calcitriol.png

Ảnh minh họa: nguồn Internet
1.Thành phần:

Dược chất:Calcitriol………………………………….0,5μg

Tá dược:Dầu đậu nành,gelatin,glycerin,dung dịch sorbitol 70%,titan dioxyd,vanilin,nipagin,nipasol,sunset yellow,ethanol 96%,nước tinh khiết.

2.Dạng bào chế.

Viên nang mềm hình oval,màu vàng,viên khô cầm không dính tay,hỗn hợp bên trong lỏng,màu vàng nhạt.

Có 2 hàm lượng được sử dụng nhiều nhất là 0,5μg và 0,25μg.

3.Chỉ định.

Thuốc được chỉ định để.

Điều chỉnh rối loạn chuyển hóa calci và phosphat ở bệnh nhân rối loạn xương do thận.

Điều trị loãng xương sau khi mãn kinh.

4.Cách dùng và liều dùng.

– Cách dùng:Thuốc dùng đường uống.Có thể uống thuốc lúc đói hoặc no.

Loạn dưỡng xương do thận:

Liều khởi đầu hàng ngày là 0,25μg.Ở những bệnh nhân bình thường hoặc hạ calci huyết nhẹ,liều dùng 0,25μg mỗi ngày là đủ.Nếu các thông số sinh hóa và biểu hiện lâm sàng không cải thiện sau khoảng thời gian 2- 4 tuần,có thể tăng liều hằng ngày thêm 0,25μg(tức là 0,5μg/ngày) trong khoảng thời gian từ 2- 4 tuần.Trong giai đoạn này cần kiểm tra calci huyết tương ít nhất 2 lần mỗi tuần.Nếu nồng độ calci huyết tương tăng 1mg/100ml (250µmol/l) giá trị bình thường (9 -11mg/100ml,hay 2250 – 2750µmol/l),hoặc nồng độ creatinin huyết thanh tăng > 120µmol/l thì cần phải giảm liều hoặc tạm thời ngưng dùng thuốc cho đến khi calci huyết trở về bình thường.Đa số bệnh nhân có đáp ứng tốt với liều từ 05μg đến 1μg mỗi ngày.

Loãng xương sau mãn kinh.

Liều khuyến cáo là 0,5μg/ngày.

Nồng độ calci huyết và creatinin trong huyết thanh nên được kiểm tra vào tháng 1,3 và tháng thứ 6.sau đó mỗi 6 tháng.

 Người cao tuổi:Kinh nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân cao tuổi cho thấy có thể sử dụng như liều khuyến cáo ở người lớn mà không có hậu quả xấu.

– Trẻ em: Sự an toàn và hiệu quả của thuốc ở trẻ em chưa được nghiên cứu đầy đủ để có thể đưa ra khuyến cáo về liều lượng.Các dữ liệu về việc sử dụng thuốc ở trẻ em còn hạn chế.

5.Chống chỉ định:

– Trong tất cả các bệnh nhân liên quan đến chứng tăng calci huyết.

– Bệnh nhân có bằng chứng của sự vôi hóa ác tính.

– Quá mẫn với calcitriol (hoặc tất cả các thuốc cùng nhóm) hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

– Có dấu hiệu rõ ràng ngộ độc vitamin D.

6.Cảnh báo thận trọng khi dùng thuốc.

– Giữa việc điều trị bằng calcitriol và tăng calci huyết có mối tương quan chặt chẽ.

– Trong các nghiên cứu trên bệnh nhân loãng dưỡng xương có nguồn gốc do thận,có gần 40% bệnh nhân được điều trị bằng calcitriol có tăng calci huyết.Nếu tăng đột ngột cung cấp calci do thay đổi thói quen ăn uống(như ăn hoặc uống nhiều sản phẩm,chế phẩm từ sũa) hoặc dùng không kiểm soát các thuốc chứa calci có thể gây tăng calci huyết.Nên khuyến cáo bệnh nhân chấp hành tốt chế độ ăn uống và thông báo cho bệnh nhân về những triệu chứng tăng calci huyết có thể xảy ra.

– Bệnh nhân nằm bất độnglâu ngày,chẳng hạn sau phẩu thuật,dễ có nguy cơ tăng calci huyết.

– Đặc biệt thận trọng khi dùng cho bệnh nhân có tiền sử bị sỏi thận hoặc bệnh mạch vành.

– Calcitriol là tăng nồng độ các phosphat vô cơ trong huyết thanh.Trong khi các tác dụng này được mong muốn ở những bệnh nhân bị hạ phosphat huyết,cần phải thận trọng ở bệnh nhân bị suy thận,do nguy cơ gây vôi hóa lạc chỗ.Trong những trường hợp này,nên duy trì nồng độ phosphat trong huyết tương ở mức bình thường (2 đến 5 mg/100ml,tương ứng với 0,65 đến 1,62mmol/l) bằng cách dùng các chất tạo phức chelat với phospho như hydroxyd hay carbonat.

– Ở những bệnh nhân bị còi xương kháng vitamin D(còi xương giảm phosphat huyết gia đình) và được điều trị bằng calcitriol,nên tiếp tục dùng thêm phosphat bằng đường uống.Tuy nhiên cũng nên lưu ý đến khả năng calcitriol có thể kích thích sự hấp thu phosphat ở ruột,vì điều này có thể làm thay đổi nhu cầu về phosthat bổ sung.

– Nên thường xuyên kiểm tra nồng độ calci,phosphat,magnesi và phosphat kiềm trong huyết tương ,cũng như nồng độ của calci và phosphat trong nước tiểu trong 24 giờ.Trong giai đoạn đầu điều trị bằng calcitriol,nên kiểm tra nồng độ calci trong huyết tương ít nhất 2 lần mỗi tuần.

– Calcitriol là chất chuyển hóa có hoạt tính mạnh nhất của vitamin D2) qua điều trị bằng calcitriol,có thể cần phải đếnnhiều tháng để nồng độ ergocalciferol trở về giá trị ban đầu.

– Bệnh nhân có chức năng thận bình thường được điều trị bằng calcitriol cần lưu ý tình trạng mất nước có thể xảy ra,và nên uống đủ nước.

– Bệnh nhân có chức năng thận bình thường,nếu xảy ra tăng calci huyết mạn tính có thể sẽ phối hợp với tăng creatinin huyết thanh.

7.Sử dụng thuốc cho phụ nữa mang thai và cho con bú.

– Thời kỳ mang thai:Sự an toàn của calcitriol trong thời kỳ mang thai chưa được thiết lập.Không có những nghiên cứu có kiểm soát tương đối ở người về tác dụng của calcitriol có nguồn gốc ngoại sinh trên thai kỳ và sự phát triển của bào thai.Do đó chỉ sử dụng calcitriol khi lợi ích điều trị cao hơn nhiều so với nguy cơ có thể xảy ra cho bào thai.

– Thời kỳ cho con bú: Calcitriol có nguồn gốc ngoại sinh được bài tiết qua sữa mẹ,có thể gây ra tác dụng ngoài ý cho trẻ,do đó không cho con bú trong thời gian điều trị với calcitriol.

– Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Thuốc không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.

8.Tương tác thuốc.

– Hướng dẫn chế độ ăn kiêng,đặc biệt liên quan đến các chất bổ sung calci,tránh dùng các chế phẩm có chứa calci.

– Dùng đồng thời các thuốc lợi tiểu thiazid làm tăng nguy cơ tăng calci huyết.Ở những bệnh nhân đang được điều trị bằng digitalis,nên xác định liều calcitriol một cách cẩn thận,vì chứng tăng calci huyết ở những bệnh nhân này có thể gây ra rối loại nhịp tim.

– Có một sự đối kháng về chức năng giữa các chất giống vitamin D và calcitriol:Các chất giống vitamin D tạo thuận lợi cho việc hấp thu calci,trong khi corticoid thì ức chế quá trình này.

– Các loại thuốc có chứa magnesi (ví dụ antacid) có thể gây tăng magnesi huyết,do đó không dùng những thuốc có chức magnesi trong thời gian điều trị với calcitriol cho bệnh nhân phải chạy thận mạn tính.

– Calcitriol cũng tác dụng lên sự vận chuyển phosphat ở ruột,ở thận và xương ;dùng các thuốc tạo phức chelat với phosphat phải được điều trị theo nồng độ phosphat huyết thanh (giá trị trung bình

2 -5mg/100ml,hoặc 0,65 – 1,62mmol/l).

– Ở những bệnh nhân còi xương kháng vitamin D(còi xương giảm phosphat huyết gia đình) cần tiếp tục dùng phosphat bằng đường uống.Tuy nhiên cũng nên lưu ý rằng calcitriol có thể kích thích sự hấp thu phosphat ở ruột,do đó có thể làm giảm nhu cầu về phosphat bổ sung.

– Cholestyramin,sevelamer có thể làm giảm sự hấp thu của vitamin tan trong dầu và do đó có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của calcitriol.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lưu Văn Song

(Theo hướng dẫn sử dụng thuốc của Nhà sản Xuất)


nizatidin.png

29 Tháng Sáu, 2023 Tin TứcTruyền Thông
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén: 75 mg.
Viên nang: 150 mg, 300 mg.
Thuốc tiêm: 25 mg/ml.
1. Chỉ định

– Loét tá tràng tiến triển.

– Điều trị duy trì loét tá tràng với liều thấp để giảm tái phát sau khi vết loét đã liền.

– Loét dạ dày lành tính tiến triển.

– Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.

– Hội chứng tăng tiết acid dịch vị Zollinger – Ellison.

– Làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do thừa acid dịch vị (nóng rát, khó tiêu, ợ chua).

Ảnh minh họa: nguồn Internet
2. Chống chỉ định

Quá mẫn với các thuốc kháng thụ thể H2 hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Liều lượng đối với trẻ em chưa được xác định.

3. Thận trọng

Trước khi dùng nizatidin để điều trị loét dạ dày, phải loại trừ khả năng ung thư, vì thuốc có thể che lấp các triệu chứng và làm chậm chẩn đoán ung thư.

Mẫn cảm chéo: Những bệnh nhân mẫn cảm với một trong những thuốc kháng thụ thể H2 có thể cũng mẫn cảm với các thuốc khác trong nhóm kháng H2  histamin . Dùng thận trọng và giảm liều và/hoặc kéo dài khoảng cách giữa các lần dùng thuốc ở người suy thận (thanh thải creatinin < 50 ml/phút) vì thuốc được thải trừ chủ yếu qua thận.

Cân nhắc nguy cơ/lợi ích khi dùng ở người xơ gan hoặc suy giảm chức năng gan (có thể phải giảm liều hoặc tăng khoảng cách thời gian dùng thuốc).

4. Lưu ý sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai và cho con bú
  • Thời kỳ mang thai

Nizatidin qua được nhau thai. Các nghiên cứu dùng nizatidin ở phụ nữ mang thai không đầy đủ, vì vậy chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết và theo lời khuyên của thầy thuốc.

Nghiên cứu trên thỏ thấy nizatidin với liều tương đương 300 lần liều dùng trên người đã gây sảy thai, giảm số lượng thai sống và giảm trọng lượng của thai.

  • Thời kỳ cho con bú

Nizatidin bài tiết qua sữa, có thể gây ADR nghiêm trọng ở trẻ bú mẹ. Người mẹ nên ngừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc hoặc ngừng dùng thuốc.

5. Tác dụng không mong muốn (ADR)

Nizatidin có rất ít hoặc không có tác dụng kháng androgen, mặc dù có một vài thông báo về chứng vú to và giảm dục năng ở nam giới. Nizatidin cũng không ảnh hưởng đến nồng độ prolactin và không ảnh hưởng đến thanh thải qua gan của các thuốc khác. Các tác dụng không mong muốn của nizatidin trên tim ít hơn các thuốc kháng thụ thể H2 khác.

  • Thường gặp ADR > 1/100.

Da: Phát ban, ngứa, viêm da tróc vảy.

Ho, chảy nước mũi, viêm họng, viêm xoang.

Đau lưng, đau ngực.

  • Ít gặp 1/1000 < ADR < 1/100.

Da: mày đay.

Tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy, táo bón, khô miệng, nôn.

Toàn thân: Sốt, nhiễm khuẩn. Tăng acid uric máu.

  • Hiếm gặp ADR < 1/1000

Toàn thân: Chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu.

Da: hồng ban đa dạng, rụng tóc, hoại tử biểu bì nhiễm độc.

Máu: Thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm toàn thể huyết cầu.

Tim mạch: Loạn nhịp (nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim chậm), hạ huyết áp tư thế, nghẽn nhĩ – thất, ngất.

Quá mẫn: Sốc phản vệ, phù mạch, phù thanh quản, co thắt phế quản, viêm mạch, bệnh huyết thanh, hội chứng Stevens – Johnson.

Gan: Viêm gan, vàng da, ứ mật, tăng enzym gan.

Tâm thần: Bồn chồn, ảo giác, nhầm lẫn.

Nội tiết: Giảm khả năng tình dục, chứng vú to ở đàn ông.

Cơ khớp: Đau cơ, đau khớp.

Rối loạn thị giác.

6. Hướng dẫn cách xử trí ADR

Nizatidin thường dung nạp tốt. Các triệu chứng nhẹ như nhức đầu, đau họng, mất ngủ …. thường hết khi tiếp tục điều trị. Trong một thử nghiệm lâm sàng có kiểm tra, khoảng 4,5% người bệnh phải ngừng thuốc.

7. Liều lượng và cách dùng:

Nizatidin dùng đường uống và đường truyền tĩnh mạch.

  • Loét tá tràng và loét dạ dày lành tính tiến triển:

– Uống mỗi ngày một lần 300 mg vào buổi tối hoặc mỗi lần 150 mg, ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, trong 4 – 8 tuần. Điều trị kéo dài trên 8 tuần chưa được xác dịnh.

– Liều duy trì để dự phòng loét tá tràng tái phát: Uống mỗi ngày một lần 150 mg vào buổi tối. Điều trị có thể kéo dài tới 1 năm.

– Đối với những người bệnh đang điều trị trong bệnh viện, khi dùng đường uống không thích hợp và các bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng đang chảy máu, có thể dùng trong thời gian ngắn bằng đường truyền tĩnh mạch liên tục hoặc không liên tục trong glucose 5% hoặc natri clorid 0,9% hoặc Ringer lactat.

Truyền liên tục: Hòa tan 300 mg thuốc trong 150 ml dịch truyền, truyền với tốc độ 10 mg/giờ.

Truyền không liên tục: Pha loãng 100 mg thuốc trong 50 ml dịch truyền, truyền trong 15 phút, mỗi ngày 3 lần.

Tổng lượng thuốc dùng đường tĩnh mạch không quá 480 mg/ngày.

Tránh truyền tĩnh mạch nhanh vì có thể gây loạn nhịp tim hoặc hạ huyết áp tư thế.

  • Loét dạ dày, tá tràng có vi khuẩn Helicobacter pylori:

Phối hợp  nizatidin (hiện nay, 1 thuốc ức chế bơm proton thường được ưa dùng hơn trong1 tuần) với hai trong các kháng sinh: amoxicilin, tetracyclin, clarithromycin, kháng sinh nhóm imidazol (metronidazol).

  • Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản:

Mỗi lần uống 150 mg, ngày 2 lần có thể tới 12 tuần. Cũng có thể uống 300 mg 1 lần lúc đi ngủ nhưng nên uống làm 2 lần thì hơn.

Làm giảm triệu chứng khó tiêu: mỗi lần uống 75 mg, có thể uống nhắc lại nếu cần thiết, tối đa 150 mg/ngày, trong 14 ngày.

Phòng các triệu chứng nóng ngực, khó tiêu, ợ chua: uống 75 mg từ 30 – 60 phút trước khi ăn hoặc uống mỗi ngày một hoặc hai lần (không được quá 150 mg/24 giờ), dùng không quá 2 tuần.

Suy thận:  Giảm liều ở người suy thận theo độ thanh thải creatinin.

  • Điều trị loét dạ dày lành tính tiến triển, loét tá tràng tiến triển:

– Độ thanh thải creatinin 20 – 50 ml/phút: giảm liều 50% hoặc uống mỗi ngày một lần 150 mg.

– Độ thanh thải creatinin nhỏ hơn 20 ml/phút: giảm liều 75% hoặc uống mỗi lần 150 mg, 2 ngày dùng một lần.

  • Điều trị duy trì loét tá tràng:

Độ thanh thải creatinin 20 – 50 ml/phút: Uống mỗi lần 150 mg, 2 ngày dùng một lần.

Độ thanh thải creatinin nhỏ hơn 20 ml/phút: Uống mỗi lần 150 mg, 3 ngày dùng một lần.

Suy gan nặng: Nên giảm liều (1/3 liều) và dùng viên nang 150 mg, nhất là khi có kết hợp suy thận (niazidin chuyển hoá 1 phần ở gan).

Lưu ý:

Có thể phải tăng liều thuốc kháng thụ thể H2 ở người bị bỏng, do có tăng thanh thải của các thuốc kháng thụ thể H2 ở những bệnh nhân này.

8. Tương tác thuốc:

– Thuốc lá: Hiệu lực ức chế bài tiết acid dịch vị vào ban đêm của các thuốc kháng thụ thể H2 có thể bị giảm do hút thuốc lá. Người bị loét dạ dày nên ngừng hút thuốc hoặc ít nhất tránh hút thuốc sau khi uống liều – Thuốc kháng thụ thể H2 cuối cùng trong ngày.

– Rượu:  Tránh dùng đồ uống có cồn.

– Không giống như cimetidin, nizatidin không ức chế cytochrom P450 nên ít tác động lên chuyển hóa của các thuốc khác. Tuy nhiên, giống như các thuốc kháng thụ thể H2 khác, do làm tăng pH dạ dày nên có thể ảnh hưởng đến hấp thu của một số thuốc khác.

– Thuốc kháng acid: Dùng đồng thời với thuốc kháng thụ thể H2 có thể làm giảm hấp thu thuốc kháng thụ thể H2. Khuyên người bệnh không uống bất kỳ thuốc kháng acid nào trong vòng 1/2- 1 giờ sau uống thuốc kháng thụ thể H2.

– Thuốc gây suy tủy:  Cloramphenicol, cyclophosphamid… dùng cùng thuốc kháng thụ thể H2 có thể làm tăng hiện tượng giảm bạch cầu trung tính hoặc rối loạn tạo máu khác.

– Itraconazol hoặc ketoconazol: làm giảm đáng kể hấp thu của hai thuốc này do thuốc kháng thụ thể H2 làm tăng pH dạ dày, vì vậy phải uống các thuốc kháng thụ thể H2 ít nhất 2 giờ sau uống itraconazol hoặc ketoconazol.

– Salicylat: Niazidin có thể làm tăng nồng độ huyết thanh salycylat khi dùng đồng thời với acid acetylsalicylic liều cao.

– Sucrafat: Làm giảm hấp thu của các thuốc kháng thụ thể H2, phải uống thuốc kháng thụ thể H2 trước sucralfat 2 giờ.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Huỳnh Thị Thanh Thủy

(Nguồn: Dược thư quốc qia Việt Nam)


ribavarin.png

Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nang 200 mg, 400 mg.
Viên nén 500 mg.
Thuốc bột để pha dung dịch tiêm hoặc hít: Lọ 6 g.
Ảnh minh họa: nguồn Internet
Chỉ định

Nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) ở đường hô hấp dưới (bao gồm viêm tiểu phế quản và viêm phổi) ở trẻ em có nhiều nguy cơ (kể cả trẻ đẻ non, dị dạng bẩm sinh ở tim, phổi, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch,…) phải nằm viện. Một số sốt xuất huyết do virus bao gồm sốt Lassa, sốt xuất huyết kèm hội chứng thận, hội chứng phổi (do nhiễm Hantavirus), sốt xuất huyết vùng Crimean-Congo.

Cúm virus A hoặc B: Điều trị bắt đầu sớm trong vòng 24 giờ đầu.

Nhiễm virus viêm gan C mạn tính ở người có bệnh gan còn bù (chưa suy) chưa điều trị với interferon hoặc tái phát sau điều trị interferon alpha-2b: Phối hợp với interferon alpha-2b hoặc peginterferon alpha-2b, dùng riêng ribavirin không có tác dụng. Phác đồ này có hiệu quả với cả trường hợp viêm gan C có đồng nhiễm HIV.

Dược lực học

Ribavirin là một nucleoside tổng hợp có cấu trúc giống guanosine. Thuốc gây cản trở tổng hợp RNA và DNA của virus, sau đó ức chế tổng hợp protein và sao chép virus.

Ảnh minh họa: nguồn Internet.

In vitro, ribavirin có tác dụng chủ yếu trên tế bào nhiễm virus nhạy cảm, tuy nhiên tùy loại virus, đã thấy trường hợp tác dụng ức chế xảy ra ở các tế bào bình thường mạnh hơn tế bào nhiễm như tế bào nhiễm virus viêm dạ dày.

Chống chỉ định

Không dùng thuốc Ribavirin cho các trường hợp sau:

Mẫn cảm với ribavirin hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Phụ nữ mang thai, có ý định mang thai, đồng thời chống chỉ định cả với người có quan hệ tình dục với đối tượng này.

Phụ nữ đang cho con bú.

Thiếu máu cơ tim, bệnh tim nặng, bệnh tim chưa được kiểm soát hoặc chưa ổn định trong trong vòng 6 tháng.

Bệnh thận nặng, bao gồm cả những người bị suy thận mạn hoặc có ClCr < 50 ml/phút hoặc người bệnh đang phải lọc máu.

Thiếu máu, bệnh về hemoglobin như bệnh thiếu máu hồng cầu liềm, bệnh thiếu máu Địa trung hải (Thalassemi).

Chống chỉ định dùng đồng thời ribavirin và peginterferon alfa hoặc interferon alpha cho những bệnh nhân bị rối loạn tâm thần, viêm gan tự miễn, suy gan nặng, xơ gan mất bù, xơ gan có nhiễm HCV mạn tính, xơ gan mất bù đồng nhiễm HIV trước và trong khi điều trị.

Chống chỉ định dùng đồng thời ribavirin và didanosin vì có thể xảy ra phản ứng bất lợi nghiêm trọng.

Không dùng thuốc dạng khí dung cho người cao tuổi.

Những lưu ý

Thận trọng khi dùng thuốc cho người dưới 18 tuổi, nhất là khi phối hợp với interferon alpha-2b vì chưa rõ tác dụng và an toàn của thuốc ở lứa tuổi này.

Một số triệu chứng rối loạn tâm thần đã gặp ở những bệnh nhân dùng ribavirin phối hợp với interferon alpha-2b như mất ngủ, kích thích, trầm cảm, muốn tự tử, không kể ở người có tiền sử hay không có tiền sử bệnh tâm thần.

Do vậy, cần theo dõi và thận trọng khi dùng ribavirin uống phối hợp với interferon alpha-2b, đặc biệt ở người có bệnh sử rối loạn tâm thần, trầm cảm.

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ: Phải chắc chắn không mang thai hoặc không có ý định mang thai trong thời gian điều trị và nhiều tháng sau thời gian điều trị, vì thuốc có tiềm năng gây quái thai.

Không nên dùng thuốc cho người đang dùng ma túy theo đường tiêm (nguy cơ bị tái nhiễm cao) và người nghiện rượu nặng (nguy cơ làm tăng tổn thương ở gan).

Ribavirin gây những rối loạn về máu, nên phải xét nghiệm máu (hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu, tiểu cầu, thời gian máu đông) trước khi dùng thuốc. Đồng thời, theo dõi và xét nghiệm máu vào các tuần điều trị thứ 2, thứ 4 và định kỳ sau đó tùy theo tình trạng lâm sàng để có thể kịp thời phát hiện tình trạng thiếu máu.

Khi dùng thuốc dưới dạng khí dung, phải chú ý không để thuốc khuếch tán ra môi trường xung quanh, phải theo dõi xem thuốc có bị kết tủa trong máy thở. Thuốc hít không thể thay thế được liệu pháp hỗ trợ hô hấp và bù dịch ở trẻ nhỏ bị suy hô hấp nặng.

Lưu ý với phụ nữ có thai và cho con bú
  • Phụ nữ có thai

Ribavirin độc với thai và gây quái thai. Không được dùng cho phụ nữ mang thai. Trước khi cho phụ nữ dùng thuốc phải xét nghiệm chắc chắn không mang thai.

Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ phải dùng các biện pháp tránh thai có hiệu quả trong thời gian điều trị và trong 6 tháng sau khi đã ngừng thuốc. Trong thời gian này phải đều đặn kiểm tra hàng tháng để phát hiện có thai hay không. Nếu có thai trong thời gian này thì phải thông báo cho người bệnh biết về nguy cơ gây quái thai của thuốc.

Nam giới được điều trị bằng ribavirin cũng phải áp dụng các biện pháp tránh thai trong thời gian điều trị và trong 6 – 7 tháng sau khi ngừng thuốc.

Cần có biện pháp hỗ trợ, bảo vệ cho những nhân viên y tế mang thai hoặc có thể có thai khi tiếp xúc với người bệnh đang điều trị bằng ribavirin qua mặt nạ hoặc lều oxygen để tránh hít phải ribavirin. Nếu có thể thì tốt nhất là cho những nhân viên này tạm chuyển làm công việc khác.

  • Phụ nữ cho con bú

Chưa rõ thuốc có được bài tiết vào sữa mẹ hay không. Để tránh tác dụng phụ của thuốc lên trẻ đang bú, không dùng cho phụ nữ cho con bú.

Ngừng cho con bú trước khi bắt đầu dùng thuốc.

Liều lượng và cách dùng
  • Cách dùng:

Dùng theo đường hít.

Phải dùng máy khí dung kiểu SPAG-2 do Nhà sản xuất cung cấp. Dung dịch ribavirin hít có thể cho bằng máy khí dung qua lều oxygen, hoặc qua mặt nạ. Cần phải đọc kỹ tài liệu hướng dẫn sử dụng máy SPAG-2 trước khi dùng. Khi dùng nồng độ khuyến cáo (20 mg/ml) chứa trong bình SPAG-2, nồng độ trung bình dung dịch trong thời gian 12 giờ khoảng 190 microgam/lít không khí.

Khi hô hấp hỗ trợ, có thể dùng máy thở áp lực hoặc thể tích kết hợp với máy khí dung SPAG-2. Liều lượng tương tự như khi không dùng máy thở. Nhưng phải chú ý không để thuốc kết tủa trong máy thở và ống đặt nội khí quản.

Cách 1 – 2 giờ/lần phải hút ống đặt nội khí quản và giám sát thường xuyên (cách 2 – 4 giờ/lần) áp lực phổi; màng lọc vi khuẩn phải thay luôn (cách 4 giờ/lần), dùng cột nước đo áp lực …

Pha dung dịch để tiêm hoặc hít: Cho thêm ít nhất 75 ml nước vô khuẩn để tiêm hoặc hít (không có thêm thuốc khác) vào lọ chứa 6 g ribavirin, rồi chuyển vào bình chứa 500 ml của máy SPAG-2. Cho thêm nước vô khuẩn để tiêm hoặc hít (không có thêm thuốc khác) vào bình chứa để có thể tích cuối cùng là 300 ml để có nồng độ 20 mg/ml. Phun với tốc độ 12,5 lít/phút qua 1 mũ chụp (hood), mặt nạ, lều oxygen hoặc qua 1 ống nối vào máy thở, như vậy cung cấp khoảng 1,8 mg/kg/giờ cho 1 trẻ nhỏ tới 6 tuổi.

Dùng theo đường uống: Viên nang được uống ngày 2 lần, đúng giờ và không quan tâm đến bữa ăn.

Dùng theo đường tiêm: Không có thuốc tiêm sẵn. Phải pha từ bột dùng để hít. Cho 1 lượng nước vô khuẩn để tiêm (không có chất bảo quản hoặc thuốc khác) đủ để hoà tan 6 g bột trong lọ. Thêm dung dịch natri clorid 0,9% hoặc dung dịch dextrose 5% để truyền tĩnh mạch trong vòng 15 – 20 phút.

  • Liều lượng:

Nhiễm RSV đường hô hấp dưới nặng ở trẻ nhỏ:

Liều hít thông thường: Phun sương chứa 190 microgam/lít ribavirin cung cấp qua hood, lều, mặt nạ hoặc máy thở.

Thời gian điều trị: Theo nhà sản xuất ít nhất 3 ngày, nhưng không quá 7 ngày.

Viêm gan C mạn tính:

Phối hợp ribavirin uống với interferon (3 – 5 triệu đơn vị quốc tế/lần, tuần tiêm 3 lần) hoặc peginterferon liều 1,5 microgam/kg/lần (tuần tiêm 1 lần).

  • Liều người lớn trên 18 tuổi:

< 65 kg     : 800 mg/ ngày, chia làm 2 lần (sáng, chiều)

65 – 85 kg: 1000 mg/ngày, chia làm 2 lần (400 mg buổi sáng, 600 mg buổi chiều)

> 85 kg     : 1200 mg/ngày, chia làm 2 lần (600 mg buổi sáng, 600 mg buổi chiều)

  • Thời gian điều trị:

– Người bệnh tái phát sau khi đã được điều trị interferon alpha-2b: 24 tuần (6 tháng)

Hiệu quả và độ an toàn của phối hợp này chưa được xác định khi điều trị kéo dài trên 6 tháng.

– Người bệnh chưa điều trị interferon alpha-2b: 24 – 48 tuần (6 – 12 tháng)

Đến tuần 24, kiểm tra xem điều trị có đáp ứng không: Đo nồng độ ARN HCV huyết thanh. Nếu không có đáp ứng, ngừng thuốc vì điều trị thêm có nhiều khả năng không đạt kết quả.

Cúm (virus cúm A hoặc B): 

Thuốc hít. Phải điều trị sớm trong vòng 24 giờ đầu có triệu chứng cúm.

Phun sương chứa 190 microgam/lít, tốc độ 12,5 lít/phút: Bắt đầu 1 giờ sau khi nhập viện, kéo dài đến sáng hôm sau (tới 16 – 18 giờ). Tiếp tục trong 12 giờ mỗi ngày (3 lần, mỗi lần 4 giờ mỗi ngày) vào ngày thứ 2 và thứ 3, và trong 4 giờ ngày thứ 4 (cuối cùng).

Sốt Lassa:

Điều trị: Tiêm tĩnh mạch, liều nạp 30 mg/kg, tiếp theo liều tiêm tĩnh mạch 16 mg/kg cách 6 giờ/1 lần trong 4 ngày và sau đó cách 8 giờ/lần trong 6 ngày. Tất cả là 10 ngày.

Dự phòng: Người lớn có nguy cơ cao phơi nhiễm: Liều uống: 500 – 600 mg cách 6 giờ/lần trong 7 – 10 ngày.

Trẻ em: 6 – 9 tuổi: Uống 400 mg cách 6 giờ/lần trong 7 – 10 ngày.

10 tuổi trở lên: Uống liều giống người lớn.

< 6 tuổi: Liều chưa xác định.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Huỳnh Thị Thanh Thủy

(Nguồn: Theo hướng dẫn sử dụng và Dược thư Quốc gia Việt Nam )


sugamadex.png

Ảnh minh họa: nguồn Internet
1. Chỉ định:

Hóa giải phong bế thần kinh cơ gây ra bởi rocuronium hoặc vecuronium.

Đối với nhóm bệnh nhi: chỉ khuyên dùng sugammadex để hóa giải phong bế thần kinh cơ thông thường gây ra bởi rocuronium ở trẻ em và thanh thiếu niên (2 đến 17 tuổi).

2. Liều dùng – Cách dùng:
  • Cách dùng :

Chỉ nên sử dụng sugammadex qua đường tĩnh mạch với một liều duy nhất tiêm trực tiếp. Liều trực tiếp nên được tiêm nhanh, trong vòng 10 giây vào một đường truyền tĩnh mạch. Sugammadex chỉ được sử dụng dưới dạng tiêm trực tiếp một liều duy nhất trong các thử nghiệm lâm sàng.

Sugammadex chỉ nên được dùng bởi hoặc dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa gây mê. Nên sử dụng kỹ thuật theo dõi thần kinh cơ thích hợp để theo dõi sự hồi phục của phong bế thần kinh cơ.

  • Liều dùng:

Liều đề nghị của sugammadex phụ thuộc vào mức độ hóa giải phong bế thần kinh cơ.

Liều đề nghị này không phụ thuộc vào phương pháp gây mê.

Có thể dùng sugammadex để hóa giải các mức độ khác nhau của phong bế thần kinh cơ gây ra bởi rocuronium hoặc vecuronium

  • Người lớn

Hóa giải thông thường: Dùng sugammadex với liều lượng là 4 mg/kg nếu sự hóa giải đạt được ít nhất 1-2 phản ứng sau khi đã sử dụng rocuronium hoặc vecuronium gây phong bế. Thời gian trung bình để hồi phục đặt tỷ lệ là T4/T1 đến 0,9 trong thời gian khoảng 3 phút.

Hóa giải tức thì sự phong bế do rocuronium: Nên sử dụng liều sugammadex 16 mg/kg sau khi bệnh nhân đã khi dùng liều rocuronium bromide 1,2 mg/kg thuốc trong 3 phút, thời gian trung bình để đạt được hỏi phục tỷ lệ T4/T1 đến 0,9 khoảng 1,5 phút.

  • Với người bệnh bị suy thận:

Điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp. Cụ thể với bệnh nhân suy thận nhẹ và trung bình có độ thanh thải creatinin > 30 và < 80 mL/phút, liều sử dụng tương tự như liều dùng cho người lớn thông thường. Không nên dùng sugammadex cho những bệnh nhân suy thận nặng kể cả những bệnh nhân cần thẩm phân máu với độ thanh thải creatinin < 30mL/phút.

Đối với bệnh nhân suy thận nặng bác sĩ khuyến cáo không sử dụng thuốc.

  • Bệnh nhân cao tuổi:

Sau khi dùng sugammadex trong thời gian tái xuất hiện T2 sau phong bế thần kinh cơ bằng rocuronium, thời gian trung bình để hồi phục tỷ lệ T4/T1 đến 0,9 ở người lớn từ 18-64 tuổi là 2,2 phút, ở người cao tuổi từ 65-74 tuổi là 2,6 phút và ở người rất cao tuổi trên 75 tuổi là 3,6 phút. Thời gian hồi phục ở người cao tuổi có xu hướng chậm hơn.

  • Bệnh nhân béo phì:

Ở những bệnh nhân béo phì sử dụng liều lượng sugammadex nên dựa vào thể trọng thực tế của bệnh nhân. Có thể áp dụng sử dụng liều tương tự như người lớn.

  • Suy gan:

Đối với suy gan nhẹ đến trung bình thì không cần điều chỉnh liều do sugammadex được đào thải chủ yếu qua thận. Cần thận trọng khi xem xét sử dụng sugammadex ở bệnh nhân suy gan nặng hoặc khi suy gan đi kèm với bệnh rối loạn đông máu.

  • Trẻ em và thanh thiếu niên:

Nên dùng sugammadex 2 mg/kg để hóa giải thông thường phong bế do rocuronium khi tái xuất hiện T2 ở trẻ em và thanh thiếu niên từ 2-17 tuổi.

3. Tác dụng phụ của thuốc

– Một số phản ứng bất lợi thường gặp như tổn thương, ngộ độc và biến chứng do thủ thuật.

– Phản ứng ít gặp như rối loạn hệ miễn dịch

– Biến chứng phẫu thuật: Bao gồm các triệu chứng như ho, nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm, cử động và gia tăng nhịp tim.

– Phản ứng quá mẫn do thuốc: Các triệu chứng liên quan với những phản ứng này có thể bao gồm: đỏ bừng mặt, nổi mề đay, ban đỏ, hạ huyết áp, loạn nhịp tim, co thắt phế quản và biến cố tắc nghẽn phổi. Phản ứng quá mẫn nặng co thể gây tử vong.

– Biến chứng đường thở khi gây mê: Các biểu hiện bao gồm phản ứng chống lại ống nội khí quản, phản ứng kích thích trong phẫu thuật, ho, giật mình nhẹ, ho trong quá trình gây mê hoặc khi phẫu thuật.

– Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim chậm là một trong các phản ứng của người bệnh sau khi dùng sugammadex.

– Với người bị bệnh phổi hoặc là có tiền sử biến chứng ở phổi có thể gặp hội chứng co thắt phế quản.

 

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc của thuốc

– Người bệnh cần theo dõi chức năng hô hấp trong thời gian hồi phục: Bệnh nhân sẽ được hỗ trợ thông khí cho đến khi chức năng hô hấp tự nhiên được phục hồi hoàn toàn sau khi hóa giải phong bế thần kinh cơ. Thậm chí khi hồi phục hoàn toàn khỏi phong bế thần kinh cơ, các thuốc khác được sử dụng sau phẫu thuật có thể gây ức chế chức năng hô hấp, do đó người bệnh trong một vài trường hợp vẫn cần hỗ trợ thông khí.

– Ảnh hưởng đến sự cầm máu: Đã ghi nhận các trường hợp người bệnh gặp phản ứng bị kéo dài thời gian hromboplastin và thời gian prothrombin (PT).

– Suy thận: Không khuyến cáo sử dụng sugammadex ở bệnh nhân suy thận nặng, bao gồm cả những người cần thẩm phân máu.

– Không nên sử dụng thuốc có thành phần sugammadex để hóa giải phong bế gây ra bởi các thuốc phong bế thần kinh cơ không steroid như các hợp chất succinylcholine hoặc benzylisoquinolinium.

– Không nên dùng sugammadex để hóa giải phong bế thần kinh cơ mà nguyên nhân gây ra bởi các thuốc phong bế thần kinh cơ steroid khác (ngoài rocuronium hoặc vecuronium) do không đủ nghiên cứu chứng minh về tính hiệu quả và an toàn đối với những thuốc đó.

– Thời kỳ mang thai: Đối với sugammadex, không dữ liệu lâm sàng về phụ nữ mang thai.; Cần thận trọng khi dùng sugammadex cho phụ nữ mang thai.

– Thời kỳ cho con bú: Chưa biết liệu sugammadex có bài tiết trong sữa mẹ hay không. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy sự bài tiết của sugammadex trong sữa mẹ. Sugammadex có thể được sử dụng trong thời gian cho con bú nhưng nên cho ngừng bú.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Huỳnh Thị Thanh Thủy

(Nguồn: Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất)


tacrolimus.png

29 Tháng Sáu, 2023 Tin TứcTruyền Thông
Ảnh minh họa: nguồn Internet.
Dạng bào chế

Thuốc mỡ: 0,03%; 0,1%

Chỉ định

Ðiều trị chàm thể tạng.

Thuốc mỡ tacrolimus nên dùng cho bệnh nhân không đáp ứng hoặc không dung nạp với các điều trị thông thường.

Dược lực học

Cơ chế tác dụng chính xác của tacrolimus ở chàm thể tạng chưa được biết.

Tacrolimus cho thấy có ức chế calcineurin và tiếp đó là đường truyền tính trạng chính phụ thuộc calci trên việc sao chép và tổng hợp các cytokin như Interleukin (IL-2, IL-3, IL-4, IL-5 và các bào phân như GM-CSF, TNF-α và IFN-γ) mà tham gia sớm vào sự hoạt hóa tế bào T. Ý nghĩa lâm sàng của các tác động này ở chàm thể tạng chưa được biết.

Dược động học

Hầu hết những bệnh nhân chàm thể tạng (người lớn hoặc trẻ em) được điều trị bằng thuốc mỡ tacrolimus đơn liều hoặc lặp lại (0,03 – 0,3%) có nồng độ trong máu < 2 ng/ml.

Cách dùng

Dùng ngoài da.

Rửa sạch vùng da bị bệnh, lau khô rồi thoa một lớp mỏng thuốc lên.

Liều dùng

Người lớn: Bôi một đến hai lần mỗi ngày tại các vùng da bị tổn thương.

Trẻ em từ 2 – 15 tuổi: Chỉ dùng thuốc mỡ tacrolimus 0,03%.

Không khuyến cáo dùng thuốc mỡ tacrolimus ở trẻ em dưới 2 tuổi.

Không khuyến cáo dùng thuốc mỡ tacrolimus dài hạn.

Lưu ý:

Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Tác dụng phụ

– Thường gặp, ADR >1/100

– Phản ứng tại chỗ: Nóng rát, ban đỏ, đau, kích ứng, dị cảm, phát ban, ngứa và viêm da tại vị trí dùng thuốc.

– Nhiễm trùng và ký sinh trùng: Nhiễm virus herpes (viêm da do herpes simplex, viêm nang lông, herpes simplex [herpes môi], ban mụn nước dạng thủy dau Kaposi).

– Da và mô dưới da: Ngứa.

– Hệ thần kinh: Dị cảm và rối loạn cảm giác (tăng cảm giác, cảm giác rát bỏng).

– Chuyển hóa và dinh dưỡng: Sự không dung nạp cồn (đỏ mặt hoặc kích ứng da sau khi dùng đồ uống có cồn).

– Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

– Chưa có báo cáo.

– Hiếm gặp, ADR <1/1000

– Da và mô dưới da: Trứng cá.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Chống chỉ định

Thuốc chống chỉ định cho các trường hợp mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Thận trọng khi sử dụng

Bệnh nhân bị chàm thể tạng dễ mắc các nhiễm trùng về da. Nếu có sự hiện diện của một nhiễm trùng da trên lâm sàng, nên cân nhắc nguy cơ và lợi ích của việc sử dụng thuốc mỡ tacrolimus.

Mặc dù chưa thiết lập được mối quan hệ nhân quả, các trường hợp hiếm gặp bệnh lý ác tính bao gồm các bệnh lý ác tính của da và bạch huyết đã được báo cáo ở bệnh nhân dùng thuốc mỡ tacrolimus. Trong thời gian sử dụng thuốc mỡ tacrolimus, nên hạn chế sự tiếp xúc của da với ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo.

Bệnh nhân bị hội chứng Netherton được báo cáo là có gia tăng nồng độ tacrolimus trong máu sau khi dùng thuốc mỡ tacrolimus tại chỗ. Nên cân nhắc về khả năng tăng hấp thu vào cơ thể với tacrolimus sau khi dùng thuốc mỡ tacrolimus tại chỗ ở bệnh nhân có hội chứng Netherton.

Chưa đánh giá về độ an toàn của thuốc mỡ tacrolimus trên bệnh nhân bị chứng đỏ da toàn thân.

Nếu các dấu hiệu, triệu chứng của chàm thể tạng không được cải thiện, việc sử dụng tiếp nên được cân nhắc.

Chưa thiết lập độ an toàn và hiệu quả của thuốc mỡ tacrolimus dùng tại chỗ ở trẻ em dưới 2 tuổi.

Để xa tầm tay trẻ em.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Thời kỳ mang thai 

Việc sử dụng thuốc mỡ tacrolimus chưa được nghiên cứu trên phụ nữ có thai. Thuốc mỡ tacrolimus chỉ nên được dùng trong thời kỳ mang thai nếu thấy lợi ích cao hơn nguy cơ.

Thời kỳ cho con bú

Tacrolimus được bài tiết vào sữa mẹ sau khi dùng đường toàn thân. Nên thận trọng khi sử dụng thuốc mỡ tacrolimus trong thời kỳ cho con bú.

Tương tác thuốc

Thuốc mỡ tacrolimus được dùng bôi tại chỗ trên da. Việc sử dụng đồng thời với các chế phẩm dùng trên da khác, và với liệu pháp điều trị bằng tia tử ngoại chưa được nghiên cứu.

Nên tránh sử dụng đồng thời thuốc mỡ tacrolimus với liệu pháp điều trị với UVA, UVB hoặc kết hợp với psoralen (PUVA).

 Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Huỳnh Thị Thanh Thủy

(Nguồn: Hướng dẫn của nhà sản xuất,dược thư quốc qia Việt Nam)


thiochicod.png

29 Tháng Sáu, 2023 Tin TứcTruyền Thông
Ảnh minh họa: nguồn Internet
Thiocolchicoside là chất gì, hoạt động như thế nào?

Thiocholchicoside là một chất làm giãn cơ hoạt động thông qua liên kết chọn lọc với thụ thể GABA-A. Nó ngăn chặn các cơn co thắt cơ bằng cách kích hoạt quá trình ức chế GABA.

Thuốc này hoạt động như một chất đối kháng cạnh tranh thụ thể GABA và ức chế các thụ thể glycine có hiệu lực tương tự như các thụ thể nicotinic acetylcholine. Nó có hoạt tính chống co giật mạnh và không nên sử dụng cho những người có nguy cơ bị co giật.

Thiocolchicoside, là một dẫn xuất lưu huỳnh tổng hợp của colchicoside, một glucoside tự nhiên có trong cây Colchicum autumnale. Thiocolchicoside có tác dụng chọn lọc và mạnh mẽ đối với các thụ thể g-aminobutyric acid A (GABA-A) và hoạt động trên sự co cơ bằng cách kích hoạt các con đường ức chế GABA do đó hoạt động như một chất giãn cơ mạnh. Axit gamma-aminobutyric (GABA) là chất dẫn truyền thần kinh ức chế chính trong vỏ não của con người. Các tế bào thần kinh dị ứng có liên quan đến việc giảm đau cơ, điều trị giải lo âu, an thần và gây mê. GABA cũng có thể điều chỉnh nhịp tim và huyết áp.

Nó cũng có ái lực với các thụ thể glycine ức chế (tức là có hoạt động phản ứng glycomimetic và GABA), do đó hoạt động như một chất giãn cơ. Glycine là một chất dẫn truyền thần kinh ức chế và hoạt động như một chất điều hòa dị ứng của các thụ thể NMDA (N-methyl-D-aspartate).

Nó tham gia vào quá trình xử lý dữ liệu vận động và cảm giác, do đó điều chỉnh chuyển động, thị lực và thính giác. Chất dẫn truyền thần kinh ức chế trong tủy sống, chất điều hòa dị ứng của các thụ thể NMDA.

Những khuyến cáo bạn cần phải biết trước khi sử dụng Thiocolchicosid

– Vào năm 2013, Hiệp hội Y tế Châu Âu (EMA) đã yêu cầu hạn chế việc sử dụng các loại thuốc có chứa thiocolchicoside bằng đường uống hoặc đường tiêm trên toàn Liên minh Châu Âu (EU).

– Các loại thuốc này hiện chỉ được khuyến cáo như một phương pháp điều trị bổ sung cho các chứng co rút cơ gây đau đớn do các tình trạng cột sống ở người lớn và thanh thiếu niên từ 16 tuổi trở lên.

– Ngoài ra, liều dùng của thiocolchicoside bằng đường uống hoặc đường tiêm cũng cần được hạn chế.

– Điều này là do bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng thiocolchicoside được chuyển hóa thành M2 hoặc SL59.0955, có xu hướng gây hại cho các tế bào đang phân chia, dẫn đến thể dị bội (số lượng hoặc sự sắp xếp bất thường của nhiễm sắc thể).

– Do đó, CHMP (ủy ban về các sản phẩm thuốc dùng cho người) đã kiểm tra hồ sơ an toàn của loại thuốc này và xem xét hành động pháp lý nào có thể phù hợp

– Sau khi xem xét các bằng chứng, bao gồm cả ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực an toàn thuốc, CHMP nhận thấy đột biến dị bội có thể xảy ra với nồng độ M2 không lớn hơn nhiều so với nồng độ M2 trong máu khi sử dụng thiocolchicosid đường uống ở liều khuyến cáo. Do đó, CHMP đã khuyến cáo một số biện pháp để đảm bảo sử dụng an toàn các thuốc chứa thiocolchicosid bao gồm:

+ Giảm liều tối đa và số ngày điều trị của thuốc theo đường uống và đường tiêm.

+ Chống chỉ định sử dụng cho phụ nữ có thai, cho con bú, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản không dùng thuốc tránh thai phù hợp.

+ Trẻ em và các trường hợp bệnh mạn tính. Đối với các chế phẩm tác dụng tại chỗ dùng ngoài da, nồng độ M2 sinh ra trong cơ thể không đáng kể do đó không bị ảnh hưởng bởi các khuyến cáo này.

– Tại Việt Nam, hiện có một số chế phẩm chứa thiocolchicosid như Sciomir, Colcorti, Coltramyl. Sau quyết định của CHMP, ngày 16/01/2014, Cục quản lý Dược Việt Nam đã có công văn số 843/QLD-TT về việc cung cấp thông tin liên quan đến thuốc chứa thiocolchicosid đường uống và đường tiêm. Cục quản lý Dược cũng khuyến cáo các cơ sở khám, chữa bệnh tăng cường theo dõi, phát hiện và xử trí ADR (nếu có). Trong khi chờ quyết định cuối cùng của Cục quản lý Dược, cán bộ y tế cần lưu ý:

Khuyến cáo dành cho cán bộ y tế:

– Thiocolchicosid dùng đường toàn thân chỉ nên sử dụng để điều trị hỗ trợ co cứng cơ cấp tính trong các bệnh lý cột sống, cho người lớn và thanh thiếu niên từ 16 tuổi trở lên.

– Không sử dụng kéo dài cho các trường hợp bệnh mạn tính.

– Liều dùng tối đa theo đường uống là 8 mg mỗi 12 giờ, thời gian điều trị không vượt quá 7 ngày liên tục. Trong trường hợp tiêm bắp, liều tối đa là 4 mg mỗi 12 giờ, tối đa 5 ngày.

– Không sử dụng thuốc chứa thiocolchicosid cho phụ nữ có thai và cho con bú, cũng như phụ nữ trong độ tuổi sinh sản không sử dụng các biện pháp tránh thai.

– Bệnh nhân đang sử dụng thiocolchicosid cần được rà soát lại quá trình điều trị và xem xét các biện pháp thay thế thích hợp.

– Các khuyến cáo trên không áp dụng cho các chế phẩm bôi ngoài da.

 Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Huỳnh Thị Thanh Thủy

(Nguồn: Điểm tin cảnh giác Dược, Dược thư quốc qia Việt Nam)


cefradin.png

Cefradin là một kháng sinh cephalosporin thế hệ 1 bán tổng hợp; dùng đường uống hoặc đường tiêm điều trị các nhiễm khuẩn nhạy cảm và dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật.
Các cephalosporin thế hệ 1 nói chung cũng như cefradin nói riêng đều có tác dụng invitro đối với nhiều cầu khuẩn Gram dương, bao gồm Staphylococcus aureus tiết hoặc không tiết penicilinase, các Streptococcus tan máu beta nhóm A, các Streptococcus nhóm B và Streptococcus pneumonia.
Ảnh minh họa: nguồn Internet
1. Chỉ định:

Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm gây bệnh ở:

-Da và cấu trúc da.

-Nhiễm khuẩn xương

-Nhiễm khuẩn tai mũi họng ( viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A, viêm xoang, viêm tại giữa)

-Nhiễm khuẩn đường hô hấp kể cả viêm thùy phổi do các cầu khuẩn Gram dương nhạy cảm.

-Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ( trừ viêm tuyến tiền liệt và viêm thận – bể thận).

-Đề phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật.

2. Chống chỉ định:

Người dị ứng hoặc mẫn cảm với cefradin và kháng sinh nhóm cephalosporin hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.

3. Cách dùng:

Cefradin dùng đường uống; trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng nên tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm 3-5 phút hoặc tiêm truyền.

4. Liều lượng:

Người lớn:

Uống: 250 – 500mg, 6 giờ /lần, hoặc 500mg -1g, 12 giờ/lần. Có thể lên tới 4g/ngày theo đường uống.

Tiêm: Tiêm bắp sâu hoặc tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm truyền 500mg -1 g, 6 giờ/lần. Liều tối đa một ngày không quá 8g.

Trẻ em:

Uống: 25-50mg/kg/ngày, chia làm 2-4 lần. Viêm tai giữa dùng 75-100mg/kg/ngày chia làm nhiều lần cách nhau 6 tới 12 giờ một lần. Liều tối đa một ngày không vượt quá 4g.

Tiêm: 50-100mg/kg/ngày chia 4 lần, liều có thể tăng lên 200 – 300mg/kg/ngày trong nhiễm khuẩn nặng.

Dự phòng trước, trong và sau khi mổ:

Đối với người mổ đẻ: Tiêm tĩnh mạch 1g ngay sau khi kẹp cuống rốn, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 1g, 6 và 12 giờ sau liều thứ nhất.

Đối với các người bệnh khác: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 1g, trước khi phẫu thuật 30 phút đến 1,5 giờ và cứ 4 đến 6 giờ một lần, tiêm tiếp 1g trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật. Không được dùng quá 8g/ngày.

Liều cho người suy thận: Đối với người lớn suy thận, phải giảm liều tùy theo độ thanh thải creatinine như sau:

-Clcr  < 5 ml/phút: 250mg , cách 12 giờ một lần.

-Clcr 5-20 ml/phút: 250mg, cách 6 giờ một lần.

-Clcr > 20 ml/phút: 500mg, cách 6 giờ một lần.

-Thẩm phân máu: 250mg lúc bắt đầu thẩm phân; 250mg 12 giờ sau và 36 tới 48 giờ sau khi bắt đầu thẩm phân.

5. Tương tác thuốc:

Dùng đồng thời probenecid uống sẽ cạnh tranh ức chế bài tiết của đa số các cephalosporin ở ống thận, làm tăng và kéo dài nồng độ cephalosporin trong huyết thanh.

Cefradin có thể làm giảm hiệu lực của vắc xin thương hàn.

6. Tương kỵ:

Cefradin tiêm chứa natri carbonat, vì vậy tương kỵ với các dung dịch chứa calci ( như dung dịch Ringer lactat, dung dịch Ringer – lactat – dextrose, dung dịch Ringer).

Không nên trộn cefradin tiêm với các kháng sinh khác.

Trộn cefradin với aminoglycoside trong cùng một túi hoặc lọ để tiêm tĩnh mạch làm mất hoạt lực cả hai loại. Nếu cần dùng đồng thời cả 2 loại để điều trị, phải tiêm ở hai chỗ khác nhau.

7. Tác dụng không mong muốn:

Thường gặp:

Phản ứng quá mẫn: Sốt, phản ứng giống bệnh huyết thanh, phản vệ.

Ban da, mày đay.

Tăng bạch cầu ưa eosin.

Buồn nôn, tiêu cháy, viêm đại tràng màng giả.

Mất bạch cầu hạt, biến chứng chảy máu.

Ít gặp:

Viêm thận kẽ cấp tính.

Hoại tử ống thận cấp sau khi dùng liều quá cao, thường liên quan đến người cao tuổi, người có tiền sử suy thận hoặc dùng đồng thời với các thuốc có độc tính trên thận.

Hiếm gặp:

Gan: Viêm gan, vàng da ứ mật.

Toàn thân: Có thể đau ở chỗ tiêm bắp và viêm tĩnh mạch huyết khối sau khi truyền tĩnh mạch thường trên 6g/ngày và trên 3 ngày.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lương Ngọc Khánh Ngân

(Tài liệu tham khảo: Theo tờ hướng dẫn từ Nhà sản xuất)


imidapril.png

1. Chỉ định:

Imidapril là thuốc điều trị tăng huyết áp thuộc nhóm ức chế men chuyển. Imidapril là một tiền dược, sau khi uống chuyển thành imidaprilat có hoạt tính sẽ ức chế enzyme chuyển Angiotensin I thành Angiotensin II dẫn đến làm giảm tác dụng co mạch và giảm tiết Aldosteron kết quả là làm hạ huyết áp ở người tăng huyết áp vô căn.

2. Chống chỉ định:

Thuốc bị chống chỉ định cho các trường hợp sau:

Có tiền sử quá mẫn nghiêm trọng với imidapril hoặc các thuốc ức chế men chuyển khác.

Tiền sử phù mạch liên quan đến các thuốc ức chế men chuyển.

Phù mạch di truyền hoặc vô căn.

Phụ nữ mang thai trong ba tháng giữa và ba tháng cuối của thai kỳ.

Phụ nữ đang cho con bú.

Suy thận nặng ( CLCr < 10ml/phút)

Ảnh minh họa: Nguồn Internet
3. Liều dùng:

Người lớn: Liều khởi đầu thường dùng 5mg/1 lần/ ngày.

Sau ít nhất 3 tuần điều trị mà không kiểm soát được huyết áp, liều có thể tăng lên 10mg/ngày ( liều hằng ngày có hiểu quả nhất). Liều tối đa khuyến cáo 20mg/ngày và có thể cân nhắc sử dụng phối hợp với một thuốc lợi tiểu.

Người cao tuổi ( ≥ 65 tuổi): Liều khởi đầu là 2,5mg/lần/ngày, hiệu chỉnh liều theo đáp ứng huyết áp của bệnh nhân. Liều tối đa khuyến cáo : 10mg/lần/ngày.

Suy thận: Kiểm tra chức năng thận trước khi điều trị nếu có nghi ngờ tổn thương thận.

Clcr: 30-80ml/phút: Liều phải giảm, liều khởi đầu khuyến cáo 2,5mg/ngày.

Clcr: 10-29ml/phút: Không nên dùng.

Clcr: ˂ 10ml/phút: Chống chỉ định dùng imidapril.

Suy gan: Cần thận trọng khi sử dụng imidapril ở bệnh nhân suy gan. Liều khởi đầu được khuyến cáo là 2,5mg/lần/ngày.

Đối với bệnh nhân dễ bị tụt huyết áp sau khi uống liều đầu tiên, phải điều trị tình trạng thiếu hụt nước, điện giải và ngừng tất cả các thuốc lợi tiểu đang dùng trong 2-3 ngày trước khi dùng imidapril. Nếu không, giảm liều đầu tiên còn 2,5mg/ngày.

Tăng huyết áp kèm suy tim: liều đầu tiên 2,5mg/ngày, theo dõi sát và tăng dần đến liều đích tùy theo khả năng dung nạp của bệnh nhân.

4. Cách dùng:

Imidapril được dùng theo đường uống. Ngày uống 1 lần, 15 phút trước bữa ăn và nên uống vào một thời điểm cố định trong ngày. Vì bệnh nhân có thể bị hạ huyết áp liều đầu sau khi sử dụng Imidapril, nên uống liều đầu tiên trước giờ đi ngủ.

5. Tác dụng không mong muốn:

Thường gặp: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ho khan, mệt mỏi, ngủ gà.

Ít gặp: Rối loạn tiêu hóa, viêm phế quản, đánh trống ngực, đau chi, phù, tăng men gan.

6. Cách xử trí khi dùng quá liều:

Quá liều: Khi sử dụng quá liều imidapril có thể dẫn tới các triệu chứng bao gồm: Hạ huyết áp quá mức, nhịp tim chậm, rối loạn điện giải, sốc, bất tỉnh và suy giảm chức năng thận.

Xử trí: Thường xuyên kiểm tra điện giải và nồng độ creatinine huyết thanh. Điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ, bao gồm rửa dạ dày, sử dụng các chất hấp phụ và natri sulfat trong vòng 30 phút sau khi quá liều.

Nếu xảy ra tình trạng hạ huyết áp quá mức cần đặt bệnh nhân trong tư thế chống sốc, truyền natri clorid 0,9%. Có thể tiêm atropine để điều trị nhịp tim chậm và tình trạng kích thích thần kinh phế vị quá mức. Một số trường hợp có thể cân nhắc máy tạo nhịp. Nếu cần thẩm tách máu cần tránh sử dụng mang có hệ số lọc cao.

7. Lưu ý khi sử dụng Imidapril:

Thận trọng khi sử dụng Imidapril cho bệnh nhân có bệnh thận nặng, bệnh nhân bị hẹp động mạch thận hai bên.

Các đối tượng đặc biệt cần thận trọng khi dùng Imidapril:

Bệnh nhân tăng huyết áp nghiêm trọng.

Bệnh nhân đang thẩm phân lọc máu.

Bệnh nhân đang sử dụng thuốc lợi tiểu.

Bệnh nhân đang tuân theo chế độ ăn kiêng muối nghiêm ngặt.

8. Tương tác thuốc:

Thuốc chống tăng huyết áp nhóm chẹn beta chẹn kênh calci dẫn chất dihydropyridin: Dùng đồng thời làm tăng tác dụng hạ huyết áp.

Thuốc lợi tiểu: Dùng đồng thời với imidaril có thể gây hạ huyết áp nặng khi sử dụng liều imidapril đầu tiên, nhất là khi dùng thuốc lợi tiểu ở liều cao. Trường hợp bệnh nhân suy thận hoặc hạ kali huyết cần thận trọng và theo dõi chặt chẽ bệnh nhân khi phối hợp 2 loại thuốc này.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Sử dụng NSAIDs có thể làm tăng huyết áp của những bệnh nhân đang dùng thuốc chống tăng huyết áp ( bao gồm các thuốc ức chế enzyme chuyển angiotensin). Có thể gây tăng nguy cơ suy thận và tăng kali huyết thanh nên cần thận trọng và theo dõi chặt chẽ khi phối hợp 2 thuốc này.

Lithi: Dùng đồng thời với imidapril, làm tăng nồng độ lithi trong máu dẫn đến ngộ độc lithi. Theo dõi chặt chẽ bệnh nhân, giám sát biểu hiện độc tính của lithi và nồng độ lithi trong huyết tương.

Epoetin: Epoetin gây tăng huyết áp nếu dùng đồng thời với imidapril làm giảm tác dụng hạ huyết áp của imidapril. Về lý thuyết tác dụng cộng hợp tăng kali huyết thanh có thể xảy ra khi dùng đồng thời thuốc ức chế enzyme chuyển angiotensin với epoetin.

Thuốc lợi tiểu giữ kali, các chế phẩm bổ sung chứa kali: Dùng đồng thời với imidapril làm tăng kali huyết thanh, đặc biệt ở bệnh nhân suy thận mắc kèm. Trong trường hợp cần thiết phải sử dụng đồng thời, định kỳ theo dõi nồng độ kali huyết thanh của bệnh nhân.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Lương Ngọc Khánh Ngân

(Tài liệu tham khảo: Theo tờ hướng dẫn từ nhà sản xuất)


ultracet.png

Biệt dược : Ultracet tab
Hoạt chất chính : tramadol hydrochlorid + paracetamol
Hàm lượng : 37.5mg + 325mg
Mã ATC: N02AJ13
Nhóm thuốc : thuốc giảm đau hạ sốt dạng kết hợp (có chất gây nghiện)
Ảnh minh họa: nguồn Internet.
1.Chỉ định

Điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng, khi các phương pháp điều trị thay thế khác không đem lại hiệu quả.

2.Chống chỉ định
  • Người bệnh mẫn cảm với tramadol, paracetamol hay bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Người bệnh mẫn cảm với các thuốc thuộc nhóm opioid;
  • Người bệnh ngộ độc cấp tính do rượu, chất ma túy, thuốc ngủ, thuốc giảm đau trung ương hay các thuốc hướng thần;
  • Người bệnh đang điều trị bằng thuốc ức chế monoamin oxidase hoặc đã ngưng sử dụng thuốc trong vòng 2 tuần trước đó;
  • Người bệnh suy gan nặng, động kinh không được kiểm soát bằng điều trị.
3.Liều dùng

Người lớn và trẻ em trên 16 tuổi

  • Thuốc Ultracet nên được chỉ định ở người bệnh có mức độ đau từ trung bình đến nặng cần sử dụng phối hợp giữa tramadol và  Liều dùng thuốc được hiệu chỉnh phụ thuộc vào mức độ đau và khả năng đáp ứng của người bệnh;
  • Liều thuốc Ultracet tối đa là 1 – 2 viên cách 4 – 6 giờ, liều thuốc tối đa là 8 viên/ngày;
  • Thuốc có thể được uống cùng với thức ăn hoặc không cùng với thức ăn;
  • Trường hợp cần điều trị kéo dài bằng thuốc Ultracet, người bệnh cần được theo dõi thường xuyên và đánh giá về nguy cơ có nên tiếp tục điều trị hay không.

Trẻ em dưới 16 tuổi

Hiện chưa có nghiên cứu chứng minh hiệu quả và độ an toàn khi điều trị bằng thuốc Ultracet ở trẻ em dưới 16 tuổi.

Người cao tuổi

Không có sự khác biệt về độ an toàn hay tính chất dược động học ở người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên). Vì vậy, đối với người bệnh dưới 75 tuổi có chức năng gan, thận bình thường thì không cần hiệu chỉnh liều thuốc. Đối với người bệnh trên 75 tuổi, quá trình đào thải thuốc có thể bị kéo dài, trong một số trường hợp cần hiệu chỉnh lại liều thuốc.

Người bệnh suy thận

Khuyến cáo nên tăng khoảng cách dùng thuốc Ultracet ở người bệnh có độ thanh thải creatinin nhỏ hơn 30 ml/phút (liều dùng không vượt quá 2 viên mỗi 12 giờ).

Người bệnh suy gan

Không sử dụng thuốc Ultracet ở người bệnh suy gan nặng. Đối với người bệnh suy gan mức độ trung bình và nhẹ nên cân nhắc kéo dài thời gian dùng thuốc.

4.Tác dụng không mong muốn (ADR)
  • Toàn thân: Mệt mỏi, nóng bừng, suy nhược cơ thể;
  • Hệ thần kinh ngoại biên và thần kinh trung ương: Run, đau đầu;
  • Hệ tiêu hóa:Táo bón, tiêu chảy, đau bụng, khô miệng, đầy hơi, nôn;
  • Rối loạn tâm thần: Lo lắng, chán ăn,mât ngủ, phấn chấn, bồn chồn;
  • Da và các phần phụ của da: Tăng tiết mồ hôi, ngứa, phát ban;
  • Rối loạn tim mạch: Làm nặng thêm tình trạngtăng huyết áp;
  • Rối loạn nhịp tim: Đánh trống ngực, loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh;
  • Hệ thống gan mật: Xét nghiệm gan bất thường;
  • Rối loạn thị lực: Thay đổi tầm nhìn.
5.Lưu ý khi sử dụng thuốc
  • Chứng co giật: Đã có báo cáo về nguy cơ xảy ra chứng co giật sau khi điều trị bằng tramadol. Nguy cơ co giật tăng lên khi sử dụng liều tramadol lớn hơn liều khuyến cáo hoặc khi sử dụng đồng thời với các thuốc sau: Thuốc chống trầm cảm ba vòng (cyclobenzaprin, promethazin), chất ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin (thuốc giảm cảm giác thèm ăn nhóm SSRI,thuốc chống trầm cảm), thuốc opioid, thuốc ức chế men MAO, thuốc an thần… Nguy cơ co giật cũng tăng lên ở người có tiền sử co giật, bệnh nhân động kinh.
  • Phản ứng dạng phản vệ: Người bệnh có tiền sử mắc phản ứng phản vệ với codein, thuốc nhóm opioid có thể làm tăng nguy cơ xảy ra phản ứng dạng phản vệ.
  • Suy hô hấp: Thận trọng khi điều trị bằng thuốc Ultracet tab ở người bệnh có nguy cơsuy hô hấp. Dùng liều cao tramadol với thuốc gây mê, thuốc gây tê hoặc rượu có thể dẫn đến suy hô hấp.
  • Dùng cùng với thuốc ức chế thần kinh trung ương: Thận trọng và giảm liều thuốc Ultracetở người bệnh đang điều trị bằng thuốc ức chế thần kinh trung ương như thuốc opioid, rượu, thuốc gây mê, thuốc phenothiazin, thuốc an thần hoặc thuốc ngủ.
  • Tăng áp lực nội sọ, chấn thương đầu. Thận trọng khi điều trị bằng thuốc Ultracet ở người bệnh bị chấn thương đầu hoặctăng áp lực nội sọ.
  • Người bệnh nghiện thuốc opioid. Không sử dụng thuốc Ultracetở người bệnh nghiện thuốc opioid. Thành phần Tramadol trong thuốc gây tái nghiện ở một số người bệnh trước đó từng bị nghiện thuốc opioid.
  • Dùng với rượu:Người bệnh nghiện rượu mạn tính nặng làm tăng nguy cơ nhiễm độc gan khi dùng quá liều thuốc paracetamol.
  • Cai thuốc:Các triệu chứng có thể xảy ra khi người bệnh dừng thuốc Ultracet một cách đột ngột. Các triệu chứng cai thuốc như lo lắng thái quá, hoảng sợ, ảo giác, ù tai, dị cảm…
  • Người bệnh suy thận:Đối với người bệnh có độ thanh thải creatinin huyết thanh dưới 30ml/phút được khuyến cáo nên tăng khoảng cách giữa các liều dùng thuốc Ultracet tab để không vượt quá liều 2 viên mỗi 12 giờ.
  • Người bệnh suy gan:Khuyến cáo không sử dụng thuốc ở người bệnh suy gan nặng.
  • Phản ứng ngoài da:Hội chứng Steven – Johnson, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính, hội chứng hoại tử da nhiễm độc do sử dụng thuốc có thể xảy ra, tuy nhiên tỷ lệ rất thấp. Vì vậy, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc ngay khi có triệu chứng của các phản ứng ngoài da.
  • Nguy cơ giảm natri huyết: Thường gặp hơn ở người bệnh có sẵn yếu tố nguy cơ như người bệnh cao tuổi, người bệnh đang được điều trị đồng thời bằng thuốc gây giảm natri huyết.
  • Sự dung nạp và phụ thuộc về thể chất, tinh thần có thể xảy ra ngay ở liều điều trị. Vì vậy nhu cầu điều trị bằng thuốc giảm đau gây nghiện trên lâm sàng nên được xem xét thường xuyên. Không sử dụng quá liều thuốc được khuyến cáo, không sử dụng cùng với các thuốc có chứa tramadol, paracetamol.
  • Phụ nữ đang mang thai: Thuốc Ultracetqua được hàng rào nhau thai và gây hại cho thai nhi. Vì vậy, chống chỉ định sử dụng thuốc Ultracet ở phụ nữ đang mang thai.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Thuốc không được khuyến cáo trong điều trị ở phụ nữ đang cho con bú, vì độ an toàn và hiệu quả chưa được nghiên cứu trên trẻ sơ sinh.
6.Tương tác thuốc

Thuốc Ultracet có thể tương tác với các thuốc sau đây:

  • Thuốc ức chế CYP2D6: fluoxetine, quinidine, bupropion, paroxetine…;
  • Thuốc ức chế CYP3A4: thuốc trị nấm, kháng sinh nhóm macrolide;
  • Thuốc ức chế CYP3A4: Carbamazepine, rifampicin, phenytoin;
  • Thuốc giảm đau trung ương: Codein, morphin;
  • Thuốc ức chế seretonin: Thuốc chống trầm cảm;
  • Thuốc ức chế men MAO: Tranylcypromine, phenelzine, linezolid;
  • Thuốc giãn cơ: Gây suy hô hấp và giảm thần kinh cơ;
  • Thuốc lợi tiểu: Giảm tác dụng của thuốc lợi tiểu;
  • Digoxin, wafarin;
  • Thuốc giảm ngưỡng co giật như bupropion, thuốc chống trầm cảm ức chế hấp thu serotonin, thuốc an thần kinh và thuốc chống trầm cảm ba vòng;
  • Thuốc đối kháng chủ vận opioid (nalbuphin, buprenorphin, pentazocin): Giảm hiệu quả đau của thuốc Ultracet bằng cách chẹn cạnh tranh tại các thụ thể.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị

       Dược sĩ 

Đinh Khắc Thành Đô

(Nguồn : Drugbank.vn, Tờ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất)


sertralin.png

Tên chung quốc tế: Sertraline
Mã ATC: N06A B06
Loại thuốc: Thuốc chống trầm cảm (loại ức chế tái thu hồi serotonin).
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén, viên bao phim  25 mg, 50 mg và 100 mg.
Lọ 100 ml dung dịch uống 20 mg/ml, có 12% ethanol.
Ảnh minh họa: nguồn Internet.
Dược lý và cơ chế tác dụng

Sertralin là dẫn chất của naphthylamin, có tác dụng chống trầm cảm do ức chế chọn lọc tái thu hồi serotonin (5-hydroxytryptamin, 5-HT). Thuốc ít hoặc không có tác dụng ức chế tái thu hồi noradrenalin hoặc dopamin và không có tác dụng nhiều kháng cholinergic, kháng histamin hoặc chẹn alpha hoặc beta-adrenergic ở liều điều trị. Do đó, các tác dụng phụ phổ biến do chẹn các thụ thể muscarin (thí dụ như khô mồm, nhìn mờ, bí đái, táo bón, lú lẫn), thụ thể alpha-adrenergic (thí dụ như giảm huyết áp tư thế đứng) và thụ thể H1 và H2 histamin (thí dụ buồn ngủ) thấp hơn ở người dùng sertralin so với người dùng thuốc chống trầm cảm ba vòng và 1 số thuốc chống trầm cảm khác. Sertralin không ức chế monoaminoxidase.

Dược động học

Sertralin hấp thu chậm qua đường tiêu hóa. Sinh khả dụng trên người chưa được đánh giá đầy đủ do không có dạng tiêm tĩnh mạch. Trên động vật, sinh khả dụng của sertralin khoảng 22 – 36% và sinh khả dụng dạng viên uống tương đương dạng dung dịch uống. Nếu uống viên nén cùng với thức ăn, diện tích AUC tăng nhẹ, nồng độ đỉnh tăng khoảng 25% và thời gian đạt được nồng độ đỉnh giảm từ 8 giờ xuống 5,5 giờ. Nếu uống dung dịch cùng thức ăn, thời gian đạt được nồng độ đỉnh trong huyết tương tăng từ 5,9 giờ tới 7,0 giờ. Thời gian đạt nồng độ đỉnh khoảng 4,5 – 8,5 giờ sau khi uống 50 – 200 mg ngày 1 lần, trong 14 ngày. Nồng độ đỉnh và sinh khả dụng của thuốc tăng ở người cao tuổi. Thuốc đạt trạng thái ổn định sau khi uống khoảng một tuần. Sertralin  phân bố rộng rãi vào các mô và dịch cơ thể, qua được hàng rào máu-não và sữa mẹ. Thuốc liên kết với protein huyết tương khoảng 98%, chủ yếu là albumin và ỏ1-acid glycoprotein. Sertralin được chuyển hóa ở gan, chất chuyển hóa chính là N-desmethylsertralin kém hoạt tính hơn sertralin. Nhưng mối liên quan giữa nồng độ trong huyết tương của sertralin và N-desmethylsertralin với tác dụng điều trị và/hoặc độc tính của thuốc chưa được xác định rõ. Sertralin được thải trừ chủ yếu dưới dạng chuyển hoá ra phân và nước tiểu với lượng xấp xỉ ngang nhau. Nửa đời thải trừ của sertralin khoảng 25 – 26 giờ và nửa đời thải trừ của N-desmethylsertralin  khoảng 62 – 104 giờ. ở người cao tuổi, nửa đời thải trừ có thể tăng (khoảng 36 giờ). Tuy vậy sự thải trừ kéo dài không quan trọng về lâm sàng và không cần điều chỉnh liều. Vì sertralin chuyển hoá mạnh ở gan nên tổn thương gan có thể tác động đến đào thải thuốc. Nhà sản xuất khuyến cáo cần thận trọng dùng thuốc cho người bị tổn thương gan, với liều thấp hơn hoặc ít lần hơn. Dược động sertralin không bị tác động do tổn thương thận.

Chỉ định

Bệnh trầm cảm.

Hội chứng hoảng sợ.

Rối loạn xung lực cưỡng bức ám ảnh.

Rối loạn stress sau chấn thương.

Rối loạn lo âu trước kỳ kinh

Rối loạn xuất tinh sớm.

Chống chỉ định

Mẫn cảm với thuốc.

Dùng dung dịch uống sertralin đồng thời với disulfiram vì trong dung dịch có 12% ethanol và các thuốc khác có khả năng gây phản ứng giống disulfiram (thí dụ metronidazol).

Đang dùng hoặc đã dùng IMAO trong vòng hai tuần, có thể dẫn đến tử vong.

Thận trọng

Do bệnh nhân trầm cảm, hay có ý tưởng hoặc hành vi tự sát nhất là khi mới dùng thuốc, vì vậy cần giám sát chặt chẽ bệnh nhân và khởi đầu nên dùng liều thấp để giảm nguy cơ quá liều. Trong điều trị rối loạn xung lực cưỡng bức ám ảnh, đặc biệt ở trẻ em cần phải giám sát chặt chẽ.

Dùng thận trọng với người nghiện rượu.

Mặc dù sertralin ít có tác dụng gây buồn ngủ hơn các thuốc chống trầm cảm khác, nhưng vẫn phải thận trọng với người lái tàu xe hoặc vận hành máy móc và nhất là khi dùng đồng thời với thuốc ức chế thần kinh trung ương.

Dùng thận trọng với bệnh nhân động kinh, hưng cảm, rối loạn đông máu, suy gan, suy thận, hạ natri máu, chán ăn, giảm cân, suy tuyến giáp. Nên giảm liều ở bệnh nhân suy gan.

Cần thận trọng khi dùng sertralin cho người cao tuổi vì dễ bị hạ natri huyết và hội chứng tiết hormon kháng niệu không thích hợp (SIADH). Cần giám sát định kỳ (đặc biệt trong vài thángđầu) natri huyết.

Sertralin có thể gây chán ăn và sụt cân, nên cần thận trọng khi dùng cho người bệnh nhẹ cân.

Thời kỳ mang thai

Chưa có tài liệu nghiên cứu về dùng sertralin cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, do thuốc qua được nhau thai nên có thể gây tác dụng không mong muốn trên thần kinh của thai nhi. Vì vậy, không dùng sertralin trong thời kỳ mang thai trừ khi thật cần thiết, khi cân nhắc thấy lợi ích lớn hơn rủi ro.

Thời kỳ cho con bú

Sertralin phân bố vào sữa mẹ nên có thể gây tác dụng không mong muốn đối với trẻ bú mẹ. Vì vậy, phụ nữ đang nuôi con bú dùng sertralin phải rất thận trọng.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Tác dụng không mong muốn của sertralin tương tự các thuốc ức chế chọn lọc tái thu hồi serotonin khác (fluoxetin, paroxetin). Tác dụng không mong muốn thường gặp trên tiêu hóa (buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy) và trên thần kinh trung ương (run, mất ngủ).

Thường gặp, ADR > 1/100

Trên thần kinh trung ương: Nhức đầu, buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, mất ngủ.

Trên tiêu hoá: Buồn nôn, khô miệng, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, chán ăn, buồn nôn, đầy hơi, đau bụng, rối loạn vị giác.

Phản ứng mẫn cảm: Toát mồ hôi, ban da (ban đỏ, viêm nang lông, dát sần, mụn mủ).

Nội tiết: Chán ăn hoặc thèm ăn và tăng cân, giảm nhẹ acid uric huyết thanh, tăng cholesterol toàn phần và triglycerid.

Tim mạch: Đỏ bừng, đánh trống ngực, đau ngực.

Mắt và tai: Rối loạn chức năng nhìn, ù tai.

Trên cơ xương: Đau cơ, đau lưng.

Ít gặp, 1/1000 <ADR < 1/100

Trên tiêu hóa: Chứng khó nuốt, viêm thực quản, sâu răng, viêm dạ dày, viêm ruột, ợ hơi, tăng tiết nước bọt.

Tim mạch, huyết áp: Nhịp tim nhanh, giãn mạch, hạ huyết áp thế đứng, hạ huyết áp, co thắt mạch ngoại vi, tăng huyết áp.

Mắt và chức năng nghe: Rối loạn điều tiết, viêm kết mạc, giãn đồng tử,  đau mắt, đau tai.

Các phản ứng da: Trứng cá, rụng tóc, khô da, mày đay, ngứa, nhạy cảm ánh sáng. Tuy nhiên, các phản ứng này cũng không xác định được có phải do sertralin không.

Cơ: Viêm cơ, viêm khớp, co cơ hoặc yếu cơ.

Trên chuyển hoá: Khát, giảm cân.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Thần kinh: Co giật, suy nhược, loạn tính khí, loạn động, giảm trương lực cơ, hội chứng cai thuốc.

Tim mạch: Nhồi máu cơ tim, đau ngực vùng trước tim hoặc dưới xương ức. Ngoài ra, giãn mạch, phù mạch, ngất.

Tiêu hóa: Viêm loét niêm mạc đường tiêu hóa như: viêm miệng, viêm lưỡi, viêm túi thừa, viêm dạ dày, chảy máu ổ loét dạ dày, chảy máu trực tràng, viêm đại tràng.

Phản ứng da: Ban bọng nước, chàm, viêm da tiếp xúc, mất màu da và rậm lông.

Các phản ứng dị ứng: Phù nề và một số phản ứng da nguy hiểm có thể gây tử vong như Stevens – Johnson, viêm mạch, ban đỏ nhiều dạng.

Mắt và chức năng nghe: Bài tiết ở mắt không bình thường, khuyết tật ở thị trường nhìn, khô mắt, song thị, ám điểm, chảy máu, glôcôm; rối loạn chức năng nghe và mê đạo.

Chuyển hóa: Mất nước, hạ glucose máu.

Trên máu: Chảy máu bất thường hoặc chảy máu do giảm porphyrin. Thay đổi chức năng tiểu cầu. Ngoài ra, huyết khối, thiếu máu.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Các ADR thường thấy trong tuần đầu hoặc 2 tuần đầu điều trị. Tỷ lệ ADR tăng khi tăng liều.

Các nghiên cứu tiền lâm sàng không thấy sertralin gây quen thuốc và hội chứng cai thuốc sau khi ngừng dùng. Tuy nhiên, các triệu chứng lâm sàng cho thấy hội chứng cai thuốc có thể xảy ra sau vài ngày ngừng thuốc.

Các triệu chứng thường gặp là hội chứng giống cúm như: Mệt mỏi, khó chịu ở dạ dày (buồn nôn), chóng mặt, nhức đầu nhẹ, run, lo âu, lạnh, toát mồ hôi, mất phối hợp vận động. Ngoài ra rối loạn trí nhớ, mất ngủ, dị cảm, nhức đầu, cảm giác giống choáng, hồi hộp, kích động hoặc công kích. Các phản ứng loại này thường tự giảm đi hoặc được cải thiện sau một vài tuần. Để tránh hội chứng cai thuốc, nên giảm dần liều của sertralin trước khi ngừng thuốc.

Cũng giống các thuốc tác dụng trên hệ thần kinh trung ương khác, nên đánh giá cẩn thận tình trạng quen thuốc ở bệnh nhân trước khi dùng sertralin. Nếu bệnh nhân có tiền sử quen một thuốc nào đó thì khi điều trị cần phải giám sát chặt chẽ các dấu hiệu quen thuốc.

Liều lượng và cách dùng

Cách dùng: Nên uống thuốc một lần mỗi ngày vào buổi sáng hoặc chiều. Thức ăn ảnh hưởng ít đến hấp thu thuốc. Đối với dạng thuốc dung dịch, sau khi đã tính được liều thích hợp, phải đong chính xác bằng ống nhỏ giọt đã định lượng do nhà sản xuất cung cấp  rồi hòa vào dung môi kèm theo thuốc, nếu không có, có thể thay bằng 120 ml nước chín, nước ngọt có ga hoặc dung dịch nước cam, nước quít. Đổ dịch thuốc đã tính liều vào dung môi hòa loãng rồi uống ngay không được để lâu. Sau khi trộn, dịch thuốc có thể bị đục nhưng không ảnh hưởng đến tác dụng, trừ khi pha xong để lâu mới uống.

Muốn ngừng thuốc phải giảm liều từ từ. Không nên ngừng thuốc đột ngột để tránh hội chứng cai thuốc.

Không cần điều chỉnh liều ở người suy thận. Dùng thận trọng và giảm liều hoặc giảm số lần dùng ở người suy gan do thuốc chuyển hóa nhiều ở gan.

Liều lượng:

Bệnh trầm cảm:

Người lớn, liều khởi đầu 50 mg, ngày 1 lần. Cứ sau ít nhất 1 tuần, nếu không có đáp ứng lâm sàng có thể tăng thêm từng bậc 50 mg cho đến liều tối đa 200 mg mỗi ngày. Đa số người bệnh đáp ứng với liều 50 – 100 mg mỗi ngày. Mỗi đợt điều trị kéo dài nhiều tháng (thường khoảng 6 tháng) để đề phòng nguy cơ tái phát. Không có chỉ định dùng cho người dưới 18 tuổi.

Rối loạn xung lực cưỡng bức ám ảnh: Người lớn và trẻ em từ 13 tuổi trở lên, liều khởi đầu 50 mg; trẻ em 6 – 12 tuổi 25 mg, ngày 1 lần. Cứ sau ít nhất 1 tuần, nếu bệnh không cải thiện được thì tăng thêm mỗi ngày 50 mg (trẻ em 6 – 12 tuổi tăng 25 mg) cho đến liều tối đa 200 mg mỗi ngày. Đa số người bệnh đáp ứng với liều 50 – 100 mg mỗi ngày (trẻ em 6 – 12 tuổi 25 – 50 mg). Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Rối loạn hoảng sợ: Người lớn, liều khởi đầu 25 mg, ngày 1 lần. Cứ sau 1 tuần nếu bệnh không được cải thiện thì tăng thêm mỗi ngày 25 mg cho đến liều tối đa 200 mg mỗi ngày.

Rối loạn stress sau chấn thương: Người lớn, liều khởi đầu 25 mg, ngày 1 lần. Sau một tuần, phải tăng liều lên thành 50 mg, ngày 1 lần. Nếu không có cải thiện lâm sàng rõ rệt, cứ sau ít nhất 1 tuần có thể tăng thêm từng bậc cho đến liều tối đa 200 mg mỗi ngày.  Không dùng cho trẻ em.

Thời gian điều trị đối với 4 trường hợp trên cần nhiều tháng hoặc lâu hơn nếu người bệnh có đáp ứng. Nhưng định kỳ cần đánh giá kết quả điều trị để giảm liều đến mức thấp nhất còn hiệu quả hoặc trước khi muốn ngừng thuốc hoặc chuyển sang thuốc khác.

Rối loạn lo âu trước kỳ kinh: Liều trung bình 50 – 150 mg/ngày.

Rối loạn xuất tinh sớm: Liều trung bình 25 – 50 mg/ngày.

Tương tác thuốc

Một số thuốc khi dùng cùng sertralin có thể gây hội chứng serotonin: Thuốc chống trầm cảm loại ức chế tái thu hồi serotonin và thuốc chống trầm cảm khác, thuốc cường hệ serotoninergic (gây tiết serotonin). Hội chứng serotonin gồm có: Triệu chứng tâm thần kích động, lo âu, bồn chồn và các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy. Trường hợp nặng có thể co giật, suy hô hấp, tăng huyết áp và tử vong. Đặc biệt, không được phối hợp sertralin với các thuốc ức chế MAO hoặc trong vòng hai tuần sau khi ngừng điều trị bằng các thuốc ức chế MAO vì có thể gây hội chứng serotonin nặng, nguy hiểm đến tính mạng.

Sumatriptan: Sertralin  khi dùng đồng thời với sumatriptan có thể làm tăng tần suất cơn đau nửa đầu, gây mệt mỏi, giảm phản xạ và mất phối hợp động tác.

Thuốc chuyển hóa qua gan hoặc ảnh hưởng tới enzym microsom gan: sertralin bị chuyển hóa bởi enzym cytochrom P450 (CYP)2D6, đồng thời ức chế hoạt tính của enzym. Vì vậy cần thận trọng khi dùng sertralin đồng thời với các thuốc chuyển hóa bởi CYP2D6 nhất là những thuốc có chỉ số điều trị hẹp như thuốc chống trầm cảm ba vòng, chống loạn nhịp tim nhóm 1C (propafenon, flecainid) và một số phenothiazin như thioridazin vì có thể gây tăng tác dụng không mong muốn và độc tính của thuốc.

Sertralin cũng ức chế CYP3A4, nhưng yếu hơn nhiều so với nhiều thuốc khác, nên nhà sản xuất cho là mức độ ức chế hoạt tính CYP3A4 của sertralin không quan trọng về lâm sàng. Tuy nhiên, khi phối hợp với carbamazin, 1 cơ chất của CYP3A4, vẫn nên theo dõi nồng độ carbamazin trong huyết tương.

Thuốc gắn với protein: Vì sertralin gắn nhiều với protein huyết tương nên cần thận trọng khi dùng cùng các thuốc cũng gắn nhiều với protein huyết tương (thuốc chống đông máu, digitoxin…) vì có thể làm tăng độc tính. Đối với digoxin, không cần điều chỉnh liều.

Các thuốc khác: Cần thận trọng khi dùng sertralin cùng các thuốc như các benzodiazepin, lithium, rượu, thuốc hạ glucose huyết, cimetidin vì có thể tăng tác dụng không mong muốn.

Độ ổn định và bảo quản

Thuốc bảo quản trong bao bì kín, ở nhiệt độ 15 – 30oC.

Tương kỵ

Dạng thuốc dung dịch dễ bị kết tủa khi hòa với nước.

Quá liều và xử trí

Nhiễm độc cấp:

Liều gây chết cấp tính ở người chưa biết.

Quá liều thường gây tăng quá mức tác dụng dược lý và tác dụng phụ của thuốc. Các triệu chứng thường gặp khi quá liều gồm: buồn ngủ, lo âu, buồn nôn, nôn, nhịp tim nhanh, thay đổi điện tâm đồ, giãn đồng tử. Một số tác dụng không mong muốn như nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, sốt cao, mặt đổ, run các đầu chi đã gặp ở 1 trẻ em sau khi uống nhầm serotonin, phản ứng giống như hội chứng serotonin.

Xử trí: Sertralin không có thuốc giải độc đặc hiệu. Vì vậy, khi quá liều thường điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Nếu mới ngộ độc, có thể gây nôn. Nếu người bệnh hôn mê hoặc lên cơn co giật không có phản xạ nôn thì rửa dạ dày sau khi đã đặt nội khí quản để tránh hít phải nước rửa dạ dày. Dùng than hoạt (có thể phối hợp với sorbitol) ngay từ đầu hoặc sau khi gây nôn và rửa dạ dày . Cần duy trì hô hấp của bệnh nhân, thông khí và cho thở oxygen. Các phương pháp thẩm phân máu, thẩm phân màng bụng, lợi tiểu cưỡng bức, truyền máu không có hiệu quả do thể tích phân bố của sertralin lớn và liên kết nhiều với protein.

Nhiễm độc mạn:

Đã có 1 trường hợp được thông báo có hội chứng cai thuốc 2 ngày sau khi ngừng thuốc đột ngột. Các biểu hiện của hội chứng cai thuốc: Mệt mỏi, đau quặn bụng, tổn thương trí nhớ và triệu chứng giống cúm, chóng mặt, run, rét run, vã mồ hôi và mất phối hợp động tác, nhức đầu, đánh trống ngực … Các phản ứng này thường hết trong vòng 1 vài tuần sau. Để tránh hội chứng này, cần ngừng sertralin dần dần. Cần giám sát chặt các người bệnh có tiền sử nghiện thuốc để phát hiện các dấu hiệu của dùng thuốc sai liều hoặc lạm dụng thuốc (thí dụ như tăng liều do phát triển nhờn thuốc, hành vi tìm thuốc để uống).

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ

Trương Thị Hiền

(Theo tờ Hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất)


Bản Quyền © 2021 Bệnh Viện Lê Văn Thịnh - Thiết Kế và Phát Triển bởi Hân Gia Group