp: tiêu cơ vân cấp.

Hệ sinh sản: cương dương kéo dài.

Chưa xác định được tần suất

Phản ứng trên da với tăng bạch cầu ưa acid và hội chứng toàn thân, hội chứng cai thuốc ở trẻ sơ sinh.

10. Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Ngừng thuốc trong trường hợp xuất hiện các biểu hiện của hội chứng an thần kinh ác tính. Điều trị hỗ trợ tích cực và theo dõi chặt bệnh nhân. Cần thận trọng khi sử dụng lại olanzapin cho bệnh nhân sau khi xuất hiện hội chứng an thần kinh ác tính: Nên lựa chọn các thuốc ít gây hội chứng này hơn và cần tăng liều từ từ cho bệnh nhân.

Ngừng thuốc hoặc giảm liều olanzapin nếu xuất hiện loạn động muộn trong quá trình sử dụng thuốc.

Giảm liều hoặc dùng thuốc ngày 1 lần lúc đi ngủ, nếu xuất hiện buồn ngủ trong quá trình sử dụng olanzapin.

Sử dụng các biện pháp điều trị dùng thuốc hoặc không dùng thuốc để điều chỉnh rối loạn lipid huyết nếu xuất hiện trong quá trình điều trị bằng olanzapin. Có thể cân nhắc sử dụng thay thế bằng các thuốc an thần kinh khác ít gây ảnh hưởng trên chuyển hóa lipid như risperidon, ziprasidon hay aripiprazol.

11. Liều lượng và cách dùng 

11.1 Cách dùng 

Olanzapin được dùng đường uống, có thể uống trong bữa ăn hoặc cách xa bữa ăn. Viên nén phân tán chứa olanzapin chi nên được tách khỏi vì thiếc ngay trước khi sử dụng, đặt ngay vào miệng để được hòa tan bởi nước bọt sau đó nuốt với nước hoặc không cần dùng nước. Các bệnh nhân có biểu hiện buồn ngủ kéo dài có thể sử dụng liều hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Với dạng tiêm bắp, dùng nước cất pha tiêm để hòa tan. Dung dịch này cần được sử dụng trong vòng 1 giờ sau khi hòa tan và chỉ được dùng để tiêm bắp sâu vào vùng cơ lớn, không được tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch. Viên olanzapin thông thường và viên nén phân tán có tác dụng tương đương.

Liều dùng của olanzapin phải được hiệu chỉnh thận trọng trên từng bệnh nhân và sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả.

11.2 Liều lượng 

Liều dùng cho người lớn 

Điều trị tâm thần phân liệt: Liều khởi đầu 10 mg, uống ngày 1 lần, hiệu chỉnh liều theo đáp ứng, liều tối đa khuyến cáo 20 mg/ngày. Liều duy trì: 10 – 20 mg/ngày, uống ngày 1 lần.

Đối với những bệnh nhân suy nhược, dễ hạ huyết áp hoặc những bệnh nhân chuyển hóa olanzapin chậm (phụ nữ, người không hút thuốc hoặc bệnh nhân trên 65 tuổi) rất nhạy cảm với tác dụng của olanzapin, liều khởi đầu khuyến cáo là 5 mg/ngày.

Dự phòng rối loạn lưỡng cực tái phát: Liều khởi đầu 10 mg/ngày, uống ngày 1 lần, hiệu chỉnh liều theo đáp ứng. Liều duy trì 5 – 20 mg/ngày. Liều tối đa 20 mg/ngày.

Điều trị rối loạn hưng cảm: Liều khởi đầu 15 mg/ngày, uống ngày 1 lần, hiệu chỉnh liều theo đáp ứng. Liều duy trì 5 – 20 mg/ngày. Liều tối đa 20 mg/ngày.

Cơn kích động cấp do tâm thần phân liệt hoặc do bệnh hưng cảm: Tiêm bắp olanzapin, khởi đầu 5 – 10 mg/liều (thường là 10 mg), sau 2 giờ có thể thêm 5 – 10 mg nữa nếu cần thiết. Người cao tuổi: Khởi đầu 2,5 – 5 mg, sau 2 giờ có thể thêm 2,5 – 5 mg nữa nếu cần thiết. Trong 24 giờ không tiêm quá 3 liều và liều tối đa kể cả đường tiêm và đường uống không vượt quá 20 mg/ngày. Thời gian tiêm bắp tối đa là 3 ngày và phải chuyển ngay sang uống khi có thể.

Bệnh nhân suy thận: Không cần hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận.

Bệnh nhân suy gan: Cần hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy gan. Tuy nhiên chưa có khuyến cáo hiệu chỉnh liều đặc hiệu nào được đưa ra. Cần theo dõi chặt bệnh nhân.

12. Tương tác thuốc 

Tránh phối hợp: Không nên phối hợp olanzapin với các thuốc điều trị Parkinson trên bệnh nhân Parkinson và sa sút trí tuệ do tăng nguy cơ tử vong. Tránh phối hợp olanzapin với metoclopramid do tăng nguy cơ xuất hiện hội chứng ngoại tháp, hội chứng an thần kinh ác tính

Các thuốc cần thận trọng khi phối hợp

Làm tăng tác dụng và độc tính của olanzapin: Dùng đồng thời olanzapin với các thuốc ức chế hệ TKTW (rượu, các dẫn chất benzodiazepin) làm tăng tác dụng hạ huyết áp tư thế của olanzapin. Các thuốc ức chế CYPIA2 (ciprofloxacin, fluvoxamin, các thuốc ức chế CYP1A2 khác) làm tăng nồng độ olanzapin trong máu do đó có thể làm tăng tác dụng và độc tính của thuốc, có thể cần dùng liều khởi đầu thấp hơn hoặc giảm liều duy trì nếu cần. Than hoạt làm giảm sinh khả dụng của olanzapin, do vậy nên uống ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi uống olanzapin.

Làm giảm tác dụng của olanzapin: Các thuốc gây cảm ứng CYP1A2 (carbamazepin, thuốc lá) làm giảm nồng độ olanzapin trong máu, có thể cần tăng liều nếu cần.

Làm tăng tác dụng và độc tính của một số thuốc khác: Olanzapin làm tăng tác dụng (táo bón, khô miệng, bí tiểu, an thần, rối loạn thị giác) của các thuốc kháng cholinergic, làm tăng tác dụng hạ huyết áp của các thuốc chống tăng huyết áp, làm tăng tác dụng kéo dài khoảng QT của các thuốc có nguy cơ.

Làm giảm tác dụng và độc tính của một số thuốc khác: Olanzapin có thể làm giảm tác dụng của Levodopa và các thuốc chủ dopamin.

13. Tương kỵ 

Dung dịch tiêm bắp chứa olanzapin không được trộn lẫn với dung dịch có chứa các dẫn chất benzodiazepin (lorazepam, Diazepam) do tạo kết tủa. Dung dịch tiêm bắp có chứa Haloperidol không được trộn cùng bơm tiêm với dung dịch tiêm bắp chứa olanzapin do pH kiềm của dung dịch này sẽ phá hủy dược chất olanzapin.

14. Quá liều và xử trí 

Triệu chứng: Quá liều gây tử vong ở bệnh nhân thường với mức liều trên 450 mg. Các triệu chứng quá liều thường gặp: loạn nhịp nhanh, kích động, rối loạn ngôn ngữ, hội chứng ngoại tháp, suy giảm ý thức từ mức độ an thần cho đến hôn mê, đôi khi xuất hiện mê sảng, co giật, hội chứng thần kinh ác tính, suy hô hấp, tăng hoặc giảm huyết áp, ngừng tim và hô hấp.

Xử trí: Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu. Biện pháp giải độc chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc hỗ trợ, theo dõi chức năng tim mạch và các dấu hiệu sinh tồn. Rửa dạ dày cùng với uống than hoạt để loại bỏ và ngăn cản hấp thu phần thuốc còn lưu lại trong đường tiêu hóa. Duy trì thông khí hỗ trợ và liệu pháp oxygen. Điều trị tụt huyết áp và trụy tuần hoàn cho bệnh nhân.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ Huỳnh Thị Thanh Thủy

(Nguồn: Theo dược thư Quốc gia Việt Nam 2022)

 

 

 

 



25 Tháng Ba, 2024 Truyền Thông

Thuốc Combigan 5ml được sử dụng trong điều trị các glaucoma góc mở mạn tính hoặc tăng nhãn áp. Vậy thuốc Combigan 5ml được dùng như thế nào? Có những lưu ý gì về cách sử dụng thuốc chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Thành phần:

Hoạt chất:

Brimonidine tartrate:……………………..2,0mg.

Timolol maleat:…………………………….6,8mg (tương đương với 5mg timolol).

Tá Dược: Benzalkonium clorid,natri phosphat monobasic monohydrat,natri phosphat dibasic heptahydrat,acid hydrocloric hoặc natri hydroxid để điều chỉnh pH,nước tinh khiết.

                                                                Hình: nguồn internet

Công dụng của thuốc Combigan

Tác dụng của Combigan 5ml là làm giảm áp suất nội nhãn (IOP) ở những bệnh nhân bị glaucoma góc mở mạn tính hoặc tăng nhãn áp đáp ứng không đầy đủ với các  Thuốc chẹn beta tại chỗ. Combigan chai 5ml giảm khó chịu, nóng rát, kích ứng do khô mắt, hoạt chất chính bao gồm Brimonidine tartrate và timolol maleate.

Combigan gồm có 2 hoạt chất chính: Brimonidine tartrate, Timolol maleat và kết hợp với một số tá dược vừa đủ. Hai thành phần này đều có công dụng làm giảm sự tăng áp suất nội nhãn (IOP) bằng cơ chế bổ sung và tác dụng kết hợp dẫn đến giảm áp suất nội nhãn, tác dụng sẽ cao hơn so với khi chỉ dùng một trong hai thành phần này.

Combigan có tác dụng nhanh sau khi sử dụng. Brimonidin tartrat là một chất chủ vận thụ thể adrenergic alpha – 2 chọn lọc gấp 1000 lần so với thụ thể adrenalin alpha – 1. Tính chọn lọc này làm cho thuốc chỉ có tác dụng làm giảm áp xuất nội nhãn mà không làm giãn đồng tử và không làm co mạch ở các vi mạch liên quan với ghép võng mạc ở người. Brimonidine tartrate được cho là có thể làm giảm nhãn áp (IOP) bằng cách ngăn chặn dòng chảy vào của thủy dịch và tăng dòng chảy ra của thủy dịch qua màng cứng.

Timolol là một thuốc chẹn thụ thể beta adrenergic và beta không chọn lọc, không có tác dụng cường giao cảm nội tại, suy giảm trực tiếp cơ tim hoặc gây tê cục bộ. Timolol làm giảm nhãn áp bằng cách giảm sản xuất thủy dịch. Cơ chế chính xác của tác dụng này chưa được xác định rõ nhưng có thể do ức chế sự tăng tổng hợp AMP vòng bởi sự kích thích beta – adrenergic nội sinh.

Cách sử dụng thuốc Combigan 5ml:

Đầu tiên hãy làm cho tay bạn sạch bằng cách rửa tay đúng cách với xà phòng, sau đó mới áp dụng nhỏ mắt. Không chạm vào đầu ống nhỏ giọt hoặc để nó chạm vào mắt của bạn hoặc bất kỳ bề mặt nào khác để tránh nhiễm bẩn tới dụng cụ. Kính áp tròng có thể hấp thụ chất bảo quản có trong thuốc này, do đó nếu bạn đang đeo kính áp tròng hãy tháo ra trước khi nhỏ thuốc vào mắt. Sau khi nhỏ thuốc 15 phút rồi mới đeo kính áp tròng trở lại.

Tiến hành ngửa đầu ra sau, ngước mắt lên trên và kéo mí mắt dưới xuống để tạo thành tư thế nhỏ thuốc mắt. Giữ ống nhỏ giọt trực tiếp trên mắt và nhỏ 1 giọt vào túi, thường là 2 lần mỗi ngày (cách nhau 12 giờ) hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sau khi nhỏ thuốc, hãy đưa mắt nhìn xuống nhẹ nhàng và nhắm mắt trong 1 đến 2 phút. Để tránh thuốc chảy ra khỏi mắt hãy đặt một ngón tay ở khóe mắt (gần mũi) và ấn nhẹ. Không chớp mắt và không dụi mắt sau khi nhỏ thuốc, mặc dù có thể cảm thấy hơi khó chịu hoặc ngứa. Làm đều cả 2 mắt với lượng thuốc theo chỉ dẫn.

Nếu bạn đang sử dụng một loại thuốc mắt khác (chẳng hạn như thuốc nhỏ hoặc thuốc mỡ), hãy đợi ít nhất 10 phút trước khi áp dụng với các loại thuốc khác. Lưu ý dùng thuốc mỡ sau khi dùng thuốc nhỏ mắt Combigan.

Bạn có thể sử dụng thuốc này thường xuyên để đạt được hiệu quả tối đa. Bên cạnh đó, hãy sử dụng vào cùng một thời điểm mỗi ngày để dễ nhớ hơn. Ngay cả khi bạn đang cảm thấy tốt hơn hoặc đã ổn định hãy tiếp tục dùng thuốc. Bởi vì hầu hết những người bị bệnh tăng nhãn áp hoặc nhãn áp cao không cảm thấy bị bệnh.

                      Ảnh minh họa:Nguồn Internet.

 Tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng Combigan:

Trong quá trình sử dụng thuốc Combigan, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau đây:

–  Nhìn mờ tạm thời, bỏng/châm chích/ngứa/đỏ mắt tạm thời,

–  Chảy nước mắt.

–  Khô mắt.

–  Khô miệng.

–  Cảm giác như có vật gì ở trong mắt.

–  Đau đầu, chóng mặt.

–  Buồn ngủ.

Nếu bất kỳ tác dụng nào kéo dài hoặc trầm trọng hơn, hãy báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ gần nhất ngay lập tức.

Nếu xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng thì cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị hoặc người kê đơn thuốc cho bạn, bao gồm:

–  Thay đổi thị lực.

–  Mắt nhạy cảm với ánh sáng, đau mắt/sưng/chảy dịch.

–  Nhịp tim chậm/không đều, yếu cơ,

–  Mệt mỏi bất thường.

–  Thay đổi tâm thần/tâm trạng, lạnh/tê/đau bàn tay hoặc bàn chân,

–  Sưng mắt cá chân/bàn chân.

–  Tăng cân đột ngột không rõ nguyên nhân, khó thở.

Bạn hãy đến các cơ sở y tế ngay lập tức nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào rất nghiêm trọng, bao gồm: khó thở, đau ngực, yếu một bên cơ thể, nói khó, lú lẫn, chóng mặt dai dẳng, ngất xỉu.

Sử dụng thuốc này rất hiếm khi xảy ra phản ứng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm: phát ban, ngứa/sưng (đặc biệt là mặt/lưỡi/cổ họng), chóng mặt nghiêm trọng hoặc khó thở.

 Tác dụng không mong muốn:

Trước khi sử dụng sản phẩm này, bạn hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với brimonidine, timolol, apraclonidine hoặc nếu bạn có bất kỳ dị ứng nào khác. Bạn cần cung cấp thông tin chi tiết để được tư vấn phù hợp nhất.

Trước khi sử dụng thuốc này, hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tiền sử bệnh của bạn, đặc biệt là:

–  Bệnh phổi (chẳng hạn như bệnh hen suyễn hiện tại hoặc trong quá khứ, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nặng – COPD),

–  Rối loạn nhịp tim không đều (nhịp tim chậm xoang), bệnh tim (suy tim nặng, sốc tim),

–  Bệnh thận,

–  Bệnh gan,

–  Bệnh mạch máu (chẳng hạn như viêm tắc nghẽn mạch máu, hiện tượng Raynaud),

–  Rối loạn tuần hoàn máu (thiểu năng mạch vành/não),

–  Chóng mặt sau khi đứng (hạ huyết áp thế đứng),

–  Tiểu đường, trầm cảm, tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp),

–  Rối loạn yếu cơ (như nhược cơ),

–  Dị ứng nghiêm trọng.

Nếu bạn bị nhiễm trùng, chấn thương mắt hoặc phải phẫu thuật mắt, hãy hỏi bác sĩ xem bạn có nên tiếp tục sử dụng lọ thuốc này hiện tại hay không.

Nếu bạn bị tiểu đường, sản phẩm này có thể ngăn chặn nhịp tim nhanh /đập mạnh mà bạn thường cảm thấy khi lượng đường trong máu xuống quá thấp (hạ đường huyết). Các triệu chứng khác của hạ đường máu, ví dụ như chóng mặt và đổ mồ hôi, không bị ảnh hưởng bởi thuốc này.

Thuốc Combigan có thể làm cho bạn chóng mặt hoặc buồn ngủ hoặc tạm thời làm mờ tầm nhìn. Nếu bạn còn sử dụng thêm rượu hoặc cần sa thì có thể khiến các triệu chứng chóng mặt và buồn ngủ mạnh hơn. Các hoạt động yêu cầu sự tỉnh táo hoặc tầm nhìn rõ ràng như lái xe, vận hành máy móc cần tạm dừng cho đến khi không còn các triệu chứng này. Hạn chế đồ uống có cồn. Người bệnh cần thành thật với bác sĩ nếu bạn đang dùng cần sa.

Trong thời kỳ mang thai, chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Lợi ích khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai phải lớn hơn nguy cơ khi sử dụng.

Thuốc Combigan này có thể đi vào sữa mẹ, nhưng có ít khả năng gây hại cho trẻ bú mẹ. Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nếu bạn đang cho con bú.

Tương tác thuốc Combigan:

Một số sản phẩm có thể tương tác với thuốc này bao gồm: thuốc chẹn beta dùng bằng đường uống (chẳng hạn như propranolol), một số  thuốc chống trầm cảm (SSRIs như fluoxetine, ba vòng như amitriptyline), digoxin, epinephrine, fingolimod, thuốc cao huyết áp (chẳng hạn như clonidine, methyldopa), quinidine .

Bạn cần thông báo cho dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị nếu như bạn đang dùng một trong các loại thuốc khác gây buồn ngủ như thuốc giảm đau opioid  hoặc thuốc giảm ho (như codeine, hydrocodone), rượu, cần sa, thuốc ngủ hoặc thuốc trầm cảm, thuốc giãn cơ, hoặc thuốc kháng histamin (như cetirizine, diphenhydramine).

Nếu bạn đang sử dụng nhiều loại thuốc đồng thời nên nhớ việc kiểm tra nhãn trên tất cả các loại thuốc của bạn (chẳng hạn như các sản phẩm dị ứng hoặc ho và cảm lạnh), vì chúng có thể chứa các thành phần gây buồn ngủ. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và dược sĩ về sự an toàn khi sử dụng các thuốc khác và sử dụng thuốc Combigan.

Nếu bạn lỡ quên 1 liều thì sử dụng lại ngay khi nhớ ra, nếu gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo thì bỏ qua liều trước đó. Tuyệt đối không sử dụng liều gấp đôi ở lần sau lần bỏ quên liều.

Thuốc Combigan có thể có hại nếu nuốt phải. Nếu ai đó đã sử dụng quá liều và có các triệu chứng nghiêm trọng như ngất đi hoặc khó thở, tim đập chậm hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và chẩn đoán.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh : Với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động, nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ Lưu Văn Song

 (Theo hướng dẫn sử dụng thuốc của Nhà sản xuất)

 



25 Tháng Ba, 2024 Truyền Thông

Là thuốc thuộc nhóm thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ được chỉ định trong hỗ trợ gây mê trong chăm sóc đặc biệt.

1. Chỉ định:

Giãn cơ trong phẫu thuật, đặt nội khí quản, hỗ trợ trong thực hiện hô hấp có điều khiển.

2. Chống chỉ định:

Người có tiền sử phản ứng quá mẫn với rocuronium hoặc ion bromid.

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng.

3. Thận trọng:

Rocuronium có tương tác với nhiều nhóm khác nhau, cần thận trọng khi dùng kết hợp với các thuốc khác.

Thận trọng khi dùng rocuronium cho những đối tượng bệnh nhân mắc một trong những bệnh như bị nhược cơ; mất cân bằng điện giải; trong trường hợp phẫu thuật ở trạng thái hạ thân nhiệt, người bị bỏng; người bị suy nhược, suy kiệt; bệnh nhân có thở máy.

    Hình: nguồn internet

4. Liều lượng và cách dùng:

Cách dùng:

Rocuronium bromid được tiêm tĩnh mạch nhanh hoặc truyền tĩnh mạch.

Liều lượng:

Liều lượng phải được điều chỉnh cẩn thận, tùy theo nhu cầu và đáp ứng của từng người bệnh. Nên dùng một máy kích thích dây thần kinh ngoại biên để giám sát chính xác mức độ giãn thần kinh – cơ, để giảm thiểu khả năng quá liều và để đánh giá hồi phục sau khi thần kinh – cơ bị chẹn ở người được gây mê loại enfluran, isofluran… vì các thuốc này tăng tác dụng chẹn thần kinh  – cơ.

Người lớn:

Liều khởi đầu ( để đặt nội khí quản) thông thường là 0,6mg/kg, tiêm tĩnh mạch nhanh.

Sau khi tiêm, giãn cơ cần thiết để đặt nội khí quản đạt được trong vòng 1 phút và đa số người bệnh đã được đặt nội khí quản xong trong vòng 2 phút, giãn cơ tối đa thường có trong vòng 3 phút.

Khi dùng đồng thời với gây mê phối hợp nhiều thuốc, liều ban đầu này thường làm giãn cơ đủ cho lâm sàng khoảng 31 phút. Nếu dùng liều ban đầu cao hơn thì sẽ làm giãn cơ đủ cho lâm sàng trong khoảng 58 phút.

Liều duy trì: Để đặt nội khí quản nhanh ở người đã được tiền mê và gây mê thỏa đáng, liều ban đầu rocuronium bromid 0,6 – 1,2mg/kg đã tạo điều kiện tốt cho đặt nội khí quản trong khoảng dưới 2 phút.

Trẻ em:

Trẻ em ( 1- 14 tuổi) và trẻ bú mẹ  (1 – 12 tháng tuổi) khi gây mê bằng halothan, độ nhạy cảm với rocuronium bromid giống như ở người lớn, nhưng thời gian xuất hiện giãn cơ và thời gian giãn cơ ngắn hơn so với người lớn. Chưa có dữ liệu nào cho phép khuyến cáo dùng rocuronium bromid cho trẻ nhỏ từ 0 – 1 tháng tuổi.

Liều ban đầu: Khi dùng đồng thời với gây mê bằng halothan ở trẻ em từ 3 tháng tuổi – 12 tuổi, liều ban đầu đã được dùng là 0,6mg/kg. Giãn cơ tối đa thường có trong vòng 1 phút. Liều này tạo điều kiện cho đặt nội khí quản trong vòng 1 phút và làm giãn cơ đủ cho lâm sàng trong khoảng 41 phút . Ở trẻ em 3 – 12 tháng tuổi và trong khoảng 27 phút ở trẻ em trên 1 tuổi – 12 tuổi.

                                                                      Hình: nguồn internet

Liều duy trì:

Có thể cho truyền tĩnh mạch liên tục liều duy trì ở trẻ em từ 3 tháng  đến 12 tuổi với tốc độ truyền 12 microgam ( 0,012mg)/kg/phút khi chẹn thần kinh – cơ còn 10% trị số kiểm tra.

Với người bệnh béo phì ( có cân nặng vượt quá 30% trọng lượng cơ thể lý tưởng của họ): Liều duy trì phải dựa theo trọng lượng khối cơ thể không mỡ.

Người cao tuổi hoặc người suy thận và suy gan: Liều duy trì giảm: 75 – 100 microgam/kg ( 0,075 – 0,10mg/kg).

5. Tương tác thuốc:

Không dùng đồng thời với suxamethonium. Chỉ dùng rocuronium cho đến khi dấu hiệu của suxamethonium đã hết.

Một số chất có thể làm tăng tác dụng của rocuronium: Các thuốc gây mê bay hơi như isofluran, enfluran, desfluran hoặc halothan, các thuốc gây tê hay dùng kết hợp, một số kháng sinh dùng phối hợp như aminosid, polymycin, lincosamid, tetracyclin, chất đối kháng calci, thuốc tiêm chứa magnesi.

Các thuốc đối kháng làm giảm tác dụng của rocuronium: thuốc ức chế cholinesterase, các thuốc chữa động kinh như carbamazepine hoặc phenytoin khi dùng kéo dài.

Các tương tác bất lợi tăng lên ở số lớn người bệnh có chức năng thần kinh – cơ bị suy yếu và hoạt tính enzyme cholinesterase huyết bị giảm.

Tương kỵ:

Không trộn lẫn thuốc tiêm rocuronium bromid với các dung dịch kiềm ( ví dụ dung dịch tiêm barbiturat) trong cùng một bơm tiêm hoặc tiêm truyền cùng một lúc bằng cùng một dây truyền dịch.

Rocuronium tương kỵ với các dung dịch có chứa các chất sau: Amoxcillin, amphotericin, azathiprin, cefazolin, cloxacilin, dexamethasone, diazepam, enoximon, erythromycin, famotidine, furosemide, hydrocortisone ( succinat natri), insulin, intralipid, methohexital, trimethoprim và vancomycin.

Tương hợp:

Rocuronium bromid có thể pha vào các dung dịch sau:

+ Dung dịch natri clorid 0,9%, glucose 5%, ringer lactat.

+ Dùng trong vòng 24 giờ sau khi pha.

6. Quá liều và xử trí:

Triệu chứng: Yếu cơ, suy hô hấp, ngừng thở trong quá trình phẫu thuật và gây mê.

Xử trí: Điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Duy trì thông khí bằng hô hấp hỗ trợ hoặc hô hấp điều khiển cho đến khi hô hấp trở lại hoàn toàn bình thường.

Có thể sử dụng các thuốc ức chế cholinesterase với liều phù hợp như neostigmine, pyridostigmin hoặc edrophonium để làm đảo ngược tác dụng giãn cơ của rocuronium bromid. Trong trường hợp các thuốc trên chưa tác dụng phải duy trì hô hấp hỗ trợ cho đến khi người bệnh tự thở được. Cần lưu ý rằng nếu sử dụng nhắc lại các thuốc ức chế cholinesterase có thể rất nguy hiểm cho người bệnh.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ Lương Ngọc Khánh Ngân

(Tài liệu tham khảo: Theo tờ hướng dẫn từ nhà sản xuất)

 

 

 



25 Tháng Ba, 2024 Truyền Thông

Prednisolon là một steroid vỏ thượng thận tổng hợp với các đặc tính chủ yếu của một glucocorticoid. Một số đặc tính này tạo ra tác dụng sinh lý của glucocorticoid nội sinh. Các tác dụng của glucocorticoid chỉ có được khi dùng các liều điều trị cao hơn liều sinh. Ở các liều này, thuốc được dùng cho cả mục đích điều trị và chẩn đoán, do khả năng ức chế sự bài tiết bình thường của các hormone thượng thận. Ở các liều dược lý, glucocorticoid có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch và tác dụng lên hệ thống máu và lympho, còn được dùng để điều trị tạm thời trong nhiều bệnh khác nhau.

Prednisolon ức chế quá trình viêm; ức chế hệ thống miễn dịch; có thể kích thích bài tiết các thành phần khác nhau của dịch dạ dày.

Hình: nguồn internet
  1. Chỉ định:

Prednisolon được chỉ định khi cần đến tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch:

Dị ứng: Viêm da dị ứng, các phản ứng quá mẫn với thuốc, viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm, bệnh huyết thanh.

Bệnh da: Viêm da bóng nước dạng ecpet, viêm da tiếp xúc, vảy nến, u sùi dạng nấm, pemphigus, hội chứng Stevens-Johnson.

Bệnh nội tiết: Tăng sản thượng thận bẩm sinh, tăng calci huyết trong bệnh ác tính, viêm tuyến giáp u hạt, suy vỏ thượng thận nguyên phát hoặc thứ phát.

Bệnh đường tiêu hóa: Dùng trong giai đoạn cấp của bệnh Crohn, viêm kết tràng loét.

Bệnh máu: Thiếu máu tan máu tự miễn, thiếu máu Diamond –  Blackfan, ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát ở người lớn.

Bệnh khối u: Bệnh bạch cầu cấp, u lympho.

Bệnh hệ thần kinh: Giai đoạn nặng, cấp của bệnh xơ cứng rải rác; phù não trong bệnh u não nguyên phát hoặc di căn, thủ thuật mở sọ hoặc tổn thương ở đầu.

Bệnh ở mắt: Viêm màng mạch nhỏ và viêm mắt không đáp ứng với corticosteroid tại chỗ.

Ghép cơ quan: Thải ghép cơ quan đặc: Cấp và mạn tính.

Bệnh phổi: Giai đoạn nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Bệnh thận: Gây bài niệu và làm giảm protein niệu trong hội chứng thận hư thể tự phát hoặc do bệnh lupus ban đỏ.

Bệnh khớp và collagen: Hỗ trợ điều trị ngắn hạn ( trong giai đoạn cấp, nặng) của bệnh viêm khớp do gút cấp; trong giai đoạn nằn hoặc điều trị duy trì trong một số trường hợp nhất định của viêm cột sống dính khớp, viêm da cơ / viêm đa cơ, viêm khớp dạng thấp,….

  1. Chống chỉ định:

Quá mẫn với predinisolon hoặc thành phần của chế phẩm.

Viêm giác mạc cấp do Herpes simplex

Đang dùng vắc xin virus sống hoặc giảm độc lực ( khi dùng những liều corticosteroid gây ức chế miễn dịch)

Nhiễm nấm toàn thân.

Thủy đậu.

  1. Thận trọng:

Trước khi bắt đầu điều trị bằng glucocorticoid trong thời gian dài, phải kiểm tra điện tâm đồ, huyết áp, chụp X quang phổi và cột sống, làm test dung nạp glucose và đánh giá chức năng trục dưới đồi –  tuyến yên – thượng thận (HPA) cho tất cả các bệnh nhân.

Liều cao corticoticoid có thể gây bệnh cơ cấp, thường gặp ở bệnh nhân bị rối loạn dẫn truyền thần kinh – cơ, có thể gặp ở cơ mắt và hoặc cơ hô hấp. Có thể làm nặng thêm các rối loạn tâm thần đã có từ trước. Phải theo dõi creatin kinase.

Dùng corticosteroid kéo dài có thể gây bệnh glaucom, tổn thương thần kinh thị giác, nhìn mờ, giảm thị trường, đục thủy tinh thể dưới bao sau. Dùng sau phẫu thuật thủy tinh có thể làm chậm liền vết mổ hoặc tăng chảy máu.

Sử dụng thận trọng ở những người bệnh tuyến giáp, suy gan, suy thận, bệnh tim mạch, đái tháo đường, galucom, đục thủy tinh thể, nhược cơ, có nguy cơ loãng xương, bệnh ở đường tiêu hóa. Dùng thận trọng sau nhồi máu cơ tim cấp.

Hình: nguồn internet

Cân nhắc khi sử dụng corticosteroid toàn thân cho người cao tuổi với liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất có thể được.

Thường xuyên theo dõi sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ em.

* Khi ngừng thuốc phải thận trọng và giảm từ từ. Theo dõi chắc những bệnh nhân đang dùng corticosteroid toàn thân sang dạng hít vì có thể thiếu hụt hormone hoặc khi ngừng thuốc, kể cả các triệu chứng dị ứng, đặc biệt ở những người dùng prednisolone > 20mg/ngày.

  1. Liều lượng và cách dùng:

Prednisolon dùng đường uống. Các muối của prednisolon có thể có các đường khác. Đường tiêm thường dành cho người bệnh không thể uống hoặc cho tình trạng cấp cứu. Sau thời kì cấp cứu cần xem xét chuyển sang dạng uống.

Liều lượng đối với trẻ nhỏ và trẻ em phải dựa vào tình trạng của bệnh và đáp ứng của người bệnh. Sau khi đạt được đáp ứng mong muốn, cần phải giảm liều dần dần tới mức vẫn duy trì với đáp ứng lâm sàng thích hợp. Phải liên tục theo dõi người bệnh để điều chỉnh liều khi cần.

Khi bị stress trong khi đang dùng corticosteroid ( phẫu thuật, nhiễm khuẩn, chấn thương) nên tăng liều trước, trong và sau tình trạng stress. Nếu cần điều trị prednisolone uống trong thời gian dài, nên xem xét phác đồ dùng thuốc cách ngày bất cứ khi nào có thể, dùng duy nhất 1 lần sau ăn sáng sẽ hạn chế được tác dụng không mong muốn. Sau khi điều trị dài ngày phải ngừng prednisolone dần từng bước.

Theo dõi các thông số: Huyết áp, glucose huyết; các chất điện giải, áp lực trong mắt, mật độ khoáng của xương.

*Đường uống:

Trẻ em:

Hen phế quản cấp: 1 – 2mg/kg/ngày, chia làm 1 – 2 lần ( tối đa 60mg/ngày), trong 3-10 ngày. Điều trị kéo dài: 0,25 – 2mg/kg/ngày, uống mỗi ngày một lần vào buổi sáng hoặc cách ngày khi cần để kiểm soát hen.

Chống viêm và ức chế miễn dịch: 0,1 – 2mg/kg/ngày, chia làm 1 – 4  lần.

Hội chứng thận hư: Khởi đầu 2mg/kg/ngày ( tối đa 80mg/ngày), chia 1-3 lần, đến khi nước tiểu không còn protein tỏng 3 ngày liên tiếp hoặc trong 4 – 6 tuần. Sau đó dùng liều duy trì 1 – 2 mg/kg, dùng cách ngày vào buổi sáng trong 4 tuần.

Duy trì dài hạn nếu tái phát thường xuyên: 0,5 – 1,0mg/kg, dùng cách ngày trong 3 -6 tháng.

Người lớn:

Liều thông thường: 5 – 60mg/ngày.

Bệnh xơ cứng rải rác: 200mg/ngày trong 1 tuần, sau đó 80mg dùng cách ngày trong 1 tháng.

Viêm khớp dạng thấp: Liều khởi đầu 5 – 7,5mg/ngày, điều chỉnh liều khi cần thiết.

*Đường tiêm:

Tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp ( dạng muối natri phosphate este).

Hỗn dịch nước prednisolone acetat dùng đường tiêm bắp có tác dụng kéo dài, liều mỗi lần 25 – 100mg, 1 -2 lần/tuần.

Tiêm vào trong khớp: Liều 5 – 25mg prednisolone acetat. Dạng muối natri phosphate hoặc tebutat este.

Dung dịch / hỗn dịch nhỏ mắt: Viêm kết mạc, tổn thương giác mạc:

Trẻ em và người lớn nhỏ 1 -2 giọt dung dịch/hỗn dịch 1% vào túi kết mạc mỗi giờ vào ban ngày.

*Dùng tại chỗ: (prednisolone acetat và prednisolone natri phosphate) điều trị viêm và dị ứng ở mắt hoặc tai, thường dùng dạng nhỏ giọt 0,5% – 1%.

*Dùng đường trực tràng: ( prednisolone metasulfobenzoat natri hoặc prednisolone natri phosphate). Thụt hậu môn 20mg prednisolone/100ml hoặc đạn 5mg prednisolon.

Người cao tuổi: Dùng liều thấp nhất có hiệu quả.

Điều chỉnh liều ở bệnh nhân cường giáp: Có thể cần thiết tăng liều prednisolone để đạt đủ tác dụng điều trị.

Thẩm tách máu: dùng một liều sau khi thẩm tách máu.

Thẩm phân màng bụng: Không cần bổ sung liều.

  1. Tương tác thuốc:

Tránh phối hợp: Tránh dùng đồng thời prednisolon với natalizumab, các vắc xin sống.

Tăng tác dụng/ độc tính:

Prednisolon làm tăng nồng độ/ tác dụng của các thuốc ức chế acetylcholinesterase, amphotericin B, cyclosporine, các thuốc lợi tiểu niệu quai, lợi tiểu thiazide, natalizumab, NSAIDs, các vắc xin sống, warfarin.

Nồng độ/tác dụng của prednisolone có thể bị tăng bởi: Thuốc chống nấm, thuốc chẹn kênh calci ( không thuộc nhóm dihydropyridin), cyclosporine, các dẫn xuất estrogen, fluconazole, kháng sinh nhóm macrolid, kháng sinh nhóm quinolone, các thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh cơ ( loại không khử cực), các salicylate, trastuzumab.

Giảm tác dụng:

Prednisolon có thể làm giảm nồng độ/tác dụng của các thuốc chống đái tháo đường, calcitriol, corticorelin, isoniazid, các salicylate, các vắc xin ( bất hoạt).

Nồng độ/tác dụng của prednisolone có thể bị giảm bởi: aminoglutethimid, thuốc kháng acid, các barbiturate, các chất gắn với acid mật, echinace, primidon, các dẫn xuất rifampicin, phenytoin, carbamazepin.

Dùng cùng digitalis có thể làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim do hạ kali huyết.

Phải theo dõi chặt khi dùng cùng các thuốc cũng làm giảm kali huyết.

Prednisolon có thể gây tăng glucose huyết, do đó cần điều chỉnh liều thuốc chống đái tháo đường.

Tránh dùng đồng thời prednisolone với thuốc chống viêm không steroid vì có thể gây loét dạ dày.

Tương tác với rượu/dinh dưỡng:

Rượu: Tránh dùng rượu ( do có thể tăng kích ứng niêm mạc dạ dày)

Thức ăn: Prednisolon ảnh hưởng đến hấp thu calci. Hạn chế dùng cafein.

Hình: nguồn internet
  1. Quá liều và xử trí:

Dùng kéo dài prednisolone có thể gây ra các triệu chứng tâm thần, mặt tròn, lắng đọng mỡ bất thường, ứ dịch, ăn nhiều, tăng cân, rậm lông, nhiễm sắc tố da, da vảy, giảm sức đề kháng với nhiễm trùng, chậm liền vết thương và xương, loãng xương, loét dạ dày tá tràng, suy thượng thận,…..

Điều trị quá liều mạn ở bệnh nhân mắc bệnh nặng phải tiếp tục dùng steroid, có thể giảm liều prednisolone tạm thời hoặc luân phiên ngày điều trị.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ Lương Ngọc Khánh Ngân

(Tài liệu tham khảo: Theo tờ hướng dẫn từ nhà sản xuất)

 

 



Quinapril là thuốc thuộc nhóm ức chế men chuyển (ACE), sau khi uống chuyển thành quinaprilat có hoạt tính sẽ ức chế enzyme chuyển Angiotensin I thành Angiotensin II dẫn đến làm giảm tác dụng co mạch và giảm tiết Aldosteron, được dùng để điều trị tăng huyết áp và suy tim. Ngoài tác dụng trên, các thuốc ức chế men chuyển còn ngăn giáng hóa bradykinin – chất gây giãn mạch mạnh, làm giảm sức cản ngoại biên, giảm giữ natri và nước làm hạ huyết áp.

                                                                               Hình: nguồn internet
  1. Chỉ định:

_ Điều trị tăng huyết áp dùng đơn trị liệu hoặc phối hợp với các thuốc hạ huyết áp khác.

_ Suy tim sung huyết ( dùng đơn trị liệu hoặc kết hợp với thuốc lợi tiểu và / hoặc digitalis)

_ Bệnh thận do đái tháo đường kèm theo tăng huyết áp, có albumin niệu vi thể.

  1. Chống chỉ định:

_ Mẫn cảm với quinapril hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

_ Không sử dụng aliskiren phối hợp với quinapril ở người bệnh đái tháo đường có tăng huyết áp.

_ Tiền sử phù mạch liên quan đến điều trị bằng thuốc ức chế ACE.

_Người mang thai.

_ Nên tránh dùng ở người đã biết hoặc nghi ngờ bị bệnh mạch thận như hẹp động mạch thận hai bên hoặc hẹp động mạch thận ở thận độc nhất, người ghép thận, bệnh mạch ngoại biên hoặc xơ vữa động mạch toàn thân nặng.

  1. Thận trọng:

Thuốc có thể gây phù mạch, đặc biệt sau khi dùng liều đầu tiên. Nếu phù mạch kèm với phù thanh quản có thể gây tử vong thì phải ngừng thuốc ngay lập tức, điều trị phù hợp và theo dõi chặt chẽ.

Người suy giảm chức năng thận. Do ức chế hệ renin-agiotensin-aldosteron (RAA) nên có thể gây giảm chức năng thận và suy thận có hoặc không dẫn đến tử vong ở các người bệnh tăng huyết áp ( đặc biệt ở người bệnh tăng huyết áp kèm theo hẹp động mạch thận một hoặc hai bên, người bệnh bị suy thận trước đó, đã  hoặc đang phối hợp với thuốc lợi tiểu. ADR này sẽ phục hồi khi ngừng thuốc ức chế ACE và/hoặc thuốc lợi tiểu phối hợp.

Nguy cơ hạ huyết áp mạnh có thể gây ngất khi dùng thuốc ức chế ACE ở người suy tim, hạ natri huyết, dùng thuốc lợi tiểu liều cao, thẩm tách thận hoặc giảm thể tích máu hoặc muối nghiêm trọng. Phải theo dõi chặt người bệnh khi uống thuốc lần đầu và trong 2 tuần đầu điều trị.

Người đái tháo đường, người suy thận, dùng đồng thời với thuốc lợi tiểu giữ kali hoặc chế độ bổ sung nhiều kali sẽ làm tăng nguy cơ gây tăng kali huyết của quinapril.

Người suy thận hoặc bị bệnh tự miễn, đặc biệt các bệnh như lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì và bệnh suy tủy xương: Tăng nguy cơ làm giảm bạch cầu trung tính hoặc mất bạch cầu hạt của quinapril. Phải kiểm tra định kỳ số lượng bạch cầu trong máu người bệnh.

Thận trọng khi sử dụng quinapril ở bệnh nhân hẹp động mạch nặng hoặc có triệu chứng ( do nguy cơ bị hạ huyết áp) và ở bệnh nhân bị phì đại cơ tim.

            Hình: nguồn internet
  1. Tác dụng không mong muốn:

Thường gặp:

Ho dai dẳng ( hết khi ngừng thuốc)

Tăng creatinine hoặc nitrogen ure huyết ( tăng nhiều hơn ở người dùng kết hợp quinapril với thuốc lợi tiểu)

Tăng kali huyết.

Ít gặp:

Tụt huyết áp ( liều khởi đầu ở người bệnh giảm natri hoặc giảm thể tích máu, hoặc ở người suy tim sung huyết)

Ngủ gà, ngất, mất ngủ, tình trạng kích động, trầm cảm, dị cảm.

Buồn nôn, loạn vị giác, đầy hơi, khô miệng và họng, tiêu chảy hoặc táo bón, đau bụng.

Hiếm gặp:

Phù mạch, đau thắt ngực, loạn nhịp tim, hạ huyết áp thế đứng, sốc tim.

Viêm tụy, chảy máu đường tiêu hóa.

  1. Liều lượng:

Điều trị tăng huyết áp:

Nếu không dùng thuốc lợi tiểu, liều khởi đầu thông thường của quinapril là 10mg/lần, 1 lần/ngày.

Ở người bị mất nước và giảm natri huyết do dùng thuốc lợi tiểu từ trước, liều khởi đầu của quinapril là 5mg/lần.

Liều duy trì thông thường là 20 – 40 mg/ngày, dùng 1 lần hoặc chia làm 2 lần bằng nhau. Có thể dùng liều tối đa 80mg/ngày. Nếu cần có thể dùng thêm một thuốc lợi tiểu không giữ kali.

Điều trị đồng thời với thuốc lợi tiểu: Để giảm nguy cơ tụt huyết áp có thể xảy ra ở người đang dùng thuốc lợi tiểu, nếu có thể được, nên ngừng thuốc lợi tiểu 2 -3 ngày trước khi bắt đầu dùng quinapril.

Nếu không thẻ ngừng thuốc lợi tiểu, dùng liều khởi đầu 2,5mg/ngày dưới sự giám sát chặt chẽ của thầy thuốc trong vài giờ, đến khi huyết áp ổn định.

Điều trị suy tim sung huyết:

Do nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng, phải theo dõi chặt người bệnh khi bắt đầu điều trị bằng quinapril, đồng thời xem xét việc dùng thuốc lợi tiểu thời gian gần đây. Người bệnh bị suy tim sung huyết có hoặc không có suy thận đều phải được theo dõi chặt trong 2 tuần đầu điều trị bằng quinapril và bất kỳ khi nào tăng liều quinapril hoặc thuốc lợi tiểu.

Liều khởi đầu thường dùng ở người lớn suy tim sung huyết có nồng độ natri huyết và chức năng thận bình thường thì uống 5mg/lần, 2 lần/ngày. Cần theo dõi người bệnh sau liều khởi đầu ít nhất 2 giờ tránh hạ huyết áp quá mức và điều chỉnh liều hàng tuần đến liều có hiệu quả.

Liều duy trì là 10 -20mg/ngày, dùng một lần hoặc chia làm 2 lần bằng nhau. Có thể tăng liều tối đa đến 40mg/ngày.

Liều dùng ở người suy thận:

Ở người tăng huyết áp kèm suy thận, dùng liều khởi đầu và việc điều chỉnh liều dùng tùy theo mức độ suy thận được đánh giá dựa trên chỉ số độ thanh thải creatinine. Các liều tiếp sau phải được điều chitnh theo sự dung nhạp và đáp ứng huyết áp của mỗi người bệnh, thường sau khoảng thời gian ít nhất 2 tuần.

            Hình: nguồn internet
  1. Tương tác thuốc:

Dùng rượu, thuốc lợi tiểu hoặc các thuốc hạ huyết áp khác đồng thời với thuốc ức chế ACE có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp.

Cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân khi dùng liều khởi đầu quinapril kết hợp lợi tiểu furosemide ( > 80mg) hoặc lợi tiểu giữ kali, phải thường xuyên theo dõi nồng độ kali, natri trong máu.

Các thuốc chống viêm không steroid, đặc biệt indomethacin làm giảm tác dụng hạ huyết áp, làm tăng nguy cơ tổn thương thận.

Allopurinol, các chất kìm hãm tế bào, procainamide, corticoid hoặc các chất ức chế tủy xương có thể tăng nguy cơ phản ứng thuốc khi kết hợp với quinapril như giảm bạch cầu trung tính và/ hoặc chứng mất bạch cầu hạt, có thể gây tử vong.

Các thuốc giống giao cảm làm giảm tác dụng hạ huyết áp của các thuốc ức chế ACE.

Quinapril có thể làm giảm tác dụng của các kháng sinh nhóm quinolone và các dẫn chất tetracyclin.

Tác dụng của quinapril có thể bị giảm bới các thuốc kháng acid, aprotinin, các thuốc NSAID, các salicylate, yohimbin.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ Lương Ngọc Khánh Ngân

(Tài liệu tham khảo: Theo tờ hướng dẫn từ nhà sản xuất)

 

 



25 Tháng Ba, 2024 Truyền Thông

Galantamin là thuốc dùng trong điều trị chống sa sút trí tuệ theo cơ chế ức chế enzyme acetylcholinesterase gắn thuận nghịch và làm bất hoạt acetylcholinesterase, do đó ức chế thủy phân acetylcholine, làm tăng nồng độ acetylcholine tại synap cholinergic. Nhờ có hoạt tính gia tăng nồng độ acetylcholine nên galatamin làm giảm diễn biến của bệnh Alzhemeier.

Hình: nguồn internet
  1. Chỉ định:

Galantamin được dùng để điều trị chứng sa sút trí tuệ từ nhẹ đến trung bình trong bệnh Alzheimer.

  1. Chống chỉ định:

Mẫn cảm với thuốc hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Suy gan nặng.

Suy thận nặng ( độ thanh thải creatinine dưới 9ml/phút).

  1. Thận trọng:

Cũng như các thuốc kích thích hệ cholinergic khác, cần sử dụng thận trọng galantamin trên các đối tượng sau:

Trên hệ tim –  mạch: Làm chậm nhịp tim, block nhĩ – thất nên cần thận trọng với bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt cần lưu ý  người có loạn nhịp trên thất và người đang dùng các thuốc làm chậm nhịp tim.

Trên hệ tiêu hóa; Thuốc làm tăng tiết dịch vị, cần sử dụng thận trọng trên các đối tượng có nguy cơ như người có tiền sử loét dạ dày – tá tràng, người đang dùng thuốc chống viêm không steroid.

Trên hệ tiết niệu: Do tác động trên hệ cholinergic nên thuốc có thể gây bí tiểu tiện.

Trên hệ thần kinh: Thuốc có khả năng làm tăng nguy cơ co giật, động kinh thứ phát do kích thích hệ cholinergic.

Trên hệ hô hấp: Thận trọng đối với người có tiền sử bệnh hen hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Cần thận trọng khi gây mê dùng thuốc succinylcholine và các thuốc chẹn thần kinh – cơ khác ở người dùng galantamin vì thuốc này có thể làm tăng tác dụng của thuốc gây giãn cơ.

Hình: nguồn internet
  1. Tác dụng không mong muốn (ADR)

Rất thường gặp:

Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Thường gặp:

Chán ăn, sụt cân, đau bụng, khó tiêu.

Ít gặp:

Nhịp tim chậm, hạ huyết áp tư thế, suy tim, bloc nhĩ – thất, rung nhĩ, khoảng QT kéo dài, bloc nhánh, nhịp nhĩ nhanh.

Viêm dạ dày – ruột, chảy máu tiêu hóa, khó nuốt, tăng tiết nước bọt, nấc.

  1. Liều lượng và cách dùng:

Cách dùng:

Glantamin thường được dùng qua đường uống, ngày 2 lần sáng và tối sau ăn.

Liều khởi đầu:

Liều 4mg/lần, ngày 2 lần trong 4 tuần, nếu thuốc dung nạp tốt, sau đó tăng liều lên 8mg/lần, ngày 2 lần, duy trì trong ít nhất 4 tuần.

Tùy theo đáp ứng và sự dung nạp thuốc của người bệnh mà tăng liều lên 12mg/lần, ngày 2 lần, nếu dùng chế phẩm giải phóng chậm chỉ 1 lần với liều tương đương của mỗi ngày.

Dùng liều cao 16mg/lần, ngày 2 lần, hiệu quả điều trị không tăng và dung nạp thuốc giảm..

Nếu quá trình điều trị bị gián đoạn 3 ngày trở lên thì cần bắt đầu điều trị lại với mức liều thấp nhất rồi tăng dần đến mức liều tối ưu.

Sử dụng thận trọng trên người suy gan hoặc suy thận nhẹ đến vừa, liều không được vượt quá 16mg/ngày. Nếu suy gan nặng hoặc suy thận nặng không được khuyến cáo dùng.

Đối với người suy gan mức độ trung bình: Khởi đầu dùng 4mg/lần, ngày một lần trong ít nhất một tuần, sau đó có thể tăng dần liều lên đến tối đa 8mg/lần/ngày, ngày 2 lần, nếu dùng chế phẩm giải phóng chậm, chỉ dùng 1 lần với liều tương đương của mỗi ngày.

  1. Tương tác thuốc:

Tương tác dược lực học:

Khi gây mê: Galantamin hiệp đồng tác dụng với cac thuốc giãn cơ kiểu succinylcholine dùng trong phẫu thuật.

Thuốc kháng cholinergic đối kháng với tác dụng của galantamin.

Thuốc kích thích cholinergic ( chất chủ vận cholinergic hoặc chất ức chế cholinesterase) hiệp đồng tác dụng khi dùng đồng thời.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Galantamin gây tăng tiết dịch đường tiêu hóa, hiệp đồng ADR trên hệ tiêu hóa với NSAID, tăng nguy cơ chảy máu tiêu hóa.

Tương tác dược động học:

Các thuốc cảm ứng hoặc ức chế cytochrome P450 có thể làm thay đổi chuyển hóa galantamin, gây tương tác dược động học.

Cimetidin và paroxetine làm tăng sinh khả dụng của galantamin.

Erythormycin và ketoconazole làm tăng diện tích dưới đường cong nồng độ –  thời gian của galantamin.

Amitriptylin, fluoxetine, fluvoxamine và quinidine làm giảm thanh thải galatamin.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ Lương Ngọc Khánh Ngân

(Tài liệu tham khảo: Theo tờ hướng dẫn từ nhà sản xuất)

 


Bản Quyền © 2021 Bệnh Viện Lê Văn Thịnh - Thiết Kế và Phát Triển bởi Hân Gia Group