25 Tháng Ba, 2024 Truyền Thông

1. Dạng thuốc và hàm lượng 

Viên nén bao phim: 2,5 mg, 5 mg, 7,5 mg, 10 mg, 15 mg và 20 mg. Viên nén phân tán: 5 mg, 10 mg, 15 mg và 20 mg.

Bột thuốc pha tiêm: 10 mg (dùng để tiêm bắp).

Bột thuốc pha tiêm: 210 mg, 300 mg, 405 mg (dưới dạng giải phóng kéo dài, olanzapin pamoat dùng để tiêm bắp).

Viên nang phối hợp: 3 mg, 6 mg hoặc 12 mg olanzapin với 25 mg fluoxetin hydroclorid; 6 mg hoặc 12 mg olanzapin với 50 mg fluoxetin hydroclorid.

                                                                        Hình: nguồn internet

2. Dược lực học 

Olanzapin là thuốc chống loạn thần không điển hình, dẫn chất dibenzodiazepin. Thuốc có tác dụng chống loạn thần là do đối kháng với thụ thể dopamin D, và thụ thể serotonin (5-HT, 5-HT,) ở vùng não giữa – hệ viền và não giữa – vỏ não, làm giảm các triệu chứng dương tính và triệu chứng âm tính của bệnh tâm thần phân liệt. Không giống các thuốc chống loạn thần khác, olanzapin có tác dụng kháng dopamin tương đối yếu trên vùng não giữa – thể vân và cuống phễu – tuyến yên do vậy ít có nguy cơ hội chứng ngoại tháp và nguy cơ tăng tiết prolactin hơn. Ngoài ra thuốc còn đối kháng thụ thể alpha-adrenergic, thụ thể cholinergic, histaminergic, các thụ thể dopaminergic và serotonergic khác. Điều này giải thích một phần tác dụng an thần, giãn cơ, các tác dụng trên tim mạch, khô miệng, mê sảng, tác dụng hạ huyết áp và tăng cân của thuốc.

3. Dược động học 

Hấp thu: Sau khi uống, olanzapin hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa, tuy nhiên do bị chuyển hóa bước 1 ở gan nên. Sinh khả dụng đường uống chỉ đạt 60%. Thức ăn không ảnh hưởng đến hấp thu thuốc. Thuốc đạt nồng độ đỉnh trong máu sau uống 6 giờ. Nồng độ thuốc trong huyết tương đạt trạng thái ổn định sau 7 – 10 ngày. Khi tiêm bắp, nồng độ trong máu đạt cực đại sau khoảng 15 phút – 45 phút với nồng độ đạt gấp 5 lần so với khi uống.

Phân bố: Olanzapin phân bố nhanh và nhiều vào các mô, trong đó có TKTW. Thể tích phân bố của thuốc khoảng 1 000 lít. Tỷ lệ liên kết với protein huyết tương khoảng 93%, chủ yếu liên kết với Albumin và acid alpha-1 glycoprotein. Olanzapin và dẫn chất chuyển hóa liên hợp glucuronid qua được nhau thai và được bài xuất vào sữa mẹ. Lượng thuốc ổn định ở trẻ bú bằng khoảng 1,8% liều lượng thuốc của mẹ.

Chuyển hóa: Olanzapin được chuyển hóa ở gan trước khi thải trừ chủ yếu thông qua CYP1A2, một phần nhỏ thông qua CYP2D6 sau đó được liên hợp với acid glucuronic. Hai dẫn chất chuyển hóa chính là 4’-N-demethyl olanzapin và 10-N-glucuronid không còn hoạt tính.

Thải trừ: Sau khi uống, nửa đời thải trừ trong huyết tương của olanzapin khoảng 30 giờ (dao động từ 21 – 54 giờ). Nửa đời thải trừ tăng lên khoảng 1,5 lần ở người cao tuổi. Khoảng 57% và 30% lượng thuốc được đào thải tương ứng vào nước tiểu và phân, chủ yếu dưới dạng các dẫn chất chuyển hóa, một phần nhỏ (7%) dưới dạng nguyên vẹn. Dược động học của thuốc không thay đổi nhiều ở bệnh nhân suy thận.

4. Chỉ định 

                                                                                   Hình: nguồn internet

Điều trị bệnh tâm thần phân liệt.

Dự phòng rối loạn lưỡng cực tái phát. Điều trị rối loạn tâm thần hưng cảm.

Điều trị cơn kích động hoặc các rối loạn hành vi trong tâm thần phân liệt và tâm thần hưng cảm ở người lớn.

5. Chống chỉ định 

Olanzapine – Thuốc chống loạn thần kinh

Quá mẫn với olanzapin.

Không sử dụng đường tiêm bắp với bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, đau thắt ngực không ổn định, hạ huyết áp, loạn nhịp chậm nặng, hội chứng suy nút xoang, vừa phẫu thuật tim mạch.

6. Thận trọng 

Thuốc làm tăng nguy cơ tử vong và các bệnh mạch não trên các bệnh nhân có rối loạn tâm thần hoặc rối loạn hành vi liên quan đến sa sút trí tuệ, đặc biệt trên bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân khó nuốt, bệnh nhân suy dinh dưỡng, mất nước, bệnh nhân có các bệnh lý trên phổi.

Thuốc có thể làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh Parkinson, triệu chứng ảo giác.

Thận trọng khi sử dụng olanzapin cho bệnh nhân đái tháo đường, bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ cho đái tháo đường do thuốc có thể làm tăng đường huyết hoặc phát triển đợt cấp của đái tháo đường kèm nhiễm ceton máu, hôn mê, tử vong. Bệnh nhân cần được kiểm soát đường huyết trước khi điều trị, trong quá trình điều trị, 12 tuần sau điều trị và định kỳ sau đó. Kiểm tra cân nặng định kỳ 4, 8, 12 tuần sau khi bắt đầu điều trị và 3 tháng một lần sau đó. Thận trọng khi sử dụng thuốc cho các bệnh nhân có rối loạn hoặc có các yếu tố nguy cơ gây rối loạn lipid máu do thuốc có khả năng làm thay đổi các giá trị này. Cần kiểm tra định kỳ các giá trị lipid máu trước điều trị, 12 tuần sau khi bắt đầu điều trị và mỗi 5 năm sau đó.

Thuốc có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh lý ở bệnh nhân có phì đại tuyến tiền liệt, liệt ruột do tác dụng kháng cholinergic.

Thận trọng khi sử dụng thuốc trên các bệnh nhân có tăng enzym gan, bệnh nhân suy gan, bệnh nhân có tiền sử suy giảm chức năng gan hoặc đang dùng cùng các thuốc gây độc với gan do thuốc có thể làm tăng enzym gan. Ngừng thuốc nếu bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan.

Thận trọng khi sử dụng thuốc cho các bệnh nhân có giảm bạch cầu tổng/giảm bạch cầu trung tính do bất cứ nguyên nhân nào như: bệnh nhân đang dùng các thuốc gây giảm bạch cầu, bệnh nhân có tiền sử ức chế tủy xương do thuốc hoặc do các bệnh lý mắc kèm, bệnh nhân dùng phóng xạ hoặc các hóa trị liệu điều trị ung thư, bệnh nhân tăng bạch cầu ưa acid hoặc rối loạn tăng sinh tủy.

Thận trọng khi sử dụng thuốc cho các bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân có hội chứng kéo dài khoảng QT bẩm sinh, suy tim sung huyết, phì đại tế bào cơ tim, hạ Kali huyết, hạ magnesi huyết, dùng cùng các thuốc gây kéo dài khoảng QT do thuốc làm tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, tụt huyết áp thế đứng.

Thận trọng khi sử dụng olanzapin cho các bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu, bệnh nhân có tiền sử động kinh hoặc có các yếu tố nguy cơ gây giảm ngưỡng động kinh do thuốc có thể làm nặng thêm các tình trạng trên.

Thuốc có thể gây tăng cân, rối loạn chuyển hóa, tăng prolactin huyết trên trẻ em và thanh thiếu niên.

Thuốc có thể gây hội chứng thần kinh ác tính có nguy cơ đe dọa tính mạng với các triệu chứng tăng thân nhiệt, cứng cơ, thay đổi trạng thái tâm thần, rối loạn thần kinh thực vật tăng creatinin phosphokinase, tiêu cơ vân cấp, suy thận cấp. Cần ngừng điều trị nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng trên hoặc sốt cao không rõ nguyên nhân.

Olanzapine điều trị tâm thần phân liệt

7. Thời kỳ mang thai 

Chưa có đủ dữ liệu nghiên cứu về việc sử dụng olanzapin ở phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc qua được nhau thai, có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Thận trọng khi dùng olanzapin cho phụ nữ mang thai, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Các trẻ sơ sinh phải được theo dõi cẩn thận trong trường hợp bắt buộc dùng olanzapin cho mẹ ở giai đoạn cuối thai kì. Thuốc có thể gây hội chứng ngoại tháp, hội chứng cai thuốc với các triệu chứng như kích động, tăng trương lực cơ, giảm trương lực cơ, suy hô hấp, ngủ lơ mơ, rối loạn ăn uống cho trẻ sơ sinh.

8. Thời kỳ cho con bú 

Olanzapin được bài xuất vào sữa mẹ có thể gây ra các tác dụng ức chế TKTW ở trẻ bú mẹ. Do vậy, cần tránh sử dụng olanzapin cho phụ nữ đang cho con bú hoặc ngừng cho con bú khi bắt buộc phải điều trị cho mẹ.

9. Tác dụng không mong muốn (ADR) 

 Thường gặp 

Máu: tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu.

Chuyển hóa: tăng cholesterol huyết, tăng Glucose huyết, tăng triglycerid huyết, glucose niệu, tăng thèm ăn.

TKTW: chóng mặt, rối loạn vận động, hội chứng Parkinson, chứng đứng ngồi không yên.

Tiêu hóa: tăng enzym gan.

Da: phát ban.

Cơ, xương khớp: đau khớp.

Hệ sinh sản: rối loạn cương dương, giảm ham muốn tình dục.

Toàn thân: suy nhược, mệt mỏi, phù, sốt.

Một số ADR đang được nghiên cứu: tăng phosphatase kiềm, tăng creatinin phosphokinase, tăng acid uric.

   Ít gặp 

Hệ miễn dịch: phản ứng quá mẫn.

Chuyển hóa, dinh dưỡng: đợt cấp đái tháo đường đi kèm nhiễm toan ceton, hôn mê, có thể tử vong.

TKTW: co giật, loạn trương lực cơ cấp, rối loạn vận động muộn,

giảm trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, bồn chồn bất an.

Tim, mạch: loạn nhịp chậm, huyết khối tĩnh mạch sâu.

Hô hấp: chảy máu cam.

Tiêu hóa: chướng bụng.

Da: nhạy cảm với ánh sáng, rụng tóc.

Thận, tiết niệu: bí tiểu, tiểu không tự chủ, són tiểu.

Hệ sinh sản: mất kinh, căng ngực, tăng tiết sữa ở nam.

Một số ADR đang được nghiên cứu: tăng bilirubin toàn phần.

 Hiếm gặp 

Máu: giảm tiểu cầu.

Chuyển hóa: hạ thân nhiệt.

TKTW: hội chứng thần kinh ác tính, hội chứng cai thuốc.

Tim, mạch: nhịp nhanh thất.

Tiêu hóa: viêm tụy.

Gan, mật: viêm gan.

Cơ, xương khớp: tiêu cơ vân cấp.

Hệ sinh sản: cương dương kéo dài.

Chưa xác định được tần suất

Phản ứng trên da với tăng bạch cầu ưa acid và hội chứng toàn thân, hội chứng cai thuốc ở trẻ sơ sinh.

10. Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Ngừng thuốc trong trường hợp xuất hiện các biểu hiện của hội chứng an thần kinh ác tính. Điều trị hỗ trợ tích cực và theo dõi chặt bệnh nhân. Cần thận trọng khi sử dụng lại olanzapin cho bệnh nhân sau khi xuất hiện hội chứng an thần kinh ác tính: Nên lựa chọn các thuốc ít gây hội chứng này hơn và cần tăng liều từ từ cho bệnh nhân.

Ngừng thuốc hoặc giảm liều olanzapin nếu xuất hiện loạn động muộn trong quá trình sử dụng thuốc.

Giảm liều hoặc dùng thuốc ngày 1 lần lúc đi ngủ, nếu xuất hiện buồn ngủ trong quá trình sử dụng olanzapin.

Sử dụng các biện pháp điều trị dùng thuốc hoặc không dùng thuốc để điều chỉnh rối loạn lipid huyết nếu xuất hiện trong quá trình điều trị bằng olanzapin. Có thể cân nhắc sử dụng thay thế bằng các thuốc an thần kinh khác ít gây ảnh hưởng trên chuyển hóa lipid như risperidon, ziprasidon hay aripiprazol.

11. Liều lượng và cách dùng 

11.1 Cách dùng 

Olanzapin được dùng đường uống, có thể uống trong bữa ăn hoặc cách xa bữa ăn. Viên nén phân tán chứa olanzapin chi nên được tách khỏi vì thiếc ngay trước khi sử dụng, đặt ngay vào miệng để được hòa tan bởi nước bọt sau đó nuốt với nước hoặc không cần dùng nước. Các bệnh nhân có biểu hiện buồn ngủ kéo dài có thể sử dụng liều hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Với dạng tiêm bắp, dùng nước cất pha tiêm để hòa tan. Dung dịch này cần được sử dụng trong vòng 1 giờ sau khi hòa tan và chỉ được dùng để tiêm bắp sâu vào vùng cơ lớn, không được tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch. Viên olanzapin thông thường và viên nén phân tán có tác dụng tương đương.

Liều dùng của olanzapin phải được hiệu chỉnh thận trọng trên từng bệnh nhân và sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả.

11.2 Liều lượng 

Liều dùng cho người lớn 

Điều trị tâm thần phân liệt: Liều khởi đầu 10 mg, uống ngày 1 lần, hiệu chỉnh liều theo đáp ứng, liều tối đa khuyến cáo 20 mg/ngày. Liều duy trì: 10 – 20 mg/ngày, uống ngày 1 lần.

Đối với những bệnh nhân suy nhược, dễ hạ huyết áp hoặc những bệnh nhân chuyển hóa olanzapin chậm (phụ nữ, người không hút thuốc hoặc bệnh nhân trên 65 tuổi) rất nhạy cảm với tác dụng của olanzapin, liều khởi đầu khuyến cáo là 5 mg/ngày.

Dự phòng rối loạn lưỡng cực tái phát: Liều khởi đầu 10 mg/ngày, uống ngày 1 lần, hiệu chỉnh liều theo đáp ứng. Liều duy trì 5 – 20 mg/ngày. Liều tối đa 20 mg/ngày.

Điều trị rối loạn hưng cảm: Liều khởi đầu 15 mg/ngày, uống ngày 1 lần, hiệu chỉnh liều theo đáp ứng. Liều duy trì 5 – 20 mg/ngày. Liều tối đa 20 mg/ngày.

Cơn kích động cấp do tâm thần phân liệt hoặc do bệnh hưng cảm: Tiêm bắp olanzapin, khởi đầu 5 – 10 mg/liều (thường là 10 mg), sau 2 giờ có thể thêm 5 – 10 mg nữa nếu cần thiết. Người cao tuổi: Khởi đầu 2,5 – 5 mg, sau 2 giờ có thể thêm 2,5 – 5 mg nữa nếu cần thiết. Trong 24 giờ không tiêm quá 3 liều và liều tối đa kể cả đường tiêm và đường uống không vượt quá 20 mg/ngày. Thời gian tiêm bắp tối đa là 3 ngày và phải chuyển ngay sang uống khi có thể.

Bệnh nhân suy thận: Không cần hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận.

Bệnh nhân suy gan: Cần hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy gan. Tuy nhiên chưa có khuyến cáo hiệu chỉnh liều đặc hiệu nào được đưa ra. Cần theo dõi chặt bệnh nhân.

12. Tương tác thuốc 

Tránh phối hợp: Không nên phối hợp olanzapin với các thuốc điều trị Parkinson trên bệnh nhân Parkinson và sa sút trí tuệ do tăng nguy cơ tử vong. Tránh phối hợp olanzapin với metoclopramid do tăng nguy cơ xuất hiện hội chứng ngoại tháp, hội chứng an thần kinh ác tính

Các thuốc cần thận trọng khi phối hợp

Làm tăng tác dụng và độc tính của olanzapin: Dùng đồng thời olanzapin với các thuốc ức chế hệ TKTW (rượu, các dẫn chất benzodiazepin) làm tăng tác dụng hạ huyết áp tư thế của olanzapin. Các thuốc ức chế CYPIA2 (ciprofloxacin, fluvoxamin, các thuốc ức chế CYP1A2 khác) làm tăng nồng độ olanzapin trong máu do đó có thể làm tăng tác dụng và độc tính của thuốc, có thể cần dùng liều khởi đầu thấp hơn hoặc giảm liều duy trì nếu cần. Than hoạt làm giảm sinh khả dụng của olanzapin, do vậy nên uống ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi uống olanzapin.

Làm giảm tác dụng của olanzapin: Các thuốc gây cảm ứng CYP1A2 (carbamazepin, thuốc lá) làm giảm nồng độ olanzapin trong máu, có thể cần tăng liều nếu cần.

Làm tăng tác dụng và độc tính của một số thuốc khác: Olanzapin làm tăng tác dụng (táo bón, khô miệng, bí tiểu, an thần, rối loạn thị giác) của các thuốc kháng cholinergic, làm tăng tác dụng hạ huyết áp của các thuốc chống tăng huyết áp, làm tăng tác dụng kéo dài khoảng QT của các thuốc có nguy cơ.

Làm giảm tác dụng và độc tính của một số thuốc khác: Olanzapin có thể làm giảm tác dụng của Levodopa và các thuốc chủ dopamin.

13. Tương kỵ 

Dung dịch tiêm bắp chứa olanzapin không được trộn lẫn với dung dịch có chứa các dẫn chất benzodiazepin (lorazepam, Diazepam) do tạo kết tủa. Dung dịch tiêm bắp có chứa Haloperidol không được trộn cùng bơm tiêm với dung dịch tiêm bắp chứa olanzapin do pH kiềm của dung dịch này sẽ phá hủy dược chất olanzapin.

14. Quá liều và xử trí 

Triệu chứng: Quá liều gây tử vong ở bệnh nhân thường với mức liều trên 450 mg. Các triệu chứng quá liều thường gặp: loạn nhịp nhanh, kích động, rối loạn ngôn ngữ, hội chứng ngoại tháp, suy giảm ý thức từ mức độ an thần cho đến hôn mê, đôi khi xuất hiện mê sảng, co giật, hội chứng thần kinh ác tính, suy hô hấp, tăng hoặc giảm huyết áp, ngừng tim và hô hấp.

Xử trí: Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu. Biện pháp giải độc chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc hỗ trợ, theo dõi chức năng tim mạch và các dấu hiệu sinh tồn. Rửa dạ dày cùng với uống than hoạt để loại bỏ và ngăn cản hấp thu phần thuốc còn lưu lại trong đường tiêu hóa. Duy trì thông khí hỗ trợ và liệu pháp oxygen. Điều trị tụt huyết áp và trụy tuần hoàn cho bệnh nhân.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ Huỳnh Thị Thanh Thủy

(Nguồn: Theo dược thư Quốc gia Việt Nam 2022)

 

 

 

 



25 Tháng Ba, 2024 Truyền Thông

Thuốc Combigan 5ml được sử dụng trong điều trị các glaucoma góc mở mạn tính hoặc tăng nhãn áp. Vậy thuốc Combigan 5ml được dùng như thế nào? Có những lưu ý gì về cách sử dụng thuốc chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Thành phần:

Hoạt chất:

Brimonidine tartrate:……………………..2,0mg.

Timolol maleat:…………………………….6,8mg (tương đương với 5mg timolol).

Tá Dược: Benzalkonium clorid,natri phosphat monobasic monohydrat,natri phosphat dibasic heptahydrat,acid hydrocloric hoặc natri hydroxid để điều chỉnh pH,nước tinh khiết.

                                                                Hình: nguồn internet

Công dụng của thuốc Combigan

Tác dụng của Combigan 5ml là làm giảm áp suất nội nhãn (IOP) ở những bệnh nhân bị glaucoma góc mở mạn tính hoặc tăng nhãn áp đáp ứng không đầy đủ với các  Thuốc chẹn beta tại chỗ. Combigan chai 5ml giảm khó chịu, nóng rát, kích ứng do khô mắt, hoạt chất chính bao gồm Brimonidine tartrate và timolol maleate.

Combigan gồm có 2 hoạt chất chính: Brimonidine tartrate, Timolol maleat và kết hợp với một số tá dược vừa đủ. Hai thành phần này đều có công dụng làm giảm sự tăng áp suất nội nhãn (IOP) bằng cơ chế bổ sung và tác dụng kết hợp dẫn đến giảm áp suất nội nhãn, tác dụng sẽ cao hơn so với khi chỉ dùng một trong hai thành phần này.

Combigan có tác dụng nhanh sau khi sử dụng. Brimonidin tartrat là một chất chủ vận thụ thể adrenergic alpha – 2 chọn lọc gấp 1000 lần so với thụ thể adrenalin alpha – 1. Tính chọn lọc này làm cho thuốc chỉ có tác dụng làm giảm áp xuất nội nhãn mà không làm giãn đồng tử và không làm co mạch ở các vi mạch liên quan với ghép võng mạc ở người. Brimonidine tartrate được cho là có thể làm giảm nhãn áp (IOP) bằng cách ngăn chặn dòng chảy vào của thủy dịch và tăng dòng chảy ra của thủy dịch qua màng cứng.

Timolol là một thuốc chẹn thụ thể beta adrenergic và beta không chọn lọc, không có tác dụng cường giao cảm nội tại, suy giảm trực tiếp cơ tim hoặc gây tê cục bộ. Timolol làm giảm nhãn áp bằng cách giảm sản xuất thủy dịch. Cơ chế chính xác của tác dụng này chưa được xác định rõ nhưng có thể do ức chế sự tăng tổng hợp AMP vòng bởi sự kích thích beta – adrenergic nội sinh.

Cách sử dụng thuốc Combigan 5ml:

Đầu tiên hãy làm cho tay bạn sạch bằng cách rửa tay đúng cách với xà phòng, sau đó mới áp dụng nhỏ mắt. Không chạm vào đầu ống nhỏ giọt hoặc để nó chạm vào mắt của bạn hoặc bất kỳ bề mặt nào khác để tránh nhiễm bẩn tới dụng cụ. Kính áp tròng có thể hấp thụ chất bảo quản có trong thuốc này, do đó nếu bạn đang đeo kính áp tròng hãy tháo ra trước khi nhỏ thuốc vào mắt. Sau khi nhỏ thuốc 15 phút rồi mới đeo kính áp tròng trở lại.

Tiến hành ngửa đầu ra sau, ngước mắt lên trên và kéo mí mắt dưới xuống để tạo thành tư thế nhỏ thuốc mắt. Giữ ống nhỏ giọt trực tiếp trên mắt và nhỏ 1 giọt vào túi, thường là 2 lần mỗi ngày (cách nhau 12 giờ) hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sau khi nhỏ thuốc, hãy đưa mắt nhìn xuống nhẹ nhàng và nhắm mắt trong 1 đến 2 phút. Để tránh thuốc chảy ra khỏi mắt hãy đặt một ngón tay ở khóe mắt (gần mũi) và ấn nhẹ. Không chớp mắt và không dụi mắt sau khi nhỏ thuốc, mặc dù có thể cảm thấy hơi khó chịu hoặc ngứa. Làm đều cả 2 mắt với lượng thuốc theo chỉ dẫn.

Nếu bạn đang sử dụng một loại thuốc mắt khác (chẳng hạn như thuốc nhỏ hoặc thuốc mỡ), hãy đợi ít nhất 10 phút trước khi áp dụng với các loại thuốc khác. Lưu ý dùng thuốc mỡ sau khi dùng thuốc nhỏ mắt Combigan.

Bạn có thể sử dụng thuốc này thường xuyên để đạt được hiệu quả tối đa. Bên cạnh đó, hãy sử dụng vào cùng một thời điểm mỗi ngày để dễ nhớ hơn. Ngay cả khi bạn đang cảm thấy tốt hơn hoặc đã ổn định hãy tiếp tục dùng thuốc. Bởi vì hầu hết những người bị bệnh tăng nhãn áp hoặc nhãn áp cao không cảm thấy bị bệnh.

                      Ảnh minh họa:Nguồn Internet.

 Tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng Combigan:

Trong quá trình sử dụng thuốc Combigan, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau đây:

–  Nhìn mờ tạm thời, bỏng/châm chích/ngứa/đỏ mắt tạm thời,

–  Chảy nước mắt.

–  Khô mắt.

–  Khô miệng.

–  Cảm giác như có vật gì ở trong mắt.

–  Đau đầu, chóng mặt.

–  Buồn ngủ.

Nếu bất kỳ tác dụng nào kéo dài hoặc trầm trọng hơn, hãy báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ gần nhất ngay lập tức.

Nếu xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng thì cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị hoặc người kê đơn thuốc cho bạn, bao gồm:

–  Thay đổi thị lực.

–  Mắt nhạy cảm với ánh sáng, đau mắt/sưng/chảy dịch.

–  Nhịp tim chậm/không đều, yếu cơ,

–  Mệt mỏi bất thường.

–  Thay đổi tâm thần/tâm trạng, lạnh/tê/đau bàn tay hoặc bàn chân,

–  Sưng mắt cá chân/bàn chân.

–  Tăng cân đột ngột không rõ nguyên nhân, khó thở.

Bạn hãy đến các cơ sở y tế ngay lập tức nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào rất nghiêm trọng, bao gồm: khó thở, đau ngực, yếu một bên cơ thể, nói khó, lú lẫn, chóng mặt dai dẳng, ngất xỉu.

Sử dụng thuốc này rất hiếm khi xảy ra phản ứng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm: phát ban, ngứa/sưng (đặc biệt là mặt/lưỡi/cổ họng), chóng mặt nghiêm trọng hoặc khó thở.

 Tác dụng không mong muốn:

Trước khi sử dụng sản phẩm này, bạn hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với brimonidine, timolol, apraclonidine hoặc nếu bạn có bất kỳ dị ứng nào khác. Bạn cần cung cấp thông tin chi tiết để được tư vấn phù hợp nhất.

Trước khi sử dụng thuốc này, hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tiền sử bệnh của bạn, đặc biệt là:

–  Bệnh phổi (chẳng hạn như bệnh hen suyễn hiện tại hoặc trong quá khứ, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nặng – COPD),

–  Rối loạn nhịp tim không đều (nhịp tim chậm xoang), bệnh tim (suy tim nặng, sốc tim),

–  Bệnh thận,

–  Bệnh gan,

–  Bệnh mạch máu (chẳng hạn như viêm tắc nghẽn mạch máu, hiện tượng Raynaud),

–  Rối loạn tuần hoàn máu (thiểu năng mạch vành/não),

–  Chóng mặt sau khi đứng (hạ huyết áp thế đứng),

–  Tiểu đường, trầm cảm, tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp),

–  Rối loạn yếu cơ (như nhược cơ),

–  Dị ứng nghiêm trọng.

Nếu bạn bị nhiễm trùng, chấn thương mắt hoặc phải phẫu thuật mắt, hãy hỏi bác sĩ xem bạn có nên tiếp tục sử dụng lọ thuốc này hiện tại hay không.

Nếu bạn bị tiểu đường, sản phẩm này có thể ngăn chặn nhịp tim nhanh /đập mạnh mà bạn thường cảm thấy khi lượng đường trong máu xuống quá thấp (hạ đường huyết). Các triệu chứng khác của hạ đường máu, ví dụ như chóng mặt và đổ mồ hôi, không bị ảnh hưởng bởi thuốc này.

Thuốc Combigan có thể làm cho bạn chóng mặt hoặc buồn ngủ hoặc tạm thời làm mờ tầm nhìn. Nếu bạn còn sử dụng thêm rượu hoặc cần sa thì có thể khiến các triệu chứng chóng mặt và buồn ngủ mạnh hơn. Các hoạt động yêu cầu sự tỉnh táo hoặc tầm nhìn rõ ràng như lái xe, vận hành máy móc cần tạm dừng cho đến khi không còn các triệu chứng này. Hạn chế đồ uống có cồn. Người bệnh cần thành thật với bác sĩ nếu bạn đang dùng cần sa.

Trong thời kỳ mang thai, chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Lợi ích khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai phải lớn hơn nguy cơ khi sử dụng.

Thuốc Combigan này có thể đi vào sữa mẹ, nhưng có ít khả năng gây hại cho trẻ bú mẹ. Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nếu bạn đang cho con bú.

Tương tác thuốc Combigan:

Một số sản phẩm có thể tương tác với thuốc này bao gồm: thuốc chẹn beta dùng bằng đường uống (chẳng hạn như propranolol), một số  thuốc chống trầm cảm (SSRIs như fluoxetine, ba vòng như amitriptyline), digoxin, epinephrine, fingolimod, thuốc cao huyết áp (chẳng hạn như clonidine, methyldopa), quinidine .

Bạn cần thông báo cho dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị nếu như bạn đang dùng một trong các loại thuốc khác gây buồn ngủ như thuốc giảm đau opioid  hoặc thuốc giảm ho (như codeine, hydrocodone), rượu, cần sa, thuốc ngủ hoặc thuốc trầm cảm, thuốc giãn cơ, hoặc thuốc kháng histamin (như cetirizine, diphenhydramine).

Nếu bạn đang sử dụng nhiều loại thuốc đồng thời nên nhớ việc kiểm tra nhãn trên tất cả các loại thuốc của bạn (chẳng hạn như các sản phẩm dị ứng hoặc ho và cảm lạnh), vì chúng có thể chứa các thành phần gây buồn ngủ. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và dược sĩ về sự an toàn khi sử dụng các thuốc khác và sử dụng thuốc Combigan.

Nếu bạn lỡ quên 1 liều thì sử dụng lại ngay khi nhớ ra, nếu gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo thì bỏ qua liều trước đó. Tuyệt đối không sử dụng liều gấp đôi ở lần sau lần bỏ quên liều.

Thuốc Combigan có thể có hại nếu nuốt phải. Nếu ai đó đã sử dụng quá liều và có các triệu chứng nghiêm trọng như ngất đi hoặc khó thở, tim đập chậm hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và chẩn đoán.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh : Với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động, nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ Lưu Văn Song

 (Theo hướng dẫn sử dụng thuốc của Nhà sản xuất)

 



25 Tháng Ba, 2024 Truyền Thông

Là thuốc thuộc nhóm thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ được chỉ định trong hỗ trợ gây mê trong chăm sóc đặc biệt.

1. Chỉ định:

Giãn cơ trong phẫu thuật, đặt nội khí quản, hỗ trợ trong thực hiện hô hấp có điều khiển.

2. Chống chỉ định:

Người có tiền sử phản ứng quá mẫn với rocuronium hoặc ion bromid.

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng.

3. Thận trọng:

Rocuronium có tương tác với nhiều nhóm khác nhau, cần thận trọng khi dùng kết hợp với các thuốc khác.

Thận trọng khi dùng rocuronium cho những đối tượng bệnh nhân mắc một trong những bệnh như bị nhược cơ; mất cân bằng điện giải; trong trường hợp phẫu thuật ở trạng thái hạ thân nhiệt, người bị bỏng; người bị suy nhược, suy kiệt; bệnh nhân có thở máy.

    Hình: nguồn internet

4. Liều lượng và cách dùng:

Cách dùng:

Rocuronium bromid được tiêm tĩnh mạch nhanh hoặc truyền tĩnh mạch.

Liều lượng:

Liều lượng phải được điều chỉnh cẩn thận, tùy theo nhu cầu và đáp ứng của từng người bệnh. Nên dùng một máy kích thích dây thần kinh ngoại biên để giám sát chính xác mức độ giãn thần kinh – cơ, để giảm thiểu khả năng quá liều và để đánh giá hồi phục sau khi thần kinh – cơ bị chẹn ở người được gây mê loại enfluran, isofluran… vì các thuốc này tăng tác dụng chẹn thần kinh  – cơ.

Người lớn:

Liều khởi đầu ( để đặt nội khí quản) thông thường là 0,6mg/kg, tiêm tĩnh mạch nhanh.

Sau khi tiêm, giãn cơ cần thiết để đặt nội khí quản đạt được trong vòng 1 phút và đa số người bệnh đã được đặt nội khí quản xong trong vòng 2 phút, giãn cơ tối đa thường có trong vòng 3 phút.

Khi dùng đồng thời với gây mê phối hợp nhiều thuốc, liều ban đầu này thường làm giãn cơ đủ cho lâm sàng khoảng 31 phút. Nếu dùng liều ban đầu cao hơn thì sẽ làm giãn cơ đủ cho lâm sàng trong khoảng 58 phút.

Liều duy trì: Để đặt nội khí quản nhanh ở người đã được tiền mê và gây mê thỏa đáng, liều ban đầu rocuronium bromid 0,6 – 1,2mg/kg đã tạo điều kiện tốt cho đặt nội khí quản trong khoảng dưới 2 phút.

Trẻ em:

Trẻ em ( 1- 14 tuổi) và trẻ bú mẹ  (1 – 12 tháng tuổi) khi gây mê bằng halothan, độ nhạy cảm với rocuronium bromid giống như ở người lớn, nhưng thời gian xuất hiện giãn cơ và thời gian giãn cơ ngắn hơn so với người lớn. Chưa có dữ liệu nào cho phép khuyến cáo dùng rocuronium bromid cho trẻ nhỏ từ 0 – 1 tháng tuổi.

Liều ban đầu: Khi dùng đồng thời với gây mê bằng halothan ở trẻ em từ 3 tháng tuổi – 12 tuổi, liều ban đầu đã được dùng là 0,6mg/kg. Giãn cơ tối đa thường có trong vòng 1 phút. Liều này tạo điều kiện cho đặt nội khí quản trong vòng 1 phút và làm giãn cơ đủ cho lâm sàng trong khoảng 41 phút . Ở trẻ em 3 – 12 tháng tuổi và trong khoảng 27 phút ở trẻ em trên 1 tuổi – 12 tuổi.

                                                                      Hình: nguồn internet

Liều duy trì:

Có thể cho truyền tĩnh mạch liên tục liều duy trì ở trẻ em từ 3 tháng  đến 12 tuổi với tốc độ truyền 12 microgam ( 0,012mg)/kg/phút khi chẹn thần kinh – cơ còn 10% trị số kiểm tra.

Với người bệnh béo phì ( có cân nặng vượt quá 30% trọng lượng cơ thể lý tưởng của họ): Liều duy trì phải dựa theo trọng lượng khối cơ thể không mỡ.

Người cao tuổi hoặc người suy thận và suy gan: Liều duy trì giảm: 75 – 100 microgam/kg ( 0,075 – 0,10mg/kg).

5. Tương tác thuốc:

Không dùng đồng thời với suxamethonium. Chỉ dùng rocuronium cho đến khi dấu hiệu của suxamethonium đã hết.

Một số chất có thể làm tăng tác dụng của rocuronium: Các thuốc gây mê bay hơi như isofluran, enfluran, desfluran hoặc halothan, các thuốc gây tê hay dùng kết hợp, một số kháng sinh dùng phối hợp như aminosid, polymycin, lincosamid, tetracyclin, chất đối kháng calci, thuốc tiêm chứa magnesi.

Các thuốc đối kháng làm giảm tác dụng của rocuronium: thuốc ức chế cholinesterase, các thuốc chữa động kinh như carbamazepine hoặc phenytoin khi dùng kéo dài.

Các tương tác bất lợi tăng lên ở số lớn người bệnh có chức năng thần kinh – cơ bị suy yếu và hoạt tính enzyme cholinesterase huyết bị giảm.

Tương kỵ:

Không trộn lẫn thuốc tiêm rocuronium bromid với các dung dịch kiềm ( ví dụ dung dịch tiêm barbiturat) trong cùng một bơm tiêm hoặc tiêm truyền cùng một lúc bằng cùng một dây truyền dịch.

Rocuronium tương kỵ với các dung dịch có chứa các chất sau: Amoxcillin, amphotericin, azathiprin, cefazolin, cloxacilin, dexamethasone, diazepam, enoximon, erythromycin, famotidine, furosemide, hydrocortisone ( succinat natri), insulin, intralipid, methohexital, trimethoprim và vancomycin.

Tương hợp:

Rocuronium bromid có thể pha vào các dung dịch sau:

+ Dung dịch natri clorid 0,9%, glucose 5%, ringer lactat.

+ Dùng trong vòng 24 giờ sau khi pha.

6. Quá liều và xử trí:

Triệu chứng: Yếu cơ, suy hô hấp, ngừng thở trong quá trình phẫu thuật và gây mê.

Xử trí: Điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Duy trì thông khí bằng hô hấp hỗ trợ hoặc hô hấp điều khiển cho đến khi hô hấp trở lại hoàn toàn bình thường.

Có thể sử dụng các thuốc ức chế cholinesterase với liều phù hợp như neostigmine, pyridostigmin hoặc edrophonium để làm đảo ngược tác dụng giãn cơ của rocuronium bromid. Trong trường hợp các thuốc trên chưa tác dụng phải duy trì hô hấp hỗ trợ cho đến khi người bệnh tự thở được. Cần lưu ý rằng nếu sử dụng nhắc lại các thuốc ức chế cholinesterase có thể rất nguy hiểm cho người bệnh.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ Lương Ngọc Khánh Ngân

(Tài liệu tham khảo: Theo tờ hướng dẫn từ nhà sản xuất)

 

 

 



25 Tháng Ba, 2024 Truyền Thông

Prednisolon là một steroid vỏ thượng thận tổng hợp với các đặc tính chủ yếu của một glucocorticoid. Một số đặc tính này tạo ra tác dụng sinh lý của glucocorticoid nội sinh. Các tác dụng của glucocorticoid chỉ có được khi dùng các liều điều trị cao hơn liều sinh. Ở các liều này, thuốc được dùng cho cả mục đích điều trị và chẩn đoán, do khả năng ức chế sự bài tiết bình thường của các hormone thượng thận. Ở các liều dược lý, glucocorticoid có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch và tác dụng lên hệ thống máu và lympho, còn được dùng để điều trị tạm thời trong nhiều bệnh khác nhau.

Prednisolon ức chế quá trình viêm; ức chế hệ thống miễn dịch; có thể kích thích bài tiết các thành phần khác nhau của dịch dạ dày.

Hình: nguồn internet
  1. Chỉ định:

Prednisolon được chỉ định khi cần đến tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch:

Dị ứng: Viêm da dị ứng, các phản ứng quá mẫn với thuốc, viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm, bệnh huyết thanh.

Bệnh da: Viêm da bóng nước dạng ecpet, viêm da tiếp xúc, vảy nến, u sùi dạng nấm, pemphigus, hội chứng Stevens-Johnson.

Bệnh nội tiết: Tăng sản thượng thận bẩm sinh, tăng calci huyết trong bệnh ác tính, viêm tuyến giáp u hạt, suy vỏ thượng thận nguyên phát hoặc thứ phát.

Bệnh đường tiêu hóa: Dùng trong giai đoạn cấp của bệnh Crohn, viêm kết tràng loét.

Bệnh máu: Thiếu máu tan máu tự miễn, thiếu máu Diamond –  Blackfan, ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát ở người lớn.

Bệnh khối u: Bệnh bạch cầu cấp, u lympho.

Bệnh hệ thần kinh: Giai đoạn nặng, cấp của bệnh xơ cứng rải rác; phù não trong bệnh u não nguyên phát hoặc di căn, thủ thuật mở sọ hoặc tổn thương ở đầu.

Bệnh ở mắt: Viêm màng mạch nhỏ và viêm mắt không đáp ứng với corticosteroid tại chỗ.

Ghép cơ quan: Thải ghép cơ quan đặc: Cấp và mạn tính.

Bệnh phổi: Giai đoạn nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Bệnh thận: Gây bài niệu và làm giảm protein niệu trong hội chứng thận hư thể tự phát hoặc do bệnh lupus ban đỏ.

Bệnh khớp và collagen: Hỗ trợ điều trị ngắn hạn ( trong giai đoạn cấp, nặng) của bệnh viêm khớp do gút cấp; trong giai đoạn nằn hoặc điều trị duy trì trong một số trường hợp nhất định của viêm cột sống dính khớp, viêm da cơ / viêm đa cơ, viêm khớp dạng thấp,….

  1. Chống chỉ định:

Quá mẫn với predinisolon hoặc thành phần của chế phẩm.

Viêm giác mạc cấp do Herpes simplex

Đang dùng vắc xin virus sống hoặc giảm độc lực ( khi dùng những liều corticosteroid gây ức chế miễn dịch)

Nhiễm nấm toàn thân.

Thủy đậu.

  1. Thận trọng:

Trước khi bắt đầu điều trị bằng glucocorticoid trong thời gian dài, phải kiểm tra điện tâm đồ, huyết áp, chụp X quang phổi và cột sống, làm test dung nạp glucose và đánh giá chức năng trục dưới đồi –  tuyến yên – thượng thận (HPA) cho tất cả các bệnh nhân.

Liều cao corticoticoid có thể gây bệnh cơ cấp, thường gặp ở bệnh nhân bị rối loạn dẫn truyền thần kinh – cơ, có thể gặp ở cơ mắt và hoặc cơ hô hấp. Có thể làm nặng thêm các rối loạn tâm thần đã có từ trước. Phải theo dõi creatin kinase.

Dùng corticosteroid kéo dài có thể gây bệnh glaucom, tổn thương thần kinh thị giác, nhìn mờ, giảm thị trường, đục thủy tinh thể dưới bao sau. Dùng sau phẫu thuật thủy tinh có thể làm chậm liền vết mổ hoặc tăng chảy máu.

Sử dụng thận trọng ở những người bệnh tuyến giáp, suy gan, suy thận, bệnh tim mạch, đái tháo đường, galucom, đục thủy tinh thể, nhược cơ, có nguy cơ loãng xương, bệnh ở đường tiêu hóa. Dùng thận trọng sau nhồi máu cơ tim cấp.

Hình: nguồn internet

Cân nhắc khi sử dụng corticosteroid toàn thân cho người cao tuổi với liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất có thể được.

Thường xuyên theo dõi sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ em.

* Khi ngừng thuốc phải thận trọng và giảm từ từ. Theo dõi chắc những bệnh nhân đang dùng corticosteroid toàn thân sang dạng hít vì có thể thiếu hụt hormone hoặc khi ngừng thuốc, kể cả các triệu chứng dị ứng, đặc biệt ở những người dùng prednisolone > 20mg/ngày.

  1. Liều lượng và cách dùng:

Prednisolon dùng đường uống. Các muối của prednisolon có thể có các đường khác. Đường tiêm thường dành cho người bệnh không thể uống hoặc cho tình trạng cấp cứu. Sau thời kì cấp cứu cần xem xét chuyển sang dạng uống.

Liều lượng đối với trẻ nhỏ và trẻ em phải dựa vào tình trạng của bệnh và đáp ứng của người bệnh. Sau khi đạt được đáp ứng mong muốn, cần phải giảm liều dần dần tới mức vẫn duy trì với đáp ứng lâm sàng thích hợp. Phải liên tục theo dõi người bệnh để điều chỉnh liều khi cần.

Khi bị stress trong khi đang dùng corticosteroid ( phẫu thuật, nhiễm khuẩn, chấn thương) nên tăng liều trước, trong và sau tình trạng stress. Nếu cần điều trị prednisolone uống trong thời gian dài, nên xem xét phác đồ dùng thuốc cách ngày bất cứ khi nào có thể, dùng duy nhất 1 lần sau ăn sáng sẽ hạn chế được tác dụng không mong muốn. Sau khi điều trị dài ngày phải ngừng prednisolone dần từng bước.

Theo dõi các thông số: Huyết áp, glucose huyết; các chất điện giải, áp lực trong mắt, mật độ khoáng của xương.

*Đường uống:

Trẻ em:

Hen phế quản cấp: 1 – 2mg/kg/ngày, chia làm 1 – 2 lần ( tối đa 60mg/ngày), trong 3-10 ngày. Điều trị kéo dài: 0,25 – 2mg/kg/ngày, uống mỗi ngày một lần vào buổi sáng hoặc cách ngày khi cần để kiểm soát hen.

Chống viêm và ức chế miễn dịch: 0,1 – 2mg/kg/ngày, chia làm 1 – 4  lần.

Hội chứng thận hư: Khởi đầu 2mg/kg/ngày ( tối đa 80mg/ngày), chia 1-3 lần, đến khi nước tiểu không còn protein tỏng 3 ngày liên tiếp hoặc trong 4 – 6 tuần. Sau đó dùng liều duy trì 1 – 2 mg/kg, dùng cách ngày vào buổi sáng trong 4 tuần.

Duy trì dài hạn nếu tái phát thường xuyên: 0,5 – 1,0mg/kg, dùng cách ngày trong 3 -6 tháng.

Người lớn:

Liều thông thường: 5 – 60mg/ngày.

Bệnh xơ cứng rải rác: 200mg/ngày trong 1 tuần, sau đó 80mg dùng cách ngày trong 1 tháng.

Viêm khớp dạng thấp: Liều khởi đầu 5 – 7,5mg/ngày, điều chỉnh liều khi cần thiết.

*Đường tiêm:

Tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp ( dạng muối natri phosphate este).

Hỗn dịch nước prednisolone acetat dùng đường tiêm bắp có tác dụng kéo dài, liều mỗi lần 25 – 100mg, 1 -2 lần/tuần.

Tiêm vào trong khớp: Liều 5 – 25mg prednisolone acetat. Dạng muối natri phosphate hoặc tebutat este.

Dung dịch / hỗn dịch nhỏ mắt: Viêm kết mạc, tổn thương giác mạc:

Trẻ em và người lớn nhỏ 1 -2 giọt dung dịch/hỗn dịch 1% vào túi kết mạc mỗi giờ vào ban ngày.

*Dùng tại chỗ: (prednisolone acetat và prednisolone natri phosphate) điều trị viêm và dị ứng ở mắt hoặc tai, thường dùng dạng nhỏ giọt 0,5% – 1%.

*Dùng đường trực tràng: ( prednisolone metasulfobenzoat natri hoặc prednisolone natri phosphate). Thụt hậu môn 20mg prednisolone/100ml hoặc đạn 5mg prednisolon.

Người cao tuổi: Dùng liều thấp nhất có hiệu quả.

Điều chỉnh liều ở bệnh nhân cường giáp: Có thể cần thiết tăng liều prednisolone để đạt đủ tác dụng điều trị.

Thẩm tách máu: dùng một liều sau khi thẩm tách máu.

Thẩm phân màng bụng: Không cần bổ sung liều.

  1. Tương tác thuốc:

Tránh phối hợp: Tránh dùng đồng thời prednisolon với natalizumab, các vắc xin sống.

Tăng tác dụng/ độc tính:

Prednisolon làm tăng nồng độ/ tác dụng của các thuốc ức chế acetylcholinesterase, amphotericin B, cyclosporine, các thuốc lợi tiểu niệu quai, lợi tiểu thiazide, natalizumab, NSAIDs, các vắc xin sống, warfarin.

Nồng độ/tác dụng của prednisolone có thể bị tăng bởi: Thuốc chống nấm, thuốc chẹn kênh calci ( không thuộc nhóm dihydropyridin), cyclosporine, các dẫn xuất estrogen, fluconazole, kháng sinh nhóm macrolid, kháng sinh nhóm quinolone, các thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh cơ ( loại không khử cực), các salicylate, trastuzumab.

Giảm tác dụng:

Prednisolon có thể làm giảm nồng độ/tác dụng của các thuốc chống đái tháo đường, calcitriol, corticorelin, isoniazid, các salicylate, các vắc xin ( bất hoạt).

Nồng độ/tác dụng của prednisolone có thể bị giảm bởi: aminoglutethimid, thuốc kháng acid, các barbiturate, các chất gắn với acid mật, echinace, primidon, các dẫn xuất rifampicin, phenytoin, carbamazepin.

Dùng cùng digitalis có thể làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim do hạ kali huyết.

Phải theo dõi chặt khi dùng cùng các thuốc cũng làm giảm kali huyết.

Prednisolon có thể gây tăng glucose huyết, do đó cần điều chỉnh liều thuốc chống đái tháo đường.

Tránh dùng đồng thời prednisolone với thuốc chống viêm không steroid vì có thể gây loét dạ dày.

Tương tác với rượu/dinh dưỡng:

Rượu: Tránh dùng rượu ( do có thể tăng kích ứng niêm mạc dạ dày)

Thức ăn: Prednisolon ảnh hưởng đến hấp thu calci. Hạn chế dùng cafein.

Hình: nguồn internet
  1. Quá liều và xử trí:

Dùng kéo dài prednisolone có thể gây ra các triệu chứng tâm thần, mặt tròn, lắng đọng mỡ bất thường, ứ dịch, ăn nhiều, tăng cân, rậm lông, nhiễm sắc tố da, da vảy, giảm sức đề kháng với nhiễm trùng, chậm liền vết thương và xương, loãng xương, loét dạ dày tá tràng, suy thượng thận,…..

Điều trị quá liều mạn ở bệnh nhân mắc bệnh nặng phải tiếp tục dùng steroid, có thể giảm liều prednisolone tạm thời hoặc luân phiên ngày điều trị.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ Lương Ngọc Khánh Ngân

(Tài liệu tham khảo: Theo tờ hướng dẫn từ nhà sản xuất)

 

 



Quinapril là thuốc thuộc nhóm ức chế men chuyển (ACE), sau khi uống chuyển thành quinaprilat có hoạt tính sẽ ức chế enzyme chuyển Angiotensin I thành Angiotensin II dẫn đến làm giảm tác dụng co mạch và giảm tiết Aldosteron, được dùng để điều trị tăng huyết áp và suy tim. Ngoài tác dụng trên, các thuốc ức chế men chuyển còn ngăn giáng hóa bradykinin – chất gây giãn mạch mạnh, làm giảm sức cản ngoại biên, giảm giữ natri và nước làm hạ huyết áp.

                                                                               Hình: nguồn internet
  1. Chỉ định:

_ Điều trị tăng huyết áp dùng đơn trị liệu hoặc phối hợp với các thuốc hạ huyết áp khác.

_ Suy tim sung huyết ( dùng đơn trị liệu hoặc kết hợp với thuốc lợi tiểu và / hoặc digitalis)

_ Bệnh thận do đái tháo đường kèm theo tăng huyết áp, có albumin niệu vi thể.

  1. Chống chỉ định:

_ Mẫn cảm với quinapril hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

_ Không sử dụng aliskiren phối hợp với quinapril ở người bệnh đái tháo đường có tăng huyết áp.

_ Tiền sử phù mạch liên quan đến điều trị bằng thuốc ức chế ACE.

_Người mang thai.

_ Nên tránh dùng ở người đã biết hoặc nghi ngờ bị bệnh mạch thận như hẹp động mạch thận hai bên hoặc hẹp động mạch thận ở thận độc nhất, người ghép thận, bệnh mạch ngoại biên hoặc xơ vữa động mạch toàn thân nặng.

  1. Thận trọng:

Thuốc có thể gây phù mạch, đặc biệt sau khi dùng liều đầu tiên. Nếu phù mạch kèm với phù thanh quản có thể gây tử vong thì phải ngừng thuốc ngay lập tức, điều trị phù hợp và theo dõi chặt chẽ.

Người suy giảm chức năng thận. Do ức chế hệ renin-agiotensin-aldosteron (RAA) nên có thể gây giảm chức năng thận và suy thận có hoặc không dẫn đến tử vong ở các người bệnh tăng huyết áp ( đặc biệt ở người bệnh tăng huyết áp kèm theo hẹp động mạch thận một hoặc hai bên, người bệnh bị suy thận trước đó, đã  hoặc đang phối hợp với thuốc lợi tiểu. ADR này sẽ phục hồi khi ngừng thuốc ức chế ACE và/hoặc thuốc lợi tiểu phối hợp.

Nguy cơ hạ huyết áp mạnh có thể gây ngất khi dùng thuốc ức chế ACE ở người suy tim, hạ natri huyết, dùng thuốc lợi tiểu liều cao, thẩm tách thận hoặc giảm thể tích máu hoặc muối nghiêm trọng. Phải theo dõi chặt người bệnh khi uống thuốc lần đầu và trong 2 tuần đầu điều trị.

Người đái tháo đường, người suy thận, dùng đồng thời với thuốc lợi tiểu giữ kali hoặc chế độ bổ sung nhiều kali sẽ làm tăng nguy cơ gây tăng kali huyết của quinapril.

Người suy thận hoặc bị bệnh tự miễn, đặc biệt các bệnh như lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì và bệnh suy tủy xương: Tăng nguy cơ làm giảm bạch cầu trung tính hoặc mất bạch cầu hạt của quinapril. Phải kiểm tra định kỳ số lượng bạch cầu trong máu người bệnh.

Thận trọng khi sử dụng quinapril ở bệnh nhân hẹp động mạch nặng hoặc có triệu chứng ( do nguy cơ bị hạ huyết áp) và ở bệnh nhân bị phì đại cơ tim.

            Hình: nguồn internet
  1. Tác dụng không mong muốn:

Thường gặp:

Ho dai dẳng ( hết khi ngừng thuốc)

Tăng creatinine hoặc nitrogen ure huyết ( tăng nhiều hơn ở người dùng kết hợp quinapril với thuốc lợi tiểu)

Tăng kali huyết.

Ít gặp:

Tụt huyết áp ( liều khởi đầu ở người bệnh giảm natri hoặc giảm thể tích máu, hoặc ở người suy tim sung huyết)

Ngủ gà, ngất, mất ngủ, tình trạng kích động, trầm cảm, dị cảm.

Buồn nôn, loạn vị giác, đầy hơi, khô miệng và họng, tiêu chảy hoặc táo bón, đau bụng.

Hiếm gặp:

Phù mạch, đau thắt ngực, loạn nhịp tim, hạ huyết áp thế đứng, sốc tim.

Viêm tụy, chảy máu đường tiêu hóa.

  1. Liều lượng:

Điều trị tăng huyết áp:

Nếu không dùng thuốc lợi tiểu, liều khởi đầu thông thường của quinapril là 10mg/lần, 1 lần/ngày.

Ở người bị mất nước và giảm natri huyết do dùng thuốc lợi tiểu từ trước, liều khởi đầu của quinapril là 5mg/lần.

Liều duy trì thông thường là 20 – 40 mg/ngày, dùng 1 lần hoặc chia làm 2 lần bằng nhau. Có thể dùng liều tối đa 80mg/ngày. Nếu cần có thể dùng thêm một thuốc lợi tiểu không giữ kali.

Điều trị đồng thời với thuốc lợi tiểu: Để giảm nguy cơ tụt huyết áp có thể xảy ra ở người đang dùng thuốc lợi tiểu, nếu có thể được, nên ngừng thuốc lợi tiểu 2 -3 ngày trước khi bắt đầu dùng quinapril.

Nếu không thẻ ngừng thuốc lợi tiểu, dùng liều khởi đầu 2,5mg/ngày dưới sự giám sát chặt chẽ của thầy thuốc trong vài giờ, đến khi huyết áp ổn định.

Điều trị suy tim sung huyết:

Do nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng, phải theo dõi chặt người bệnh khi bắt đầu điều trị bằng quinapril, đồng thời xem xét việc dùng thuốc lợi tiểu thời gian gần đây. Người bệnh bị suy tim sung huyết có hoặc không có suy thận đều phải được theo dõi chặt trong 2 tuần đầu điều trị bằng quinapril và bất kỳ khi nào tăng liều quinapril hoặc thuốc lợi tiểu.

Liều khởi đầu thường dùng ở người lớn suy tim sung huyết có nồng độ natri huyết và chức năng thận bình thường thì uống 5mg/lần, 2 lần/ngày. Cần theo dõi người bệnh sau liều khởi đầu ít nhất 2 giờ tránh hạ huyết áp quá mức và điều chỉnh liều hàng tuần đến liều có hiệu quả.

Liều duy trì là 10 -20mg/ngày, dùng một lần hoặc chia làm 2 lần bằng nhau. Có thể tăng liều tối đa đến 40mg/ngày.

Liều dùng ở người suy thận:

Ở người tăng huyết áp kèm suy thận, dùng liều khởi đầu và việc điều chỉnh liều dùng tùy theo mức độ suy thận được đánh giá dựa trên chỉ số độ thanh thải creatinine. Các liều tiếp sau phải được điều chitnh theo sự dung nhạp và đáp ứng huyết áp của mỗi người bệnh, thường sau khoảng thời gian ít nhất 2 tuần.

            Hình: nguồn internet
  1. Tương tác thuốc:

Dùng rượu, thuốc lợi tiểu hoặc các thuốc hạ huyết áp khác đồng thời với thuốc ức chế ACE có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp.

Cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân khi dùng liều khởi đầu quinapril kết hợp lợi tiểu furosemide ( > 80mg) hoặc lợi tiểu giữ kali, phải thường xuyên theo dõi nồng độ kali, natri trong máu.

Các thuốc chống viêm không steroid, đặc biệt indomethacin làm giảm tác dụng hạ huyết áp, làm tăng nguy cơ tổn thương thận.

Allopurinol, các chất kìm hãm tế bào, procainamide, corticoid hoặc các chất ức chế tủy xương có thể tăng nguy cơ phản ứng thuốc khi kết hợp với quinapril như giảm bạch cầu trung tính và/ hoặc chứng mất bạch cầu hạt, có thể gây tử vong.

Các thuốc giống giao cảm làm giảm tác dụng hạ huyết áp của các thuốc ức chế ACE.

Quinapril có thể làm giảm tác dụng của các kháng sinh nhóm quinolone và các dẫn chất tetracyclin.

Tác dụng của quinapril có thể bị giảm bới các thuốc kháng acid, aprotinin, các thuốc NSAID, các salicylate, yohimbin.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ Lương Ngọc Khánh Ngân

(Tài liệu tham khảo: Theo tờ hướng dẫn từ nhà sản xuất)

 

 



25 Tháng Ba, 2024 Truyền Thông

Galantamin là thuốc dùng trong điều trị chống sa sút trí tuệ theo cơ chế ức chế enzyme acetylcholinesterase gắn thuận nghịch và làm bất hoạt acetylcholinesterase, do đó ức chế thủy phân acetylcholine, làm tăng nồng độ acetylcholine tại synap cholinergic. Nhờ có hoạt tính gia tăng nồng độ acetylcholine nên galatamin làm giảm diễn biến của bệnh Alzhemeier.

Hình: nguồn internet
  1. Chỉ định:

Galantamin được dùng để điều trị chứng sa sút trí tuệ từ nhẹ đến trung bình trong bệnh Alzheimer.

  1. Chống chỉ định:

Mẫn cảm với thuốc hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Suy gan nặng.

Suy thận nặng ( độ thanh thải creatinine dưới 9ml/phút).

  1. Thận trọng:

Cũng như các thuốc kích thích hệ cholinergic khác, cần sử dụng thận trọng galantamin trên các đối tượng sau:

Trên hệ tim –  mạch: Làm chậm nhịp tim, block nhĩ – thất nên cần thận trọng với bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt cần lưu ý  người có loạn nhịp trên thất và người đang dùng các thuốc làm chậm nhịp tim.

Trên hệ tiêu hóa; Thuốc làm tăng tiết dịch vị, cần sử dụng thận trọng trên các đối tượng có nguy cơ như người có tiền sử loét dạ dày – tá tràng, người đang dùng thuốc chống viêm không steroid.

Trên hệ tiết niệu: Do tác động trên hệ cholinergic nên thuốc có thể gây bí tiểu tiện.

Trên hệ thần kinh: Thuốc có khả năng làm tăng nguy cơ co giật, động kinh thứ phát do kích thích hệ cholinergic.

Trên hệ hô hấp: Thận trọng đối với người có tiền sử bệnh hen hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Cần thận trọng khi gây mê dùng thuốc succinylcholine và các thuốc chẹn thần kinh – cơ khác ở người dùng galantamin vì thuốc này có thể làm tăng tác dụng của thuốc gây giãn cơ.

Hình: nguồn internet
  1. Tác dụng không mong muốn (ADR)

Rất thường gặp:

Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Thường gặp:

Chán ăn, sụt cân, đau bụng, khó tiêu.

Ít gặp:

Nhịp tim chậm, hạ huyết áp tư thế, suy tim, bloc nhĩ – thất, rung nhĩ, khoảng QT kéo dài, bloc nhánh, nhịp nhĩ nhanh.

Viêm dạ dày – ruột, chảy máu tiêu hóa, khó nuốt, tăng tiết nước bọt, nấc.

  1. Liều lượng và cách dùng:

Cách dùng:

Glantamin thường được dùng qua đường uống, ngày 2 lần sáng và tối sau ăn.

Liều khởi đầu:

Liều 4mg/lần, ngày 2 lần trong 4 tuần, nếu thuốc dung nạp tốt, sau đó tăng liều lên 8mg/lần, ngày 2 lần, duy trì trong ít nhất 4 tuần.

Tùy theo đáp ứng và sự dung nạp thuốc của người bệnh mà tăng liều lên 12mg/lần, ngày 2 lần, nếu dùng chế phẩm giải phóng chậm chỉ 1 lần với liều tương đương của mỗi ngày.

Dùng liều cao 16mg/lần, ngày 2 lần, hiệu quả điều trị không tăng và dung nạp thuốc giảm..

Nếu quá trình điều trị bị gián đoạn 3 ngày trở lên thì cần bắt đầu điều trị lại với mức liều thấp nhất rồi tăng dần đến mức liều tối ưu.

Sử dụng thận trọng trên người suy gan hoặc suy thận nhẹ đến vừa, liều không được vượt quá 16mg/ngày. Nếu suy gan nặng hoặc suy thận nặng không được khuyến cáo dùng.

Đối với người suy gan mức độ trung bình: Khởi đầu dùng 4mg/lần, ngày một lần trong ít nhất một tuần, sau đó có thể tăng dần liều lên đến tối đa 8mg/lần/ngày, ngày 2 lần, nếu dùng chế phẩm giải phóng chậm, chỉ dùng 1 lần với liều tương đương của mỗi ngày.

  1. Tương tác thuốc:

Tương tác dược lực học:

Khi gây mê: Galantamin hiệp đồng tác dụng với cac thuốc giãn cơ kiểu succinylcholine dùng trong phẫu thuật.

Thuốc kháng cholinergic đối kháng với tác dụng của galantamin.

Thuốc kích thích cholinergic ( chất chủ vận cholinergic hoặc chất ức chế cholinesterase) hiệp đồng tác dụng khi dùng đồng thời.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Galantamin gây tăng tiết dịch đường tiêu hóa, hiệp đồng ADR trên hệ tiêu hóa với NSAID, tăng nguy cơ chảy máu tiêu hóa.

Tương tác dược động học:

Các thuốc cảm ứng hoặc ức chế cytochrome P450 có thể làm thay đổi chuyển hóa galantamin, gây tương tác dược động học.

Cimetidin và paroxetine làm tăng sinh khả dụng của galantamin.

Erythormycin và ketoconazole làm tăng diện tích dưới đường cong nồng độ –  thời gian của galantamin.

Amitriptylin, fluoxetine, fluvoxamine và quinidine làm giảm thanh thải galatamin.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ Lương Ngọc Khánh Ngân

(Tài liệu tham khảo: Theo tờ hướng dẫn từ nhà sản xuất)

 



Dobutamin là một catecholamine tổng hợp, có tác dụng co cơ tim, được sử dụng điều trị suy tim và sốc tim. Hoạt tính của Dobutamin tăng co cơ tim mạnh, tăng thể tích tâm thu, từ đó làm tăng cung lượng tim nhưng ít ảnh hưởng đến tần số tim, đồng thời ít gây nhanh nhịp tim nhanh và loạn nhịp hơn catecholamine nội sinh.

1. Chỉ định:

Dobutamin được chỉ định để làm tăng co cơ tim trong suy tim cấp ( gặp trong sốc do tim, nhồi máu cơ tim, sốc nhiễm khuẩn).

Có thể dùng trong điều trị suy im sung huyết mạn tính nhưng phải thận trọng và không dùng dài hạn thuốc.

Ngoài ra thuốc còn được sử dụng trong nghiệm pháp gắng sức đê chẩn đoan bằng siêu âm hoặc xạ hình tim bệnh động mạch vành.

Hình: nguồn internet

2. Chống chỉ định:

Mẫn cảm với dobutamin hoặc thành phần trong chế phẩm.

Người bệnh tim phì đại tự phát do hẹp dưới van động mạch chủ.

3. Liều lượng và cách dùng:

Người lớn: 2,5 – 10 microgram/kg/phút, tối đa 40 microgam/kg/phút, chỉnh liều cho tới khi đạt tác dụng mong muốn.

Trẻ em:

Trẻ sơ sinh: Khởi đầu với liều 5 microgram/kg/phút, chỉnh liều theo đáp ứng, liều thường dùng 2 -15 microgram/kg/phút; tối đa 20 microgram/kg/phút.

Trẻ 1 tháng tuổi đến 18 tuổi: Khởi đầu với liều 5 microgram/kg/phút, chỉnh liều theo đáp ứng, liều thường dùng 2 -20 microgram/kg/phút.

Nồng độ dobutamin tiêm truyền phụ thuộc vào liều lượng và nhu cầu dịch truyền cho từng người bệnh, nhưng không được vượt quá 5000 microgram/ml.

4. Thận trọng:

Phải bù đủ thể tích tuần hoàn trước khi dùng dobutamin.

Ngấm thuốc ra ngoài có thể gây viêm tại chỗ, sự thoát ra ngoài mạch do tiêm chệch có thể gây hoại tử da.

Cần giám sát điện tâm đồ, huyết áp và cung lượng tim, áp lực phổi trong quá trình dùng thuốc.

Hết sức thận trọng sau nhồi máu cơ tim.

Phải pha loãng dung dịch đậm đặc dobutamin trước khi dùng.

5. Thời kỳ mang thai:

Không có nghiêm cứu đầy đủ trên người mang thai, nên không sử dụng dobutamin trong thời kỳ mang thai trừ khi lợi ích vượt trội so với tiềm năng nguy cơ cho thai.

6. Thời kỳ cho con bú:

Chưa có nghiên cứu dobutamin có phân bố vào sữa mẹ hay không nên ngừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc.

7. Tác dụng không mong muốn (ADR):

Tất cả những ADDR đều phụ thuộc vào liều và có thể kiểm soát bằng việc giảm tốc độ tiêm truyền.

Người bệnh rung nhĩ có nguy cơ tăng rõ rệt nhịp thất. Một số người bệnh có thể phát sinh ngoại tâm thu thất.

Dobutamin có khả năng làm tăng mức độ nghiêm trọng của nhồi máu cơ tim do làm tăng nhu cầu oxy của tim.

Việc sử dụng lặp lại dài hạn những thuốc tăng co cơ tim có ảnh hưởng tiêu cực đối với tình trạng của bệnh suy tim sung huyết mạn tính.

Có ghi nhận về sự quen thuốc nếu liên tục tiêm truyền dobutamin kéo dài 72 giờ hoặc hơn. Vì vậy, có thể phải dùng liều cao hơn để duy trì tác dụng như trước.

Hình: nguồn internet

Thường gặp:

Tăng huyết áp tâm thu, tăng tần số tim, ngoại tâm thu thất, đau thắt ngực, đau ngực lan tỏa, đánh trống ngực.

Buồn nôn.

Thở nhanh nông.

Ít gặp:

Viêm tắc tĩnh mạch

Viêm tại chỗ trong trường hợp tiêm thuốc ra ngoài mạch máu.

Lưu ý:

Đa số người bệnh có đáp ứng tăng huyết áp tam thu lên 10 – 20mmHg, và tần số tim thường tăng lên 5 – 15 nhịp mỗi phút.

Ở những người bệnh có ngoại tâm thu thất, có thể có một số ít trường hợp có nhịp nhanh thất. Dobutamin làm giảm nồng độ kali trong huyết tương, và có thể dẫn đến hiện tượng hạ kali.

8. Tương tác thuốc:

Giảm tác dụng: Những thuốc phong bế beta – adrenergic dùng đồng thời làm giảm tác dụng của dobutamin, dẫn đến làm tăng sức cản ngoại biên.

Tăng độc tính: Thuốc gây mê ( halothan hoặc cyclopropan) dùng đồng thời với những liều thông thường của dobutamin có thể gây loạn nhịp thất nặng.

9. Tương kỵ:

Dobutamin tương kỵ với các dung dịch kiềm như natri bicarbonate.

Tương kỵ với các thuốc có tính kiềm như aminophylin, furosemide, natri thiopental.

Tương kỵ vật lý bumetanid, calci gluconat, insulin, diazepam, phenytoin.

Đã có báo cáo về tương kỵ với alteplase, heparin, natri warfarin.

10. Quá liều và xử trí:

Những triệu chứng quá liều là tăng huyết áp hoặc nhịp tim nhanh. Phải giảm tốc độ tiêm truyền dobutamin hoặc ngừng tiêm truyền cho tới khi tình trạng ổn định trở lại.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Dược sĩ Lương Ngọc Khánh Ngân

(Tài liệu tham khảo: Theo tờ hướng dẫn từ nhà sản xuất)



25 Tháng Ba, 2024 Truyền Thông

Thuốc Efavirenz 600 có chứa hoạt chất chính là Efavirenz với hàm lượng 600mg, Efavirenz là một loại thuốc kháng vi-rút, ngăn chặn vi-rút HIV, một loại vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người nhân lên trong cơ thể.

Thành phần:Mỗi viên nén bao phim Efavirenz Stada 600mg chứa.

Efavirenz……………………………………………………………………600mg.

Tá dược vừa đủ …………………………………………………………1 Viên.

Lactose monohydrat,croscarmellose natri,natri lauryl sulphat,polysorbat 80,acid stearic,magnesi stearat,hypromellose,macrogol 6000,talc,titan dioxyd,oxyd sắt vàng).

Mô tả: Efavirenz  STADA 600mg viên hình oval,bao phim màu vàng,một mặt có chữ EFV 600,một mặt trơn.

      Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Thuốc Efavirenz là thuốc gì?

Thuốc Efavirenz 600mg có chứa hoạt chất Efavirenz   với hàm lượng 600mg, được bào chế dạng viên nén bao phim. Efavirenz là một loại thuốc kháng vi-rút ngăn chặn vi-rut HIV, một loại vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người nhân lên trong cơ thể.

Công dụng của Efavirenz:

Thuốc được chỉ định trong các trường hợp sau:

–  Được sử dụng để điều trị HIV–1 khi kết hợp với thuốc kháng retrovirus khác (HIV – vi rút có thể gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải gọi là AIDS). Efavirenz dành cho người lớn và trẻ em ít nhất 3 tháng tuổi và nặng ít nhất 3,6kg

–  Trường hợp sau phơi nhiễm HIV do nghề nghiệp hay không do nghề nghiệp, có thể sử dụng thuốc Efavirenz ( kết hợp với 2 nucleoside khác) để phòng ngừa.

Cần lưu ý: Efavirenz 600mg không phải là thuốc chữa bệnh HIV hoặc AIDS.

Sử dụng thuốc Efavirenz như thế nào để đạt hiệu quả?

–  Efavirenz phải được sử dụng kết hợp với các loại thuốc kháng vi-rút khác và không nên sử dụng đơn độc. Nếu bạn không dùng Efavirenz kết hợp với các loại thuốc điều trị HIV khác mà bác sĩ đã kê đơn thì có thể dẫn đến tình trạng kháng với Efavirenz.
–  Người bệnh nên uống Efavirenz vào lúc bụng đói trước khi đi ngủ.

–  Nuốt toàn bộ viên thuốc Efavirenz với ly nước lọc và không nghiền nát, nhai hoặc làm vỡ viên thuốc.

–  Nếu bạn không thể nuốt toàn bộ viên nang, hãy mở nó ra và rắc thuốc vào một thìa nước sốt táo, sữa chua, thạch nho hoặc sữa bột dành cho trẻ sơ sinh (nếu bạn sử dụng thuốc Efavirenz cho trẻ nhỏ). Nuốt hỗn hợp ngay lập tức, tuyệt đối không để hỗn hợp đã pha cho lần sử dụng sau.

–  Không ăn trong 2 giờ tiếp theo sau khi dùng Efavirenz theo phương pháp rắc. Nếu bạn cho em bé uống Efavirenz trộn với sữa công thức, sau đó ít nhất 2 giờ không cho bé bú thêm sữa công thức.

Liều Efavirenz sử dụng ở trẻ em phụ thuộc vào cân nặng. Nhu cầu về liều sử dụng cho trẻ em có thể thay đổi nếu trẻ tăng hoặc giảm cân.

Trong quá trình sử dụng thuốc để điều trị, cần kiểm tra y tế thường xuyên.

Hãy dùng Efavirenz thường xuyên và đúng liều để đạt hiệu quả điều trị. Việc quên thuốc hay bỏ quên liều có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc kháng vi-rút.

Bảo quản thuốc Efavirenz ở nhiệt độ phòng tránh ẩm và nhiệt.

Thuốc Efavirenz có thể ảnh hưởng đến xét nghiệm nước tiểu sàng lọc ma túy và bạn có thể có kết quả sai. Nói với nhân viên xét nghiệm rằng bạn sử dụng Efavirenz.

Sử dụng tất cả các loại thuốc điều trị HIV theo chỉ dẫn và đọc tất cả các hướng dẫn sử dụng thuốc mà nhân viên y tế đã hướng dẫn. Không được tự ý thay đổi liều hoặc thời gian dùng thuốc Efavirenz mà không có lời khuyên của bác sĩ. Mỗi người bệnh HIV nên được bác sĩ chăm sóc.

Liều dùng  của thuốc Efavirenz:

Liều thông thường cho người lớn để nhiễm HIV:

 Uống 600mg x 1lần/ngày.

–  Thuốc Efavirenz nên được sử dụng với chất ức chế protease và / hoặc NRTIs.

–  Sử dụng: điều trị nhiễm HIV-1 khi kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác.

 Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 Liều người lớn thông thường để tiếp xúc với không có sự cố:

–  Khuyến nghị của CDC Hoa Kỳ: Uống 600mg/lần/ngày

 Thời gian điều trị: 28 ngày

  Thuốc Efavirenz nên được sử dụng với ( Lamivudine hoặc Emtricitabine) cộng với (Zidovudine hoặc Tenofovir), được khuyến cáo là phác đồ dựa trên NNRTI được ưa chuộng để điều trị dự phòng nhiễm HIV sau phơi nhiễm không qua lồng ngực.

  Trong vòng 72h kể từ khi tiếp xúc nên bắt đầu điều trị dự phòng càng sớm càng tốt.

  Không được FDA Hoa Kỳ phê duyệt.

Liều người lớn thông thường cho phơi nhiễm nghề nghiệp:

 Uống 600mg x 1lần/ngày.

 Điều trị trong 28 ngày, nếu dung nạp được.

–  Việc điều trị dự phòng nên bắt đầu càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc.

  Chưa xác định được thời gian điều trị tối ưu và có thể khác nhau tùy theo phác đồ của cơ sở.

  Không được FDA Hoa Kỳ phê duyệt.

Liều thông thường cho trẻ em để nhiễm HIV:

Sử dụng với trẻ em 3 tháng tuổi trở lên:

–  Từ 3,5kg đến dưới 5kg: uống 100mg x 1lần/ngày.

–  Từ 5kg đến dưới 7,5kg: uống 150mg x 1lần/ngày.

–  Từ 7,5kg đến dưới 15kg: uống 200mg x 1lần/ngày.

–  Từ 15kg đến dưới 20kg: uống 250mg x 1lần/ngày.

–  Từ 20kg đến dưới 25kg: uống 300mg x 1lần/ngày.

  Từ 25kg đến dưới 32,5kg: uống 350mg x 1lần/ngày.

–  Từ 32,5kg đến dưới 40kg: uống 400mg x 1lần/ngày.

–  Từ 40kg trở lên: uống 600mg x 1lần/ngày.

Sử dụng: điều trị nhiễm HIV-1 khi kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác.

Quá liều Efavirenz 600mg:

Một số bệnh nhân vô tình uống 600mg x 2 lần/ngày đã báo cáo các triệu chứng hệ thần kinh tăng lên, một bệnh nhân bị co rút cơ không tự chủ.

Điều trị quá liều Efavirenz nên bao gồm các biện pháp hỗ trợ chung, bao gồm theo dõi các dấu hiệu sinh tồn và theo dõi tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. Có thể sử dụng than hoạt tính để hỗ trợ loại bỏ Efavirenz không được hấp thu. Không có thuốc giải độc cụ thể cho quá liều với Efavirenz. Vì Efavirenz có liên kết cao với protein, nên lọc máu không có khả năng loại bỏ một lượng đáng kể nó khỏi máu.

Tác dụng phụ:

Nếu xuất hiện các dấu hiệu của phản ứng dị ứng ( phát ban, khó thở, sưng tấy ở mặt hoặc cổ họng) hoặc phản ứng da nghiêm trọng (sốt, đau họng, đau da, bỏng mắt, phát ban da đỏ hoặc tím kèm theo phồng rộp và bóc). Liên hệ ngay với trung tâm y tế để được điều trị và chăm sóc hỗ trợ.

Tác động lên hệ thần kinh: ảo giác, khó tập trung, khó nói hoặc di chuyển (những triệu chứng này có thể xảy ra vài tháng hoặc vài năm sau khi bạn bắt đầu dùng Efavirenz), đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, lú lẫn, khó tập trung, những giấc mơ lạ, mất ngủ, hoặc các vấn đề về giọng nói, thăng bằng hoặc cử động cơ.

Tác động lên gan: buồn nôn, đau dạ dày, chán ăn, nước tiểu sẫm màu, phân màu đất sét, vàng da (vàng da hoặc mắt).

Tác động lên hệ miễn dịch (thậm chí vài tuần hoặc vài tháng sau khi bạn dùng thuốc Efavirenz): dấu hiệu của một đợt nhiễm trùng mới – sốt, đổ mồ hôi ban đêm, sưng hạch, ho, thở khò khè, sụt cân, tiêu chảy.

Các tác dụng phụ khác: thay đổi về hình dạng hoặc vị trí của mỡ trong cơ thể (đặc biệt là ở cánh tay, chân, mặt, cổ, ngực và eo của bạn), sưng tấy ở cổ hoặc họng (tuyến giáp mở rộng), thay đổi kinh nguyệt,liệt dương …

Cần lưu ý trước khi sử dụng thuốc:

–  Không sử dụng Efavirenz 600 nếu bạn bị dị ứng với hoạt chất Efavirenz hay bất cứ thành phần tá dược của thuốc.

–  Nếu bạn đang sử dụng thuốc Elbasvir và Grazoprevir (Zepatier) để điều trị viêm gan C thì tuyệt đối không dùng thuốc Efavirenz 600.

–  Không dùng với Atripla – là thuốc kết hợp cả 3 thuốc Efavirenz, Emtricitabine và Tenofovir, trừ khi bác sĩ yêu cầu.

–  Nếu bạn có tiền sử các bệnh sau đây, hãy thông báo cho bác sĩ điều trị của bạn: bệnh gan (bao gồm cả viêm gan B hoặc C),hội chứng QT dài,động kinh, bệnh tâm thần hoặc rối loạn tâm thần, bệnh tim, hoặc nếu bạn uống một lượng lớn rượu hoặc có tiền sử sử dụng ma túy tiêm.

–  Tuyệt đối không sử dụng thuốc Efavirenz nếu bạn đang mang thai. Vì thuốc Efavirenz có thể gây hại cho thai nhi hoặc gây dị tật bẩm sinh. Trong quá trình sử dụng thuốc Efavirenz có thể dùng 2 hình thức ngừa thai, bao gồm ngừa thai cơ học (bao cao su, màng ngăn, nắp cổ tử cung,…) để tránh thai và ít nhất 12 tuần sau liều cuối cùng của bạn. Nếu bạn mang thai trong quá trình chữa trị, hãy thông báo với bác sĩ điều trị của bạn. Biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố (thuốc tiêm, thuốc tránh thai,vòng âm đạo,que cấy và miệng dán da) có thể không đủ hiệu quả để tránh thai trong khi bạn đang dùng Efavirenz.

–  HIV có thể được truyền từ mẹ sang con nếu vi rút không được kiểm soát trong thời kỳ mang thai.

–  Không nên cho con bú khi bạn nhiễm HIV hay AIDS. Ngay cả khi con bạn được sinh ra không có HIV, vi rút có thể được truyền sang con trong sữa của mẹ.

–  Sử dụng thuốc Efavirenz sẽ không ngăn được sự lây nhiễm của bệnh, vì vậy không quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, bơm kim tiêm.

Thuốc Efavirenz 600 có chứa hoạt chất chính là Efavirenz với hàm lượng 600mg. Đây là một loại thuốc kháng vi-rút, ngăn chặn vi-rút HIV, một loại vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người nhân lên trong cơ thể. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,tận tâm và luôn lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động,nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe,hay cần thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn,thăm khám và điều trị.

Dược sĩ Lưu Văn Song

   (Theo hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất)

 



25 Tháng Ba, 2024 Truyền Thông

Tên chung quốc tế: Filgrastim Mã ATC: L03AA02.

Loại thuốc: Thuốc kích thích tăng trưởng bạch cầu.

1. Dạng thuốc và hàm lượng

Lọ hoặc bơm tiêm có thuốc sẵn để tiêm: 30 triệu đv (300 microgam/ml (0,5 ml hoặc 1 ml); 48 triệu đv (480 microgam)/1,6 ml (1,6 mi hoặc 0,8 ml); 60 triệu đv (600 microgam)/ml (0,5 ml); 96 triệu đv (960 microgam)/ml (0,5 ml).

Chế phẩm Filgrastim:

Hình: nguồn internet

2. Dược lực học

Filgrastim là một yếu tố kích thích tạo dòng bạch cầu hạt của người (human granulocyte colony-stimulating factor (hG-CSF), được sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp DNA có hoạt tính tương tự G-CSF nội sinh. Thuốc gắn vào các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt của các tế bảo tiền thân bạch cầu trung tính, kích thích sự tăng sinh, biệt hóa các tế bào này. Bên cạnh đó, thuốc còn có thể tăng cường một số chức năng của bạch cầu trung tính trưởng thành như: Khả năng thực bào, hóa ứng động và khả năng gây độc tế bảo phụ thuộc kháng thể (antibody dependent cell-mediated cytotoxicity – ADCC).

Trên các bệnh nhân suy giảm bạch cầu trung tính do hóa trị liệu, thuốc có khả năng làm tăng số lượng bạch cầu trung tính. Số lượng bạch cầu trung tính bắt đầu tăng trong vòng 1 – 4 giờ sau khi dùng thuốc và đạt mức vượt ngưỡng bình thường trong vòng 24 giờ. Tác dụng làm tăng số lượng bạch cầu tỷ lệ thuận với liều và không phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân. Sau khi ngừng thuốc, số lượng bạch cầu trung tính giảm 50% trong vòng 24 giờ và trở lại mức bình thường trong vòng 1 – 4 ngày.

Trên các bệnh nhân ung thư (phổi, tiết niệu…) bạch cầu trung tính được tạo ra do đáp ứng với filgrastim có thời gian sống và chức năng tương tự như ở người khỏe mạnh.

Bên cạnh tác dụng trên bạch cầu trung tính, thuốc cũng có thể có một số tác dụng trên các tế bào mẫu khác như làm tăng số lượng tế bào bạch cầu đơn nhân và tế bào lympho khi dùng liều cao, làm giảm nhẹ số lượng tiểu cầu ở những ngày đầu sử dụng, mức độ giảm phụ thuộc vào liều sử dụng và đạt mức thấp nhất trong vòng 10 ngày đầu dùng thuốc, rồi sau đó trở về bình thường. Thuốc cũng có thể làm tăng số lượng hồng cầu trên bệnh nhân có hội chứng nổi loạn sinh tủy: ảnh hưởng tới quá trình thâm nhiễm và tăng sinh của các tế bào nội mô.

Mặc dù các kết quả in vitro hiện có đang chỉ ra rằng filgrastim . không ảnh hưởng tới quá trình nhân bản của virus HIV. Tuy nhiên, đã có bằng chứng cho thấy các yếu tố kích thích tạo mẫu khác (granulocyte-macrophage-CSF, macrophage-CSF, IL3, multicolony-stimulating factor) có khả năng kích thích sự nhân bản của virus này. Do đó ảnh hưởng của filgrastim trên quá trình nhân bản virus HIV vẫn cần được nghiên cứu thêm.

3. Dược động học

Hấp thu: Qua đường tiêm dưới da, filgrastim được hấp thu. nhanh chóng vào tuần hoàn chung. Với liều đơn 3,45 hoặc 11,5 microgam/kg, nồng độ đỉnh trong huyết thanh của thuốc lần lượt là 4 hoặc 49 nanogam/ml và đạt được trong vòng từ 2 – 8 giờ. Với liều từ 10 microgam/kg trở lên, nồng độ trong huyết thanh của thuốc được duy trì trên 10 nanogam/ml, trong 8 đến 16 giờ. Sinh khả dụng tuyệt đối của filgrastim theo đường tiêm dưới da là 60 – 70% Truyền tĩnh mạch filgrastim trong vòng 30 phút với liều đơn là 50, 100, 200, 400 microgam/kg trên bệnh nhân ung thư phổi và bệnh nhân u lympho Hodgkin, nồng độ đỉnh trong huyết thanh của thuốc đạt được lần lượt là: 11,8, 25,8 – 55, 71,1 – 82 và 133,2 – 204 microgam/ml. Trung vị và nồng độ trung bình của filgrastim trong huyết thanh khi truyền tĩnh mạch liên tục liễu 20 microgam/kg trong vòng 24 giờ lần lượt là 56 và 48 nanogam/ml. Đồng thời khi kéo dài mức liều này trong vòng 11 – 20 ngày liên tục, nồng độ filgrastim được duy trì ổn định trong huyết thanh và không thấy thuốc tích lũy trong thời gian khảo sát.

Phân bố: Trên động vật, filgrastim phân bố nhanh chóng vào các cơ quan của cơ thể. Nồng độ thuốc cao nhất được tìm thấy ở tủy xương, tuyển thượng thận, thận và gan. Trên người, thể tích phân bổ trung bình của thuốc sau tiêm liễu đơn tĩnh mạch hay dưới da là 150 ml/kg ở cả người khỏe mạnh và bệnh nhân ung thư. Thuốc có thể qua được hàng rào nhau thai. Hiện chưa rõ thuốc có qua được. hàng rào mẫu – não hay được bài tiết vào sữa hay không.

Thải trừ: Filgrastim được thải trừ bằng hai cơ chế: thải trừ qua thận và thải trừ bởi bạch cầu trung tính qua receptor đặc hiệu G-CSF và enzym eslatase. Tốc độ thải trừ phụ thuộc vào nồng độ và số lượng bạch cầu. Quá trình thải trở bởi bạch cầu đạt trạng thái bão hòa khi nồng độ filgrastim cao hoặc số lượng bạch cầu trung tính giảm xuống. Khi quá trình thải trừ bởi bạch cầu đạt trạng thái bão hòa, thuốc sẽ thái trừ qua thận. Nửa đời thải trừ của thuốc khi tiêm dưới da và tĩnh mạch, ở cả người bình thường và người mắc ung thư trung bình là 3,5 giờ, ở trẻ sơ sinh là 4,4 giờ.

4 Chỉ định

Chứng giảm bạch cầu trung tính do dùng thuốc ức chế tủy (giảm bạch cầu có sốt) ở bệnh nhân bị u ác tính không phải tủy. Rút ngắn thời gian phục hồi bạch cầu trung tính và thời gian bị sốt do điều trị bằng hóa chất ở người bệnh bị bạch cầu cấp dòng tủy. Giảm sự xuất hiện và mức độ của các hậu quả do giảm bạch cầu trung tính (sốt, nhiễm khuẩn, loét miệng – hầu) ở người bệnh mắc giảm bạch cầu trung tính bẩm sinh, có chu kỳ hoặc không rõ căn nguyên.

Giảm thời gian bị giảm bạch cầu hạt và hậu quả ở người bệnh ghép tế bào gốc tạo mẫu tự thân hay đồng loài.

Huy động tế bào tạo mẫu ra máu ngoại vi để gọn tách bạch cầu từ mẫu (leukapheresis).

5. Chống chỉ định

Quá mẫn với lilgrastim và các yếu tố hG-CSF khác, với các protein của E.coli.

6. Thận trọng

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi cần được tiến hành trước và trong suốt thời gian điều trị bằng filgrastim, cụ thể là:

Với bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính do dùng thuốc: tổng phân tích tế bào máu 2 lần mỗi tuần trong suốt thời gian điều trị; Khi huy động tế bào tạo máu ra mẫu ngoại vi: kiểm tra số lượng bạch cầu sau 4 ngày dùng thuốc;

Với bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính mạn tính: tổng phân tích tế bào máu 2 lần mỗi tuần trong tháng đầu điều trị, 2 tuần sau khi hiệu chỉnh liều để đạt được hiệu quả điều trị ổn định, mỗi tháng một lần trong vòng một năm đầu, sau đó là 4 tháng một lần.

Với bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính do dùng thuốc ức chế tủy, nên dừng điều trị nếu số lượng bạch cầu trung tính vượt quá 10.000/mm’ để tránh nguy cơ gặp hội chứng tăng bạch cầu. Filgrastim có thể gây ra những phản ứng dị ứng nghiêm trọng (bao gồm cả sốc phản vệ). Ngay lập tức dừng thuốc nếu bệnh nhân có bất kỳ biểu hiện nào của phản ứng dị ứng nghiêm trọng (ví dụ: mẫn ngứa, phù, chóng mặt , khó thở, tim nhanh).

Filgrastim có thể gây vỡ lách dẫn tới tử vong, do đó cần theo dõi sự xuất hiện của các dấu hiệu: đau bụng góc 1/4 trên bên trái hoặc đau bả vai để dừng thuốc kịp thời.

Filgrastim cũng có thể gây hội chứng suy hô hấp cấp. Cần dừng thuốc khi có dấu hiệu của hội chứng này.

Thận trọng khi dùng ở người bệnh mắc bệnh thiếu máu hồng cầu liềm. Dùng thuốc khi có cơn tán huyết do hồng cầu liềm.

Thuốc có thể làm các khối u phát triển, nhất là các khối ác tính của tùy, bởi vậy phải thận trọng khi dùng ở bệnh nhân có khối u có đặc điểm u tủy.

Khi được dùng để huy động tế bào gốc tạo mẫu, các tế bào ung thư cũng có thể được giải phóng ra từ tủy xương và do đó có thể có mặt trong các sản phẩm gạn tách bạch cầu tử máu. Việc truyền lại các tế bào ung thư này cho người bệnh có ảnh hưởng như thế nào hiện vẫn chưa được biết rõ.

Do nguy cơ có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị hóa chất, không sử dụng filgrastim trong khoảng thời gian trước và sau 24 giờ tính từ thời gian sử dụng hóa chất.

Trên bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính mạn tính phải dùng thuốc kéo dài, nếu có biểu hiện viêm mao mạch da thì cần tạm thời ngừng sử dụng thuốc cho đến khi vấn đề được xử lý. Giảm liều khi bắt đầu sử dụng lại.

Dừng thuốc khi bệnh nhân có các dấu hiệu của viêm động mạch chủ mà không rõ nguyên nhân như: sốt, đau bụng, suy nhược, đau lưng và tăng các marker viêm (protein phản ứng C, tăng số lượng bạch cầu).

Filgrastim có thể gây ra hội chứng rõ rỉ mao mạch, một hội chứng nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Các dấu hiệu của hội chứng này là: hạ huyết áp, giảm  Albumin huyết, phù, máu cô đặc. Khi xuất hiện hội chứng rõ rỉ mao mạch, bệnh nhân cần được giám sát chặt chẽ và điều trị tích cực.

7. Thời kỳ mang thai

Trên động vật, filgrastim có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn cho thai nhi (giảm phát triển, dị dạng, tử vong và xảy thai). Mặc dù, các nghiên cứu trên người về ảnh hưởng của filgrastim tới thai nhi còn chưa đầy đủ nhưng cũng chỉ nên dùng filgrastim cho người mang thai khi thấy lợi ích cho mẹ lớn hơn nguy cơ cho thai.

8 .Thời kỳ cho con bú

Hiện không rõ filgrastim có được tiết qua sữa hay không, do đó phải rất thận trọng khi dùng cho các bà mẹ đang cho con bú.

9. Tác dụng không mong muốn (ADR)

Các dữ liệu hiện có chứng tỏ filgrastim được dung nạp tốt. ADR phổ biến nhất là đau xương nhẹ đến vừa, ở khoảng 20% người bệnh. Đau này thường có thể giải quyết được bằng các thuốc giảm đau mà không cần phải ngừng điều trị Lactat dehydrogenase. phosphatase kiềm, acid uric và gama-glutamyl-transferase tăng vừa trong huyết thanh ở 50% số người điều trị.

Rất thường gặp

– Toàn thân: sốt.

– Da phản ứng tại chỗ tiêm, rụng tóc, ngoại ban, làm nặng thêm bệnh đa đã có, xuất huyết dưới da.

– Lách to.

– Gan: tăng phosphatase kiếm.

– Cơ xương: đau cơ, xương. Thường đau ở vùng lưng dưới, mào chậu, ức. Tác dụng phụ này phụ thuộc vào liều dùng.

– Hô hấp: chảy máu cam.

Thường gặp

– Tim mạch; tăng/giảm huyết áp. S-T chênh, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim.

– Thần kinh: nhức đầu.

– Máu: tăng bạch cầu, loạn sản tủy, thiếu máu, giảm tiểu cầu.

Ít gặp

– Suy hô hấp, sốc phản vệ, hội chứng rò rỉ mau mạch, giảm mật độ xương, viêm cầu thận, viêm mạch quá mẫn, đau cơ, loãng xương, xuất huyết phế nang, thâm nhiễm phổi, cơn tán huyết so hồng cầu liềm, vỡ lách, hội chứng Sweet viêm mạch.

– Rối loạn nước và điện giải, bệnh ghép chống chủ, viêm mạch ngoại vi, giả gút, viêm khớp, viêm khớp tiến triển, bất thường nước tiểu,.

– Đau thắt ngực (1 bệnh nhân).

Chú ý: Đã gặp protein niệu và huyết niệu khi điều trị lâu dài. Có thể thấy Glucose huyết giảm vừa phải lúc đói.

Hướng dẫn cách xử tri ADR

Đau xương do filgrastim thường từ nhẹ đến vừa có thể phòng ngừa hoặc điều trị bằng các thuốc uống giảm đau không có thuốc phiện (như Paracetamol. Tuy nhiên cũng có khi đau xương khá nặng, đôi hỏi phải dùng các loại giảm đau opiat và đôi khi phải ngừng điều trị bằng filgrastim. Đau xương thường tự mất đi trong khi vẫn tiếp tục điều trị bằng filgrastim hoặc hết trong một thời gian ngắn sau khi kết thúc điều trị bằng filgrastim.

Trong các trường hợp nặng, xuất hiện ADR ở da liên quan đến số lượng bạch cầu trung tính cao và thâm nhiễm tại chỗ có các mạch máu viêm, hậu quả của điều trị bằng filgrastim. Do vậy ở người bệnh được điều trị bằng filgrastim, cần theo dõi các ADR trên da. và phải sử dụng thuốc một cách thận trọng ở những người bệnh đã bị các bệnh tự miễn hay viêm da.

Các phản ứng kiểu phản vệ và dị ứng cũng thường gặp khi dùng filgrastim tiêm tĩnh mạch. Đa số các trường hợp phản ứng xảy ra trong vòng 30 phút đầu sau khi tiêm. Triệu chứng thường hết sau khi dùng kháng histamin, steroid, thuốc giãn phế quãn và hoặc epinephrin (adrenalin), tuy nhiên cô đến trên 50% người bệnh bị tái phát.

Giám tiểu cầu, trong đa số các trường hợp, được xử trí bằng giảm liều hoặc ngưng dùng thuốc.

10. Liều dùng và cách dùng

10.1 Cách dùng

Tùy theo mục đích sử dụng. filgrastim có thể dùng theo đường truyền tĩnh mạch hoặc tiêm truyền dưới da. Đường dùng thuận tiện nhất để bệnh nhân có thể tự thực hiện là đường tiêm dưới da, đặc biệt là khi bệnh nhân phải dùng thuốc kéo dài. Vị trí tiêm dưới da được khuyến cáo là mặt ngoài của nửa trên cánh tay, bụng (trừ vùng xung quanh rốn 5 cm), mặt trước của bắp đùi, mặt ngoài, phía trên mông. Vị trí tiêm được luân phiên thay đổi hàng ngày.

Pha loãng: Nếu cần, thuốc tiêm filgrastim có thể được pha loãng với dung dịch glucose tiêm 5%. Để truyền tĩnh mạch, filgrastim được pha loãng trong 50 – 100 ml dung dịch glucose tiêm 5%. Không nên pha loãng thuốc tới nồng độ dưới 5 microgam/ml. Nếu pha loãng thuốc ở nồng độ dưới 15 microgam/ml, nên bổ sung thêm albumin với nồng độ 0,2% để hạn chế sự hấp phụ thuốc lên dụng cụ. Dung dịch đã pha loãng có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vòng 24 giờ.

Không được lắc dung dịch tiêm filgrastim. Bơm tiêm dùng để tiêm thuốc là loại dùng 1 lần. Thuốc không dùng hết phải hủy bỏ. Trước khi dùng, cần quan sát kỹ thuốc để phát hiện các tiểu phân, màu sắc bất thường.

10.2 Liều lượng

Với bệnh nhân hóa trị liệu ức chế tủy xương: Liều khuyên dùng là 5 microgam/kg/ngày, tiêm dưới da 1 lần mỗi ngày; hoặc truyền tĩnh mạch chậm (15 – 30 phút) hoặc truyền liên tục tĩnh mạch. Không được dùng filgrastim 24 giờ trước dùng hóa trị liệu cho đến 24 giờ sau khi dùng hóa trị liệu vì các tế bào tủy xương đang phân chia cực kỳ nhạy cảm với tác dụng độc tế bào của các thuốc hóa trị liệu chống ung thư. Nếu sau 5 – 7 ngày điều trị vẫn không đạt được đáp ứng như mong đợi có thể tăng liều. Mức liều tăng dựa trên thời gian và tình trạng suy giảm bạch cầu gây ra do hóa chất.

Với bệnh nhân ung thư được ghép tế bào gốc tạo máu: Liều khởi đầu khuyên dùng là 10 microgam/kg/ngày truyền tĩnh mạch trong 4 hoặc 24 giờ. Phải dùng thuốc ít nhất là 24 giờ sau khi dùng hóa trị hoặc sau khi

truyền tế bào gốc tạo máu. Trong thời gian phục hồi bạch cầu hạt trung tính cần theo dõi số lượng bạch cầu và điều chỉnh liều theo bảng dưới đây

Bảng 1: Điều chỉnh liều filgrastim trong thời kỳ phục hồi bạch cầu hạt trung tính

Số lượng bạch cầu hạt trung tính Liều điều chỉnh
Trên 1 000/mm3 trong 3 ngày liên tiếp Giảm xuống còn 5microgram/kg/ngày
Vẫn trên 1.000/mm3 trong hơn 3 ngày liên tiếp Ngưng dùng filgrastim
Nếu giảm tới < 1 000/mm Dùng lại liều 5microgram/kg/ngày

Thời gian dùng thuốc tới 2 tuần hoặc cho đến khi số lượng bạch cầu đạt 10 000/mm3.

Để thu thập tế bào gốc trong máu ngoại vi và điều trị bệnh nhân ung thư: Liều khuyên dùng để huy động tế bào gốc trong máu ngoại vi là 10 microgam/kg/ngày tiêm dưới da 1 lần hoặc truyền liên tục dưới da. Phải tiêm ít nhất trong 5 ngày trước khi tách bạch cầu lần đầu và tiếp tục cho đến lần tách bạch cầu cuối cùng.

Với bệnh nhân bị giảm bạch cầu trung tính mạn tính nặng: Liều khởi đầu khuyên dùng là 6 microgam/kg/ngày (chia làm 2 lần) tiêm dưới da nếu là do bẩm sinh; là 5 microgam/kg/ngày tiêm 1 lần dưới da nếu là bệnh không rõ nguyên nhân hoặc có chu kỳ. Việc hiệu chỉnh liều nên được tiến hành dựa vào biểu hiện lâm sàng và số lượng bạch cầu của mỗi bệnh nhân. Liều tối đa được sử dụng cho một bệnh nhân giảm bạch cầu bẩm sinh là 100 microgam/kg/ngày. Trong thời gian dùng thuốc phải theo dõi thân nhiệt, công thức bạch cầu, số lượng tiểu cầu, hematocrit, acid uric huyết, phân tích. nước tiểu và chức năng gan.

Để theo dõi tác dụng lên huyết học của thuốc phải lấy mẫu máu để xét nghiệm ngay trước mỗi đợt dùng và ít nhất là 2 lần mỗi tuần.

Không để thuốc tiếp xúc trực tiếp với da và mắt. Nếu thuốc tiếp xúc với da, nha sạch phần đa định thuốc với nước và xà phòng. Nếu thuốc đnh vào mắt, phải rửa sạch mất bằng nước.

11. Tương tác thuốc

Filgrastim có thể làm tăng nồng độ tác dụng của các thuốc:

belotecan, bleomycin, cyclophosphamid, tisagenlecleucel, topotecan Không đợc dùng đồng thời filgrastim với tisagenlecleucel.

12. Tương kỵ

Filgrastim tiêm không được pha với dung dịch muối, vì có thể gây tủa.

13. Quá liều và xử trí

Hậu quả của quá liều filgrastim chưa được xác định. Ngừng filgrastim, bạch cầu trung tính lưu hành thường giảm 50% trong vòng 1 – 2 ngày và sẽ trở lại mức bình thường trước khi điều trị. trong vòng 1 – 7 ngày.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

 

Dược sĩ Huỳnh Thị Thanh Thủy

(Nguồn: Dược thư Quốc gia Việt Nam 2022)


Picture1-1.png

Hoạt chất Ticagrelor.

Loại thuốc Thuốc chống kết tập tiểu cầu.

Dạng thuốc – Hàm lượng viên nén bao phim: 60mg, 90mg, viên nén: 90mg.

Ảnh minh họa: nguồn Internet.
Công dụng :

Phòng ngừa tử vong tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở người bệnh có hội chứng mạch vành cấp (đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim ST chênh hoặc không chênh lên) hoặc tiền sử nhồi máu cơ tim.

Giảm tỷ lệ tắc stent ở người bệnh can thiệp mạch vành qua da để điều trị hội chứng mạch vành cấp.

Liều dùng – Cách dùng :

Liều tải 180 mg (ngày đầu), liều duy trì: 90 mg × 2 lần/ngày. (Phối hợp với aspirin liều 75 – 100 mg).

Thời gian duy trì: ít nhất 6 – 12 tháng, tùy theo đánh giá lâm sàng (nguy cơ thuyên tắc và nguy cơ chảy máu).

Không cần hiệu chỉnh liều trên người bệnh suy thận.

Chống chỉ định :

Chảy máu bệnh lý hoạt động và tiền sử chảy máu nội sọ.

Giảm chức năng gan và kết hợp với các thuốc ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của men gan CYP3A4, vì thuốc được chuyển hóa qua CYP3A4 (như ketoconazole, clarithromycin, nefazodone, ritonavir và atazanavir) và bài tiết qua gan.

Đang bị các bệnh lý chảy máu.

Quá mẫn với các thành phần của thuốc.

Thận trọng :

Người bệnh block nhĩ thất độ II – III, acid uric máu cao hoặc tiền sử bệnh gout, người bệnh COPD, hen suyễn, suy gan trung bình.

Tránh sử dụng đồng thời với các thuốc ức chế CYP 3A4 mạnh (ketoconazole, clarithromycin, nefazodon, ritonavir, atazanavir).

Ngừng thuốc sớm có thể tăng nguy cơ huyết khối tắc mạch trong stent. Khi phối hợp với aspirin, liều aspirin nên ≤ 100 mg.

Ticagrelor chưa được nghiên cứu an toàn ở trẻ em.

Tác dụng không mong muốn (ADR) :

Khó thở (thường gặp), buồn nôn, tiêu chảy, đau ngực không do tim, ngừng thất, chậm nhịp tim, khó thở, ngất, chóng mặt, tăng creatinin tạm thời, tăng acid uric máu, chảy máu cam, chảy máu chân răng.

Đến ngay cơ sở y tế nếu khó thở kéo dài, nặng hoặc nôn/ho ra máu, nước tiểu sẫm màu hoặc đi ngoài phân đen.

Tương tác :

Tránh uống nước ép bưởi chùm vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Phụ nữ có thai và cho con bú : Tránh sử dụng.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

       Dược sĩ Đinh Khắc Thành Đô

(Nguồn : Drugbank.vn, Tờ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất)


Bản Quyền © 2021 Bệnh Viện Lê Văn Thịnh - Thiết Kế và Phát Triển bởi Hân Gia Group