carvedilol.png

 

Ảnh minh họa: nguồn Internet.

 

1. Chỉ định:

Điều trị tăng huyết áp thông qua phác đồ đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc khác, đặt biệt là thuốc lợi tiểu thiazide.

Điều trị suy tim: Carvedilol được dùng kết hợp với digoxin, thuốc lợi tiểu và thuốc ức chế enzyme chuyển angiotensin để điều trị suy tim sung huyết vừa đến nặng do thiếu máu cục bộ hoặc bệnh cơ tim. Liệu pháp làm giảm tiến triển của bệnh ( đã được chứng minh bằng tỷ lệ tử vong, thời gian điều trị tim mạch tại bệnh viện hoặc cần thiết phải điều chỉnh thuốc điều trị suy tim khác).

Điều trị đau thắt ngực.

2. Chống chỉ định:

Suy tim cấp.

Suy tim sung huyết mất bù ( NYHA độ III – IV) chưa được điều trị với phác đồ chuẩn.

Hen phế quản hoặc bệnh co thắt phế quản  (có thể dẫn đến cơn hen).

Sốc do tim, nhịp tim chậm nặng hoặc blốc nhĩ – thất độ II hoặc độ III.

Suy gan có triệu chứng, suy gan nặng.

Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

3. Liều lượng và cách dùng:

Cách dùng:

Để hạn chế nguy cơ tụt huyết áp thế đứng, carvedilol cần được khuyến cáo uống cùng với thức ăn. Ngoài ra, có thể giảm biểu hiện giãn mạch ở người bệnh dùng đồng thời thuốc ức chế enzyme chuyển bằng cách dùng carvedilol 2 giờ trước khi dùng thuốc ức chế enzyme chuyển.

Liều dùng của carvedilol phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng bệnh và cần được chỉ định bởi bác sĩ điều trị. Một số khuyến cáo về liều dùng:

Tăng huyết áp:  Khởi đầu dùng liều đầu tiên 12,5mg, ngày uống 1 lần; sau 2 ngày tăng lên 25mg, uống ngày 1 lần. Hoặc liều đầu tiên 6,25mg ngày uống 2 lần, sau 1 đến 2 tuần tăng lên tới 12,5mg, ngày uống 2 lần. Nếu cần, liều có thể tăng thêm, cách nhau ít nhất 2 tuần, cho tới tối đa 50mg, ngày uống 1 lần, hoặc chia làm nhiều liều. Liều thuốc khuyến cáo ở người cao tuổi là 12,5mg/lần/ngày đem lại hiệu quả hạ huyết áp cao.

Đau thắt ngực: Liều khởi đầu là 12,5mg, ngày uống 2 lần; sau 2 ngày tăng tới 25mg, ngày 2 lần.

Suy tim: Trước khi bắt đầu liệu pháp carvedilol cho suy tim sung huyết, người bệnh phải được điều trị ổn định với phác đồ chuẩn gồm: glycoside tim, thuốc lợi tiểu, và/hoặc thuốc ức chế enzyme chuyển angiotensin. Liều thuốc Carvedilol khuyến cáo là 3,125mg/lần x 2 lần/ngày trong 2 tuần. Liều thuốc sau đó có thể tăng lên không vượt quá liều 25mg/lần x 2 lần/ngày đối với người bệnh nặng dưới 85kg hoặc

suy tim nhẹ, trung bình hoặc không quá 50mg/lần x 2 lần/ngày đối với người bệnh nặng trên 85kg hoặc suy tim nặng.

Trẻ em từ 2 – 18 tuổi bị suy tim liều khởi đầu uống 50g/kg (tối đa 3,125mg), ngày uống 2 lần trong 2 tuần. Nếu bệnh nhân dung nạp được, liều có thể tăng tới 350g/kg (tối đa 25mg), ngày uống 2 lần.

Bệnh nhân có rối loạn thất trái sau nhồi máu cơ tim, liều khởi đầu 6,25mg, ngày uống 2 lần, sau 3-10 ngày có thể tăng liều 12,5mg, ngày uống 2 lần và liều cuối cùng có thể dùng 25mg, ngày uống 2 lần.

Bệnh cơ tim vô căn: 6,25 – 25mg/lần, ngày uống 2 lần.

  • Lưu ý liều dùng Carvedilol trình bày ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, liều thuốc cụ thể được chỉ định bởi bác sĩ điều trị phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc mà cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
4. Tương tác thuốc:

Rifampicin có thể giảm nồng độ huyết tương của carvedilol tới 70%.

Tác dụng của Carvedilol bị giảm khi sử dụng cùng các thuốc sau: Barbiturat, muối nhôm, Cholestyramin, muối Calci, thuốc chẹn không chọn lọc thụ thể alpha – 1, Colestipol, Salicylat, Penicillin, Sulfinpyrazon.

Tác dụng của thuốc chống đái tháo đường, thuốc chẹn kênh – calci, digoxin tăng lên khi dùng kết hợp với Carvedilol.

Tương tác của Carvedilol với clonidine có thể dẫn đến tác dụng làm tăng huyết áp và giảm nhịp tim.

Cimetidin làm tăng tác dụng và khả dụng sinh học của Carvedilol.

Những thuốc khác có khả năng làm tăng nồng độ và tác dụng của Carvedilol bao gồm quinidine, fluoxetine, paroxetine và propafenon vì những thuốc này ức chế CYP2D6.

Carvedilol làm tăng nồng độ digoxin khoảng 20% khi uống cùng.

5. Thận trọng khi dùng:

Thận trọng khi dùng thuốc Carvedilol ở người bệnh suy tim sung huyết đang điều trị với thuốc lợi tiểu, digitalin hoặc thuốc ức chế men chuyển Angiotensin.

Thận trọng khi dùng thuốc ở người bệnh mắc đái tháo đường không kiểm soát hoặc khó kiểm soát.

Ngưng sử dụng Carvedilol trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu tổn thương gan.

Thận trọng khi điều trị ở người bệnh bi gây mê, người mắc bệnh động mạch ngoại biên hoặc hội chứng nhiễm độc giáp.

Trường hợp người bệnh không dung nạp thuốc chống tăng huyết áp khác, có thể xem xét điều trị bằng Carvedilol với liều rất nhỏ ở người bệnh tăng huyết áp có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Tránh ngừng thuốc Carvedilol một cách đột ngột ( giảm liều từ từ trong 1- 2 tuần)

Nguy cơ loạn nhịp tim có thể xảy ra khi sử dụng đồng thời Carvedilol với thuốc gây mê.

Đối với phụ nữ mang thai: Carvedilol được chứng minh là gây hại cho thai nhi trên lâm sàng. Vì vậy chỉ sử dụng thuốc trong điều trị ở phụ nữa đang mang thai khi lợi ích mong muốn lớn hơn nguy cơ và cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không dùng thuốc trong 3 tháng cuối thai kỳ hoặc lúc gần sinh vì có thể gây ra tác dụng không mong muốn đối với thai nhi như hạ huyết áp, chậm nhịp tim, giảm glucose máu, ức chế hô hấp, giảm thân nhiệt.

Đối với phụ nữ đang cho con bú: thuốc Carvedilol bài tiết được vào sữa mẹ. Vì vậy, để hạn chế nguy cơ gây hại cho trẻ, người bệnh đang cho con bú không nên sử dụng thuốc hoặc đang dùng Carvedilol thì ngưng cho con bú.

6. Tác dụng không mong muốn:

Thường gặp: Đau cơ, nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, hạ huyết áp tư thế, buồn nôn;

Ít gặp: Tiêu chảy, nhịp tim chậm, đau bụng;

Hiếm gặp: Giảm bạch cầu, tăng tiểu cầu, giảm điều hòa thân nhiệt ngoại biên, trầm cảm, ngất, rối loạn giấc ngủ, nôn, dị cảm, táo bón, ngứa, nổi mày đay, tăng transaminase gan, vảy nến, kích ứng, giảm tiết nước mắt, ngạt mũi.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lương Ngọc Khánh Ngân

(Tài liệu tham khảo: Theo tờ hướng dẫn từ nhà sản xuất)


VITAMIN-C1.png

1. Acid ascorbic là gì?

Acid ascorbic là các dạngchủ yếu của vitamin C. Cơ thể người không tạo ra được vitamin C cho bản thân, mà phải lấy từ nguồn thức ăn. Nhu cầu hàng ngày qua chế độ ăn cần khoảng 30 – 100 mg vitamin C đối với người lớn. Tuy nhiên, nhu cầu này thay đổi tuỳ theo từng người. Các loại quả (cam, chanh, bưởi, nho đen, ổi, hồng,…) và rau (cà chua, khoaitây,rau xanh,…) chứa nhiều vitamin C. Sữa, thịt có ít vitamin C. Acid ascorbic rất dễ bị phá hủy khi nấu nướng, dự trữ. Vitamin C là một vitamin hòa tan trong nước, cần thiết để tổng hợp colagen và các thành phần của mô liên kết.

Ảnh minh họa: nguồn Internet.

Thiếu hụt vitamin C xảy ra khi thức ăn cung cấp không đầy đủ lượng vitamin C cần thiết, dẫn đến bệnh scorbut. Thiếu hụt vitamin C rất hiếm xảy ra ở người lớn, nhưng có thể thấy ở trẻ nhỏ, người nghiện rượu hoặc người cao tuổi. Thiếu hụt biểu hiện ở triệu chứng dễ chảy máu (mạch máu nhỏ, chân răng, lợi), thành mao mạch dễ vỡ, thiếu máu, tổn thương sụn và xương, chậm liền vết thương. Dùng vitamin C làm mất hoàn toàn các triệu chứng trên.

2. Công dụng của Acid ascorbic

Acid ascorbic có khả năng khử trong nhiều phản ứng sinh học oxyhoá – khử. Có một số chức năng sinh học của acid ascorbic đã được xác định rõ ràng, gồm có sinh tổng hợp colagen, carnitin, catecholamin, tyrosin, corticosteroid và aldosteron. Acid ascorbic cũng đã tham gia như một chất khử trong hệ thống enzym chuyển hoá thuốc cùng vớicytochrom P450. Hoạt tính của hệ thống enzym chuyển hoá thuốc này sẽ bị giảm nếu thiếu acid ascorbic. Acid ascorbic còn điều hoà hấp thu, vận chuyển và dự trữ sắt.
Acid ascorbic là một chất bảo vệ chống oxy hoá hữu hiệu. Acid
ascorbic loại bỏ ngay các loại oxy, nitơ phản ứng (các ROS =Reactive oxygen species và các RNS = Reactive nitrogen species) như các gốc hydroxyl, peroxyl, superoxid, peroxynitrit và nitroxid), các oxy tự do và các hypoclorid, là những gốc tự do gây độc hại cho cơ thể. Có rất nhiều chứng cứ sinh học chứng tỏ các gốc tự do ở nồng độ cao có thể gây tổn hại cho tế bào. Một số bệnh mãn tính có liên quan đến tổn thương do stress oxy hoá gồm có ung thư, bệnh tim mạch (xơ vữa động mạch vành…), đục thuỷ tinh thể, hen và bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn. Tuy nhiên, hiện nay chưa xác định được rõ ràng mối liên quan về nguyên nhân.
Vitamin C còn có tác dụng chống thoái hoá hoàng điểm, phòng cúm, chóng liền vết thương, phòng ung thư còn đang nghiên cứu, chưa được chứng minh rõ ràng. Một số thầy thuốc khuyến cáo để giảm nguy cơ cao thoái hoá hoàng điểm nặng ở người cao tuổi nên dùng: Vitamin C 500 mg/ngày kết hợp với beta caroten 15 mg/ngày, vitamin E 400 mg/ngày và kẽm (dạng kẽm oxyd) 80 mg/ngày và đồng (dưới dạng oxyd đồng) 2 mg/ngày (đề phòng thiếu máu).
In vitro, acid ascorbic đã chứng tỏ ngăn chặn được oxy hoá LDL
bằng cách loại bỏ ROS và RNS có trong môi trường nước. LDL oxy hóa được cho là gây xơ vữa động mạch.
Acid ascorbic trong bạch cầu đặc biệt quan trọng vì có ROS phát sinh ra trong khi bạch cầu thực bào hoặc bạch cầu hoạt hoá do bị viêm nhiễm. Nồng độ ascorbat cao trong bạch cầu bảo vệ bạch cầu chống lại tổn thương oxy hóa mà không ức chế hoạt tính diệt khuẩn của tiểu thể thực bào. Hoạt tính chống oxy hóa của acid ascorbic cũng bảo vệ chống lại tổn thương phân hủy protein ở các vị trí viêm như ở khớp (viêm dạng thấp), ở phổi (hội chứng suy hô hấp ở người lớn, hút thuốc, ozon).

Riêng đối với cảm lạnh, cho đến nay số liệu chưa đồng nhất để khuyến cáo. Ngoài ra, có một vài chứng cứ acid ascorbic có thể điều hoà tổng hợp prostaglandin cho tác dụng giãn phế quản, giãn mạch và chống đông vón máu, khả năng chuyển acid folic thành acid folinic, chuyển hoá carbohydrat, tổng hợp lipid, protein, kháng nhiễm khuẩn và hô hấp tế bào.

3. Những lưu ý khi dùng thuốc

Dùng vitamin C liều cao kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, do đó khi giảm liều sẽ dẫn đến thiếu hụt vitamin C. Uống liều lớn vitamin C trong khi mang thai đã dẫn đến bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh.Tăng oxalat niệu và sự hình thành sỏi calci oxalat trong thận có thể xảy ra sau khi dùng liều cao vitamin C, nên tránh dùng vitamin C liều cao cho bệnh nhân bị sỏi calci oxalat ở thận, nếu cần thiết phải dùng nên theo dõi chặt chẽ oxalat niệu. Vitamin C có thể gây acid hóa nước tiểu, đôi khi dẫn đến kết tủa urat hoặc cystin, hoặc sỏi oxalat, hoặc thuốc trong đường tiết niệu.

Vitamin C liều cao tiêm tĩnh mạch đã gây tử vong, do đó dùng thuốc tiêm tĩnh mạch là cách dùng không hợp lý và không an toàn. Người bệnh thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase dùng liều cao vitamin C tiêm tĩnh mạch hoặc uống có thể bị chứng tan máu. Huyết khối tĩnh mạch sâu cũng đã xảy ra sau khi dùng liều cao vitamin C.
Sử dụng quá mức và kéo dài các chế phẩm chứa vitamin C uống có
thể gây nên sự ăn mòn men răng. Dùng vitamin C có thể làm sai lệch đến các kết quả xét nghiệm glucose trong nước tiểu (dương tính giả khi dùng thuốc thử sulfat đồng hoặc âm tính giả khi dùng phương pháp glucose oxidase).
Uống vitamin C liều cao trong thời gian dài có thể gây bệnh cơ tim
nguy hiểm ở người có lượng sắt dự trữ cao hoặc người bị nhiễm sắc tố sắt mô.

Có thể gây tan máu ở trẻ sơ sinh thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.

Dùng thận trọng với người có tiền sử sỏi thận, tăng oxalat niệu và rối loạn chuyển hóa oxalat (tăng nguy cơ sỏi thận), bị bệnh thalassemia (tăng nguy cơ hấp thu sắt).

4. Liều lượng và cách dùng

Cách dùng:

Thường uống vitamin C. Khi không thể uống được hoặc khi nghi kém hấp thu, và chỉ trong những trường hợp rất đặc biệt, mới dùng đường tiêm. Có thể tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da. Khi dùng đường tiêm, tốt nhất là nên tiêm bắp mặc dù thuốc gây đau tại nơi tiêm.
Liều lượng:
Trẻ em:

– Bệnh thiếu vitamin C (scorbut): 100 – 300 mg/ngày, chia làm
nhiều lần.
– Toan hóa nước tiểu: 500 mg cách 6 – 8 giờ/lần.

– Bổ sung vào chế độ ăn: Thay đổi từ 35 – 100 mg/ngày.
Người lớn:
  – Bệnh thiếu vitamin C (scorbut): 100 – 250 mg/lần, 1 – 2 lần/ngày.
– Toan hóa nước tiểu: 4 – 12 g/ngày chia 3 – 4 lần.
– Bổ sung vào chế độ ăn: Thay đổi từ 50 – 200 mg/ngày.
– Methemoglobin huyết vô căn: 300 – 600 mg/ngày, chia thành
nhiều liều nhỏ.
– Tăng bài tiết sắt khi dùng deferoxamin: Uống acid ascorbic 100 – 200
mg/ngày, thường cho trong thời gian sử dụng liệu pháp deferoxamin, nhưng có nhà lâm sàng khuyên chỉ nên dùng acid ascorbic 1 tháng sau khi dùng deferoxamin, và dùng liều thấp nhất có hiệu quả, vì có một số chứng cứ cho thấy liều tương đối cao (như liều 500 mg hoặc > 500 mg/ngày) có thể có tác hại xấu đến chức năng tim trong khi dùng deferoxamin.

– Test bão hòa trạng thái dinh dưỡng vitamin C: Uống acid ascorbic 11 mg/kg. Lấy nước tiểu sau 24 giờ để định lượng ascorbat. Nếu bài tiết < 20% liều trong 24 giờ được cho là thiếu vitamin C; người bình thường bài tiết > 50% liều.
Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Huỳnh Thị Thanh Thủy

(Nguồn: Dược thư quốc qia Việt Nam)


entercavir.png

Biệt dược : Entecavir STELLA
Tên chung quốc tế : Entecavir
Mã ATC : J05AF10
Loại thuốc : Thuốc kháng retrovirus, có tác dụng chống virus viêm gan B ở người (HBV)
Dạng thuốc và hàm lượng : Viên bao phim 0,5 mg
Ảnh minh họa: nguồn Internet.
Dược lực học

Entecavir là một thuốc tổng hợp tương tự nucleosid purin dẫn xuất từ guanin có hoạt tính kháng virus viêm gan B ở người (HBV). Thuốc được các enzym trong tế bào phosphoryl hóa để tạo thành một chất chuyển hóa có hoạt tính, là entecavir triphosphat. Bằng cách cạnh tranh với cơ chất tự nhiên deoxyguanosin triphosphat, entecavir triphosphat ức chế DNA polymerase (enzym phiên mã ngược) của virus viêm gan B ở người, do đó đã ngăn chặn được mọi giai đoạn hoạt tính của enzym.

Phổ tác dụng: Entecavir có hoạt tính in vitro và in vivo chống lại HBV, bao gồm cả một số chủng HBV kháng lamivudin. Thuốc cũng có tác dụng hạn chế in vitro chống một số virus ở người, bao gồm virus Herpes simplex typ 1 và 2 (HSV-1 và HSV-2), virus Varicella zoster và cytomegalovirus nhưng thuốc không chứng tỏ có hiệu quả trong lâm sàng. Entecavir có một vài tác dụng đối với HIV-1 (nồng độ entecavir cần thiết để ức chế virus sao chép khoảng 50% [EC50] đối với HIV-1 dao động từ 0,026 tới lớn hơn 10 microM).

Kháng thuốc: Khi điều trị lâu dài ở một số người bệnh, một số chứng cứ cho thấy HBV chậm giảm nhạy cảm với entecavir. Ở người bệnh từ trước chưa dùng thuốc nucleosid, cho dùng entecavir tới 96 tuần, virus trở lại gây bệnh nặng lên do kháng thuốc xảy ra dưới 1% người bệnh. Ở người bệnh kháng lamivudin, virus bùng phát trở lại do kháng entecavir xảy ra ở 1% người bệnh sau năm đầu điều trị và ở 9% người bệnh trong năm thứ hai điều trị.

Kháng entecavir xảy ra trong quá trình 2 bước, ban đầu là đột biến M204V/I tiếp theo là thay thế amino-acid ở rtI169, rtT184, stS202, hoặc rtM250.

Đã có kháng chéo giữa một số thuốc tương tự nucleosid có tác dụng chống HBV. HBV kháng lamivudin và kháng telbivudin đã thấy giảm nhạy cảm với entecavir in vitro. HBV kháng adenofir cũng thay đổi nhạy cảm với entecavir đã thấy in vitro. HBV phân lập từ người bệnh kháng lamivudin và thất bại với liệu pháp entecavir vẫn nhạy cảm với adenofir. Entecavir ức chế virus viêm gan B, ức chế cả các chủng virus viêm gan B kháng lamivudin và adefovir.

Dược động học

Hấp thu: Entecavir hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa sau khi uống. Nồng độ đỉnh đạt được trong vòng 30 đến 90 phút sau khi uống một liều và đạt được nồng độ ổn định sau 6 đến 10 ngày điều trị. Ở người khỏe mạnh, khi uống liều 0,5 mg, Cmax đạt khoảng 4,2 nanogam/ml, uống liều 1 mg, Cmax đạt khoảng 8,2 nanogam/ml. Với một liều trong 1 ngày, nửa đời trong huyết thanh khoảng 24 giờ. Thức ăn làm chậm và giảm hấp thu. Phải uống entecavir lúc đói (ít nhất 2 giờ sau hoặc 2 giờ trước bữa ăn).

Phân bố: Dựa trên dược động học của entecavir, thể tích phân bố biểu kiến ước lượng vượt toàn bộ nước cơ thể, cho thấy entecavir phân bố rộng rãi trong các mô. Sinh khả dụng của thuốc viên bằng sinh khả dụng của dung dịch uống nên hai thuốc có thể thay thế nhau. Entecavir gắn vào protein huyết tương khoảng 13% in vitro.

Chuyển hóa và đào thải : Entecavir không bị hệ thống cytochrom P450 chuyển hóa. Thuốc đào thải chủ yếu qua thận nhờ lọc cầu thận và tiết tích cực qua ống thận. Nửa đời đào thải cuối là 128 – 149 giờ. Một lượng nhỏ các chất liên hợp glucuronid và sulfat được tạo thành. Thẩm phân máu có thể loại bỏ được một phần entecavir. Các liệu pháp hiện có để điều trị nhiễm HBV mạn tính (như entecavir, adefovir, lamivudin, telbivudin, tenofovir, interferon alfa, peginterferon alfa) chưa điều trị triệt căn được HBV mà chỉ có tác dụng ức chế sự phát triển của virus. Do đó, quyết định thời gian thích hợp để bắt đầu điều trị phải dựa vào tuổi của người bệnh, mức độ tổn thương gan, khả năng đáp ứng với điều trị, khả năng xuất hiện chủng HBV kháng thuốc, khả năng các tác dụng phụ, biến chứng và nồng độ DNA-HBV trong huyết thanh. Mục đích lâu dài của điều trị là để ngăn chặn xơ gan, suy gan, và carcinom tế bào gan.

Chỉ định

Điều trị nhiễm virus viêm gan B (HBV) mạn tính ở người lớn và trẻ em từ 16 tuổi trở lên có chứng cứ HBV tích cực sao chép tăng cao DNA-HBV trong máu và tăng dai dẳng nồng độ aminotransferase huyết thanh (ALT hoặc AST) hoặc có chứng cứ mô học về bệnh gan đang hoạt động. Chỉ định này là dựa vào đáp ứng về mô học, virus học, sinh hóa, huyết thanh học ở người lớn và trẻ em từ 16 tuổi trở lên trước đây chưa dùng thuốc kháng virus nucleosid và ở người lớn có HBV kháng lamivudin đồng thời có HBeAg – dương tính hoặc HBeAg – âm tính kèm theo chức năng gan còn bù. Dùng entecavir để điều trị viêm gan B mãn tính và virus viêm gan B kháng thuốc lamivudin.

Các dữ liệu còn hạn chế liên quan đến người bệnh đồng nhiễm HBV và HIV.

Chống chỉ định

Nhà sản xuất cho rằng cho tới nay chưa có chống chỉ định nào được biết đối với entecavir. Tuy vậy, chống chỉ định khi có tiền sử mẫn cảm với entecavir hoăc với bất cứ thành phần nào của thành phẩm. Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em dưới 16 tuổi.

Thận trọng khi dùng Entecavir

Viêm gan tự phát trở thành trầm trọng hay xảy ra và thường biểu hiện bằng tăng nhất thời nồng độ huyết thanh ALAT. Sau khi bắt đầu điều trị kháng virus, nồng độ huyết thanh ALAT có thể tăng ở người bệnh trong khi nồng độ huyết thanh DNA của HBV giảm. Trong số các người bệnh điều trị bằng entecavir, các đợt bệnh nặng lên xuất hiện trung bình 4 đến 5 tuần sau khi bắt đầu điều trị. Ở người bệnh có bệnh gan còn bù, nồng độ huyết thanh ALAT tăng thường không kèm theo tăng bilirubin huyết như bệnh gan mất bù. Nếu người bệnh đã có xơ gan, có nguy cơ cao gan mất bù sau khi bệnh nặng lên. Do đó, trong khi điều trị, phải theo dõi chặt người bệnh về lâm sàng và sinh hóa. Một số trường hợp bệnh nặng lên do ngừng điều trị chống viêm gan B bằng entecavir đã được báo cáo. Bệnh nặng lên sau ngừng entecavir thường kết hợp với tăng nồng độ huyết thanh DNA của HBV và đa số trường hợp tự khỏi, nhưng một số trường hợp đã tử vong. Trong số những người bệnh trước đây chưa dùng thuốc tương tự nucleosid nay được điều trị bằng entecavir, các trường hợp nặng lên xuất hiện trung bình 23 đến 24 tuần sau khi ngừng điều trị. Phần lớn các trường hợp xảy ra ở người có HBeAg – âm tính. Phải theo dõi gan đều đặn cả về lâm sàng và sinh hóa ít nhất 6 tháng sau khi ngừng điều trị. Nếu tăng DNA-HBV hoặc nếu cần cần, cho điều trị lại 1 đợt khác.

Phải thận trọng khi điều trị cho người bệnh có gan mất bù vì nhiều tai biến phụ, có nguy cơ cao bị nhiễm toan acid lactic.

Phải thận trọng khi điều trị entecavir cho người nhiễm HBV mạn tính mà không phát hiện người đó cũng bị nhiễm HIV vì có nguy cơ làm xuất hiện các chủng HIV kháng các thuốc nucleosid ức chế enzym phiên mã ngược (NRTI). Trước khi bắt đầu điều trị entecavir, phải làm test HIV. Do có thể có nguy cơ làm xuất hiện HIV kháng NRTI nên không nên dùng entecavir để điều trị nhiễm HBV mạn tính ở người bệnh nhiễm HIV.

Phải thận trọng khi dùng entecavir để điều trị viêm gan B mạn tính vì có thể gây ra nhiễm toan acid lactic, gan to nhiều kèm nhiễm mỡ gan ở người bệnh dùng duy nhất các thuốc tương tự nucleosid hoặc phối hợp với các thuốc kháng virus khác. Đa số các trường hợp xảy ra ở phụ nữ; béo phì và điều trị lâu dài bằng các thuốc nucleosid ức chế enzym phiên mã ngược cũng có thể là yếu tố nguy cơ. Phải dùng thận trọng các thuốc tương tự nucleosid cho người được biết có nguy cơ cao về bệnh gan, nhưng nhiễm toan acid lactic, gan to nhiều và nhiễm mỡ đã xảy ra ở người không có nguy cơ nào được biết. Phải ngừng ngay entecavir ở bất cứ người bệnh nào có dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm gợi ý nhiễm toan lactic hoặc nhiễm độc gan nặng ngay cả khi transaminase không tăng.

Chưa biết về độ an toàn và hiệu quả của entecavir đối với người ghép gan. Nếu phải dùng entecavir cho người ghép gan đã hoặc đang dùng một thuốc ức chế miễn dịch có thể tác động đến chức năng thận như cyclosporin, tacrolimus, phải giám sát cẩn thận chức năng thận trước và trong khi điều trị entecavir.

Đối với người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên, kinh nghiệm còn ít chưa đủ để xác định xem đáp ứng có khác với người trẻ tuổi không. Do entecavir chủ yếu đào thải qua thận nên nguy cơ nhiễm độc do entecavir có thể tăng ở người suy thận. Người cao tuổi thường có chức năng thận suy giảm, cần điều chỉnh liều theo mức độ suy thận và phải theo dõi chức năng thận.

Điều chỉnh liều được khuyến cáo đối với người bệnh có Clcr < 50 ml/phút, bao gồm cả thẩm phân máu hoặc thẩm phân màng bụng ngoại trú.

Entecavir không làm giảm nguy cơ lây truyền virus sang người khác nên các biện pháp dự phòng truyền bệnh phải được thực hiện.

Thời kỳ mang thai

Chưa có nghiên cứu nào ở người mang thai và cũng chưa có số liệu nào về tác dụng của entecavir đối với lây truyền bệnh HBV từ mẹ sang con; con sinh ra từ mẹ nhiễm HBV thường được khuyến cáo dùng phác đồ phối hợp vắc xin HBV và globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG).

Thời kỳ cho con bú

Chưa biết entecavir có vào sữa mẹ hay không. Ngừng cho bú hoặc thuốc tùy theo tầm quan trọng của thuốc đối với mẹ.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Trong thử nghiệm lâm sàng, 3% hoặc hơn người bệnh được báo cáo có tác dụng không mong muốn như nhức đầu, mệt mỏi, chóng

mặt, buồn nôn. Ỉa chảy, khó tiêu, nôn, buồn ngủ, và mất ngủ cũng đã được báo cáo.

Thường gặp, ADR > 1/100

Thận: Đái ra máu (9%), tăng creatinin (1 – 2%), glucose niệu (4%).

Tâm thần: Mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt.

Tiêu hóa: Nôn, ỉa chảy, buồn nôn, khó tiêu.

Gan mật: Tăng transaminase (> 10%), tăng lipase (7%), tăng amylase (2 – 3%), tăng bilirubin huyết (2 – 3%). Toàn thân: Mệt mỏi.

Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100

Da: Phát ban, rụng tóc.

Đầy bụng khó tiêu.

Hiếm gặp, ADR < 1/1 000

Miễn dịch: Phản ứng phản vệ.

Một số trường hợp nhiễm toan acid lactic được báo cáo thường kết hợp với gan mất bù hoặc một bệnh nội khoa nặng khác hoặc đang dùng một số thuốc khác. Dùng entecavir liên tục trung bình 96 tuần chưa thấy dung nạp thuốc thay đổi.

Các bất thường về xét nghiệm phổ biến nhất trong thử nghiệm lâm sàng entecavir là tăng ALT (lớn hơn 5 lần mức cao của bình thường: ULN), đái ra máu, tăng lipase (ít nhất 2,1 lần ULN), đái ra glucose, tăng bilirubin huyết (lớn hơn gấp 2 lần ULN), tăng ALT (lớn hơn gấp 10 lần ULN và gấp 2 lần nồng độ lúc bắt đầu điều trị trong huyết thanh), tăng glucose huyết lúc đói (trên 250 mg/dl), và tăng creatinin (ít nhất 0,5 mg/dl).

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Nói chung, các ADR nhẹ thường tự hết, không cần xử trí. Đợt viêm gan trầm trọng có thể xảy ra sau khi ngừng liệu pháp chống HBV, bao gồm cả entecavir. Đợt trầm trọng biểu hiện bằng ALT tăng vọt gấp 10 lần mức cao bình thường (ULN) và gấp 2 lần nồng độ huyết thanh lúc bắt đầu điều trị. Thời gian trung bình xuất hiện bệnh trầm trọng khoảng 23 tuần sau khi ngừng điều trị. Bệnh trầm trọng sau khi ngừng điều trị thường kết hợp với tăng DNA của HBV và đa số tự khỏi. Phần lớn bệnh trầm trọng sau ngừng điều trị gặp ở người bệnh HbeAg – âm tính. Cần theo dõi gan đều đặn về lâm sàng và sinh hóa ít nhất 6 tháng sau khi ngừng điều trị. Nếu cần, có thể cho điều trị lại. Viêm gan trầm trọng lên cũng đã gặp trong khi đang điều trị HBV bằng entecavir trung bình 4 đến 5 tuần sau khi bắt đầu điều trị nhưng thường hết khi tiếp tục điều trị. Phải ngừng điều trị entecavir ở bất cứ người bệnh nào có biểu hiện lâm sàng hoặc xét nghiệm làm nghĩ đến nhiễm toan acid lactic hoặc nhiễm độc gan nặng (như gan to nhiễm mỡ, ngay cả khi transaminase không tăng).

Liều lượng và cách dùng Entecavir

Cách dùng:

Phải do thầy thuốc chuyên khoa chỉ định và theo dõi.

Thuốc uống vào lúc đói, ít nhất 2 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn. Dung dịch uống không được hòa với nước hoặc với bất cứ chất lỏng nào khác. Thìa đong sau khi uống phải rửa sạch bằng nước.

Liều lượng:

Người lớn và trẻ em từ 16 tuổi trở lên nhiễm HBV mạn tính chưa bao giờ điều trị bằng các thuốc tương tự nucleosid, liều khuyến cáo: 0,5 mg 1 lần mỗi ngày.

Người lớn và trẻ em từ 16 tuổi trở lên có tiền sử nhiễm HBV máu trong khi điều trị lamivudin hoặc có HBV được biết kháng lamivudin hoặc telbivudin: 1 mg ngày uống 1 lần.

Thời gian dùng thuốc tối ưu chưa biết nhưng ít nhất phải 1 năm.

Có thể ngừng điều trị:

Ở người HBeAg – dương tính, phải điều trị ít nhất cho tới khi chuyển đổi huyết thanh HBe [mất HBeAg và DNA của HBV trở nên âm tính (dưới ngưỡng phát hiện), kèm theo phát hiện kháng

thể kháng HBe ở 2 lần lấy máu liên tiếp cách nhau ít nhất 3 đến 6 tháng] hoặc tới khi chuyển đổi huyết thanh HBs hoặc trong trường hợp không có tác dụng sau 1 năm.

Ở người bệnh HBeAg – âm tính, phải điều trị ít nhất tới khi nồng độ DNA-HBV âm tính (dưới ngưỡng phát hiện) và chuyển đổi huyết thanh HBs hoặc cho tới khi không thấy tác dụng. Trong trường hợp điều trị kéo dài trên 2 năm, cần phải thường xuyên đánh giá lại để xác định tiếp tục điều trị có thích hợp với người bệnh không.

Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều. Tuy vậy, cần nhớ chức năng thận thường kém ở người cao tuổi.

Suy thận: Phải điều chỉnh liều dựa vào Clcr. Giảm liều bằng cách dùng dung dịch uống. Nếu không có dung dịch uống sẵn, phải tăng khoảng cách giữa các liều. Theo nhà sản xuất, nên uống mỗi ngày 1 lần. Người bệnh thẩm phân máu phải uống liều entecavir sau buổi thẩm phân.

Clcr (ml/phút): ≥ 50 Liều khuyến cáo cho người chưa dùng nucleosid: 0,5 mg ngày 1 lần Liều khuyến cáo cho người kháng lamivudin: 1 mg ngày 1 lần.

Clcr (ml/phút): 30 – 49 Liều khuyến cáo cho người chưa dùng nucleosid: 0,25 mg ngày uống 1 lần* hoặc 0,5 mg cách 48 giờ 1 lần Liều khuyến cáo cho người kháng lamivudin: 0,5 mg ngày 1 lần.

Clcr (ml/phút): 10 – 29 Liều khuyến cáo cho người chưa dùng nucleosid: 0,15 mg ngày 1 lần* hoặc 0,5 mg cách 72 giờ 1 lần Liều khuyến cáo cho người kháng lamivudin:  0,3 mg ngày 1 lần* hoặc 0,5 mg cách 48 giờ 1 lần.

Clcr (ml/phút): < 10 Liều khuyến cáo cho người chưa dùng nucleosid: 0,05 mg ngày 1 lần* hoặc 0,5 mg cách 5 – 7 ngày 1 lần Liều khuyến cáo cho người kháng lamivudin: 0,1 mg ngày uống 1 lần* hoặc 0,5 mg cách 72 giờ 1 lần.
* Đối với liều < 0,5 mg nên dùng dung dịch uống

Tổn thương gan: Không cần điều chỉnh liều.

Tương tác thuốc

Chưa có tương tác nào cần khuyến cáo tránh dùng đồng thời với entecavir.

Hàm lượng và tác dụng của entercavir có thể tăng bởi ganciclovir, valganciclovir, ribavirin.

Entecavir không phải là cơ chất và không ức chế hoặc kích thích các isozym cytochrom P450 (CYP). Ít có khả năng tương tác về dược động với các thuốc chuyển hóa do các isoenzym CYP.

Thuốc tác động đến thận hoặc đào thải qua thận: có khả năng tương tác dược động với các thuốc làm giảm chức năng thận hoặc cạnh tranh với entecavir để tiết tích cực qua ống thận. Nồng độ huyết thanh entecavir hoặc thuốc phối hợp có thể tăng. Cần phải theo dõi các tai biến phụ.

Với adefovir, lamivudin, tenofovir, disoproxil: Không có tương tác.

Thuốc ức chế miễn dịch: Có khả năng tương tác về dược động (nồng độ huyết thanh entecavir tăng vì chức năng thận bị thay đổi) với cyclosporin hoặc tacrolimus. Phải giám sát chức năng thận trước và trong khi điều trị entecavir ở người (ghép gan) đang dùng cyclosporin, tacrolimus hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác có thể ảnh hưởng đến chức năng thận.

Nucleosid và các thuốc nucleosid ức chế enzym phiên mã ngược: Không có tương tác về dược động với lamivudin hoặc tenofovir disoproxil fumarat.

Tương kỵ

Dung dịch uống không được hòa vào nước, các dung môi khác hoặc với các thuốc khác.

Quá liều và xử trí

Dữ liệu về quá liều hiện nay còn hạn chế. Có người đã uống 20 mg/ ngày trong 14 ngày và có người uống 1 liều 40 mg nhưng không có biểu hiện nhiễm độc. Khi uống quá liều, cần theo dõi diễn biến để xử trí.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị

       Dược sĩ

 Đinh Khắc Thành Đô

(Nguồn : Drugbank.vn, Tờ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất)


duphalac.png

Biệt dược : Duphalac
Hoạt chất Lactulose
Loại thuốc Thuốc khử độc amoniac, thuốc nhuận tràng thẩm thấu
Ảnh minh họa: nguồn Internet. 

Dạng thuốc và hàm lượng

  • Dung dịch uống: 3,35 g/5 ml; 10 g/15 ml (15 ml, 30 ml, 237 ml, 473 ml, 946 ml, 1890 ml).
  • Dung dịch uống hoặc dùng đường trực tràng: 3,35 g/5 ml; 10 g/15 ml (473 ml).
  • Bột kết tinh pha dung dịch uống: 10 g/túi, 20 g/túi.
I/Dược lực học

Lactulose là một disaccharid tổng hợp tương tự lactose, chứa galactose và fructose. Ống tiêu hóa không có enzym thủy phân lactulose nên khi uống nó được chuyển nguyên dạng đến ruột non. Thuốc được chuyển hóa bởi các vi khuẩn đường ruột (Lactobacilli, Bacteroides, E. coli, Clostridia) thành acid lactic và một lượng nhỏ acid acetic và acid formic. Những acid này làm giảm pH của phân và chuyển amoniac (NH3 ) là dạng khuếch tán sang dạng ion amoni (NH4 + ) không khuếch tán được từ ruột vào máu. Hơn nữa, do môi trường ở ruột có tính acid hơn ở máu, nên amoniac có thể khuếch tán từ máu vào ruột, rồi lại chuyển thành ion amoni không hấp thu được. Kết quả là hàm lượng amoniac trong máu giảm. Tương tự, sự hấp thu các amin (cũng tham gia gây bệnh não do gan) có thể cũng giảm.

Nguyên nhân chính gây ngộ độc TKTW ở người bị hôn mê do gan là tăng amoniac trong máu. Do vậy, lactulose được dùng trong điều trị bệnh não do gan, nhưng cần dùng liều cao. Khoảng 75 – 85% người bệnh có đáp ứng lâm sàng tốt với điều trị lactulose. Lactulose không có tác dụng điều trị bệnh não không do nitrogen như các bệnh não do thuốc hoặc rối loạn chuyển hóa, điện giải. Lactulose không có tác dụng trong điều trị hôn mê có liên quan đến viêm gan nhiễm khuẩn hoặc các rối loạn cấp khác ở gan. Khi tăng amoniac huyết do rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, dùng lactulose cũng không có tác dụng.

Lactulose có tác dụng thẩm thấu tại chỗ ở đại tràng, nên làm tăng lượng nước trong phân, làm mềm phân và kích thích nhu động ruột. Tác dụng này có thể thấy sau 48 giờ dùng thuốc. Tuy nhiên, tác dụng nhuận tràng của lactulose không tốt hơn những thuốc nhuận tràng rẻ tiền khác, như magnesi sulfat hoặc sorbitol (những thuốc này ít gây nôn hơn lactulose).

II/Dược động học

Lactulose hầu như không được hấp thu ở đường tiêu hóa. Dưới 3% liều uống được hấp thu ở ruột non và thải trừ qua nước tiểu trong vòng 24 giờ ở dạng không chuyển hóa. Lượng thuốc không được hấp thu đến ruột già, chủ yếu ở dạng chưa chuyển hóa. Thuốc được chuyển hóa bởi các vi khuẩn đường ruột, tạo thành acid lactic, một lượng nhỏ acid acetic và acid formic. Thuốc thải trừ chủ yếu qua phân

III/Chỉ định
  • Dự phòng và điều trị bệnh não do gan (tăng amoni huyết).
  • Táo bón mạn tính.
IV/Chống chỉ định
  • Người bệnh có galactose huyết hoặc chế độ yêu cầu hạn chế galactose.
  • Quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong chế phẩm.
V/Liều lượng và cách dùng

Cách dùng

Lactulose thường được dùng đường uống. Để điều chỉnh vị ngọt của thuốc, có thể pha dung dịch thuốc với nước, sữa, nước hoa quả, thức ăn. Thuốc cũng được dùng qua ống thông dạ dày để giảm kích ứng gây nôn và có thể hít thuốc vào phổi. Thuốc cũng được dùng đường trực tràng cho người lớn khi bị bệnh não do gan trong thời kỳ tiền hôn mê hoặc hôn mê do gan. Dùng đường uống, pha loãng 10 – 20 g bột kết tinh với 120 ml nước. Khi dùng thuốc nếu thấy ỉa chảy là báo hiệu quá liều, khi đó cần giảm liều ngay.

Liều lượng

  • Dự phòng và điều trị bệnh não do gan:

Người lớn: Bắt đầu: 20 – 30 g (30 – 45 ml dung dịch lactulose), 3 lần/ngày. Sau đó nếu cần, cứ 1 – 2 ngày lại điều chỉnh liều để có thể đại tiện phân mềm 2 – 3 lần trong ngày. Dấu hiệu lâm sàng của bệnh tiến triển trong 1 – 3 ngày. Thời gian điều trị phụ thuộc vào triệu chứng lâm sàng. Có thể điều chỉnh liều dựa theo pH của phân (xác định bằng giấy chỉ thị) lúc bắt đầu điều trị và điều chỉnh liều cho tới khi pH phân khoảng 5. pH này thường đạt được khi người bệnh đại tiện 2 – 3 lần phân mềm hàng ngày. Điều trị lâu dài liên tục bằng lactulose có thể làm giảm mức độ nặng và ngăn bệnh tái phát. Điều trị đợt cấp bệnh não do gan ở người lớn: Uống 20 – 30 g cách nhau 1 – 2 giờ để gây nhanh nhuận tràng. Khi đạt được tác dụng nhuận tràng, có thể giảm liều lactulose cho tới liều cần thiết để có 2 – 3 lần đi phân mềm hàng ngày

Tiền hôn mê hoặc hôn mê do gan: Dùng đường trực tràng: 200 g (300 ml) được pha loãng với 700 ml nước hoặc natri clorid 0,9% đưa vào trực tràng qua cathete có bóng, giữ trong 30 – 60 phút, thụt lưu có thể cho cách 4 – 6 giờ một lần cho đến khi có thể uống thuốc. Nếu chỉ giữ được dưới 30 phút, cần làm lại ngay. Một số người bệnh có thể hết hôn mê trong vòng 2 giờ sau lần thụt đầu tiên.

Trẻ em: Trẻ nhỏ: 2 – 6 g (3 – 9 ml)/ngày, chia làm nhiều lần. Trẻ lớn và thiếu niên: 30 – 60 g (45 – 90 ml)/ngày, chia làm vài lần, sau đó cứ 1 – 2 ngày lại điều chỉnh liều để có thể đại tiện phân mềm 2 – 3 lần/ngày. Nếu liều bắt đầu gây ỉa chảy, cần giảm liều ngay, nếu vẫn còn ỉa chảy, thì ngừng dùng thuốc.

  • Táo bón mạn tính

Người lớn: 10 – 20 g/ngày, chia 1 – 2 lần/ngày, có thể tăng đến 40 g/ngày nếu cần thiết. Điều chỉnh liều theo đáp ứng từng người bệnh.

Trẻ em: Liều khuyến cáo được dùng như sau (tính theo dung dịch có nồng độ 3,35 g lactulose/5 ml):

Trẻ 1 tháng – 1 tuổi: 2,5 ml, 2 lần/ngày, điều chỉnh liều đến khi có đáp ứng.

Trẻ 1 – 5 tuổi: 5 ml, 2 lần/ngày, điều chỉnh liều đến khi có đáp ứng.

Trẻ 5 – 10 tuổi: 10 ml, 2 lần/ngày, điều chỉnh liều đến khi có đáp ứng.

Trẻ 10 – 18 tuổi: 15 ml/lần, 2 lần/ngày, điều chỉnh liều đến khi có đáp ứng.

Dùng lactulose để giúp đại tiện bình thường cho bệnh nhân làm thủ thuật cắt trĩ, dùng 10 g lactulose, 2 lần/ngày cho ngày trước khi làm thủ thuật và 5 ngày sau làm thủ thuật.

Táo bón nặng do thụt rửa ruột bằng bari ở người già, liều lactulose là 3,3 – 6,7 g, 2 lần/ngày trong 1 – 4 tuần.

Quá liều và xử trí

Triệu chứng quá liều

Ỉa chảy, đau bụng, nhiễm kiềm do giảm clor huyết, mất nước, hạ huyết áp, giảm kali huyết

Xử trí

Không có thuốc giải độc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng

V/Thận trọng khi dùng Lactulose

Trong điều trị bệnh não do gan, phải nhớ rằng bệnh gan nặng có thể gây biến chứng như mất căn bằng điện giải (như hạ kali huyết) đòi hỏi điều trị bổ sung. Thêm nữa, nếu ỉa chảy xảy ra có thể gây mất dịch và kali nghiêm trọng, làm nặng thêm bệnh não do gan. Vì vậy các nhà lâm sàng khuyên nên kiểm tra định kỳ kali huyết thanh trong khi dùng lactulose trong thời gian dài.

Nếu tình trạng ỉa chảy không thường xuyên xảy ra khi dùng lactulose, người bệnh nên đến gặp thầy thuốc. Người già, người yếu sức dùng lactulose trên 6 tháng cần kiểm tra chất điện giải (như kali, clorid, carbon dioxid) định kỳ trong khi dùng thuốc. Thận trọng với người đái tháo đường, vì lactulose chứa một lượng nhỏ lactose và galactose tự do.

Phải thận trọng khi dùng dung dịch lactulose cho người phải đốt điện trong khi soi trực – đại tràng vì thuốc có thể gây tích lũy khí hydrogen nồng độ cao và nổ khi gặp tia lửa điện (về lý thuyết). Trong thực tế, chưa xảy ra điều này, nhưng phải thụt kỹ, sạch bằng một dung dịch không lên men trước khi làm thủ thuật.

Ở trẻ sơ sinh, nếu dùng thuốc cần lưu ý tình trạng hạ natri và mất nước

Thai kỳ

Thời kỳ mang thai

Lactulose dùng cho người mang thai chưa được nghiên cứu. Nghiên cứu trên quá trình sinh sản ở chuột và thỏ khi uống liều cao tới gấp 6 lần liều uống ở người, không thấy biểu hiện gây độc cho bào thai. Không nên dùng thuốc trong thời kỳ mang thai, chỉ dùng thuốc khi rất cần thiết.

Thời kỳ cho con bú

Chưa rõ thuốc có phân bố vào sữa mẹ hay không. Tính an toàn và hiệu quả của thuốc đối với trẻ nhỏ chưa được xác định. Thận trọng khi dùng lactulose cho mẹ đang cho con bú.

VI/Tác dụng không mong muốn (ADR)

Thường gặp, ADR > 1/100 

Tiêu hóa: Đầy hơi, ỉa chảy (quá liều).

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Đau bụng, buồn nôn, nôn, tăng natri huyết.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Nếu bị ỉa chảy, đó là dấu hiệu quá liều, cần giảm liều ngay; nếu vẫn còn ỉa chảy, ngừng dùng thuốc.

VII/Tương tác với các thuốc khác

Không dùng đồng thời với các thuốc nhuận tràng khác, vì gây đại tiện nhiều, làm khó xác định chính xác liều lactulose cho điều trị bệnh não do gan.

Các thuốc kháng acid không hấp thu có thể ảnh hưởng tới sự tạo acid đường ruột của lactulose.

Một số thuốc kháng khuẩn có thể ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột giúp chuyển hóa lactulose; tuy nhiên, neomycin có thể dùng đồng thời trong điều trị bệnh não do gan

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị

       Dược sĩ 

Đinh Khắc Thành Đô

(Nguồn : Drugbank.vn, Tờ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất)


REMERON.png

Mirtazapine là thuốc chống trầm cảm 4 vòng piperazino-azepine được tổng hợp và giới thiệu bởi Organon Inc. vào năm 1989. Đến năm 1994, mirtazapine được phê duyệt để điều trị rối loạn trầm cảm nặng (MDD) ở Hà Lan và được FDA chấp thuận vào năm 1997 dưới tên thương hiệu là Remeron.
Hoat chất:Mirtazapine …………………………………………………30 mg.
Tá dược: Mỗi viên nén bao phim Remeron 30 mg chứa không quá 228 mg lactose (dưới dạng monohydrate).
Ảnh minh họa: nguồn Internet.
1. Remeron có tác dụng gì?

Thuốc Remeron hay còn được gọi là Mirtazapine là một loại thuốc chống trầm cảm có tác dụng trong điều trị bệnh trầm cảm.

Remeron giúp cải thiện tâm trạng và cảm giác hạnh phúc, nó hoạt động theo cơ chế khôi phục sự cân bằng của các chất hóa học tự nhiên (chất dẫn truyền thần kinh) trong não.

2. Cách sử dụng:

-Thuốc Remeron được sử dụng bằng đường uống cùng hoặc không cùng với thức ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường một lần mỗi ngày trước khi đi ngủ. Liều lượng thuốc sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và đáp ứng điều trị của bạn.

– Không bẻ, nhai hoặc nghiền nát viên thuốc, không lấy bất kỳ viên nào ra khỏi vỉ thuốc cho đến khi bạn sẵn sàng dùng liều của mình.

– Sử dụng thuốc Remeron thường xuyên để có được nhiều lợi ích nhất từ nó. Có thể sẽ mất khoảng 1 đến 4 tuần để bạn nhận thấy sự cải thiện của các triệu chứng.

– Tuyệt đối không được tự ý tăng liều dùng hay lạm dụng thuốc trong thời gian lâu hơn quy định. Điều này không làm cho tình trạng của bệnh được cải thiện nhanh hơn mà còn làm tăng nguy cơ mắc phải các tác dụng không mong muốn. Tiếp tục dùng thuốc Remeron theo liều chỉ định ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe.

Remeron hay còn được gọi là Mirtazapine là một loại thuốc chống trầm cảm có tác dụng trong điều trị bệnh trầm cảm.

3.Tác dụng không mong muốn:

Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Remeron bao gồm:

– Chóng mặt

– Tăng cân đột ngột

– Khô miệng

– Táo bón

– Tác dụng phụ nghiêm trọng như sưng bàn tay bàn chân, run, lú lẫn, dấu hiệu của nhiễm trùng (như sốt, đau họng dai dẳng), nhịp tim nhanh không đều, chóng mặt nghiêm trọng, ngất xỉu, mở rộng đồng tử, thay đổi thị lực (ví dụ như nhìn thấy cầu vồng xung quanh đèn vào ban đêm, mờ mắt)

– Tăng Serotonin hoặchội chứng nhiễm độc serotonin : Nguy cơ sẽ tăng lên nếu bạn cũng đang sử dụng các loại thuốc khác làm tăng Serotonin, các triệu chứng có thể xuất hiện như nhịp tim nhanh, ảo giác, mất phối hợp, chóng mặt nghiêm trọng, cơn co giật, sốt không rõ nguyên nhân, kích động, bồn chồn bất thường,…

Trước khi kê đơn, bác sĩ luôn cân nhắc lợi ích của thuốc Remeron đem lại nhiều hơn nguy cơ mắc tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số trường hợp khi dùng Remeron vẫn có thể xảy ra tác dụng không mong muốn. Vì vậy, khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để được can thiệp ngay lập tức.

4. Một số lưu ý khi sử dụng:

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Remeron bao gồm:

– Thông báo tiền sử dị ứng với Remeron hay bất kỳ dị ứng nào khác. Sản phẩm có thể chứa các thành phần của thuốc không hoạt động và có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.

– Thông báo tiền sử bệnh lý đặc biệt là tiền sử bản thân hoặc gia đình bị rối loạn tâm thần (như rối loạn lưỡng cực, hưng cảm, đã từng cố gắng tự tử), bệnh thận, bệnh gan, động kinh, cao huyết áp, tăng cholesterol hoặc triglyceride, bệnh tim (như nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực), đột quỵ, mất nước, bệnh tăng nhãn áp,…

– Thuốc Remeron có thể chứa aspartame, nếu bạn bị phenylketon niệu (PKU) hoặc bất kỳ tình trạng nào khác mà bạn phải hạn chế tiêu thụ Aspartame (hoặc Phenylalanin ), hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ về cách sử dụng thuốc Remeron.

– Thuốc có thể làm cho bạn chóng mặt hoặc buồn ngủ, sử dụng chất kích thích như (rượu hoặc cần sa) có thể khiến tình trạng này tăng lên. Vì vậy, hạn chế sử dụng chất kích thích trong quá trình sử dụng thuốc Relpax. Không sử dụng máy móc, lái xe hay làm bất cứ công việc gì cần tới sự tỉnh táo.

– Để giảm các triệu chứng như: Chóng mặt và choáng váng hãy thay đổi tư thế từ từ. Để giảm cảm giác khô miệng hãy ngậm kẹo cứng hoặc nhai kẹo cao su không đường, uống nước đều đặn hoặc sử dụng chất thay thế nước bọt.

– Người cao tuổi có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc có thể gây buồn ngủ và hội chứng kéo dài QT. Vì vậy, hãy cân nhắc sử dụng thuốc ở người cao tuổi.

– Thuốc Remeron chỉ nên được sử dụng khi thật sự cần thiết trong thời kỳ mang thai. Nếu thuốc Remeron được sử dụng trong 3 tháng cuối của thai kỳ , trẻ sơ sinh có thể sẽ phát triển các triệu chứng như: Khó thở, co giật, cứng cơ, bồn chồn hoặc quấy khóc liên tục. Hãy thông báo với bác sĩ ngay lập tức nếu có xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào như vậy.

– Nếu bạn đang mang thai, có kế hoạch mang thai hãy thảo luận ngay với bác sĩ về những lợi ích và rủi ro của việc sử dụng thuốc Remeron trong thai kỳ.

5.Sử dụng quá liều

– Nếu bạn quên uống một liều thuốc Remeron, hãy bổ sung lại trong thời gian càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời gian bạn nhớ ra thời gian đã quên chưa dùng thuốc gần với thời gian uống thuốc của liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo vào thời điểm như lịch uống thuốc ban đầu.

– Tuyệt đối không được sử dụng gấp đôi liều lượng thuốc hơn so với phác đồ điều trị.

– Sử dụng thuốc quá liều Remeron có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như: Nhịp tim nhanh không đều, chóng mặt nghiêm trọng, ngất xỉu,…

6. Tương tác thuốc:

Tương tác thuốc có thể làm giảm tác dụng của thuốc Remeron, hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Hãy thông báo cho bác sĩ về tất cả những sản phẩm thuốc khác mà bạn đang sử dụng, bao gồm cả thuốc theo đơn, không kê đơn, vitamin và các sản phẩm làm từ thảo dược. Không được tự ý dừng, bắt đầu hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Một số loại thuốc có thể tương tác với Remeron bao gồm:

– Thuốc ức chế MAO:(isocarboxazid, linezolid, Moclobemide, Phenelzine, Rasagiline, Procarbazine, Tranylcypromine, Safinamide, Selegiline,… Hầu hết các chất ức chế MAO cũng không nên sử dụng trong hai tuần trước và sau khi điều trị bằng thuốc Remeron.

– Nguy cơ mắc  hội chứng serotonin tăng lên nếu bạn đang sử dụng các loại chất kích thích (như ma túy đường phố MDMA, thuốc lắc), hay một số loại thuốc chống trầm cảm (như Fluoxetine, Duloxetine, Venlafaxine, Paroxetine)

– Rượu

– Thuốc kháng Histamin:Cetirizine, Diphenhydramine

– Thuốc giảm lo lắng, thuốc ngủ:Diazepam , Zolpidem, Alprazolam

– Thuốc giãn cơ: Carisoprodol, Cyclobenzaprine

– Thuốc giảm đau Opioid: Hydrocodone, Codeine

Trước khi dùng thuốc Remeron hãy thông báo cho bác sĩ về tất cả những sản phẩm thuốc khác mà bạn đang sử dụng

7.Bảo quản:

– Bảo quản thuốc Remeron ở nhiệt độ phòng, tránh những nơi ẩm ướt và tránh ánh sáng, không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc sẽ có những cách bảo quản khác nhau, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc Remeron trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ.

– Để thuốc Remeron tránh xa tầm với của trẻ em và thú nuôi trong gia đình.

– Khi thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc không thể sử dụng được nữa hãy xử lý thuốc đúng cách.

– Không được tự ý vứt thuốc Remeron vào môi trường như đường ống dẫn nước hoặc toilet trừ khi có yêu cầu. Hãy tham khảo thêm ý kiến của công ty xử lý rác thải hoặc dược sĩ về cách tiêu hủy thuốc Remeron an toàn giúp bảo vệ môi trường.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Theo hướng dẫn sử dụng thuốc của Nhà sản Xuất)


cefotaxim.png

Thuốc Cefotaxime là thuốc kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3, thuộc nhóm thuốc kháng nấm, kháng virus, chống nhiễm khuẩn, điều trị ký sinh trùng với phổ kháng khuẩn rộng.
Thành phần:
Hoạt chất: Cefotaxim natri tương ứng với 1g Cefotaxim.
Tá dược:Không có.
Ảnh minh họa: nguồn Internet
Chỉ định:

Điều trị các nhiễm khuẩn nặng do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với Cefotaxim như:

– Nhiễm khuẩn đường hô hấp và tai-mũi-họng.

– Các nhiễm khuẩn ở thận và đường tiết niệu- sinh dục(gồm cả bệnh lậu).

– Các nhiễm khuẩn ờ xương khớp,da và mô mềm.Các nhiễm khuẩn ở ổ bụng.

– Nhiễm khuẩn huyết,viêm màng não và viêm màng trong tim nhiễm khuẩn.

– Phòng ngừa nhiễm khuẩn trước khi phẩu thuật nhất là khi có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.

Chống chỉ định:

Với những bệnh nhân mẫn cảm với Cephalosporin..

Liều dùng và cách dùng:

Thuốc Cefotaxime chỉ dùng theo đơn bác sĩ.

Cefotaxime được bác sĩ chỉ định tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Đối với tiêm tĩnh mạch, để tránh tác dụng phụ nghiêm trọng thì tiêm thuốc từ từ trong tối thiểu 3 – 5 phút.

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi liều khuyến cáo là 1 – 2g mỗi ngày / 2lần.

– Bệnh lậu: Tiêm bắp 1 liều duy nhất 1g.

– Lậu lan tỏa: Tiêm tĩnh mạch 1g mỗi 8 giờ và tiếp tục dùng trong 1 – 2 ngày khi bệnh cải thiện. Sau đó chuyển sang điều trị bằng Cefotaxime uống trong tối thiểu 1 tuần.

– Nhiễm khuẩn không biến chứng: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 1g mỗi 12 giờ.

– Nhiễm khuẩn vừa đến nặng: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 1 – 2g mỗi 8 giờ.

– Nhiễm khuẩn nặng đe dọa tính mạng: Tiêm tĩnh mạch 2g mỗi 4 giờ. Liều tiêm tối đa là 12g/ngày.

– Nhiễm khuẩn huyết: Tiêm tĩnh mạch 2g mỗi 6 – 8 giờ.

– Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương,viêm màng não: Tiêm tĩnh mạch 2g mỗi 6 giờ. Thời gian điều trị bằng Cefotaxime tùy thuộc chủng vi khuẩn, 1 tuần đối với viêm màng não không biến chứng và từ 2 – 3 tuần đối với viêm màng não có biến chứng.

– Nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm phổi trong cộng đồng: Liều 1g mỗi 6 – 8 giờ.

– Nhiễm khuẩn mủ xanh đường hô hấp: Liều 6g mỗi ngày.

– Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật: 1 liều duy nhất 1 – 2g từ 30 – 60 phút trước khi phẫu thuật.

– Dự phòng nhiễm khuẩn trong sinh mổ: Tiêm tĩnh mạch Cefotaxime 1g sau kẹp rốn, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sau 6 và 12 giờ tiếp theo.

– Trẻ sơ sinh dưới 1 tuần tuổi: Tiêm tĩnh mạch 50mg/kg/lần, 12 giờ/lần.

– Trẻ sơ sinh từ 1 – 4 tuần tuổi: Tiêm tĩnh mạch 50mg/kg/lần, 8 giờ/lần.

– Trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi đến dưới 12 tuổi, cân nặng dưới 50kg: 50-100mg/kg/ngày, chia dùng 2 – 4 lần. Nếu bị nhiễm khuẩn nặng có thể áp dụng liều cao hơn như điều trị viêm màng não và trường hợp cần thiết có thể lên đến 200mg/kg và 150mg/kg ở trẻ sơ sinh.

– Trẻ có cân nặng trên 50kg: Dùng Cefotaxime với liều như người lớn nhưng tối đa là 12g/ngày

– Người bị suy thận nặng có độ thanh thải creatinin thấp hơn 10 ml/phút: Giảm một nửa liều sau liều tấn công ban đầu trong khi vẫn giữ số lần tiêm thuốc trong ngày, tối đa 2g/ngày.

– Người bị suy gan: Không cần điều chỉnh liều, điều chỉnh trong trường hợp nếu có suy thận kèm theo.

Điều trị với Cefotaxime quá liều nếu thấy có triệu chứng tiêu chảy nặng trong thời gian dài thì cần xem xét người bệnh bị viêm đại tràng có màng giả, khi đó cần ngừng dùng thuốc và thay thế loại kháng sinh khác có tác dụng điều trị viêm đại tràng. Hoặc thấy người bệnh có biểu hiện ngộ độc thì cần ngừng thuốc và xử trí ngay.

Thận trọng và cảnh báo:

Cefotaxime có thể gây ra hiện tượng mẫn cảm,do đó phải thận trọng,nhất là khi tiêm lần đầu cho bệnh nhân đã bị dị ứng với penicillin.Nếu thấy ban đỏ ngoài da hoặc nổi mề đay phải ngưng sử dụng thuốc ngay và báo cho bác sĩ.

Dị ứng chéo với Penicillin và các dẫn xuất.

Tác dụng không mong muốn:

– Tác dụng phụ thường gặp nhất: buồn nôn, nôn, viêm ruột kết, tiêu chảy, tại chỗ tiêm đau ngứa, có phản ứng viêm, viêm tắc tĩnh mạch.

– Các tác dụng ít gặp hơn gồm: Thay đổi vi khuẩn ở ruột, vi khuẩn kháng thuốc gây bội nhiễm, giảm bạch cầu.

– Hiếm gặp: Các phản ứng quá mẫn, thậm chí là sốc phản vệ, thiếu máu tan máu, tiểu cầu và bạch cầu hạt giảm, tiêu chảy do Clostridium difficile, viêm kết tràng có màng giả, bilirubin và các enzym gan tăng.

Nếu thấy có biểu hiện nào nêu trên, người bệnh cần liên hệ ngay với dược sĩ, bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế để được tư vấn hướng dẫn.

Tương tác thuốc:

– Cephalosporin và Colistin:Dùng phối hợp kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin với Colistin(là kháng sinh Polymyxin) có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận.

– Cephalosporin và các ureido – penicillin(Azlocillin hay Meziocillin):Dùng đồng thời các loại thuốc này sẽ làm giảm độ thanh thải Cefotaxim.Phải giảm liều Cefotaxim trong trường hợp này.

– Người bệnh bị suy thận có thể bị bệnh về não và bị cơn động kinh cục bộ nếu dùng Cefotaxim đồng thời với Aziocillin.

– Cefotaxim làm tăng tác dụng với thận của Cyclosporine.

Phụ nữ mang thai và cho con bú:

– Thời kỳ mang thai:

Cefotaxim không được dùng cho phụ nữ mang thai,nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ,trừ khi có chỉ định cấp thiết.

– Thời kỳ cho con bú:

Cefotaxim được bài tiết trong sữa mẹ với nồng độ thấp.Nên thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú.

Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc:

Cefotaxim không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành các thiết bị máy móc.

Quá liều:

Nếu trong và sau khi điều trị mà người bệnh bị tiêu chảy nặng hoặc kéo dài thì phải nghỉ đến người bệnh có thể bị viêm đại tràng có màng giả,đây là một rối loạn tiêu hóa nặng.Cần phải ngưng sử dụng Cefotaxim và thay thế bằng một kháng sinh có tác dụng lâm sàng trị viêm đại tràng.(Metronidazole hoặc Vancomycin)

Nếu có triệu chứng ngộ độc phải ngưng sử dụng Cefotaxim ngay và đưa người bệnh đến bệnh viện để điều trị.Có thể làm thẩm tách màng bụng hay lọc máu để giảm nồng độ Cefotaxim trong máu.

Bảo quản:

Bảo quản nơi khô mát,nhiệt độ không quá 30°C

Tránh ánh sáng.

Để xa tầm tay trẻ em.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Theo hướng dẫn sử dụng thuốc của Nhà sản Xuất)


calcitriol.png

Ảnh minh họa: nguồn Internet
1.Thành phần:

Dược chất:Calcitriol………………………………….0,5μg

Tá dược:Dầu đậu nành,gelatin,glycerin,dung dịch sorbitol 70%,titan dioxyd,vanilin,nipagin,nipasol,sunset yellow,ethanol 96%,nước tinh khiết.

2.Dạng bào chế.

Viên nang mềm hình oval,màu vàng,viên khô cầm không dính tay,hỗn hợp bên trong lỏng,màu vàng nhạt.

Có 2 hàm lượng được sử dụng nhiều nhất là 0,5μg và 0,25μg.

3.Chỉ định.

Thuốc được chỉ định để.

Điều chỉnh rối loạn chuyển hóa calci và phosphat ở bệnh nhân rối loạn xương do thận.

Điều trị loãng xương sau khi mãn kinh.

4.Cách dùng và liều dùng.

– Cách dùng:Thuốc dùng đường uống.Có thể uống thuốc lúc đói hoặc no.

Loạn dưỡng xương do thận:

Liều khởi đầu hàng ngày là 0,25μg.Ở những bệnh nhân bình thường hoặc hạ calci huyết nhẹ,liều dùng 0,25μg mỗi ngày là đủ.Nếu các thông số sinh hóa và biểu hiện lâm sàng không cải thiện sau khoảng thời gian 2- 4 tuần,có thể tăng liều hằng ngày thêm 0,25μg(tức là 0,5μg/ngày) trong khoảng thời gian từ 2- 4 tuần.Trong giai đoạn này cần kiểm tra calci huyết tương ít nhất 2 lần mỗi tuần.Nếu nồng độ calci huyết tương tăng 1mg/100ml (250µmol/l) giá trị bình thường (9 -11mg/100ml,hay 2250 – 2750µmol/l),hoặc nồng độ creatinin huyết thanh tăng > 120µmol/l thì cần phải giảm liều hoặc tạm thời ngưng dùng thuốc cho đến khi calci huyết trở về bình thường.Đa số bệnh nhân có đáp ứng tốt với liều từ 05μg đến 1μg mỗi ngày.

Loãng xương sau mãn kinh.

Liều khuyến cáo là 0,5μg/ngày.

Nồng độ calci huyết và creatinin trong huyết thanh nên được kiểm tra vào tháng 1,3 và tháng thứ 6.sau đó mỗi 6 tháng.

 Người cao tuổi:Kinh nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân cao tuổi cho thấy có thể sử dụng như liều khuyến cáo ở người lớn mà không có hậu quả xấu.

– Trẻ em: Sự an toàn và hiệu quả của thuốc ở trẻ em chưa được nghiên cứu đầy đủ để có thể đưa ra khuyến cáo về liều lượng.Các dữ liệu về việc sử dụng thuốc ở trẻ em còn hạn chế.

5.Chống chỉ định:

– Trong tất cả các bệnh nhân liên quan đến chứng tăng calci huyết.

– Bệnh nhân có bằng chứng của sự vôi hóa ác tính.

– Quá mẫn với calcitriol (hoặc tất cả các thuốc cùng nhóm) hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

– Có dấu hiệu rõ ràng ngộ độc vitamin D.

6.Cảnh báo thận trọng khi dùng thuốc.

– Giữa việc điều trị bằng calcitriol và tăng calci huyết có mối tương quan chặt chẽ.

– Trong các nghiên cứu trên bệnh nhân loãng dưỡng xương có nguồn gốc do thận,có gần 40% bệnh nhân được điều trị bằng calcitriol có tăng calci huyết.Nếu tăng đột ngột cung cấp calci do thay đổi thói quen ăn uống(như ăn hoặc uống nhiều sản phẩm,chế phẩm từ sũa) hoặc dùng không kiểm soát các thuốc chứa calci có thể gây tăng calci huyết.Nên khuyến cáo bệnh nhân chấp hành tốt chế độ ăn uống và thông báo cho bệnh nhân về những triệu chứng tăng calci huyết có thể xảy ra.

– Bệnh nhân nằm bất độnglâu ngày,chẳng hạn sau phẩu thuật,dễ có nguy cơ tăng calci huyết.

– Đặc biệt thận trọng khi dùng cho bệnh nhân có tiền sử bị sỏi thận hoặc bệnh mạch vành.

– Calcitriol là tăng nồng độ các phosphat vô cơ trong huyết thanh.Trong khi các tác dụng này được mong muốn ở những bệnh nhân bị hạ phosphat huyết,cần phải thận trọng ở bệnh nhân bị suy thận,do nguy cơ gây vôi hóa lạc chỗ.Trong những trường hợp này,nên duy trì nồng độ phosphat trong huyết tương ở mức bình thường (2 đến 5 mg/100ml,tương ứng với 0,65 đến 1,62mmol/l) bằng cách dùng các chất tạo phức chelat với phospho như hydroxyd hay carbonat.

– Ở những bệnh nhân bị còi xương kháng vitamin D(còi xương giảm phosphat huyết gia đình) và được điều trị bằng calcitriol,nên tiếp tục dùng thêm phosphat bằng đường uống.Tuy nhiên cũng nên lưu ý đến khả năng calcitriol có thể kích thích sự hấp thu phosphat ở ruột,vì điều này có thể làm thay đổi nhu cầu về phosthat bổ sung.

– Nên thường xuyên kiểm tra nồng độ calci,phosphat,magnesi và phosphat kiềm trong huyết tương ,cũng như nồng độ của calci và phosphat trong nước tiểu trong 24 giờ.Trong giai đoạn đầu điều trị bằng calcitriol,nên kiểm tra nồng độ calci trong huyết tương ít nhất 2 lần mỗi tuần.

– Calcitriol là chất chuyển hóa có hoạt tính mạnh nhất của vitamin D2) qua điều trị bằng calcitriol,có thể cần phải đếnnhiều tháng để nồng độ ergocalciferol trở về giá trị ban đầu.

– Bệnh nhân có chức năng thận bình thường được điều trị bằng calcitriol cần lưu ý tình trạng mất nước có thể xảy ra,và nên uống đủ nước.

– Bệnh nhân có chức năng thận bình thường,nếu xảy ra tăng calci huyết mạn tính có thể sẽ phối hợp với tăng creatinin huyết thanh.

7.Sử dụng thuốc cho phụ nữa mang thai và cho con bú.

– Thời kỳ mang thai:Sự an toàn của calcitriol trong thời kỳ mang thai chưa được thiết lập.Không có những nghiên cứu có kiểm soát tương đối ở người về tác dụng của calcitriol có nguồn gốc ngoại sinh trên thai kỳ và sự phát triển của bào thai.Do đó chỉ sử dụng calcitriol khi lợi ích điều trị cao hơn nhiều so với nguy cơ có thể xảy ra cho bào thai.

– Thời kỳ cho con bú: Calcitriol có nguồn gốc ngoại sinh được bài tiết qua sữa mẹ,có thể gây ra tác dụng ngoài ý cho trẻ,do đó không cho con bú trong thời gian điều trị với calcitriol.

– Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Thuốc không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.

8.Tương tác thuốc.

– Hướng dẫn chế độ ăn kiêng,đặc biệt liên quan đến các chất bổ sung calci,tránh dùng các chế phẩm có chứa calci.

– Dùng đồng thời các thuốc lợi tiểu thiazid làm tăng nguy cơ tăng calci huyết.Ở những bệnh nhân đang được điều trị bằng digitalis,nên xác định liều calcitriol một cách cẩn thận,vì chứng tăng calci huyết ở những bệnh nhân này có thể gây ra rối loại nhịp tim.

– Có một sự đối kháng về chức năng giữa các chất giống vitamin D và calcitriol:Các chất giống vitamin D tạo thuận lợi cho việc hấp thu calci,trong khi corticoid thì ức chế quá trình này.

– Các loại thuốc có chứa magnesi (ví dụ antacid) có thể gây tăng magnesi huyết,do đó không dùng những thuốc có chức magnesi trong thời gian điều trị với calcitriol cho bệnh nhân phải chạy thận mạn tính.

– Calcitriol cũng tác dụng lên sự vận chuyển phosphat ở ruột,ở thận và xương ;dùng các thuốc tạo phức chelat với phosphat phải được điều trị theo nồng độ phosphat huyết thanh (giá trị trung bình

2 -5mg/100ml,hoặc 0,65 – 1,62mmol/l).

– Ở những bệnh nhân còi xương kháng vitamin D(còi xương giảm phosphat huyết gia đình) cần tiếp tục dùng phosphat bằng đường uống.Tuy nhiên cũng nên lưu ý rằng calcitriol có thể kích thích sự hấp thu phosphat ở ruột,do đó có thể làm giảm nhu cầu về phosphat bổ sung.

– Cholestyramin,sevelamer có thể làm giảm sự hấp thu của vitamin tan trong dầu và do đó có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của calcitriol.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Theo hướng dẫn sử dụng thuốc của Nhà sản Xuất)


ribavarin.png

Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nang 200 mg, 400 mg.
Viên nén 500 mg.
Thuốc bột để pha dung dịch tiêm hoặc hít: Lọ 6 g.
Ảnh minh họa: nguồn Internet
Chỉ định

Nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) ở đường hô hấp dưới (bao gồm viêm tiểu phế quản và viêm phổi) ở trẻ em có nhiều nguy cơ (kể cả trẻ đẻ non, dị dạng bẩm sinh ở tim, phổi, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch,…) phải nằm viện. Một số sốt xuất huyết do virus bao gồm sốt Lassa, sốt xuất huyết kèm hội chứng thận, hội chứng phổi (do nhiễm Hantavirus), sốt xuất huyết vùng Crimean-Congo.

Cúm virus A hoặc B: Điều trị bắt đầu sớm trong vòng 24 giờ đầu.

Nhiễm virus viêm gan C mạn tính ở người có bệnh gan còn bù (chưa suy) chưa điều trị với interferon hoặc tái phát sau điều trị interferon alpha-2b: Phối hợp với interferon alpha-2b hoặc peginterferon alpha-2b, dùng riêng ribavirin không có tác dụng. Phác đồ này có hiệu quả với cả trường hợp viêm gan C có đồng nhiễm HIV.

Dược lực học

Ribavirin là một nucleoside tổng hợp có cấu trúc giống guanosine. Thuốc gây cản trở tổng hợp RNA và DNA của virus, sau đó ức chế tổng hợp protein và sao chép virus.

Ảnh minh họa: nguồn Internet.

In vitro, ribavirin có tác dụng chủ yếu trên tế bào nhiễm virus nhạy cảm, tuy nhiên tùy loại virus, đã thấy trường hợp tác dụng ức chế xảy ra ở các tế bào bình thường mạnh hơn tế bào nhiễm như tế bào nhiễm virus viêm dạ dày.

Chống chỉ định

Không dùng thuốc Ribavirin cho các trường hợp sau:

Mẫn cảm với ribavirin hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Phụ nữ mang thai, có ý định mang thai, đồng thời chống chỉ định cả với người có quan hệ tình dục với đối tượng này.

Phụ nữ đang cho con bú.

Thiếu máu cơ tim, bệnh tim nặng, bệnh tim chưa được kiểm soát hoặc chưa ổn định trong trong vòng 6 tháng.

Bệnh thận nặng, bao gồm cả những người bị suy thận mạn hoặc có ClCr < 50 ml/phút hoặc người bệnh đang phải lọc máu.

Thiếu máu, bệnh về hemoglobin như bệnh thiếu máu hồng cầu liềm, bệnh thiếu máu Địa trung hải (Thalassemi).

Chống chỉ định dùng đồng thời ribavirin và peginterferon alfa hoặc interferon alpha cho những bệnh nhân bị rối loạn tâm thần, viêm gan tự miễn, suy gan nặng, xơ gan mất bù, xơ gan có nhiễm HCV mạn tính, xơ gan mất bù đồng nhiễm HIV trước và trong khi điều trị.

Chống chỉ định dùng đồng thời ribavirin và didanosin vì có thể xảy ra phản ứng bất lợi nghiêm trọng.

Không dùng thuốc dạng khí dung cho người cao tuổi.

Những lưu ý

Thận trọng khi dùng thuốc cho người dưới 18 tuổi, nhất là khi phối hợp với interferon alpha-2b vì chưa rõ tác dụng và an toàn của thuốc ở lứa tuổi này.

Một số triệu chứng rối loạn tâm thần đã gặp ở những bệnh nhân dùng ribavirin phối hợp với interferon alpha-2b như mất ngủ, kích thích, trầm cảm, muốn tự tử, không kể ở người có tiền sử hay không có tiền sử bệnh tâm thần.

Do vậy, cần theo dõi và thận trọng khi dùng ribavirin uống phối hợp với interferon alpha-2b, đặc biệt ở người có bệnh sử rối loạn tâm thần, trầm cảm.

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ: Phải chắc chắn không mang thai hoặc không có ý định mang thai trong thời gian điều trị và nhiều tháng sau thời gian điều trị, vì thuốc có tiềm năng gây quái thai.

Không nên dùng thuốc cho người đang dùng ma túy theo đường tiêm (nguy cơ bị tái nhiễm cao) và người nghiện rượu nặng (nguy cơ làm tăng tổn thương ở gan).

Ribavirin gây những rối loạn về máu, nên phải xét nghiệm máu (hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu, tiểu cầu, thời gian máu đông) trước khi dùng thuốc. Đồng thời, theo dõi và xét nghiệm máu vào các tuần điều trị thứ 2, thứ 4 và định kỳ sau đó tùy theo tình trạng lâm sàng để có thể kịp thời phát hiện tình trạng thiếu máu.

Khi dùng thuốc dưới dạng khí dung, phải chú ý không để thuốc khuếch tán ra môi trường xung quanh, phải theo dõi xem thuốc có bị kết tủa trong máy thở. Thuốc hít không thể thay thế được liệu pháp hỗ trợ hô hấp và bù dịch ở trẻ nhỏ bị suy hô hấp nặng.

Lưu ý với phụ nữ có thai và cho con bú
  • Phụ nữ có thai

Ribavirin độc với thai và gây quái thai. Không được dùng cho phụ nữ mang thai. Trước khi cho phụ nữ dùng thuốc phải xét nghiệm chắc chắn không mang thai.

Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ phải dùng các biện pháp tránh thai có hiệu quả trong thời gian điều trị và trong 6 tháng sau khi đã ngừng thuốc. Trong thời gian này phải đều đặn kiểm tra hàng tháng để phát hiện có thai hay không. Nếu có thai trong thời gian này thì phải thông báo cho người bệnh biết về nguy cơ gây quái thai của thuốc.

Nam giới được điều trị bằng ribavirin cũng phải áp dụng các biện pháp tránh thai trong thời gian điều trị và trong 6 – 7 tháng sau khi ngừng thuốc.

Cần có biện pháp hỗ trợ, bảo vệ cho những nhân viên y tế mang thai hoặc có thể có thai khi tiếp xúc với người bệnh đang điều trị bằng ribavirin qua mặt nạ hoặc lều oxygen để tránh hít phải ribavirin. Nếu có thể thì tốt nhất là cho những nhân viên này tạm chuyển làm công việc khác.

  • Phụ nữ cho con bú

Chưa rõ thuốc có được bài tiết vào sữa mẹ hay không. Để tránh tác dụng phụ của thuốc lên trẻ đang bú, không dùng cho phụ nữ cho con bú.

Ngừng cho con bú trước khi bắt đầu dùng thuốc.

Liều lượng và cách dùng
  • Cách dùng:

Dùng theo đường hít.

Phải dùng máy khí dung kiểu SPAG-2 do Nhà sản xuất cung cấp. Dung dịch ribavirin hít có thể cho bằng máy khí dung qua lều oxygen, hoặc qua mặt nạ. Cần phải đọc kỹ tài liệu hướng dẫn sử dụng máy SPAG-2 trước khi dùng. Khi dùng nồng độ khuyến cáo (20 mg/ml) chứa trong bình SPAG-2, nồng độ trung bình dung dịch trong thời gian 12 giờ khoảng 190 microgam/lít không khí.

Khi hô hấp hỗ trợ, có thể dùng máy thở áp lực hoặc thể tích kết hợp với máy khí dung SPAG-2. Liều lượng tương tự như khi không dùng máy thở. Nhưng phải chú ý không để thuốc kết tủa trong máy thở và ống đặt nội khí quản.

Cách 1 – 2 giờ/lần phải hút ống đặt nội khí quản và giám sát thường xuyên (cách 2 – 4 giờ/lần) áp lực phổi; màng lọc vi khuẩn phải thay luôn (cách 4 giờ/lần), dùng cột nước đo áp lực …

Pha dung dịch để tiêm hoặc hít: Cho thêm ít nhất 75 ml nước vô khuẩn để tiêm hoặc hít (không có thêm thuốc khác) vào lọ chứa 6 g ribavirin, rồi chuyển vào bình chứa 500 ml của máy SPAG-2. Cho thêm nước vô khuẩn để tiêm hoặc hít (không có thêm thuốc khác) vào bình chứa để có thể tích cuối cùng là 300 ml để có nồng độ 20 mg/ml. Phun với tốc độ 12,5 lít/phút qua 1 mũ chụp (hood), mặt nạ, lều oxygen hoặc qua 1 ống nối vào máy thở, như vậy cung cấp khoảng 1,8 mg/kg/giờ cho 1 trẻ nhỏ tới 6 tuổi.

Dùng theo đường uống: Viên nang được uống ngày 2 lần, đúng giờ và không quan tâm đến bữa ăn.

Dùng theo đường tiêm: Không có thuốc tiêm sẵn. Phải pha từ bột dùng để hít. Cho 1 lượng nước vô khuẩn để tiêm (không có chất bảo quản hoặc thuốc khác) đủ để hoà tan 6 g bột trong lọ. Thêm dung dịch natri clorid 0,9% hoặc dung dịch dextrose 5% để truyền tĩnh mạch trong vòng 15 – 20 phút.

  • Liều lượng:

Nhiễm RSV đường hô hấp dưới nặng ở trẻ nhỏ:

Liều hít thông thường: Phun sương chứa 190 microgam/lít ribavirin cung cấp qua hood, lều, mặt nạ hoặc máy thở.

Thời gian điều trị: Theo nhà sản xuất ít nhất 3 ngày, nhưng không quá 7 ngày.

Viêm gan C mạn tính:

Phối hợp ribavirin uống với interferon (3 – 5 triệu đơn vị quốc tế/lần, tuần tiêm 3 lần) hoặc peginterferon liều 1,5 microgam/kg/lần (tuần tiêm 1 lần).

  • Liều người lớn trên 18 tuổi:

< 65 kg     : 800 mg/ ngày, chia làm 2 lần (sáng, chiều)

65 – 85 kg: 1000 mg/ngày, chia làm 2 lần (400 mg buổi sáng, 600 mg buổi chiều)

> 85 kg     : 1200 mg/ngày, chia làm 2 lần (600 mg buổi sáng, 600 mg buổi chiều)

  • Thời gian điều trị:

– Người bệnh tái phát sau khi đã được điều trị interferon alpha-2b: 24 tuần (6 tháng)

Hiệu quả và độ an toàn của phối hợp này chưa được xác định khi điều trị kéo dài trên 6 tháng.

– Người bệnh chưa điều trị interferon alpha-2b: 24 – 48 tuần (6 – 12 tháng)

Đến tuần 24, kiểm tra xem điều trị có đáp ứng không: Đo nồng độ ARN HCV huyết thanh. Nếu không có đáp ứng, ngừng thuốc vì điều trị thêm có nhiều khả năng không đạt kết quả.

Cúm (virus cúm A hoặc B): 

Thuốc hít. Phải điều trị sớm trong vòng 24 giờ đầu có triệu chứng cúm.

Phun sương chứa 190 microgam/lít, tốc độ 12,5 lít/phút: Bắt đầu 1 giờ sau khi nhập viện, kéo dài đến sáng hôm sau (tới 16 – 18 giờ). Tiếp tục trong 12 giờ mỗi ngày (3 lần, mỗi lần 4 giờ mỗi ngày) vào ngày thứ 2 và thứ 3, và trong 4 giờ ngày thứ 4 (cuối cùng).

Sốt Lassa:

Điều trị: Tiêm tĩnh mạch, liều nạp 30 mg/kg, tiếp theo liều tiêm tĩnh mạch 16 mg/kg cách 6 giờ/1 lần trong 4 ngày và sau đó cách 8 giờ/lần trong 6 ngày. Tất cả là 10 ngày.

Dự phòng: Người lớn có nguy cơ cao phơi nhiễm: Liều uống: 500 – 600 mg cách 6 giờ/lần trong 7 – 10 ngày.

Trẻ em: 6 – 9 tuổi: Uống 400 mg cách 6 giờ/lần trong 7 – 10 ngày.

10 tuổi trở lên: Uống liều giống người lớn.

< 6 tuổi: Liều chưa xác định.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Huỳnh Thị Thanh Thủy

(Nguồn: Theo hướng dẫn sử dụng và Dược thư Quốc gia Việt Nam )


sugamadex.png

Ảnh minh họa: nguồn Internet
1. Chỉ định:

Hóa giải phong bế thần kinh cơ gây ra bởi rocuronium hoặc vecuronium.

Đối với nhóm bệnh nhi: chỉ khuyên dùng sugammadex để hóa giải phong bế thần kinh cơ thông thường gây ra bởi rocuronium ở trẻ em và thanh thiếu niên (2 đến 17 tuổi).

2. Liều dùng – Cách dùng:
  • Cách dùng :

Chỉ nên sử dụng sugammadex qua đường tĩnh mạch với một liều duy nhất tiêm trực tiếp. Liều trực tiếp nên được tiêm nhanh, trong vòng 10 giây vào một đường truyền tĩnh mạch. Sugammadex chỉ được sử dụng dưới dạng tiêm trực tiếp một liều duy nhất trong các thử nghiệm lâm sàng.

Sugammadex chỉ nên được dùng bởi hoặc dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa gây mê. Nên sử dụng kỹ thuật theo dõi thần kinh cơ thích hợp để theo dõi sự hồi phục của phong bế thần kinh cơ.

  • Liều dùng:

Liều đề nghị của sugammadex phụ thuộc vào mức độ hóa giải phong bế thần kinh cơ.

Liều đề nghị này không phụ thuộc vào phương pháp gây mê.

Có thể dùng sugammadex để hóa giải các mức độ khác nhau của phong bế thần kinh cơ gây ra bởi rocuronium hoặc vecuronium

  • Người lớn

Hóa giải thông thường: Dùng sugammadex với liều lượng là 4 mg/kg nếu sự hóa giải đạt được ít nhất 1-2 phản ứng sau khi đã sử dụng rocuronium hoặc vecuronium gây phong bế. Thời gian trung bình để hồi phục đặt tỷ lệ là T4/T1 đến 0,9 trong thời gian khoảng 3 phút.

Hóa giải tức thì sự phong bế do rocuronium: Nên sử dụng liều sugammadex 16 mg/kg sau khi bệnh nhân đã khi dùng liều rocuronium bromide 1,2 mg/kg thuốc trong 3 phút, thời gian trung bình để đạt được hỏi phục tỷ lệ T4/T1 đến 0,9 khoảng 1,5 phút.

  • Với người bệnh bị suy thận:

Điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp. Cụ thể với bệnh nhân suy thận nhẹ và trung bình có độ thanh thải creatinin > 30 và < 80 mL/phút, liều sử dụng tương tự như liều dùng cho người lớn thông thường. Không nên dùng sugammadex cho những bệnh nhân suy thận nặng kể cả những bệnh nhân cần thẩm phân máu với độ thanh thải creatinin < 30mL/phút.

Đối với bệnh nhân suy thận nặng bác sĩ khuyến cáo không sử dụng thuốc.

  • Bệnh nhân cao tuổi:

Sau khi dùng sugammadex trong thời gian tái xuất hiện T2 sau phong bế thần kinh cơ bằng rocuronium, thời gian trung bình để hồi phục tỷ lệ T4/T1 đến 0,9 ở người lớn từ 18-64 tuổi là 2,2 phút, ở người cao tuổi từ 65-74 tuổi là 2,6 phút và ở người rất cao tuổi trên 75 tuổi là 3,6 phút. Thời gian hồi phục ở người cao tuổi có xu hướng chậm hơn.

  • Bệnh nhân béo phì:

Ở những bệnh nhân béo phì sử dụng liều lượng sugammadex nên dựa vào thể trọng thực tế của bệnh nhân. Có thể áp dụng sử dụng liều tương tự như người lớn.

  • Suy gan:

Đối với suy gan nhẹ đến trung bình thì không cần điều chỉnh liều do sugammadex được đào thải chủ yếu qua thận. Cần thận trọng khi xem xét sử dụng sugammadex ở bệnh nhân suy gan nặng hoặc khi suy gan đi kèm với bệnh rối loạn đông máu.

  • Trẻ em và thanh thiếu niên:

Nên dùng sugammadex 2 mg/kg để hóa giải thông thường phong bế do rocuronium khi tái xuất hiện T2 ở trẻ em và thanh thiếu niên từ 2-17 tuổi.

3. Tác dụng phụ của thuốc

– Một số phản ứng bất lợi thường gặp như tổn thương, ngộ độc và biến chứng do thủ thuật.

– Phản ứng ít gặp như rối loạn hệ miễn dịch

– Biến chứng phẫu thuật: Bao gồm các triệu chứng như ho, nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm, cử động và gia tăng nhịp tim.

– Phản ứng quá mẫn do thuốc: Các triệu chứng liên quan với những phản ứng này có thể bao gồm: đỏ bừng mặt, nổi mề đay, ban đỏ, hạ huyết áp, loạn nhịp tim, co thắt phế quản và biến cố tắc nghẽn phổi. Phản ứng quá mẫn nặng co thể gây tử vong.

– Biến chứng đường thở khi gây mê: Các biểu hiện bao gồm phản ứng chống lại ống nội khí quản, phản ứng kích thích trong phẫu thuật, ho, giật mình nhẹ, ho trong quá trình gây mê hoặc khi phẫu thuật.

– Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim chậm là một trong các phản ứng của người bệnh sau khi dùng sugammadex.

– Với người bị bệnh phổi hoặc là có tiền sử biến chứng ở phổi có thể gặp hội chứng co thắt phế quản.

 

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc của thuốc

– Người bệnh cần theo dõi chức năng hô hấp trong thời gian hồi phục: Bệnh nhân sẽ được hỗ trợ thông khí cho đến khi chức năng hô hấp tự nhiên được phục hồi hoàn toàn sau khi hóa giải phong bế thần kinh cơ. Thậm chí khi hồi phục hoàn toàn khỏi phong bế thần kinh cơ, các thuốc khác được sử dụng sau phẫu thuật có thể gây ức chế chức năng hô hấp, do đó người bệnh trong một vài trường hợp vẫn cần hỗ trợ thông khí.

– Ảnh hưởng đến sự cầm máu: Đã ghi nhận các trường hợp người bệnh gặp phản ứng bị kéo dài thời gian hromboplastin và thời gian prothrombin (PT).

– Suy thận: Không khuyến cáo sử dụng sugammadex ở bệnh nhân suy thận nặng, bao gồm cả những người cần thẩm phân máu.

– Không nên sử dụng thuốc có thành phần sugammadex để hóa giải phong bế gây ra bởi các thuốc phong bế thần kinh cơ không steroid như các hợp chất succinylcholine hoặc benzylisoquinolinium.

– Không nên dùng sugammadex để hóa giải phong bế thần kinh cơ mà nguyên nhân gây ra bởi các thuốc phong bế thần kinh cơ steroid khác (ngoài rocuronium hoặc vecuronium) do không đủ nghiên cứu chứng minh về tính hiệu quả và an toàn đối với những thuốc đó.

– Thời kỳ mang thai: Đối với sugammadex, không dữ liệu lâm sàng về phụ nữ mang thai.; Cần thận trọng khi dùng sugammadex cho phụ nữ mang thai.

– Thời kỳ cho con bú: Chưa biết liệu sugammadex có bài tiết trong sữa mẹ hay không. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy sự bài tiết của sugammadex trong sữa mẹ. Sugammadex có thể được sử dụng trong thời gian cho con bú nhưng nên cho ngừng bú.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Huỳnh Thị Thanh Thủy

(Nguồn: Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất)


cefradin.png

Cefradin là một kháng sinh cephalosporin thế hệ 1 bán tổng hợp; dùng đường uống hoặc đường tiêm điều trị các nhiễm khuẩn nhạy cảm và dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật.
Các cephalosporin thế hệ 1 nói chung cũng như cefradin nói riêng đều có tác dụng invitro đối với nhiều cầu khuẩn Gram dương, bao gồm Staphylococcus aureus tiết hoặc không tiết penicilinase, các Streptococcus tan máu beta nhóm A, các Streptococcus nhóm B và Streptococcus pneumonia.
Ảnh minh họa: nguồn Internet
1. Chỉ định:

Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm gây bệnh ở:

-Da và cấu trúc da.

-Nhiễm khuẩn xương

-Nhiễm khuẩn tai mũi họng ( viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A, viêm xoang, viêm tại giữa)

-Nhiễm khuẩn đường hô hấp kể cả viêm thùy phổi do các cầu khuẩn Gram dương nhạy cảm.

-Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ( trừ viêm tuyến tiền liệt và viêm thận – bể thận).

-Đề phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật.

2. Chống chỉ định:

Người dị ứng hoặc mẫn cảm với cefradin và kháng sinh nhóm cephalosporin hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.

3. Cách dùng:

Cefradin dùng đường uống; trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng nên tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm 3-5 phút hoặc tiêm truyền.

4. Liều lượng:

Người lớn:

Uống: 250 – 500mg, 6 giờ /lần, hoặc 500mg -1g, 12 giờ/lần. Có thể lên tới 4g/ngày theo đường uống.

Tiêm: Tiêm bắp sâu hoặc tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm truyền 500mg -1 g, 6 giờ/lần. Liều tối đa một ngày không quá 8g.

Trẻ em:

Uống: 25-50mg/kg/ngày, chia làm 2-4 lần. Viêm tai giữa dùng 75-100mg/kg/ngày chia làm nhiều lần cách nhau 6 tới 12 giờ một lần. Liều tối đa một ngày không vượt quá 4g.

Tiêm: 50-100mg/kg/ngày chia 4 lần, liều có thể tăng lên 200 – 300mg/kg/ngày trong nhiễm khuẩn nặng.

Dự phòng trước, trong và sau khi mổ:

Đối với người mổ đẻ: Tiêm tĩnh mạch 1g ngay sau khi kẹp cuống rốn, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 1g, 6 và 12 giờ sau liều thứ nhất.

Đối với các người bệnh khác: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 1g, trước khi phẫu thuật 30 phút đến 1,5 giờ và cứ 4 đến 6 giờ một lần, tiêm tiếp 1g trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật. Không được dùng quá 8g/ngày.

Liều cho người suy thận: Đối với người lớn suy thận, phải giảm liều tùy theo độ thanh thải creatinine như sau:

-Clcr  < 5 ml/phút: 250mg , cách 12 giờ một lần.

-Clcr 5-20 ml/phút: 250mg, cách 6 giờ một lần.

-Clcr > 20 ml/phút: 500mg, cách 6 giờ một lần.

-Thẩm phân máu: 250mg lúc bắt đầu thẩm phân; 250mg 12 giờ sau và 36 tới 48 giờ sau khi bắt đầu thẩm phân.

5. Tương tác thuốc:

Dùng đồng thời probenecid uống sẽ cạnh tranh ức chế bài tiết của đa số các cephalosporin ở ống thận, làm tăng và kéo dài nồng độ cephalosporin trong huyết thanh.

Cefradin có thể làm giảm hiệu lực của vắc xin thương hàn.

6. Tương kỵ:

Cefradin tiêm chứa natri carbonat, vì vậy tương kỵ với các dung dịch chứa calci ( như dung dịch Ringer lactat, dung dịch Ringer – lactat – dextrose, dung dịch Ringer).

Không nên trộn cefradin tiêm với các kháng sinh khác.

Trộn cefradin với aminoglycoside trong cùng một túi hoặc lọ để tiêm tĩnh mạch làm mất hoạt lực cả hai loại. Nếu cần dùng đồng thời cả 2 loại để điều trị, phải tiêm ở hai chỗ khác nhau.

7. Tác dụng không mong muốn:

Thường gặp:

Phản ứng quá mẫn: Sốt, phản ứng giống bệnh huyết thanh, phản vệ.

Ban da, mày đay.

Tăng bạch cầu ưa eosin.

Buồn nôn, tiêu cháy, viêm đại tràng màng giả.

Mất bạch cầu hạt, biến chứng chảy máu.

Ít gặp:

Viêm thận kẽ cấp tính.

Hoại tử ống thận cấp sau khi dùng liều quá cao, thường liên quan đến người cao tuổi, người có tiền sử suy thận hoặc dùng đồng thời với các thuốc có độc tính trên thận.

Hiếm gặp:

Gan: Viêm gan, vàng da ứ mật.

Toàn thân: Có thể đau ở chỗ tiêm bắp và viêm tĩnh mạch huyết khối sau khi truyền tĩnh mạch thường trên 6g/ngày và trên 3 ngày.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lương Ngọc Khánh Ngân

(Tài liệu tham khảo: Theo tờ hướng dẫn từ Nhà sản xuất)


Bản Quyền © 2021 Bệnh Viện Lê Văn Thịnh - Thiết Kế và Phát Triển bởi Hân Gia Group