Picture18-1.png

25 Tháng Ba, 2024 Tin TứcTruyền Thông
1. Chỉ định:

Rối loạn tiết dịch phế quản, nhất là trong viêm phế quản cấp tính, đợt cấp tính của viêm phế quản mạn tính.

Bromhexin thường được dùng như một chất bổ trợ với kháng sinh, khi bị nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp.

Ảnh minh họa: nguồn Internet.
2. Liều dùng:

Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: 8 – 16mg/ lần, ngày uống 3 lần.

Thời gian điều trị không được kéo dài quá 8 – 10 ngày nếu chưa có ý kiến thầy thuốc.

3. Chống chỉ định:

Quá mẫn cảm với bromhexin hoặc với một thành phần nào đó có trong thuốc.

Người mang thai hoặc cho con bú.

4. Dược lực học:

Bromhexin là chất điều hòa và tiêu nhầy đường hô hấp. Do hoạt hóa sự tổng hợp sialomucine và phá vỡ các sợi mucopolysaccharide acid nên thuốc làm đờm lỏng hơn và ít quánh hơn. Thuốc làm long đờm dễ dàng hơn, nên làm đờm từ phế quản thoát ra ngoài hiệu quả.

Khi uống, thường phải sau 2-3 ngày mới có biểu hiện tác dụng trên lâm sàng.

5. Dược động học:

Hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa.

Chuyển hóa bước đầu ở gan rất mạnh. Thức ăn làm tăng sinh khả dụng của thuốc.

Bromhexin phân bố rộng rãi vào các mô của cơ thể, liên kết mạnh với protein huyết tương, qua được hàng rào máu não, và một lượng nhỏ qua được nhau thai.

Khoảng 85 -90% liều dùng được thải trừ qua nước tiểu, chủ yếu là dưới dạng các chuyển hóa.

6. Cảnh báo và thận trọng khi sử dụng:

Cần tránh phối hợp với các thuốc ho khác vì có nguy cơ ứ đọng đờm ở đường hô hấp.

Bromhexin do tác dụng làm tiêu dịch nhầy, nên có thể gây hủy hoại hàng rào niêm mạc dạ dày; vì vậy, khi dùng cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày phải rất thận trọng.

Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân hen vì bromhexin có thể gây co thắt phế quản ở một số người dễ mẫn cảm.

Sự thanh thải bromhexin và các chất chuyển hóa có thể bị giảm ở bệnh nhân bị suy gan hoặc suy thận nặng, nên cần thận trọng và theo dõi.

Dùng bromhexin cho người cao tuổi hoặc suy nhược, quá yếu không có khả năng khạc đờm có hiệu quả do đó càng tăng ứ đờm.

Bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp về việc không dung nạp galactose, thiếu hụt men LAPP lactase hoặc kém hấp thu glucose – galactose không nên dùng thuốc này.

7. Tương tác thuốc:

Không phối hợp với thuốc giảm tiết dịch như các thuốc kiểu atropine ( hoặc anticholinergic) vì làm giảm tác dụng của bromhexin.

Không phối hợp với các thuốc chống ho.

Dùng phối hợp bromhexin với kháng sinh ( amoxcilin, cefuroxime, erythromycin, doxycylin) làm tăng nồng độ kháng sinh vào mô phổi và phế quản. Do đó, bromhexin có thể có tác dụng như một thuốc bổ trợ trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp, làm tăng tác dụng của kháng sinh.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Lương Ngọc Khánh Ngân

Tài liệu tham khảo: Theo tờ hướng dẫn từ nhà sản xuất



25 Tháng Ba, 2024 Truyền Thông

Tên chung quốc tế: fluocinolone acetonide.

Mã ATC: CO5AA10; D07AC04; S01BA15; S02BA08.

Loại thuốc: Corticosteroid dùng tại chỗ.

1. Dạng thuốc và hàm lượng

Kem: 0,0025%; 0,00625%; 0,01%; 0,025%.

Dầu: 0,01%.

Thuốc mỡ: 0,00625%, 0,025%.

Dung dịch: 0,01%.

Dầu gội: 0,01%.

Một số chế phẩm phối hợp fluocinolon acetonid với Neomycin để điều trị các nhiễm khuẩn ngoài da.

Hình: nguồn internet

2. Dược lực học

Fluocinolon acetonid là một corticosteroid tổng hợp có hiệu lực từ thấp tới vừa, có nguyên tử fluor gắn vào nhân steroid. Cơ chế tác dụng của các corticosteroid dùng tại chỗ là do phối hợp 3 tính chất quan trọng: Chống viêm, chống ngứa và tác dụng co mạch. Tác dụng của thuốc ít nhất có phần là do liên kết với thụ thể steroid. Các corticosteroid làm giảm viêm bằng ổn định mảng lysosom của bạch cầu, ức chế tập trung đại thực bào trong các vùng bị viêm, giảm sự bám dính của bạch cầu với nội mô mao mạch, giảm tính thấm thành mao mạch, giảm các thành phần bổ thể, kháng tác dụng của histamin và giải phóng kinin từ chất nền, giảm sự tăng sinh các nguyên bào sợi, lắng đọng colagen và sau đó tạo thành sẹo ở mô. Các corticosteroid, đặc biệt là các corticosteroid có fluor có tác dụng chống hoạt động phân bào của nguyên bào sợi ở da và của biểu bì.

Tác dụng chống viêm của các corticosteroid có thể bị giảm nhanh khi dùng nhắc lại mặc dù chưa được biết rõ tầm quan trọng của tác dụng này trên lâm sàng.

3. Dược động học

Hấp thu: Khi dùng tại chỗ các corticosteroid trên da bình thường còn nguyên vẹn, chỉ một lượng nhỏ thuốc tới được chân bì và sau đó vào hệ tuần hoàn chung. Tuy nhiên, hấp thu tăng lên đáng kể khi da bị mất lớp keratin, bị viêm hoặc/và bị các bệnh khác ở hàng rào biểu bì (như vảy nến, eczema).

Tùy theo mức độ thấm, lượng thuốc bôi và tỉnh trạng da ở chỗ bôi thuốc, thuốc được hấp thu nhiều hơn ở bìu, hố nách, mi mắt, mặt và da đầu (khoảng 36%) và được hấp thu ít hơn ở cẳng tay, đầu gối, khuỷu tay, lòng bàn tay và gan bàn chân (khoảng 1%). Thậm chí sau khi rửa chỗ bôi thuốc, corticosteroid vẫn được hấp thu trong thời gian dài, có thể do thuốc được giữ lại ở lớp sừng.

Phân bố: Qua da, lượng thuốc được hấp thu sẽ phân bố vào da, cơ, gan, ruột và thận.

Chuyển hóa: Corticosteroid chuyển hóa bước đầu ở da, một lượng nhỏ được hấp thu vào hệ tuần hoàn và được chuyển hóa ở gan thành các chất không có tác dụng.

Thải trừ: Thuốc thải trừ qua thận chủ yếu dưới dạng glucuronid và sulfat, nhưng cũng có một lượng dưới dạng không liên hợp. Một lượng nhỏ các chất chuyển hóa thải trừ qua phân.

4. Chỉ định

Fluocinolon acetonid điều trị các bệnh ngoài da

Fluocinolon acetonid được dùng ngoài để điều trị các bệnh ngoài da khác nhau như:

Eczema: eczema tiết bã, eczema hình đĩa, eczema dị ứng.

Viêm da: viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh. Vảy nến (ngoại trừ dạng vảy nến lan rộng).

Liken phẳng, luput ban đỏ hình đĩa.

Hình: Nguồn internet

5. Chống chỉ định

Tiền sử mẫn cảm với thuốc.

Trứng cá đỏ.

Nhiễm khuẩn ở da do vi khuẩn, nấm hoặc virus (Herpes, thủy đậu).

Không dùng thuốc cho những người bệnh nhiễm khuẩn giang mai, bệnh da do trực khuẩn lao, ung thư da.

6. Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng Fluocinolon acetonid. Khi dùng fluocinolon acetonid trên mảng da rộng, không nên băng kín vì tăng nguy cơ nhiễm độc toàn thân.

Có thể gây suy vỏ tuyến thượng thận ở những người bệnh dùng lượng lớn thuốc và bôi trên diện rộng, dài ngày hoặc băng kín.

Những người bị vảy nến cần được theo dõi cẩn thận vi bệnh có thể. nặng lên hoặc tạo vảy nến có mũ.

Thận trọng với người bệnh suy giảm chức năng tế bào T hoặc những người bệnh đang điều trị bằng thuốc suy giảm miễn dịch khác.

Dùng fluocinolon acetonid cho các vết thương nhiễm khuẩn mà không có thêm các kháng sinh điều trị thích hợp có thể làm cho nhiễm khuẩn bị lan rộng.

Không dùng nhỏ mất vì có nguy cơ bị glôcôm gây ra bởi corticosteroid. Chế phẩm có thể chứa dầu lạc, thận trọng với người dị ứng lạc.

Đối với trẻ em

Trẻ em dễ bị suy giảm trực tuyến yên – dưới đồi – thượng thận và hội chứng Cushing hơn người lớn vì tỷ lệ diện tích bề mặt da/cân nặng lớn hơn. Biểu hiện của suy vỏ tuyến thượng thận bao gồm chậm lớn, không tăng cân. Do vậy, hạn chế dùng cho trẻ em và giữ ở liều tối thiểu cần thiết đủ đạt hiệu quả điều trị.

7. Thời kỳ mang thai

Khi cần thiết có thể dùng cho người mang thai, nên dùng với liều thấp nhất.

8. Thời kỳ cho con bú

Không nên bôi thuốc lên vú mẹ trước khi cho trẻ bú. Khi cần điều trị cho người cho con bủ, bôi một lượng tối thiểu cần thiết và trong thời gian ngắn nhất.

9. Tác dụng không mong muốn (ADR)

Ít gặp tác dụng phụ khi dùng fluocinolon acetonid, nhưng cũng như các steroid dùng ngoài khác, thỉnh thoảng có gặp các phản ứng phụ như mẫn cảm hoặc kích ứng ở chỗ bôi thuốc.

Ít gặp

Da: teo da, vết rạn, nhiễm khuẩn thứ phát, đất sần, trứng cá đỏ, viêm da mặt, quả mẫn.

Hiếm gặp và rất hiểm gặp

Nội tiết: suy vỏ tuyến thượng thận.

Da: rậm lông, mẫn cảm.

Có nguy cơ tăng tác dụng phụ toàn thân và các phản ứng phụ tại chỗ nếu dùng thuốc thưởng xuyên, bôi trên diện rộng, hoặc dùng trong thời gian dài cũng như khi điều trị các vùng dễ bị hãm hoặc băng kín chỗ bôi thuốc.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Nếu có dấu hiệu suy vô tuyến thượng thận, nên ngừng dần dần thuốc, giảm số lần bôi thuốc hoặc thay bằng các corticosteroid khác tác dụng yếu hơn.

Ngừng thuốc nếu thấy kích ứng da hoặc viêm da tiếp xúc trong lúc điều trị.

10. Liều lượng và cách dùng

Bôi lên vùng da bị bệnh một lớp mỏng, 2 – 4 lần mỗi ngày, tùy thuộc vào tình trạng nặng hay nhẹ.

Khi cần băng kin, phải rửa sạch vùng da cần bôi thuốc, bôi thuốc rồi băng bằng một băng thích hợp, có thể dùng miếng gạc nóng. ẩm. Không nên băng khi bôi thuốc cho trẻ em hoặc trên mặt.

Thuốc dạng kem đặc biệt thích hợp với bề mặt ẩm hoặc rỉ nước và các góc hốc của cơ thể. Thuốc dạng mỡ thích hợp cho loại da khô, vết thương có vảy.

Viêm da dị ứng (atopic) ở người lớn: Fluocinolon acetonid tại chỗ 0,01%, ngày bôi 3 lần.

Viêm da dị ứng (atopic) nặng hoặc vừa ở trẻ em 2 tuổi trở lên: Dầu fluocinolon acetonid tại chỗ 0,01% ngày bôi 2 lần vào vùng bị bệnh, không dùng quá 4 tuần.

Vảy nến da đầu người lớn: Bôi một lớp mỏng đầu fluocinolon acetonid tại chỗ 0,01% vào tóc ướt và da đầu, xoa kỹ và đội mũ tắm do nhà sản xuất cung cấp, để qua đêm hoặc ít nhất 4 giờ sau đó gội sạch.

Viêm da tiết bả ở da đầu: Dùng 30 ml dầu gội 0,01%, xoa tạo bọt và trong 5 phút. Sau đó gội sạch bằng nước.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ Huỳnh Thị Thanh Thủy

(Nguồn: Dược thư Quốc gia Việt Nam 2022)



Hydroxychloroquine (HCQ) được biết đến với vai trò là thuốc điều trị sốt rét. Tuy nhiên, thuốc cũng được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý da liễu như Lupus ban đỏ, bệnh Porphyrin da chậm và một số tình trạng khác. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về tác dụng của thuốc Hydroxychloroquine trong điều trị bệnh da liễu.

Thành phần:Mỗi viên nén bao phim chứa.

Hoạt chất: Hydroxychloroquine sulfate………………………………200mg.

Tá dược:Dibasic calcium phosphate dihydrate,pregelatinized starch,com starch,magnesium stearate,opadry II white 05F18422.

         Ảnh minh họa:Nguồn Internet

Hydroxychloroquine là thuốc gì?

Hydroxychloroquine  là một loại thuốc trị sốt rét  thuộc nhóm 4-amino-quinoline, thuốc cũng được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống,viêm khớp dạng thấp , một số tình trạng viêm và bệnh lý khác do nhạy cảm với ánh sáng. Hydroxychloroquine là hợp chất hydroxyl hóa của chloroquine với cơ chế hoạt động tương tự. Tuy nhiên, khi dùng một liều lượng giống nhau của Hydroxychloroquine và Chloroquine, nồng độ Chloroquine trong mô cao gấp 2,5 lần Hydroxychloroquine. Hydroxychloroquine được ưa thích hơn do đặc tính an toàn hơn của nó và Hydroxychloroquine ít có tác dụng phụ lên thị lực hơn.

Cơ chế tác dụng chính của Hydroxychloroquine trong điều trị các bệnh lý da liễu, bao gồm:

–  Chống viêm.

–  Chống phân bào.

–  Điều hòa miễn dịch.

–  Chống nắng.

–  Chống huyết khối.

Tác dụng chống viêm được cho là thông qua nhiều con đường làm giảm sản xuất cytokine và bao gồm các hoạt động liên quan đến sự gia tăng độ pH của lysosome. Điều này gây ra:

–  Giảm hoạt động của protease.

–  Giảm kích hoạt các Toll-like receptor 9, 7, 8 và 3.

–  Tăng kích thích tế bào T- CD8.

Hydroxychloroquine có tác động gấp 2 lần đến các tế bào T. Nó ức chế kích thích tế bào T- CD4, nhưng cũng thúc đẩy kích thích tế bào T-CD8. Tác động tổng hợp là một hành động có lợi trong điều hoà miễn dịch mà không làm gia tăng bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Tác dụng chống tăng phân bào và điều hòa miễn dịch được thực hiện qua trung gian bằng cách giảm sự tăng sinh tế bào lympho, can thiệp vào hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên (natural killer cell) và có thể làm thay đổi quá trình sản xuất kháng thể trong cơ thể.

Tác dụng chống nắng của Hydroxychloroquine chưa được hiểu hoàn toàn. Một số lý thuyết là do sự tích tụ của Hydroxychloroquine trong da tạo một hàng rào bảo vệ khỏi ánh nắng bằng cách hấp thụ một số bước sóng ánh sáng cụ thể. Ngoài ra, tác dụng chống viêm của Hydroxychloroquine làm giảm đáp ứng viêm của tế bào sừng thường được kích hoạt khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Thuốc trị sốt rét ngăn chặn sự kết tập tiểu cầu và hoạt động như chất đối kháng với prostaglandin do ức chế men phospholipase A2. Do đó, Hydroxychloroquine có thể được sử dụng như một liệu pháp kéo dài cho bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao.

Các tác dụng khác của hydroxychloroquine bao gồm:

–  Giảm 15-20% nồng độ cholesterol,triglycerid  và LDL cholesterol trong máu.

 Hạ glucose máu bằng cách làm giảm sự thoái hóa của insulin.

–  Đặc tính kháng vi-rút.

–  Chống ung thư.

–  Tăng mật độ khoáng xương ở cột sống và vùng chậu hông.

Chỉ định sử dụng Hydroxychloroquine trong điều trị da liễu:

Hydroxychloroquine được sử dụng như một loại thuốc đầu tay cho các chỉ định sau trong da liễu:

–  Lupus ban đỏ tất cả các thể.

–  Bệnh Porphyrin da chậm.

Hydroxychloroquine được sử dụng như một lựa chọn điều trị thứ hai hoặc thứ ba cho những điều sau đây trong da liễu:

–  Viêm da cơ.

–  Sarcoidosis.

–  Ban đa dạng do ánh sáng.

–  U hạt vòng lan tỏa.

Các bệnh lý da liễu khác mà hydroxychloroquine có thể được xem xét sử dụng, chủ yếu là các bệnh lý liên quan đến nhạy cảm ánh sáng, bao gồm:

–  Sẩn ngứa do ánh sáng.

–  Viêm da mạn tính do ánh sáng.

–  Hội chứng kháng phospholipid.

–  Viêm da cơ địa.

–  Hồng ban đỏ.

–  Ly thượng bì bỏng nước (Epidermolysis bullosa);

–  Rụng tóc xơ hoá vùng trán.

–  Bệnh mảnh ghép chống chủ.

–  Bệnh Lichen phẳng do ánh sáng.

–  Mày đay ánh sáng.

–  Xơ cứng bì hệ thống.

–  Mày đay;

–  Viêm mạch.

Chống chỉ định:

–  Quá mẫn với hydroxychloroquine hoặc 4-aminoquinoline.

–  Trẻ em dưới sáu tuổi, do tăng nguy cơ quá liều.

–  Bệnh nhân dùng Tamoxifen  vì dùng đồng thời Hydroxychloroquine và Tamoxifen làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý võng mạc.

–  Tiền sử mắc bệnh lý võng mạc.

–  Đang điều trị các liệu pháp ức chế tủy xương.

Một số chống chỉ định tương đối như: bệnh nhân suy thận nặng (cần giảm liều), suy gan, bệnh máu, thiếu hụt men G6PD, bệnh lý thần kinh cơ, bệnh tâm thần, bệnh vảy nến.

Liều lượng hydroxychloroquine:

Hydroxychloroquine được bào chế dưới dạng viên nén có hàm lượng 200mg. Nên uống Hydroxychloroquine trong bữa ăn hoặc cùng với một ly sữa để giúp giảm thiểu tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.

Có thể áp dụng liều thuốc xen kẽ. Chẳng hạn như, sử dụng Hydroxychloroquine 400mg xen kẽ với Hydroxychloroquine 200mg mỗi ngày để đạt được liều hàng ngày hiệu quả là 300mg/ngày. Nếu không đạt được đáp ứng điều trị chỉ với Hydroxychloroquine, có thể bổ sung thêm Quinacrine có thể cải thiện hiệu quả điều trị.

Bệnh lupus ban đỏ:

–  Liều thông thường là 200-400 mg mỗi ngày cho đến khi đạt được đáp ứng điều trị. Mặc dù liều tối đa trước đây được liều dùng thường được tính toán dựa trên trọng lượng cơ thể của bệnh nhân với liều khuyến cáo không vượt quá 6,5mg/kg/ngày, liều lượng hiện nay được khuyến cáo không vượt quá 5mg/kg/ngày. Tuy nhiên, khuyến cáo này có thể cần điều chỉnh ở bệnh nhân béo phì vì liều tối đa hàng ngày không được vượt quá 400mg/ngày.

–  Để giảm thiểu việc xuất hiện độc tính trên võng mạc, nên giảm liều khi bệnh nhân dung nạp được (trong những tháng mùa đông).

Bệnh Porphyrin da chậm:

–  Sử dụng Hydroxychloroquine với liều thấp tăng dần, tăng chậm. Liều khuyến cáo: Hydroxychloroquine 100mg x 2 lần/tuần trong một tháng, sau đó 200mg/ngày. Dùng thuốc cho đến khi nồng độ porphyrin trong máu bình thường trong ít nhất một tháng. Khởi đầu với liều cao có thể dẫn đến ngộ độc gan do huy động nhanh dự trữ porphyrin ở gan.

Lưu ý khi sử dụng thuốc:

–  Cần giám sát thường xuyên hơn nếu các giá trị xét nghiệm bất thường hoặc với những bệnh nhân có nguy cơ cao:

–  Công thức máu, chức năng thận và chức năng gan của bệnh nhân nên được kiểm tra trước khi dùng thuốc Hydroxychloroquine và sau đó kiểm tra định kỳ.

–  Thử thai được tiến hành ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trước khi dùng thuốc và khuyến cáo áp dụng  biện pháp tránh thai trong quá trình điều trị.

–  Mọi bệnh nhân nên được khám chuyên khoa mắt trước và trong vòng năm đầu điều trị. Trong trường hợp không có thêm các yếu tố nguy cơ, nên thực hiện sàng lọc hàng năm trong vòng 5 năm.

–  Nồng độ hydroxychloroquine có thể được đo trong máu. Điều này có thể được áp dụng để theo dõi sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân và khi đáp ứng lâm sàng không đầy đủ.

–  Hydroxychloroquine có nguy cơ gây độc cho mắt, giác mạc và võng mạc thấp hơn so với Chloroquine.

–  Hút thuốc có thể làm giảm hiệu quả của Hydroxychloroquine.

–  Hydroxychloroquine có ái lực cao bất thường với các tế bào chứa melanin (ví dụ: ở da và võng mạc). Sự lắng đọng trong các tế bào này có thể dẫn đến tăng sắc tố da và có thể gây độc cho võng mạc.

–  Phụ nữ mang thai: Hydroxychloroquine đi qua nhau thai. Tuy nhiên, trong nhiều nghiên cứu, việc sử dụng Hydroxychloroquine trong thời kỳ mang thai không liên quan đến dị tật bẩm sinh, thai lưu,sinh non, thai nhẹ cân hoặc bệnh võng mạc sau khi mẹ uống Hydroxychloroquine ở liều khuyến cáo. Một số chuyên gia hiện khuyến cáo rằng Hydroxychloroquine có thể tiếp tục trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Hydroxychloroquine được coi là an toàn hơn chloroquine trong trường hợp cần thiết phải sử dụng thuốc ở phụ nữ có kế hoạch mang thai hoặc cho con bú.

Tác dụng không mong muốn:

Trên mắt:

Hydroxychloroquine có thể gây độc cho võng mạc không hồi phục, nhưng Hydroxychloroquine được xem là có ít độc tính với võng mạc hơn chloroquine và thuốc không lắng đọng giác mạc so với khi điều trị bằng chloroquine. Ái lực cao của Hydroxychloroquine với các tế bào chứa melanin như tế bào được tìm thấy trong biểu mô sắc tố võng mạc được xem là nguyên nhân gây ra tác dụng phụ này.

Nguy cơ nhiễm độc võng mạc phụ thuộc vào một số yếu tố:

–  Liều hàng ngày của hydroxychloroquine> 5,0 mg/kg trọng lượng cơ thể.

–  Suy thận nặng.

–  Sử dụng đồng thời với tamoxifen.

–  Thời gian sử dụng> 5 năm.

Một số nghiên cứu khuyến cáo, trước khi dùng Hydroxychloroquine nên tiến hành khám mắt cho bệnh nhân dự định điều trị bằng Hydroxychloroquine trong thời gian dài. Chỉ kiểm tra cơ bản là không đủ để sàng lọc và cần phải có các xét nghiệm khác bao gồm ít nhất là kiểm tra trường hình ảnh tự động và chụp cắt lớp quang học liên kết miền phổ.

Mọi bệnh nhân nên khám mắt cơ bản trong vòng năm đầu tiên kể từ khi bắt đầu dùng hydroxychloroquine nếu dự định ​​sử dụng thuốc lâu dài. Trong trường hợp không có các yếu tố nguy cơ được liệt kê ở trên, nên thực hiện sàng lọc hàng năm trong vòng 5 năm cho bệnh nhân.

Có thể khuyên dùng kính râm để tránh tổn thương thêm võng mạc do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Bệnh nhân bị nhiễm độc võng mạc do hydroxychloroquine sẽ không có bất kỳ triệu chứng thị giác nào trong giai đoạn đầu, và chỉ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng trong giai đoạn cuối có tổn thương võng mạc nghiêm trọng. Do đó, điều cần thiết là phải tuân thủ các khuyến cáo tầm soát nêu trên và nên ngừng sử dụng Hydroxychloroquine nếu có dấu hiệu xác định của bệnh lý võng mạc. Tổn thương võng mạc sẽ không phục hồi, nhưng thường ngưng tiến triển sau khi ngưng dùng Hydroxychloroquine.

Trên hệ tiêu hóa:

–  Buồn nôn, nôn và tiêu chảy là những tác dụng phụ thường gặp, nhưng thường chỉ thoáng qua hoặc hết khi giảm liều Hydroxychloroquine. Những triệu chứng này có thể được giảm bớt bằng cách dùng hydroxychloroquine với thức ăn.

Trên da:

–  Tăng sắc tố da màu xám-xanh ảnh hưởng đến 25% bệnh nhân dùng Hydroxychloroquine, đặc biệt ở những nơi đã có vết bầm tím. Các dải sắc tố ở móng và tăng sắc tố ở niêm mạc cũng đã được báo cáo.

–  Phát ban có thể xảy ra ở 10% bệnh nhân. Lưu ý rằng các phản ứng có hại trên da khi sử dụng Hydroxychloroquine theo báo cáo là ảnh hưởng đến >30% bệnh nhân bị viêm da cơ, trong khi đó nguy cơ phát ban thấp hơn ở bệnh nhân lupus ban đỏ. Trường hợp xuất hiện phát ban, nên ngừng sử dụng Hydroxychloroquine và có thể bắt đầu lại với liều thấp hơn.

Tác dụng phụ trên da ít phổ biến hơn có thể bao gồm:

–  Mày đay.

–  Ban dạng Lichen.

–  Rụng tóc từng mảng.

–  Nhạy cảm với ánh sáng.

–  Viêm da tróc vảy.

–  Phản ứng có hại trên da nghiêm trọng.

–  Hội chứng quá mẫn cảm với thuốc.

–  Hội chứng Stevens – johnson.

–  Hoại tử biểu bì nhiễm độc.

Tương tác thuốc:

–  Hydroxychloroquine làm tăng nồng độ trong huyết tương của: Digoxin, Methotrexate, D-penicillamine, Ciclosporin, thuốc chẹn beta.

–  Penicillin: Hydroxychloroquine giảm sinh khả dụng của penicillin khi dùng đồng thời.

–  Tăng nồng độ của Hydroxychloroquine khi dùng đồng thời với Cimetidine, Ritonavir.

Những thông tin cơ bản về thuốc HCQ  trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì đây là thuốc kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng, mà cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có đơn kê phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ Lưu Văn Song

(Theo hướng dẫn sử dụng thuốc của Nhà sản Xuất)

 

 



25 Tháng Ba, 2024 Truyền Thông

Indocollyre 0,1 là thuốc được dùng trong các điều trị bệnh về mắt. Thuốc được chỉ định phổ biến nhất trong các trường hợp giúp giảm đau và tình trạng viêm sau phẫu thuật mắt

  Ảnh minh họa:Nguồn Internet

Thành phần:Mỗi lọ chứa Indocollyre  0.1%……………………. 5ml.

Hoạt chất:Indomethacin/Indometacin…………………………….5mg.

Tá dược vừa đủ………………………………………………………….5ml.

Indocollyre 0,1 là thuốc gì?

Indocollyre 0,1 chứa thành phần chính là Indomethacin với hàm lượng 0,1% cùng các tá dược khác. Dạng bào chế của thuốc là dung dịch nhỏ mắt và đóng gói dạng hộp 1 lọ với thể tích là 5ml.

Indomethacin có tác dụng làm giảm hình thành và tổng hợp ra chất Prostaglandin (là chất dẫn truyền trung gian của quá trình gây viêm) bằng cách ngăn chặn, hạn chế hoạt động của enzyme cần cho việc tổng Prostaglandin có tên là cyclooxygenase. Do đó hoạt chất này có tác dụng trong điều trị kháng viêm và sốt.

Sau khi vào cơ thể hoạt chất Indomethacin sẽ theo đường nhỏ vào mắt và được hấp thu ở các tế bào và mô tại mắt.

Thuốc Indocollyre có tác dụng gì?

Thuốc Indocollyre được chỉ định điều trị trong các trường hợp phẫu thuật tại mắt và hỗ trợ điều trị hậu phẫu như sau:

–  Giúp ức chế co đồng tử trong phẫu thuật mắt.

–  Phòng ngừa phản ứng viêm xảy ra trong phẫu thuật  đục thủy tinh thể. hoặc các phẫu thuật tiền phòng.

–  Giúp giảm đau sau phẫu thuật giác mạc điều trị các  tất khúc xạ,đặc biệt trong phẫu thuật điều trị tật cận thị.

Ngoài ra, thuốc Indocollyre 0,1 tuyệt đối không được trong các trường hợp dưới đây:

–  Người bệnh dị ứng với hoạt chất như Indomethacin hoặc các thành phần tá dược khác có trong thuốc.

–  Phụ nữ mang thai từ 6 tháng trở lên.

–  Người bệnh có tiền sử dị ứng với Diclofenac hoặc các thuốc có tác dụng tương tự, ví dụ như các thuốc chống viêm không sreroid , khác hoặc Aspirin.

–  Người bệnh có tiền sử lên cơn hen do dùng thuốc Aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không có steroid khác.

–  Người bệnh đang mắc  bệnh loét dạ  dày tá tráng trong giai đoạn tiến triển.

–  Người bệnh bị suy gan nặng, suy thận nặng.

Liều lượng và cách dùng thuốc:

 Cách dùng:

Thuốc Indocollyre 0,1 được bào chế ở dạng dung dịch nhỏ mắt, nên thuốc được chỉ định dùng bằng cách nhỏ thuốc trực tiếp vào mắt.

–  Đầu tiên, người bệnh vệ sinh tay sạch và lau khô.

–  Nên lắc lọ thuốc để các thành phần có trong thuốc được hòa tan đều.

–  Dùng tay mở nắp lọ thuốc ra.

–  Để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn, không nên để đầu lọ thuốc chạm vào các vật dụng xung quanh.

–  Dùng một tay còn lại kéo nhẹ mi mắt xuống dưới để tạo thành một túi chứa thuốc và nhìn lên phía trên. Tay kia bóp nhẹ thân chai thuốc để thuốc giọt vào mắt và nhắm mở mắt liên tục để thuốc không chảy ra ngoài.

–  Đậy nắp lọ thuốc sau khi dùng. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng.

Hình: nguồn internet

 Liều dùng:

Người bệnh được chỉ định liều lượng và thời gian dùng theo kê đơn của bác sĩ dựa vào mức độ các triệu chứng và đáp ứng với thuốc của người bệnh. Vì thế, việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện các triệu chứng nhằm đạt hiệu quả điều trị như mong muốn.

Liều dùng thuốc này phụ thuộc vào mục đích sử dụng, có thể tham khảo liều dùng dưới đây theo khuyến cáo của nhà sản xuất như sau:

–  Ức chế co đồng tử trong phẫu thuật mắt: Dùng với liều 4 giọt vào ngày trước phẫu thuật, 4 giọt trong vòng 3 giờ đầu trước khi thực hiện phẫu thuật.

–  Phòng ngừa tình trạng viêm xảy ra trong phẫu thuật đục thủy tinh thể hoặc các phẫu thuật tiền phòng:

Dùng với liều 1 giọt x 4 – 6 lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng viêm được cải thiện hoàn toàn.

–  Giúp giảm đau sau phẫu  thuật giác mạc điều trị các tật khúc xạ, đặc biệt trong phẫu thuật điều trị tật cận thị

Dùng với liều 1 giọt x 4 – 6 lần mỗi ngày, dùng vài ngày sau phẫu thuật.

Tác dụng phụ:

Trước khi bắt đầu điều trị với thuốc Indocollyre 0,1, các bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét giữa lợi ích mà Indocollyre 0,1 đem lại cho người bệnh dựa trên tình trạng sức khỏe và triệu chứng bệnh. Nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Dưới đây là một số tác dụng phụ được báo cáo từ người bệnh khi dùng thuốc Indocollyre 0,1 cụ thể như sau:

–  Cảm giác nóng, cay mắt thoáng qua.

–  Kích ứng mắt,nhạy cảm với ánh sáng .

Lưu ý: Các tác dụng phụ được kể trên chỉ là những tác dụng phụ được báo cáo từ người bệnh dùng thuốc. Có thể có những tác dụng phụ khác chưa được biết đến. Do đó, người bệnh khi dùng thuốc nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường thì nên cho bác sĩ chuyên khoa mắt biết để được tư vấn đầy đủ.

Tương tác thuốc:

Không nên dùng đồng thời giữa thuốc Indocollyre 0,1 với các thuốc khác vì có nguy cơ xảy ra các phản ứng tương tác thuốc như sau:

–  Thuốc chống đông máu dùng bằng đường uống.

–  Các thuốc kháng viêm không steroid khác, bao gồm cả các thuốc thuộc nhóm Salicylat khi dùng liều cao với 3g/ ngày ở người lớn.

–  Các thuốc Heparin, Lithium, Methotrexate liều cao với 15mg/tuần, Ticlopidine.

Ngoài ra, nếu người bệnh đang phải dùng một loại thuốc nhỏ mắt khác nữa thì không nên nhỏ đồng thời cùng lúc 2 loại. Nên đảm bảo khoảng cách sử dụng giữa 2 thuốc tối thiểu 15 – 30 phút.

Nhằm tránh các nguy cơ xảy ra tương tác thuốc, người bệnh nên cho bác sĩ biết các thuốc đang dùng tại nhà kể cả thảo dược, thực phẩm chức năng….

Các lưu ý khi dùng thuốc:

Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, người bệnh cần chú ý các điểm dưới đây:

–  Người bệnh mang kính áp tròng  thì tuyệt đối không tự ý dùng thuốc này.

–  Thuốc được bào chế ở dạng dung dịch để nhỏ mắt nên người bệnh không nên dùng thuốc theo đường khác.

–  Nếu có dấu hiệu bất thường sau sử dụng thuốc, người bệnh nên ngừng thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa mắt.

–  Nếu quan sát thấy lọ thuốc bị đổi màu hoặc vẩn đục thì bỏ ngay lọ thuốc đó.

–  Phụ nữ mang thai và cho con bú: Chưa có đầy đủ các nghiên cứu đảm bảo an toàn khi dùng thuốc Indocollyre 0,1 cho nhóm đối tượng này. Do đó, chỉ được dùng thuốc khi đã được thăm khám và kê đơn của bác sĩ chuyên khoa mắt cho đối tượng này để tránh ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ bú mẹ.

–  Người bệnh nên tuân theo hướng dẫn cách dùng thuốc, những lưu ý đặc biệt của bác sĩ nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

–  Người bệnh không nên ngưng dùng thuốc mặc dù đã có các dấu hiệu cải thiện của tình trạng bệnh.

–  Kiểm tra hạn dùng  trên bao bì trước khi dùng thuốc, nhằm hạn chế sự biến chất của thuốc gây hại cho người bệnh.

–  Thận trọng khi dùng thuốc Indocollyre 0,1 cho người bệnh khi điều khiển các phương tiện giao thông hoặc vận hành máy móc do thuốc có thể gây tác dụng phụ như nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng, kích ứng mắt.

Quên liều, quá liều thuốc:

–  Nếu lỡ quên một liều thuốc Indocollyre 0,1 hãy dùng ngay khi nhớ ra, trừ khi gần đến giờ dùng liều tiếp theo. Trong trường hợp đó, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng Indocollyre 0,1 vào thời gian đã được chỉ định hàng ngày. Không dùng gấp đôi liều thuốc để bù vào liều đã quên.

–  Trường hợp người bệnh dùng quá liều thuốc đã chỉ định và xuất hiện các dấu hiệu bất thường nghi ngờ có liên quan đến thuốc như  giảm thị lực ,cảm thấy khó chịu, đau mắt thì ngưng dùng thuốc ngay lập tức, đưa người bệnh đến ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời nhằm bảo vệ cho sức khỏe đôi mắt.

 Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ Lưu Văn Song

  (Theo hướng dẫn sử dụng thuốc của Nhà sản Xuất)

 

 



25 Tháng Ba, 2024 Truyền Thông

1. Dạng thuốc và hàm lượng 

Viên nén (ketorolac trometamol): 10 mg.

Ống tiêm (ketorolac trometamol): 10 mg/ml, 15 mg/ml, 30 mg/ml.

Dung dịch tra mắt (ketorolac trometamol): 0,4%; 0,5%.

Hình: nguồn internet

2. Dược lực học 

Ketorolac là dẫn xuất của acid pyrolizin carboxylic có cấu trúc hóa học giống Indomethacin và tolmetin. Do ức chế enzym cyclooxygenase (COX) làm giảm sinh tổng hợp prostaglandin nên ketorolac có tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ sốt. Ngoài ức chế COX, ketorolac còn có thể ức chế hóa hướng động bạch cầu, thay đổi hoạt động các tế bào lympho, giảm các cytokin là những yếu tố tiền viêm góp phần làm giảm viêm. Vì ketorolac ức chế không chọn lọc enzym COX nên làm tăng nguy cơ loét dạ dày – tá tràng, chảy máu do ức chế kết tập tiểu cầu và có thể gây giảm đông máu chảy qua thận làm giảm sức lọc cầu thận. Ngoài ra, ketorolac còn có tác dụng chống viêm khi dùng tại chỗ ở mắt.

Ketorolac là thuốc không steroid có tác dụng giảm đau mạnh và chống viêm V.A phải, được dùng thay thế cho các thuốc nhóm opioid và các thuốc giảm đau không steroid khác, trong điều trị giảm đau vừa đến nặng sau phẫu thuật có thể dùng trong điều trị đau cơ xương khớp cấp hoặc một số trường hợp đau khác. Thuốc dưới dạng muối trometamol (muối tromethamin), dùng đường uống, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch và tra mắt. Sau khi tiêm bắp khoảng 10 phút, tác dụng giảm đau xuất hiện, sau 2 – 3 giờ có tác dụng giảm đau mạnh nhất và kéo dài 6 – 8 giờ.

Hình: nguồn internet

3. Dược động học 

Sau khi tiêm bắp hoặc uống, ketorolac hấp thụ nhanh, hoàn toàn và đạt được nồng độ tối đa trong huyết tương trong vòng 30 – 60 phút. Tốc độ hấp thu giảm khi uống thuốc cùng bữa ăn có nhiều chất béo, làm giảm nồng độ tối đa trong huyết tương. Sự hấp thu không bị ảnh hưởng khi dùng đồng thời với các thuốc kháng acid. Khi dùng tại mắt, thuốc cũng có thể được hấp thu vào máu nhưng với lượng rất nhỏ. Trong máu ketorolac có tỷ lệ gắn protein rất cao (> 99%), rất ít đi qua hàng rào máu – não và thể tích phân bố khoảng 13 lít. Dưới 50% liều thuốc được chuyển hóa ở gan tạo ra chất chuyển hóa có tác dụng chống viêm bằng 20% ketorolac. Nửa đời thải trừ của thuốc ở người lớn có chức năng thận bình thường khoảng 5,3 giờ, ở người già khoảng 6 – 7 giờ và kéo dài hơn ở người giảm chức năng thận (khoảng 10,3 – 10,8 giờ hoặc hơn). Thuốc đi qua nhau thai và được phân bố vào sữa mẹ với lượng rất nhỏ.

4 .Chỉ định 

Điều trị ngắn ngày cho các trường hợp đau vừa tới nặng sau phẫu thuật. Dùng tại chỗ để điều trị triệu chứng viêm kết mạc theo mùa, giảm viêm sau phẫu thuật thay thủy tinh thể.

5 .Chống chỉ định 

Tiền sử viêm loét dạ dày hoặc chảy máu đường tiêu hóa.

Xuất huyết não hoặc có nghi ngờ. Cơ địa chảy máu, có rối loạn đông máu. Người bệnh phải phẫu thuật, có nguy cơ cao chảy máu hoặc cầm máu không hoàn toàn. Người bệnh đang dùng chống đông.

Quá mẫn với ketorolac hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác; người bệnh bị dị ứng với các chất ức chế tổng hợp prostaglandin hoặc aspirin.

Hội chứng polyp mũi, phù mạch hoặc co thắt phế quản.

Giảm thể tích máu lưu thông do mất nước hoặc bất kỳ nguyên nhân nào.

Giảm chức năng thận vừa và nặng.

Người suy tim nặng.

Người bệnh đang sử dụng thuốc chống đông, Aspirin hoặc các thuốc ức chế đặc hiệu COX-2 khác, probenecid, lithi, oxpentifyllin. Không dùng để dự phòng giảm đau trước và trong khi phẫu thuật. Người mang thai, lúc đau đẻ và sổ thai hoặc cho con bú.

Trẻ em dưới 16 tuổi: Không nên dùng ketorolac cho lứa tuổi này vì an toàn và hiệu quả của thuốc chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, ở Mỹ, ketorolac có thể tiêm bắp liều duy nhất 1 mg/kg, tối đa 30 mg hoặc tiêm tĩnh mạch liều duy nhất 0,5 mg/kg, tối đa 15 mg cho trẻ em từ 2 – 16 tuổi. Ở Anh, có thể truyền tĩnh mạch chậm ketorolac trometamol trong thời gian 2 ngày để điều trị đau trung bình hoặc nặng sau phẫu thuật ở trẻ em 6 tháng tuổi đến 16 tuổi với liều khởi đầu 0,5 – 1 mg/kg, sau đó cứ cách 6 giờ tiềm 0,5 mg/kg và tối đã không vượt quá 60 mg/ngày.

Dung dịch nhỏ mắt có thể dùng cho trẻ em trên 3 tuổi.

6. Thận trọng 

Thận trọng nếu thấy chóng mặt hoặc buồn ngủ; không lái xe, vận hành máy móc hoặc làm các công việc cần tỉnh táo.

Khi điều trị người bệnh bị giảm chức năng thận, suy tim vừa hoặc bệnh gan, đặc biệt trong trường hợp dùng đồng thời với thuốc lợi tiểu, cần xem xét nguy cơ giữ nước và nguy cơ làm chức năng thận xấu hơn. Giảm liều đối với người có trọng lượng dưới 50 kg. Thận trọng khi dùng thuốc cho người cao tuổi vì ở người bệnh này ketorolac thải trừ chậm hơn và họ nhạy cảm hơn với các tác dụng độc với thận và có hại ở đường tiêu hóa.

Nguy cơ huyết khối tim mạch: Các thuốc NSAID, không phải aspirin, dùng đường toàn thân, có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện biến cố huyết khối tim mạch, bao gồm cả nhồi máu cơ tim và đột quỵ, có thể dẫn đến tử vong. Nguy cơ này có thể xuất hiện sớm trong vài tuần đầu dùng thuốc và có thể tăng lên theo thời gian dùng thuốc. Nguy cơ huyết khối tim mạch được ghi nhận chủ yếu ở liều cao. Cần đánh giá định kỳ sự xuất hiện của các biến cố tim mạch, ngay cả khi bệnh nhân không có các triệu chứng tim mạch trước đó. Người bệnh cần được cảnh báo về các triệu chứng của biến cố tim mạch nghiêm trọng và cần thăm khám bác sĩ ngay khi có các triệu chứng này. Để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện biến cố bất lợi, cần sử dụng thuốc ở liều hàng ngày thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.

NSAID có thể gây hạ huyết áp hoặc làm nặng thêm tình trạng hạ huyết áp. Cần thận trọng khi sử dụng NSAID cho bệnh nhân hạ huyết áp, cần theo dõi huyết áp của bệnh nhân thường xuyên trong khi dùng NSAID.

Dùng kéo dài ketorolac có thể gây suy thận cấp, viêm thận kẽ nên cần thận trọng với bệnh nhân suy thận hoặc có tiền sử bệnh thận. Sử dụng thận trọng ketorolac tromethamin và theo dõi chặt chẽ bệnh nhân có nguy cơ gặp ADR làm kéo dài thời gian chảy máu (như bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông, mắc bệnh tan máu, bệnh Von Willebrand, hoặc giảm tiểu cầu) và chỉ dùng khi lợi ích lớn hơn hẳn nguy cơ do thuốc có thể ức chế chức năng của tiểu cầu và gây chảy máu.

7. Thời kỳ mang thai 

Không có đầy đủ dữ liệu về sử dụng ketorolac ở phụ nữ mang thai. Không dùng thuốc này cho người mang thai. Trong thai kỳ cuối hoặc trong quá trình đẻ, tác dụng ức chế prostaglandin của thuốc có thể gây ADR trên hệ tim mạch của thai, có thể dẫn đến tử vong.

8. Thời kỳ cho con bú 

Do ketorolac tiết qua sữa mẹ có thể gây ADR do ức chế prostaglandin ở trẻ bú mẹ. Nên không dùng ketorolac cho người đang cho con bú.

9. Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Hầu hết các phản ứng bất lợi của thuốc có triệu chứng ở hệ TKTW như đau đầu, chóng mặt và buồn ngủ. Ngoài ra, một số phản ứng ở đường tiêu hóa thường gặp như khó tiêu, buồn nôn, đau và kích ứng. Cần lưu ý rằng người bệnh điều trị bằng thuốc NSAID như ketorolac có thể bị suy thận cấp hoặc tăng kali huyết hoặc cả hai, Đặc biệt thận trọng trong trường hợp người bệnh đã bị suy thận trước đó. Ketorolac đường dùng toàn thân có nguy cơ xảy ra huyết khối tim mạch (Xem mục Thận trọng).

Thường gặp 

Toàn thân: phù, đau đầu, chóng mặt.

TKTW: mệt mỏi, ra mồ hôi.

Tiêu hóa: buồn nôn, khó tiêu, đau bụng, ỉa chảy, táo bón.

Đau tại chỗ tiêm.

Ít gặp 

Toàn thân: suy nhược, xanh xao.

Mẫu: ban xuất huyết.

TKTW: trầm cảm, phấn khích, khó tập trung tư tưởng, mất ngủ, tình trạng kích động, dị cảm.

Tiêu hóa: phân đen, nôn, viêm miệng, loét dạ dày, táo bón dai dẳng, đầy hơi, chảy máu trực tràng.

Da: ngứa, mày đay, nổi ban,

Hô hấp: hen, khó thở

Cơ xương: đau cơ.

Tiết niệu: đi tiểu nhiều, thiểu niệu, bí tiểu.

Mắt: rối loạn thị giác.

Phản ứng khác: khô miệng, khát, thay đổi vị giác.

Hiếm gặp 

Toàn thân: phản ứng phản vệ, bao gồm co thắt phế quản, phù thanh quản, tăng huyết áp, nổi ban da, phù phổi, tăng enzym gan.

Máu: thiếu máu, ức chế sự kết tập tiểu cầu, kéo dài thời gian chảy máu.

TKTW: ảo giác, mê sảng.

Da: hội chứng lyell hội chứng  stevens- Johson, viêm da tróc vảy, ban da dát sần.

Cơ, xương: co giật, tăng vận động.

Tiết niệu: suy thận cấp, tiểu tiện ra máu, ure niệu cao, viêm thận kẽ.

Tai: nghe kém.

Khi dùng tại mắt có thể gặp một số phản ứng có hại: bỏng rát, kích thích như kim châm thoáng qua, sung huyết kết mạc, thâm nhiễm giác mạc, viêm mống mắt, phù, viêm, kích ứng, đau nhãn cầu.

10. Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Ngừng thuốc nếu thấy có phản ứng phụ xảy ra.

11. Liều lượng, cách dùng 

11.1 Cách dùng 

Liệu pháp ketorolac phải bắt đầu bằng tiêm, sau đó liều thêm có thể tiêm hoặc uống. Tuy nhiên, thời gian điều trị bằng bất cứ đường nào hoặc phối hợp các đường (uống, tiêm) cũng không được quá 5 ngày. Người bệnh phải được chuyển sang điều trị bằng 1 thuốc giảm đau khác càng nhanh khi có thể.

Uống thuốc trong bữa ăn hoặc ăn nhẹ hoặc uống sữa để giảm kích ứng dạ dày, mặc dù có thể uống 2 liều đầu vào lúc đói để tác dụng nhanh hoặc dùng với thuốc kháng acid.

Uống thuốc với một cốc nước đầy và giữ ở tư thế đứng thẳng trong 15 – 30 phút để giảm nguy cơ kích ứng thực quản.

Liều tiêm tĩnh mạch phải tiêm chậm ít nhất 15 giây. Liều tiêm bắp phải tiêm chậm, sâu vào trong cơ.

11.2 Liều lượng 

Để giảm đau, dùng dạng tiêm hoặc uống. 

Tiêm 

Người lớn có cân nặng trên 50 kg và có chức năng thận bình thường

– Tiêm bắp: 1 lần duy nhất 60 mg, nếu cần, có thể sử dụng thêm ketorolac dạng uống hoặc 1 thuốc giảm đau khác, hoặc: 30 mg cách 6 giờ/lần, tối đa: 120 mg/ngày, 5 ngày.

– Tiêm tĩnh mạch: 1 lần duy nhất 30 mg hoặc 30 mg cách 6 giờ/lần, tối đa: 120 mg/ngày, 5 ngày.

Người lớn có cân nặng < 50 kg và/hoặc có chức năng thận bị suy giảm, người cao tuổi (65 tuổi)

Sử dụng liều bằng nửa liều của người lớn có cân nặng trên 50 kg.

Ghi chú: Liều và số lần dùng thuốc được khuyến cáo ở trên không được tăng nếu đau không đỡ hoặc đau trở lại trong khi dùng thuốc.

Uống

– Người lớn có cân nặng 2.50 kg, chức năng thận bình thường, tiếp sau liệu pháp tiêm ban đầu: Khởi đầu 20 mg, nếu cần, dùng các tiểu tiếp theo là 10 mg/lần, cách nhau 4 – 6 giờ/lần mỗi ngày. Tối đa: 40 mg/ngày.

– Người lớn có cân nặng < 50 kg và/hoặc có chức năng thận bị suy giảm, người cao tuổi – 65 tuổi), tiếp sau liệu pháp tiêm ban đầu: Khởi đầu 10 mg, nếu cần, dùng các liều tiếp theo là 10 mg/lần, cách nhau 4 – 6 giờ/lần mỗi ngày. Tối đa: 40 mg/ngày.

Nhỏ mắt:

1 giọt/lần, ngày 4 lần. Đối với trường hợp thay thủy tỉnh thể, bắt đầu nhỏ thuốc sau phẫu thuật 24 giờ và kéo dài liên tục 2 tuần.

Liều lượng thuốc cho trẻ em:

Xem mục Chống chỉ định.

12. Tương tác thuốc 

Hầu hết các tương tác dưới đây chưa được thông báo đối với ketorolac, nhưng đã có thông báo đối với các thuốc NSAID khác, do vậy cũng cần cân nhắc và thận trọng khi dùng ketorolac, đặc biệt khi dùng thuốc dài ngày.

Các thuốc chống viêm không steroid có thể làm tăng nguy cơ suy thận thứ phát ở người bệnh đang dùng thuốc lợi tiểu, do giảm dòng máu qua thận.

Dùng đồng thời ketorolac và probenecid, làm giảm độ thanh thải và làm tăng nồng độ trong huyết tương, tăng diện tích dưới đường cong (AUC) toàn phần và tăng nửa đời của ketorolac.

Dùng đồng thời ketorolac với các thuốc chống đông máu, chống kết tập tiểu cầu các thuốc chống viêm không steroid, pentoxifylin sẽ kéo dài thời gian chảy máu.

Ketorolac làm giảm nồng độ hoặc tác dụng khi dùng cùng với các thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin, chẹn thụ thể angiotensin II, thuốc chống co giật, thuốc lợi niệu, chẹn thụ thể beta, lanatoprost, hydralazin, salicylat. Ngược lại ketorolac làm tăng nồng độ hoặc độc tính của một số thuốc: kháng sinh nhóm aminosid, lithi, cyclosporin, các thuốc ức chế thần kinh cơ loại không khử cực, thuốc tiêu fibrin, Vancomycin

Một số thuốc có thể làm giảm nồng độ hoặc tác dụng của ketorolac: chống trầm cảm, corticoid dùng đường toàn thân, các thuốc ức chế sự tái nhập serotonin và noradrenalin, các đồng đẳng của prostacyclin.

13. Tương kỵ 

Không được trộn thuốc tiêm ketorolac trong cùng bơm tiêm với Morphin sulfat, pethidin hydroclorid, promethazin hydroclorid hoặc hydroxyzin hydroclorid hoặc dung dịch có pH tương đối thấp vì có thể gây kết tủa ketorolac.

Có thể pha thuốc với các dung dịch Natri clorid 0,9%, dextrose 5%, Ringer, Ringer lactat.

14. Quá liều và xử trí 

Dùng quá liều có thể gây đau bụng và loét đường tiêu hóa, thường khỏi sau khi ngừng thuốc. Cần theo dõi người bệnh cẩn thận và điều trị theo các triệu chứng. Nếu suy thận, có thể cần thẩm tách máu. Tuy nhiên, thẩm tách không chắc đã loại được ketorolac ra khỏi cơ thể sau khi dùng quá liều; đã có thông báo ở người bệnh đang thẩm tách, có giảm độ thanh thải và kéo dài nửa đời của ketorolac.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ Huỳnh Thị Thanh Thủy

(Nguồn: Dược thư Quốc gia Việt Nam 2022)



22 Tháng Một, 2024 Chưa phân loạiTruyền Thông

1. Chỉ định:

Điều trị triệu chứng cơn hen cấp tính.

Điều trị triệu chứng đợt kịch phát trong bệnh hen hoặc bệnh phế quản mạn tính tắc nghẽn còn phục hồi được.

Dự phòng cơn hen do gắng sức.

Thăm dò chức năng hô hấp để kiểm tra tính phục hồi của tắc phế quản.

                                               Hình: nguồn internet

2. Chống chỉ định:

Dị ứng với một trong các thành phần của thuốc.

Chống chỉ định dùng salbutamol phối hợp cố định với ipratropium bromid cho người có tiền sử mẫn cảm với lecithin đậu nành hoặc thực phẩm có liên quan đến đậu nành, đậu phộng.

Điều trị dọa sảy thai trong 3 –  6 tháng đầu mang thai.

3. Thận trọng:

Liệu pháp hít qua miệng các thuốc chủ vận 2 tác dụng ngắn chủ yếu điều trị chống co thắt phế quản trong bệnh tắc đường thở còn hồi phục được, không được dùng thường xuyên ( 4 lần hàng ngày ) cho người hen để điều trị duy trì.

Nếu phải duy trì thường xuyên salbutamol tác dụng ngắn ( 4 lần hàng ngày ) thì phải điều trị duy trì lâu dài corticosteroid hít và chỉ dùng thuốc chủ vận 2 tác dụng ngắn (salbutamol) để điều trị cơn hen cấp.

Cần chú ý đến co thắt phế quản nghịch thường do dùng salbutamol hít qua miệng.

Điều trị salbutamol có thể gây giảm kali huyết, có thể gây tác dụng xấu đến tim.

Phải dùng thận trọng salbutamol cho người mẫn cảm với các amin giống thần kinh giao cảm, cường giáp, đái tháo đường, động kinh hoặc bệnh tim mạch bao gồm suy mạch vành, loạn nhịp tim, tăng huyết áp.

  Hình: nguồn internet

4. Liều dùng và cách dùng:

Liều lượng:

Khí dung định liều hít qua miệng:

Liều lượng sau đây được tính theo salbutamol 1,2mg salbutamol sulfat tương đương với 1mg salbutamol.

Điều trị cơn hen cấp ( cơn co thắt phế quản): Ngay khi có triệu chứng đầu tiên, dùng bình xịt khí dung chứa hỗn dịch salbutamol 100 microgam/liều ( dưới dạng salbutamol sulfat 120 microgam/liều) hoặc chứa salbutamol 90 microgam/liều (dưới dạng bột salbutamol sulfat 110 microgam/liều)  cho người bệnh hít 1 đến 2 lần hít. Liều này thường đủ, nếu các triệu chứng không hết, có thể vài phút sau cho hít lại, cho tới 4 lần/ngày.

Dự phòng cơn co thắt phế quản do gắng sức: Cho 2 xịt 15 -30 phút trước khi gắng sức.

Hít qua phun sương: Liều ban đầu đối với người lớn và trẻ em 2 -12 tuổi cân nặng ít nhất 15 kg là 2,5mg, 3 hoặc 4 lần/ngày. Đối với trẻ en 2 đến 12 tuổi cân nặng dưới 15kg mà cần liều salbutamol dưới 2,5mg, phải dùng dung dịch hít salbutamol 0,5% để chuẩn bị liều thích hợp.

Có thể dùng chế phẩm trẻ em dùng liều đơn chứa 0.63mg hoặc 1,25mg salbutamol cho mỗi 3ml.

Liều thông thường ban đầu của dung dịch salbutamol hít liều đợn qua phun sương để điều trị triệu chứng đợt cấp co thắt phế quản ở người lớn và thiếu niên từ 12 tuổi trở lên là 2,5mg, 3 hoặc 4 lần/ngày.

                                       Hình: nguồn internet

5. Tương tác thuốc:

Tăng nguy cơ tác dụng phụ tim mạch khi tiêm salbutamol cùng với atomoxetin.

Salbutamol có khả năng làm giảm nồng độ digoxin huyết tương.

Tụt huyết áp cấp khi truyền  salbutamol cùng với Methyldopa.

Các thuốc khác: Acetazolamid, corticosteroid, thuốc lợi tiểu quai, thiazide, theophylin: Tăng nguy cơ giảm kali huyết khi dùng liều cao thuốc giống thàn kinh giao cảm .

6. Quá liều và xử trí:

Triệu chứng: Tùy mức độ nặng nhẹ có thể biểu hiện một số triệu chứng: khó chịu, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh, loạn nhịp tim, thay đổi huyết áp,…

Xử trí:

Ngộ độc nặng: Ngưng dùng salbutamol. Rửa dạ dày, điều trị triệu chứng. Cho thuốc chẹn beta khi cần thiết và phải thận trọng vì có nguy cơ dẫn đến co thắt phế quản.

Ngộ độc nhẹ: Trường hợp dùng salbutamol khí dung với liều cao hơn nhiều so với liều cần dùng thường gặp ở những người bệnh bị hen nặng lên hoặc có biến chứng. Cần phải khám ngay và thay đổi cách điều trị và có thể nhập viện.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ Lương Ngọc Khánh Ngân

(Tài liệu tham khảo: Theo tờ hướng dẫn từ nhà sản xuất)

 

 


Picture3.png

16 Tháng Một, 2024 Truyền Thông

Duspatalin retard – Thuốc chống co thắt

Biệt dược : Duspatalin retard

Tên chung quốc tế : Mebeverin hydroclorid

Mã ATC : A03AA04

Loại thuốc : Thuốc chống co thắt cơ trơn không kháng cholinergic

Dạng thuốc và hàm lượng : Viên nén phóng thích chậm 200mg.

 Dược lý

Dược lực học

Mebeverine là một chất chống co thắt tác động trực tiếp lên cơ trơn tiêu hóa, ảnh hưởng đến nhu động ruột bình thường. Cơ chế chính xác vẫn chưa được biết, nhưng nhiều cơ chế có thể góp phần vào tác dụng cục bộ của nó trong đường tiêu hóa, ví dụ: giảm độ thẩm thấu của kênh ion, phong tỏa tái hấp thu norepinephrine, tác dụng tương tự cục bộ, thay đổi khả năng hấp thụ nước và tác dụng ức chế kháng muscarinergic và phosphodiesterase yếu.

Dược động học

Hấp thu: Hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Thời gian đạt đến nồng độ đỉnh trong huyết tương: 1-3 giờ.

Phân bố: Gắn kết với protein huyết tương 75% vào albumin.

Chuyển hóa: Chuyển hóa hoàn toàn thông qua quá trình thủy phân tạo thành acid veratric và mebeverine alcohol.

Bài tiết: Qua nước tiểu (95% dưới dạng chất chuyển hóa).

Mebeverine được chuyển hóa hoàn toàn. Các chất chuyển hóa được thải trừ gần như hoàn toàn, acid veratric và mebeverine alcohol được thải trừ qua nước tiểu, một phần dưới dạng acid carboxylic (MAC) và một phần dưới dạng acid carboxylic đã khử methyl (DMAC).

  1. Chỉ định

Hội chứng ruột kích thích: Kích thích đại tràng mãn tính, táo bón do co thắt, viêm niêm mạc đại tràng, viêm đại tràng do co thắt với các triệu chứng đau bụng, căng cơ, tiêu chảy dai dẳng, đầy bụng.

Co thắt đường tiêu hóa.

2.Chống chỉ định:

Quá mẫn với Mebeverin hydroclorid.

Liệt ruột.

3.Liều dùng và cách dùng

Dùng đường uống

Người lớn: 135 mg x 3 lần/ngày, có thể giảm dần sau vài tuần khi đã đạt được hiệu quả mong muốn; 100 mg x 3 lần/ngày cũng đã được sử dụng. Dưới dạng viên giới hạn tác dụng đã sửa đổi: 200 mg x 3 lần/ngày

Lưu ý khi dùng 

Không được nhai viên thuốc vì lớp bao có mục đích đảm bảo cơ chế phóng thích kéo dài  

Tác dụng không mong muốn kéo dài (ADR)

Chóng mặt, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, chán ăn, giảm nhịp tim, quá mẫn (ví dụ như mày đay, phát ban đỏ, phù mạch).

Phụ nữ có thai và cho con bú:

Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

4.Tương tác thuốc

Không có nghiên cứu tương tác nào được thực hiện ngoại trừ với cồn. Các nghiên cứu in vitro và in vivo trên động vật cho thấy không có bất kỳ tương tác nào giữa Duspatalin retard và ethanol.

5. Qúa liều

Triệu chứng: Kích thích thần kinh trung ương.

Xử trí: Điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Rửa dạ dày có thể được xem xét trong trường hợp nhiễm độc nhiều lần hoặc nếu được phát hiện sau khoảng 1 giờ.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị

 

       Dược sĩ Đinh Khắc Thành Đô

(Nguồn : Drugbank.vn, Tờ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất)


Picture4-1200x1344.png

16 Tháng Một, 2024 Truyền Thông

Thuốc Grafort_Những lưu ý khi sử dụng

  • Tên thường gọi: Dioctahedral smectite
  • Tên khác: Dioctahedral smectite, diosmectite
  • Mỗi gói (20ml) chứa:Dioctahedral smectite 3g.

  Dược lực học

Chất bôi trơn lưỡng diện có đặc tính phủ mạnh lên niêm mạc đường tiêu hóa. Nó bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa bằng cách tương tác với glycoprotein của chất nhầy, do đó làm tăng sức đề kháng của gel niêm mạc như một phản ứng với các tác nhân gây hại.

Dược động học

Hấp thụ: Không hấp thụ.

Chuyển hóa: Không chuyển hóa.

Bài tiết: Qua phân.

1.Chỉ định

  • Tiêu chảy cấp và mạn tính sau khi đã bù nước và điện giải
  • Điều trị triệu chứng đau có liên quan đến các bệnh viêm thực quản – dạ dày – ruột.

2. Chống Chỉ định

  • Mẫn cảm với Dioctahedral smectit.
  • Bệnh nhân bị tắc ruột
  • Trẻ em bị tiêu chảy cấp có mất nước và điện giải

3. Liều lượng và cách dùng Dioctahedral smectite

Hướng dẫn pha thuốc: Bột dùng để uống: Khuấy kỹ trong nửa cốc nước. Đối với trẻ em, thêm 50 mL nước và khuấy kỹ trong bình bú hoặc trộn với thức ăn bán lỏng (ví dụ: nước dùng, trái cây hầm, rau nghiền, thức ăn cho trẻ em).

Trẻ em

  • Dưới 8 tháng tuổi : 1/2 gói (10mL) / lần x 2 lần/ ngày.
  • Từ 6 tháng – 5 tuổi : 1/2 gói (10mL) / lần x 3 lần/ ngày.
  • Trên 5 tuổi : 1 gói (20mL) / lần x 2 – 3lần /ngay.

Người lớn :

  • 1 gói (20mL) / lần x 3 – 4lần/ ngày.
  • Thực tế, trường hợp tiêu chảy cấp, có thể tăng liều gấp đôi khi khởi đầu điều trị.

Uống thuốc sau bữa ăn trong viêm thực quản và giữa các bữa ăn trong các chỉ định khác.

4. Thận trọng khi dùng thuốc:

  • Phải bù nước nếu cần (bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch) tùy theo tuổi, cơ địa bệnh nhân và mức độ mất nước do tiêu chảy
  • Khi có sốt không dùng thuốc này quá 2 ngày
  • Thận trọng khi dùng Dioctahedral smectit để điều trị tiêu chảy nặng vì thuốc có thể làm thay đổi độ đặc của phân và chưa biết thuốc có ngăn được mất nước và điện giải còn tiếp tục trong tiêu chảy cấp

Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Thuốc này có thể sử dụng cho phụ nữ có thai cũng như phụ nữ cho con bú.

5. Tác dụng không mong muốn (ADR)

Rối loạn tiêu hóa: Hiếm khi làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón.

6. Tương tác  với các thuốc khác

Có thể cản trở sự hấp thu của các chất khác khi dùng đồng thời.

7. Qúa liều và cách xử trí

Triệu chứng : Dùng thuốc quá liều có thể dẫn đến táo bón hoặc tiêu chảy. Xử trí : Cần ngưng dùng thuốc và điều trị triệu chứng.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị

 

       Dược sĩ Đinh Khắc Thành Đô

(Nguồn: Drugbank.vn, Tờ HDSD của nhà sản xuất)


Picture2.png

16 Tháng Một, 2024 Truyền Thông

Thuốc Gliptis 5_Những lưu ý khi sử dụng

 Biệt dược: Gliptis 5

Hoạt chất : Glipizide

Phân loại: Nhóm Sulfonylureas, chống đái tháo đường

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): A10BB07

Dạng dùng và hàm lượng : Viên nén bao phim hàm lượng 5mg

Dược lực học

Nhóm dược lý: Sulfonyl ure chống đái tháo đường.

Glipizid là một thuốc hạ đường huyết dạng uống thuộc phân nhóm sulphonyurea. Cơ chế tác dụng chính của glipizid là kích thích bài tiết insulin từ các tế bào beta cùa mô ở đảo tụy. Sự kích thích bài tiết insulin bởi glipizid để đáp ứng được với việc tăng lượng đường trong máu sau ăn là rất quan trọng. Nồng độ insulin không tăng cao nhanh ngay cả khi sử dụng glipizid kéo dài, nhưng đáp ứng insulin sau ăn vẫn tiếp tục tăng lên sau ít nhất 6 tháng điều trị. Các phản ứng tức thì của insulin với bữa ăn xảy ra trong vòng 30 phút sau khi uống glipizid ở bệnh nhân đái tháo đường, nhưng nồng độ insulin không tăng cao duy trì kéo dài vượt thời gian của bữa ăn. Ngoài ra, có nhiều hơn các bằng chứng cho thấy tác dụng ngoài tụy bao gồm tăng khả năng tác dụng của insulin – một trong những tác dụng quan trọng của glipizid. Kiểm soát đường huyết trong máu kéo dài lên tới 24 giờ sau khi sử dụng đơn liều glipizid, mặc dù nồng độ thuốc trong huyết tương tại thời điểm đó đã giảm lượng nhỏ so với nồng độ đỉnh.

Dược động học

Khả năng hấp thu ở đường tiêu hóa của glipizid ở mỗi người là không giống nhau, nhưng chủ yếu được hấp thu nhanh và hoàn toàn. Nồng độ đỉnh trong huyết tương xuất hiện 2-3 giờ sau khi uống đơn liều glipizid. Thời gian bán thải dao động trong khoảng 2-4 giờ ở những người bình thường dù cho sử dụng đường tiêm tĩnh mạch hay đường uống. Sự chuyển hóa và bài tiết của thuốc là tương tự nhau ở cả 2 đường dùng thuốc, việc chuyển hóa qua gan lần đầu là không đáng kể. Glipizid không được tích lũy trong huyết tưong khi uống thuốc lặp đi lặp lại. Tổng lượng hấp thu và phân bố của thuốc khi uống một liều glipizid không bị ảnh hưởng bởi thức ăn ở những người tình nguyện khỏe mạnh, nhưng sự hấp thu bị chậm lại khoảng 40 phút. Do đó, glipizid có hiệu quả hơn khi sử dụng trước bữa ăn 30 phút so với uống trong bữa ăn ở những bệnh nhân đái tháo đường. Liên kết với protein huyết tương đã được nghiên cứu ở những người tình nguyện được sử dụng glipizid hoặc đường tiêm hoặc đường uống và cho thấy tỷ lệ liên kết với protein huyết tương là 98-99% sau khi sử dụng 1 giờ bằng một trong hai đường dùng. Thể tích phân bố sau khi sử dụng đường tiêm tĩnh mạch là 11 lít, chủ yếu tập trung ở các khoang dịch ngoại bào.

Chuyển hóa của glipizid là rất mạnh và xảy ra chủ yếu ở gan. Các chất chuyển hóa chính của glipizid là các sản phẩm đã được hydroxyl hóa không còn hoạt tính và được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu. Một lượng nhỏ hơn 10% glipizid dạng còn hoạt tính được phát hiện thấy trong nước tiểu.

1. Chỉ định

Glipizide được chỉ định như một thuốc hỗ trợ cho chế độ ăn uống và tập thể dục để cải thiện việc kiểm soát đường huyết ở người lớn mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2

2. Chống chỉ định

Glipizid được chống chỉ định ở các bệnh nhân:

  • Quá mẫn với glipizid, các sulphonylurea hoặc các sulphonamid khác hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Đái tháo đường phụ thuộc insulin, nhiễm ceton chuyển hóa trong đái tháo đường, tình trạng hôn mê trong đái tháo đường
  • Suy gan hoặc suy thận nặng
  • Bệnh nhân được điều trị với miconazol
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.

3. Cách dùng – Liều dùng

Cách dùng

Đường dùng: Đường uống

Đối với bất kỳ hoạt chất có tác dụng hạ đường huyết nào, liều lượng cần phải được điều chỉnh đối với từng trường hợp.

Sử dụng glipizid trong thời gian ngắn có thể là đủ trong các khoảng thời gian mất kiểm soát thoáng qua ở bệnh nhân thường được kiểm soát tốt chế độ ăn.

Nhìn chung, glipizid nên được sử dụng trước bữa ăn một khoảng thời gian ngắn để đạt được mức độ tăng đường huyết sau ăn.

Liều dùng

Liều dùng khởi đầu

Liều khởi đầu được khuyến cáo là 5mg, sử dụng trước bữa ăn sáng hoặc ăn trưa. Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường mức độ nhẹ, bệnh nhân lớn tuổi hoặc những người có bệnh lý về gan có thể bắt đầu với mức liều là 2,5 mg.

Điều chỉnh liều

Điều chỉnh liều nên thường tăng từ 2,5 tới 5 mg, tùy thuộc đáp ứng về mặt đường huyết được xác định. Các lần hiệu chỉnh liều nên cách nhau ít nhất vài ngày. Liều đơn tối đa được khuyến cáo là 15 mg. Nếu liều này là chưa đủ, sử dụng đa liều trong ngày có thể có hiệu quả. Liều trên 15 mg thường được chia làm nhiều liều nhỏ

Liều duy trì

Một số bệnh nhân có thể được kiểm soát có hiệu quả với phác đồ liều dùng một lần một ngày. Tổng liều một ngày trên 15 mg nên được chia làm nhiều liều

Liều tối đa một ngày được khuyến cáo là 20 mg

Sử dụng ở trẻ em

Tính an toàn và hiệu quả ở trẻ em chưa được thiết lập

Sử dụng ở người già và bệnh nhân có nguy cơ cao

Ở người già, bệnh nhân suy nhược hoặc suy dinh dưỡng và các bệnh nhân suy gan hoặc suy thận, liều dùng khởi đầu và duy trì nên được sử dụng thận trọng để tránh gây hạ đường huyết quá mức

Các bệnh nhân đang sử dụng các thuốc gây h đường huyết khác

Giống như các thuốc hạ đường huyết nhóm sulphonylurea, không cần có khoảng thời gian khi chuyển bệnh nhân sang sử dụng glipizid. Các bệnh nhân nên được theo dõi cẩn thận (1- 2 tuần) về tình trạng hạ đường huyết khi được chuyển thuốc từ các các thuốc sulphonylurea có thời gian bán thải dài hơn (ví dụ chlorpropamid) sang glipizid do khả năng tăng tác dụng của thuốc quá mức.

4. Thận trọng

Thiếu hụt G6PD: Do glipizid thuộc nhóm thuốc sulphonylurea nên cần thận trọng khi sử dụng ở các bệnh nhân thiếu hụt G6PD. Điều trị ở các bệnh nhân thiếu hụt G6PD bàng hoạt chất sulphonylurea có thể dẫn tới thiếu máu tan huyết và việc thay thế sulphonylurea nên được cân nhắc.

Hạ đường huyết quá mức :

Tất cả các sulphonylurea có khả năng gây hạ đường huyết nghiêm trọng. Suy thận hoặc suy gan có thể gây ra tăng nồng độ glipizid trong máu và sau đó có thể làm giảm lượng glucose trong máu, cả hai dạng uống và tiêm đều có thể gia tăng nguy cơ hạ đường huyết nghiêm trọng. Ở những người lớn tuổi, nhũng bệnh nhân suy nhược hoặc suy dinh dưõng và những người có thiếu hụt hocmon tuyến thượng thận hoặc tuyến yên đặc biệt nhạy cảm với việc hạ đường huyết quá mức của các thuốc hạ đường huyết.

Hạ đường huyết quá mức có thể khó được nhận biết ở ngưòi lớn tuổi và nhũng bệnh nhân đang sử dụng thuốc chẹn beta-adrenergic. Hạ đường huyết quá mức thường xảy ra khi lượng calo bị thiếu hụt, sau khi tập thể dục kéo dài hoặc quá mức, khi uống rượu, hoặc khi sử dụng nhiều hơn một thuốc gây hạ đường huyết.

Mất kiểm soát đường huyết :

Khi một bệnh nhân ổn định trong một phác đồ điều trị đái tháo đường có gặp phải một số vấn đề như sốt, chấn thương, nhiễm trùng, hoặc phẫu thuật, việc mất kiểm soát đường huyết có thể xảy ra. Vào thời điểm đó, có thể cần phải ngừng sử dụng glipizid và sử dụng insulin.

Hiệu quả của bất kỳ một thuốc hạ đường huyết nào, bao gồm cả glipizid trong việc hạ đường huyết đến một mức độ mong muốn ở nhiều bệnh nhân trong một khoảng thời gian dài có thể làm nghiêm trọng thêm tình trạng bệnh đái tháo đường hoặc làm giảm đi đáp ứng với thuốc. Hiện tượng này được biết đến như một thất bại điều trị thứ phát, để phân biệt với thất bại điều trị chính mà trong đó thuốc không có tác dụng ở một bệnh nhân nào đó khi lần đầu sử dụng thuốc. Hiệu chỉnh liều đầy đủ và tuân thủ chế độ ăn uống cần được đánh giá trước khi phân loại bệnh nhân thuộc nhóm thất bại điều trị thứ phát.

Các bệnh gan thận :

Dược động học và/hoặc dược lực học của glipizid có thể bị ảnh hưỏng ở những bệnh nhân suy gan hoặc suy thận. Nếu hạ đường huyết quá mức xảy ra ở những bệnh nhân này, nó có thể kéo dài và việc giám sát phù hợp nên được thực hiện.

Thông tin cho bệnh nhân :

Bệnh nhân nên được thông báo về những nguy cơ tiềm ẩn và lợi ích của glipizid và lợi ích của việc thay đổi phác đồ điều trị. Họ cũng nên được thông báo về tầm quan trọng của việc tuân thủ hướng dẫn về chế độ ăn uống, việc tập thể dục và kiểm tra thường xuyên glucose huyết và/ hoặc nước tiểu.

Về nguy cơ hạ đường huyết, các triệu chứng, xử trí và các tình trạng dẫn tới nguy cơ hạ đường huyết nên được giải thích rõ với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Thất bại điều trị tiên phát và thứ phát cũng nên được giải thích rõ với bệnh nhân.

Các xét nghiệm :

Glucose huyết và nước tiểu nên được giám sát định kỳ. Định lượng haemoglobin đã được glycosyl hóa có thể có hữu ích.

Thuốc có chứa lactose :

Sản phẩm này có chứa lactose. Những bệnh nhân có vấn đề về di truyền hiếm gặp liên quan tới không dung nạp lactose như thiếu Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose không nên sử dụng thuốc này.

5. Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Xếp hạng cảnh báo :

AU TGA pregnancy category: C

US FDA pregnancy category: C

Sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai:

Glipizid chống chỉ định trong thời kỳ mang thai.

Tác dụng hạ đường huyết kéo dài (4 đến 10 ngày) đã được báo cáo ở các trẻ sơ sinh mà mẹ có sử dụng một trong các thuốc sulphonylurea tại thời điểm sinh.

Do các thông tin gần đây cho thấy nồng độ glucose trong máu có sự bất thường ở phụ nữ mang thai liên quan tới tỷ lệ cao hơn các bất thường bẩm sinh, nhiêu chuyên gia khuyên cáo rằng insulin được sử dụng trong thai kỳ để duy trì mức đường huyêt càng gân bình thường càng tốt

Sử dụng thuốc ở phụ nữ cho con bú :

Không có dữ liệu nào sẵn có cho thấy glipizid được bào tiết vào sữa mẹ. Do vây, glipizid được chống chỉ định ở phụ nữ đang cho con bú

6. Tác dụng không mong muốn (ADR)

Tác dụng không mong muốn liên quan tới liều dùng chỉ mang tính thoáng qua, đáp ứng bằng giảm liều hoặc ngừng sử dụng thuốc.

Hạ đường huyết.

Tiêu hóa : rối loạn tiêu hóa bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, táo bón và đau dạ dày. Các tác dụng phụ này thường liên quan tới liều dùng và thường biến mất khi dùng giãn cách hoặc giảm liều dùng.

Trên da : các phản ứng dị ứng trên da bao gồm ban đỏ, phản ứng ban dạng sởi hoặc dát sẩn, nổi mề đay, ngứa và eczema đã được báo cáo. Chúng thường biến mất khi tiếp tục điều trị. Tuy nhiên, nếu các tác dụng không mong muốn này vẫn còn tồn tại, nên ngừng sử dụng thuốc. Giống như các thuốc sulphonylure khác, phản ứng nhạy cảm với ánh sáng đã được báo cáo.

Toàn thân : lú lẫn, chóng mặt, buồn ngủ, đau đầu, run rẩy, rối loạn thị giác đã từng được báo cáo ở những bệnh nhân được điều trị với glipizid. Các tác dụng phụ này thường thoáng qua và không cần phải ngừng điều trị; Tuy nhiên, chúng cũng có thể là triệu chứng của hạ đường huyết quá mức.

Trên xét nghiệm : Các bất thường về xét nghiệm quan sát được xảy ra với glipizid tương tự với các sulphonylurea khác. Thông thuùng ảnh hưởng mức độ nhẹ và trung bình tới SGOT, LDH, phosphatase kiềm, BUN và creatinin đã đuợc ghi nhận lại. Các mối liên hệ của những bất thuờng về xét nghiệm với glipizid là chưa chắc chắn, và chúng hiếm khi liên quan đến các triệu chứng lâm sàng.

Các rối loạn về gan : Vàng da ứ mật, suy giảm chức năng gan và viêm gan đã được báo cáo.

Ảnh hưởng trên huyết học : Giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan huyết, thiểu máu bất sản và giảm cả ba dòng ngoại vi đã được báo cáo.

Ảnh hưởng đến chuyển hóa : Porphyrin chuyển hóa ở gan và porphyrin trên da muộn đã được báo cáo. Các phản ứng giống disulfiram đã được báo cáo với các sulphonylurea khác.

Trên điện giải : Giảm natri huyết đã được báo cáo.

7. Tương tác với các thuốc khác

Tương tác của thuốc với các thuốc khác và các tương tác khác. Các thuốc sau đây có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết:

Chống chỉ định phối hợp : Miconazol làm tăng tác dụng hạ đường huyết, có thể dẫn tới các triệu chứng của hạ đường huyết hoặc thậm chí hôn mê.

Các phối hợp không đúng : Các thuốc chống viêm non-steroid (NSAlDs), như phenylbuazon làm tăng tác dụng hạ đường huyết của sulphonylurea (cạnh tranh vị trí gắn với protein huyết tương và/hoặc làm giảm thải trừ sulphonylurea)

Rượu: làm tăng ảnh hưởng hạ đường huyết có thể dẫn tới hôn mê do hạ đường huyết quá mức

Các phối hợp yêu cầu cần thận trọng:

  • Fluconazol: tăng thời gian bán thải của sulphonylurea, có thể dẫn tới những triệu chứng cùa hạ đường huyết.
  • Voriconazol: Mặc dù chưa có nghiên cứu nào nhưng voriconazol có thế làm tăng nồng độ trong huyết tương của sulphonylurea (vd: tolbutamin, glipizid và glyburide) và do đó gây hạ đường huyết.

Theo dõi thận trọng đường huyết được khuyến cáo khi sử dụng đồng thời 2 thuốc:

Các thuốc chẹn beta: tất cả các thuốc chẹn beta có thể che giấu đi một vài triệu chúng của hạ đường huyết, như đánh trống ngực và nhịp tim nhanh. Hầu hết các thuốc chẹn beta chọn lọc trên tim làm tăng tỷ lệ và mức độ nghiêm trọng của hạ đường huyết

Các thuốc ức chế men chuyển angiotensin: sử dụng các thuốc ức chế men chuyển có thể dẫn tới làm tăng tác dụng hạ đường huyết ở các bệnh nhân đái tháo đường đang được điều trị với các sulphonylurea

Cimetidin: sử dụng cimetidin có thể có liên quan tới việc làm giảm đường huyết sau ăn ở các bệnh nhân điều trị với glipizid

Tác dụng hạ đường huyết của sulphonylurea nhìn chung cũng có thể được gia tăng bởi các chất ức chế monoamine oxidase mà liên kết mạnh với protein huyết tưong, như sulphonamid, chloramphenicol, probenecid, các courmarin và các fibrat

Khi dùng các thuốc này cho các bệnh nhân đang dùng glipizid (hoặc ngừng thuốc trước đó), các bệnh nhân nên được giám sát chặt chẽ về ảnh hưởng hạ đường huyết (hoặc mất kiểm soát)

Các thuốc sau đây có thể dẫn tới tăng đường huyết:

  • Các kết hợp không đúng

Danazol: tác dụng tăng đường huyết của danazol. Nếu không thể tránh sử dụng, cảnh báo bệnh nhân và đầy mạnh việc giám sát đường huyết và đường trong nước tiểu. Có thể hiệu chỉnh liều lượng của các thuốc hạ đường huyết khi điều trị với danazol và sau khi ngừng sử dụng nó.

  • Kết hợp yêu cầu thận trọng

Phenothiazin (ví dụ, chlopromazin) tại liều cao (> 100 mg/ngày chlopromazin): tăng đường huyết (giảm phóng thích insulin) khi sử dụng cùng glipizid.

Corticosteroid: làm tăng lưọng đường trong máu khi sử dụng cùng glipizid

Các thuốc kích thích hệ giao cảm (ví dụ, ritodrin, salbutamol, terbutalin): làm tăng lượng đường trong máu do kích thích beta-adrenergic.

Progesteron: tăng đường huyết ở liều cao progesteron khi sử dụng cùng glipizid.

Có thể hiệu chỉnh liều cả thuốc chống tăng đường huyết trong khi điều trị với các thuốc an thần kinh, các thuốc corticoid hoặc progesteron và sau khi ngừng thuốc.

Các thuốc khác có thể gây ra tăng đường huyết và dẫn tới mất kiểm soát bao gồm các thiazid và các thuốc lợi tiểu khác, các hormon tuyến giáp, estrogen, các thuốc tránh thai đường uống, phenytoin, acid nicotinic, các thuốc chẹn kênh canxi và isoniazid.

Khi các thuốc này được ngừng ở các bệnh nhân đang sử dụng glipizid, các bệnh nhân này nên được giám sát cẩn thận việc hạ đường huyết.

8. Quá liều và xử trí

Quá liều sulphonylurea bao gồm cả glipizid có thể gây ra hạ đường huyết. Các triệu chứng hạ đường huyết nhẹ mà không mất ý thức hoặc vấn đề về thần kinh nên được điều trị tích cực với glucose uống và điều chỉnh liều lượng thuốc và/ hoặc chế độ ăn uống. Giám sát chặt chẽ nên được duy trì cho tới khi bác sỹ đảm bảo được bệnh nhân không còn nguy hiểm. Các phản ứng hạ đường huyết nghiêm trọng có hôn mê, co giật, hoặc các rối loạn thần kinh khác xảy ra không thường xuyên, nhưng cần phải được cấp cứu nhập viện ngay lập tức. Nếu hôn mê do hạ đường huyết được chẩn đoán hoặc bị nghi ngờ, bệnh nhân nên được tiêm tĩnh mạch dung dịch glucose cô đặc (50%). Sau đó nên tiếp tục truyền liên tục dung dịch glucose loãng hơn (10%) với tốc độ mà sẽ duy trì đường huyết ở mức độ trên 100 mg/ml (5,55 mmol/L). Các bệnh nhân nên được giám sát chặt chẽ trong vòng tối thiểu 48 giờ và tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân tại thời điểm đó, bác sỹ nên quyết định xem có cần tiếp tục theo dõi tiếp hay không. Độ thanh thải của glipizid khỏi huyết tương có thể bị kéo dài ở những bệnh nhân có bệnh về gan. Do tính chất liên kết với protein huyết tương, việc lọc máu dường như không có lợi ích

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị

 

       Dược sĩ Đinh Khắc Thành Đô

(Nguồn: Drugbank.vn, Tờ HDSD của nhà sản xuất)

 


Picture1.png

16 Tháng Một, 2024 Truyền Thông

Ipolipid 300 – Thuốc chống tăng lipid huyết.

Tên chung quốc tế: Gemfibrozil.

Mã ATC: C10A B04.

Loại thuốc: Thuốc chống tăng lipid huyết.

Dạng thuốc và hàm lượng : viên nang 300 mg.

Dược lực học

Gemfibrozil là một chất tương tự acid fibric không có halogen và là thuốc chống tăng lipid huyết. Gemfibrozil làm giảm nồng độ lipoprotein giàu triglycerid, như VLDL (lipoprotein tỷ trọng rất thấp), tăng nhẹ nồng độ HDL (lipoprotein tỷ trọng cao) và có tác dụng khác nhau trên LDL (lipoprotein tỷ trọng thấp). Tác dụng trên nồng độ VLDL có thể chủ yếu do tăng hoạt tính của lipoprotein lipase, đặc biệt trong cơ, dẫn đến tăng thủy phân lượng triglycerid trong VLDL và tăng dị hóa VLDL. Gemfibrozil còn làm thay đổi thành phần của VLDL do làm giảm sản sinh ở gan apoC – III là chất ức chế hoạt tính của lipoprotein lipase và cũng làm giảm tổng hợp triglycerid trong VLDL ở gan.

Cùng với tác dụng trên lipid máu, gemfibrozil còn có tác dụng giảm kết tập tiểu cầu, nên làm giảm nguy cơ về bệnh tim mạch.

Tác dụng lâm sàng của gemfibrozil hoặc của bất cứ thuốc acid fibric nào khác trên nồng độ lipoprotein phụ thuộc vào tình trạng ban đầu của lipoprotein tùy theo tăng hoặc không tăng lipoprotein huyết. Người tăng lipid máu đồng hợp tử apoE2/apoE2 đáp ứng tốt nhất với liệu pháp gemfibrozil. Nồng độ cao triglycerid và cholesterol có thể giảm mạnh và bệnh u vàng phát ban nhiều cục và u vàng gan bàn tay có thể giảm hoàn toàn. Cũng có tác dụng tốt trên đau thắt ngực và tập tễnh cách hồi.

Liệu pháp gemfibrozil ở người tăng triglycerid huyết nhẹ (ví dụ, triglycerid < 400 mg/dl) tức 4,5 mmol/lít thường gây giảm nồng độ triglycerid 50% hoặc hơn, và tăng nồng độ HDL cholesterol 15% đến 25%, đặc biệt ở người tăng lipid huyết kết hợp có tính gia đình. Gemfibrozil có tác dụng tốt ở người tăng triglycerid huyết nặng và có hội chứng vi chylomicron huyết. Trong khi liệu pháp đầu tiên là phải loại trừ chất béo khỏi chế độ ăn với mức tối đa có thể được, thì gemfibrozil giúp vừa làm tăng hoạt tính của lipoprotein lipase vừa làm giảm tổng hợp triglycerid ở gan. Ở người bệnh này, liệu pháp duy trì với gemfibrozil có thể giữ nồng độ triglycerid dưới 600 đến 800 mg/dl tức 6,8 – 9 mmol/lít để dự phòng biến chứng viêm tụy và u vàng phát ban.

Dược động học

Gemfibrozil được hấp thu nhanh và nhiều (khả dụng sinh học: 98 ± 1%) khi uống trong bữa ăn, nhưng kém hơn nếu uống lúc đói. Ðạt nồng độ đỉnh huyết tương trong vòng 2 đến 4 giờ. Hơn 97% gemfibrozil gắn với protein huyết tương. Nửa đời là 1,1[NNB1] ± 0,2 giờ. Thuốc phân bố rộng và nồng độ trong gan, thận và ruột cao hơn nồng độ trong huyết tương. Thể tích phân bố: 0,14 ± 0,03 lít/kg. Gemfibrozil bài tiết chủ yếu dưới dạng chất liên hợp glucuronid; 60 đến 90% liều uống bài tiết trong nước tiểu, và lượng nhỏ hơn trong phân. Sự bài tiết gemfibrozil ở người suy thận tuy có giảm, nhưng giảm ít hơn so với những fibrat khác. Ðộ thanh thải: 1,7 ± 0,4 ml/phút/kg.

1. Chỉ định

  • Gemfibrozil là thuốc chọn lọc để điều trị tăng lipid huyết đồng hợp tử apoE2/apoE2(tăng lipoprotein – huyết typ III). Tăng triglycerid huyết vừa và nặng có nguy cơ viêm tụy. Tăng lipid huyết kết hợp có tính gia đình, có nồng độ VLDL cao; nếu nồng độ LDL cao, có chỉ định dùng thêm thuốc ức chế HMG CoA reductase liều thấp.
  • Gemfibrozil chỉ được chỉ định để điều trị tăng lipid huyết và làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành trong tăng lipid huyết typ IIb không có tiền sử hoặc triệu chứng hiện tại của bệnh mạch vành, mà không đáp ứng với chế độ ăn kiêng, luyện tập, giảm cân hoặc việc dùng thuốc khác một mình và có bộ ba triệu chứng: HDL cholesterol thấp, LDL – cholesterol tăng và triglycerid tăng.
  • Gemfibrozil được chỉ định trong điều trị tăng lipid huyết tiên phát nặng (tăng lipid huyết typ IV và V) có nguy cơ bệnh động mạch vành, đau bụng điển hình của viêm tụy, không đáp ứng với chế độ ăn kiêng hoặc những biện pháp khác một mình. Gemfibrozil không có tác dụng với tăng lipid huyết typ I

2. Chống Chỉ định

  • Quá mẫn với Gemfibrozil hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Trẻ em nhỏ hơn 18 tuổi.
  • Suy chức năng gan.
  • Suy chức năng thận nặng.
  • Bệnh túi mật tồn tại từ trước và xơ gan mật tiên phát.
  • Bệnh nhân có tiền sử nhạy cảm với ánh sáng và phản ứng tác dụng độc hại của ánh sáng trongsuốt quá trình điều trị với fibrat.

3. Liều lượng và cách dùng

Người lớn và người cao tuổi (trên 65 tuổi)

  • Ipolipid được dùng uống. Liều thường dùng cho người lớn và người cao tuổi là 900 – 1200 mg mỗi ngày.
  • Uống liều duy nhất 900 mg/ ngày, trước nửa giờ trước khi ăn tối.
  • Liều 1200 mg được chia 2 lần /ngày, uống nửa giờ trước khi ăn sáng và ăn tối.

Trẻ em nhỏ hơn 18 tuổi

  • Chi định điều trị Gemfibrozil chưa được nghiên cứu ở trẻ em nhỏ hơn 18 tuổi. Do đó, các dữ liệu sử dụng Ipolipid ở trẻ em nhỏ hơn 18 tuổi chưa được thiết lập.

Bệnh nhân suy chức năng thận

  • Đối với bệnh nhân suy chức năng thận ở mức độ nhẹ đến trung bình, bắt đầu điều trị với liều 900 mg mỗi ngày và đánh giá chức năng thận trước khi sử dụng thuốc.
  • Ipolipid không được sử dụng cho bệnh nhân suy chức năng thận nặng.

Bệnh nhân suy chức năng gan

  • Gemfibrozil bị chống chỉ định đối với bệnh nhân suy chức năng gan.

4. Thận Trọng

Bắt đầu điều trị: Làm các xét nghiệm để biết chắc nồng độ lipid thực sự không bình thường. Trước khi tiến hành điều trị với gemfibrozil, phải cố gắng kiểm soát lipid huyết thanh bằng chế độ ăn thích hợp, luyện tập, giảm cân ở người béo phì, và kiểm soát những bệnh khác như đái tháo đường và giảm năng tuyến giáp đang góp phần gây những bất thường về lipid.

Trong khi điều trị: Ðịnh kỳ xét nghiệm lipid huyết thanh, và ngừng thuốc nếu tác dụng trên lipid không thoả đáng sau 3 tháng điều trị.

Khi ngừng gemfibrozil, cần có chế độ ăn kiêng gây giảm lipid huyết thanh thích hợp và theo dõi lipid huyết thanh cho tới khi người bệnh ổn định, vì nồng độ triglycerid và cholesterol huyết thanh có thể tăng trở lại mức ban đầu.

Thời kỳ mang thai

Gemfibrozil qua nhau thai. Không có công trình nghiên cứu đầy đủ và có kiểm chứng dùng gemfibrozil cho phụ nữ mang thai; không được dùng gemfibrozil trong thời kỳ mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Không biết gemfibrozil có phân bố vào trong sữa người hay không. Vì gemfibrozil có khả năng gây những ADR nghiêm trọng trên trẻ nhỏ bú sữa mẹ, nên tránh không cho con bú.

5. Tác dụng không mong muốn (ADR)

ADR của gemfibrozil nói chung ít gặp và nhẹ, tuy nhiên, vì có những điểm giống nhau về hóa học, dược lý và lâm sàng với clofibrat, nên gemfibrozil có thể có cùng ADR như clofibrat. Những ADR thường gặp của gemfibrozil ở đường tiêu hóa đôi khi khá nặng đến mức phải ngừng thuốc.

Thường gặp, ADR > 1/100

Tiêu hóa: Khó tiêu, đau bụng, ỉa chảy, buồn nôn, nôn, táo bón, viêm ruột thừa cấp tính.

Gan: Sỏi mật.

Thần kinh trung ương: Mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu.

Da: Eczema, ban.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Tim mạch: Rung nhĩ.

Thần kinh trung ương: Tăng cảm, chóng mặt, ngủ lơ mơ, buồn ngủ, trầm cảm.

Tiêu hóa: Ðầy hơi.

Thần kinh, cơ và xương: Dị cảm.

Mắt: Nhìn mờ.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Những ADR nặng về tiêu hóa có thể cần phải ngừng dùng gemfibrozil. Khi người bệnh đang dùng gemfibrozil than phiền về đau cơ, sờ ấn đau, hoặc yếu cơ, cần phải đánh giá nhanh chóng về viêm cơ; qua xác định nồng độ creatine kinase. Nếu nghi ngờ hoặc chẩn đoán có viêm cơ, phải ngừng dùng gemfibrozil.

Phải làm những xét nghiệm chẩn đoán thích hợp nếu xuất hiện những dấu hiệu nghi là có liên quan với hệ gan mật. Thăm dò chức năng gan và làm công thức máu 3 – 6 tháng sau khi bắt đầu liệu pháp gemfibrozil rồi sau đó làm xét nghiệm hàng năm. Phải ngừng dùng gemfibrozil và không tiếp tục dùng lại nếu kết quả xét nghiệm chức năng gan tăng đều đặn hoặc tăng quá mức, hoặc có những bất thường đáng kể; những kết quả xét nghiệm bất thường nói chung hồi phục được. Nếu thấy có sỏi mật, phải ngừng dùng gemfibrozil

6. Tương tác thuốc

Thuốc chống đông, dẫn xuất coumarin hoặc indandion: Dùng đồng thời với gemfibrozil có thể làm tăng đáng kể tác dụng chống đông của những thuốc này; cần phải hiệu chỉnh liều thuốc chống đông dựa trên xét nghiệm thời gian prothrombin thường xuyên.

Chenodesoxycholique hoặc ursodesoxycholique: Tác dụng có thể giảm khi dùng đồng thời những thuốc này với gemfibrozil, là chất có xu hướng làm tăng bão hòa cholesterol ở mật.

Lovastatin: Dùng đồng thời với gemfibrozil có thể làm tăng nguy cơ tiêu cơ vân: tăng đáng kể nồng độ creatine kinase, và myoglobin niệu dẫn đến suy thận cấp; có thể phát hiện sớm là 3 tuần và muộn là vào tháng sau khi bắt đầu liệu pháp phối hợp; theo dõi creatin kinase không dự phòng được bệnh cơ nặng hoặc thương tổn thận.

7. Qúa liều và xử trí

Các triệu chứng quá liều gồm đau bụng, ỉa chảy, buồn nôn, nôn. Ðiều trị quá liều gemfibrozil gồm điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Trường hợp quá liều gemfibrozil cấp tính, phải làm sạch dạ dày ngay bằng gây nôn hoặc rửa dạ dày.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị

       Dược sĩ Đinh Khắc Thành Đô

(Nguồn: Drugbank.vn, Tờ HDSD của nhà sản xuất)

 


Bản Quyền © 2021 Bệnh Viện Lê Văn Thịnh - Thiết Kế và Phát Triển bởi Hân Gia Group